BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
………/……
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM THỊ CHÂU
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TIẾP CƠNG DÂN
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN – TỪ
THỰC TIỄN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02
TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Sản
Phản biện 1: .............................................
Phản biện 2: .............................................
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng ....., Giảng đường B, Phân viện Học viện
Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế.
Số 201 đường Phan Bội Châu, phường Trường An, thành
phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Thời gian: Vào hồi ... giờ...phút....ngày .. tháng 5 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành
chính quốc gia hoặc tại trang Web Khoa Sau đại học, Học viện
Hành chính quốc gia
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền của nhân dân (Điều 2), quyền
tham gia QLNN và xã hội của công dân (Điều 28), quyền khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; nghĩa vụ của cán bộ, nhân
viên nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tiếp công dân, giải quyết KN,
TC, kiến nghị, phản ánh của công dân (Điều 30). Bên cạnh đó, Hiến
pháp cịn bảo vệ các quyền nêu trên của công dân thông qua các cơ
chế bảo đảm thực hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong một xã hội dân chủ, hoạt động Tiếp công dân (TCD) là
sự phản ánh, biểu hiện ra bên ngoài của việc thực thi quyền lực nhà
nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với công dân. Mối quan
hệ giữa nhà nước với công dân là mối hệ hai chiều, công dân vừa là
chủ thể, vừa đối tượng chịu sự quản lý của nhà nước. TCD là việc cơ
quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có trách nhiệm đón tiếp để lắng
nghe, tiếp nhận KN, TC, kiến nghị, phản ánh của cơng dân; giải
thích, hướng dẫn cho cơng dân về việc thực hiện KN, TC, kiến nghị,
phản ánh theo đúng quy định của PL. Việc TCD phải được tiến hành
tại nơi TCD của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phải bảo đảm công khai,
dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm
an tồn cho người tố cáo theo quy định của PL; bảo đảm khách quan,
bình đẳng, khơng phân biệt đối xử trong khi TCD; tôn trọng, tạo điều
kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc KN, TC, kiến nghị, phản
ánh theo quy định của PL.
TCD luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là hoạt động
quan trọng hàng đầu. Thông qua việc TCD, Đảng và Nhà nước tiếp
nhận được các KN, TC, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan
đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, PL để có các
1
biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời, hợp lòng dân. Làm tốt công tác
TCD không chỉ thể hiện bản chất Nhà nước mà còn tăng cường mối
quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, góp phần bảo đảm
cho sự ổn định và phát triển đất nước.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác này, thời gian
qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn
bản PL về TCD. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục khẳng
định KN, TC là quyền của công dân; Luật TCD năm 2013 đã quy
định rõ việc TCD tai Trụ sở TCD, địa điểm TCD của cơ quan tổ
chức, đơn vị và điều kiện bảo đảm cho hoạt động TCD. Như vậy,
những quy định của PL về TCD ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, là
sở pháp lý giúp công dân thực hiện được các quyền KN, TC, kiến
nghị, phản ánh của mình. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của các
cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong hoạt động TCD, giải
quyết các KN, TC, phản ánh, kiến nghị, chính đáng của người dân.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, hội
nhập kinh tế quốc tế, nhất là yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền
(NNPQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân, vì dân, thực hiện
PL về TCD của các cơ quan nhà nước nói chung, UBND (UBND)
cấp huyện nói riêng đã bộc lộ những yếu kém, bất cập, còn bị vi
phạm như gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến KN, TC,
kiến nghị, phản ánh; thiếu trách nhiệm trong việc TCD; làm mất
hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người KN, TC, kiến nghị,
phản ánh cung cấp; phân biệt đối xử trong khi TCD; lợi dụng quyền
KN, TC, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng; xuyên tạc,
vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; đe dọa,
xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người TCD, người thi hành cơng
vụ; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập
trung đông người tại nơi TCD; vi phạm các quy định khác trong nội
2
quy, quy chế TCD, v.v...
