Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Đưa dân ca quảng nam vào dạy học âm nhạc ngoại khóa cho học sinh lớp 5 trường tiểu học mính viên – huyện tiên phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.75 KB, 46 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài : ĐƯA DÂN CA QUẢNG NAM VÀO DẠY HỌC ÂM NHẠC
NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC MÍNH
VIÊN – HUYỆN TIÊN PHƯỚC

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Khánh My
Lớp
: 16 SAN
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Lệ Quyên

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong khóa
luận này là trung thực và chưa được công bố trong cơng trình khác. Nếu khơng
đúng như đã nêu trên tơi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về đề tài của mình.
Đà Nẵng, ngày 5 tháng 12 năm 2019
TÁC GIẢ KHĨA LUẬN

TRƯƠNG THỊ KHÁNH MY


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành


nhất đến:
- Th.S Nguyễn Thị Lệ Quyên, giảng viên Khoa Giáo dục chính trị, trường
Đại học sư phạm Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện trong suốt q
trình thực hiện đề tài để tơi có thể hồn thành một các tốt nhất.
- Tơi bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo ở Khoa
Giáo dục chính trị, trường Đại học sư phạm Đà Nẵng đã truyền đạt những kiến thức
khoa học làm hành trang cho chúng tơi trong q trình thực hiện đề tài.
- Tôi xin chân thành cảm ơn BGH cùng đội ngũ giáo viên, học sinh tại
trường tiểu học Mính Viên, huyên Tiên Phước , tỉnh Quảng Nam đã hợp tác, cung
cấp thông tin và giúp đỡ để tôi có thể hồn thành được đề tài.

Xin trân trọng cảm ơn!


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP

Đại học sư phạm

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GS

Giáo sư

GV

Giáo viên


HS

Học sinh

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư

TH

Tiểu Học

Tp

Thành phố

T.S

Thạc Sĩ

VH,TT&DL

Văn hóa, Thể thao và du lịch

xb


Xuất bản


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 4
MỤC LỤC .................................................................................................................. 5
A. PHẦN MỞ MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................... 2
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2
4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 3
6. Bố cục đề tài ........................................................................................................ 3
B. PHẦN NỘI DUNG: ............................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC NGOẠI KHĨA TẠI
TRƯỜNG TIỂU HỌC MÍNH VIÊN, HUYỆN TIÊN PHƯỚC,TỈNH QUẢNG NAM . 4
1.1.Vài nét về địa lý, không gian văn hóa, lịch sử tỉnh Quảng Nam ...................... 4
1.1.1 Địa lý Quảng Nam ...................................................................................... 4
1.1.2 Khơng gian văn hóa .................................................................................... 5
1.1.3 Lịch sử tỉnh Quảng Nam ............................................................................. 5
1.2. Vài nét khái quát về trường tiểu học Mính Viên, huyện Tiên Phước .............. 6
1.2.1. Vị trí và cơ cấu tổ chức .............................................................................. 6
1.2.2. Cơ sở vật chất ............................................................................................ 7

1.3. Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng hát dân ca của học sinh ............................. 8
1.4. Thực trạng về hoạt động giảng dạy âm nhạc dân ca của học sinh lớp 5 và hoạt
động ngoại khóa ở trường TH Mính Viên. ........................................................... 10
1.4.1. Về hoạt động giảng dạy âm nhạc dân ca học sinh lớp 5 trường Mính Viên
........................................................................................................................... 10


1.4.2. Tình hình sinh hoạt ngoại khóa ............................................................... 11
* Tiểu kết Chương 1: ................................................................................................ 11
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC DÂN CA QUẢNG NAM TRONG
CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC NGOẠI KHĨA TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC MÍNH
VIÊN, HUYỆN TIÊN PHƯỚC.................................................................................. 13
2.1 Đặc điểm cơ bản và một số làn điệu của dân ca Quảng Nam: ........................ 13
2.1.1. Dân ca Quảng Nam: ................................................................................ 13
2.1.2 Đặc điểm của Dân ca Quảng Nam: .......................................................... 13
2.1.3. Một số điệu dân ca Quảng Nam .............................................................. 14
2.2. Đưa dân ca Quảng Nam vào chương trình âm nhạc ngoại khóa tại trường tiểu
học Mính Viên....................................................................................................... 15
2.2.1. Khó khăn và thuận lợi .............................................................................. 15
2.2.2 Đề xuất những bài dân ca Quảng Nam vào chương trình âm nhạc ngoại
khóa .................................................................................................................... 16
2.2.3. Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa âm nhạc............ 19
2.3. Học hát dân ca Quảng Nam ........................................................................... 19
2.3. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................... 21
2.4.1 Tổ chức câu lạc bộ âm nhạc ..................................................................... 21
2.4.2. Tổ chức trị chơi âm nhạc mang tính chất vui hoạt động ngoại khóa ..... 22
2.4.3. Hội thi văn nghệ....................................................................................... 24
2.4.4. Tổ chức tham quan dã ngoại thực tế cho học sinh biết nhiều hơn về dân
ca Quảng Nam ................................................................................................... 27
2.4.5 Hội diễn văn nghệ: .................................................................................... 27

2.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ....................................................................... 31
*Tổng kết chương 2: ................................................................................................. 33
C. PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................. 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 36


A. PHẦN MỞ MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân ca xứ Quảng là tiếng mẹ ru - câu đồng dao thuở ấu thơ, giọng hò, điệu
lý thấm đượm tình đời, được thể hiện bằng giai điệu mượt mà, lời ca sâu lắng, miên
man, chất chứa nghĩa tình mộc mạc chân quê... tất thảy đã nuôi dưỡng biết bao thế
hệ ở mảnh đất "chưa mưa đà thấm”.
Dân ca xứ Quảng - một bộ phận cấu thành âm nhạc dân gian Quảng Nam,
chứa đựng sâu sắc tâm tư, tình cảm, ước mơ hướng đến các giá trị cao quý của cuộc
sống; xác lập những sắc thái riêng của một địa bàn cư dân giàu năng lực, có tính
cách mạnh mẽ và đầy khát vọng luôn vươn tới những chân trời hạnh phúc. Được kết
nối từ quá khứ đến tương lai một vẻ đẹp nội sinh, dân ca gìn giữ những giá trị văn
hóa tinh thần của cha ơng xưa từng nâng niu, bảo vệ. Mọi điều xảy ra trong xã hội,
kể cả những trị chơi trẻ con đều có thể hát/kể đến các loại hình hát lúc làm việc, hát
đối đáp… thành vè để truyền tụng dưới lũy tre làng, dưới bóng cây cổ thụ, dưới ánh
trăng trên một sân đình cổ kính, với số lượng thính giả đơng hoặc là một vài người,
được truyền miệng từ đời này qua đời khác, giao thoa từ vùng miền này qua vùng
miền khác, đã hình thành một loại hình âm nhạc dân gian thật cụ thể, sống động,
gần gũi, khó qn.
Chính từ giai điệu âm nhạc dân gian bình dị đã nảy sinh những sự biến đổi
mối quan hệ giữa con người trong xã hội. Từ những câu hát “kiến tại” thông qua
những làn điệu hò khoan giữa những câu “trống - mái” trong những đêm trăng sáng:
giã vôi, giã gạo, tát nước, đập lúa, hò chèo thuyền… của những nam thanh nữ tú để
trở thành những cuộc tình duyên đầy hứa hẹn. Điều đặc biệt là tác giả làm nên
những bài hát, những làn điệu dân ca Quảng Nam chính là những người dân lao

