Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống chè shan tại thị xã phú thọ tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRONG NHÂN GIỐNG CHÈ SHAN TẠI
THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRONG NHÂN GIỐNG CHÈ SHAN TẠI
THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Trung Dũng


TS. Trần Xuân Hoàng

THÁI NGUYÊN - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Liên


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của
các thầy cơ giáo giảng dạy, thầy cô giáo hướng dẫn khoa học, được sự giúp đỡ
của cơ quan, các đồng nghiệp và gia đình. Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết
ơn sâu sắc và kính trọng đến:
Thầy giáo TS. Dương Trung Dũng - Bộ môn Cây trồng - Khoa Nông
Học - Trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun
TS. Trần Xn Hồng - Trưởng Bộ môn kỹ thuật canh tác Chè - Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè - Viện Khoa học kỹ thuật Nơng lâm nghiệp
miền núi phía Bắc.
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, tập thể giáo viên của trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên.

Tập thể lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nơng lâm nghiệp miền núi
phía Bắc và tập thể lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè.
Để có kết quả này, tơi xin trân trọng cảm ơn Ban chỉ đạo dự án: “Nghiên
cứu khai thác sử dụng nguồn tài nguyên chè Shan ở Việt Nam”, mã số
NĐT.26.CHN/17, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tham gia thực hiện các
nghiên cứu trong luận văn và là một phần kết quả nghiên cứu trong thực hiện
nhiệm vụ trên.
Lòng biết ơn sâu sắc xin được dành cho những người thân trong gia
đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập, thực hiện đề tài./.
Phú Thọ, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Liên


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài .........................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................3
3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.........................................................................................3
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................4
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................4
1.1.1 Cơ sở khoa học của đề tài .........................................................................4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................5
1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học, nhân giống

cây chè ở ngoài nước .........................................................................................6
1.2.1. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của cây chè ..................6
1.2.2. Kết quả nghiên cứu về khả năng nhân giống cây chè .......................... 11
1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học, nhân giống
cây chè ở trong nước ....................................................................................... 12
1.3.1. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của cây chè ............... 12
1.3.2. Nghiên cứu về giâm cành chè của Việt nam ........................................ 16
CHƯƠNG 2.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 21
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 21
2.1.2.Các vật tư khác ...................................................................................... 21
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 21
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................... 21
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 22
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm nơng sinh học của cây chè Shan
vùng núi phía Bắc ........................................................................................... 22


iv

2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống chè Shan tại
thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ ........................................................................... 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 22
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm và các chỉ tiêu theo dõi ....................... 22
2.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................................................ 25
2.5. Phương pháp xử lý số liệu: ...................................................................... 27
CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 28
3.1. Điều kiện tự nhiên và hiện trạng phân bố chè Shan ................................ 28
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của các vùng chè Shan ............................................ 28
3.1.2. Đặc điểm nông sinh học của các dòng chè Shan .................................. 30

3.2. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống chè
Shan tại thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ. ............................................................ 57
3.2.1. Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến khả năng giâm cành của dòng chè
Shan Tủa Chùa. ............................................................................................... 57
3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây chè trong vườn
ươm. ................................................................................................................ 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 72
1. Kết luận ....................................................................................................... 72
1.1. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của chè Shan núi cao ở vùng núi
phía Bắc .......................................................................................................... 72
1.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống chè Shan ........ 72
2. Kiến nghị..................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 73
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CB - HG

Cao Bồ - Hà Giang

CT

Công thức


CV%

Coeficient of variation - Hệ số biến động

CS

Cộng sự

DT

Diện tích

Đ/C

Đối chứng

GCK

Gam chất khơ

HT

Hịa tan

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KK


Khơng khí

LSD0,05

Least Significant Difference - Giá trị sai
khác nhỏ nhất

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SG - YB

Suối Giàng - Yên Bái

TB

Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TS

Tổng số

TC - ĐB


Tủa Chùa - Điện Biên

TP/AA

Polyphenol/Axitamin


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu địa hình và hóa tính đất các điều tra thu thập mẫu
chè Shan núi cao ..............................................................................................28
Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái lá chè Shan Suối Giàng, Yên Bái ....................30
Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái lá chè Shan Tủa Chùa, Điện Biên ...................31
Bảng 3.4: Đặc điểm hình thái lá chè Shan Cao Bồ - Hà Giang.......................33
Bảng 3.5: Đặc điểm hình thái búp chè Shan Suối Giàng ................................35
Bảng 3.6: Đặc điểm hình thái búp chè Shan Tủa Chùa, Điện Biên ................36
Bảng 3.7: Đặc điểm hình thái búp chè Shan Cao Bồ - Hà Giang ...................38
Bảng 3.8: Đặc điểm hình thái cấu tạo hoa chè Shan Suối Giàng - Yên Bái ...39
Bảng 3.9: Đặc điểm hình thái cấu tạo hoa chè Shan Tủa Chùa - Điện Biên ...41
Bảng 3.10: Đặc điểm hình thái cấu tạo hoa chè Shan Cao Bồ - Hà Giang .....43
Bảng 3.11: Đặc điểm hình thái quả, hạt chè Shan Suối Giàng - Yên Bái .......44
Bảng 3.12: Đặc điểm hình thái quả, hạt chè Shan Tủa Chùa - Điện Biên ......46
Bảng 3.13: Đặc điểm hình thái quả, hạt chè Shan Cao Bồ - Hà Giang ...........47
Bảng 3.14: Bảng phân loại chè theo chỉ tiêu hình thái cây chè Shan núi cao ở
Việt Nam ..........................................................................................................49
Bảng 3.15: Một số chỉ tiêu năng suât các cây chè Shan tại các điểm điều tra 52
Bảng 3.16: Kết quả phân tích thành phần sinh hóa của giống chè Shan .........53
ở các địa điểm vụ xuân 2019 ...........................................................................53
Bảng 3.17 : Các cây chè Shan núi cao đầu dịng tiêu biểu ..............................55