Để công tác TCD và thực hiện PL về TCD của UBND cấp
huyện ở Việt Nam hiện nay có sự đổi mới cơ bản, bảo đảm nguyên
tắc, đinh hướng và mục đích pháp lý đầy đủ, rõ ràng đáp ứng được
yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân đã đặt ra
nhiều vấn đề lý luận, pháp lý cần phải giải đáp thấu đáo, có căn cứ
khoa học và thực tiễn. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài:
“Thực hiện pháp luật tiếp công dân của Ủy ban nhân dân cấp
huyện - Từ thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn cao học
chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tiếp công dân và giải quyết các công việc của dân là trách
nhiệm của các cơ quan Nhà nước, nhiệm vụ công tác thường xuyên
của các cấp các ngành, các cơ quan, đơn vị. Việc TCD nhằm mục
đích tiếp nhận các thơng tin, kiến nghị, phản ánh, góp ý những vấn
đề liên quan đến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và PL
của Nhà nước, công tác quản lý của cơ quan đơn vị. Đây là sự cụ thể
hoá quyền tham gia QLNN và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề
chung của nhà nước và xã hội của cơng dân, là sự cụ thể hố phương
châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Đồng thời đây cũng
là sự thể hiện sinh động bản chất dân chủ, Nhà nước của dân, do dân
và vì dân của Nhà nước ta. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề
tài: “Thực hiện pháp luật tiếp công dân của Ủy ban nhân dân cấp
huyện - Từ thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế”, chúng tôi nhận thấy các
nhà khoa học, các nhà chính trị đã đề cập những vấn đề liên quan với
những cách tiếp cận, cấp độ khác nhau. Cụ thể như:
- Thanh tra Chính phủ (2006), Tiếp cơng dân, giải quyết đơn
thư, khiếu nai, tố cáo trong tình hình mới, Nxb. Hà Nội 2006. Cuốn
sách đã xác định và phân tích những vấn đề đặt ra đối với cơng tác
3
tiếp công dân, xử lý đơn thư KN, TC trong tình hình mới; lược thuật
kinh nghiệm thực tiễn từ các ngành, địa phương trong công tác giải
quyết KN, TC.
- TS. Bùi Mạnh Cường và TS.Nguyễn Thi Tố Uyên (2013), Tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tiếp cơng dân và giải quyết khiếu nại,
tố cáo, Nxb. Chính trị Quốc gia. Đây là cuốn sách đã sưu tầm và
tuyển chọn các bài viết, bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, được sắp xếp
theo trình tự theo chủ đề trình tự thời gian.
- Bùi Mạnh Cường (2013), Ứng dụng công nghệ thông tin vào
hoạt động tiếp công dân”, Đề tài Khoa học cấp Bộ đã luận giải cơ sở
pháp lý và thực tiễn về ứng dụng công nghệ thơng tin vào hoạt động
tiếp dân; phân tích thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin của các
cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm vào hoạt động
tiếp dân, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và chỉ rõ
nguyên nhân của những hạn chế ứng dụng công nghệ thông tin của
các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm vào hoạt
động tiếp dân. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ
thông tin của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách
nhiệm vào hoạt động tiếp dân.
Ngoài những cuốn sách và đề tài trên, cịn có một số luận án,
luận văn nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như:
- Nguyễn Thị Hằng (2005), Thực hiện pháp luật về tiếp công
dân của UBND các cấp - Từ thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn
thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Thơng qua đề
tài này, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của thực hiện PL về tiếp
cơng dân của UBND các cấp; phân tích, đánh giá thực trạng thực
hiện PL về TCD của UBND các cấp ở thành phố Hà Nội; đề xuất
4
quan điểm, giải pháp hiện PL về TCD của UBND các cấp ở thành
phố Hà Nội trong thời gian sau năm 2005.
- Nguyễn Tuyết Trinh (2014), Quy trình tiếp nhận, xử lý đơn
thư khiếu nại tố cáo các cơ quan của Quốc hội ở nước ta hiện nay,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn
đã bước đầu xây dựng cơ sở lý luận về quy trình tiếp nhận, xử lý đơn
thư khiếu nại tố cáo; phân đích, đánh giá thực trạng quy trình tiếp
nhận, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo tại các cơ quan của Quốc hội; đề
xuất phương hướng và giải pháp hồn thiện và thực hiện quy trình
tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo tại các cơ quan của Quốc
hội.
- Hoàng Văn Lễ (2004), Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
trong lĩnh vực quản lý hành chính”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý cơng,
Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã nghiên cứu những vấn
đề lý luận, sự cần thiết phải thực hiện quyền khiếu nại của công dân
cũng như yêu cầu giải quyết khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong xử lý KN, TC trong lĩnh vực quản lý hành chính. Trên cơ sở
đó, Luận văn đánh giá thực khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong
lĩnh vực quản ký hành chính và nêu lên những giải pháp nâng cao
hiệu quả thực hiện khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực
quản lý hành chính.
- Nguyễn Thế Thuấn (2013), Tăng cường hiệu lực của PL
trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Việt Nam hiện
nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả
Luận án đã đánh giá hiệu lực PL trong việc giải quyết KN, TC của
công dân Việt Nam trong giai đoạn trước năm 2013, đồng thời phân
tích thực trạng và những giải pháp tang cường hiệu lực PL trong lĩnh
vực này ở Việt Nam.
5
Tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy, ở từng góc tiếp cận
với những cấp độ khác nhau, các cơng trình khoa học, đề tài nghiên
cứu, sách chuyên khảo, luận án, luận văn đã có đề cập và làm sáng tỏ
một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng về thực hiện PL TCD.
