Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên-Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.52 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
........../..........

BỘ NỘI VỤ
....../......

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

ĐỒN MẠNH HÙNG

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ - TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

THỪA THIÊN HUẾ - 2018


Cơng trình được hồn thành tại
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THẾ TÀI

Phản biện 1: .......................................................................
......................................................................
Phản biện 2: .......................................................................
......................................................................

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn
Thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia.


Địa điểm: Phòng họp ........ Nhà ........ Hội trường
bảo vệ luận văn Thạc sĩ, Học viện hành chính quốc gia
số ........ Đường ........................................ Thành phố
................
Thời gian: Vào hồi ........ giờ ........ ngày ........
tháng ........ năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện
Hành chính quốc gia trên trang web khoa Sau đại học,
Học viện Hành chính quốc gia.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Huế là trung tâm văn hóa du lịch, thành phố Festival, thành phố
văn hóa ASEAN với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Kết
quả đó ghi nhận nỗ lực của Đảng, chính quyền, các ban ngành, đồn
thể và nhân dân trong việc ra sức giữ gìn, phát huy bảo tồn giá trị tốt
đẹp của văn hóa Huế, con người Huế. Nhưng một thực trạng rất đáng
buồn lâu nay diễn ra đó chính là trật tự an tồn giao thơng, trật tự đơ thị
vẫn cịn diễn biến rất phức tạp; ý thức văn hóa giao thơng, văn minh đơ
thị của khơng ít người dân mãi mãi là “căn bệnh” nan y, khó chữa. Dạo
quanh một số tuyến đường trọng điểm của thành phố Huế, chúng ta dễ
dàng bắt gặp thực trạng đáng buồn này. Đó là tình trạng lấn chiếm lòng
đường, vỉa hè họp chợ trái phép làm mất mỹ quan đơ thị, tình trạng ơ
tơ, xe máy đậu đỗ sai quy định gây ùn tắc và nguy cơ cao xảy ra tai nạn
giao thông, làm nhiều người dân rất bức xúc. Điển hình cho những vi
phạm vừa nêu thường tập trung ở những khu dân cư đông, gần chợ,
trung tâm thương mại.
Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt trong lĩnh

vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế
với mục tiêu là xây dựng một thành phố Huế xứng đáng với vị thế đô
thị loại I, thành phố văn minh đô thị, thành phố Festival đặc trưng
của Việt Nam, bảo vệ tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực
trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Huế, học viên chọn đề tài: “Xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đơ thị từ thực tiễn
thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên-Huế” làm đề tài luận văn Thạc sĩ
luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước tình hình phức tạp về trật tự đơ thị hiện nay, xử phạt
trong lĩnh vực trật tự đô thị luôn là đề tài được quan tâm nghiên cứu.
Các công trình nghiên cứu khoa học trên sẽ là nguồn tư liệu
tham khảo vơ cùng q giá, giúp tác giả hình thành nền tảng ban đầu
về lý luận và thực tiễn để tiếp tục kế thừa, khẳng định và phát huy
cũng như chỉ rõ hướng phát triển cho quá trình học tập, nghiên cứu,
áp dụng thực tiễn của đề tài của mình.
- Qua tìm hiểu rà sốt thì việc nghiên cứu đề tài xử phạt vi
phạm hành chính về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Huế cho
thấy chưa có cơng trình nghiên cứu nào. Từ thực tế cơng tác của bản
1


thân thấy được sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài này, góp phần
đưa ra các kiến nghị khoa học để khắc phục những hạn chế, tồn tại
trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Huế, nhằm xây
dựng thành phố Huế ngày càng văn minh hiện đại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị tại thành phố Huế, luận văn

đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực trật tự đơ thị nói chung, trong đó có thành
phố Huế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra cho luận văn là:
Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về trật tự đơ thị và
xử phạt vi phạm hành chính về trật tự đơ thị;
Thứ hai, phân tích đầy đủ, tồn diện đặc điểm về tình hình vi
phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố
Huế. Đánh giá khách quan về những kết quả đạt được trong hoạt
động xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực trật tự đô thị từ thực
tiễn thành phố Huế, đi sâu phân tích kết quả, tìm ra những hạn chế và
nguyên nhân.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đơ thị từ thực
tiễn thành phố Huế trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và
thực tiễn của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đơ thị.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài về không gian được giới hạn
trong phạm vi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đơ
thị từ thực tiễn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Phạm vi nghiên
cứu về thời gian là từ năm 2012 đến năm 2016.
Về nội dung: Do xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đơ thị có nội dung rộng trên nhiều lĩnh vực. Trong khuôn khổ
của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu xử phạt vi
phạm hành chính các lĩnh vực cơ bản sau đây: Xử phạt vi phạm hành