Bảng 3.18: Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến tỷ lệ ra mô sẹo của giống chè58
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm. .....61
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến tỷ lệ cây xuất vườn...............67
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng ....................69
của cây chè trong vườn ươm............................................................................69
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của phân bón đến khối lượng thân, ............................70
khối lượng rễ và tỷ lệ xuất vườn ......................................................................70


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Lá chè Shan tại Tủa Chùa – Điện Biên ............................................ 32
Hình 3.2. Hoa chè Suối Giàng – Yên Bái ......................................................... 41
Hình 3.3: Hoa chè Shan Cao Bồ - Hà Giang .................................................... 43
Hình 3.4: Quả, hạt chè Shan núi cao ở Suối Giàng - Yên Bái ......................... 45
Hình 3.5: Chè Shan Tủa Chùa – Điện56 Biên .................................................. 56
Hình 3.6: Chè Shan Cao Bồ - HG..................................................................... 56
Hình 3.7: Chè Shan Suối Giàng – YB .............................................................. 56
Hình 3.8: Ảnh hưởng của điều chỉnh độ dài lá mẹ đến tỷ lệ ra mơ sẹo
của hom chè ...................................................................................................... 59
Hình 3.9: Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm .......... 61


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Chè (Camellia Sinensis (L) O Kuntze) là cây cơng nghiệp lâu năm có
nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Hiện nay, trên thế giới có 63 quốc gia

trồng chè, nhưng tập trung chủ yếu ở Châu Á và Châu Phi. Sản phẩm của cây
chè được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới dưới nhiều dạng khác nhau nhưng
phổ biến nhất vẫn là đồ uống. Người ta uống chè không chỉ để thưởng thức
hương vị của nó mà cịn do uống chè có lợi cho sức khỏe. Các nhà khoa học
Nhật Bản khi nghiên cứu các loại thực phẩm kỹ thuật cao đã xác nhận uống
chè có tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể, chống phóng xạ, ngăn ngừa và chống các
bệnh tim mạch, viêm nhiễm v.v Do chè có những tác dụng tốt lại là thức uống
phù hợp với mọi đối tượng nên số người uống chè ngày càng tăng.
Cây chè có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng vùng trung du và
miền núi phía Bắc, khai thác có hiệu quả nguồn tài ngun thiên nhiên sẵn có
(đất đai, khí hậu,…). Theo số liệu của Tổng Cục thống kê tính đến tháng 12
năm 2019, Việt Nam có 123.000 ha chè, tương đương năm 2018, sản lượng
chè búp đạt 1.019,9 nghìn tấn, tăng 2,6% và giải quyết công việc cho trên
400.000 hộ sản xuất chè của 35 tỉnh trong cả nước. Trong đó diện tích chè
Shan có trên 25.410 ha, trong đó có trên 8.850 ha chè Shan cổ thụ, sản xuất
chè Shan tập trung ở vùng cao (khí hậu, độ ẩm cao), sản lượng khoảng 600 tấn
búp tươi/năm giá dao động từ 12 – 40 nghìn đồng/kg búp tươi.
Chè Shan là một trong bốn biến chủng chè trồng phổ biến trong sản xuất
hiện nay, phân bố chủ yếu vùng núi cao Trung Quốc, Việt Nam, Myanma. Về
sinh trưởng của chè Shan rất mạnh, thân cây to, tán rộng, năng suất cao, chất
lượng tốt. Về chất lượng nguyên liệu của chè Shan phản ánh thông qua phẩm
chất của các sản phẩm chè xanh, chè đen, chè vàng, chè Phổ Nhĩ đang được
đánh giá cao trên thị trường chè hiện nay (Nguyễn Hữu La, 2011) [10].


2

Các cơng trình nghiên cứu về chè Shan ở miền núi phía Bắc Việt Nam
cho biết chỉ có 30% chè Shan, còn 70% cá thể lai và đã xác định chè Shan Việt
Nam có đặc điểm hình thái, hoa quả, hàm lượng các hợp chất như catechin,

anthocyanin rất có giá trị trong phân loại thực vật về chè Shan và chế biến các
sản phẩm có chứa các hợp chất catechin, anthocyanin; do hạn chế về phương
pháp công nghệ và thiết bị cho nên hiện nay chưa khai thác hết tiềm năng cây
chè Shan núi cao.
Để nâng cao năng suất và chất lượng chè ở Việt Nam, đa dạng hóa sản
phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, đòi hỏi phải tiến hành đồng
bộ các biện pháp từ chọn tạo giống, nhân giống đến thâm canh, chăm sóc, chế
biến, và thị trường. Trong công tác nhân giống chè tạo ra cây giống tốt góp
phần làm tăng tỷ lệ sống luôn được quan tâm hàng đầu. Trong những năm gần
đây Viện KHKT Nơng lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tiến hành đồng bộ các
phương pháp chọn tạo và nhân giống, từ công tác nhập nội giống chất lượng
cao, chọn lọc cá thể, lai tạo, đột biến, thu thập bảo quản nguồn gen.
Với mục tiêu đánh giá được đặc điểm nông sinh học của quần thể chè
Shan ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam và nâng cao khả năng nhân giống
phục vụ công tác bảo tồn và phát triển những cây chè Shan ưu tú tại các vùng
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học
và một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống chè Shan tại thị xã Phú
Thọ, tỉnh Phú Thọ”
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được đặc điểm nông sinh học của quần thể chè Shan ở vùng
miền núi phía Bắc.
- Xác định một số biện pháp kỹ thuật giâm cành thích hợp để nâng cao
tỷ lệ xuất vườn và tăng chất lượng cây giống khi giâm cành với giống chè Shan


