Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Phân lập và khảo sát hàm lượng aloe emodin trong dược liệu phan tả diệp (cassia angustifolia valh, fabaceace)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

LÊ THỊ MINH THU

HÂN LẬP VÀ KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG ALOE EMODIN
TRONG DƯỢC LIỆU PHAN TẢ DIỆP
(CASSIA ANGUSTIFOLIA VALH, FABACEACE)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

LÊ THỊ MINH THU

PHÂN LẬP VÀ KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG ALOE EMODIN
TRONG DƯỢC LIỆU PHAN TẢ DIỆP
(CASSIA ANGUSTIFOLIA VALH, FABACEACE)


Chuyên ngành: Kiểm nghiệm thuốc – Độc chất
Mã số: 8720210

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Hữu Tâm
PGS.TS. Nguyễn Đinh Nga

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2018


Luận văn thạc sĩ dược học. Khóa 2016 – 2018
Chuyên ngành kiểm nghiệm thuốc & độc chất – Mã số: 8720210
PHÂN LẬP VÀ KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG ALOE EMODIN
TRONG DƯỢC LIỆU PHAN TẢ DIỆP
(CASSIA ANGUSTIFOLIA VALH, FABACEACE)
Học viên: Lê Thị Minh Thu
Thầy Cô hướng dẫn: TS.Trần Hữu Tâm và PGS.TS. Nguyễn Đinh Nga
Tóm tắt
Đặt vấn đề - Mục tiêu: Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và góp phần vào công
tác quản lý, đề tài tiến hành phân lập aloe emodin phục vụ cho công tác kiểm nghiệm
và xây dựng quy trình định lượng thành phần này trong dược liệu Phan tả diệp (Cassia
angustifolia Valh) di thực ” được thực hiện để đáp ứng mục tiêu đã đặt ra và đồng
thời góp phần vào việc nghiên cứu tìm ra những dược liệu có khả năng phát triển sử
dụng để điều trị bệnh hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu: Phân lập aloe emodin bằng sắc ký cột chân không và tinh
chế. Tiến hành xác định cấu trúc bằng phương pháp phổ nghiệm UV-Vis, IR, MS,
NMR. Xây dựng quy trình định lượng aloe emodin bằng phương pháp HPLC và sơ
bộ đánh giá hàm lượng aloe emodin trong Phan tả diệp di thực.
Kết quả: Phân lập aloe emodin với hàm lượng 99.69% (phương pháp HPLC). Quy

trình định lượng aloe emodin và dược liệu Phan tả diệp di thực đạt tính tương thích
hệ thống, tính đặc hiệu, khoảng tuyến tính (15 – 150 µg/ml, R ≥ 0.995), độ chính xác
(RSD ≤ 2 %). Sơ bộ đánh giá hàm lượng aloe emodin trong Phan tả diệp di thực là
1.55 mg/g.
Kết luận: Aloe emodin có độ tinh khiết cao, đạt yêu cầu của chất đối chiếu. Quy trình
phân lập và định lượng aloe emodin trong Phan tả diệp di thực đạt các thơng số có
thể ứng dụng trên quy mô công nghiệp.


Master’s thesis of Pharmacy. Academic course: 2016 – 2018
Speciality: Drugs quality control – Speciality code: 8720210
ISOLATED AND ALOE EMODIN SURVEY
IN CASSIA ANGUSTIFOLIA VALH, FABACEACE
Le Thi Minh Thu
Supervisor: PhD. Tran Huu Tam, Assoc. Prof. Nguyen Dinh Nga
ABSTRACT
Introduction – Objectives: In order to improve the quality of the products and
contribute to the management, the topic of isolation of aloe emodin for testing and
development of this quantitative process in medicinal herbs Cassia angustifolia Valh.
This is done to meet the objectives set out and at the same time contribute to the
research finding capable pharmaceutical development used to treat today.
Methods: Isolation of aloe emodin by vacuum column chromatography and
purification. Determine the structure by UV-Vis, IR, MS, NMR spectroscopy.
Elaboration of aloe emodin quantitative procedures by HPLC and the preliminary
assessment levels in cassia angustifolia aloe emodin acclimatized.
Results: From raw material, aloe emodin was isolated. Assigned content values of
aloe emodin was 99.69% by HPLC – PDA. Quantitative method validation met
requirement for suitability, specificity, linearity (15 – 150 µg/ml, R ≥ 0.995) and
accuracy (RSD ≤ 2%). Preliminary assessment levels in cassia angustifolia aloe
emodin acclimatized is valid 1.55 mg/g.

Conclusions: Aloe emodin has a high purity, meets the requirements of the reference
material. Process isolation and quantification of cassia angustifolia aloe emodin
acclimatized to reach the parameters that can be applied on an industrial scale.


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Lê Thị Minh Thu


ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1
Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................. 3
1.1.

TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC .................................................................... 3


1.1.1.

Vị trí phân loại của họ Fabaceae và chi Cassia ............................................... 3

1.1.2.

Đặc điểm thực vật chi Cassia .......................................................................... 6

1.1.3.