2


chính trật tự xây dựng, xử phạt vi phạm hành chính về trật tự giao
thơng đơ thị, xử phạt vi phạm hành chính về vệ sinh mơi trường, xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chiếm dụng lịng đường, hè
phố để họp chợ kinh doanh, dừng đỗ xe không đúng vị trí quy định...
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản và Nhà
nước Việt Nam về nhà nước và pháp luật; về quản lý nhà nước và
cưỡng chế nhà nước dưới góc độ chủ nghĩa xã hội; về đấu tranh với
vi phạm hành chính.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 1 sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp sổ sách để
làm rõ hơn phần lý luận của đề tài.
Chương 2 chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, xã hội học
để đưa ra thực trạng hiện nay về xử phạt vi phạm hành chính về trật
tự đơ thị từ thực tiễn thành phố Huế, đồng thời sử dụng phương pháp
tổng hợp so sánh đánh giá nhận xét về thực trang xử phạt vi phạm
hành chính về trật tự đơ thị nhằm đề ra những giải pháp phù hợp.
Chương 3 sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự đơ thị từ thực tiễn thành phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên-Huế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Luận văn góp phần xây dựng hệ thống các khái niệm, đặc điểm
của việc thực hiện, đảm bảo thực hiện và các yêu cầu, yếu tố ảnh hưởng

đến việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự đô thị.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn góp phần hồn thiện cơ chế bảo vệ pháp luật, giáo
dục pháp luật theo chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà
nước. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để
nghiên cứu xây dựng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự đô thị, đồng thời bổ sung những tài liệu cần thiết cho
cán bộ, sinh viên trong công tác, học tập và nghiên cứu khoa học.
3


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu; kết luận; danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
Chương 2. Thực trạng xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự
đơ thị từ thực tiễn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Chương 3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả xử phạt hành chính
trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên-Huế.
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐƠ THỊ
1.1. Khái qt chung về trật tự đô thị và xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực trật tự đơ thị
1.1.1. Khái niệm về đô thị và đặc điểm đô thị
Khái niệm về đô thị
Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập

trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp.
Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu là phi nông nghiệp sống
và làm việc theo kiểu thành thị.
Khái niệm về đơ thị có tính tương đối do sự khác nhau về trình
độ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống dân cư mà mỗi nước có quy
định riêng tùy theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình. Song phần
nhiều đều thống nhất lấy hai tiêu chuẩn cơ bản:
Quy mô và mật độ dân số: Quy mô trên 2.000 người sống tập
trung, mật độ trên 3.000 người/km2 trong phạm vi nội thị.
Cơ cấu lao động: Trên 65% lao động là phi nông nghiệp. Đô
thị là các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ có số dân cư từ 2.000
người trở lên và trên 65% lao động là phi nông nghiệp.
Với quan niệm về đô thị như trên, đơ thị có các đặc điểm sau đây:
- Thứ nhất, đô thị được tổ chức như một cơ thể sống:
- Thứ hai, đô thị luôn vận động và phát triển:
- Thứ ba, sự vận động và phát triển của đô thị có thể điều
khiển được:

4


1.1.2. Khái niệm về trật tự đô thị và các tiêu chí đánh giá trật
tự đơ thị
- Khái niệm về trật tự đô thị: là sự điều chỉnh, sắp xếp các quan
hệ xã hội đô thị hoạt động theo một quy tắc, quy chuẩn phù hợp các
quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo cho môi trường dân sự
đô thị được phát triển bền vững theo những nguyên tắc nhất định.
- Các tiêu chí đánh giá trật tự đô thị
Trật tự đô thị là việc Nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội
theo đúng quy tắc, quy chuẩn của pháp luật hiện hành, vì vậy để đánh

giá đơ thị đó có trật tự hay khơng thì căn cứ vào các tiêu chí sau:
Thứ nhất, căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật ban
hành có phù hợp với thực tế hay khơng, có được mọi người chấp
nhận không.
Thứ hai, năng lực của chủ thể quản lý.
Thứ ba, căn cứ vào quy hoạch tổng thể, sẽ dự đoán được mức
độ ổn định của sự phát triển.
Thứ tư, căn cứ vào nhận thức hiểu biết và ý thức chấp hành
pháp luật của công dân để đánh giá được nơi đó có trật tự hay khơng.
Thứ năm, căn cứ vào mặt bằng trình độ chun mơn của đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan chuyên trách.
Thứ sáu, căn cứ vào cơ sở vật chất, phương tiện của cơ quan tổ
chức thực hiện việc quản lý về trật tự đô thị.
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính và xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đơ thị
1.1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự đơ thị
Một là, hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã được
thực hiện (hành động hoặc không hành động), phải là một việc thực,
chứ không phải chỉ tồn tại trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định, đây
có thể coi là dấu hiệu “vật chất” của vi phạm.
Hai là, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức)
thực hiện, đây là dấu hiệu xác định“chủ thể” của vi phạm.
Ba là, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, vi phạm
các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước; tác hại (tính nguy
hiểm) do hành vi gây ra ở mức độ thấp, chưa hoặc không cấu thành
tội phạm hình sự và hành vi đó được quy định trong các văn bản
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Đây chính là dấu hiệu
“pháp định” của vi phạm.
5



