Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Phân tích chi phí điều trị nội trú viêm xoang mạn tại bệnh viện tai mũi họng thành phố hồ chí minh giai đoạn 2015 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 105 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

NGUYỄN BÍCH HỒN

PHÂN TÍCH CHI PHÍ
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ VIÊM XOANG MẠN
TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2015 - 2018
Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dƣợc
Mã số: CK 62 73 20 01

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM ĐÌNH LUYẾN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN


Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.

Ngƣời cam đoan

NGUYẾN BÍCH HOÀN

.


.

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh;
Phịng Sau Đại học; quý Thầy Cô Bộ môn Quản Lý Dƣợc và các Bộ môn khác trong
Khoa Dƣợc đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận
văn này.
Tôi xin cảm ơn Thầy GS. Lê Quan Nghiệm và các Thầy Cô trong Hội đồng đã hƣớng
dẫn, góp ý, sửa chữa cho Tơi hoan thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành với Thầy PGS.TS.Phạm Đình Luyến, Trƣởng
Bộ mơn Quản lý Dƣợc, Khoa Dƣợc, Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh là
ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đã quan tâm, động viên và hết long giúp đỡ Tôi trong thời
gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy, Giám đốc Bệnh viện
Tai Mũi Họng Thành Phố Hồ Chí Minh và Ban Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng
Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho
Tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã ln chia sẻ, khích
lệ, tạo điều kiện tốt nhất giúp Tơi hoan thành luận văn.


NGUYỄN BÍCH HỒN

.


.

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm xoang mạn là một căn bệnh đƣờng hô hấp trên phức tạp và phổ
biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh không chỉ làm suy yếu sức khỏe và còn mang lại
gánh nặng kinh tế cho ngƣời bệnh và gia đình của họ.
Mục tiêu: Nghiên cứu đƣợc tiến hành với mục tiêu là phân tích chi phí điều trị nội trú
của bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh giai đoạn
2015-2018.
Đối tượng và phương pháp: Thông tin về đặc điểm của ngƣời bệnh viêm xoang mạn
và các dịch vụ y tế đã sử dụng từ năm 2015 đến năm 2017 đƣợc thu thập từ dữ liệu
của bệnh viện nhằm phân tích chi phí trực tiếp y tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn tiến
hành phỏng vấn trực tiếp ngƣời bệnh từ tháng 08 đến tháng 10 năm 2018 để xác định
chi phí điều trị của bệnh viêm xoang mạn theo quan điểm xã hội.
Kết quả: Nghiên cứu đã thu thập thông tin của 4.894 ngƣời bệnh giai đoạn 2015-2017
với 51,7% ngƣời bệnh là nữ giới và độ tuổi trung bình là 44,3±14,8 tuổi. Chi phí trực
tiếp y tế cho một lần nhập viện-năm của ngƣời bệnh viêm xoang mạn là 23,96 triệu
VND, với chi phí ngƣời bệnh phải trả là 15,73 triệu VND và chi phí bảo hiểm chi trả
là 8,23 triệu VND. Trong các dịch vụ y tế, chi phí phẫu thuật ở mức cao nhất với
18,26 triệu VND. Năm 2018, có tổng cộng 264 ngƣời bệnh viêm xoang mạn điều trị
nội trú tham gia nghiên cứu với tỷ lệ ngƣời bệnh nữ là 54,2% và độ tuổi trung bình là
43,3±15,3 (tuổi). Kết quả phân tích cho thấy chi phí trực tiếp y tế trung bình cho mỗi
ngƣời bệnh là 14,78 triệu VND (chiếm 78,42%), chi phí trực tiếp ngồi y tế trung bình
là 2,05 triệu VND (chiếm 10,9%) và chi phí gián tiếp trung bình là 2,01 triệu VND

(chiếm 10,68%).
Kết luận: Nghiên cứu đã đánh giá đƣợc chi phí điều trị bệnh viêm xoang mạn khơng
chỉ tạo áp lực đến bản thân ngƣời bệnh mà còn đến tồn xã hội, đồng thời, cũng so
sánh đƣợc chi phí trung bình theo những đặc điểm khác nhau của ngƣời bệnh viêm
xoang mạn tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh.
Từ khóa: Chi phí điều trị, viêm xoang mạn, bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí
Mính.

.


.

ABSTRACT
Introduction: Chronic rhinosinusitis (CRS) is a complex and common upper
respiratory disease, which not only has negative impacts on health status but also
places economic burdens on patients and their families.
Objective: This study aimed to analyze the cost of illness in chronic rhinosinusitis
patients at Ear, Nose, Throat Hospital in Ho Chi Minh City between 2015 and 2018.
Subjects and Methods: Information about socio-demographic characteristics of CRS
patients as well as the medical services used from 2015 to 2017 was collected from
the hospital electronic database in order to measure direct medical costs from the
payer perspective. Additionally, we also conducted a cross-sectional study from
August to October 2018 to determine the cost of illness in CRS patients from the
social perspective.
Results: Among 4894 patients for the years 2015-2017, 51.7% of them were female
and the mean age was 44.3±14.8 (years). The direct medical costs per year per episode
were VND 23.96 million, in which the cost paid patients was 15.73 million VND and
the cost paid by health insurance was VND 8.23 million. Moreover, endoscopic sinus
surgery (ESS) accounted for the largest expense for medical services at VND 18.26

million. In 2018, a total of 264 CRS patients were recruited in this study. Female
represented 54.2% of all participants and the mean age was 43.3 ± 15.3 (years). Our
findings show that the direct medical cost per patient was VND 14.78 million
(accounting for 78.42% of the total), the direct non-medical cost per patient was VND
2.05 million (10, 9%) and the indirect cost per patient was VND 2.01 million
(10.68%).
Conclusion: The study assessed the cost of illness of chronic rhinosinusitis which
affects not only the patients themselves but also the community. Furthermore, the
statistically significant differences were found on the cost of illness regarding several
separate socio-demographic characteristics of CRS patients in Ear, Nose, Throat
Hospital in Ho Chi Minh City.
Keywords: Cost of illness; chronic rhinosinusitis; Ear, Nose, Throat Hospital in Ho
Chi Minh City.

.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ VIÊM XOANG MẠN ....................................................... 3
1.2. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ .................................................... 12
1.3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM XOANG
MẠN...................................................................................................................... 14
1.4. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG .............................................. 17

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 19
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ........................................................................... 19
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 19
2.3. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............. 19
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU............................................................. 33
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 34
3.1. PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRỰC TIẾP Y TẾ ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ CỦA BỆNH
VIÊM XOANG MẠN TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH GIAI ĐOẠN 2015-2017 ............................................................................ 34
3.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ CỦA BỆNH VIÊM XOANG
MẠN TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM
2018 THEO QUAN ĐIỂM XÃ HỘI .................................................................... 44
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 71
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 76
5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
5.2. ĐỀ NGHỊ ....................................................................................................... 78
PHỤ LỤC 1. PHIẾU PHỎNG VẤN NGƢỜI BỆNH ...................................... PL.1

.