Tổng quan về thực vật học cây Phan tả diệp ................................................... 6

1.2.

TỔNG QUAN VỀ HĨA HỌC ................................................................................ 8

1.2.1.

Thành phần hóa học của chi Cassia ................................................................. 8

1.2.2.

Thành phần hóa học của cây Phan tả diệp ..................................................... 10

1.3.

TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ ........................................................ 12

1.3.1.


Tác dụng dược lý chi Cassia ......................................................................... 12

1.3.2.

Tác dụng dược lý của Cassia angustifolia Valh ............................................ 12

1.4.

MỘT SỐ BÀI THUỐC VÀ CHẾ PHẨM TỪ PHAN TẢ DIỆP .......................... 14

1.4.1.

Bài thuốc từ Phan tả diệp ............................................................................... 14

1.4.2.

Một số chế phẩm từ Phan tả diệp ................................................................... 14

1.5.

CÁC KỸ THUẬT SẮC KÝ .................................................................................. 14

1.5.1.

Sắc ký lớp mỏng (SKLM).............................................................................. 15

1.5.2.

Sắc ký cột chân không (VLC)........................................................................ 15


1.6.

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỔ TRONG XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC ........................ 16

1.6.1.

Phổ tử ngoại và khả kiến ................................................................................ 16

1.6.2.

Phổ hồng ngoại .............................................................................................. 16

1.6.3.

Khối phổ ........................................................................................................ 16

1.6.4.

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân .......................................................................... 17

1.7.

TỔNG QUAN VỀ ALOE EMODIN .................................................................... 17

1.7.1.

Tính chất hóa lý ............................................................................................. 17

1.7.2.


Tính chất dược lý ........................................................................................... 18


iii

Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 19
2.1.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 19

2.2.

NGUYÊN VẬT LIỆU........................................................................................... 19

2.2.1.

Chất chuẩn, hóa chất, và dung mơi ................................................................ 19

2.2.2.

Trang thiết bị .................................................................................................. 19

2.3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................... 20

2.3.1.

Chiết xuất ....................................................................................................... 20


2.3.2.

Phân lập và tinh chế ....................................................................................... 20

2.3.3.

Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được ........................................ 21

2.3.4. Xây dựng quy trình định lượng aloe emodin bằng phương pháp sắc ký lỏng
hiệu năng cao ................................................................................................................ 23
2.3.5.

Đánh giá quy trình định lượng aloe emodin .................................................. 24

Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 27
3.1.

PHÂN TÍCH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HĨA HỌC CỦA PHAN TẢ DIỆP ......... 27

3.2.

CHIẾT XUẤT ....................................................................................................... 28

3.3.

PHÂN LẬP CÁC CHẤT BẰNG SẮC KÝ .......................................................... 28

3.3.1.

Tách các phân đoạn bằng sắc ký cột chân không (VLC) ............................... 28


3.3.2.

Kiểm tra độ tinh khiết A1 bằng HPLC .......................................................... 31

3.4.

XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT A1 ............................... 33

3.4.1.

Phổ UV của hợp chất A1 ............................................................................... 33

3.4.2.

Phổ IR của hợp chất A1 ................................................................................. 33

3.4.3.

Phổ MS của hợp chất A1 ............................................................................... 34

3.4.4.

Phổ NMR của hợp chất A1 ............................................................................ 35

3.5. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ALOE EMODIN TRONG CÂY
PHAN TẢ DIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC .......................................................... 39
3.5.1.

Khảo sát điều kiện HPLC .............................................................................. 39


3.5.2.

Quy trình định lượng aloe emodin trong Phan tả diệp................................... 43

3.5.3.

Đánh giá quy trình định lượng aloe emodin .................................................. 43

3.5.4.

Sơ bộ đánh giá hàm lượng aloe emodin trong cây Phan tả diệp .................... 48

Chương 4 – BÀN LUẬN ..................................................................................................... 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 54
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC............................................................................................. 57


iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
δ

Chemical shift - Độ dời hóa học

CDCl3

Chloroform


d

Doublet – pic đơi

dd

Doublet – Doublet – pic bốn

DEPT

Distortionless Enhancement by Polarization Transfer

HPLC

High Performance Liquid Chromatography – sắc ký lỏng hiệu
năng cao

EA, EtoAc

Ethyl acetat

EtOH

Ethanol

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Correlation

HSQC


Heteronuclear Single Quantum Correlation

J

Hằng số ghép (coupling constant)

MHz

Mega Hertz

MeOH

Methanol

MS

Mass Spectroscopy – Phổ khối

NMR

Nuclear Magnetic Resonance - Cộng hưởng từ hạt nhân

ppm

Parts per million

s

Singlet - Pic đơn


SKLM

Sắc ký lớp mỏng

t

Triplet – pic ba

TLTK

Tài liệu tham khảo

TT

Thuốc thử

VS

Vanillin sulfuric

VLC

Vacuum Liquid Chromatography – Sắc ký cột chân không


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hóa học một số loài trong chi Cassia ..................................... 6