Bốn là, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm
nhận thức được vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu
người vi phạm nhận thức được tính chất trái pháp luật trong hành vi
của mình, thấy trước hậu quả của vi phạm và mong muốn hậu quả đó
xảy ra hoặc ý thức được hậu quả và để mặc cho hậu quả xảy ra; hình
thức lỗi là vơ ý trong trường hợp người vi phạm thấy trước được hậu
quả của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mình có thể ngăn chặn
được hậu quả hoặc không thấy trước hậu quả sẽ xảy ra dù phải thấy
trước và có thể thấy trước được hậu quả của vi phạm. Đây có thể coi
là dấu hiệu “tinh thần” của vi phạm.
Từ khái niệm trên có thể thấy rằng vi phạm hành chính có các
đặc điểm chủ yếu sau:
- Tính xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước:
- Tính có lỗi của vi phạm hành chính:
- Tính trái pháp luật hành chính:
- Tính bị xử phạt hành chính:
Chúng ta sẽ xem xét dưới đây những đặc điểm của cấu thành
vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
- Khách thể của vi phạm hành chính
- Chủ thể của vi phạm hành chính
- Mặt khách quan của vi phạm hành chính
- Mặt chủ quan của vi phạm hành chính
1.1.3.2. Khái niệm và đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự đô thị
Một là, chủ thể xử phạt vi phạm hành chính chính là nhiều cơ
quan có thẩm quyền khác nhau, khác với các vụ việc hình sự, dân
sự....chỉ do một cơ quan xem xét là Tòa án. Chủ thể có thẩm quyền
áp dụng các chế tài xử phạt hành chính hoặc các biện pháp xử lý

hành chính là những chức danh thuộc cơ quan hành chính nhà nước
do pháp luật quy định cụ thể. Việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi
phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị do nhiều cơ
quan, nhiều người có thẩm quyền thực hiện như: Chủ tịch Ủy ban
nhân dân phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Thanh tra
chuyên ngành xây dựng, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát mơi trường...
Hai là, xử phạt vi phạm hành chính là biện pháp xử lý có tính
cưỡng chế của Nhà nước, do Nhà nước đặt ra dưới hình thức ban
hành văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng đối với đối tượng có
hành vi vi phạm pháp luật. Nói cách khác, xử phạt vi phạm hành
6


chính là việc áp dụng trách nhiệm pháp lý do Nhà nước quy định đối
với các loại vi phạm pháp luật khác nhau tuỳ theo tính chất, mức độ
của vi phạm và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Ba là, việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo
một trình tự, thủ tục riêng do pháp luật hành chính quy định (thủ tục
vi phạm hành chính). Các loại xử phạt vi phạm pháp luật khác hình
sự, dân sự... cũng theo thủ tục tư pháp riêng tương ứng. Nhìn chung,
thủ tục hành chính đơn giản hơn so với thủ tục tư pháp. Tính dân chủ
cũng như pháp chế của thủ tục hành chính thấp hơn thủ tục tư pháp.
Bốn là, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm cá
nhân, tổ chức đã cố ý hoặc vô ý vi phạm pháp luật về quản lý nhà
nước. Như vậy, đối tượng bị áp dụng xử phạt hành chính có thể là cá
nhân hoặc tổ chức đã thực hiện vi phạm hành chính. Trong khi đó,
đối tượng bị xử phạt do vi phạm pháp luật khác như vi phạm hình sự
thường hay chủ yếu là cá nhân.
1.1.2.3. Vai trị của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
tự đô thị

Thứ nhất, thông qua việc áp dụng các biện pháp xử phạt vi
phạm hành chính có tác dụng to lớn để giáo dục ý thức pháp luật cho
chủ thể vi phạm và những người khác về sự đúng đắn, công bằng,
hợp đạo đức của biện pháp được áp dụng, giáo dục cho mọi công dân
tri thức pháp luật, tình cảm pháp luật, tâm trạng tích cực đối với nhà
nước, đối với pháp luật, hình thành ở họ lối sống tuân theo pháp luật.
Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính có vai trị quan trọng trong
việc phịng ngừa các vi phạm của các chủ thể. Thông qua việc xử phạt các
hành vi vi phạm và tác dụng giáo dục của biện pháp trách nhiệm được áp
dụng pháp luật các chủ thể vi phạm và những người khác kiềm chế không
thực hiện hành vi trái pháp luật.
Thứ ba, xử phạt vi phạm hành chính là cơng cụ bổ trợ cho
công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự đơ thị. Xử phạt vi
phạm hành chính có vai trò trong việc trừng phạt các chủ thể vi phạm
pháp luật qua đó, gây tác động đến nhận thức của người vi phạm về ý
thức về tính chính đáng của biện pháp trách nhiệm được áp dụng, răn
đe người vi pháp luật và những người không vững vàng, dễ vi phạm
pháp luật khác.

7


1.2. Hình thức và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự đơ thị
1.2.1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực trật tự đơ thị
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: Cảnh cáo;
phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, hoặc đình chỉ thu cơng, hoạt
động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện
được sử dụng để vi phạm hành chính.