.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt


ICD-10

The International Classification of
Diseases Code 10th version

Bảng Phân loại thống kê quốc
tế về bệnh tật và các vấn đề
sức khỏe có liên quan phiên
bản lần thứ 10

V.A

Vegetations Adenoides

Tạng bạch thể

ESS

Endoscopic Sinus Surgery

Phẫu thuật nội soi xoang

MEPS

Medical Expenditure Panel Survey

Bảng Khảo sát Chi tiêu Y tế

COI


Cost of illness

Chi phí bệnh tật

CRS

Chronic Rhinosinusitis

Viêm xoang mạn

AIDS

Acquired Immunodeficiency Syndrome

Hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải

VND

-

Việt Nam Đồng (đơn vị tiền
tệ của Việt Nam)

BHYT

-

Bảo hiểm Y tế


CT Scan

Computed Tomography Scaner

Phim chụp cắt lớp vi tính

CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

TD-ABC

Time‐ Driven Activity‐ Based Costing
Approach

Mơ hình chi phí hoạt động
theo thời gian

Q1

First quartile

Tứ phân vị thứ nhất

Q3

Third quartile


Tứ phân vị thứ ba

VXM

EPOS

Viêm xoang mạn
European
Position
Paper
Rhinosinusitis and Nasal Polyps

.

on Công bố Châu Âu về viêm
xoang và polyp mũi năm
2012


.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm xoang mạn tại một số nƣớc Châu Âu (2011) .............. 9
Bảng 1.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm xoang mạn tại một số nƣớc Châu Âu (2011) (tiếp
theo) .............................................................................................................................. 10
Bảng 2.2. Giá trị CPI giai đoạn năm 2010-2018 .......................................................... 21
Bảng 2.3. Mô tả chi tiết các biến số liên quan đến đặc điểm của ngƣời bệnh viêm
xoang mạn giai đoạn 2015-2017 .................................................................................. 23
Bảng 2.4. Mô tả chi tiết các biến số liên quan đến các đặc điểm của ngƣời bệnh viêm
xoang mạn năm 2018 .................................................................................................... 26

Bảng 2.4. Mô tả chi tiết các biến số liên quan đến các đặc điểm của ngƣời bệnh viêm
xoang mạn năm 2018 (tiếp theo) .................................................................................. 27
Bảng 2.4. Mô tả chi tiết các biến số liên quan đến các đặc điểm của ngƣời bệnh viêm
xoang mạn năm 2018 (tiếp theo) .................................................................................. 28
Bảng 2.5. Tính tốn chi phí điều trị viêm xoang mạn năm 2018 ................................. 30
Bảng 3.6. Phân bố giới tính của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện Tai Mũi
Họng TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2017 [n (%)] ................................................. 34
Bảng 3.7. Phân bố tuổi của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện Tai Mũi Họng
TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2017 ........................................................................ 34
Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ các mức tham gia bảo hiểm y tế của ngƣời bệnh viêm xoang
mạn tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2017 [n (%)] ...... 35
Bảng 3.9. Phân bố nơi sinh sống của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện Tai
Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2017 [n (%)] .......................................... 36
Bảng 3.10. Phân bố mã ICD-10 của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện Tai
Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2017 [n (%)] .......................................... 36
Bảng 3.11. Số ngày nằm viện của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện Tai Mũi
Họng TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2017 .............................................................. 37
Bảng 3.12. Phẫu thuật nội soi của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện Tai Mũi
Họng TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2017 [n (%)] ................................................. 37
Hình 3.13. Chi phí trực tiếp y tế của ngƣời bệnh khơng có (A) và có bảo hiểm y tế (B)
tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2017 (triệu VND)...... 39
Bảng 3.14. Chi phí trực tiếp y tế cho 1 lần nhập viện-năm của ngƣời bệnh viêm xoang
tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2017 (triệu VND)...... 41
Bảng 3.15. Chi phí trực tiếp y tế của ngƣời bệnh viêm xoang tại bệnh viện Tai Mũi
Họng TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2017 .............................................................. 42
.


.


Bảng 3.16. Chi phí trực tiếp y tế theo giới tính của ngƣời bệnh viêm xoang tại bệnh
viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2017 ........................................ 42
Bảng 3.17. Chi phí trực tiếp y tế theo bảo hiểm y tế của ngƣời bệnh viêm xoang tại
bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2017 ............................... 43
Bảng 3.18. Chi phí trực tiếp y tế theo nơi sinh sống của ngƣời bệnh viêm xoang tại
bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2017 ............................... 43
Bảng 3.19. Chi phí trực tiếp y tế theo mã ICD-10 của ngƣời bệnh viêm xoang tại bệnh
viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2017 ........................................ 44
Bảng 3.20. Phân bố các đặc điểm của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện Tai
Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh năm 2018 ........................................................................ 45
Bảng 3.20. Phân bố các đặc điểm của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện Tai
Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh năm 2018 (tiếp theo) ...................................................... 46
Bảng 3.20. Phân bố các đặc điểm của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện Tai
Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh năm 2018 (tiếp theo) ...................................................... 47
Bảng 3.21. Phân bố giới tính của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện Tai Mũi
Họng TP. Hồ Chí Minh năm 2018 [n (%)] ................................................................... 47
Bảng 3.22. Phân bố tuổi của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện Tai Mũi Họng
TP. Hồ Chí Minh năm 2018 [n (%)]............................................................................. 47
Bảng 3.23. Phân bố nơi cƣ trú của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện Tai Mũi
Họng TP. Hồ Chí Minh năm 2018 [n (%)] ................................................................... 48
Bảng 3.24. Tình trạng hơn nhân của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện Tai
Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh năm 2018 [n (%)] ........................................................... 48
Bảng 3.25. Thời gian mắc bệnh VXM của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện
Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh năm 2018 ................................................................. 51
Bảng 3.26. Phân bố tỷ lệ phẫu thuật trƣớc đây của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại
bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh năm 2018 [ n (%)] ................................... 52
Bảng 3.27. Phân bố tỷ lệ tập thể dục của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện
Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh [n (%)]...................................................................... 53
Bảng 3.28. Phân bố tiền sử gia đình của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện
Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh [n (%)]...................................................................... 53

Bảng 3.29. Thành phần chi phí trực tiếp y tế của ngƣời bệnh viêm xoang mạn trong
quá trình điều trị bệnh năm 2018 (VND) ..................................................................... 54
Bảng 3.30. Thành phần chi phí trực tiếp y tế của ngƣời bệnh viêm xoang mạn điều trị
nội trú ở bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh năm 2018 (VND)...................... 54

.