3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Làm dữ liệu về đặc điểm nông sinh học của các cây chè Shan đầu dịng ở

vùng miền núi phía Bắc
- Kết quả của đề tài sẽ có giá trị bổ sung tư liệu nghiên cứu về quần thể
chè Shan núi cao, góp phần hồn thiện trong việc chọn tạo giống từ phần vật
liệu chè Shan và kỹ thuật nhân giống cho một số dòng chè Shan chọn tạo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài sẽ góp phần trong q trình nghiên cứu chọn tạo ra những giống
chè mới để bảo tồn và phát triển giống chè Shan và nâng cao hiệu quả kinh tế
góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Chè là loại cây giao phấn, tỷ lệ tạp giao lên đến 95% nên nếu trồng bằng
hạt thì tỷ lệ đồng đều của cây con rất thấp, cây con khơng giống cây mẹ về các
đặc điểm hình thái, các tính trạng về năng suất và chất lượng. Đây là đặc điểm
có ý nghĩa lớn về tính đa dạng sinh học, là nguồn vật liệu khởi đầu trong công
tác chọn tạo giống, đồng thời là điều chúng ta cần lưu ý trong sản xuất đặc biệt
là trong việc nhân giống. Cây chè từ khi tuyển chọn đến lúc tạo thành giống
mới, đưa ra sản xuất cần có thời gian dài. Do đó các nghiên cứu chè là sự kế
thừa và phát triển, từ lựa chọn các cá thể tốt đến đánh giá khảo nghiệm về năng
suất chất lượng và qui trình trồng trọt, chế biến khơng thể tách rời mà phải liên
tục. Để chọn lọc các giống chè mới, các nước áp dụng nhiều phương pháp
khác nhau như: Chọn lọc cá thể, chọn lọc cây đầu dịng, lai hữu tính, nhập nội
giống, gây đột biến, v.v..Trong đó phương pháp lai hữu tính và chọn lọc cá thể
được chú ý và có nhiều thành cơng nhất (Vũ Thị Thư và cs, 2001) [20].
Cây chè cũng như hầu hết các loại cây trồng khác có thể nhân giống

bằng 2 phương pháp: nhân giống hữu tính và nhân giống vơ tính. Mỗi phương
pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định. Nhân giống vơ tính sẽ tạo ra
được sự đồng đều về hình thái, giữ được đặc trưng đặc tính của cây mẹ, tạo ra
nương chè đồng đều, năng suất chất lượng cao. Nhiều phương pháp nhân giống
vơ tính như giâm hom, chiết ghép, nuôi cấy mô đã được sử dụng, nhưng hiện
nay phương pháp giâm hom vẫn là phổ biến nhất. Hơn nữa, trồng chè bằng
cành giâm sẽ rút ngắn được thời kỳ kiến thiết cơ bản của nương chè, cho thu
hoạch sớm, hệ số nhân giống cao, cứ 1 ha giống hom có thể trồng được 75 - 80
ha chè (Đặng Văn Thư, 2010) [22].


5

Nhìn chung, thực vật đều có khả năng tái sinh vơ tính tạo ra cơ thể mới,
đối với cây chè cũng vậy, từ cơ quan sinh dưỡng như một đoạn cành dài 3 - 4
cm với một lá mẹ và chồi nách gọi là hom chè, được cắt ra khỏi cây mẹ khi
giâm xuống giá thể thích hợp sẽ hình thành mơ sẹo ở mặt cắt của đầu hom phía
dưới, sau đó hình thành rễ và thúc đẩy phát triển mầm từ chồi nách tạo nên một
cơ thể mới đầy đủ rễ, thân, lá để hình thành cây con hồn chỉnh. Khả năng này
cho kết quả tốt nhất khi giâm hom bánh tẻ, có lá và chồi nách khỏe, khơng bị
sâu bệnh để tạo thành cây con.
Do đó, đối với mỗi giống chè cần có những biện pháp kỹ thuật thích
hợp, tác động điều chỉnh, chăm sóc để hom chè trong vườn ươm sinh trưởng
và phát triển tốt hơn.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Chè Shan núi cao, được trồng ở vùng cao khơng sử dụng phân bón
thuốc hố học sản phẩm chè đáp ứng các tiêu chuẩn chè hữu cơ có giá trị kinh
tế lớn, các sản phẩm chè Shan hiện nay chủ yếu phục vụ nội tiêu như: chè
xanh Suối Giàng (Yên Bái); Phìn Hồ (Hà Giang); Than Uyên (Lai Châu), chè
đen xuất khẩu như Mộc Châu (Sơn La); chè vàng, chè Phổ Nhĩ xuất khẩu

(Cao Bồ - Hà Giang) các sản phẩm có giá bán cao gấp 2 - 4 lần so với sản
phẩm cùng loại được chế biến từ giống chè khác ở vùng thấp.
Ở các vùng chè Shan hiện nay do được trồng từ hạt nên quần thể khơng
đồng đều. Có những cá thể sinh trưởng rất tốt, năng suất và chất lượng cao
nhưng cũng có những cá thể sinh trưởng kém. Vì vậy vấn đề đánh giá một số
chỉ tiêu sinh trưởng để chọn ra những cá thể ưu tú là cần thiết trong vấn đề
bảo tồn và phát triển chè Shan ở các vùng hiện nay. Đó là lý do cần thiết phải
đánh giá đặc điểm nông sinh học của cây chè Shan ở các vùng.
Hiện nay việc trồng mới chè Shan khi trồng bằng cây giâm cành vấn đề
đặt ra là tỷ lệ suất vườn khi giâm thấp, chất lượng cây giống chưa đảm bảo,
giá thành cây giống cao nhưng khi trồng tỷ lệ sống thường khơng cao. Vì vậy