Tuy vậy, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách
tồn diện, chuyên biệt về thực hiện PL TCD của UBND cấp huyện Từ thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, luận văn “Thực hiện pháp
luật tiếp công dân của Ủy ban nhân dân cấp huyện - Từ thực tiễn
tỉnh Thừa Thiên Huế” dưới góc độ Luật Hiến pháp và Luật Hành
chính sẽ bước đầu góp phần khắc phục tình trạng nêu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng đến làm sáng tỏ cơ sở lý luận, pháp lý về thực
hiện pháp luật Tiếp cơng dân của UBND cấp huyện. Phân tích và
đánh giá thực trạng này từ thực tiễn tỉnh TT Huế để đưa ra các qua
điểm và giải pháp bảo đảm THPL về TCD của UBND cấp huyện
tỉnh TT Huế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn đặt ra
các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Phân tích cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về thực hiện PL TCD của
UBND cấp huyện thông qua việc làm rõ các khái niệm về: TCD; PL
TCD; thực hiện PL TCD; phân tích chỉ ra những đặc điểm, vai trị
của PL TCD; xác định nguyên tắc, trách nhiệm, nội dung và quy
trình, thủ tục thực hiện PL TCD; trên cơ sở các yếu tố cấu thành thực
hiện PL TCD, luận văn các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện PL TCD
của UBND cấp huyện;
Phân tích thực trạng thực hiện PL TCD của UBND cấp huyện
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đánh giá chung về những kết quả
6
đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong
lĩnh vực này ở UBND cấp huyện ở tỉnh Thừa Thiên Huế;
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện
PL TCD của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chủ thể thực hiện PL TCD
của UBND huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, luận
văn nghiên cứu khách thể của việc thực hiện công tác này ở UBND
cấp huyện ở Thừa Thiên Huế, bao gồm các tổ chức, cá nhân nhằm
làm rõ thực trạng thực hiện PL TCD của UBND cấp huyện ở Thừa
Thiên Huế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: UBND cấp huyện ở tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế;
Về thời gian: Từ ngày 01/7/2014 (khi Luật TCD số
42/2013/QH13 có hiệu lực) đến năm 2017, định hướng và giải pháp đến
năm 2020.
5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, các phương pháp
nghiên cứu đã được sử dụng như sau:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp những
vấn đề lý luận, cơ sở pháp lý về TCD và thực hiện PL về TCD, đồng
thời phân loại, hệ thống hóa tài liệu đánh giá về thực tiễn thực hiện
PL về TCD của UBND cấp huyện tại tỉnh Thừa Thiên Huế qua các
báo báo tổng kết, thống kê của các cơ quan hành chính cấp huyện,
cấp tỉnh trên lĩnh vực này.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát: Thu thập các thông tin, số liệu về thực
hiện PL TCD từ thực tiễn UBND cấp huyện tại tỉnh Thừa Thiên Huế
7
thông qua thị sát thực tế nhằm làm cơ sở đánh giá tình hình thực tiễn
để đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện PL TCD
của UBND cấp huyện tại tỉnh Thừa Thiên Huế;
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thu thập các thông tin, số
liệu trong báo cáo đánh giá về hiện PL TCD của UBND cấp huyện
tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn,
thống kê tổng kết kinh nghiệm rút ra những kết quả, hạn chế và
nguyên nhân, kinh nghiệm thực hiện PL TCD của UBND cấp huyện
tại Thừa Thiên Huế. Đồng thời tiến hành khảo sát các đối tượng có
liên quan gồm: Cán bộ, cơng chức cấp huyện, cá nhân, tổ chức trên
địa bàn;
Dữ liệu thứ cấp sau khi được thu thập sẽ được tổng hợp, sàng
lọc và phân tích nhằm đánh giá thực hiện PL TCD của UBND cấp
huyện tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ thể:
Thu thập thông tin sơ cấp: là việc thu thập thông tin trực tiếp
từ các đối tượng khảo sát;
Các thông tin, dữ liệu sơ cấp còn được gọi là dữ liệu, số liệu
gốc, chưa qua xử lý;
Thực hiện điều tra, khảo sát và thu thập các thông tin liên quan
đến nội dung đề tài thông qua việc phát bảng hỏi và phỏng vấn đối
với 2 nhóm:
1. Các cán bộ lãnh đạo cấp huyện thực hiện PL TCD ở UBND
cấp huyện tại tỉnh Thừa Thiên Huế;
2. Người dân, cá nhân, tổ chức liên quan.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung quan
trọng vào lý luận Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, góp phần làm
sáng tỏ những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về TCD và
8
thực hiện PL TCD; góp phần nâng cao nhận thức về TCD và vai trò
của PL TCD trong thi hành cơng vụ và đời sống dân sự.