1.2.2. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực trật
tự đô thị
Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực trật tự đô thị
trong Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị được gọi là các biện pháp
khắc phục hậu quả, bao gồm các biện pháp chủ yếu sau:
- Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu;
- Buộc tháo dỡ cơng trình, phần cơng trình xây dựng khơng có
giấy phép hoặc xây dựng khơng đúng với giấy phép;
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường, lây lan dịch bệnh;
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi
phạm hành chính [2],[17];
1.2.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực trật tự đô thị
Một trong những đặc điểm của việc xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực trật tự đơ thị là vụ việc được thực hiện bởi nhiều
chủ thể khác nhau. Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định trong
Luật xử lý vi phạm hành chính phạm vi quy định các cơ quan có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các cấp; Cảnh sát giao thông đường bộ; Cảnh sát trật tự, Cảnh sát
phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát môi trường, Cảnh sát
quản lý hành chính về trật tự xã hội, Thanh tra chuyên ngành giao
thông, xây dựng, môi trường,...

8



1.2.4. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đô thị
1.2.4.1. Lập biên bản vi phạm hành chính
Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của
mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập
biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại
khoản 1 Điều 56 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
1.2.4.2. Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính
Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong
trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác
minh các tình tiết sau đây:
- Có hay khơng có vi phạm hành chính;
- Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi,
nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
- Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải
được thể hiện bằng văn bản.
1.2.4.3. Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm
căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành
chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt,
người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị
tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó
1.2.4.4. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong
việc phát hiện vi phạm hành chính
Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi
phạm hành chính về trật tự, an tồn giao thông và bảo vệ môi trường.
Việc quản lý, sử dụng và quy định danh mục các phương tiện,

thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của
cơng dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức;
- Tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện,
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
- Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật
nghiệp vụ hải được ghi nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong
xử phạt vi phạm hành chính;
9


- Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định.
1.2.4.5. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày
lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết
phức tạp mà khơng thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc
thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
61 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn ra quyết định
xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự đơ thị
1.3.1. Các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực trật tự đô thị
Để quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự đơ thị phù hợp với
tình hình thực tế các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính thơng thường được sửa đổi, bổ sung. Hơn nữa, các văn
bản quy phạm pháp luật quy định về quy trình tuần tra, kiểm tra, xử
phạt vi phạm hành chính do nhiều bộ, cơ quan ngang bộ, ban ngành

ban hành. Điều này dễ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo
giữa các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hệ thống các
văn bản quy phạm pháp luật. Vấn đề nổi cộm đang được đặt ra hiện
nay là phải làm sao để các quy định trong các văn bản quy phạm
pháp luật về vi phạm hành chính thống nhất, đồng bộ nhằm phục vụ
có hiệu quả cơng tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
tự đơ thị.
1.3.2. Ý thức pháp luật của các chủ thể liên quan đến trật tự
đô thị
Ý thức góp phần đảm bảo trật tự đơ thị là sự hiểu biết và tự
giác chấp hành Luật và các văn bản dưới luật về trật tự đô thị. Ý thức
pháp luật của các chủ thể càng được nâng cao thì việc đảm bảo thực
hiện pháp luật cũng được nâng cao, tình hình an ninh trật tự xã hội sẽ
được ổn định.
1.3.3. Tổ chức bộ máy xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự đơ thị
Tổ chức bộ máy xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đô thị ảnh hưởng không nhỏ tới việc đảm bảo thực hiện pháp
luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đơ thị bởi chỉ
10


khi tổ chức bộ máy hồn chỉnh, hợp lý thì việc thực hiện pháp luật
mới được phối hợp một cách nhịp nhàng và đảm bảo.
1.3.4. Đội ngũ cán bộ, công chức xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực trật tự đô thị
Đội ngũ công chức xử phạt vi phạm hành chính địi hỏi là
những người có trình độ nhận thức, ý thức chính trị, có lập trường tư
tưởng của người thực thi công vụ.
1.3.5. Cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho hoạt động

xử phạt hành chính
Cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho hoạt động xử phạt
hành chính có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự đô thị. Cơ sở vật chất ở đây bao gồm cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, công cụ hỗ trợ…
của các đơn vị có chức năng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực trật tự đô thị. Chỉ khi hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn lực
tài chính được đầy đủ mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đơ thị trong tình hình
mới, từ đó ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Tiểu kết chương 1:
Chương 2:
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐƠ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Khái quát điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội của thành
phố Huế
2.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Huế là đô thị trung tâm của tỉnh Thừa Thiên-Huế
với diện tích 7.067,38 ha; có tọa độ địa lý từ 16030’45’’ đến
16024’00’’ vĩ độ Bắc và từ 107031’45’’ đến 107038’00’’ kinh độ
Đơng. Thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 7.168,49 ha chiếm
1,42% toàn Tỉnh, được tổ chức thành 27 phường.
- Phía Tây Bắc đến Tây Nam giáp thị xã Hương Trà;
- Phía Đơng Bắc giáp huyện Phú Vang;
- Phía Nam và Đơng Nam giáp thị xã Hương Thủy.
11