6

cần có những nghiên cứu về giâm cành để tạo cây giống chất lượng, khỏe
mạnh và giá thành sản xuất cây thấp khi trồng mới tỷ lệ sống được nâng cao.
1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về đặc điểm nơng sinh học, nhân giống
cây chè ở ngồi nước
1.2.1. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của cây chè
1.2.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái
Theo tác giả Luo và cs (2015) [43], cây chè là một loại cây bụi thường xanh lá
rộng, thích nghi với khí hậu cận nhiệt đới đến nhiệt đới, với nhiệt độ phát triển tối ưu
từ 18 - 30oC trong mùa sinh trưởng và khả năng chịu nhiệt độ từ 16 - 40oC. Chúng
phát triển mạnh ở vùng khí hậu ấm, ẩm với lượng mưa hàng năm từ 1.250 đến 6.000
mm, độ ẩm thích hợp từ 80 - 90% và độ cao lên đến 2.000 m so với mực nước biển.
Sản xuất cây chè thành công cần đất sâu, nhiều ánh sáng, thoát nước tốt và chua với
độ pH dao động từ 4,5 đến 5,5.
Theo Wang và cs (2016) [46], chè là cây thân gỗ lâu năm với năng suất
thương mại hàng chục năm. Khi cây chè có tốc độ sinh trưởng cao và tán chè bao

phủ 90% diện tích nương chè thì việc kiểm sốt cỏ dại trở nên ít quan tâm hơn.
Các nghiên cứu trước đây ở các nước sản xuất chè truyền thống tập trung vào
các cây chè có lợi nhuận trên 4 năm và đến 100 năm tuổi [38], [27]. Đặc điểm hình

thái của cây chè (thân, lá, búp), đặc tính sinh trưởng của cây chè, thời gian
sinh trưởng (bắt đầu, kết thúc sinh trưởng búp, v.v.), số đợt sinh trưởng
búp/năm, v.v có quan hệ chặt chẽ với khả năng cho năng suất và chất lượng chè
nguyên liệu. Do vậy, nghiên cứu đặc tính sinh vật học cây chè nhằm tuyển chọn
giống chè tốt luôn được các nhà chọn giống trên thế giới quan tâm.
a. Nghiên cứu về lá chè
Nghiên cứu của Li và cs (2016) [40], đặc điểm lá tươi bao gồm kích
thước, diện tích và trọng lượng lá tươi thường được đánh giá trong các chương
trình nhân giống về tiềm năng năng suất. Chất lượng cuối cùng của sản phẩm
chè có liên quan nhiều đến thành phần sinh hóa của lá bao gồm polyphenol,
chất rắn hịa tan, carbohydrate, axit amin (AA), theanine và catechin.


7

Theo Forrester và cs (2017) [29], hình thái lá cũng thể hiện sự phù hợp
của các giống chè để tạo ra một số loại chè nhất định. Ví dụ, hầu hết trà đen
được làm từ các loại lá lớn . Khi cây già đi, hình thái lá của các giống cây
trồng thử nghiệm có thể thay đổi.
Lu và cộng sự (2017) [44] báo cáo rằng các giống chè thay đổi ở nhiệt
độ lạnh tới hạn của chúng, làm cho đó sự phá hủy tế bào tăng lên nhanh chóng
trong lá chè
Nghiên cứu của Karthigeyan và cộng sự (2008) [37] về hình thái lá chè
cho rằng: Hình thái lá, bao gồm cả kích thước và trọng lượng, có tương quan
với nhau với năng suất chè. Hình thái lá cũng ảnh hưởng đến sự phù hợp của
giống chè để chế biến các loại trà. Ví dụ, hầu hết trà đen được làm từ các

giống chè lá lớn
b. Nghiên cứu về búp chè
Bakhơtadze К.Е (1971) khi nghiên cứu về sự sinh trưởng của búp chè
cho rằng: Sự sinh trưởng của búp chè phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, ở
những vùng có mùa Đông rõ rệt, búp chè sẽ ngừng sinh trưởng vào mùa Đông
và cây chè sẽ được phục hồi vào thời kỳ có nhiệt độ khơng khí ấm lên, ngược
lại ở những nước nhiệt đới (quần đảo Java) Srilanka hay Nam Ấn Độ do có
điều kiện thời tiết thuận lợi đặc biệt là nhiệt độ ơn hồ, búp chè sinh trưởng
liên tục, chè cho thu hoạch quanh năm vì vậy người ta coi đây là lợi thế của
vùng đất này (Nguyễn Thị Minh Phương, 2012) [18].
Mỗi giai đoạn cây chè sinh trưởng khác nhau vì vậy sự hình thành và
phát triển của búp chè cũng như các lứa búp chè cũng khác nhau tuy nhiên ở
một hướng khác cho thấy yếu tố nhiệt độ có vai trị rất quan trọng trong quá
trình hình thành các lứa chè. Tác giả Carr và Stephen (1992), khi nghiên cứu
về vấn đề này [26] cho biết, chu kỳ thay thế búp chè (đợt sinh trưởng) có thể
căn cứ vào nhiệt độ khơng khí tối thiểu và nhiệt độ tối đa để dự đoán một lứa
búp mới sinh trưởng, phát triển.