Luận văn có thể được tham khảo trong hoạch định chính sách
đổi mới cơng tác cán bộ, cơng chức TCD; trong hồn thiện PL và tổ
chức thực hiện PL TCD; trong nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở
đào tạo Luật học, hành chính và QLNN.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về thực hiện pháp luật tiếp
công dân của UBND cấp huyện;
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật tiếp công dân của
UBND cấp huyện ở tỉnh Thừa Thiên Huế;
Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp
luật về tiếp công dân của UBND cấp huyện ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT TIẾP CÔNG DÂN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
1.1. Pháp luật tiếp công dân
1.1.1. Khái niệm pháp luật tiếp cơng dân
1.1.1.1. Tiếp cơng dân
Trước khi có Luật Tiếp công dân năm 2013, các văn bản PL
của nước ta chưa có văn bản nào quy định thế nào là “tiếp cơng dân”
mà chỉ có các khái niệm về trụ sở TCD, địa điểm TCD, trách nhiệm
của cán bộ TCD... được quy định tại Chương 5 (từ Điều 59 đến Điều
62) Luật Khiếu nại năm 2011; tại Chương 5 (từ Điều 21 đến Điều
31) Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại; Thông tư số
07/2011/TT-TTCP ngày 28/7/2011 của Thanh tra Chính phủ hướng
dẫn quy trình TCD.
Như vậy, TCD là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đón
tiếp để lắng nghe, tiếp nhận KN, TC, kiến nghị, phản ánh của cơng
dân; giải thích, hướng dẫn cho cơng dân về việc thực hiện KN, TC,
kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của PL. TCD bao gồm TCD
thường xuyên, TCD định kỳ và TCD đột xuất [22].
Xuất phát từ quy định này, việc TCD là nhiệm vụ thường
xuyên, quan trọng của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm
quyền, đặc biệt là đối với các cơ quan dân cử và đại biểu dân cử các
cấp. Thông qua việc TCD sẽ tăng cường và củng cố thêm niềm tin,
mối liên hệ giữa nhân dân và đại biểu dân cử. Mặt khác, việc nghe
cơng dân trình bày trực tiếp tâm tư, nguyện vọng hoặc KN, TC giúp
cho đại biểu nắm rõ hơn bản chất của sự việc và q trình giải quyết
của cơ quan có thẩm quyền để có hướng xử lý phù hợp. Bên cạnh đó
thơng qua hoạt động TCD đại biểu còn thể hiện nhiệm vụ trả lời cho
10
công dân những vấn đề mà công dân đã kiến nghị, phản ánh; đồng
thời, đại biểu còn hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức
PL cho người dân, đặc biệt là về KN, TC.
TCD là tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia QLNN,
quản lý xã hội. Tổ chức tốt công tác TCD là biểu hiện cụ thể quan
điểm “dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta. Thông qua công tác tiếp
dân, mối quan hệ máu thịt giữa dân với Đảng, Nhà nước càng gắn bó
hơn, để Đảng và Nhà nước hiểu dân hơn và để cho nhân dân hiểu rõ
hơn về Đảng, Nhà nước, về phẩm chất, năng lực của cán bộ, công
chức.
Thông qua việc TCD, các cơ quan Nhà nước nắm được tâm tư,
nguyện vọng của nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của
Đảng và PL của Nhà nước để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung, sửa đổi
hoặc huỷ bỏ các nội dung khơng cịn phù hợp. Đồng thời Đảng và
Nhà nước nắm được tình hình thực hiện chính sách, PL của Nhà
nước ở các địa phương, nắm được phẩm chất, năng lực của cán bộ,
cơng chức. Qua đó để nâng cao, hồn thiện cơng tác lãnh đạo, chỉ
đạo, điều hành, quản lý trong tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước.
TCD là bước đầu giải quyết KN, TC của công dân - một khâu
rất quan trọng đầu tiên trong quá trình giải quyết KN, TC, góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơng tác giải quyết KN, TC. Vì
cơng tác giải quyết KN, TC ở các cấp, các ngành luôn luôn dựa vào
dân để nhân dân cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho việc
giải quyết KN, TC phù hợp với thực tiễn hoạt động của địa phương,
đơn vị.
1.1.1.2. Pháp luật tiếp công dân
1.1.2. Đặc điểm pháp luật tiếp cơng dân
1.1.3. Vai trị của pháp luật tiếp công dân
11
Thứ nhất, TCD để tiếp nhận các thông tin, những vấn đề liên
quan đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, PL của Nhà
nước, công tác quản lý của cơ quan đơn vị.
Thứ hai, TCD để tiếp nhận các khiếu nại tố cáo của công dân.
Thứ ba, TCD để hướng dẫn công dân thực hiện quyền KN,
TC.
