Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thực hiện pháp luật về hòa giải cơ sở ở tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.27 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
.............../ ...............

BỘ NỘI VỤ
......../ ........

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM THỊ TƢỜNG VIỄN

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỊA GIẢI CƠ SỞ
Ở TỈNH QUẢNG NGÃI

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ

Phản biện 1: .................................................................. .
.......................................................................................
Phản biện 2: .................................................................. .
.......................................................................................



Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phịng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo
vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số:… - Đường…………… - Quận……………… TP………………
Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính
Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện
Hành chính Quốc gia


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Hịa giải ở cơ sở là truyền thống đạo lý, là nét văn hóa tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam, có vai trò to lớn, ý nghĩa quan trọng trong
đời sống xã hội, góp phần tăng cường tình đồn kết trong cộng đồng
dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, kịp thời ngăn
ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm ổn định, trật
tự, an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến Tịa án hoặc
cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, tiết kiệm thời gian, kinh
phí cho Nhà nước và Nhân dân, từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội.
Điều 127 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992 quy định "Ở cơ sở thành lập các tổ chức thích hợp
của nhân dân để giải quyết những vi phạm pháp luật và tranh chấp
nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật.". Trên cơ sở hiến
định này, ngày 25/12/1998, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua

Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở (nay được thay
thế bởi Luật Hòa giải ở cơ sở ngày 20/6/2013); ngày 18/10/1999
Chính phủ ban hành Nghị định số 160/1999/NĐ-CP quy định chi tiết
một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở
(nay được thay thế bởi Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày
27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và
biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở); ngày 30/7/2014 Bộ trưởng
Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên
tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP quy định lập dự toán, quản lý, sử
dụng và quyết tốn kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện cơng tác
hịa giải ở cơ sở; ngày 18/11/2014, Chính phủ, Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số
01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN về hướng dẫn phối hợp thực
hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở; Bộ luật tố
tụng dân sự được Quốc hội khóa XIII thơng qua ngày 25/11/2015, có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, tại Chương XXXIII của Bộ luật
này quy định “Thủ tục công nhận kết quả hịa giải thành ngồi Tịa
án”.
Đó là những văn bản pháp lý thể hiện sự quan tâm đặc biệt
của Đảng, Nhà nước đối với cơng tác hịa giải ở cơ sở, khẳng định vị


2
trí, vai trị khơng thể thiếu của cơng tác này trong đời sống cộng
đồng.
Trong những năm qua thực hiện các văn bản pháp luật về
hịa giải ở cơ sở, cơng tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, qua kết quả tổng
kết cơng tác hịa giải ở cơ sở nhận thấy, bên cạnh những kết quả đã
đạt được, cơng tác hịa giải ở cơ sở vẫn cịn một số hạn chế. Những

hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến vị trí của cơng tác này
trong xã hội - tính tự nguyện, sự nhiệt tình tham gia các hoạt
động hòa giải ở cơ sở bị giảm sút.
Từ những lý do nêu trên, qua khảo sát, tổng kết, đánh giá
thực tiễn cơng tác hịa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, học
viên chọn đề tài: "Thực hiện pháp luật về hòa giải cơ sở ở tỉnh
Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp khóa học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong điều kiện của bản thân, học viên đã tham khảo các tài
liệu sau:
- Sổ tay Hòa giải ở cơ sở, Sở Tư pháp Quảng Ngãi, 2013;
Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Luật Hòa gải ở cơ sở từ năm 2014
đến năm 2016 của Bộ Tư pháp, năm 2017; Báo cáo tổng kết 13 năm
thực hiện Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, năm
2012; Báo cáo đánh giá tác động của Dự thảo Luật Hòa giải ở cơ sở,
năm 2012; “Hòa giải - nét đẹp văn hóa của người Việt”, PGS. TS
Nguyễn Tất Viễn, Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Tư pháp,
Bộ Tư pháp, 2011; Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn
tỉnh An Giang hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học của Phan Thị
Hoàng Mai, 2011; Quản lý nhà nước về cơng tác hịa giải ở cơ sở,
Nguyễn Phương Thảo, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, năm 2012;
Sổ tay Pháp luật về hòa giải ở cơ sở, Bộ Tư pháp, năm 2014; Sách
“35 tình huống hịa giải thường gặp”, Sở Tư pháp, năm 2017.
- Một số bài báo đề cập đến vị trí, vai trị và ý nghĩa của cơng
tác hịa giải ở cơ sở như: “Coi trọng cơng tác hịa giải ở cơ sở” của
Lưu Thùy Dung trên Báo Nhân dân, số ra ngày 7/3/2010; “Một cách
làm tốt cơng tác hịa giải ở cơ sở” của Ngọc Hiển, báo Pháp luật Việt
Nam, ngày 27/9/2010; “Công nhận kết quả hịa giải thành ngồi Tịa
án trong Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015” của Thạc sỹ Phan Hồng
Nguyên trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật.

Các cơng trình nghiên cứu trên có giá trị như là nguồn tài liệu


3
để tác giả tham khảo thực hiện đề tài này. Tuy nhiên hiện vẫn còn
những nội dung mà các tài liệu trên chưa nghiên cứu hoặc nghiên cứu
chưa đầy đủ như vấn đề về hỗ trợ kinh phí cho hịa giải viên; cơng tác
phối hợp trong hoạt động hịa giải ở cơ sở; những khó khăn, bất cập
trong việc việc thực hiện quy định về cơng nhận kết quả hịa giải thành
ngồi Tịa án…Vì vậy trên cơ sở các quy định pháp luật về hòa giải ở
cơ sở hiện hành cùng với việc tham khảo các tài liệu nêu trên, tác giả
sẽ tiếp tục nghiên cứu và phân tích kỹ hơn về tình hình thực hiện pháp
luật về hịa giải ở cơ sở.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Luận văn nhằm nghiên cứu, đánh giá q trình tổ chức thực
hiện pháp luật về hịa giải cơ sở thơng qua hoạt động hịa giải ở cơ sở
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Qua đó tìm ra những bất cập, khó khăn
trong q trình tổ chức thực hiện, đề xuất những giải pháp nhằm nâng
cao hơn nữa chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở cũng như góp
phần hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam để phù hợp với xu thế
hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Tiếp tục làm rõ những vấn đề có tính lý luận và pháp luật
về hòa giải ở cơ sở và thực tiễn thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ
sở.
- Nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đánh giá chính xác, khoa học về

thực trạng và phân tích nguyên nhân của thực trạng cơng tác hịa
giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện pháp
luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, góp phần nâng
cao hiệu quả cơng tác hịa giải ở cơ sở ở Việt Nam nói chung, trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về
hòa giải cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu


4
- Về không gian: Địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với 14 huyện,
thành phố trong tỉnh.
- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2014 đến 2017.
- Về nội dung: Trên cơ sở các quy định pháp luật về hòa giải
ở cơ sở, luận văn nghiên cứu phân tích, đánh giá một cách tồn diện
về thực trạng thực hiện pháp luật hịa giải ở cơ sở tại địa phương.
Trên cơ sở đó phát hiện những điểm chưa hợp lý, những hạn chế, tồn
tại vướng mắc để đề xuất phương hướng và những giải pháp có tính
khả thi nhằm nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về hòa giải ở
cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ
nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp
luật; các quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp

phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, góp phần bảo đảm
ổn định trật tự, an tồn xã hội của đất nước.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đồng thời sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: Phương
pháp phân tích tài liệu; Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp;
Phương pháp so sánh, đánh giá; Phương pháp quan sát
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần cung cấp các luận cứ khoa
học về thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở, bổ sung thêm vào các
nghiên cứu lý luận, pháp lý về thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần nâng cao nhận thức
của các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng trong việc tham
mưu, tổ chức thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật hòa giải ở
cơ sở
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ
sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảo đảm thực hiện
pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi


5
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thực hiện pháp luật về
hòa giải ở cơ sở

1.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở
1.1.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật được hiểu là q trình hoạt động có mục
đích làm cho các qui định của pháp luật trở thành những hoạt động
thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật và được thực hiện trong
thực tế cuộc sống.
1.1.1.2. Khái niệm hòa giải ở cơ sở
Hòa giải ở cơ sở là hoạt động của một bên trung gian để
hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thoả
thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật
và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân; củng
cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia
đình và cộng đồng dân cư; phịng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật,
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở thơn, tổ dân phố, bản, làng, xóm, ấp
và các cụm dân cư khác theo quy định của pháp luật.
1.1.1.3. Khái niệm thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở
Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở là q trình hoạt
động có mục đích làm cho những quy phạm pháp luật về hòa giải ở
cơ sở đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của
các chủ thể pháp luật nhằm góp phần giải quyết vi phạm pháp luật và
tranh chấp nhỏ trong nhân dân; củng cố, phát huy những tình cảm và
đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư; giảm
bớt một phần gánh nặng cho tịa án và các cơ quan hành chính nhà
nước, góp phần tạo sự ổn định để phát triển kinh tế - xã hội; phòng
ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
1.1.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở
1.1.2.1. Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở khơng mang tính tố
tụng
1.1.2.2. Thực hiện pháp luật hịa giải ở cơ sở là sự kết hợp hài hòa
giữa pháp luật và đạo đức xã hội

1.1.2.3. Thực hiện pháp luật hịa giải ở cơ sở mang tính tự nguyện
1.1.2.4. Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở chỉ giới hạn trong


6
phạm vi và đối tượng nhất định
1.1.2.5. Thực hiện pháp luật hịa giải ở cơ sở có trình tự, thủ tục đa
dạng, linh hoạt
1.1.3. Vai trò thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở
1.1.3.1. Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở góp phần củng cố, tăng
cường truyền thống đoàn kết, xây dựng nếp sống văn minh
1.1.3.2. Thực hiện pháp luật hịa giải ở cơ sở góp phần giải quyết,
phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự, an tồn xã
hội
1.1.3.3. Thực hiện pháp luật hịa giải ở cơ sở góp phần hạn chế
khiếu kiện, tiết kiệm thời gian, công sức, tài sản của Nhà nước và
nhân dân
1.1.3.4. Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở góp phần tuyên truyền
phổ biến, giáo dục pháp luật
1.2. Nội dung thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở
1.2.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Ngày 04/11/2013, Bộ tư pháp ban hành Quyết định
2611/QĐ-BTP về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Hòa
giải ở cơ sở, trong đó đã quy định các nội dung về tổ chức hội nghị
tập huấn, quán triệt nội dung cơ bản của Luật Hòa giải ở cơ sở, các
văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đối với các cán bộ,
công chức tư pháp; báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; tuyên
truyền viên pháp luật và hòa giải viên. Biên soạn, phát hành các tài
liệu phổ biến, giới thiệu Luật Hòa giải ở cơ sở.
1.2.2. Chỉ đạo triển khai thực hiện

Luật Hòa giải ở cơ sở đã thể hiện sự phân cấp rõ ràng giữa
Trung ương và địa phương, cơ chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản
lý nhà nước giữa các ngành và các cấp trong cơng tác hịa giải ở cơ
sở. Ngồi những nhiệm vụ của UBND các cấp quy định tại Điều 29
Luật Hòa giải ở cơ sở, Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày
27/02/2014 của Chính phủ quy định thêm một số trách nhiệm của
UBND các cấp trong quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở nhằm đáp
ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với cơng tác này.
1.2.3. Xây dựng chương trình, tài liệu
Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp đã xây dựng chương trình bồi
dưỡng nghiệp vụ hịa giải ở cơ sở, chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu
mẫu; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đối tượng thực hiện công tác
quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở cấp tỉnh.