động; họ đã sáng tác gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân quê.
Trước xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, dân ca xứ Quảng đã và đang có nguy
cơ “bị làm mờ” bởi những luồng văn hóa ngoại lai, làm phai nhạt các giá trị tinh
thần mang đặc trưng dân tộc cũng như mất dần chỗ đứng trong tâm thức người dân,
hoặc biến thể, khơng cịn giữ được giá trị nguồn gốc của nó.
Vì vậy, tơi muốn góp phần gìn giữ vốn dân ca truyền thống Quảng Nam
hướng tới là các em học sinh các trường tiểu học cơ sở trên địa bàn, bởi khơng ai
khác chính các em sẽ là người sẽ lưu giữ và phát huy một cách tốt nhất các làn điệu
dân ca. Với lời mới tự biên có nội dung phù hợp với độ tuổi là đối tượng học sinh
tiểu học, giúp các em tiếp thu dễ dàng, giáo dục các em thêm yêu trường, yêu lớp,
chăm ngoan, học giỏi, đó là cách tốt nhất nhằm lưu giữ những làn điệu dân ca cổ,
vốn quý của cha ông.
1


Tơi chọn trường Tiểu Học Mính Viên để áp dụng đề tài với lý do: là một
trong tất cả các trường trong địa bàn huyện về việc dạy tốt , học tốt , học sinh gương
mẫu. Bên cạnh đó, năng động. Trường đã có nhiều đầu tư về nhạc cụ cho các em
học sinh có nhu cầu đàn , hát. Trường Mính Viên ln là đơn vị đạt xuất sắc trong
việc tổ chức hoạt động văn nghệ , các hoạt động đoàn đội.
Là một giáo viên âm nhạc trong tương lai tôi luôn lo rằng, những thế hệ trẻ
sẽ dần đánh mất tinh hoa văn hóa của q hương mình, chúng tơi cũng thấy một
phần trách nhiệm của mình trong đó. Vì thế, theo chúng tơi cách bảo tồn tốt nhất là
nhắm tới nền giáo dục, đặc biệt là với đối tượng các em học sinh bậc Tiểu học. Từ
những lý do trên, tôi đưa đề tài ‘Đưa dân ca Quảng Nam vào dạy học âm nhạc ngoại
khóa cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Mính Viên – huyện Tiên Phước” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu thực tế dân ca Quảng Nam cũng như việc bảo tồn dân ca Quảng
Nam
- Tìm hiểu thực tế hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường tiểu học Mính
Viên, tỉnh Quảng Nam.
- Kiến nghị thúc đưa dân ca Quảng Nam vào hoạt động âm nhạc ngoại khóa
tại trường tiểu học Mính Viên, tỉnh Quảng Nam
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu sách giáo khoa cuả tất cả học sinh tiểu học ,khảo sát dân ca
Quảng Nam có trong chương trình dạy học của học sinh tiểu học Mính Viên.
- Nghiên cứu các văn bản, tài liệu, cơng trình liên quan đến việc định hướng
bảo tồn phát huy di sản văn hoá dân ca Quảng Nam.
- Khảo sát thực trạng của việc dạy và học hát cơ bản tại trường tiểu học Mính
Viên, sau đó xem khả năng của các em để hướng cho các em học dân ca vào
chương trình ngoại khóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp dạy học hát dân ca cho học sinh tiểu học Mính Viên huyện
Tiên Phước tỉnh Quảng Nam là đối tượng nghiên cứu của khóa luận.

2


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khách thể nghiên cứu: Học sinh đang học tập tại trường tiểu học
Mính Viên, tỉnh Quảng Nam
- Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Do điều kiện hạn chế, đề tài tôi chỉ nghiên
cứu tại huyện Tiên Phước thuộc huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những điệu dân
ca tiêu biểu của Quảng Nam và dạy học tỉnh Quảng Nam cho học sinh trường tiểu
học Mính Viên, tỉnh Quảng Nam.

- Đặc điểm, tính chất âm nhạc, nội dung lời ca của các bài dân ca dành cho
HS tiểu học Mính Viên.
5. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp khảo sát : khảo sát tài liệu, thực tế, phỏng vấn , mức độ hiểu
biết và yêu thích của giáo viên.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích bài bản dân ca, các tài liệu liên
quan và tổng hợp các vấn đề phục vụ cho nghiên cứu
- Phương pháp thực nghiệm: kiểm chứng tính khả thi của kết quả nghiên cứu,
gặp gỡ nghệ nhân, sau đó lập luận chặt chẽ hơn
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu (...tr), kết luận (...tr), tài liệu tham khảo (...tr), phụ lục
(...tr). đề tài có bố cục 2 chương:
Chương 1: Thực trạng hoạt động âm nhạc ngoại khóa tại trường tiểu học
Mính Viên , huyện Tiên Phước , Tỉnh Quảng Nam.
Chương 2: Giải pháp đưa dân ca Quảng Nam vào chương trình âm nhạc
ngoại khóa.