Bảng 1.2. Một số anthranoid chính trong cây Phan tả diệp ........................................ 8
Bảng 3.1. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học của lá phan tả diệp ............ 22
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra độ tinh khiết A1 bằng HPLC ........................................ 29
Bảng 3.3. Bảng so sánh phổ 1H-NMR và 13C-NMR so với aloe emodin ................. 31
Bảng 3.4. Số liệu đường tuyến tính của aloe emodin ............................................... 39
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống của phương pháp đối với aloe
emodin ....................................................................................................................... 40
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát độ lặp lại aloe emodin trong mẫu thử ........................... 43
Bảng 3.7. Tóm tắt kết quả thẩm định quy trình định lượng ...................................... 44


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Hình ảnh cây Phan tả diệp (Cassia angustifolia Valh) .............................. 5
Hình 1.2. Một số chế phẩm từ Phan tả diệp .............................................................. 12
Hình 3.1. Sắc ký đồ kiểm tra các ống từ 55 – 63 qua cột VLC .............................. 26
Hình 3.2. Sắc ký đồ kiểm tra các tủa A và B sau khi rửa với CHCl3 ....................... 27
Hình 3.3. Sắc ký đồ (HPLC) họp chất A1 ................................................................ 28
Hình 3.4. Phổ hấp thu UV của hợp chất A1.............................................................. 28
Hình 3.5. Phổ 3D của hợp chất A1 ........................................................................... 28
Hình 3.6. Độ tinh khiết của pic A1 ........................................................................... 29
Hình 3.7. Phổ IR của hợp chất A1 ............................................................................ 30
Hình 3.8. Phổ MS (ES-) của hợp chất A1 ................................................................. 30
Hình 3.9 Cấu trúc hố học của aloe emodin (hợp chất A1) ...................................... 32
Hình 3.10. Phổ 1H-NMR của hợp chất A1 (CDCl3, 500 MHz) ............................... 33
Hình 3.11. Phổ 13C-NMR của hợp chất A1 (CDCl3, 125 MHz) ............................. 33
Hình 3.12. Phổ DEPT của hợp chất A1 (CDCl3, 125 MHz) .................................... 34
Hình 3.13. Phổ HMBC của hợp chất A1 (CDCl3, 500MHz) ................................... 34
Hình 3.14. Phổ HSQC của hợp chất A1 (CDCl3, 500 MHz) ................................... 35

Hình 3.15. Sắc ký đồ mẫu chuẩn aloe emodin .......................................................... 37
Hình 3.16. Phổ hấp thu UV của aloe emodin............................................................ 37
Hình 3.17 .Sắc ký đồ mẫu thử với pha động MeOH – acid phosphoric 0.1 %

(70

:30), (1 ml/phút) ........................................................................................................ 38
Hình 3.18. Kết quả khảo sát độ tinh khiết pic aloe emodin với pha động MeOH –acid
phosphoric 0.1 % (70:30), (1 ml/phút) ...................................................................... 38
Hình 3.19. Sắc ký đồ mẫu thử với pha động MeOH – acid phosphoric 0.1 % (60:40),
(1 ml/phút) ................................................................................................................. 39
Hình 3.20. Kết quả khảo sát độ tinh khiết pic aloe emodin với pha động MeOH –acid
phosphoric 0.1 % (60:40), (1 ml/phút) ...................................................................... 39
Hình 3.21. Đường biểu diễn dện tích pic theo nồng độ đối với aloe emodin .......... 40
Hình 3.22. Sắc ký đồ mẫu trắng ................................................................................ 42


vii

Hình 3.23. Sắc ký đồ mẫu chuẩn............................................................................... 42
Hình 3.24. Sắc ký đồ mẫu thử ................................................................................... 42
Hình 3.25. Sắc ký đồ mẫu thử thêm chuẩn ............................................................... 43
Hình 3.26. Phổ UV của aloe emodin trong mẫu chuẩn............................................. 43
Hình 3.27. Phổ UV của aloe emodin trong mẫu thử ................................................. 43
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ chiết cao anthraglycosid toàn phần từ cao cồn lá Phan tả diệp ... 23