8

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm khơng khí với sinh trưởng búp chè
Hadfied (1968) [32] cho biết: Độ ẩm khơng khí có liên quan mật thiết với sinh
trưởng của búp chè. Nếu độ ẩm khơng khí thấp trong thời gian dài, hàm lượng
nước trong búp chè giảm, búp chè sinh trưởng chậm. Khi nhiệt độ khơng khí
cao, độ ẩm khơng khí thấp, tốc độ sinh trưởng búp và quang hợp giảm, cây sẽ
bị thiếu nước và lúc đó cây chè có xu hướng sinh trưởng chậm lại.
Theo tác giả Carr and Stephen (1992) [26] hầu hết các vùng chè có
lượng mưa trung bình 150 mm/tháng sẽ cho sản phẩm liên tục. Tổng lượng
mưa cả năm là 1.800 mm cây chè sẽ sinh trưởng phát triển tốt, nếu lượng

mưa trong năm dưới 1.500 mm mà không được tưới nước cây chè sẽ phát
triển kém, năng suất thấp.
c. Nghiên cứu về rễ chè
Nghiên cứu về sự khác nhau của bộ rễ ở các giống chè, Табагари Л.Г
(1973) đã kết luận: Các giống chè khác nhau có bộ rễ sinh trưởng phát triển khác
nhau trong đó các giống chọn lọc thường có bộ rễ sinh trưởng mạnh hơn các
giống chè địa phương (Nguyễn Thị Minh Phương, 2012) [18].
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa lá chè, thế lá và bộ rễ và khả năng
chống chịu của các giống chè, Hadfied (1968) [32] chỉ ra rằng: Những giống
chè Trung Quốc lá nhỏ, có thế lá đứng, với bộ rễ phân bố sâu dưới mặt đất có
khả năng chống hạn tốt hơn những giống chè khác.
1.2.1.2. Nghiên cứu đặc tính chất lượng nguyên liệu búp chè
Búp chè là nguyên liệu để chế biến chè, nó gồm 2 đặc tính: Đặc tính bên
ngồi là thành phần cơ giới búp và đặc tính bên trong là nội chất được phản
ánh bằng các chỉ tiêu hóa học chủ yếu như: chất hịa tan, tanin, đường, axít
amin và một số chất khác.
Thành phần cơ giới búp phụ thuộc vào mùa vụ, giống, kỹ thuật hái.
Để đánh giá chất lượng nguyên liệu tươi nhiều nước sử dụng chỉ tiêu tỷ
lệ lá già và lá bánh tẻ. Nếu tỷ lệ lá già và lá bánh tẻ càng cao thì chất lượng
nguyên liệu chè càng giảm.


9

Tác giả Lorenzo và cs (2016) [42] khi nghiên cứu về các hợp chất trong
chè đã chỉ ra rằng chè giàu một số hợp chất có lợi cho sức khỏe bao gồm
catechin, axit amin và các polyphenol khác. Polyphenol trong trà là chất chống
oxy hóa được cho là làm chậm q trình lão hóa, ngăn ngừa một số loại ung
thư và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tác giả Alemu và cs (2015) [25] khi nghiên cứu định lượng polyphenol

tổng số, catechin tổng số, caffeine, L- Theanine, xác định hoạt tính chống oxy
hóa và tác dụng đối với các thuốc chống ung thư chiết suất từ lá chè Ethiopian
cho rằng chè xanh Wushwush có hàm lượng polyphenol cao nhất (19,98 ± 1,15
mg axit gallic tương đương/100g khối lượng lá khô), catechin (37,06 mg/g) và
L-theanine (48,54 mg/g nhưng hàm lượng caffeine thấp nhất). Nó thể hiện hoạt
động chống oxy hóa cao nhất. Tác dụng chống oxy hóa cao nhất của chè xanh
Wushwush có thể được quy cho hàm lượng polyphenol cao nhất. Chè đen
Đơng Phi có hàm lượng L-theanine thấp nhất (20,72 mg/g) và hoạt tính chống
oxy hóa nhưng hàm lượng caffeine cao nhất (16,60 mg/g).
Khi nghiên cứu vè các tác động cơ bản đến chất lượng chè xanh tác giả
Han và cs (2017) [33] cho rằng tỷ lệ TP/AA là một thông số được sử dụng
rộng rãi để đánh giá mức độ phù hợp của lá chè để làm một số loại chè, tỷ lệ
TP/AA tăng khi nhiệt độ tăng.
Tác giả Jayawardhane và cs (2016) [34] khi xác định các đặc tính chất
lượng trong các sản phẩm trà xanh khác nhau có sẵn trong các siêu thị Sri
Lanka kết quả cho thấy hàm lượng polyphenol tổng số đạt 12,7 – 21,4%, hàm
lượng chất hòa tan đạt 34,8 – 49,7%, hàm lượng tro tổng số các sản phẩm được
áp dụng theo tiêu chuẩn ISO có giá trị từ 5,0 – 6,6%; hàm lượng độ ẩm biến
động tù 4,4 – 11,1%.
Tác giả Liu và cs (2015) [39] khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa biểu
hiện gen và sự tích tụ catechin trong mùa xuân và mùa thu đã chỉ ra rằng chè
xanh thu hoạch vào mùa xuân được coi là phổ biến nhất với chất lượng tối ưu


10

về hương và vị, chè thu hoạch từ mùa thu có thể chứa các hợp chất có lợi cho
sức khỏe cao hơn khi xem xét hàm lượng polyphenol và L- theanine cao nhất
trong số ba mùa trong các giống cây trồng thử nghiệm.
Tác giả Jyotismita Khasnabis và cs (2015) [35] khi nghiên cứu hàm