2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh
thái đa dạng, phong phú và diện mạo riêng tạo nên một không gian hấp
dẫn, được xây dựng trong không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu
từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An Vọng Cảnh. Thành phố hội đủ các
dạng địa hình: Đồi núi, đồng bằng, sông hồ tạo thành một không gian
cảnh quan thiên nhiên đơ thị văn hóa lý tưởng để tổ chức các loại hình
Festival và các hoạt động du lịch, thể thao khác nhau.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Thành phố Huế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội
và khoa học kỹ thuật của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Với vai trò là trung
tâm đa chức năng, trung tâm văn hóa du lịch, trung tâm giáo dục đào
tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế chuyên sâu... Huế được
Chính phủ cơng nhận là đơ thị loại một, là đơ thị trung tâm cấp quốc
gia có vai trò là trung tâm động lực của khu vực trọng điểm kinh tế
miền Trung.
Dân số của thành phố là 354.124 người, mật độ dân số 5.011
người / m2 (theo niên giám thống kê năm 2015).

12


2.1.2. Hoạt động xây dựng, ban hành văn bản trong lĩnh vực
trật tự đô thị của thành phố Huế
2.2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
tự đô thị trên địa bàn thành phố Huế từ năm 2012 đến nay
2.2.1. Tổng quan về vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
tự đơ thị trên địa bàn thành phố Huế từ năm 2012 đến nay
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và thường xuyên của lãnh
đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố trong suốt thời gian qua,

sự vào cuộc đồng bộ của các ban ngành, đồn thể, Đảng ủy, Ủy ban
nhân dân và Cơng an các phường, công tác lập lại trật tự đô thị, kiểm
tra xử phạt vi phạm trật tự đô thị ở nhiều tuyến phố chính tại các
phường trọng điểm trên địa bàn thành phố đã có những chuyển biến
tích cực về trật tự đô thị. Trật tự đô thị, an tồn giao thơng, vệ sinh
mơi trường được giữ vững, có mặt được cải thiện. Công tác xây dựng
đời sống văn hóa ở tổ dân phố, vệ sinh mơi trường, tuyến phố văn
minh được tăng cường, góp phần quan trọng vào q trình xây dựng
nếp sống văn minh đơ thị trên địa bàn thành phố.
2.2.2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đơ thị trên địa bàn thành phố Huế
2.2.2.1. Kiểm tra, xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
trật tự xây dựng đô thị
Bảng 1: Số liệu kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực trật tự xây dựng
Khơng
Tổng
Sai

có giấy
trường
giấy
Phạt
giấy
phép
hợp
phép
tiền
Năm
phép

xây
Số tiền (đồng)
kiểm tra
và sai
(trường
xây
dựng
(trường
thiết
hợp)
dựng
và sai
hợp)
kế
khác
2012
1.303
932
104
371
220
1.813.000.000
2013
1.380
918
104
462
226
2.097.000.000
2014

1.232
839
73
393
283
2.621.500.000
2015
1.521
940
138
581
355
2.524.500.000
2016
1.561
1080 134
481
310
2.123.500.000
Tổng 6.997
4.709 553
2.288
1.394 11.179.500.000
(Nguồn báo cáo của Đội Quản lý đô thị thuộc Ủy ban nhân
dân thành phố năm 2012 - 2016)
13


Biểu đồ 1: Biểu đồ số vụ vi phạm trật tự xây dựng trên tổng số
trường hợp kiểm tra tại Thành phố Huế từ năm 2012 - 2016

Tuy nhiên công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với lĩnh vực xây
dựng ở cấp phường chưa thật sự đem lại hiệu quả. Việc kiểm tra, xử lý
còn thiếu cương quyết, đơi khi cịn mang tính hình thức chiếu lệ. Nhận
thức của một số người dân về việc chấp hành trật tự xây dựng đơ thị
xây dựng vẫn cịn hạn chế, thiếu tự giác, một số trường hợp cịn cố tình
vi phạm hoặc lợi dụng sự quản lý thiếu chặt chẽ của các cấp chính
quyền để xây dựng trái phép. Bên cạnh đó, sự phối, kết hợp giữa chính
quyền và Cơng an cịn thiếu chặt chẽ, vẫn cịn biểu hiện bng lỏng
quản lý trong hoạt động quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự xây
dựng đô thị nên chưa đáp ứng các nhiệm vụ đặt ra.
Kết quả: Đã kiểm tra 6.997 lượt xây dựng, tham mưu ban hành
1.394 quyết định xử phạt hành chính, trong đó có 553 trường hợp sau
giấy phép sai thiết kế, 2.288 trường hợp khơng có giấy phép và sai
khác, đã buộc tháo dỡ phần xây dựng vi phạm 585 trường hợp, xử
phạt tiền 1.394 trường hợp, phạt thành tiền 11.179.500.000đ.
2.2.2.2. Kiểm tra, xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
trật tự an tồn giao thơng
Thực hiện các Nghị quyết liên tịch, kế hoạch liên ngành nhằm
tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông đến cán bộ, công nhân, viên
chức và mọi tầng lớp nhân dân, thanh thiếu niên, học sinh... tự giác tích
cực tham gia cuộc vận động “Tồn dân tham gia giữ gìn trật tự, an tồn
giao thơng, trật tự đơ thị”. Từ năm 2012 đến nay, tai nạn giao thông trên
địa bàn thành phố Huế xảy ra 2.032 vụ việc, làm chết 176 người, làm bị
14


thương 1.724 người, trong đó xảy ra 6 vụ rất nghiêm trọng, 161 vụ
nghiêm trọng, 1.865 vụ việc va quệt giao thơng.
Đã lập biên bản vi phạm hành chính 14.185 trường hợp, trong
đó: 1.551 xe ơ tơ, 10.643 xe mơ tô, 1.991 xe điện, tạm giữ 4 xe ô tô,