Luận văn thạc sĩ dược học

1


Lê Thị Minh Thu

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, giá thuốc nhập khẩu tăng cao vì nhiều lý do, việc tìm kiếm
một nguồn dược liệu trong nước để thay thế một phần các thuốc nhập khẩu từ nước
khác là một yêu cầu rất cấp thiết cho ngành dược cũng như các nhà nghiên cứu Việt
Nam. Nước ta có một ưu điểm là một nước cận nhiệt đới rất phong phú về các chủng
loài thực vật, với nhiều loại cây thuốc quý nổi tiếng trên thế giới, bên cạnh đó, việc
du nhập các loại cây thuốc từ nước ngoài về cũng đem lại những hiệu quả nhất định.
Tuy chưa được trồng phổ biến ở Việt Nam, Phan tả diệp Cassia angustifolia, họ Đậu
(Fabaceae) là loại cây có giá trị y dược cao đã được các nhà khoa học trên thế giới
nghiên cứu từ rất lâu. Đối với nước ta thì dường như lồi cây này vẫn còn khá mới
mẻ, hiện nay Phan tả diệp đã được đem về trồng tại Tuy Hòa, Phú Yên và bước đầu
có những nghiên cứu trong nước về loại cây này.
Các cơng trình nghiên cứu về lá cây Phan tả diệp tập trung nhiều vào cơng dụng của
nhóm nhuận tràng anthraglycosid như giúp đẩy mạnh quá trình bài tiết của ruột để
đào thải các chất cặn bã, độc hại tồn đọng gây độc cho đường tiêu hóa, hạn chế sự
sinh sơi nẩy nở của các lồi sinh vật đường ruột có hại, là một loại thuốc xổ giun hữu
hiệu. Hiện nay, các phương pháp được xây dựng để định lượng lá cây Phan tả diệp
chủ yếu là sắc ký lỏng hiệu năng cao được sử dụng phổ biến vì nhiều lý do: độ nhạy
cao, khả năng định lượng đồng thời nhiều chất tốt, thích hợp tách các hợp chất khơng
bay hơi và chịu nhiệt.
Nhằm tăng cường hiệu quả chăm sóc sức khoẻ người dân và góp phần vào cơng tác
quản lý, đánh giá chất lượng của thuốc có thành phần Phan tả diệp, đề tài “Phân lập
và khảo sát hàm lượng aloe emodin trong dược liệu Phan tả diệp (Cassia
angustifolia Valh, Fabaceace)” được thực hiện với các mục tiêu cụ thể như sau:
-

Xây dựng quy trình chiết xuất aloe emodin từ dược liệu Phan tả diệp.



Luận văn thạc sĩ dược học
-

2

Lê Thị Minh Thu

Phân lập và xác định cấu trúc của hợp chất aloe emodin từ dược liệu Phan tả
diệp.

-

Xây dựng quy trình định lượng sơ bộ chất đánh dấu aloe emodin có trong dược
liệu Phan tả diệp.


Luận văn thạc sĩ dược học

3

Lê Thị Minh Thu

Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC

1.1.1. Vị trí phân loại của họ Fabaceae và chi Cassia

Họ Đậu (Fabaceae) là một họ hiện nay vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất giữa các
nhà khoa học.
-

Theo Takhtajan (2009), phân họ Đậu (Faboideae), phân họ Vang
(Caesalpinioideae) và phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) là 3 phân họ thuộc họ Đậu
(Fabaceae).

Bộ Fabales (Bộ Đậu)
Họ Fabaceae (Họ Đậu)

Faboideae
(Phân họ
Đậu)

Caesalpinioideae
(Phân họ Vang)

Họ Mimosoideae
(Phân họ Trinh nữ)

Chi Cassia

Cassia angustifolia Valh.
Theo Cronquist (1998), Fabaceae, Caesalpinioideae và Mimosoideae lại là 3 họ riêng
biệt thuộc bộ Đậu (Fabales).


Luận văn thạc sĩ dược học


4

Lê Thị Minh Thu

Bộ Fabales (Bộ Đậu)

Faboideae
(Phân họ Đậu)

Caesalpinioideae
(Phân họ Vang)

Họ Mimosoideae
(Phân họ Trinh nữ)

Chi Cassia

Cassia angustifolia Valh.
Nghiên cứu này sử dụng theo hệ thống phân loại thực vật của A. Takhtajan (2009),
theo đó, lồi Cassia angustifolia có vị trí phân loại như sau: [13]
Phân loại
Giới (regnum)

Plantae

Không phân hạng

Angiospermae

Không phân hạng


Eudicots

Không phân hạng

Rosids

Bộ (ordo)

Fabales

Họ (familia)

Fabaceae

Phân họ (subfamilia)

Caesalpinioideae

Tơng (tribus)

Cassieae

Chi (genus)

Cassia

Lồi (species)

Angustifolia


Tên hai phần
Cassia angustifolia Valh
Tên đồng nghĩa khác
Cassia acutifolia Delile
Cassia alexandrina (Garsault) Thell.


Luận văn thạc sĩ dược học

5

Lê Thị Minh Thu

Cassia senna L.
Senna acutifolia (Delile) Batka
Senna alexandrina Garsault
Senna angustifolia (Vahl) Batka
Theo Takhtajan, Họ Fabaceae là một trong những họ thực vật lớn với hơn 760 chi và
khoảng 18.000 loài phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong đó,
phân họ Vang (Caesalpinioideae) có khoảng 180 chi với 2500 – 3000 lồi. Ở Việt
Nam, phân họ Vang có khoảng 23 chi: Acrocarpus, Afzelia, Bauhinia, Caesalpinia,
Cassia, Crudia, Cynometra, Delonix, Dialium, Erythrophleum, Gleditsia,
Gymnoclodus, Intsia, Lycidice, Maniltoa, Parkinsonia, Peltophorum, Pterolobium,
Saraca, Senna, Sindora, Tamarindus, Zenia với khoảng 124 loài phân bố chủ yếu ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong đó, chi Cassia là chi lớn nhất trong phân họ
với 600 lồi đã được cơng bố, phân bố chủ yếu ở Nam Mỹ, và Châu Phi [2], [15],
[22]. Ở Việt Nam đã có 24 đại diện thuộc chi Cassia được mơ tả gồm [6]:
-


Cassia fistula L.