7
Sở Tư pháp tổ chức và hướng dẫn cơ quan tư pháp cấp dưới
tổ chức biên soạn, phát hành tài liệu phù hợp với các đối tượng tại địa
phương; bồi dưỡng nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý nhà nước,
nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tư
pháp.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên của Mặt trận phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng tài
liệu, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đối tượng thực hiện cơng tác
quản lý nhà nước về hịa giải ở cơ sở cấp tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn tổ
chức cấp dưới của mình phối hợp với cơ quan Tư pháp cùng cấp
trong việc biên soạn tài liệu, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thực hiện
quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở tại
địa phương.
1.2.4. Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện hòa giải

ở cở sở
Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tư pháp, UBND cấp tỉnh có
trách nhiệm chỉ đạo củng cố, kiện tồn cán bộ, công chức đáp ứng
yêu cầu quản lý công tác hòa giải ở địa phương; Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức cấp dưới của mình phối hợp với
cơ quan Tư pháp cùng cấp trong việc củng cố, kiện toàn tổ chức và
nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở; khuyến khích các
thành viên, hội viên tham gia tích cực vào hoạt động hịa giải ở cơ sở.
1.2.5. Bảo đảm điều kiện thực hiện
Tại Điều 6 Luật Hòa giải ở cơ sở, Điều 12 Nghị định số
15/2014/NĐ-CP đã quy định ngun tắc hỗ trợ kinh phí cho cơng tác
hòa giải ở cơ sở; Điều 14 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP quy định
điều kiện để hòa giải viên được hưởng thù lao theo vụ, việc; Về thủ
tục thanh toán thù lao cho hòa giải viên được quy định tại Điều 15
Nghị định số 15/2014/NĐ-CP
Trường hợp hòa giải viên bị tai nạn hoặc rủi ro làm ảnh
hưởng đến sức khỏe, tính mạng…được xem xét hỗ trợ theo quy định
tại Điều 16, Điều 17 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP.
1.2.6. Kiểm tra, đánh giá công tác thực hiện
Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 29, Luật Hòa giải ở cơ sở quy
định, UBND cấp xã có trách nhiệm chủ trì phối hợp với
UBMTTQVN cùng cấp tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen
thưởng về hòa giải ở cơ sở. Tại các Điều 5, Điều 6 Nghị quyết liên


8
tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN ngày 18/11/2014 của
Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quy
định về cơng tác kiểm tra, giám sát [17]:

Bên cạnh đó Nghị quyết liên tịch 01 cũng quy định rõ về
công tác tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật về hòa giải
ở cơ sở; tổ chức hội thi hòa giải viên giỏi; tổ chức khen thưởng về
hòa giải ở cơ sở
1.3. Các chủ thể thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở
1.3.1. Hòa giải viên, tổ hịa giải
Việc bầu, cơng nhận hịa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải phải
theo quy định pháp luật về hòa giải. Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết
định công nhận hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải. Quyết định công
được gửi cho Ban thường trực UBMTTQVN cấp xã, Trưởng ban công
tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, hịa giải viên và thơng
báo cơng khai ở thơn, tổ dân phố.
1.3.2. Người được mời tham gia hòa giải
Trong q trình hịa giải, nếu thấy cần thiết, hịa giải viên và
một trong các bên khi được sự đồng ý của bên kia có thể mời người
có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình
độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng , chức sắc tôn giáo, người
biết rõ vụ, việc; đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín
khác tham gia hịa giải (khoản 1 Điều 19 Luật Hòa giải ở cơ sở).
1.3.3. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện việc quản lý về công
tác hòa giải ở cơ sở
Chương IV Luật Hòa giải ở cơ sở quy định trách nhiệm quản
lý nhà nước về hòa giải cơ sở; trách nhiệm của UBND các cấp; trách
nhiệm của UBMTTQVN các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt
trận.
Luật quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý nhà nước của
Chính phủ, trách nhiệm trực tiếp của Bộ Tư pháp, trách nhiệm của
UBND các cấp trong việc thực hiện cơng tác quản lý nhà nước về
hịa giải ở cơ sở tại Điều 28 và Điều 29 của Luật. Các quy định này
đã thể hiện sự phân cấp cụ thể giữa cơ quan quản lý nhà nước ở trung

ương và địa phương trong quản lý nhà nước về cơng tác hịa giải ở cơ
sở.
1.4. Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ
sở
1.4.1. Thành lập, kiện tồn tổ hịa giải và cơng nhận tổ trưởng tổ


9
hòa giải, hòa giải viên; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và
kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên; đề ra giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở
Cơ quan quản lý nhà nước về cơng tác hịa giải trên cơ sở các
quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở phải ban hành văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn thành lập, kiện tồn tổ hịa giải và cơng nhận tổ trưởng tổ
hịa giải, hịa giải viên. Bên cạnh đó là thực hiện việc hỗ trợ tài liệu,
phổ biến pháp luật phục vụ hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định,
hướng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cũng như kỹ
năng, nghiệp vụ hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở.
1.4.2. Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm
vi hòa giải được hòa giải kịp thời theo yêu cầu của các bên
Đây cũng là một trong những nguyên tắc của hịa giải ở cơ
sở. Theo tiêu chí này thì các vụ, việc thuộc phạm vi hịa giải phải
được tiếp nhận và thực hiện hòa giải theo quy định. Trong đó phải
thống kê tổng số vụ việc được thực hiện hòa giải trên tổng số vụ việc
tiếp nhận thuộc phạm vị hòa giải với tỉ lệ như thế nào, cao hay thấp,
đạt hay không đạt để đánh giá. Đồng thời phải đánh giá cho được các
vụ việc hòa giải thành trong tổng số vụ việc được thực hiện hòa giải.
1.4.3. Bố trí đủ kinh phí hỗ trợ cơng tác hòa giải ở cơ sở theo quy
định