Thứ tư, TCD là một yêu cầu mang tính tất yếu trong quá trình
hồn thiện cơng tác quản lý.
Thứ năm, TCD là một thủ tục trong công tác giải quyết KN,
TC.
Thứ sáu, TCD giúp các cơ quan thẩm quyền thực hiện chức
năng giám sát, kiểm tra theo quy định của PL.
1.2. Thực hiện pháp luật tiếp công dân
1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật tiếp cơng dân
Thực hiện PL là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hố
các quy định của PL, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành
những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể PL. PL có vai trị rất
quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội, nhưng vai trị
đó chỉ trở thành hiện thực khi PL được mọi chủ thể tuân thủ, chấp
hành, sử dụng có hiệu quả và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,
các chủ thể được Nhà nước trao quyền áp dụng một cách đúng đắn
PL. Hay nói cách khác PL đó phải được thực hiện nghiêm chỉnh
trong cuộc sống. Nghiên cứu THPL cho thấy, nó được thể hiện dưới
các hình thức như tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng PL. Như
vậy, THPL tuy được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau
nhưng cuối cùng nó đều là những hoạt động có mục đích, có định
hướng để đưa các quy phạm PL đi vào cuộc sống.
1.2.2. Nguyên tắc thực hiện pháp luật tiếp công dân
1.2.3. Trách nhiệm thực hiện pháp luật tiếp công dân
12
TCD
1.2.4. Nội dung thực hiện pháp luật tiếp công dân
Thứ nhất, thực hiện PL trong trách nhiệm TCD.
Thứ hai, thực hiện PL theo mơ hình TCD.
Thứ ba, thực hiện PL về các biện pháp bảo đảm cho hoạt động
1.2.5. Quy trình, thủ tục thực hiện pháp luật tiếp cơng dân
Thơng tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014
của Thủ tướng Chính phủ quy định về quy trình TCD bao gồm quy
trình tiếp người KN, quy trình tiếp người TC, quy trình tiếp người
kiến nghị, phản ánh. Theo đó, mỗi quy trình TCD được thực hiện có
những nội dung khác nhau phụ thuộc vào tính chất của nội dung vụ
việc nhưng điểm chung của TCD ở các quy trình gồm các bước cơ
bản đó là:
Bước 1: Xác định nhân thân của công dân
Bước 2: Nghe, ghi chép, tiếp nhận thông tin, tài liệu
Bước 3: Phân loại, xử lý đơn thư
1.3. Các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật tiếp công dân
1.3.1. Yếu tố chủ quan
Điều kiện về pháp luật
Đội ngũ cơng chức tiếp cơng dân
Điều kiện về văn hóa và sự hợp tác của người dân
1.3.2. Yếu tố khách quan
Điều kiện về chính trị
Điều kiện về kinh tế
Điều kiện về tổ chức - kỹ thuật
Tiểu kết chương 1
13
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TIẾP CÔNG DÂN
CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Ở
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội tác động đến thực hiện pháp
luật về tiếp công dân của Ủy ban nhân dân cấp huyện ở tỉnh
Thừa Thiên Huế
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và cơ cấu tổ chức hành chính
TT Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa Thủ đơ Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía
Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp Cộng hịa Dân chủ
Nhân dân Lào, phía Đơng giáp biển Đơng. Về tổ chức hành chính,
TT Huế có 6 huyện, 2 thị xã và thành phố Huế.
TT Huế thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm trên
trục giao thơng chính, có cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng Thuận
An với quy mô lớn phục vụ cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên
và tiểu vùng Mê Cơng; có sân bay Phú Bài nằm trên quốc lộ 1A,
tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 86km biên giới
với Lào. Với vị thế đó, Thừa Thiên Huế được xác định là cực phát
triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Dân số trung bình tỉnh TT Huế năm 2013 khoảng 1,1 triệu
người, trong đó dân số đơ thị khoảng 58 - 59 vạn người, chiếm
khoảng 52 - 53%, phân bố theo 09 đơn vị hành chính. Dân cư phân
bố khơng đều, phần lớn tập trung ở thành phố Huế và các thị trấn,
các khu vực ven sơng, ven biển. Trong đó, có 301 thơn bản thuộc 45
xã miền núi, phân bố trên hai huyện vùng cao là A Lưới, Nam Đông
và một phần của 4 huyện Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thủy, Phong
Điền với dân số trên 10 vạn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu
số trên 42.000 người chiếm 3,9% dân số tồn tỉnh, TT Huế có 6 dân
14
tộc chính, ngồi dân tộc kinh, dân tộc Cơ Tu và Tà Ơi chiếm tỷ trọng
lớn, sau đó đến Pa Hy, Pa Cơ và Vân Kiều, ngồi ra cịn có 1 bộ
phận nhỏ dân tộc khác như: Nùng, Tày, Mường, Thanh,... chung
sống trong cộng đồng, đồn kết, thân ái.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.2.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ hai, về thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật
Thứ ba, về sự phát triển văn hóa, xã hội
Thứ tư, về cơng tác nội vụ, cải cách hành chính
Thứ năm, về quốc phịng, an ninh và quan hệ đối ngoại
2.1.2.1. Những hạn chế, yếu kém
Một là: Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp so với yêu cầu.