-

Cassia grandis L. f. = Cassia brasiliana Lam.

-

Cassia angustifolia Vahl = Senna alexandrina Garsault

-

Cassia agnes (de Wit) Brenan = Cassia javanica subsp. (deWit) K. Larsen.

-

Cassia javanica subsp. (Buch.-Ham. ex Roxb.) K.Larsen & S. S. Larsen =
Cassia nodosa Buch.-Ham. ex Rxb.

-

Cassia siamea Lam = Senna siamea (Lam.) H. S. Irwin & Barneby.

-

Cassia timoriensis DC = Senna timoriensis (DC.) H.S. Irwin & Barneby.

-

Cassia garrettiana Craib.


-

Cassia alata L. = Senna alata (L.) Roxb.

-

Cassia mimosoides L. = Chamaecrista mimosoides (L.) Greene.

-

Cassia pumila Lam. = Chamaecrista pumila (Lam.) V. Singh.

-

Cassia leschenaultiana DC. = Chamaecrista leschenaultiana (DC.) O. Deg.

-

Cassia hirsuta L. = Senna hirsuta var. hirsuta.


Luận văn thạc sĩ dược học

6

Lê Thị Minh Thu

-


Cassia obtusifolia L. = Senna obtusifolia (L.) H.S. Irwin & Barneby.

-

Cassia sophera L. = Senna sophera var. sophera.

-

Cassia tora L. = Senna tora (L.) Roxb.

-

Cassia obtusifolia L. = Senna obtusifolia (L.) H.S. Irwin & Barneby.

-

Cassia absus L. = Chamaecrista absus (L.) H.S. Irwin & Barneby.

-

Cassia bicapsularis L. = Senna bicapsularis var. bicapsularis.

-

Cassia splendida Vogel = Senna splendida var. splendida.

-

Cassia surattensis Burm. f. = Senna surattensis subsp. Surattensis.


-

Cassia fruticosa Mill. = Senna fruticosa (Mill.) H.S. Irwin & Barneby.

-

Cassia floribunda Cav. = Senna floribunda (Cav.) H.S. Irwin & Barneby.

-

Cassia multijuga Rich. = Senna multijuga var. multijuga.

Trong 24 lồi trên, có 15 lồi đã được chuyển sang chi Senna, 4 loài được chuyển
sang chi Chamaecrista và chỉ cịn 6 lồi thuộc chi Cassia.
1.1.2. Đặc điểm thực vật chi Cassia
Cây gỗ, cây nhỡ hay cỏ không có gai. Lá mọc so le, kép lơng chim chẵn, lá chét mọc
đối, khơng cuống hoặc có cuống ngắn. Cụm hoa chùm ở nách lá hoặc chùy ở ngọn,
rất ít khi hoa mọc đơn độc. Lá bắc đa dạng, cuống hoa có đốt ở đỉnh. Hoa lưỡng tính,
thường có màu vàng, 5 lá đài, dạng lợp. 5 cánh hoa gần bằng nhau hoặc cánh dưới
lớn hơn. Nhị thường 10, hoặc hơi bằng nhau và hữu thụ, còn lại là các nhị lép; bao
phấn đính lưng hay đính gốc, mỏ bằng kẻ hay lỗ. Bầu khơng cuống hây có cuống,
chứa nhiều nỗn. Quả đa dạng và nhiều cỡ, trịn hây dẹp, hóa gỗ, dai hoặc dạng màng,
mở hoặc có khi khơng mở, có vách hay khơng. Hạt xếp ngang hoặc ít khi xếp dọc,
dẹp, có phơi nhũ. [5]
1.1.3. Tổng quan về thực vật học cây Phan tả diệp
1.1.3.1.

Tên gọi

Tên khoa học: Cassia angustifolia Valh. thuộc họ Đậu (Fabaceae).

Tên gọi khác: hiệp diệp Phan tả diệp; tiêm diệp Phan tả diệp. Phan tả diệp Ấn Độ :
Phan tả diệp Tinnevelly hay Phan tả diệp lá hẹp; Phan tả diệp Khartoum: Phan tả diệp


Luận văn thạc sĩ dược học

7

Lê Thị Minh Thu

Alexandria hay Phan tả diệp lá nhọn; tên tiếng Pháp là séné, folioles de séné.
[3],[4],[9].
1.1.3.2.