Theo quy định tại Điều 6 Luật Hịa giải ở cơ sở thì Nhà nước
hỗ trợ kinh phí cho cơng tác hịa giải ở cơ sở. Như vậy về cơ bản cấp
xã phải có trách nhiệm bố trí kinh phí cho cơng tác hịa giải ở cơ sở.
Chính vì vậy, việc ngân sách cấp xã hằng năm có bố trí kinh phí bảo
đảm cho cơng tác quản lý nhà nước về hịa giải ở cơ sở hay khơng;
việc hỗ trợ kinh phí hoạt động hòa giải cho các tổ hòa giải theo đúng
định mức quy định hay khơng; hỗ trợ kinh phí hoạt động hòa giải cho
các tổ hòa giải theo định mức thấp hơn định mức quy định hay không
hay việc chi thù lao hòa giải viên theo vụ cũng được xem là tiêu chí
đánh giá thực hiện pháp luật hịa giải ở cơ sở.


10
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện
pháp luật hòa giải ở cơ sở thông qua việc làm rõ các khái niệm, luận
giải các nội dung về thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, các chủ thể
thực hiện pháp luật, đồng thời đưa ra các tiêu chí đánh giá việc thực
hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở.
Những nội dung lý luận về thực hiện pháp luật về hòa giải ở
cơ sở tại Chương 1 là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng thực
hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tại
Chương 2.


11
Chương 2:
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI
Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến việc thực

hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở tại Quảng Ngãi
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quảng Ngãi nằm ở tọa độ 14 độ 32’40’ ’- 15 độ 25’ vĩ Bắc,
108 độ 06’-109độ04’ kinh Đơng. Phía Bắc giáp Quảng Nam, phía
Nam giáp Bình Định, phía Tây Nam giáp tỉnh Kon Tum, phía Đơng
giáp biển Đơng. Chiều dài của tỉnh theo hướng Bắc-Nam khoảng
100km, chiều rộng theo hướng Đông –Tây khoảng hơn 50km. Diện
tích tự nhiên 5.135.20km2. Hiện Quảng Ngãi có 01 thành phố (thành
phố Quảng Ngãi), 06 huyện đồng bằng, 06 huyện miền núi và 01
huyện đảo. Quảng Ngãi có địa hình tương đối phức tạp với các dạng địa
hình đồi núi, đồng bằng ven biển.
Những đặc điểm này ảnh hưởng khơng nhỏ đến tính cách
người dân Quảng Ngãi. Vì vậy việc tiếp cận đối tượng này để thực
hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng như tổ chức hòa
giải cũng cần phải chú ý tới những đặc điểm đó.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội
Theo thống kê, dân số Quảng Ngãi đến năm 2015 là
1.246.165 người; trên địa bàn tỉnh có 17 dân tộc anh em cùng sinh
sống, là tỉnh khơng có nhiều tơn giáo. Tình hình an ninh chính trị, trật
tự an tồn xã hội ở tỉnh khá ổn định, Về điều kiện kinh tế, hiện
Quảng Ngãi có Khu kinh tế Dung Quất, 03 khu công nghiệp đang
hoạt động, 11 cụm công nghiệp, 22 làng nghề và hơn 3.000 doanh
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng sản phẩm trên địa bàn
tỉnh (GRDP) năm 2017 ước đạt 45.386,0 tỷ đồng. Quảng Ngãi là
mảnh đất có bề dày lịch sử về văn hóa, nổi bật là Văn hóa Sa Huỳnh
và Văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Người
Quảng Ngãi có truyền thống u nước, đồn kết chống giặc ngoại
xâm, có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, truyền thống nhân
nghĩa, hiếu học.
Bên cạnh những ưu điểm, người Quảng Ngãi cũng có những

hạn chế nhất định trong tính cách, tâm lý và sinh hoạt có ảnh hưởng
khơng nhỏ đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật


12
cũng như cơng tác hịa giải ở cơ sở.
2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về hịa giải ở cơ sở tại tỉnh
Quảng Ngãi
2.2.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
- Công tác tuyên truyền, phổ biến thông qua tổ chức Hội
nghị, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải ở cơ sở. Đã tổ
chức 01 hội nghị cấp tỉnh, 16 lớp bồi dưỡng, kiến thức pháp luật, kỹ
năng nghiệp vụ về hòa giải cơ sở cho hơn 2.000 lượt người tham gia
tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Bộ Tư pháp
tổ chức lớp tập huấn; tổ chức lồng ghép gần 40 lớp trong các đợt tập
huấn, theo các Đề án cho hơn 7.000 đối tượng; cử gần 150 lượt báo
cáo viên pháp luật của Sở về địa phương triển khai.
Hàng năm các huyện, thành phố cũng đã chủ động triển khai
đồng bộ, kịp thời và phổ biến sâu rộng ở các xã, phường, thị trấn đều
tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ,
kỹ năng hịa giải cho cán bộ làm cơng tác hịa giải và hòa giải viên ở
cơ sở và phổ biến các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
- Cơng tác tun truyền, phổ biến cịn thơng qua các phương
tiện thông tin đại chúng, biên soạn, phát hành tài liệu và các hình
thức khác.
- Tổ chức các cuộc thi và tham gia Hội thi “Hòa giải viên
giỏi”: Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức thành cơng Hội
thi “Hịa giải viên giỏi tỉnh Quảng Ngãi” lần thứ III năm 2013;
Tham gia Hội thi “Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III”; hàng
năm Quảng Ngãi đều ban hành kế hoạch tổ chức các cuộc thi viết tìm

hiểu pháp luật (Hiến pháp 2013, Luật Hơn nhân và gia đình, Bộ luật
dân sự...) cho cán bộ, cơng chức, viên chức, người lao động và Nhân
dân trên địa bàn tỉnh.
2.2.2. Công tác xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai
thực hiện.
Quảng Ngãi đã ban hành Nghị quyết, Quyết định quy định
một số mức chi cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi; ban hành kế hoạch về triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ
sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; các văn bản về tổ chức, tham gia
cuộc thi, hội thi hịa giải viên giỏi.
Ngồi ra, hàng năm UBND tỉnh đều ban hành Kế hoạch về
triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi (trong đó có cơng tác hịa giải ở cơ sở); đồng thời ban