3


B. PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC NGOẠI KHĨA TẠI
TRƯỜNG TIỂU HỌC MÍNH VIÊN, HUYỆN TIÊN PHƯỚC,
TỈNH QUẢNG NAM
1.1.Vài nét về địa lý, không gian văn hóa, lịch sử tỉnh Quảng Nam
1.1.1 Địa lý Quảng Nam
Quảng Nam nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, cách thủ đơ Hà
Nội 820 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng 60 km về phía Nam và
cách Thành phố Hồ Chí Minh 900 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A. Phía
Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng

Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía Tây giáp tỉnh Sekong (Cộng hịa Dân chủ Nhân dân
Lào), phía Đơng giáp Biển Đơng. Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện,
gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện với 247 xã, phường, thị trấn. Tỉnh lỵ của
Quảng Nam đặt tại thành phố Tam Kỳ.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 10.438 km². Địa hình thấp dần từ tây
sang đông và chia làm 3 vùng: vùng núi phía tây, trung du ở giữa và đồng bằng ven
biển phía đơng. Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
trung bình năm trên 25 °C, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2.000-2.500mm với
hơn 70% tập trung vào 3 tháng mùa mưa (tháng 10, 11 và 12). Vu Gia - Thu
Bồn và Tam Kỳ là hai lưu vực sơng chính.
Rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh là kiểu sinh thái chủ đạo của Quảng
Nam. Quảng Nam là tỉnh giàu tiềm năng rừng nhưng do bị khai thác quá mức trong
một thời gian dài nên diện tích rừng ngun sinh cịn ít. Việc đẩy mạnh trồng rừng
trong những năm gần đây đã tăng diện tích đất có rừng của Quảng Nam lên hơn
55% vào năm 2014. Đây là một trong những địa phương có diện tích đất có rừng
cao nhất cả nước. Rừng đặc dụng Sơng Thanh là khu bảo tồn lớn nhất tỉnh, nơi mà
các động vật hoang dã khu vực Trung Trường Sơn đang được bảo tồn. Nhân sâm
Ngọc Linh là cây dược liệu quý phân bố chủ yếu ở độ cao trên 1,000 m của núi
Ngọc Linh.
Quảng Nam có đường bờ biển dài 125 km, ven biển có nhiều bãi tắm đẹp,
nổi tiếng, như: Hà My (Điện Bàn), Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng
Bình), Tam Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành)... Cù Lao Chàm là cụm đảo
ven bờ với hệ sinh thái phong phú được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế
giới.

4


Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Quảng Nam (thời tiết-khí hậu, địa hình,
tài ngun nước, biển) có nhiều thuận lợi, tiềm năng cho phát triển sự nghiệp văn

hóa đa dạng, độc đáo (phát triển những tiểu vùng văn hóa), phát triển ngành du lịch
(du lịch văn hóa, du lịch sinh thái).
1.1.2 Khơng gian văn hóa
Nói đến Quảng Nam là nói đến vùng đất hội tụ và kết tinh của nhiều nền văn
hóa khác nhau, mảnh đất có nhiều di tích văn hóa, lịch sử, nơi đã sản sinh ra nhiều
thế hệ danh nhân; mảnh đất “Trung dũng kiên cường” giàu lịng u nước và truyền
thống cách mạng. Nói đến văn hóa Quảng Nam là nói đến những di sản văn hoá vật
thể tiêu biểu và độc đáo với 55 di tích cấp quốc gia và 282 di tích cấp tỉnh. Nổi bật
nhất là 2 Di sản văn hoá thế giới là khu Phố cổ Hội An và khu Đền tháp Mỹ Sơn;
ngồi ra, có thể kể đến hệ thống tháp Chăm, Kinh đơ cổ Trà Kiệu,... Bên cạnh đó,
Quảng Nam có nhiều di sản văn hố phi vật thể đặc sắc. Theo thống kê sơ bộ, tồn
tỉnh hiện có trên 300 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, trong đó có 120 lễ hội dân
gian tiêu biểu và nhiều di sản phi vật thể khác có giá trị, như: về âm nhạc có Tuồng,
hát bài chịi, hị bả trạo; nghệ thuật ẩm thực; những tri thức dân gian; làng nghề
truyền thống...
Miền núi Quảng Nam, địa bàn cư trú lâu đời của các tộc người thiểu số như
Cơ-tu, Cor (Koh), Gié-Triêng, Xê-đăng… nét đặc trưng trong văn hóa tộc người Cơ
tu như Gươl, cồng chiêng, nói lý, hát lý… đến các nghi lễ, tập quán, nghệ thuật diễn
xướng của đồng bào Cor, Cadong, Xêđăng... những giá trị văn hoá đặc sắc (phong
tục, tập quán, lễ hội...) tạo ra một bức tranh sinh động, đa sắc về văn hóa phi vật thể
đang hiện hữu trong đời sống của nhân dân các vùng, miền làm cho văn hóa Quảng
Nam thêm phong phú và đa dạng.
1.1.3 Lịch sử tỉnh Quảng Nam
Trước kia Quảng Nam là đất Chiêm Thành, năm 1306 theo thỏa ước giữa
vua Chiêm Thành là Chế Mân và vua Đại Việt là Trần Nhân Tông, vua Chế Mân
dâng hai châu Ô tức Thuận Châu (bắc Hải Vân) và châu Rí tức Hóa Châu (Nam Hải
Vân) làm sính lễ cưới con gái vua Trần Nhân Tông là công chúa Huyền Trân. Năm
1402, nhà Hồ thay thế nhà Trần, sau đó lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Thừa
Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hồi Nhơn (nay là Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Danh xưng Quảng Nam xuất hiện từ đây.

Theo dòng lịch sử, Quảng Nam từng là đất đóng đơ của một vương quốc cổ
có thời gian tồn tại 15 thế kỷ. Dưới triều Lê Thánh Tông (năm 1471), Quảng Nam
trở thành một bộ phận của Đại Việt và trong thời điểm Trịnh-Nguyễn phân tranh,
5


Hội An được chọn là điểm giao thương duy nhất với thế giới khi đó nên nhiều
thương gia nước ngồi hay gọi Quảng Nam Quốc.
Đến giữa thế kỷ XVII, chính quyền đàng Trong nhanh chóng suy yếu,. Năm
1806 vua Gia Long thống nhất đất nước, vua chia đất nước thành 23 trấn và 4 doanh
thuộc đất kinh kỳ gồm Trực Lệ-Quảng Đức, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam
doanh . Năm 1831, vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh. Quảng Nam chính
thức trở thành tỉnh từ năm này. Tỉnh Quảng Nam được chia thành 8 phủ, huyện gồm
Hòa Vang, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, và
Tiên Phước. Năm 1888, dưới thời vua Thành Thái Đà Nẵng thị tách khỏi Quảng
Nam để trở thành đất nhượng địa của thực dân Pháp.
Sau Hiệp định Gonèvo, dưới thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa tỉnh Quảng
Nam (1956) bị chia thành hai tỉnh mới là Quảng Nam và Thường Tín và Quảng
Tín. Sau khi thống nhất đất nước, sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và
Thành phố Đà Nẵng thành lập tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng.
Năm 1997, tại kỳ họp thứ X của Quốc Hội, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được
chia thành hai đơn vị thành chính độc lập gồm Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng
Nam. Tỉnh Quảng Nam mới có 14 huyện gồm Giằng (nay là huyện Nam
Giang), Hiên (nay là Đông Giang và Tây Giang), Đại Lộc, Phước Sơn, Duy
Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn (nay là Quế Sơn và Nơng Sơn), Thăng Bình, Hiệp
Đức, Tiên Phước, Trà My (nay là Bắc Trà My và Nam Trà My, Núi Thành và 2 thị
xã: thị xã Tam Kỳ (nay là thành phố tỉnh lị Tam Kỳ và huyện Phú Ninh) và thị xã
Hội An (nay là thành phố Hội An)
1.2. Vài nét khái quát về trường tiểu học Mính Viên, huyện Tiên Phước
1.2.1. Vị trí và cơ cấu tổ chức