Mô tả thực vật

Phan tả diệp là một loại thảo mộc mọc thành dạng bụi. Cây nhỏ, thấp, cao khoảng 1.0
m.
Lá kép lông chim, chẵn, thường gồm 5 đến 8 đơi, cuống ngắn, phiến lá chét về phía
cuống hơi không đối xứng. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, gồm từ 6 đến 10 hoa. Cánh
hoa màu vàng. Hoa có 10 nhị: 3 nhị phía trên nhỏ và bất thụ, 4 nhị ở giữa cùng lớn
và 3 nhị dưới thì cong queo. Quả đậu hình túi, dài 4 - 6 cm, rộng 1-1.7 cm, khi cịn
non có lơng trắng mềm, về sau rụng đi, trong quả có từ 4 đến 7 hạt.
Ngoài cây Phan tả diệp (C. angustifolia Valh) cịn một loại rất phổ biến đó là C.
acutifolia Delile. Cây C. acutifolia Delile gần giống với C. angustifolia, chỉ khác ở
chỗ là lá phần lớn hình trứng rộng hơn, hoa nhỏ hơn, quả ngắn nhưng rộng hơn, rộng
khoảng 2-2.5 cm.
Mùa cây nở hoa vào khoảng tháng 10, tháng 11 và ra quả vào khoảng tháng 1 - 4 năm
sau. [3],[9],[11]


Hình 1.1. Hình ảnh cây Phan tả diệp (Cassia angustifolia Valh) [26],[27]
1.1.3.3.

Phân bố sinh thái


Luận văn thạc sĩ dược học

8

Lê Thị Minh Thu

Cây Phan tả diệp thường mọc hoang và được trồng ở các nước nhiệt đới như Châu
Phi, Ấn Độ (ở vùng Nam và Tây Bắc).
Cây Phan tả diệp có đặc điểm sinh thái là ưa ánh sáng, chịu nhiệt tốt, rất thích hợp
với khí hậu Việt Nam, và đã được đem về trồng ở Phú Yên, trại thuốc Sapa và Văn
Điển thuộc Viện Dược liệu Thanh Trì, Hà Nội nhằm giải quyết nhu cầu nghiên cứu,
sản xuất thuốc trong nước và xuất khẩu. [3]
1.1.3.4.

Thu hái và chế biến

Các bộ phận của cây thường được dùng làm thuốc là quả đậu non và trái non.
Lá non được hái, rửa cẩn thận và phơi khô để làm thuốc viên.
Quả đậu non cũng được phơi khô để làm trà hoặc nén để làm thuốc. [3],[9]
1.2.

TỔNG QUAN VỀ HĨA HỌC

1.2.1. Thành phần hóa học của chi Cassia

Thành phần hóa học của một số lồi thuộc chi Cassia gồm xanthonoid, terpenoid,
alkaloid,

tannin,

saponin,

nhưng

chủ

yếu là anthranoid

và flavonoid

[17],[19],[20],[23],[24]
Bảng 1.1. Thành phần hóa học một số lồi trong chi Cassia
Lồi

Bộ phận

Cassia laevigata

Rễ

Thành phần hóa học
Anthranoid (emodin, physcion, omduin, 1hydroxy-7-methoxy-3-methyl anthaquinon).
Anthranoid (aloe emodin, emodin,
chrysophanol, chryso-obtusin, obtusifolin,
obtusin, physcion, rhein).


Cassia occidentalis Toàn cây

Flavonoid (apigenin, kaempferol, quercetin,
rhamnosid).
Sterol (campesterol, sitosterol).
Acid béo (acid lignoceric, acid linoleic, acid


Luận văn thạc sĩ dược học

9

Lê Thị Minh Thu

linolenic, acid oleic).
Polysaccharid (galactopyranosyl,
mannopyranosyl).

Cassia angustifolia Lá

Anthranoid (Sennosid A, B, C, D, aloe
emodin).
Anthranoid ( chrysophanol, chrysophanein,
physcion, 7-methyl physcion, aloe emodin,
emodin, rhein, obtusifolin, 1-hydroxy-7methoxy-3-methyl anthraquinon, 1,5dihydroxy-3-methyl anthraquinon, 8-O-


Cassia obtusifolia


methyl chrysophanol).
Xanthonoid (euxanthon, 1,7-dihydroxy-3methyl xanthon, 1,8-dihydroxy-3-methoxy-6methyl xanthon).
Sterol (stigmasterol).
Triterpenoid (lupeol, friedelin, acid
betulinic).

Hạt

Naphthonoid, polysaccharid.

Cassia racemosa

Toàn cây

Anthranoid (chrysophanol, physcion).

Cassia siamea

Toàn cây

Anthranoid (chrysophanol, emodin).

Lá và quả
Cassia tora
Hạt

Anthranoid (chrysophanol, emodin, aloe
emodin, physcion, chrysophanein, rhein).
Arabinoglucan, pectin, polysaccharid.



Luận văn thạc sĩ dược học

10

Lê Thị Minh Thu

1.2.2. Thành phần hóa học của cây Phan tả diệp
Phan tả diệp là một loại dược liệu đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền
phương Đông cũng như phương Tây để chữa trị táo bón. Hoạt chất chính của vị thuốc
này là các anthraquinon và các dianthrone glycosid. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy
thành phần hóa học của cây Phan tả diệp rất phong phú, ngoài các sennoside, lá Phan
tả diệp còn chứa các hợp chất anthraquinon, napthalen, flavonoid, các acid béo,
polysaccharid, nhựa, tinh dầu... Tuy nhiên chỉ một số nhóm hợp chất anthraquinon,
napthalen glycosid và flavonoid glycosid là có giá trị cao. Hàm lượng chất này trong
lá cao hơn trong quả rất nhiều.[3]
1.2.2.1.