544 xe mô tô, 611 xe điện, 55 xe ba gác tự chế.
Xử phạt vi phạm hành chính: 11.871 trường hợp vi phạm, 1.258
xe ô tô và 10.003 xe mô tô, 810 xe điện, thành tiền 3.562.225.000đ.
Bảng 2: Số liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
tự, an tồn giao thơng tại Thành phố Huế từ năm 2012 - 2016
Phạt tiền
Tổng số
Cảnh
Năm
trường hợp
cáo
Trường hợp
Số tiền
2012
13.455
511
12.944
3.050.000.000đ
2013
16.116
2.561
13.545
3.288.500.000đ
2014
10.404
1.691
8.713
2.283.567.000đ
2015
14.685

2.670
12.015
3.025.000.000đ
2016
14.185
2.314
11.871
3.562.225.000đ
Tổng
68.845
9.747
59.088
15.209.292.000đ
20,000
15,000
Tổng số trường hợp
10,000

Cảnh cáo
Trường hợp

5,000
0

2012 2013 2014 2015 2016

Biểu đồ 2: Biểu đồ tỉ lệ các trường hợp xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực trật tự an tồn giao thơng tại Thành phố
Huế từ năm 2012 - 2016
Kết quả xử phạt vi phạm hành chính từ năm 2012 đến nay, đã lập

biên bản vi phạm 68.845 trường hợp, trong đó cảnh cáo 9.747 trường hợp,
phạt tiền 59.088 trường hợp, thành tiền 15.209.292.000đ (Xem bảng số 2).
15


2.2.2.3. Kiểm tra, xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
chiếm dụng lòng đường, hè phố để họp chợ, kinh doanh, dừng đỗ xe
khơng đúng vị trí quy định...
Bảng 3: Số liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chiếm
dụng lòng đường, hè phố để họp chợ, kinh doanh, dừng đỗ xe
khơng đúng vị trí quy định trên địa bàn Thành phố Huế của đội
quản lý đô thị Thành phố Huế
Tổng số trường hợp kiểm tra
Phạt tiền
trong lĩnh vực lĩnh vực chiếm
Năm
dụng lòng đường, hè phố để Trường
Số tiền
họp chợ, kinh doanh, dừng đỗ
hợp
xe không đúng vị trí quy định...
2012
750
376
98.000.000đ
2013
939
391
103.350.000đ
2014

3.167
2.482
347.500.000đ
2015
1.761
1.226
235.900.000đ
2016
1.628
1.486
267.850.000đ
Tổng
8.245
5.961
1.052.600.000đ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm của Đội Quản lý đô thị thành
phố Huế)
3500
3000
2500
2000

Tổng số trường hợp

1500

Trường hợp

1000


500
0
2012 2013 2014 2015 2016

Biểu đồ 3: Biểu đồ số vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực chiếm dụng lòng đường, hè phố để họp chợ, kinh doanh,
dừng đỗ xe khơng đúng vị trí quy định trên tổng số trường hợp
kiểm tra tại địa bàn Thành phố Huế của đội quản lý đô thị
Thành phố Huế từ năm 2012 - 2016
16


Bảng 4: Số liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chiếm
dụng lòng đường, hè phố để họp chợ, kinh doanh, dừng đỗ xe
khơng đúng vị trí quy định trên địa bàn Thành phố Huế của đội
cảnh sát trật tự công an Thành phố Huế
Tổng số trường hợp kiểm
Phạt tiền
tra trong lĩnh vực lĩnh vực
chiếm dụng lòng đường, hè
Năm
Trường
phố để họp chợ, kinh
Số tiền
hợp
doanh, dừng đỗ xe không
đúng vị trí quy định...
2012
3.519
3.111

651.232.000đ
2013
2.095
1.891
466.111.000đ
2014
1.890
1.845
432.424.000đ
2015
2.238
2.238
609.362.000đ
2016
1.925
1.817
577.749.000đ
Tổng
11.667
10.902
2.736.878.000đ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm của Đội Cảnh sát trật tự
Công an thành phố)

Biểu đồ 4: Biểu đồ số vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực chiếm dụng lịng đường, hè phố để họp chợ, kinh doanh,
dừng đỗ xe khơng đúng vị trí quy định trên tổng số trường hợp
kiểm tra tại địa bàn Thành phố Huế của đội cảnh sát trật tự công
an Thành phố Huế từ năm 2012 - 2016
17