.

Bảng 3.30. Thành phần chi phí trực tiếp y tế của ngƣời bệnh viêm xoang mạn điều trị
nội trú ở bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh năm 2018 (VND) (tiếp theo) .... 55
Bảng 3.31. Thành phần chi phí trực tiếp ngồi y tế của ngƣời bệnh viêm xoang mạn
trong quá trình điều trị bệnh (VND) ............................................................................. 56
Bảng 3.32. Thành phần chi phí trực tiếp ngồi y tế của ngƣời bệnh viêm xoang mạn
đã phẫu thuật ở bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh năm 2018 (VND) .......... 57
Bảng 3.33. Thành phần chi phí gián tiếp của ngƣời bệnh viêm xoang mạn trong quá
trình điều trị bệnh (VND) ............................................................................................. 58
Bảng 3.34. Chi phí trực tiếp của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo giới tính (VND). 60
Bảng 3.35. Chi phí trực tiếp của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo nhóm tuổi (VND)
...................................................................................................................................... 60
Bảng 3.36. Chi phí trực tiếp của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo nơi cƣ trú (VND)
...................................................................................................................................... 61
Bảng 3.37. Chi phí trực tiếp của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo tình trạng hơn nhân
(VND) ........................................................................................................................... 61
Bảng 3.38. Chi phí trực tiếp của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo phẫu thuật (VND)
...................................................................................................................................... 62
Bảng 3.39. Chi phí trực tiếp của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo trình độ học vấn
(VND) ........................................................................................................................... 62
Bảng 3.40. Chi phí trực tiếp của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo tập thể dục (VND)

...................................................................................................................................... 63
Bảng 3.41. Chi phí trực tiếp của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo nghề nghiệp
(VND) ........................................................................................................................... 63
Bảng 3.42. Chi phí trực tiếp của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo tiền sử gia đình
(VND) ........................................................................................................................... 64
Bảng 3.43. Chi phí trực tiếp của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo thu nhập (VND) 64
Bảng 3.44. Chi phí trực tiếp của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo tình trạng hút
thuốc lá (VND) ............................................................................................................. 65
Bảng 3.45. Chi phí điều trị của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo giới tính (VND) .. 65
Bảng 3.46. Tổng chi phí điều trị của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo nhóm tuổi
(VND) ........................................................................................................................... 66
Bảng 3.47. Tổng chi phí điều trị của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo nơi cƣ trú
(VND) ........................................................................................................................... 66

.


.

Bảng 3.48. Tổng chi phí điều trị của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo tình trạng hơn
nhân (VND) .................................................................................................................. 67
Bảng 3.49. Tổng chi phí điều trị của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo phẫu thuật
(VND) ........................................................................................................................... 67
Bảng 3.50. Tổng chi phí điều trị của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo trình độ học
vấn (VND) .................................................................................................................... 68
Bảng 3.51. Tổng chi phí điều trị của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo tình trạng hút
thuốc lá (VND) ............................................................................................................. 68
Bảng 3.52. Tổng chi phí điều trị của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo nghề nghiệp
(VND) ........................................................................................................................... 69
Bảng 3.53. Tổng chi phí điều trị của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo tập thể dục

(VND) ........................................................................................................................... 69
Bảng 3.54. Tổng chi phí điều trị của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo thu nhập
(VND) ........................................................................................................................... 70
Bảng 3.55. Tổng chi phí điều trị của ngƣời bệnh viêm xoang mạn theo tiền sử gia đình
(VND) ........................................................................................................................... 70

.


.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phác đồ điều trị viêm xoang mạn cho ngƣời lớn tại bệnh viện đa khoa ........ 7
Hình 1.2. Phác đồ điều trị viêm xoang mạn cho ngƣời lớn tại bệnh viện chuyên khoa
Tai Mũi Họng ................................................................................................................. 8
Hình 1.3. Sơ đồ phân loại chi phí y tế ......................................................................... 12
Hình 2.4. Sơ đồ lựa chọn mẫu nghiên cứu................................................................... 20
Hình 2.5. Sơ đồ phân tích chi phí trực tiếp y tế giai đoạn 2015-2017 ......................... 22
Hình 2.6. Quy trình thu thập và phân tích chi phí điều trị viêm xoang mạn năm 2018
...................................................................................................................................... 25
Hình 2.7. Các thành phần chi phí theo từng giai đoạn điều trị bệnh ........................... 29
Hình 2.8. Cơ cấu của tổng chi phí điều trị ................................................................... 31
Hình 3.9. Thành phần chi phí trực tiếp y tế giai đoạn 2015-2017 ............................... 40
Hình 3.10. Phân bố trình độ học vấn của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện
Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh năm 2018 [n (%)] ..................................................... 49
Hình 3.11. Phân bố nghề nghiệp của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện Tai
Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh năm 2018 [n (%)] ........................................................... 50
Hình 3.12. Phân bố thu nhập của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện Tai Mũi
Họng TP. Hồ Chí Minh năm 2018 [n (%)] ................................................................... 51
Hình 3.13. Phân bố tỷ lệ hút thuốc lá của ngƣời bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện

Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh năm 2018 [ n (%)] .................................................... 52
Hình 3.14. Thành phần chi phí trực tiếp y tế của ngƣời bệnh viêm xoang mạn đã phẫu
thuật ở bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh năm 2018 .................................... 56
Hình 3.15. Tỷ lệ các thành phần của chi phí cho ngƣời bệnh viêm xoang mạn trong
quá trình điều trị ........................................................................................................... 58
Hình 3.16. Tỷ lệ các thành phần của chi phí trực tiếp y tế, chi phí trực tiếp ngồi y tế
và chi phí gián tiếp của ngƣời bệnh viêm xoang mạn trong quá trình điều trị ............. 59

.


.