Nhóm anthranoid

Các hợp chất anthraquinon có tác dụng kích thích những nếp nhăn ở vị trí phía trên
ruột gây ra sự co bóp các cơ ruột, có tác dụng nhuận tràng tốt. Trong nhóm chất
anthraquinon ta có thể chia thành dianthron và anthraquinon.
Thành phần anthranoid trong Phan tả diệp gồm cả 2 dạng glycosid (ví dụ sennosid A,
B, C, D) và aglycol (ví dụ rhein, aloe emodin).
Trong lá non thì có hàm lượng cao sennosid A và B, rhein, chrysophanol.
Một số nghiên cứu dịch chiết của lá Phan tả diệp cũng cho thấy các thành phần
anthraquinon glycosid quan trọng như emodin 8-O-sophorosid, aloe emodin 8-Oglycosid, barbaloin [18]
Bảng 1.2. Một số anthranoid chính trong cây Phan tả diệp
-R1 = CH3


-R2 = H

Chrysophanol

-R1 = CH2OH

-R2 = H

Aloe emodin

-R1 = COOH

-R2 = H

Rhein

-R1 = OH

-R2 = CH3

Emodin

-R1 = CH3

-R2 = Ome

Physcion

C10


C10’


Luận văn thạc sĩ dược học

1.2.2.2.

11

Lê Thị Minh Thu

-R = COOH

R

R

Sennosid A

-R = COOH

R

S

Sennosid B

-R = CH2OH


R

R

Sennosid C

-R = CH2OH

R

S

Sennosid D

-R1 = CH2OH

-R2 = CH3

-R3 = OH

Palmidin A

-R1 = CH2OH

-R2 = H

-R3 = CH3

Palmidin B


-R1 = CH3

-R2 = CH3

-R3 = OH

Palmidin C

-R1 = OH

-R2 = H

Rheidin A

-R1 = H

-R2 = H

Rheidin B

-R1 = H

-R2 = OCH3

Rheidin C

Naphthalen glycosid

Ngoài các anthraquinon glycosid đã nói ở trên, cịn có thể tách ra từ lá và quả của
Phan tả diệp các naphthalen glycosid. Các naphthalen glycosid thường có trong các

lồi thực vật chứa 1,8-dihydroxyanthraquinon. Năm 1981, Jansen và cộng sự đã cô
lập được các hợp chất naphthalen glycosid từ lá và quả của cây Phan tả diệp. Những
hợp chất này cũng được tìm thấy trong các cây cùng chi.
Các hợp chất naphthalen glycosid và dẫn xuất của chúng cũng được dùng rộng rãi
làm thuốc nhuận tràng. [22]
1.2.2.3.

Nhóm flavonoid


Luận văn thạc sĩ dược học

12

Lê Thị Minh Thu

Bên cạnh các anthranoid, flavonoid là nhóm lớn thử 2 được quan tâm trong cây Phan
tả diệp bởi những tác dụng dược lý hứa hẹn. Trong tự nhiên, flavonoid là một trong
những nhóm hợp chất lớn nhất có tác dụng chống oxy hóa thường gặp trong nhiều họ
thực vật.
Lá và hoa của Phan tả diệp chứa nhiều epicatechin, (-)-(2S)-6-Methoxy-[2”,3”:7,8]furanoflavanon, Kaempferol 3-O-sulphate-7-O-c-arabinopyranosid, Vidalenolon,
(2S)-7,8,bis-3’,4’-(2,2-dimethyl-chromano)-5-hydroxyflavanon,

3,7-dihydroxy-

4’,8-dimethoxyflavon, 14-Hydroxyartonin E. [14].
1.3.

TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ


1.3.1. Tác dụng dược lý chi Cassia
Các loài trong chi Cassia đã được sử dụng rộng rãi trên nhiều nơi trên thế giới với
nhiều công dụng khác nhau như nhuận tẩy, trị đái tháo đường, sốt rét, kháng khuẩn,
kháng viêm, hạ sốt, kháng nấm, chống ung thư, bảo vệ gan và chữa lành vết thương.
Lá và quả của Cassia angustifolia, Cassia fistula, Cassia Obovata, Cassia dentate,
Cassia sofara, Cassia sieberiana, Cassia podocarpa, Cassia alata đều có tính nhuận
tràng và kháng khuẩn. [25].
1.3.2. Tác dụng dược lý của Cassia angustifolia Valh
Phan tả diệp có rất nhiều ứng dụng trong y học. Cả lá và quả cây Phan tả diệp đều có
tác dụng trị bệnh rất tốt.
Là một loại thuốc tẩy mạnh, có tác dụng nhuận tràng, giúp đẩy mạnh quá trình bài
tiết của ruột để đào thải các chất cặn bã, độc hại tồn đọng gây độc cho đường tiêu
hóa, hạn chế sự sinh sơi nẩy nở của các lồi sinh vật đường ruột có hại, là một loại
thuốc xổ giun hữu hiệu.
Có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Bacillus dysenteriae, Streptococcus,
Enterococcus, và một số loại bệnh gây nấm ngoài da. Do đó, nó có thể chữa trị rất tốt
các loại bệnh về da như bệnh acpet mảng tròn, mụn trứng cá, bệnh bạch tạng thậm
chí là bệnh phong.