Trường TH Mính Viên tiền thân là trường tiểu học Tiên Cảnh số 1. Do
trường được xây dựng trên nền văn hóa Thạnh Bình cổ xưa, nơi q hương nhà chí
sỹ u nước Huỳnh Thúc Kháng, vì vậy tên trường được lấy tên là Mính Viên, đây
là tên hiệu của cụ Huỳnh. Trường được xây dựng vào năm 1965 Trường tiểu học
Mính Viên thuộc địa bàn Thơn 1 xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
đạt chuẩn quốc gia năm 2014. Trải qua 50 năm trường đã đổi thành 2 tên gọi khác
nhau:- 1965- 2005 :Trường tiểu học Tiên Cảnh 1,sau đổi thành trường Tiểu học
Mính Viên 2005 đến nay .Một ngơi trường có từ lâu đời với nhiều thầy, cô giáo ưu
tú như thầy Huỳnh Phước, thầy Mai Thanh Xuân, thầy Huỳnh Ngọc Ánh …Và
cũng từ ngôi trường này đã đào tạo biết bao học sinh thành tài, đỗ đạt cao trong các
trường Đại học và hiện nay giữ nhiều chức vụ khác nhau như thầy Phan Đình
Cưỡng, thầy Phan Tá Tứ, Tơ Mười… Với quyết tâm xây dụng trường chuẩn Quốc
6


gia đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, chính vì vậy trường đã tập trung xây
dựng theo 5 tiêu chuẩn của công văn 1366/BGD&ĐT và đã được công nhận trường
chuẩn quốc gia vào năm 2009. Trong năm học 2014-2015, trường TH Mính Viên
đạt chuẩn mức độ 2, kiểm định chất lượng mức độ 3, trường có 1 Chi Bộ gồm 10
Đảng viên, BGH đã phối hợp với CĐ, ban Đại diện Cha mẹ HS, với trình độ CM
vững vàng, linh hoạt, năng nổ đã chỉ đạo tốt hoạt động dạy và học ngày một đi vào
nề nếp, ổn định. Trong năm học này, tổng số HS toàn trường là 632em. Năm học
vừa qua, chất lượng HS đạt tỉ lệ Khá,giỏi đạt tỉ lệ 98,7%, THĐĐ, đạt tỉ lệ 100%.
Đội ngũ nhà trường gồm 38 CBGVCNV, trong đó 33 biên chế, 2 hiệp đồng dài hạn
với thành phần cơ cấu gồm 6 tổ, trong đó có 5 tổ CM và 1 tổ HCQT.Trường có 28
GV/ 19 lớp . Ngay từ đầu năm trường đã tổ chức 100% HS học 2 buổi/ ngày, 100%
HS khối 3-4-5 học Tin học & Ngoại ngữ. Về GV : 100% đã đào tạo trên chuẩn
trong đó có 12 GV đạt trình độ Đại học, đặc biệt có 24/28 GV đạt chứng chỉ A tin
học văn phòng, chiếm tỉ lệ 85,7%.Về PCGDTH ĐĐT : Năm 2015, 11 tuổi TNTH ,
đạt tỉ lệ 100%.Trường có 8 phịng chức năng được, đó là phịng BGH( 2), phòng

Nha(1), phòng Đội (1 ), phòng Thự viện (3), phòng Văn thư – Kế toán (1)
1.2.2. Cơ sở vật chất
Trường Tiểu học Mính Viên được thành lập năm 1965, trường nằm trên
khuôn viên rộng rãi, khang trang sạch đẹp tại địa chỉ:tổ 2, thôn 1 ,xã Tiên Cảnh,
huyện Tiên Phước ,tỉnh Quảng Nam .Với tổng diện tích khu đất hơn 8025 m2, năm
học 2017 -2018 trường đã được đầu tư xây mới một khu 4 tầng và sửa chữa nâng
cấp hai khu 3 tầng, nhà thể chất. Năm học 2018 – 2019 trường Tiểu học Trung Văn
được tiếp nhận một cơ sở vật chất khang trang, hiện đại.
- Khối lớp học: 30 phịng học và 6 phịng học bộ mơn.
- Nhà thể chất rộng 324m2
- Sân bóng đá mi li, sân bóng rổ, đồi cỏ bãi tập thể thao ngồi trời…
- Khối hiệu bộ và các phòng chức năng phụ trợ, phục vụ bán trú, …
Mỗi lớp học được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại như: máy tính, máy
chiếu, máy chiếu đa vật thể, đủ ánh ánh sáng theo tiêu chuẩn, thoáng mát về mùa
hè, ấm áp về mùa đông (mỗi lớp học được trang bị 2 điều hòa), bàn ghế giáo viên,
học sinh và tủ đựng đồ cho học sinh.
- Phịng học bộ mơn: Tin học, Nghệ thuật, Ngoại ngữ có đầy đủ các thiết bị
học tập đáp ứng được yêu cầu của từng môn học cũng như những quy định chung
- Phòng Tiếng Anh

7


- Khu bếp bán trú một chiều rộng rãi, đảm bảo an toàn vệ sinh. Các thiết bị
nhà bếp hiện đại.
100% các phòng học, phòng chức năng được kết nối Internet đáp ứng yêu
cầu dạy và học. Các thông tin, hoạt động của trường sẽ được cập nhật thường
xuyên, kịp thời trên website giúp phụ huynh, học sinh, giáo viên cập nhật tin tức
nhanh chóng.
Hệ thống camera an ninh hỗ trợ cơng tác an ninh 24/24, có đầy đủ phương