Hai là: Về phát triển kết cấu hạ tầng
Ba là: Văn hóa, xã hội, giáo dục cịn một số vấn đề bức xúc
Bốn là: cải cách hành chính, quản lý tài ngun và bảo vệ mơi
trường cịn nhiều khó khăn.
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật tiếp công dân của Ủy
ban nhân dân cấp huyện tại tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Quán triệt, triển khai các quy định pháp luật về tiếp
công dân của Ủy ban nhân dân cấp huyện tại tỉnh Thừa Thiên
Huế
Trước khi có Luật TCD năm 2013, tỉnh Thừa Thiên Huế ban
hành các văn bản về TCD như:
Quyết định số 2033/2006/QĐ-UBND ngày 05/9/2006 của
UBND tỉnh quy định về thẩm quyền trình tự, thủ tục giải quyết khiếu
nai, tố cáo;
15
Chỉ thị số 01/2011/CT-UBND ngày 04/01/2011 của UBND
tỉnh về tăng cường công tác TCD, giải quyết đơn thư KN, TC, tranh
chấp trên địa bàn tỉnh;
Chỉ thị 21/CT-UBND ngày 20/6/2012 của UBND về việc
chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác TCD, giải quyết KN, TC
trên địa bàn tỉnh.
Sau khi có luật TCD năm 2013, để đảm bảo cơng tác TCD đi
vào nề niếp, đúng PL, tỉnh TT Huế đã chỉ đạo xây dựng quy chế
TCD và Nội quy TCD mới thay thế cho các quy chế cũ khơng cịn
phù hợp với luật, theo đó, UBND tỉnh TT Huế đã ký ban hành Chỉ
thị số 16/CT-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2014 về việc triển khai
thực hiện Luật TCD; Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 23
tháng 5 năm 2014 về ban hành quy định về tiếp nhận, xử lý đơn thư
KN và quyết KN hành chính trên địa bàn tỉnh TT Huế; Quyết định số
04/2015/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2015 về ban hành Quy
chế phối hợp hoạt động TCD tại Trụ sở TCD tỉnh và nơi TCD ở địa
bàn thành phố Huế, các thị xã, các huyện thuộc tỉnh và Quyết định số
20/2015/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2015 về ban hành Quy chế
TCD trên địa bàn tỉnh TT Huế.
Các quy chế của UBND tỉnh TT Huế được xây dựng điều đáp
ứng được yêu cầu cụ thể của quy định PL về TCD trong từng thời
kỳ. Cụ thể, các quy chế TCD đều quy định rõ về việc tổ chức TCD
tại tỉnh TT Huế; trách nhiệm của công chức thực hiện nhiệm vụ,
TCD và thủ trưởng các đơn vị thuộc UBND; quyền và nghĩa vụ của
công dân khi đến địa điểm TCD của tỉnh Thừa Thiên Huế và các đơn
vị hành chính cấp huyện, xã.
Có thể nói, việc ban hành quy chế, Nội quy TCD đánh dấu
một bước quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế nội bộ và TCD
của tỉnh TT Huế theo quy định của Luật TCD năm 2013. Để nâng
16
cao chất lượng, hiệu công tác TCD của tỉnh TT Huế, các cơ quan,
đơn vị và CB, CC, viên chức của tỉnh TT Huế đã nêu cao tinh thần
trách nhiệm, triển khai thực hiện tốt quy chế, nội quy TCD, góp phần
đảm bảo quyền con người, quyền cơng dân, cũng cố niềm tin của
nhân dân vào Đảng và nhà nước nói chung và tỉnh TT Huế nói riêng.
Đồng thời, để thực hiện tốt công tác TCD thường xuyên và
định kỳ tại Trụ sở TCD cấp huyện, trên cơ sở nội dung chỉ đạo của
Chủ tịch UBND tỉnh TT Huế tại Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 23
tháng 7 năm 2014 “ về việc triển khai thực hiện về tổ chức bộ máy
TCD trên đại bàn thỉnh Thừa Thiên Huế”, 9/9 huyện, thị xã và thành
phố Huế điều có Trụ sở TCD; hầu hết các huyện thị xã, thành phố
Huế đều cử Phó Chánh Văn phịng HĐND và UBND cấp huyện
kiêm giữ chức vụ Trưởng ban TCD, chịu trách nhiệm trực tiếp quản
lí, điều hành hoạt động của Ban TCD tại Trụ sở TCD; một số huyện,
thị xã thành phố Huế cử thêm cán bộ, cơng chức các phịng , ban, cơ
quan: Thanh tra, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Trung tâm phát
triển quỹ đất, Văn phòng Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy làm
nhiệm vụ phối hợp TCD tại Trụ sở TCD cấp huyện.