2.2.2.4. Kiểm tra, xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực vệ
sinh môi trường đô thị
Từ năm 2012 đến nay, Công an thành phố đã phát hiện 524 vụ
việc vi phạm về vệ sinh môi trường, xử phạt vi phạm hành chính 492
đối tượng, phạt thành tiền 1.253.730.000đ.
2.2.3. Đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự đô thị
2.2.3.1. Về ưu điểm
- Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo ủy ban nhân dân
thành phố, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và yếu tố
quan trọng nhất là sự đồng tình, ủng hộ của người dân nên cơng tác
xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn
thành phố từ năm 2012 đến nay đạt được một số kết quả.
2.2.3.2. Về tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên thì cơng tác xử
phạt vi phạm hành chính về trật tự đơ thị vẫn cịn những hạn chế
nhất định.
2.2.3.3. Ngun nhân những hạn chế
- Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân chủ quan
Tiểu kết chương 2:

18


Chương 3:
NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐƠ THỊ TỪ

THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HUẾ - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Quan điểm bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự đơ thị
3.1.1. Qn triệt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước về công tác quản lý, trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực trật
tự đô thị
Tăng cường trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị
phải quán triệt sâu sắc, đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước về hoạt động đấu tranh với vi phạm pháp luật nói chung, trong đó
có công tác quản lý trật tự đô thị.
3.1.2. Thể hiện tinh thần Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa trong việc tăng cường trách nhiệm pháp lý đối với xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đơ thị
Nhà nước Việt Nam là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”, do đó, việc nâng
cao hiệu quả của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực trật tự đơ thị
phải được xây dựng trên nền tảng của các nguyên tắc pháp lý tiến bộ
của nhân loại. Một mặt nó phải đảm bảo yêu cầu của quản lý nhà
nước có hiệu quả, xử phạt nghiêm minh các vi phạm pháp luật theo
các nguyên tắc của luật hành chính: kịp thời, nhanh chóng, khách
quan, nghiêm minh, đúng thẩm quyền, dân chủ, bảo vệ an tồn tính
mạng, tài sản của cơng dân và cộng đồng dân cư.
Mặt khác, nó phải bảo đảm sự bình đẳng, cơng bằng, nhân đạo,
tơn trọng và bảo vệ các quyền tự do và dân chủ của công dân.
3.1.3. Bảo đảm sự tương thích của trách nhiệm pháp lý đối
với vi phạm hành chính với các điều kiện cụ thể của đời sống xã
hội, đồng thời các cam kết quốc tế liên quan mà nước ta ký kết hay
tham gia
Pháp luật là một hiện tượng xã hội nên nó chịu sự tác động của
nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau.Để pháp luật được thực

19


thi có hiệu quả, thì tất yếu phải có sự phù hợp giữa điều kiện chính trị xã hội và các chế định hiện hành. Tăng cường trách nhiệm hành chính
trong lĩnh vực trật tự đơ thị phải được đặt trong tổng thể chiến lược kinh
tế - xã hội, công cuộc cải cách tư pháp, cải cách bộ máy nhà nước, xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
3.1.4. Bảo đảm tính đồng bộ trong việc nâng cao hiệu quả xử
phạt hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị phải
được tiến hành đồng bộ, toàn diện, nghiêm minh với sự tham gia của
cả hệ thống chính trị với các hoạt động như: Tập trung đẩy mạnh
công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng pháp luật về trật
tự đô thị, vệ sinh môi trường, trật tự xây dựng, xây dựng nếp sống
văn hóa văn minh đơ thị đến mọi tầng lớp nhân dân, đến từng khu
dân cư, từng gia đình, mỗi người dân; tạo dư luận phê phán gay gắt
những ngưới có hành vi vi phạm. Xem đây là nhiệm vụ quan trọng
của các tổ chức chính trị, xã hội từ Trung ương đến cơ sở.

3.1.5. Bảo đảm tính kế thừa trong xây dựng và thi hành
pháp luật
Trong xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật về trách nhiệm
pháp lý đối với xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô
thị, cần kế thừa các văn bản pháp luật và yếu tố tích cực trong thực
tiễn bảo vệ trật tự đô thị của Việt Nam. Đồng thời, cũng cần tiếp thu
kinh nghiệm lập pháp và áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh
vực trật tự đơ thị của các nước trên thế giới.
3.2. Các giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự đơ thị tại thành phố Huế
3.2.1. Tiếp tục hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp

luật và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đơ thị
Để nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự đơ thị trước hết cần phải khẩn trương, kịp thời
ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật xử lý
vi phạm hành chính; tiếp tục rà sốt các quy định của pháp luật còn
20