lượng tanin của một số loại chè (chè đen, chè Ô long, chè xanh) cho thấy chè
đen được sản xuất bằng q trình oxy hóa hồn tồn (lên men), trong khi đó
chè Ơ long được sản xuất bằng quá trình lên men bán phần và chè xanh bỏ qua
bước oxy hóa. Tanin là chất chống oxy hóa nhưng ở nồng độ cao có thể hoạt
động như chất chống dinh dưỡng. Các mẫu sản phẩm chè khi phân tích hàm
lượng tanin thì sản phẩm chè đen có hàm lượng tanin cao nhất và chè xanh có
chứa hàm lượng tanin thấp nhất.
1.2.1.3. Nghiên cứu các tính trạng có liên quan đến chất lượng
Tác giả GUO Jichun (2005) [38] khi nghiên cứu trên 50 giống chè Ô long
An Khê và Vũ Di (TQ) đã kết luận hầu hết chúng là cây thân bụi, lá trung bình,
bật búp trung bình và muộn. Cây có lá màu xanh tía và búp non có màu đỏ tía.
Khi tiến hành quan sát trên 55 giống chè làm Ô long ở Phúc Kiến, kết quả cho
thấy 78% là cây thân bụi, 93% là giống có lá cỡ trung bình, 44% là giống bật
búp trung bình và 31% là giống bật búp muộn (25% là giống bật búp sớm, trong
đó chủ yếu là các cây mới trồng). Các giống có cành non (lá và búp non) mầu
xanh vàng, xanh tía, đỏ tía là 84%; cành non có lơng tuyết rải rác là 95%. Cành
non có màu xanh vàng, xanh tía, đỏ tía và có lơng tuyết là những đặc điểm nơng
học chính của giống chè Ơ long.
Các mẫu chè có hương thơm mạnh có liên quan nhiều đến chất lượng
búp non và màu sắc của lá tươi. Những giống Ơ long có hương đậm ln có
đặc điểm là cành non màu đỏ tía hoặc xanh tía, vàng xanh, điều này có thể có
liên quan đến hàm lượng một số chất trong chè. Vì vậy một số nhà chọn
giống đã để xuất rằng có thể coi màu sắc của cành non như một chỉ tiêu để
tuyển chọn giống chè Ô long.


11

1.2.2. Kết quả nghiên cứu về khả năng nhân giống cây chè
Hiện nay giâm cành chè là biện pháp phổ biến trong nhân giống vơ tính

chè trên thế giới. Khi người ta cắt cành chè cắm vào đất thấy có ra rễ và bật
mầm, từ đó xuất hiện phương pháp giâm cành.
Về kích thước túi bầu để giâm hom, Denis Bonheure (1990)[28] kết
luận: kích thước túi bầu có đường kính 8 - 10 cm, chiều cao 25 - 28 cm; túi dày
60 - 100 mm cho kết quả tốt, đặc biệt túi có đường kính 12 - 15 cm cây sinh
trưởng tốt hơn, nhưng chi phí đắt hơn.
Chế độ chiếu sáng không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cành giâm,
mà nhiều cơng trình nghiên cứu đã khẳng định vai trò của cường độ ánh sáng,
độ dài ngày và chất lượng ánh sáng đối với kết quả giâm cành. Tỷ lệ ra rễ bật
mầm trong nhân giống bằng giâm cành, các giá thể giâm có chức năng:
- Giữ cho cành giâm luôn ở tư thế ổn định.
- Là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cành giâm.
- Cho phép khơng khí xâm nhập vào cành giâm.
Một giá thể cho là lý tưởng, nếu giá thể đó đủ xốp, thống khí, giữ và
thoát nước tốt, sạch sâu bệnh và cỏ dại.
Khi nghiên cứu sự khác biệt của bộ rễ trong các giá thể khác nhau Long
J. C. (1933) [41] thấy rằng, nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng khô trên lá
do có sự khác biệt về khả năng giữ ẩm và độ thống khí của giá thể.
Tuổi của cây mẹ cũng có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cành
giâm. Trong giâm hom tuổi của cây mẹ là quan trọng ảnh hưởng đến kết quả
giâm. Các nghiên cứu trên một số cây ăn quả của các nhà khoa học đã chỉ ra
rằng: Cành giâm sẽ hình thành rễ rất nhanh khi được lấy từ cây mẹ còn trẻ.
Theo Gironard R. M. (1967) [30] khả năng hình thành rễ của cành giâm phụ
thuộc rất nhiều vào hàm lượng phenol tích lũy trong cành giâm, nói chung ở
những cành già sẽ ra rễ kém hơn cành non và bánh tẻ.
Nghiên cứu các biện pháp nhân giống vơ tính đối với cây chè được
nhiều tác giả quan tâm, các biện pháp nhân giống đã được nghiên cứu như


12


giâm hom, chiết, ghép, nuôi cấy mô. Sau khi tách khỏi cây mẹ và được giâm
trong môi trường thuận lợi, cành giâm sẽ hình thành rễ và mầm phát triển để
tạo thành một hoặc vài cây con hoàn chỉnh. Quá trình này trước hết phụ thuộc
vào đặc tính di truyền của từng loại cây trồng từng loại vật liệu giâm .
Theo Denis Bonheure (1990) [28] một số loại hợp chất thuộc nhóm
Cytokynin và Kinetin,v.v..sẽ có tác dụng kích thích giâm cành bật mầm sớm.
Tuy nhiên hiệu quả còn phụ thuộc vào rất nhiều nồng độ, loại cây trồng vì vậy
tiến hành các thí nghiệm cụ thể để xác định. Nhiều tác giả cho rằng, trong quá
trình giâm cành cần bổ sung một số chất dinh dưỡng, hoặc vi lượng để làm
tăng thêm sinh trưởng cây chè.
Để thúc đẩy sự phát triển của cành giâm người ta tiến hành bón bổ sung
phân đạm và thu được kết quả rất khả quan. Đối với một số loại cây trồng như
chè, đậu tương thì yếu tố bo có tác dụng kích thích phát triển của rễ tốt hơn.
Việc bón phân cho hom giâm ở vuờn ươm, theo nhiều tác giả nghiên cứu về
giâm cành chè ở Ấn Độ, Gruzia, Srilanka... cho rằng, việc bón phân cho hom
cành giâm, chỉ nên bắt đầu khi các hom giâm đã có rễ, và kết thúc khi giai
đoạn luyện cây con, một số tác giả cho rằng bón phân NPK theo tỷ lệ 15-10-10
bón với lượng 1,5 g hỗn hợp này cho một bầu chè sẽ cho kết quả tốt hơn.
1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học, nhân giống
cây chè ở trong nước
1.3.1. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của cây chè
1.3.1.1. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái
a. Nghiên cứu về búp chè
Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của các giống chè nhập nội tại Thái
Nguyên, Lê Tất Khương (2006) [6] cho biết: Trong điều kiện khơng đốn hái, 7
giống có số đợt sinh trưởng cao hơn đối chứng (Trung du) từ 0,1 - 0,4 đợt (cao
nhất là giống PT95 là 4,2 đợt), 2 giống có số đợt sinh trưởng thấp hơn đối
chứng (giống Trung du), thấp nhất là giống Hoa Nhật Kim: 3,6 đợt.