2.2.2. Thực hiện quy định pháp luật về tiếp công dân của Ủy
ban nhân dân cấp huyện ở tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.2.1. Thực hiện nguyên tắc tiếp công dân
2.2.2.2. Thực hiện trách nhiệm tiếp công dân
2.2.2.3. Thực hiện nội dung pháp luật tiếp công dân
2.2.2.4. Thực hiện quy trình, thủ tục tiếp cơng dân
2.3. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện pháp luật tiếp
công dân của Ủy ban nhân dân cấp huyện tại tỉnh Thừa Thiên
Huế
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Về tuân thủ pháp luật Tiếp công dân
17
2.3.1.2. Về chấp hành pháp luật Tiếp công dân.
2.3.1.3. Về sử dụng và áp dụng pháp luật về tiếp công dân
2.3.2. Những hạn chế
2.3.2.1. Về tuân thủ pháp luật
2.3.2.2. Về chấp hành pháp luật về tiếp công dân
2.3.2.3. Về sử dụng pháp luật về tiếp công dân
2.3.2.4. Về áp dụng pháp luật về tiếp công dân
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Tiểu kết chương 2
18
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT TIẾP CÔNG DÂN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN – TỪ THỰC TIỄN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Quan điểm thực hiện pháp luật tiếp công dân của Ủy
ban nhân dân cấp huyện
3.1.1. Thực hiện pháp luật tiếp công dân của Uỷ ban nhân
dân cấp huyện phải đảm bảo đảm các nguyên tắc tiếp công dân
3.1.2. Thực hiện pháp luật tiếp công dân của Ủy nhân dân
cấp huyện phải đảm bảo đảm trách nhiệm tiếp công dân
3.1.3. Thực hiện pháp luật tiếp công dân của Ủy ban nhân
dân cấp huyện phải đảm bảo đảm quản lý thống nhất công tác tiếp
công dân
3.1.4. Thực hiện pháp luật tiếp công dân của Ủy ban nhân
dân cấp huyện phải đảm bảo đảm không vi phạm các hành vi bị
nghiêm cấm khi tiếp công dân
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật tiếp công dân
của Ủy ban nhân dân cấp huyện - Từ thực tiễn tại tỉnh Thừa
Thiên Huế
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân của Ủy ban
nhân dân cấp huyện
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật quy định về trách nhiệm người
đứng đầu trong hoạt động TCD của UBND cấp huyện
Thứ hai, Hoàn thiện pháp luật về tổ chức của Ban tiếp cơng
dân cấp huyện
Thứ ba, hồn thiện pháp luật về trách nhiệm của người tiếp
công dân, việc từ chối tiếp công dân
19
3.2.2. Cụ thể hóa trách nhiệm thực hiện pháp luật tiếp công
dân của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Quy định của PL về TCD cũng cần cụ thể hóa theo hình thức,
mơ hình TCD. Theo đó:
Về tiếp cơng dân định kỳ;
Về tiếp công dân đột xuất;
Về tiếp công dân thường xuyên;
Về những vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải
quyết của cấp huyện.
3.2.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật
tiếp công dân của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3.2.4. Đổi mới quy trình, thủ tục thực hiện pháp luật tiếp
công dân của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3.2.5. Đầu tư cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính thực hiện
pháp luật tiếp cơng dân của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
20
KẾT LUẬN
Tiếp công dân là công tác quan trọng trong các hoạt động của
Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở
nước ta. Thơng qua việc TCD, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức tiếp
nhận được các KN, TC, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan
đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, PL để có các
biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Làm tốt công tác TCD là thể
hiện bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tăng cường mối
quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Mặt khác, thông qua
công tác TCD giúp cho Đảng và Nhà nước tiếp nhận được những
thông tin phản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống, từ
đó đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác này, thời gian
qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn
bản PL về TCD; các cơ quan, tổ chức đã triển khai, thực hiện có hiệu
quả cơng tác này. Chính vì vậy, cơng tác TCD đã thu được những kết
quả nhất định: các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đã nhận thức
đầy đủ hơn về trách nhiệm TCD và giải quyết KN, TC, coi đây là
một trong những nhiệm vụ chính trị của mình; nhiều đồng chí lãnh
đạo đã trực tiếp TCD theo quy định, từng bước khắc phục tình trạng
khốn trắng cho một số cơ quan chuyên môn; tổ chức đối thoại, chỉ
đạo giải quyết các vụ việc phức tạp ngay từ nơi phát sinh; chấn chỉnh
những việc làm sai trái của cán bộ, cơ quan cấp dưới; hướng dẫn
công dân thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, PL của
Nhà nước. Nhiều nơi đã thành lập Trụ sở, ban hành nội quy, quy chế
TCD, bố trí cơng chức làm nhiệm vụ TCD, đầu tư cơ sở, trang thiết
bị cho Trụ sở, công tác TCD đã dần dần đi vào nề nếp. Hàng năm,
21
Trụ sở TCD của Trung ương Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành
đã tiếp và hướng dẫn hàng chục nghìn lượt người KN, TC, kiến nghị,
phản ánh, trong đó có nhiều đồn khiếu kiện đơng người, phức tạp.
