Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.75 KB, 9 trang )

HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

ẢNH HƢỞNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
Bùi Văn Bằng,
Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh
Tóm tắt:
Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt kinh tế , chính
trị, xã hội và có sức lan tỏa nhanh chóng đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là “xương sống” của nền kinh tế c ng sẽ bị ảnh hưởng rất
lớn của cuộc cách mạng này: Công nghệ lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực yếu k m, chưa có
sự quan tâm đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Nam ngày càng tăng mạnh thì các doanh nghiệp này cần phải làm gì để để sớm khắc phục
những hạn chế cịn tồn tại cố hữu nhằm tận dụng được các cơ hội mà cuộc cách mạng cơng
nghiệp 4.0 đem lại.
Từ khóa: Cơng nghiệp 4.0; Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nguồn nhân lực chất lượng cao.
INFLUENCE OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 ON SMALL AND MEDIUM
ENTERPRISES IN VIETNAM
Abstract:
The industrial revolution 4.0 is having a strong impact on all economic, political and
social aspects and to spreading rapidly to many countries around the world, including Vietnam.
Vietnamese small and medium enterprises are the "backbone" of the economy wich will also be
greatly affected by this revolution: Backward technology, poor quality of human resources, no
attention to the industrial revelution 4.0. With a growing number of small and medium
enterprises in Vietnam, what should these businesses do to overcome the inherent shortcomings
in order to take advantage of the opportunities that the Industrial Revolution 4.0 bring.
Key words: Industry 4.0; Small and medium enterprises; High quality human resources
1. Đặt vấn đề
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố trong cuộc họp báo về kết quả sơ bộ Tổng
điều tra kinh tế năm 2017 cho thấy:


―Tính đến 1/1/2017 cả nước có 518.000 doanh nghiệp thực tế đang tồn tại, tăng 176.000
doanh nghiệp và gấp 1,5 lần so với năm 2012; trong đó có 505.000 doanh nghiệp thực tế hoạt
549


INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0

động. Khối doanh nghiệp cũng thu hút 14 triệu lao động, tăng 28,5% so với năm 2012; trong đó
14 triệu lao động thuộc các doanh nghiệp thực tế hoạt động. Thời kỳ 2012-2017, bình quân hàng
năm số lượng doanh nghiệp tăng 8,7%, lao động tăng hơn 5%. Xét theo quy mơ lao động, tính
đến thời điểm 1/1/2017 cả nước có hơn 10 nghìn doanh nghiệp lớn (tăng 29% so với năm 2012),
nhưng quy mô chỉ chiếm 1,9% tổng số doanh nghiệp, giảm so với 2,3% của năm 2012. Doanh
nghiệp vừa tăng 23,6%, doanh nghiệp nhỏ tăng 21,2% và doanh nghiệp siêu nhỏ tăng tới 65,5%
và chiếm 74% tổng số doanh nghiệp‖[9]. Điều này cũng cho thấy quy mô doanh nghiệp nhỏ và
vừa (DNNVV) đã tăng đáng kể so với năm 2012 và quy mô đang ngày càng nhỏ dần. Cùng với
đó, CIEM cho rằng điều kiện môi trường hạn chế đã dẫn đến việc DNNVV sử dụng nguồn lực
không hiệu quả [5].
2. Những vấn đề về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
2.1. Bối cảnh ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Lịch sử thế giới loài người đã diễn ra bốn cuộc cách mạng công nghiệp gắn liền với sự
phát triển của xã hội lồi người (Hình 2.1).