13
hành công văn, kế hoạch về công tác tuyên truyền, PBGDPL và ln
chú trọng đến cơng tác hịa giải ở cơ sở về việc rà sốt, kiện tồn tổ
hịa giải và hòa giải viên ở cơ sở; thực huện hướng dẫn, kiểm tra thực
hiện cơng tác hịa giải ở cơ sở và sơ kết 03 năm thực hiện Luật Hòa
giải ở cơ sở…Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh, các địa phương
đã xây dựng Kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc
triển khai, phổ biến các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên
địa bàn huyện, thành phố và cấp xã.
2.2.3. Biên soạn, phát hành tài liệu nghiệp vụ cơng tác hịa giải ở
cơ sở
Tổ chức in, biên soạn và cấp phát hơn 5.000 tờ gấp tuyên
truyền phổ biến các nội dung của Luật Hòa giải ở cơ sở, Nghị định
số 15/2014/NĐ-CP; tổ chức in và cấp phát 3.000 cuốn sổ tay hòa giải
ở cơ sở cho các hòa giải viên để tham khảo, cấp phát 2.600 Sổ theo

dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở cho các tổ hòa giải, biên soạn và cấp
phát hơn 10.000 tài liệu cho đại biểu tham dự; in và cấp phát 20 Bản
tin Tư pháp với 20.000 cuốn cấp phát đến các xã, phường, thị
trấn…có nội dung liên quan đến thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở.
2.2.4. Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện pháp
luật hòa giải ở cơ sở
- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn củng cố, kiện tồn đội ngũ
làm cơng tác quản lý nhà nước về hịa giải ở cơ sở; đội ngũ cán bộ,
cơng chức của tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ theo dõi,
hướng dẫn cơng tác hịa giải ở cơ sở; kiện tồn mạng lưới tổ hịa giải,
hịa giải viên
Theo thống kê đến nay có 474 cán bộ làm cơng tác quản lý
cơng tác hịa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Theo thống kê hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1.308 tổ hịa giải
với 8.614 hịa giải viên ở cơ sở tại 1.099 thôn, tổ dân phố. Trong đó
có 6.967 hịa giải viên nam, 1.647 hịa giải viên nữ, 184 hịa giải viên
có trình độ chun mơn luật, 8.429 hịa giải viên chưa qua đào tạo
chun mơn luật.
- Kết quả hoạt động hòa giải ở cơ sở: Tỉ lệ hịa giả thành
trung bình từ 74-85% và một số địa phương có tỷ lệ hịa giải thành
cao đạt 90%.
Theo thống kê (từ năm 2014 đến hết năm 2017):
+ Tiếp nhận 13.626 vụ, việc; hòa giải thành 10.443 vụ, việc;
hịa giải khơng thành 2.355 vụ, việc. (Biểu đồ 2)


14
+ Tiếp nhận: 4.736 vụ, việc thuộc lĩnh vực dân sự, hơn nhân
và gia đình; 4.120 vụ, việc khác. (Biểu đồ 2.3)
2.2.5. Việc hỗ trợ kinh phí cho cơng tác hòa giải ở cơ sở

Hiện nay, nội dung chi, mức chi cho cơng tác hịa giải ở cơ
sở thực hiện theo Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP
ngày 30/7/2014 và Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày
13/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về Quy định một số mức chi
cho cơng tác hịa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Theo quy
định về cơ bản địa phương phải có trách nhiệm tự cân đối ngân sách
đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. Tuy nhiên
trên thực tế nguồn kinh phí ở địa phương hầu hết khơng đảm bảo để
hỗ trợ, thậm chí có địa phương chưa bố trí kinh phí cho hoạt động
này.
Kinh phí cấp cho cơng tác hịa giải ở cơ sở từng năm/tồn tỉnh: Ở
cấp tỉnh, trung bình mỗi năm khoảng 70-100 triệu đồng.
2.2.6. Phối hợp, kiểm tra, đánh giá công tác thực hiện pháp luật
hòa giải ở cơ sở
Các cơ quan Tư pháp các cấp có sự phối hợp chặt chẽ với Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên
của Mặt trận trong hoạt động hòa giải ở cơ sở. Công tác tổng hợp,
báo cáo thống kê số liệu trên địa bàn tỉnh được thực hiện nghiêm túc,
theo quy định. Hàng năm, Sở đã tổ chức sơ kết, tổng kết, khen
thưởng về cơng tác hịa giải ở cơ sở được tổ chức lồng ghép trong
công tác hoạt động cùng ngành Tư pháp. Ngoài ra, ở địa phương
cũng đã thực hiện tốt việc tổ chức sơ kết, tổng kết và khen thưởng
cho những cá nhân có thành tích xuất sắc trong cơng tác hịa giải ở cơ
sở trên địa bàn.
2.3. Đánh giá chung về thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên địa
bàn tỉnh
2.3.1. Ưu điểm
Một là, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, lãnh
đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể về vai trị, tầm quan trọng
của cơng tác hịa giải ở cơ sở đã được nâng lên, đặc biệt là sự chỉ đạo,

hướng dẫn của cơ quan tư pháp địa phương, sự phối hợp của các tổ
chức chính trị - xã hội.
Hai là, hệ thống văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở đầy
đủ, đồng bộ đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc nâng cao hiệu
quả cơng tác hịa giải ở cơ sở.