tiện phịng chống cháy nổ đảm bảo an tồn trong nhà trường.
Cảnh quan sân trường có rất nhiều cây xanh, có hòn non bộ, sân cát, đồi
cỏ… tạo sự thân thiện, gần gũi và khơng gian thống mát cho học sinh vào giờ chơi.
( ảnh sân bóng đá, bóng rổ, đồi cỏ, sân cát)
Trải qua hơn 30 năm phấn đấu và trưởng thành, với nguồn lực về cơ sở vật chất
khang trang, hiện đại, với sự nỗ lực quyết tâm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
viên trong nhà trường, trường Tiểu học Mính Viên đang từng bước khẳng định
mình để xứng đáng là một địa chỉ tin cậy trong lòng phụ huynh và học sinh thân
yêu.
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng hát dân ca của học sinh
(khảo sát học sinh lớp 5 trường TH Mính Viên)
Để có những đánh giá tương đối sát thực về vấn đề này, có lẽ cần thiết phải
đặt HS trường TH Mính Viên trong sự đối sánh với HS cùng lứa ở các trường để
thấy sự tương đồng và khác biệt. Nghĩa là HS trường TH Mính Viên vừa có cái
chung về độ tuổi, tâm lý, cơ thể…, vừa có cái riêng do điều kiện, môi trường sinh
sống mang lại. Cụ thể là: Cũng giống như HS ở các trường khác ở khu vực tỉnh
Quảng Nam nói chung và huyện Tiên Phước nói riêng, HS lớp 5 các em thường ở
độ 10 tuổi. Về thể chất, các em đang có những biến đổi mạnh mẽ theo hướng phát
triển tích cực, bên cạnh đó cũng dần hình thành nhân cách, điều đó có tác động ít
nhiều đến sự biến đổi về giọng hát. Các cơ quan phát thanh, đặc biệt là dây thanh
đới cũng phát triển theo q trình hồn thiện của cơ thể. Giọng hát thường khó phân
biệt rõ ràng được giữa giọng hát của con trai và con gái. Âm vực giọng hát của các
em không rộng nhưng đã thấy vang, trong trẻo và có sức hấp dẫn đặc biệt. Lứa tuổi
HS lớp 5 trường TH Mính Viên cũng có sự chuyển biến về tâm, sinh lý. Nếu như
học sinh tiểu học có sự phát triển tâm sinh lý tương đối đồng đều thì đối với các em
HS lớp 5, q trình này diễn ra khá nhanh chóng và có sự nhảy vọt. “Sự phát triển
không cân đối giữa hệ xương, hệ cơ, hệ tim mạch làm cho sự vận động cơ thể có
nhiều động tác chưa được dứt khốt” . Trong sinh hoạt ở trên lớp, nhiều em vẫn còn
quen với cách học ở cấp tiểu học, phải đến học kỳ 2 những em này mới dần ý thức
8



hơn với cách học ở cấp THCS. Với những sự chuyển biến trong tâm, sinh lý của HS
lớp 5, nếu GV khơng hiểu và khơng có phương pháp dạy học tốt sẽ làm cho việc
tiếp thu âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng dễ chuyển biến theo chiều tiêu cực.
Thực tế các nhà khoa học đã chứng minh, chính âm nhạc lại có tác dụng tích cực
đối với sự phát triển tâm lý và thể chất của HS. Học âm nhạc có tác dụng thúc đẩy
chức năng của các cơ quan phát âm, hô hấp, làm cho giọng hát của HS dần ổn định,
chính xác, mở rộng về âm vực lẫn âm lượng, tạo điều kiện kết hợp giữa hoạt động
nghe và hát. Chẳng hạn tư thế hát đúng, hơi thở hợp lý giúp các em làm chủ trong
cách vận động, trạng thái thần kinh trở nên hưng phấn, hoạt động học tập có tính
định hướng rõ nét. Đặc biệt, nếu dạy âm nhạc một cách nghiêm túc, đúng cách, sẽ
góp phần đáng kể trong việc giáo dục thẩm mỹ lành mạnh cho các em. Đa số gia
đình HS chưa có điều kiện để đầu tư cho con học âm nhạc, học đàn như ở thành
phố. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến năng khiếu âm nhạc của các em.
Tuy nhiên, trường TH Mính Viên là ngơi trường điểm của huyện, do được sự
quan tâm của của Phòng GD&ĐT huyện, nhà trường đã xã xây dựng CLB âm nhạc
để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, qua đó sẽ phát huy được năng khiếu ca hát của nhiều
HS. Về mặt năng khiếu âm nhạc, sau khi được học ở trên lớp, đa phần HS có thể hát
và học được một cách cơ bản nhất các bài hát quy định trong sách giáo khoa. Tuy
nhiên, do ảnh hưởng của phương ngữ, khơng ít HS trong q trình ca hát thường
hay bị nhầm lẫn, thậm chí khơng phân biệt được chữ s thành chữ x; chữ l thành chữ
n, chữ tr thành chữ ch...”... Về tinh thần và thái độ đối với việc hát dân ca, nhìn một
cách khách quan thì có thể thấy, các em khơng thích hát dân ca bằng các bài nhạc
trẻ. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, lứa tuổi này mặc dù có những chuyển biến
về tâm sinh lý, nhưng đa phần các em vẫn còn ảnh hưởng nhiều tác phong của HS
tiểu học. Sự ảnh hưởng đó, khơng hồn tồn là nhược điểm, mà vẫn thấy co những
ưu điểm, đó là các em ln nghe lời thày cô và chăm chỉ học tập. Nếu nhìn trên
phương diện này thì HS say mê với học hát dân ca hay khơng, có lẽ một phần khá
quan trọng là phụ thuộc vào năng lực của GV đứng trên bục giảng. GV phải có am

hiểu nhất định, có khả năng khơi gợi, dẫn dắt HS cùng cộng cảm với nét đẹp của bài
dân ca đó, thì dẫn đến hiệu ứng tất yếu là các em sẽ sẽ yêu thích học và hát dân ca.
Thực tế cho thấy rằng, trong những giờ dạy học âm nhạc nói chung và dạy hát dân
ca nói riêng, đa số học sinh lớp 5 ở trường TH Mính Viên có năng khiếu âm nhạc.
Khi được định hướng tốt và tạo được sự hứng thú trong giờ học, các em sẽ quý
trọng, yêu thích các làn điệu dân dân ca hơn