13

Nghiên cứu về mối tương quan giữa năng suất chè với một số chỉ tiêu
sinh học, Nguyễn Thị Ngọc Bình (2002) [1] kết luận: Năng suất của các giống
chè tương quan thuận, chặt với số lượng búp (r = 0,8901) và hệ số diện tích lá
(r = 0,7128), tương quan thuận nhưng không chặt với khối lượng búp (r
=0,1022) và diện tích lá (r = 0,1009).
Khi nghiên cứu tốc độ tăng trưởng búp của các giống chè tác giả Đặng
Văn Thư (2010) [22] kết luận tốc độ tăng trưởng búp của các giống đều tuân
theo quy luật tăng từ đợt 1 đến đợt 2 và đạt cực đại vào đợt 3 sau đó giảm ở
các đợt 4 và 5.
Tác giả Trần Xuân Hoàng và cs (2015) [5], khi nghiên cứu kỹ thuật hái
giống chè PH10 để sản xuất nguyên liệu chế biến chè Ô long tại Phú Thọ cho
rằng hái búp gồm 1 tơm 3 lá khi cành chè có 1 tôm 6 lá đạt năng suất 5,61
tấn/ha bằng 136,17% so với hái nguyên liệu búp 1 tôm 2 lá khi cành chè có 1
tơm 6 lá (đối chứng); Hái nguyên liệu búp gồm lá thứ nhất và lá thứ hái sau
tơm, khi cành chè có 1 tơm 6 lá, bấm bỏ tôm chè 5 – 6 ngày trước khi hái, có
hàm lượng chất hịa tan, đường khử, hàm lượng axit amin, chỉ số chất thơm
chênh lệch nhau thấp. Thử nếm cảm quan thì hái búp gồm 1 tơm 3 lá khi cành
chè có 1 tơm 6 lá có chất lượng chè Ô long tốt nhất và điểm thử nếm đạt cao
nhất (16,4 điểm) so với các cơng thức cịn lại và có hiệu quả kinh tế cao nhất
và tăng 40,77 % so với đối chứng.
Tác giả Đặng Văn Thư và cs (2018) [23], khi nghiên cứu kỹ thuật hái
đối với giống chè Kim Tuyên để sản xuất nguyên liệu chế biến chè xanh dạng
Sencha tại Phú Thọ cho thấy: Hái búp 1 tôm 3 lá năng suất đạt 10,23 tấn/ha
tăng 29,99% và hái búp 1 tôm 4 lá năng suất đạt 11,11 tấn/ha tăng 41,17% so
với công thức hái búp 1 tôm 2 lá. Các công thức hái 1 tôm 2 lá, hái 1 tôm 3 lá,
và hái 1 tơm 4 lá có hàm lượng tanin, chất hịa tan, axit amin, đường khử có sự
chênh lệch khơng rõ. Hái 1 tơm 2 lá có chất lượng chè xanh dạng Sencha tốt

nhất và điểm thử nếm cảm quan đạt cao nhất (16,97 điểm) so với hái 1 tôm 3 lá
và 1 tôm 4 lá.


14

c. Nghiên cứu về thân, cành chè
Mỗi giống chè có những đặc điểm và khả năng phân cành khác nhau, có
giống phân cành thấp (thân bụi, nửa bụi) có giống phân cành cao, cành thưa
hơn (thân gỗ, bán gỗ). Khả năng phân cành của mỗi giống có ảnh hưởng đến
sinh trưởng chiều cao, độ rộng tán, mật độ cành, mật độ búp của tán chè và qua
đó có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè.
Vũ Công Quỳ (1982) [19] khi nghiên cứu tương quan hình thái, năng
suất ở một số thứ chè kết luận: Đặc điểm hình thái của những giống chè năng
suất cao: Lá có khối lượng lớn, mỏng, nhiều búp, góc độ phân cành cấp 1 lớn,
mô dậu kém phát triển, tán rộng.
Nghiên cứu về quan hệ giữa bộ rễ và tán cây chè Nguyễn Đình Vinh
(2002) [24] cho rằng: Vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 rễ bắt đầu sinh trưởng, và
chỉ sau khi hình thành nên một đợt sinh trưởng rễ nhất định, thì bộ phận trên mặt
đất mới bắt đầu sinh trưởng. Về mùa thu sau khi kết thúc đợt sinh trưởng của
phần trên mặt đất, bộ rễ chè mới bắt đầu sinh trưởng. Sinh trưởng của bộ rễ
mạnh hay yếu ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng búp chè vụ xuân năm sau.
d. Nghiên cứu về lá chè
Nghiên cứu kích thước lá của các giống chè khác nhau, Lê Tất Khương
(2006) [6] đều cho rằng: Các giống chè khác nhau có kích thước lá khác nhau,
do vậy các giống khác nhau cũng có khả năng cho năng suất khác nhau.
Nghiên cứu hệ số diện tích lá và quan hệ giữa hệ số diện tích lá với năng
suất và các yếu tố cấu thành năng suất, Đỗ Văn Ngọc (2006) [14] cho biết: Hệ
số diện tích lá có tương quan thuận với tổng số búp/tán chè (r = 0,69 - 0,57).
Khi nghiên cứu hệ số diện tích lá của các giống chè các tác giả chỉ rõ những

giống chè có năng suất cao thường có hệ số diện tích lá từ 4 - 6.
1.3.1.2. Nghiên cứu đặc tính chất lượng nguyên liệu búp chè.
Sản phẩm chè xanh, chè Ô long là những mặt hàng địi hỏi ngun liệu
chế biến ra nó có những đặc tính riêng biệt. Như chè xanh yêu cầu nguyên liệu