15
Ba là, một số địa phương đã quan tâm, bố trí nguồn kinh phí
nhất định phục vụ cơng tác hịa giải ở cơ sở.
Bốn là, tiêu chuẩn, số lượng hòa giải viên và thành phần
của tổ hòa giải bảo đảm đúng theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ
sở, quy tụ được lực lượng nịng cốt, có uy tín, kinh nghiệm trong
cộng đồng dân cư, bảo đảm hoạt động hòa giải đạt hiệu quả cao.
Năm là, cơ quan, những người tham gia quản lý nhà nước về
cơng tác hịa giải cơ sở, hòa giải viên, tổ hòa giải, hằng năm ln
được rà sốt, củng cố, kiện tồn và nâng cao chất lượng.
2.3.2. Hạn chế
Một là, sự phối hợp công tác của các cơ quan, đơn vị là thành
viên Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh và một số sở, ngành, địa
phương chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ.
Hai là, một số cấp ủy, chính quyền ở địa phương chưa thật
sự quan tâm đúng mức đến hoạt động hòa giải ở cơ sở, chưa bố trí
kinh phí cho cơng tác hịa giải ở cơ sở.
Ba là, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về hòa
giải chủ yếu là kiêm nhiệm nên chưa thực hiện tốt công tác tham
mưu; việc kiện tồn, củng cố các tổ hịa giải khi có thay đổi nhân sự
chưa kịp thời.
Bốn là, đội ngũ hịa giải viên chưa qua đào tào chun mơn
luật cịn nhiều, hịa giải viên thiếu kỹ năng hịa giải, ít được cập nhật

về kiến thức pháp luật… nên chất lượng hoạt động chưa cao.
Năm là, sự phối hợp giữa chính quyền cơ sở với Mặt trận
cùng cấp và các tổ chức đồn thể về cơng tác hịa giải chưa chặt chẽ,
thiếu đồng bộ nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động hòa giải ở cơ
sở.
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Một là, một số cán bộ lãnh đạo ở địa phương chưa quan tâm
đúng mức đến hoạt động hòa giải ở cơ sở; công tác kiểm tra đôn đốc
chưa thường xuyên.
Hai là, việc hỗ trợ, trang bị tài liệu pháp luật cho hòa giải
viên còn rất hạn chế.
Ba là, tinh thần trách nhiệm của một số hòa giải viên chưa
cao, kinh nghiệm, kỹ năng và vận dụng pháp luật còn hạn chế.
Bốn là, cơng tác phối hợp giữa chính quyền và Mặt trận ở
một số địa phương chưa tích cực mạnh mẽ đã ảnh hưởng đến hoạt
động này ở cơ sở.


16
2.3.4. Bài học kinh nghiệm
Một là, cần chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ
biến sâu rộng chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng,
Nhà nước về pháp luật hòa giải ở cơ sở .
Hai là, sự phối hợp hiệu quả giữa chính quyền địa phương
với Ủy ban MTTQVN và các Hội đoàn thể ở cở sở đóng vai trị hết
sức quan trọng trong q trình triển khai thực hiện hòa giải ở cơ sở.
Ba là, các cấp ủy, chính quyền cần nhận thức đúng đắn, sâu
sắc và tồn diện về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của cơng tác hịa
giải ở cơ sở.
Bốn là, thường xuyên cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật

cho tổ hòa giải và hòa giải viên.
Năm là, cấp ủy đảng, chính quyền ở địa phương phải thực sự
quan tâm đến cơng tác hịa giải ở cơ sở.
Sáu là, tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng và
nghiệp vụ hịa giải cho đội ngũ làm cơng tác hịa giải ở cơ sở.
Bảy là, thực hiện kiểm tra đánh giá, khen thưởng trong hoạt
động hòa giải ở cơ sở, thường xuyên bảo đảm những điều kiện về vật
chất tốt nhất cho hoạt động này.
Tám là, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong cơng
tác hịa giải có ý nghĩa quyết định trong việc duy trì và phát triển hoạt
động của Tổ hòa giải.


17
Tiểu kết Chương 2
Tại Chương 2, luận văn đã phân tích những yếu tố, điều kiện
tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội tác động đến cơng tác thực hiện
pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Đồng thời đánh giá tình hình thực hiện
pháp luật về hịa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với 06 nội
dung cơ bản. Từ đó luận văn đã đánh giá chung về thực hiện pháp
luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh thơng qua việc phân tích ưu
điểm, chỉ rõ những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế.
Trên cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở
và thực trạng thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh,
luận văn sẽ đưa ra những phương hướng, giải pháp bảo đảm thực
hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh trong thời gian
tới.


18

Chƣơng 3:
PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NGÃI
3.1. Phƣơng hƣớng bảo đảm thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ
sở
3.1.1. Bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên
cơ sở “lấy dân làm gốc”, phát huy quyền làm chủ nhân dân và các
thiết chế tự quản của nhân dân, tăng cường sự đồng thuận trong
nhân dân.
Đảng ta chủ trương “Hướng mạnh về cơ sở, quan tâm củng
cố cơ sở xã hội của chính trị, cơ sở là nơi chính quyền trong lòng
dân”.
Một trong những đặc trưng quan trọng của nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa là phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức tự quản.
Phát huy các thiết chế tự quản của nhân dân, nhất là các thiết chế tự
quản ở cơ sở.
3.1.2. Hòa giải ở cơ sở là hình thức tự quản của nhân dân, đồng
thời cũng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
Hiến pháp 1992 ghi nhận tại Điều 127: “Ở cơ sở thành lập
các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm
pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp
luật”.
Những quan điểm của Đảng về hòa giải ở cơ sở đã được thể
chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, từ
Hiến pháp đến các Bộ luật, Luật và các văn bản dưới luật, trong đó
quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, trở
thành nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị nhằm đưa các quy
định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở vào trong đời sống xã hội, góp
phần đắc lực trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển

kinh tế-xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
3.1.3. Tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật về hòa giải ở cơ sở
3.1.3.1. Thực hiện đúng bản chất của hòa giải ở cơ sở, bảo đảm pháp
luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Bản chất của hòa giải ở cơ sở là tính tự quản, tự nguyện của
quần chúng nhân dân, là hoạt động khơng mang tính tố tụng, do vậy