9


1.4. Thực trạng về hoạt động giảng dạy âm nhạc dân ca của học sinh lớp
5 và hoạt động ngoại khóa ở trường TH Mính Viên.
1.4.1. Về hoạt động giảng dạy âm nhạc dân ca học sinh lớp 5 trường Mính
Viên
GV dạy âm nhạc là những người được đào tạo đúng chun ngành sư phạm
âm nhạc, có sự nhiệt tình, năng nổ trong công tác giảng dạy và thân thiện với HS.
Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát tình hình dạy học âm nhạc nói chung và dạy hát
dân ca nói riêng, tơi thấy rằng, mặc dù là trường điểm, công tác chỉ đạo của Ban
giám hiệu nhà trường là đúng, nhưng thực tế môn âm nhạc chưa được coi trọng một
cách đúng mức. Nhiều giáo viên coi môn học dân ca này chỉ là mơn học phụ, có
tính đệm về mặt thời gian để GV các bộ môn học khác có thêm thời gian nghỉ ngơi.
Với cách nhìn lệch lạc đó đã phần nào ảnh hưởng đến tinh thần và lịng nhiệt tình
của GV dạy nhạc. Hiện tại GV âm nhạc tại trường, khi soạn giáo án dạy hát dân ca
rất sơ sài, soạn cho có lệ. Dù thời gian dành để dạy một bài dân ca là không nhiều,
nhưng một điều cần chú ý nên làm là trước khi dạy, vẫn phải thực hiện khởi động
giọng (khai giọng/ mở giọng) cho các em. Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ
quan và khách quan tác động, mà nhiều khi GV lại quên cả những thao tác tưởng
như đơn giản, nhưng không kém phần quan trọng này. Khi GV chú ý tới việc khởi
động giọng, thì lại luyện theo cách mở khẩu hình theo kỹ thuật belcato trên bài mẫu
theo thang 7 âm của châu Âu, nghĩa là cô học thanh nhạc ở trường thế nào thì sẽ

dạy cho HS gần giống như thế. Nếu nhìn nhận một cách khách quan thì thấy rằng,
trường hợp này là GV chưa nhận thức đầy đủ về thang âm trong bài dân ca, đặc biệt
là chưa thấy rõ được sự khác biệt giữa hát dân ca và hát ca khúc cổ điển phương
Tây. Mặt khác, cũng phải thấy rằng, nếu cho HS luyện thanh theo thang 7 âm châu
Âu, khi bắt nhịp vào hát bài dân ca sẽ làm cho các em khó có thể bắt đúng tone,
giọng của bài. Một vấn đề nữa mà GV thường hay bỏ qua đó là khơng giới thiệu và
phân tích sơ qua về bài dân ca. Tôi cho rằng, đây là việc làm vô cùng quan trọng, vì
giới thiệu về bài dân ca sẽ giúp HS biết và hiểu được phần nào về nội dung lời ca và
tính chất âm nhạc, từ đó các em dần ý thức biết hát thế nào cho đúng với phong
cách của bài dân ca đó. Dạy hát dân ca, địi hỏi không chỉ HS mà ngày cả GV cũng
phải thuộc lời bài hát trước. Riêng đối với GV không những phải thuộc lời mà còn
phải thuộc giai điệu, phải hát nhuần nhuyễn đúng tinh thần của bài dân ca. Như trên
tơi đã trình bày, do nhiều người (kể cả GV và phụ huynh HS) có quan niệm âm
nhạc chỉ là một mơn bổ trợ, học cho đủ chương trình, nên khi dạy dân ca GV chuẩn
bị bài chưa tốt. Khi dạy, GV thường hát trước một lần làm mẫu, sau đó dạy cho HS
từng câu theo hình thức cuốn chiếu. Hết bài thì quay lại từ đầu. Đặc biệt khi dạy
từng câu, GV thường dùng đàn phím điện tử chơi theo giai điệu của câu dân ca. HS
10


vừa nghe đàn, vừa theo lời bài trong sách giáo khoa. Dạy hết bài, nếu cịn thời gian
thì GV u cầu một HS hay một bàn nào đó đứng dậy hát lại. Thường thì GV chỉ
chú trong đến mức độ thuộc bài của HS, mà chưa chú ý tới kiểm tra những câu có từ
khó hát, để trên cơ sở đó sẽ đưa ra những giải pháp khắc phục cho tốt. Theo ý kiến
của tôi, dạy dân ca theo cách này là chưa ổn, không đạt được hiệu quả cao. Dạy như
vậy sẽ làm cho khơng khí lớp học trở nên tẻ nhạt, HS sẽ không thấy được cái hay,
cái đẹp trong dân ca, dễ dẫn đến tình trạng chán nản, quay lưng lại với những di sản
quý báu (vốn đã bị mai một đi ít nhiều) của ơng cha ta để lại
1.4.2. Tình hình sinh hoạt ngoại khóa
Sinh hoạt ngoại khóa chưa được tổ chức một cách có hệ thống để có thể trở

thành một hình thức hoạt động độc lập. Hầu hết các hoạt động ngoại khóa của nhà
trường đều được gắn liền và lồng ghép với các phong trào của Đội và các đợt phát
động thi đua theo chủ điểm của nhà trường. Hình thức hoạt động còn đơn điệu, chủ
yếu là biểu diễn văn nghệ chào mừng và hội thi văn nghệ giữa các lớp. Ở các
trường, sau khi phát động một cuộc thi nào đó, học sinh ở từng lớp sẽ phải tự lựa
chọn các cá nhân thích hợp, tự lựa chọn tiết mục và luyện tập với nhau. Do tính chất
và hình thức của hoạt động chưa gây được hứng thú cho học sinh nên các tiết mục
được chuẩn bị một cách sơ sài, ít có sự đầu tư kỹ lưỡng.
Bên cạnh đó, trong khi giáo viên tổng phụ trách quá bận bịu với các phong
trào, các hoạt động của Đội thì việc tổ chức các hoạt động âm nhạc ngoại khóa lại
khơng nhận được nhiều sự giúp đỡ từ phía giáo viên bộ mơn, là những người có
chun mơn và hiểu rõ năng lực của học sinh. Mặt khác kinh phí dành cho các hoạt
động âm nhạc ngoại khóa vẫn được nhà trường chi ra một cách q eo hẹp, khơng
đủ để có thể mở rộng quy mô hoạt động và thu hút học sinh.
Ngay cả những giáo viên bộ môn khác trong nhà trường và phụ huynh cũng
đều chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa, nên ít có thái độ
hưởng ứng, ủng hộ, thậm chí cịn cản trở sự tham gia của học sinh. Đây cũng là một
trong những khó khăn lớn trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, làm cho hoạt
động ngoại khóa kém thu hút.
Nhà trường cũng chưa có chế độ hưởng lương cụ thể cho các giáo viên tích
cực tham gia tổ chức và hoạt động ngoại khóa âm nhạc. Điều này ít nhiều cũng làm
ảnh hưởng đến sự hăng hái, tích cực của giáo viên.
* Tiểu kết Chương 1:
Trường TH Mính Viên thuộc xã Tiên Cảnh huyện Tiên Phước tỉnh Quảng
Nam. Đây là trường điểm của huyện, nên nhà trường luôn dành được sự quan tâm,
11