Hình 2.1: Bốn cuộc cách mạng cơng nghiệp trong lịch sử lồi người
Nguồn:[8]
- Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ nhất được bắt đầu ở nước Anh vào cuối thế kỷ 18
đầu thế kỷ 19 đánh dấu sự chuyển đổi từ phát triển nông nghiệp sang phát triển cơng nghiệp,
trong đó sự ra đời và phát triển của động cơ hơi nước giữ vai trò trung tâm, là động lực của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
- Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai lại được khởi xướng từ cuối thế kỷ 19, kéo dài

đến đầu thế kỷ 20, gắn liền với việc tăng trưởng mạnh những ngành cơng nghiệp sẵn có từ trước,
đồng thời mở rộng thêm những ngành mới như ngành điện, ngành thép, ngành dầu khí…. Việc
550


HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

phát minh và đưa điện năng vào trong sản xuất là đòn bẩy cho sự phát triển mạnh mẽ của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 diễn ra vào những năm 1970 với sự ra đời của sản
xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và Internet, tạo nên một thế giới kết nối. Đến cuối
thế kỷ 20, các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa cơ bản hồn thành nhờ những thành
tựu khoa học công nghệ cao. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là những cơng
nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng là từ cuộc cách mạng này.
- Kế thừa những thành tựu của ba cuộc cách mạng trên, cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư được ra đời từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số,. Bắt đầu năm 2013, một từ
khóa mới là ―Cơng nghiệp 4.0‖ bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề
cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược cơng nghệ cao, điện tốn hóa ngành sản xuất mà
khơng cần sự tham gia của con người. Đây được gọi là cuộc cách mạng số, thơng qua các cơng
nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo
(AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… để chuyển hóa
tồn bộ thế giới thực thành thế giới số. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh
mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng
trong xã hội. Nhờ công nghệ AI, người máy làm việc càng thơng minh, có khả năng ghi nhớ, học
hỏi vơ biên, trong khi khả năng đó ở con người càng già càng yếu đi.
2.2. Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0
- Có các kết hợp xảy ra giữa hệ thống ảo với thực thể
Công nghệ cảm biến mới, điện tốn đám mây, phân tích dữ liệu lớn, kết hợp với Internet
of things đang thúc đẩy phát triển máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thơng minh. Trong

các Smart factory, máy móc, thiết bị sẽ được kết nối internet, đồng thời sẽ liên kết với nhau qua
một hệ thống chung trong toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm để từ đó đưa ra quyết định.
- Có tốc độ phát triển theo cấp số nhân
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ , không phát triển theo tốc độ
thông thường mà nó phát triển theo cấp số nhân. Những đột phá công nghệ diễn ra với tốc độ
nhanh đã tạo nên sự thay đổi lớn trong toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và đang tạo ra một thế
giới được số hóa, tự động hóa.
- Có ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực và mọi nền kinh tế trên tồn thế giới
Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 thức đẩy các nước phát triển trên thế giới phát triển các
chương trình, các dự án khoa học mới nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh vốn có của mình. Hiện
nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của các nước phát triển
và có sực lan tỏa rộng rãi đến nhiều nước trên thế giới và nó đã và đang có những tác động lớn
về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và mơi trường ở cấp toàn cầu trong khu vực và riêng từng
quốc gia.
- Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo và đã tạo ra kỷ nguyên mới trong
công nghệ robot
Robot đã xuất hiện ở các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội, và cả trong sản xuất, nó
đã thay thế con người tham gia vào quá trình sản xuất trong các nhà máy để nâng cao năng suất.
551


INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0

Trí tuệ nhân tạo đang hiện diện xung quanh chúng ta trong các lĩnh vực như: giao thơng, giáo
dục, kinh tế - tài chính. Trong những năm qua, con người nhờ vào sự việc gia tăng năng lực điện
toán đám mây và khối lượng dữ liệu lưu trữ đã đạt được những bước tiến quan trọng trong lĩnh
vực trí tuệ nhân tạo.
3. Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam.