19
phương thức tiến hành, chủ thể tiến hành, thời gian, địa điểm hịa giải
là rất linh hoạt, khơng cứng nhắc, miễn là đạt được mục đích.
3.1.3.2. Đảm bảo hoạt động hòa giải ở cơ sở là hạt nhân trong việc
thực hiện phong trào: “Tồn dân đồn kết xây dựng nơng thôn mới,
đô thị văn minh”
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn xác định cơng tác
PBGDPL nói chung, cơng tác về hịa giải ở cở sở nói riêng là khâu
quan trọng khơng thể thiếu nhằm nâng cao dân trí, giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội. Hịa giải ở cơ sở là hạt nhân trong
việc thực hiện phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng nơng thơn
mới, đơ thị văn minh” trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thực hiện tốt pháp
luật về hòa giải ở cơ sở sẽ là tiền đề cho phát triển kinh tế, văn hóa
đảm bảo trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
3.1.3.3. Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội
Hịa giải ở cơ sở không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan hữu
quan mà còn là nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban
ngành, đồn thể và của mọi người dân.
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở
tại tỉnh Quảng Ngãi
3.2.1. Xây dựng, hồn thiện pháp luật về hịa giải ở cơ sở .

- Thứ nhất, UBND tỉnh Quảng Ngãi cần kiến nghị Chính phủ
thực hiện một số sửa đổi:
* Quy định về phạm vi hòa giải ở cơ sở trong Nghị định số
15/2014/NĐ-CP theo hướng khơng quy định việc hịa giải ở cơ sở đối
với các trường hợp vi phạm pháp luật hình sự và vi phạm pháp luật
hành chính, trừ việc hòa giải phần trách nhiệm dân sự, bồi thường
thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính gây ra.
* Kiến nghị sửa đổi quy định về quy trình, thủ tục bầu hịa
giải viên tại Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CPUBTƯMTTQVN theo hướng đơn giản hơn, tránh việc hành chính
hóa quy trình bầu, cơng nhận hịa giải viên.
- Thứ hai, đối chiếu với các quy định của pháp luật tố tụng
dân sự và các quy định khác liên quan đến hịa giải nói chung để bảo
đảm sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các loại hình hịa giải.
- Thứ ba, Bộ Tư pháp và các cơ quan chức năng cần rà sốt,
nghiên cứu để kiến nghị Chính phủ đề xuất Quốc hội sửa đổi Luật
hòa giải ở cơ sở, trong đó bổ sung quy định về quyền yêu cầu Tòa án


20
cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi Tịa án để thống nhất với quy
định tại Chương XXXII Bộ luật tố tụng dân sự và nâng cao hiệu lực
của kết quả hòa giải thành. Đồng thời bổ sung quy định về trách
nhiệm của Tòa án trong việc hỗ trợ hoạt động hịa giải ở cơ sở thơng
qua thủ tục cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi tịa án.
- Thứ tư, nhanh chóng ban hành Đề án “Kiện tồn và nâng
cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở”.
- Thứ năm, về phía địa phương, ngành Tư pháp cần chủ
động, tích cực tham mưu cho UBND cùng cấp ban hành các văn bản
chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của
pháp luật về hòa giải ở cơ sở; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đơn

đốc, hướng dẫn cơng tác hịa giải cơ sở.
- Thứ sáu, cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và đồn thể trong việc thực hiện pháp
luật về hịa giải ở cơ sở.
3.2.2. Nâng cao trách nhiệm, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp
ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi về cơng tác hịa giải ở cơ sở
Một là, Tỉnh ủy Quảng Ngãi cần ban hành văn bản chỉ đạo,
tăng cường về cơng tác hịa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Qua đó
củng cố và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị, ý nghĩa của việc
thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở đối với các cấp ủy Đảng và cán
bộ đảng viên.
Hai là, HĐND và UBND tỉnh có trách nhiệm ban hành văn
bản để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện văn bản của Tỉnh ủy. Từ đó,
các cấp chính quyền phải có sự quan tâm thích đáng đối với nhiệm vụ
quản lý nhà nước về hoạt động hòa giải ở cơ sở của mình, bảo đảm
cho đường lối chủ trương của Đảng về cơng tác hịa giải ở cơ sở được
thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội.
Ba là, UBND các cấp chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, phổ
biến sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước về cơng tác hịa giải ở cơ sở. Xác định cơng tác hịa
giải là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần tích cực vào
việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng, khu dân cư.
Bốn là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành
viên của Mặt trận cần tăng cường trách nhiệm, tranh thủ sự quan tâm
lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền, phối hợp
chặt chẽ với các tổ chức xã hội khác nhằm tạo sức mạnh tổng hợp


21

của tồn bộ hệ thống chính trị cho cơng tác hòa giải ở cơ sở.
Năm là, ngành Tư pháp cần lập kế hoạch, tham mưu với
UBND cùng cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật; tránh việc tổ chức mang tính hình thức hoặc theo lối mịn cũ gây
nhàm chán. Việc biên soạn tài liệu phải ngắn gọn, nội dung phải xúc
tích, chính xác, dễ hiểu và phù hợp với trình độ của hịa giải viên.
Tiếp tục xây dựng, củng cố hệ thống tủ sách pháp luật trên địa bàn
tỉnh.
Sáu là, các hịa giải viên ngồi việc được bồi dưỡng các kiến
thức pháp luật, tập huấn các kỹ năng nghiệp vụ hịa giải thì cũng phải
cần được triển khai, quán triệt nội dung đường lối, chủ trương của Đảng
có liên quan để phục vụ vào cơng tác hịa giải cũng như tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật. Việc triển khai các đường lối, chủ trương
của Đảng cần phải đúng phương pháp, phù hợp với trình độ, tâm lý từng
nhóm đối tượng hịa giải viên.
Bảy là, cần tăng cường các biện pháp để đưa pháp luật về tận
cơ sở, đến với mỗi người dân; biên soạn sổ tay về hịa giải; tun
truyền thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng... Nghiên cứu
đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL phù hợp với đặc thù của từng
nhóm đối tượng, từng địa bàn. Phương pháp tuyên truyền cần đơn
giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Đặc biệt cần chú ý đến đối tượng là
người đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Tám là, việc tuyên truyền quán triệt các chủ trương, chính
sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về hòa giải ở cơ sở việc
làm thường xuyên, liên tục theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”; phổ biến
lồng ghép với các hoạt động khác diễn ra ở địa phương.
3.2.3. Củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý về
cơng tác hịa giải ở cơ sở; đội ngũ hòa giải viên cơ sở trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi
- Một là: Sở Tư pháp cần tăng cường vai trò tham mưu, phối