đầu tư nhiều của UBND huyện và phòng Giáo dục huyện cũng như các ban ngành.
Nhìn chung về cơ sở vật chất với các phòng học, 33 trang thiết bị phục vụ cho việc

dạy học là khá đầy đủ và có chất lượng. Đội ngũ cán bộ, GV là những người có
trách nhiệm, yêu nghề, phần lớn được đào tạo đúng chuyên ngành, cơ bản đã đáp
ứng được yêu cầu của trường đề ra.
Có thể nói, q trình giáo dục trong nhà trường là sự thống nhất tác động
giáo dục được thực hiện trên lớp và ngoài giờ học trong đó tổ chức hoạt động sáng
tạo cho học sinh trong giờ hoạt động âm nhạc ngoại khóa có vai trị rất quan trọng,
tạo điều kiện phát triển chung cho nhân cách học sinh, hướng tới giáo dục đạo đức
thẩm mỹ cho học sinh, hình thành ở các em nhu cầu và sở thích âm nhạc. Mối liên
hệ tất cả các mặt của giáo dục được thể hiện trong các hình thức phong phú của hoạt
động âm nhạc ngoại khóa. Sự nhạy cảm và tai nghe âm nhạc phát triển giúp các em
tích lũy thêm những cảm xúc âm nhạc, những kỹ năng hoạt động âm nhạc và tư duy
âm nhạc, dần hiểu được những tư tưởng, tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ cũng
như sáng tạo nghệ thuật, giúp học sinh phản ứng với những tình cảm tốt đẹp, nhằm
phát huy những phẩm chất đạo đức của các em, hướng tới lối sống chân thực, hành
vi và thái độ lành mạnh tốt đẹp.
Qua tìm hiểu chương trình sách giáo khoa âm nhạc bậc tiểu học, điều tra
quan sát thực tiễn dạy học hát dân ca ở các trường tiểu học tại tỉnh Quảng Nam cho
thấy vốn hiểu biết của học sinh về văn hóa văn nghệ dân gian địa phương cịn q ít
ỏi. Vậy nên việc cho các em tìm hiểu về dân ca Quảng Nam và đưa dân ca Quảng
Nam vào chương trình hoạt động ngoại khóa là rất cần thiết, giúp các em hiểu rõ giá
trị của dân ca Quảng Nam, một nét đặc trưng và niềm tự hào của tỉnh Quảng Nam.

12


CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC DÂN CA QUẢNG NAM TRONG
CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC NGOẠI KHĨA TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC MÍNH
VIÊN, HUYỆN TIÊN PHƯỚC
2.1 Đặc điểm cơ bản và một số làn điệu của dân ca Quảng Nam:
2.1.1. Dân ca Quảng Nam:

Kho tàng âm nhạc dân ca của Quảng Nam phong phú, nhiều dáng vẻ, lắm
màu sắc.
Cái đẹp, cái hay cũng như cái cốt cách của nền âm nhạc ấy, thế hệ này sang
thế hệ khác, đã thấm nhuần vào khơng khí, hơi thở của đất nước, của quê hương,
vào tinh thần và tâm hồn dân tộc, ngấm sâu vào tiềm thức của mỗi người.
Chính cái đẹp ấy, cái hay ấy, cái cốt cách ấy, đã tạo cho chúng ta những tình
cảm cao đẹp chân chính, và cũng cùng lúc, bồi đắp cho chúng ta một sức đề kháng
mãnh liệt, đối với những cái, hào nhống bên ngồi, mà bên trong chứa đầy độc tố.
Những câu hát nhắn khi kéo sợi, se chỉ, hái dâu, ươm tơ... của Bảo An, Phú
Bông, Xuân Đài, Quảng Huế; những câu hát huê tình, từ lúc hái lá chè cho đến khi
đạp lá chè – một vòng khúc với giai điệu duyên dáng, mượt mà của Tam Kỳ, Tiên
Phước – những điệu hát ru, những giọng hò khoan đò ngang, đò dọc, của khúc sông
Thu Bồn, về Phố cổ Hội An, khúc sơng Hồi – chợ Được, Tiên Đõa – Bến Đá –
Tam Giang..., vẫn còn vang lên giữa đất trời yêu thương kiên cường...?
Nghe giọng hò giã gạo, hò chèo ghe, điệu lý, câu vè..., ca ngợi tình yêu trai
gái, thiên nhiên, lao động, chống đối các bất công của xã hội. Tính chất, màu sắc
của dân ca. Mỗi làn điệu, mỗi bài hát có dáng vẻ riêng, với cái đẹp không thể so
sánh ngay trong từng thể loại.Tiếng hát ca vút bay lên từ hiện thực cuộc sống xã
hội. Bản chất của những sáng tác ấy chắt lọc từ cuộc đời, nhưng chúng sống bền
vững, là do sức thể hiện của tâm hồn người hát, người diễn sướng, từ bản thân nghệ
thuật.
2.1.2 Đặc điểm của Dân ca Quảng Nam:
Đặc điểm của dân ca Quảng Nam nổi bậc ở cách luyến láy , ca từ giản dị đời
thường , đời sống , công việc hằng ngày của người dân được đưa vào bài hát . Ở
những dân ca Quảng Nam, sự hịa hợp các yếu tố của ngơn ngữ âm nhạc thật nhuần
nhuyễn, chặt chẽ: điệu thức, giai điệu, tiết tấu, sắc thái, độ nhanh chậm, độ vang, kể
các cơ cấu bên trong, tức cấu trúc và tính chất biểu diễn của chúng.

13



Trong âm nhạc dân gian thường có những giai điệu, mà thật ra thì chúng là
những tác phẩm hồn mỹ. Tất cả những yếu tố truyền cảm trong các giai điệu ấy
thật trong sáng, đẹp đẽ lạ lùng.
Giai điệu dân ca rất giàu hình tượng. Những hị khoan chèo ghe, gợi lên hình
tượng sơng nước mênh mơng. Giai điệu trữ tình, nhịp điệu sơi nổi của biết bao điệu
hị lao động, gợi lên hình tượng trai gái gắn bó, thân thương, trong cơng việc lao
động, trong tâm tình giao dun.
Tiếng hát dân ca bay lượn trên khắp mọi miền Tổ quốc. Vì thế, khi con sáo
sang sơng..., cũng có thể dừng cánh trên đất Quảng Nam, đã có sự đổi mới tâm hồn.
Sự di chuyển và trao đổi của âm điệu, càng thấm thía tâm tình gừng cay muối mặn
xin đừng bỏ nhau.., và đến đây, phải ở lại đây, ở cho bén rễ xanh cây hãy về...
Từ xa xưa, nền dân ca này đã thấm vào máu thịt , hịa quyện vào tình cảm
của nhân dân , tiếp sức cho cuộc đời “ một nắng hai sương “ thêm miền thiết tha với
cuộc sống , thêm tình yêu quê hương đất nước .
2.1.3. Một số điệu dân ca Quảng Nam
Hị, hát, vè, lý, hơ bài chịi là những làn điệu chủ yếu trong thể loại ca cảnh
hoặc hoạt cảnh.
- Các làn điệu dân ca cơ bản như: Xàng xê, xn nữ, Hị Qng, Hị khoang ,
Hị giã vơi, Hị tát nước, Hị khoan, Vè Quảng…
- Các điệu lí gồm có :Lý thương nhau, Lý chiều chiều, Lý vỡ chài, Lý kéo
chài, Lý tang tít, Lý ngựa ơ, Lý vọng phu, Lý thượng, Lý chèo bẻo…
Hát Bài Chòi là một loại hình nghệ thuật dân ca và trị chơi dân gian đặc
trưng ở miền Trung Việt Nam, về sau đã được phát triển thành một loại hình sân
khấu ca kịch. Thời nay do nhu cầu phát triển nên bài chòi phong phú thêm để biểu
diễn , kết hợp đưa các điệu lí , hị quảng , điệu Xn Nữ vào bài chịi. Để hơ đáp
thêm lơi cuốn và sinh động hơn. Dưới đây có các bài:
+ Bài chịi – nét văn hóa độc đáo của người xứ Quảng;
+ Hị Khoan xứ Quảng, sắc xuân dân gian độc đáo;
+ Nghệ thuật diễn xướng Bả trạo Quảng Nam;