3.1. Những tồn tại, yếu kém của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong cuộc đua 4.0
- Chưa có sự quan tâm đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Theo Kết quả khảo sát (được thực hiện với 2.000 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh
nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội) cho thấy: ―có 85% doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đến cuộc cách
mạng 4.0, trong đó, có 55% doanh nghiệp đánh giá cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 sẽ có tác
động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam; 23% đánh giá tác động bình thường; 11% đánh giá
khơng tác động lắm và 10% đánh giá không tác động; 6% không biết‖[6].
Tuy nhiên, trong số doanh nghiệp được khảo sát: ―có đến 79% cho biết họ chưa làm gì để
đón sóng cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0; 55% doanh nghiệp đang tìm hiểu, nghiên cứu, 19%
doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch, và chỉ có 12% doanh nghiệp đang triển khai‖ [6].
Điều này nói lên rằng, cịn một bộ phận khơng nhỏ các DNNVV chưa ý thức được, hoặc
chưa quan tâm đến sự thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ,. Vì thế loại hình doanh nghiệp nay
chưa có bước chuẩn bị hữu ích để ứng phó với xu hướng biến đổi trên tồn cầu như hiện nay.
- Thiếu vốn để đổi mới
Nhìn chung các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế bởi nguồn vốn, tài nguyên, đất đai
và công nghệ. Sự hữu hạn về nguồn lực này đã cản trở các DNNVV trong việc đầu tư ứng dụng
khoa học, công nghệ, nhân lực, hệ thống quản trị… . Trong khi đó, hiện nay ở nước ta có khoảng
97% DNNVV với quy mô vốn chỉ từ 5-10 tỷ đồng, cùng với việc tiếp cận vốn vay từ ngân hàng
rất khó khăn (chỉ khoảng 70% DNNVV tiếp cận được vốn vay) nên nhiều doanh nghiệp muốn
đầu tư để đổi mới doanh nghiệp cũng khó hoặc chỉ ở mức thấp. Bên cạch đó, đa số doanh nghiệp
nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam đang sử dụng công nghệ của những năm 80 của thế kỷ XX,
trong đó 52% doanh đang sử dụng thiết bị lạc hậu, 38% doanh nghiệp sử dụng thiết bị trung
bình, chỉ 10% doanh nghiệp là sử dụng thiết bị hiện đại; Chi phí đầu tư đổi mới khoa học - cơng
nghệ của doanh nghiệp bình quân chiếm khoảng 0,3% doanh thu (ở Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là
10%, Nhật Bản là 50%) [4]. Điều này đã tạo ra khoảng cách phát triển giữa các doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Thậm trí khoảng cách này sẽ càng ngày càng xa hơn nếu doanh nghiệp Việt
Nam khơng có vốn để đỏi mới, theo kịp với tốc độ phát triển của khoa học cơng nghệ. Chính vì
thế, cần có cơ chế cho vay tài chính thơng thống hơn để các DNNVV đổi mới công nghệ nhằm
giảm nhẹ nguy cơ bị tụt hậu trọng cuộc đua 4.0
- Hạ tầng và ứng dụng công nghệ thơng tin cịn yếu k m

Cơng nghệ thơng tin và điện tử viễn thơng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong
việc hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng, chuyển đổi nhanh chóng để bắt
kịp cuộc các mạng công nghiệp 4.0. Bởi, trong xu thế hiện nay như trí tuệ nhân tạo, điện tốn
đám mây, dữ liệu lớn, bảo mật thực tại ảo, internet vạn vật … chỉ chạy được trên những thiết bị
552


HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

có kết nói Internet. Tuy nhiên ở Việt nam hiện nay mới có lĩnh vực hoạt động ngân hàng đi tiên
phong trong đầu tư kết cấu hạ tầng và có ứng dụng mạnh mẽ cơng nghệ thơng tin, cịn phần lớn
các DNNVV thực sự chưa quan tâm. Theo năm 2016 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ
thông tin, có tới 32% doang nghiệp đã thiết lập quan hệ kinh tế với đối tác nước ngoài qua kênh
trực tuyến, 11% tham gia vào sàn thương mại điện tử và 49% doanh nghiệp có website [2].
Tuy nhiên, việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin cũng đang đặt ra cho các
DNNVV Việt Nam những hiểm họa khôn lường về an ninh mạng, an ninh thông tin, đặc biệt
trong bối cảnh mà các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp.
Trong khi đó ở nước ta vấn đề bảo mật cịn chưa được các DNNVV quan tâm. Điều này khiến
các thông tin về khách hàng, tài chính nội bộ, dự án sắp triển khai của các DNNVV dễ bị lộ và bị
đánh cắp, nếu dữ liệu này rơi vào tay các đối thủ cạch tranh thì các DNNVV sẽ bị thiệt hại rất
lớn so với số tiền bỏ ra để xây dựng hệ thống bảo mật.
- Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao
Để áp dụng được các ứng dụng khoa học cơng nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh,
địi hỏi các DNNVV phải có nguồn nhân lực với kỹ năng và trình độ, kiến thức về cơng nghệ ở
mức cao. Thứ trưởng Cao Quốc Hưng - Bộ Công Thương khẳng định “với quy mơ của một nền
kinh tế có trên 700.000 doanh nghiệp, cùng với đó là hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, để đào
tạo nhân lực có kỹ năng số cho khối này đòi hỏi một nỗ lực vô cùng to lớn của nhiều chủ thể
cùng tham gia. Chúng ta cần huy động tổng lực nhiều nguồn lực xã hội hóa để đạt được mục
tiêu tổng thể, vừa đảm bảo đào tạo được cho số lượng lớn người học, vừa đảm bảo được chất

lượng đầu ra cho nhóm này”. Chương trình Bệ Phóng Việt Nam Digital 4.0 được khởi động tại
Việt Nam vào tháng 6/2018 và đã tổ chức các khóa đào tạo cho gần 85.000 người hoạt động
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến tháng 8/2019, Bộ Cơng Thương và Google đã chính
thức thiết lập quan hệ chiến lược để mở rộng chương trình Bệ Phóng Việt Nam Digital 4.0
(Accelerate Vietnam Digital 4.0), một sáng kiến của Google nhằm cung cấp các khóa đào tạo kỹ
năng số cho 500.000 người lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. [3].
Thực tế cho thấy, chất lượng Nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay thiếu và yếu. Trong
CMCN 4.0, lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) được coi là nền tảng để phát triển. Thế nhưng,
Việt Nam luôn nằm ở nguy cơ thiếu hụt lớn về nhân lực CNTT. Báo cáo của Vietnamworks cho
biết, nhu cầu nhân sự ngành CNTT đang ở mức cao nhất trong lịch sử với gần 15.000 việc làm
được tuyển dụng trong năm 2016. Dự báo, so với nhu cầu tính đến cuối năm 2018, Việt Nam sẽ
thiếu khoảng 70.000 nhân lực về CNTT và đến năm 2020 dự báo thiếu khoảng 500.000 nhân lực
CNTT.[7].
3.2. Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam được ví như ―xương sống‖ của nền kinh tế, đóng
góp khơng nhỏ trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh trên
các lĩnh vực kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, góp phần tích cực vào việc thúc
đẩy kinh tế - xã hội của đất nước. Sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động
và làm thay đổi rất nhiều yếu tố, phương pháp, quy trình tác nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Những ảnh hưởng của nó đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp nói
553


INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0

chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói riêng. Những tác động đó được thể hiện trên
một số vấn đề chính như sau:
- Thứ nhất, cuộc cách mạng 4.0 tạo nên sự bất bình đẳng và phá vỡ thị trường lao động
Những ưu thế về lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công giá rẻ ở thị trường Việt Nam