MỞ ĐẦU
Viêm xoang mạn là tình trạng viêm các xoang kéo dài trên ba tháng, ảnh hƣởng
khoảng 3-7% dân số trên tồn thế giới. Theo “Hƣớng dẫn chẩn đốn và điều trị một số
bệnh về Tai Mũi Họng” năm 2015 của Bộ Y tế Việt Nam, Viêm xoang mạn tính là
viêm niêm mạc mũi xoang với các triệu chứng: đau nhức âm ỉ vùng mặt, ngạt mũi,
giảm ngửi, ho, khịt khạc đờm, soi mũi thấy khe giữa, đôi khi cả khe trên có mủ. Ngƣời
bệnh có thể bị sốt, kém tập trung, ngƣời mệt mỏi. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh với
các triệu chứng nhƣ nghẹt mũi, chảy mũi, tăng áp lực vùng mặt và giảm nhạy cảm
khứu giác [1]. Mặc dù đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng
nhƣng hầu nhƣ ngƣời bệnh khơng đạt đƣợc hiệu quả điều trị nhƣ mong muốn dù có
can thiệp phẫu thuật, thậm chí khó kiểm sốt tốt các triệu chứng với các phƣơng pháp
điều trị tối ƣu nhất. Bệnh làm suy giảm chức năng hô hấp với nhiều triệu chứng khó
chịu tại mũi hoặc xoang mũi, từ đó ảnh hƣởng tiêu cực đến tâm trạng, giấc ngủ, chất
lƣợng cuộc sống, đời sống tinh thần và năng suất lao động của ngƣời bệnh. Theo một
nghiên cứu cắt ngang tìm hiểu mức độ ảnh hƣởng của bệnh đến chất lƣợng giấc ngủ
trên những ngƣời bệnh viêm xoang mạn, 75% đối tƣợng tham gia nghiên cứu cho rằng
chất lƣợng giấc ngủ kém hơn trƣớc khi mắc bệnh. Hơn nữa, ngƣời bệnh cho rằng mức

độ nghiêm trọng của viêm xoạng mạn có liên quan với chất lƣợng giấc ngủ [2]. Vì
vậy, mục tiêu chính trong điều trị viêm xoang mạn vừa phải hƣớng đến điều trị dứt
điểm triệu chứng, vừa phải quan tâm khơi phục chất lƣợng cuộc sống tồn diện cho
ngƣời bệnh. Cho nên, để quản lý thành công viêm xoang mạn thƣờng phải kết hợp
đồng thời cả liệu pháp điều trị toàn thân và tại chỗ trong thời gian dài, địi hỏi sự kiên
nhẫn từ phía ngƣời bệnh và cả kinh nghiệm của bác sĩ, một số trƣờng hợp có thể cần
phải thực hiện phẫu thuật. Vì vậy, để điều trị viêm xoang mạn hiệu quả phải cần đến
một chi phí y tế khá cao và địi hỏi ngƣời bệnh phải kiên nhẫn tuân thủ đúng quá trình
điều trị theo bác sỹ [1, 3]. Ngƣời bệnh viêm xoang mạn cần đƣợc điều trị kịp thời,
phục hồi sức khoẻ, ngăn ngừa các biến chứng, quan trọng nhất phải nhanh chóng cải
thiện chất lƣợng cuộc sống và năng suất lao động. Điều đó đồng nghĩa ngƣời bệnh và
gia đình cùng lúc phải chi trả một chi phí chăm sóc y tế lớn kèm theo nhiều chi phí
phát sinh khác. Đó là bài toàn kinh tế, là một gánh nặng lớn cho sự phát triển của toàn
xã hội [4].
Viêm xoang mạn đƣợc biết là căn bệnh phổ biến, xảy trên mọi lứa tuổi. Tại Châu Âu,
tỉ lệ này là 10,9% (6,9-27,1%, tuỳ từng khu vực) trong nhóm 15-75 tuổi [5]. Năm
2002, tại Đức, có đến 2,6 triệu ngƣời đƣợc chẩn đốn mắc viêm xoang mạn; 2,2 triệu
ngƣời bệnh thực hiện các thăm khám y khoa có liên quan đến viêm xoang mạn và có
đến 3,4 triệu đơn thuốc đƣợc kê để điều trị căn bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh viêm xoang
mạn tại một số nƣớc Châu Âu năm 2011 đƣợc ghi nhận nhƣ sau: Phần Lan (6,9%);
Đan Mạch (7,9%); Macedonia (8,2%); Thuỵ Điển (8,6%); Anh (10,6%); Ý (10,9%);
Pháp (13,3%); Hà Lan (14,3%); Ba Lan (17,1%); Bỉ (18,8%); Bồ Đào Nha (27,1%)

.


.

[6]. Tại Châu Á, tỷ lệ hiện mắc viêm xoang mạn ghi nhận tại Trung Quốc là khoảng
8,0% (4,8-9,7%) [7], tại Hàn Quốc là khoảng 6,95% [8]. Tỷ lệ mắc bệnh ở Việt Nam

đƣợc ghi nhận năm 2015 vào khoảng 2,9% cho viêm xoang mạn và khoảng 17,4% cho
các bệnh mũi-xoang nói chung [9].
Do tỷ lệ mắc bệnh cao nên tổng chi phí trực tiếp y tế dành cho điều trị viêm xoang
mạn không phải là con số nhỏ, chi phí này chủ yếu tập trung vào: thăm khám bác sĩ
ngoại trú, thuốc và phẫu thuật. Tại Hoa Kỳ, theo ghi nhận từ nhiều nghiên cứu đƣợc
thực hiện, kết hợp nhiều phƣơng pháp phân tích và ƣớc tính khác nhau, quốc gia này
đã chi khoảng 11,1 tỉ đô la Mỹ vào năm 2008 chỉ dành riêng cho bệnh viêm xoang
mạn và con số này không ngừng tăng qua các năm, đạt mức 12,5 tỉ đô la Mỹ vào năm
2015 [10, 11].
Chi phí phải chi trả cho bệnh viêm xoang mạn rất lớn, ngay với các nƣớc phát triển
đây vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. Bài toán kinh tế đặc biệt nặng nề hơn đối với
những nƣớc có thu nhập trung bình đến thấp, cơ sở vật chất dành cho y tế còn hạn chế
nhƣ Việt Nam. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu đƣợc thực hiện ở nƣớc ta phân tích
chuyên sâu vào vấn đề này, bởi nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau: (1) hạn chế
trong quá trình lấy số liệu, (2) khó khăn trong q trình nghiên cứu vì phƣơng pháp
chẩn đốn cũng nhƣ điều trị viêm xoang mạn cịn chƣa thống nhất. Vì vậy, nghiên cứu
“Chi phí điều trị viêm xoang mạn tại bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2015-2018” đƣợc thực hiện với các mục tiêu sau:
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Phân tích chi phí điều trị nội trú viêm xoang mạn tại bệnh viện Tai Mũi Họng Thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2018.
Mục tiêu cụ thể
1. Phân tích chi phí trực tiếp y tế điều trị nội trú của bệnh viêm xoang mạn tại bệnh
viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2017.
2. Phân tích chi phí điều trị nội trú của bệnh viêm xoang mạn tại bệnh viện Tai Mũi
Họng Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 theo quan điểm xã hội.