Trong những năm qua, việc thực hiện PL TCD của UBND cấp
huyện trên địa bàn tỉnh TT Huế đã đạt nhiều kết quả, qua công tác
TCD, lãnh đạo UBND cấp huyện đã tiếp nhận đơn, tiếp thu và ghi
nhận những KN, TC, kiến nghị, phản ánh của công dân để xem xét,
giải quyết, trả lời theo thẩm quyền hoặc hướng dẫn công dân đến
đúng cấp có thẩm quyền để xem xét giải quyết; đồng thời, Chủ tịch
UBND các huyện đã chỉ đạo Thủ trưởng các cấp, các ngành có thẩm
quyền tăng cường đối thoại với cơng dân để giải thích, trả lời những
bức xúc, vướng mắc, kịp thời giải quyết các vụ việc KN, TC theo qui
định của PL.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác TCD của UBND
cấp huyện trên địa bàn tỉnh TT Huế cũng tồn tại một số hạn chế như:
Lãnh đạo một số cơ quan hành chính cấp huyện chưa nhận thức đầy
đủ tầm quan trọng của công tác TCD, chưa quan tâm đúng mức đến
công tác này, chưa đề cáo trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan,
tổ chức trong việc TCD, giải quyết KN, TC; Việc TCD cịn hình
thức, chưa hiệu quả; có nơi cịn biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm,
thái độ không đúng mực đối với người dân đến KN, TC, kiến nghị,
phản ánh; tình trạng né tránh trách nhiệm, hướng dẫn cơng dân
khơng đúng quy định vẫn cịn xảy ra; Tên gọi, mơ hình tổ chức của
tổ chức TCD, cơ cấu thành phần tại nơi TCD; số lượng cán bộ, điều
kiện làm việc, chế độ chính sách đối với cơng chức TCD còn thiếu
thống nhất; Việc phối, kết hợp giữa Trụ sở TCD ở huyện với các cơ
quan, tổ chức thường trực tại Trụ sở TCD; giữa Trụ sở TCD với các
22
cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết KN, TC, kiến nghị, phản
ánh cũng thiếu chặt chẽ; ở một số nơi, việc TCD chưa gắn với giải
quyết KN, TC, kiến nghị, phản ánh; việc TCD ở Trụ sở chưa gắn với
theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tiếp thu, xem xét, giải quyết của các
cơ quan, tổ chức; Trong hoạt động TCD ở cấp huyện, chưa phân định
rõ việc TCD đến KN, TC với kiến nghị, phản ánh; chưa quy định rõ
việc TCD của người đứng đầu với việc TCD của công chức, giữa
việc TCD thường xuyên với việc TCD theo yêu cầu khẩn thiết đối
với vụ việc phức tạp, có nhiều người tham gia; Chế độ thơng tin về
tình hình KN, TC, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở TCD, cơ quan, tổ
chức, đơn vị chưa được đầy đủ, kịp thời; công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục PL về khiếu nại, tố cáo và TCD chưa được quan tâm
đúng mức; Đội ngũ công chức làm công tác TCD nhiều nơi chưa đáp
ứng yêu cầu, còn hạn chế về hiểu biết PL, kinh nghiệm quản lý, khả
năng giao tiếp, phương pháp vận động, thuyết phục quần chúng.
Công tác đào tạo chuyên môn cho công chức làm công tác TCD chưa
được quan tâm đúng mức; chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cơng
chức làm cơng tác TCD cịn nhiều bất cập.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện PL TCD ở cấp huyện, cần
thực hiện PL TCD của UBND cấp huyện phải đảm bảo đảm các
nguyên tắc TCD; Thực hiện PL TCD của UBND cấp huyện phải
đảm bảo đảm trách nhiệm TCD; Thực hiện PL TCD của UBND cấp
huyện phải đảm bản quản lý thống nhất công tác TCD; Thực hiện PL
TCD của UBND cấp huyện phải đảm bảo không vi phạm các hành vi
bị nghiêm cấm khi TCD.
Bên cạnh đó, cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao
hiệu quả thực hiện PL TCD như: Hoàn thiện PL về TCD của UBND
23