sẽ mất đi ưu thế. Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, dự báo trong khoảng 15 năm tới,
thế giới sẽ có diện mạo mới, địi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi để nắm bắt xu thế để thay
đổi và phát triển.
Trong những năm gần đây, các công việc có tính lặp đi lặp lại đã dần được tự động hóa
nhờ vào những thành tựu về cơng nghệ như robot hay internet tốc độ cao. Tồn cầu hóa đã khiến
việc ln chuyển cơng việc sang những nơi có giá nhân cơng rẻ, ít quy định ngặt nghèo trở nên
dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những yếu tố mà các nước đang
phát triển như Việt Nam coi là có ưu thế như: lực lượng lao động thủ cơng trẻ, chi phí thấp sẽ
khơng cịn là thế mạnh nữa, thậm chí đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế cho rằng: ―86% lao động trong ngành công nghiệp dệt
may và giày dép ở Việt Nam đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao từ sự bùng nổ nhanh chóng
của ứng dụng công nghệ. Một báo cáo về thị trường lao động ở Anh cho thấy, sự suy giảm của
các việc làm mà năng suất đã được cải thiện rõ rệt nhờ công nghệ‖ [1].
Tuy nhiên, không chỉ việc làm ở trong các ngành sản xuất bị ảnh hưởng. Chúng ta đang ở
giai đoạn mà các cơng việc có kỹ năng cao cũng đối mặt với nguy cơ bị thay thế. Máy tính sử
dụng trí tuệ nhân tạo đã đánh bại con người trong các trị chơi game và chúng cịn có thể nhận
diện khn mặt, hiểu được tiếng nói, soạn nhạc và nhiều lĩnh vực khác mà con người cho là duy
nhất mình có khả năng làm. Điều này đe dọa hàng triệu công việc mà con người từng nghĩ là khó
thay thế.
Khi những chiếc xe tự lái trở nên phổ biến trong những năm tới, các tài xế xe taxi hay
xe tải đối mặt với nguy cơ mất việc làm. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khi máy tính đã
bắt đầu biết đọc, phân tích các chỉ số của con người, cịn robot tham gia vào q trình phẫu
thuật, những việc làm địi hỏi ít chun mơn hơn sẽ bị thay thế. Trong các nhà hàng, với ưu
điểm như làm việc 24/7, khơng cần trả lương hay đóng bảo hiểm, robot đang bắt đầu đe dọa
tới lao động là con người.
Như vậy, hàng triệu lao động, bất kể trình độ cao hay thấp, già hay trẻ đang chuẩn bị phải
đối mặt với một q trình chuyển đổi đầy khó khăn.
- Thứ hai, Nguồn vốn đầu tư lớn để tiếp cận công nghệ cao, hiện đại
Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa có số lao động ít, nguồn vốn hạn hẹp, dần dần xu
hướng sẽ tụt hậu xa hơn, lao động chi phí thấp mất dần lợi thế, khoảng cách công nghệ và tri

thức nới rộng hơn dẫn đến phân hóa xã hội sẽ sâu sắc hơn... Chính phủ, các doanh nghiệp, các
trung tâm nghiên cứu và cơ sở giáo dục tại Việt Nam cần phải nhận thức được và sẵn sàng thay
đổi và có chiến lược phù hợp cho việc phát triển công - nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế hay
nguồn nhân lực trong thời kỳ Internet vạn vật và cuộc CMCN 4.0.
- Thứ 3, Tăng năng suất lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

554


HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Trong xu thế hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể tồn tại và phát triển bền
vững nếu các doanh nghiệp bị hạn chế về năng lực cạnh tranh và khả năng tạo nên giá trị gia
tăng. Lợi thế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta vẫn chủ yếu dựa trên nguồn nhân công
dồi dào và giá rẻ. Tuy nhiên điều này lại gây trở ngại để phát triển các sản phẩm có giá trị cao và
cản trở việc tăng năng suất lao động. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này là sự kết hợp cả cung
lẫn cầu nhằm làm đổ vỡ mơ hình kinh doanh truyền thống, cung và cầu luôn phải gắn kết với
nhau khơng bao giờ được tách rời nhau. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tinh gọn
lại, cần chuyên nghiệp, tạo giá trị gia tăng bằng chất lượng chứ khơng phải cạnh tranh bằng tài
chính, bằng lao động phổ thông và gia công trong sản xuất.
4. Một số kiến nghị đối đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong quá trình hội
nhập cách mạng công nghiệp 4.0
Với những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Việt Nam cần tập trung cao độ và nghiêm túc nhìn nhận những xu hướng thay đổi nhanh chóng
trong thời gian tới để doanh nghiệp đứng vững, tồn tại, phát triển trên thị trường và hòa nhập với
sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Cụ thể:
- Nhận thức đúng đắn vai trị cách mạng cơng nghiệp 4.0
Trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nhà lãnh đạo quản lý cần nhận thức đúng đắn và
rõ ràng về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thực sự bắt đầu. Các doanh nghiệp cũng phải