.



.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ VIÊM XOANG MẠN
1.1.1. Khái niệm, phân loại và tiến triển của bệnh viêm xoang mạn
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Bộ Y tế Việt Nam, viêm xoang mạn tính là viêm niêm mạc mũi xoang với các
triệu chứng: đau nhức âm ỉ vùng mặt, ngạt mũi, giảm ngửi, ho, khịt khạc đờm, soi mũi
thấy khe giữa, đơi khi cả khe trên có mủ. Ngƣời bệnh có thể bị sốt, kém tập trung,
ngƣời mệt mỏi. Các triệu chứng này kéo dài trên 12 tuần [12], bao gồm: viêm xoang
hàm mạn tính, viêm xoang trán mạn tính, viêm xoang sàng mạn tính, viêm xoang
bƣớm mạn tính, viêm tồn bộ xoang mạn, viêm xoang mạn tính khác, viêm xoang
mạn tính khơng phân loại [13].
Các viêm nhiễm đƣờng hô hấp trên, viêm xoang cấp nếu không đƣợc điều trị kịp thời
và đúng mức đều có nguy cơ dẫn đến viêm xoang mạn. Đa số các trƣờng hợp bệnh
không gây nguy hiểm cho tính mạng của ngƣời bệnh. Tuy nhiên trong nhiều trƣờng
hợp, nếu không đƣợc điều trị kịp thời thì có nhiều khả năng bệnh sẽ tiến triển đến giai
đoạn sau với các biến chứng thứ cấp và bội nhiễm các cơ quan lân cận làm ảnh hƣởng
trầm trọng đến sức khoẻ và đe doạ tính mạng ngƣời bệnh [12]:
Biến chứng đƣờng hô hấp:
Viêm tai giữa.
Viêm thanh quản.
Viêm giãn khí phế quản.
Biến chứng mắt:
Viêm phần trƣớc ổ mắt.
Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.
Biến chứng nội sọ:
Viêm màng não.
Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.

Áp xe ngoài màng cứng, áp xe não.
1.1.1.2. Phân loại
Dựa trên các yếu tố trên lâm sàng, các rối loạn kết hợp và đáp ứng của ngƣời bệnh với
các liệu pháp điều trị nội và ngoại khoa, viêm xoang mạn đƣợc chia thành 3 nhóm
[14]:
Viêm xoang mạn có polyp mũi: 20-33% trƣờng hợp.

.


.

Viêm xoang mạn do nhiễm nấm dị ứng: 8-12% trƣờng hợp.
Viêm xoang mạn khơng có polyp mũi: 60-65% trƣờng hợp.
1.1.1.3. Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ khác nhau dẫn đến viêm xoang mạn
[12]:
Viêm mũi xoang cấp không đƣợc điều trị đúng mức.
Viêm mũi xoang dị ứng.
Các yếu tố môi trƣờng (thuốc lá, ô nhiễm, chất kích thích…).
Cấu trúc giải phẫu bất thƣờng (vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, tạng bạch thể
(V.A) quá phát…).
Hội chứng trào ngƣợc dạ dày – thực quản.
Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, có thể thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa
bệnh [10]:
Tránh hoặc giảm tiếp xúc với các dị nguyên.
Vệ sinh môi trƣờng ở, nơi làm việc và sinh hoạt.
Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế rƣợu bia.
Thƣờng xuyên rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực.
1.1.2. Chẩn đoán

Năm 1996, Viện phẫu thuật Tai Mũi Họng – Đầu và Cổ Hoa Kỳ (American Academy
of Otolaryngology Head and Neck Surgery) đã đƣa ra tiêu chuẩn để chẩn đốn bệnh
viêm xoang mạn. Đó là tình trạng viêm các xoang, có kèm theo đau hoặc nặng vùng
mặt, tắc nghẽn mũi, chảy dịch ở mũi, chảy mủ hoặc chất dịch màu nhạt ở khu vực sau
mũi. Đến năm 2003, tiêu chuẩn này đƣợc sửa đổi, để chẩn đoán viêm xoang mạn
ngồi các nguy cơ có trong bệnh sử và các triệu chứng đã nêu thì cần kết hợp với các
kết quả xét nghiệm hình ảnh (X-quang), nội soi mũi hay các thăm khám liên quan
khác [15, 16, 17].
Tại Việt Nam, các tiêu chuẩn để chẩn đoán và điều trị bệnh viêm xoang mạn đƣợc
thực hiện dựa trên “Hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Tai – Mũi –
Họng của Bộ Y tế” (ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày
31/12/2015 của Bộ trƣởng Bộ Y tế) [12].
1.1.2.1. Chẩn đoán xác định
Trên lâm sàng
Triệu chứng cơ năng:

.


.

Ngạt tắc mũi thƣờng xuyên.
Xì mũi hoặc khịt khạc mủ nhày hay mủ đặc thƣờng xuyên.
Đau nhức vùng mặt.
Mất hoặc giảm khả năng ngửi.
Có thể kèm theo đau đầu, ho, mệt mỏi, hơi thở hôi.
Triệu chứng thực thể do soi mũi thấy:
Dịch mủ nhầy hoặc mủ đặc ở khe giữa, đôi khi khe trên.
Niêm mạc hốc mũi viêm phù nề hoặc thối hối thành polyp.
Có thể thấy các cấu trúc giải phẫu bất thƣờng (vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn

giữa, V.A quá phát…).
Các triệu chứng trên kéo dài trên 12 tuần.
Cận lâm sàng
Phim X-quang thông thƣờng (Blondeau, Hirtz) cho hình ảnh khơng rõ nên ít đƣợc sử
dụng, với các dấu hiệu trên phim X-quang:
Hình mờ đều hoặc khơng đều tại vị trí các xoang.
Vách ngăn giữa các xoang sàng khơng rõ.
Hình ảnh dày niêm mạc xoang.
Phim chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography Scaner: CT Scan) cho hình ảnh:
Hình ảnh mờ các xoang, có thể mờ đều hoặc khơng đều.
Dày niêm mạc các xoang, mức dịch trong xoang, polyp mũi xoang.
Bệnh tích bịt lấp vùng phức hợp lỗ ngách.
Các cấu trúc giải phẫu bất thƣờng (vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, cuốn giữa
đảo chiều…).
1.1.2.2. Chẩn đốn phân biệt
Các chẩn đoán phân biệt với bệnh viêm xoang dị ứng:
Hắt hơi, ngứa mũi, ngạt mũi và chảy nƣớc mũi trong là chủ yếu.
Khơng có mủ ở khe giữa hay khe trên.
Cuốn mũi luôn phù nề, nhợt màu.
Test lẩy da, test kích thích mũi, phản ứng phân hủy mastocyte dƣơng tính.
1.1.3. Điều trị
Nguyên tắc điều trị
.