bất cập để kịp thời sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phù hợp tình
hình thực tiễn.
3.2.2. Tăng cường cơng tác lãnh, chỉ đạo của hệ thống chính
trị về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, công
tác quản lý điều hành của chính quyền từ thành phố đến cơ sở, sự
thống nhất của các ban ngành, Mặt trận, đoàn thể, cơ quan doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố đối với công tác đối với trật tự đơ thị,
an tồn giao thơng, vệ sinh mơi trường. Phát huy vai trị, trách nhiệm
của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, đội ngũ cán bộ cốt cán trong hệ
thống chính trị ở cơ sở.
3.2.3. Nâng cao chất lượng kiểm tra, thanh tra, giám sát để
bảo đảm hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
tự đô thị
- Xây dựng quy chế phối hợp để thống nhất hành động giữa
các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý, ra quân lập lại trật tự đơ
thị, an tồn giao thơng và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, vệ sinh
môi trường trên địa bàn thành phố (chú trọng sự phối hợp giữa 3 lực
lượng: Công an, Đội Quản lý đô thị và Ủy ban nhân dân các
phường), tránh đùn đẩy trách nhiệm cho nhau trong quá trình triển
khai nhiệm vụ được giao.
3.2.4. Rà sốt bổ sung, kiện tồn về mặt tổ chức tăng cường

chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức về quản lý trật tự đô thị
Để nâng cao chất lượng cho đội ngũ làm công tác này tại thành
phố Huế, cần phải chú ý đến những vấn đề sau:
- Hiện nay lực lượng chuyên trách của Ủy ban nhân dân thành
phố Huế trong công tác đảm bảo trật tự đô thị là Đội Quản lý đô thị,
lực lượng này đang thiếu về biên chế nên vẫn phải kiêm nhiệm nhiều
mặt cơng tác, q trình tiến hành chưa thật sâu. Vì vậy, để đảm bảo
cho thành viên trong lực lượng này có hiệu quả cần phải được kiện
tồn về tổ chức, tăng cường về biên chế để đảm bảo về số lượng và
hoạt động có chất lượng.
21


3.2.5. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật về
công tác trật tự đô thị cho các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và
người dân
Đây là vấn đề được các cơng trình nghiên cứu về trách nhiệm
hành chính rất coi trọng . Ý thức pháp luật, trình độ ý thức pháp luật
là yếu tố đặc biệt quan trọng cho việc thực hiện pháp luật. Nâng cao
ý thức pháp luật là một khâu không thể thiếu trong hoạt động quản lý
nhà nước nhằm hình thành tri thức pháp luật, lòng tin pháp luật, động
cơ và hành vi hợp pháp cho mọi người dân, cụ thể ở đây, đó là việc
hiểu biết về sự cần thiết áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm
hành chính, ý nghĩa của việc áp dụng...
3.2.6. Bổ sung các trang thiết bị, phương tiện cần thiết phù
hợp với tình hình thực tế, bố trí nguồn lực hồn thiện cơ sở hạ
tầng đơ thị
Một trong các yếu tố tác động đến chất lượng, hiệu quả hoạt
động của lực lượng trực tiếp tiến hành và tham gia cơng tác đảm bảo
trật tự đơ thị đó là chế độ, chính sách đãi ngộ và các điều kiện, trang

thiết bị, phương tiện cần thiết thực hiện nhiệm vụ được giao. Đây là
vấn đề hiện nay các lực lượng tham gia công tác đảm bảo trật tự đô
thị đang gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục vấn đề này, Ủy ban nhân
dân thành phố Huế cần chủ động rà sốt và sớm có kế hoạch trang bị
đầy đủ các phương tiện, điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động
của lực lượng làm công tác đảm bảo trật tự đô thị. Bổ sung trang thiết
bị, phương tiện phục vụ cơng tác tuần tra kiểm sốt, xử lý vi phạm.
Tiểu kết chương 3:

22


KẾT LUẬN
Thực tiễn thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự đơ thị trong những năm qua đã đạt được những
thành tựu quan trọng nhất định. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả,
hiệu lực củahoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
tự đơ thị cịn phải bổ sung, kiện tồn, hoàn thiện cho phù hợp với
thực tiễn hiện nay.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đơ thị chính
là xử phạt mọi hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các quy tắc quản lý
nhà nước. Vì vậy, tăng cường kiểm tra giám sát xử phạt hành chính là
một nội dung rất quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước, quản lý
địa bàn. Xử phạt vi phạm hành chính hơn bao giờ hết càng được coi
là một trong những biện pháp có hiệu quả nhằm đảm bảo về trật tự xã
hội, trật tự đô thị và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN.
Luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về pháp luật
xử phạt vi phạm hành chính, thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực trật tự đơ thị nói riêng. Kết quả bước đầu
đã cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ việc tiếp tục nghiên

cứu, xây dựng những vấn đề về các giải pháp nâng cao hiệu quả xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị được tổ chức
thực hiện nghiêm chỉnh trong công tác đảm bảo trật tự đô thị, trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Huế.
Bảo đảm thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự đơ thị trong thời gian tới, cần triển khai hoàn
thiện hệ thống pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đơ thị cho phù hợp với tình hình thực tế, kịp thời thể chế hóa
Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản liên quan; Tăng
cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực trật tự đơ thị; nâng cao hiệu quả cơng tác
tuần tra, kiểm sốt; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, công cụ,
phương tiện phục vụ cơng tác; tăng cường biên chế, nâng cao trình
23


×