15

búp non, trọng lượng búp nhỏ, tỷ lệ cuống thấp, có hàm lượng tanin vừa phải
dưới 30% chất khơ, khi chế biến sẽ cho sản phẩm chè xanh có chất lượng cao..
Đối với chè Ơ long tính chất ngun liệu lại càng địi hỏi khắt khe hơn,
búp chè có tính chất lý hóa khác nhau: lá phải dai, dày có độ chín trưởng thành,
thành phần hóa học cũng giống như nguyên liệu để chế biến chè xanh, có nghĩa
là hàm lượng tanin vừa phải, hàm lượng đường, axit amin cao, đặc biệt là có
hương thơm và bền hương. Nguyên liệu khi chế biến sẽ cho sản phẩm chè Ơ
long có chất lượng cao, hương thơm đặc trưng, khi pha chè chẳng những thể
hiện hương trong bã mà có hương thơm bền trong nước pha.
Ở Việt Nam để chế biến chè xanh việc thu hái chè chủ yếu bằng tay, tuy
năng suất thấp, nhưng chất lượng nguyên liệu khá hơn so với hái chè bằng
máy. Khi hái chè bằng tay tỷ lệ búp chè loại A + B chiếm 50 - 60% trong tổng
khối lượng nguyên liệu. Hiện nay do điều kiện đáp ứng nhu cầu lao động, việc
hái bằng máy đã ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các cơ sở sản xuất chè.
Hái máy năng suất lao động cao nhưng chất lượng nguyên liệu thấp và cách
hái máy thường áp dụng cho người sản xuất chè đen.
Các công trình nghiên cứu thành phần hố học của búp chè do ảnh
hưởng của giống chè từ những năm 1974 - 1992 (Hồng Cự, Nguyễn Văn Tạo,
2004) [3], (Ngơ Xn Cường, 2011) [4], chỉ ra: các giống chè có hàm lượng
tanin cao (như PH1) thích hợp cho việc chế biến chè đen. Các giống chè có
hàm lượng tanin thấp (như Đại Bạch trà) thích hợp chế biến chè xanh.
Tác giả Giang Trung Khoa và cs (2017) [7], khi nghiên cứu thành phần

polyphenol và hoạt tính kháng oxy hóa của giống chè Shan cho rằng trong các
hợp chất catechin, hàm lượng EGCG > EGC > ECG > EC > C. Tồn tại mối
tương quan chặt giữa hàm lượng polyphenol, catechin tổng số với hoạt tính
kháng oxy hóa của dịch chiết chè. Hoạt tính này của búp chè 1 tơm 2 lá >
ngun liệu loại B > nguyên liệu loại C > lá già.
Tác giả Trịnh Văn Loan (2008) [13] cho rằng, đường có vai trị lớn đối
với chất lượng chè xanh, ngược lại catechin lại có vai trị quan trọng đối với


16

chất lượng chè đen. Đường khử tham gia vào chất lượng chè với vai trị tạo
hương và điều hồ vị chè, hàm lượng đường khử trong búp chè phụ thuộc vào
giống chè, điều kiện canh tác và mùa vụ.
1.3.2. Nghiên cứu về giâm cành chè của Việt nam
1.3.2.1. Nghiên cứu về giâm cành chè
Nhân giống chè bằng phương pháp giâm cành đang được áp dụng phổ
biến ở các nước trồng chè trên thế giới. Ở nước ta giống chè được nhân giống
bằng giâm cành cũng đang dần thay thế các nương đồi chè trồng bằng hạt năng
suất thấp. Ưu điểm của trồng bằng cành giâm đã được khẳng định. Tuy nhiên
để trồng chè bằng cành giâm thành công cần phải lưu ý một số vấn đề là: tùy
theo giống và chất lượng hom giống mà có kỹ thuật tác động phù hợp. Nhằm
nâng cao hiệu quả nhân giống giảm giá thành, nâng cao chất lượng cây giống.
Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm hình thái giải phẫu mỗi
loại hom với khả năng giâm cành tại Phú Hộ 1996 – 1998 của Nguyễn Thị
Ngọc Bình (2002) [1] cho thấy: Đặc điểm hình thái của mỗi loại hom của từng
giống khác nhau đã ảnh hưởng tới tỷ lệ ra mô sẹo, ra rễ, bật mầm và tỷ lệ xuất
vườn của các loại hom. Các giống khác nhau, tỷ lệ ra rễ khác nhau. Khả năng
ra rễ của hom bánh tẻ cao nhất, thấp nhất là hom nâu. Tỷ lệ sống của các giống
và các loại hom chênh lệch không cao. Các loại hom khác nhau có tỷ lệ xuất

vườn khác nhau. Các giống khác nhau, tỷ lệ xuất vườn cũng khác nhau. Như
vậy, khả năng giâm cành của cây chè phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hom và
giống đem giâm.
Guinard (1950-1954) đã triển khai một chương trình chọn lọc dòng, lấy
vật liệu khởi đầu là thứ chè Shan, nhân giống bằng cành giâm tại Trung tâm
Nghiên cứu chè Bảo Lộc với các bước sau:
- Lấy giống chè Shan làm vật liệu khởi đầu.
- Chọn lọc cá thể để tìm ra cây ưu tú làm cây đầu dịng.
- Nhân giống cây đầu dòng bằng cành giâm để đưa ra sản xuất đại trà.


×