.

Nghỉ ngơi, phòng tránh các tác nhân, nguyên nhân gây viêm mũi xoang.
Đảm bảo dẫn lƣu tốt mũi xoang, chống phù nề niêm mạc.
Kết hợp điều trị tại chỗ và toàn thân.

Phác đồ điều trị
Điều trị nội khoa.
Điều trị ngoại khoa.
1.1.3.1. Điều trị nội khoa
Điều trị toàn thân:
Thuốc kháng sinh: thƣờng từ 2 đến 3 tuần.
Thuốc corticosteroid uống.
Điều trị tại chỗ:
Dùng thuốc co mạch.
Rửa mũi bằng nƣớc mũi sinh lý.
Làm thuốc mũi, rửa mũi xoang.
Thuốc corticosteroid dạng xịt.
Đồng thời kết hợp chế độ dinh dƣỡng hợp lý, nâng cao thể trạng song song với quá
trình điều trị bằng thuốc.
1.1.3.2. Điều trị ngoại khoa
Chỉ định điều trị ngoại khoa trong các trƣờng hợp:
Viêm mũi xoang mạn tính điều trị nội khoa tối đa mà khơng kết quả.
Viêm mũi xoang mạn tính có cản trở dẫn lƣu phức hợp lỗ ngách do dị hình giải phẫu
(lệch vẹo vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, cuốn giữa đảo chiều…).
Viêm mũi xoang mạn tính có thối hóa polyp mũi xoang.
Các phẫu thuật nội soi mũi xoang gồm:
Phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang tối thiểu.
Phẫu thuật nội soi mũi xoang mở sàng – hàm.
Phẫu thuật nội soi mũi xoang mở sàng - hàm - trán - bƣớm.
Chăm sóc và điều trị sau mổ:
Điều trị toàn thân:
Thuốc kháng sinh: thƣờng từ 1 đến 2 tuần.

.



.

Thuốc corticosteroid uống.
Điều trị tại chỗ:
Rút merocel mũi sau 24 giờ.
Dùng thuốc co mạch.
Rửa mũi bằng nƣớc mũi sinh lý.
Làm thuốc mũi, rửa mũi xoang.
Thuốc corticosteroid dạng xịt.
Kết hợp chế độ dinh dƣỡng hợp lý, nâng cao thể trạng.
1.1.3.3. Phác đồ điều trị viêm xoang mạn
Phác đồ điều trị viêm xoang mạn tại bệnh viện đa khoa:
Có từ hai triệu chứng trở lên, trong đó có nghẹt mũi hoặc chảy nƣớc mũi, có thể kèm
theo đau mặt và giảm ngửi
Khơng khuyến cáo chẩn đốn bằng phim X-quang hoặc CT.

Khơng nội soi
mũi xoang

Có nội soi mũi
xoang

Khơng khuyến cáo chẩn
đốn bằng phim X-quang
hoặc CT

Điều trị theo phác
đồ của chuyên gia
Tai Mũi Họng


Điều trị bằng
steroids tại chỗ

Theo ý kiến chuyên gia Tai
Mũi Họng, cân nhắc phẫu
thuật nội soi

Đánh giá hiệu quả
điều trị sau 4 tuần

Có tiến triển

Tiếp tục điều trị

Khơng có tiến
triển

Xin ý kiến của chuyên gia
Tai Mũi Họng

Hình 1.1. Phác đồ điều trị viêm xoang mạn cho ngƣời lớn tại bệnh viện đa khoa

.


.

Nguồn: Công bố Châu Âu về viêm xoang và polyp mũi năm 2012 (EPOS:
European Position Paper on Rhinosinusitis and Nasal Polyps) [18]

Phác đồ điều trị viêm xoang mạn tại bệnh viện chuyên khoa Tai Mũi Họng:
Có từ hai triệu chứng trở lên, trong đó có nghẹt mũi hoặc chảy nƣớc mũi, có
thể kèm theo đau mặt và giảm ngửi
Chẩn đốn bằng nội soi
Xem xét thực hiện CT
Kiểm tra dị ứng
Xem xét chẩn đoán và điều trị các bệnh kèm nhƣ hen suyễn

Nhẹ
VAS 0-3
Không phát hiện bệnh lý niêm mạc
nghiêm trong khi nội soi

Điều trị bằng steroids tại chỗ

Không cải thiện
sau 3 tháng

Có tiến triển

Tiếp tục điều trị, dùng nƣớc
muối rửa mũi, steroids tại chỗ
và kháng sinh dài ngày

trung bình/ nặng
VAS>3-10
Phát hiện bệnh lý niêm mạc khi nội soi

Điều trị theobằng steroids tại chỗ,
nƣớc muối, xem xét dùng thêm

kháng sinh dài ngày (nếu IgE
khơng tăng)
Thực hiện CT
nếu chƣa tiến
hành trƣớc đó

Thực hiện CT

Không tiến triển

Xem xét phẫu
thuật

Xem xét phẫu
thuật

Tiếp tục điều
trị, dùng
steroids tại chỗ,
nƣớc muối
muối và xem
xét dùng thêm
kháng sinh dài
ngày

Hình 1.2. Phác đồ điều trị viêm xoang mạn cho ngƣời lớn tại bệnh viện chuyên khoa Tai Mũi
Họng

.



.

Nguồn: Công bố Châu Âu về viêm xoang và polyp mũi năm 2012 (EPOS:
European Position Paper on Rhinosinusitis and Nasal Polyps) [18]
Khi có các triệu chứng nặng nhƣ chày máu, ban đỏ, ảo giác, đau đầu, sƣng tấy và các
triệu chứng của viêm màng não thì cần điều trị ngay [18].
1.1.4. Dịch tễ học của bệnh viêm xoang mạn
1.1.4.1. Thế giới
Viêm xoang mạn đƣợc xem là một căn bệnh phổ biến, theo một số nghiên cứu ghi
nhận đƣợc tỷ lệ mắc bệnh là 10-15% [19] đƣa đến gánh nặng kinh tế lớn cho bản thân
ngƣời bệnh cũng nhƣ sự phát triển chung của toàn xã hội. Theo số liệu ghi nhận đƣợc
từ nhiều nghiên cứu trên toàn cầu, tỷ lệ mắc bệnh có sự dao động giữa các quốc gia và
khu vực, tỷ lệ này còn chịu ảnh hƣởng bởi tình hình kinh tế, điều kiện khí hậu, mơi
trƣờng và trình độ phát triển y khoa. Tuy nhiên, viêm xoang mạn vẫn là một trong
những bệnh về Tai – Mũi – Họng phổ biến nhất hiện nay, xảy ra trên mọi đối tƣợng từ
trẻ em, ngƣời trƣởng thành, ngƣời cao tuổi với tỷ lệ cao. Vì mức độ ảnh hƣởng lớn
nhƣ vậy nên có rất nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện với mục đích khảo sát, phân tích
đặc điểm dịch tễ của bệnh.
Châu Âu
Ở Châu Âu, tỷ lệ mắc bệnh viêm xoang mạn dao động trong khoảng 6,9-27,1% [5],
cao nhất tại Bồ Đào Nha và thấp nhất ở Phần Lan, số liệu ghi nhận đƣợc cụ thể ở từng
quốc gia đƣợc nêu trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm xoang mạn tại một số nƣớc Châu Âu (2011)