nhận thức và hiểu được cuộc các mạng cơng nghiệp 4.0 là gì, có những tác động, cơ hội gì có thể
tận dụng, có những khó khăn thách thức nào để đối phó. Quan trọng người đứng đầu doanh
nghiệp phải có định hướng, có cảm nhận về doanh nghiệp biết được thế mạnh của doanh nghiệp
để đưa doanh nghiệp thoát khỏi sự tụt hậu và không thể tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt
trong nền kinh tế hiện nay.
Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào kể cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ
và vừa đều có ý thức cao trong việc chuẩn bị những lộ trình cho cuộc cách mạng cơng nghiệp
4.0. Bởi phần lớn các doanh nghiệp ở nước ta chủ yếu là các DNNVV, thiếu tiềm lực về vốn và
công nghệ, thiếu kinh nghiệm quản trị sản xuất, không có chiến lược kinh doanh, hạn chế về
năng lực cạnh tranh, trong khi nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới. Vì vậy, nếu doanh nghiệp nhỏ và vừa khơng thích ứng với CMCN 4.0 thì sẽ tụt hậu và
khơng thể tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Vì vậy để tham gia vào CMCN 4.0
các DNNVV cần có nhận thức đúng về vấn đề này để từ đo đưa ra lộ trình thích hợp.
- Nâng cao trình độ tay nghề kỹ thuật
Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay có trình độ thấp, lao
động phổ thông chiếm đa số. Lực lượng lao động này cần được đào tạo lại và đào tạo bổ sung để
đuổi kịp thời đại cơng nghiệp tự động hóa. Những nhà quản lý doanh nghiệp đang chèo lái con
thuyền mà phía trước có rất nhiều sự biến động và vơ cùng phức tạp. Vì vậy, địi hỏi nhà quản lý
cần quan tâm, chủ động trong việc cập nhật kiến thức mới để đáp ứng kịp thời tốc độ thay đổi
nhanh chóng của khoa học cơng nghệ theo xu hướng hiện đại hóa.
- Đẩy mạnh đầu tư cho khoa học cơng nghệ và nhanh chóng ứng dụng cơng nghệ vào
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong điều hành doanh nghiệp
555


INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ xây dựng nên các doanh nghiệp số dựa trên việc kết
nối các chuỗi giá trị trong và ngoài doanh nghiệp, số hóa q trình sản xuất và dịch vụ, tạo ra