Luận văn thạc sĩ dược học

13

Lê Thị Minh Thu

Có tính cầm máu tốt nhờ làm tăng số lượng tiểu cầu, sợi fibrin, rút ngắn thời gian
đông máu và thời gian hình thành huyết khối.
Có tác dụng chống oxy hóa nhờ có chứa một thành phần đa dạng các flavonoid. Các
flavonoid khi vào cơ thể sẽ tạo phức với các ion kim loại là những chất xúc tác của

nhiều phản ứng oxy hóa sinh ra gốc tự do hoạt động. Đồng thời flavonoid cịn có khả
năng triệt tiêu những gốc tự do hoạt động để tạo thành sản phẩm không gốc, cắt đứt
dây chuyền phản ứng oxy hóa lipid, góp phần làm ổn định màng tế bào, làm tăng sức
bền của màng, loại trừ các tác nhân gây độc hại, ngăn ngừa một số nguy cơ biến dị,
hủy hoại tế bào do gốc tự do gây nên.
Vitamin P có trong lá Phan tả diệp có tác dụng làm tăng sức bền và tính đàn hồi cùa
mạch máu, làm giảm tính dịn, dễ vỡ của thành mạch. Vitamin P là yếu tố rất cần thiết
và khơng thể thiếu trong việc dự phịng và điều trị các bệnh gây ra do sự tổn thương
của mao mạch như bệnh tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, các trường hợp xung
huyết, xuất huyết.
Bên cạnh đó Phan tả diệp còn được dùng làm thuốc hạ sốt, thuốc làm giảm buồn bực,
thuốc chữa các bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bệnh thương hàn, bệnh dịch tả, bệnh trĩ,
chứng dư mật, bệnh vàng da, bệnh gout, bệnh thấp khớp, điều trị các khối u, hơi thở
hôi, bệnh ho và bệnh viêm phế quản…
Không dùng Phan tả diệp cho người bị viêm bàng quang, viêm tử cung, hẹp kết tràng,
phình ruột già, phụ nữ đang kỳ kỉnh nguyệt, có thai hoặc cho con bú…
Lá cây Phan tả diệp có hoạt tính mạnh hơn quả rất nhiều. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà
nó thường gây ra tác dụng phụ khơng mong muốn. Nó có thể gây cảm giác buồn nơn,
đau quặn phần bụng dưới và gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Đặc biệt các tác
dụng phụ này xuất hiện khi ta dùng chỉ riêng một mình Phan tả diệp trong chữa bệnh.
Do đó, để hạn chế các tác dụng phụ, nên dùng kèm Phan tả diệp với hạt bạch đậu,
quế, hồi, cây thì là, gừng hay bất cứ loại thảo thơm nào khác. [3],[8],[9],[11],[12]


Luận văn thạc sĩ dược học
1.4.

14

Lê Thị Minh Thu


MỘT SỐ BÀI THUỐC VÀ CHẾ PHẨM TỪ PHAN TẢ DIỆP

1.4.1. Bài thuốc từ Phan tả diệp
Tác dụng cầm máu: theo dõi trên người, bột Phan tả diệp uống với liều 1 g/lần, ngày
3 lần, có tác dụng làm tăng số lượng tiểu cầu, fibrinogen, rút ngắn thời gian đông
máu, thời gian hình thành huyết cục, do đó có tác cầm máu.
Phan tả diệp được dùng chữa ăn khơng tiêu, tích trễ đầy bụng với liều 1 – 2 g/ngày.
Ngoài ra nếu dùng với liều 3 – 4 g/ngày sẽ có tác dụng nhuận tràng và được dùng 5
– 7 g/ngày dưới dạng thuốc sắc sẽ có tác dụng tẩy xổ. [3]
1.4.2. Một số chế phẩm từ Phan tả diệp
Chế phẩm Senna leaves do công ty Now Foods – Mỹ sản xuất dạng viên nang chứa
470 mg senna tự nhiên trong mỗi viên có tác dụng trong điều trị táo bón ở người cao
tuổi.
Chế phẩm Senna pods do công ty Penn Herb – Mỹ sản xuất dưới dạng viên nang chứa
550 mg vỏ quả senna trong mỗi viên có tác dụng trong điều trị giảm táo bón thường
xuyên và thúc đẩy chức năng ruột khỏe mạnh.

Hình 1.2. Một số chế phẩm từ Phan tả diệp
1.5.

CÁC KỸ THUẬT SẮC KÝ

Sắc ký là một phương pháp phân tách lý – hóa trong đó các chất được tách ra khỏi
một hỗn hợp dựa trên sự phân bố liên tục của chúng giữa 2 pha, một pha không


×