Quốc gia

Tỷ lệ mắc bệnh (%)

Phần Lan


6,9

Đan Mạch

7,9

Macedonia

8,2

Thuỵ Điển

8,6

Đức

9,3

Anh

10,6

Ý

10,9

.



.

Bảng 1.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm xoang mạn tại một số nƣớc Châu Âu (2011) (tiếp theo)

Quốc gia

Tỷ lệ mắc bệnh (%)

Pháp

13,3

Hà Lan

14,3

Ba Lan

17,1

Bỉ

18,8

Bồ Đào Nha

27,1

Châu Mỹ
Tại Hoa Kỳ, trong một nghiên cứu của Albegger và các cộng sự vào năm 1979, tỷ lệ

mắc viêm xoang trong dân số chung là 32% ở trẻ nhỏ và 5% ở ngƣời lớn [20]. Cho tới
thời điểm 1992 ở Hoa Kỳ có 24 triệu ngƣời mắc bệnh viêm xoang mạn, tăng 8 triệu
ngƣời so với năm 1989, tƣơng ứng với 200 triệu đô la Mỹ đƣợc chi trả cho việc điều
trị căn bệnh này [21]. Nhƣ vậy, tỷ lệ ngƣời mắc viêm xoang mạn có xu hƣớng tăng
dần qua các năm tại Hoa Kỳ. Một nghiên cứu khác đƣợc báo cáo vào năm 2012 cho
thấy trong 234.921 ngƣời trƣởng thành tham gia khảo sát, có trung bình 12,1% đã
đƣợc chẩn đốn mắc bệnh viêm xoang, tỷ lệ này có sự dao động trong khoảng từ 7,0%
ở ngƣời chủng châu Á đến 13,8% đối với ngƣời da trắng [22]. Tại Canada, theo cuộc
Khảo sát Sức khoẻ Dân số Quốc gia (2003), có 4,5% trong số 73.364 đối tƣợng tham
gia nghiên cứu đƣợc chẩn đoán viêm xoang [23]. Cả hai nghiên cứu ở Mỹ vào năm
2012 và Canada vào năm 2003 đều ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh viêm xoang chung, chƣa
phân biệt hoàn toàn giữa viêm xoang mạn và viêm xoang cấp nên phần nào giới hạn
khả năng đánh giá chính xác tỷ lệ viêm xoang mạn.
Ở khu vực Nam Mỹ, một nghiên cứu tại Brazil cho thấy tỷ lệ mắc viêm xoang mạn ở
khu vực Sao Paulo thuộc quốc gia này là 5,51% [24].
Châu Á
J. Shi và công sự đã thực hiện một khảo sát cắt ngang và kết quả đƣợc chính thức
công bố vào năm 2015. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên 10.636 ngƣời dân sinh sống
tại 7 thành phố thuộc Trung Quốc, ghi nhận đƣợc tỷ lệ hiện mắc viêm xoang mạn
trung bình ở 7 thành phố này là 8,0% (dao động trong khoảng 4,8-9,7%) [25]. Bên
cạnh đó, nghiên cứu này còn cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới (8,79%) cao hơn so
với nữ giới (7,28%) (P = 0,004) và tỷ lệ mắc bệnh có sự biến thiên theo nhóm tuổi,
dân tộc, tình trạng hơn nhân và giáo dục (P <0,05), khơng liên quan thu nhập bình

.


.

qn đầu ngƣời hoặc mức sống (P> 0,05). Hít khói thuốc thụ động và hút thuốc chủ

động là những yếu tố nguy cơ độc lập (P = 0,001).
Tại Hàn Quốc, tỷ lệ ngƣời bệnh viêm xoang mạn là 6,95% theo một nghiên cứu đƣợc
công bố 2011 của Kim YS và cộng sự [26]. Cũng theo nhiều cuộc điều tra từ quốc gia
này cho thấy tỷ lệ mắc viêm xoang mạn có sự gia tăng rõ rệt trong giai đoạn từ năm
1991 (1,01%) đến 2008 (7,12%) [27, 28].
Nhìn chung viêm xoang mạn là căn bệnh khá phổ biến, là vấn đề sức khoẻ cần giải
quyết của tất cả các quốc gia. Bên cạnh những nguyên nhân mắc bệnh chung liên quan
sinh lý bệnh thì cịn nhiều yếu tố nguy cơ khác quyết định một đối tƣợng có khả năng
mắc bệnh cao hơn nhóm cịn lại. Những đối tƣợng suy giảm miễn dịch hoặc mắc
những bệnh đặc biệt thƣờng có nguy cơ mắc viêm xoang mạn nhiều hơn, ví dụ 2530% ngƣời bệnh dị ứng, 43% ngƣời bệnh hen, 37% ngƣời bệnh có thực hiện các thủ
thuật cấy ghép và 54-68% ngƣời bệnh AIDS tiến triển thành viêm xoang mạn [29, 30].
Xác định đƣợc bệnh nguyên, điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng, phát hiện các yếu
tố nguy cơ quan trọng có thể góp phần hạn chế tỷ lệ tiến triển thành viêm xoang mạn
dai dẳng từ đó có thể giảm bớt chi phí điều trị phát sinh khơng cần thiết cho ngƣời
bệnh.
1.1.4.2. Việt Nam
Cũng tƣợng tự nhƣ tình hình chung trên tồn thế giới, Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh
viêm xoang mạn cao, là vấn đề đáng lo ngại cho ngƣời bệnh và thầy thuốc. Khí hậu
nhiệt đới nóng ẩm, khơng khí ơ nhiễm, dân cƣ đơng đúc và y tế chƣa phát triển cao là
những yếu tố nguy cơ quan trọng khiến ngƣời dân phải đối diện với khả năng mắc các
bệnh về hơ hấp trong đó có viêm xoang mạn, đặc biệt ở đối tƣợng trẻ em, ngƣời cao
tuổi, ngƣời suy giảm miễn dịch hay những đối tƣợng phải thƣờng xun làm việc
trong mơi trƣờng khói bụi, ô nhiễm.
Nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện tại nhiều tỉnh thành trên cả nƣớc, chủ yếu tập trung
vào tỷ lệ mắc các bệnh về đƣờng hô hấp chung và thực hiện ở quy mô địa phƣơng hơn
là đƣa ra tổng tỷ lệ mắc bệnh viêm xoang mạn thực tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, những
nghiên cứu này đã phần nào đã phản ánh tỷ lệ mắc bệnh và mức độ ảnh hƣởng của
bệnh đối với ngƣời dân trong điều kiện nghiên cứu cịn khó khăn ở nƣớc ta. Một
nghiên cứu ở cộng đồng dân cƣ tỉnh Cà Mau chỉ ra rằng có 34,4% ngƣời dân mắc các
bệnh về tai – mũi – họng, trong đó viêm mũi xoang chiếm tỷ lệ cao, xấp xỉ 11,8%