những mơ hình kinh doanh mới. Chính vì vậy, khi công nghệ thay đổi theo hướng hiện đại hơn,
các mơ hình kinh doanh mới xuất hiện nhiều và đa dạng hơn đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết
lắng nghe thị trường trong nước và thị trường nước ngoài một cách kịp thời đầy đủ và tích cực.
Điều này giúp doanh nghiệp kịp thời cập nhật nắm bắt xu hướng để từ đó có chiến lược đầu tư
trong sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp cần phải đầu tư
cho quy trình chuyển đổi số, trở thành doanh nghiệp số thực sự, có khả năng nắm bắt toàn bộ dữ
liệu. các doanh nghiệp muốn tiến tới tự động hóa quy trình sản xuất kinh doanh trước hết các
doanh nghiệp phải tích cực ứng dụng công nghệ thông tin.
Các nền tảng ứng dụng quản lý hiện đại vận hành trên internet, điện toán đám mây cho
phép kết nối tích hợp thơng tin xun suốt tồn bộ tổ chức bất kể doanh nghiệp quy mô lớn hay
nhỏ. Dữ liệu được tích hợp qua tất cả các quy trình từ lập kế hoạch, phát triển sản phẩm, mua
sắm, sản xuất, hậu cần đến bán hàng và dịch vụ. Sự nối kết dữ liệu làm tăng tốc độ thực hiện
quy trình, giảm thiểu sai sót do các thao tác thủ công hoặc nhập thông tin nhiều lần, loại bỏ
các lãng phí nhân cơng, thời gian. Việc áp dụng các thiết bị thông minh, hiện đại giúp các
nhà quản lý điều hành ln có dữ liệu đầy đủ, cập nhập và chính xác để đưa ra các quyết
định điều hành kịp thời.
- Thay đổi phương thức kinh doanh
Ở nước ta hiện nay có hơn 40 triệu người kết nối internet, trong đó lớp trẻ chủ yếu mua
bán hàng hóa bằng kết nối, kích chuột và gõ trên máy tính hay trên những điện thoại thông minh,
dịch vụ bán lẻ trực tuyến sẽ phát triển mạnh mẽ và xu hướng mơ hình kinh doanh tích hợp dữ
liệu khách hàng với quy mô lớn và các đổi mới công nghệ sẽ phát triển một cách mạnh mẽ. Do
đó sự chuyển đổi mơ hình kinh doanh truyền thống sang mơ hình kinh doanh kỹ thuật số là điều
thiết yếu hiện nay, nếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa không hướng theo sự thay đổi này thì sẽ
thua và rời thị trường kinh doanh. Điều này, cho thấy các doanh nghiệp cần phải xem xét lại
phương thức hoạt động kinh doanh của mình đế có những điều chỉnh phù hợp với xu hướng quản
trị thơng minh, mơ hình thương mại điện tử.
5. Kết luận
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang từng bước được khởi động, các doanh nghiệp nhỏ
và vừa cũng không thể nằm ngoài cuộc và cần xem đây là cơ hội để thay đổi nội lực của mình,
để có thể hịa nhập nhanh và sâu rộng với thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ ảnh

hưởng rất lớn đến từng mơ hình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, do đó các doanh
nghiệp cần có những chiến lược tiếp cận cho phù hợp, chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, điều chỉnh mô hình kinh doanh để định vị mình trong cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 bằng việc ứng dụng công nghệ số và trong xu thế hiện nay doanh nghiệp
nào biết tận dụng cơng nghiệp 4.0 tốt hơn doanh nghiệp đó sẽ thành thành công đồng thời cũng
là những cảnh báo về sự biến mất của một số ngành nghề, cũng như sự xâm lấn của các ngành
nghề mới lên các mô hình kinh doanh truyền thống khơng cịn là viễn cảnh xa vời đối với các
doanh nghiệp và đối với nền kinh tế quốc dân.
556


HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.


Tuấn Anh (2017), ―Những thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0‖. VTV Báo điện
tử.
Báo cáo thương mại điện tử 2017: ―Nổi lên của bán hàng đa kênh‖.
/>Bộ Công Thương (2018): ―Bộ Công Thương và Google hợp tác, mở rộng chương trình Bệ
phóng Việt Nam Digital 4.0‖.
/>Hải Bình (2016): ―Trình độ cơng nghệ của DN nhỏ quá thấp‖. />Nguyễn Hương (2016), ―Kết quả điều tra DNNVV năm 2015‖
/>Kiều Linh (2017): ―Khảo sát đại diện 2.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Hiệp hội Doanh
nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội‖.
/>Trần Lưu (2017): ―Không đổi mới, Việt Nam sẽ tụt hậu với cách mạng công nghiệp 4.0‖.
/>Phú Trung (2017), ―Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng cơng nghiệp lần
thứ 4‖.
/>Thơng cáo báo chí về kết quả sơ bộ Tổng điều tra Kinh tế năm 2017
/>
557



×