hợp với các cơ quan, địa phương rà sốt, củng cố đội ngũ cơng chức
Tư pháp-Hộ tịch cấp xã để làm cơ sở cho quản lý nhà nước về cơng
tác tư pháp, trong đó có quản lý về hịa giải ở cơ sở.
- Hai là: Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi cần tiếp tục ký kết kế
hoạch phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các
hội, đoàn thể để tăng cường công tác phối hợp trong quản lý nhà
nước về hòa giải ở cơ sở. Tăng cường phối hợp trong việc rà sốt,
giới thiệu những người có đủ trình độ, năng lực và uy tín trong cộng


22
đồng dân cư để bầu làm tổ viên tổ hòa giải.
- Ba là: Tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng
cho đội ngũ hịa giải viên. Trong đó cần chú ý tập huấn riêng cho
từng nhóm đối tượng.
- Bốn là: Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi, Phòng Tư pháp cấp
huyện có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ
đạo, hướng dẫn củng cố và đầu tư trang bị sách, tài liệu pháp luật cho
Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn... để tổ viên Tổ hịa giải có
điều kiện tự tìm hiểu, nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức pháp luật
cũng như kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở.
- Năm là: Sở Tư pháp làm đầu mối tham mưu UBND tỉnh
chỉ đạo UBND cấp huyện, UBND cấp xã thường xuyên rà soát, củng
cố, kiện tồn và thống kê tình hình tổ chức và hoạt động hịa giải ở cơ
sở.
3.2.4. Gắn cơng tác hịa giải ở cơ sở với cơng tác tun truyền, giáo
dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi
Để gắn kết công tác hịa giải ở cơ sở với cơng tác tun
truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cần huy động và khuyến

khích đội ngũ luật sư, luật gia và những người am hiểu pháp luật
tham gia tích cực vào các hoạt động hòa giải ở cơ sở; chỉ đạo, hướng
dẫn mạng lưới tổ chức trợ giúp pháp lý tích cực tham gia hoạt động
hịa giải ở cơ sở thơng qua các hoạt động trợ giúp pháp lý tại địa
phương; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Câu lạc bộ trợ giúp
pháp lý và Tổ hòa giải ở cơ sở.
3.2.5. Thực hiện thường xuyên, có hiệu quả việc tổng kết, khen
thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong cơng
tác hịa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp định kỳ 6 tháng, hàng năm xây
dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra cơng tác hịa giải ở cơ sở trên địa
bàn mình phụ trách.
- Thực hiện nghiêm túc, đúng thẩm quyền chế độ thông tin,
báo cáo, thống kê về hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của
pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác sơ kết,
tổng kết, khen thưởng đối với hoạt động hòa giải cơ sở theo quy định
của pháp luật; bảo đảm hàng năm 100% cấp huyện và cấp xã có tổng
kết cơng tác hịa giải. Phát động phong trào thi đua và có biểu dương,


23
khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc
trong cơng tác hịa giải ở cơ sở.
3.2.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí đảm bảo cho
cơng tác hịa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- UBND tỉnh Quảng Ngãi tham mưu trình HĐND tỉnh ban
hành Nghị quyết chuyên đề về cơng tác hịa giải ở cơ sở, theo đó
hàng năm hỗ trợ nguồn kinh phí trực tiếp từ ngân sách cấp tỉnh cho
cơng tác hịa giải, giao cho Sở Tư pháp triển khai thực hiện, không để

ngân sách cấp xã bố trí như hiện nay. Có như vậy, các địa phương
trong tỉnh mới có kinh phí đảm bảo cho cơng tác hịa giải ở cơ sở.
- UBND các cấp bên cạnh nguồn ngân sách của tỉnh cần tăng
cường huy động nguồn kinh phí của các tổ chức, cá nhân tài trợ, hỗ
trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; xây dựng, ban hành các quy định
về chế độ đãi ngộ đối với tổ viên Tổ hòa giải ở cơ sở.
- Sở Tư pháp, Phịng Tư pháp, cơng chức Tư pháp - Hộ tịch
phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp hướng dẫn xây dựng, kiểm
tra việc lập dự tốn, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho hoạt
động hòa giải ở cơ sở theo quy định. Thực hiện rà soát các quy định
về sử dụng kinh phí cho hoạt động hịa giải ở cơ sở để sửa đổi, bổ
sung kịp thời, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn kinh phí cho cơng tác
hịa giải ở cơ sở.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện báo cáo
thống kê về kinh phí nhằm đảm bảo cho cơng tác hịa giải ở cơ sở
thực hiện có hiệu quả.
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật
hịa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tại Chương 3, luận văn
đã đưa ra những phương hướng, đồng thời đề xuất những giải pháp
nhằm bảo đảm cho công tác thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Hòa giải ở cơ sở, thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở là
nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, vì vậy, để tổ chức thực hiện pháp
luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh ngày càng chất lượng, hiệu quả
việc đầu tiên là phải tìm được phương hướng cụ thể, sau đó thực hiện
thống nhất, đồng bộ các giải pháp.



×