[31]. Một nghiên cứu khác tại các nhà máy chế biến thủy sản tại Vũng Tàu năm 2004,
cho thấy có tới 91% cơng nhân mắc các bệnh về tai – mũi – họng, trong đó viêm mũi
chiếm 66,6% và viêm xoang chiếm 2,1% [32], ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất lao
động và chất lƣợng cuộc sống của công nhân. Theo nghiên cứu về thực trạng bệnh tai
mũi họng thông thƣờng trên đối tƣợng cựu chiến binh phƣờng Dịch Vọng, quận Cầu

.


.

Giấy, Hà Nội giai đoạn 5/2015 - 5/2016, các bệnh về mũi – xoang chiếm tỷ lệ cao nhất
với 17,4% với viêm mũi – xoang mạn tính chiếm 2,9% [9].
1.2. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ
1.2.1. Khái niệm và phân loại chi phí
1.2.1.1. Khái niệm
Chi phí là giá trị hàng hóa, dịch vụ đƣợc xác định bằng nguồn lực sử dụng theo các
cách khác nhau. Nói cách khác chi phí là phí tổn phải chịu khi sản xuất hoặc sử dụng
hàng hóa, dịch vụ. Để thuận tiện so sánh, các chi phí thƣờng đƣợc thể hiện dƣới dạng
tiền tệ mà số tiền đó thể hiện nguồn lực đƣợc sử dụng [33].
Ước tính chi phí là thuật ngữ dùng để chỉ việc tính các chi phí của một hoạt động
khơng những trong tƣơng lai mà còn trong quá khứ.
1.2.1.2. Phân loại
Trong y tế, với tính chất đặc thù riêng, ngƣời ta phân loại chi phí y tế thành chi phí
trực tiếp và chi phí gián tiếp. Trong đó, chi phí trực tiếp đƣợc chia thành chi phí y tế
và chi phí ngồi y tế.

Y tế

Tiến khám, thuốc, xét

nghiệm, chẩn đốn
hình ảnh, viện phí...

Ngồi y tế

Ăn uống, ở, đi lại...

Chi phí trực tiếp

Chi phí y tế

Chi phí gián tiếp

Nghỉ việc, mất thu
nhập, tàn phế...

Hình 1.3. Sơ đồ phân loại chi phí y tế

Chi phí trực tiếp y tế
Những chi phí trực tiếp của các hoạt động y tế do bác sĩ yêu cầu khi điều trị cho ngƣời
bệnh, bao gồm viện phí, chi phí thuốc, khám bệnh, xét nghiệm, thủ thuật, X-quang,
phục hồi chức năng, dịch vụ điều dƣỡng/ chăm sóc sức khỏe tại nhà, …

.


.

Chi phí trực tiếp ngồi y tế
Những chi phí trực tiếp ngồi y tế bao gồm: chi phí về thực phẩm, di chuyển, nhà ở,

chăm sóc của gia đình, ngƣời phụ giúp tại nhà, y phục,…
Chi phí gián tiếp
Tập hợp tất cả những hậu quả về xã hội và kinh tế mà căn bệnh và phƣơng thức trị
liệu tác động lên bản thân ngƣời bệnh và những ngƣời chung quanh, bao gồm chi phí
bệnh tật, chi phí tử vong, chi phí để điều trị các tác dụng phụ và tai biến do thuốc.
Thƣờng các bác sĩ ít nắm bắt nhiều đến chi phí này.
Chi phí bệnh tật: Sự nghỉ bệnh không làm việc, giảm bớt khả năng làm việc, hạn chế
sinh hoạt dài hạn.
Chi phí tử vong: Chi phí thời gian sống có thể mong đợi, tính đổi về hiện tại; chi phí
chi trả cho sự giảm bớt những nguy cơ tử vong hay những kết quả bất lợi khác.
Chi phí điều trị tác dụng phụ: khám bệnh lại, xét nghiệm mới, đơn thuốc mới.
1.2.2. Các quan điểm trong phân tích chi phí
Chi phí điều trị đƣợc tính tốn dựa trên quan điểm của ngƣời bệnh, quan điểm của
ngƣời cung cấp dịch vụ, quan điểm của ngƣời chi trả hay quan điểm xã hội [34].
Quan điểm của ngƣời bệnh: Chi phí là tổng số tiền mà ngƣời bệnh phải trả cho các
dịch vụ khám chữa bệnh cộng thêm các chi phí khác, bao gồm cả thời gian mất và
nghỉ làm việc.
Quan điểm của ngƣời cung cấp dịch vụ: Chi phí là số tiền thật sự của việc chuyển giao
dịch vụ, các phí tổn có liên quan.
Quan điểm của ngƣời chi trả: Chi phí là phí tổn chấp nhận trả.
Quan điểm xã hội: Chi phí xã hội là tổng chi phí ròng từ tất cả các thành tố khác nhau
của xã hội.
1.2.3. Phƣơng pháp phân tích chi phí
Phƣơng pháp phân tích chi phí đƣợc thực hiện qua 5 giai đoạn, bao gồm thiết kế
nghiên cứu, xác định thành phần chi phí, thu thập dữ liệu và nguồn lực sử dụng, quy
đổi sang tiền tệ và tính tốn chi phí [34].
Giai đoạn 1. Thiết kế nghiên cứu
 Mục tiêu; Gánh nặng ƣớc tính/ƣu tiên, quản lý hiệu quả, đánh giá kinh tế.
 Định nghĩa và phạm vi của bệnh.
 Phƣơng pháp tiếp cận (Tỷ lệ lƣu hành - Prevalence/ Tỷ lệ mắc phải Incidence).

 Thời gian chân trời.

.


×