+ Sự Giao Thoa Trong Hát Bả Trạo Xứ Quảng;
+ Làn điệu hát Nam trong Bả Trạo xứ Quảng;

14


2.2. Đưa dân ca Quảng Nam vào chương trình âm nhạc ngoại khóa tại
trường tiểu học Mính Viên
2.2.1. Khó khăn và thuận lợi
* Khó khăn:
- Mỗi tuần chỉ có 1 tiết dạy âm nhạc cho học sinh ở mỗi lớp, nên thường chỉ
tập trung vào dạy theo phân phối nội dung chương trình của Bộ GD&ÐT. Các giáo
viên thường khó và ít có thời gian lồng ghép dạy dân ca cho học sinh trong các giờ
học chính khóa. Muốn dạy thì trường phải tổ chức được các hoạt động ngoại khóa,
hoặc thành lập CLB dân ca để tổ chức sinh hoạt nhiều hơn. Mà điều kiện để thực
hiện các nội dung như vậy hiện rất ít”.
- Ðể khắc phục những trở ngại, hạn chế trên, một số trường trên địa bàn tỉnh
đã có những nỗ lực, sáng kiến giảng dạy dân ca. Số trường có giáo viên âm nhạc am
hiểu, biết hát và truyền dạy dân ca không nhiều. Một số trường đã thử mời những
người có năng lực chuyên môn, giàu tâm huyết với dân ca về giảng dạy cho học
sinh.
* Thuận lợi: Tiên Phước cũng là một trong những cái nơi của nghệ thuật dân
gian bài chịi, hát hị khoan, đối đáp, bên cạnh đó, ngơn ngữ của địa phương cũng là
một lợi thế để có thể chuyển tải những làn điệu, hò vè về nghệ thuật dân ca đến với
học sinh trong trường học.
Một trong những chủ trương lớn của huyện trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa
nghệ thuật của địa phương, định hướng phát triển của huyện theo đề án 548 “Phát
triển Kinh tế vườn, kinh tế trang trại, du lịch sinh thái mang đặc trưng vùng trung
du xứ Quảng”. Để thực hiện đề án được thành công, trong chuỗi các hoạt động dịch
vụ phục vụ du lịch, chắc chắn không thể thiếu dịch vụ giải trí, trong đó theo chỉ đạo

của UBND huyện cần khơi phục, phát triển, đẩy mạnh loại hình nghệ thuật đàn, hát
dân ca, hơ hát bài chịi, múa dân gian trên địa bàn huyện nhằm đưa những loại hình
nghệ thuật đặc sắc này vào phục vụ du khách tại các điểm đến.
Vì vậy, việc đưa dân ca vào trong trường học trong giai đoạn hiện nay là một
trong những tiêu chí hết sức quan trọng, bên cạnh đó UBND huyện đã xây dựng Kế
hoạch số 23/KH-UBND ngày 12/02/2018 về việc thực hiện nghị quyết số 11NQ/TU ngày 25/4/2017 của tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo tỉnh Quảng nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trong đó chú trọng
việc dạy hát dân ca thí điểm tại một số trường có điều kiện.

15


2.2.2 Đề xuất những bài dân ca Quảng Nam vào chương trình âm nhạc
ngoại khóa
Để đảm bảo chất lượng cho chương trình sinh hoạt ngoại khóa, tiêu chí lựa
chọn phù hợp dựa trên một số hệ thống nguyên tắc sau đây:
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức hiểu biêt cần thiết về dân ca Quảng
Nam, bồi dưỡng khả năng cảm thụ âm nhạc truyền thống, giúp các em biết quý
trọng những di sản văn hóa dân tộc từ đời cha ông để lại.
- Những bài hát đưa vào chương trình ngoại khóa phải là những bài hát tiêu
biểu và đặc sắc. Bởi như đã nói, Dân ca Quảng Nam có nhiều thể loại như vè, lí, hị
Quảng cần chọn lọc để phù hợp với học sinh TH về tính âm nhạc cũng như nội
dung ca từ. Mặt khác, những bài hát này con phải phản ánh được những nét cơ bản
về đời sống văn hóa tinh thần của người dân xứ Quảng
- Học sinh TH đang ở độ tuổi trẻ con vì thế nên chọn những bài hát có nội
dung, đề tài về thiên nhiên, về tình cảm gia đình, tình làng xóm với lời ca mộc mạc,
giàu hình ảnh, gần gũi với cuộc sống, với thiên nhiên.
- Về âm vực: Cần phải chọn các bài hát có âm vực thích hợp và phù hợp với
khả năng ca hát của các em. Một số bài Lý có âm vực rộng, giai điệu đi xuống quá
thấp hoặc đi lên q cao, nếu những bài đó mang tính tiêu biểu thì có thể đưa vào

phần âm nhạc ngoại khóa để giới thiệu với học sinh.
- Về giai điệu: Nên lựa chọn các bài hát có cấu trúc giai điệu ổn định, sử
dụng các quãng liền bậc, cảm giác thuận tai, dễ hát. Ví dụ như bài Lý kéo chài có
giai điệu đơn giản, lời ca mộc mạc, tiết tấu khỏe khoắn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ hát
đúng, hát hay.
Tránh lựa chọn những bài hát nhảy quãng nghịch, quãng quá xa, hay nói
cách khác là bài hát có tuyến giai điệu trúc trắc. Đồng thời cũng không lựa chọn
những bài hát quá nhiều luyến láy, không phù hợp với khả năng âm nhạc ở lứa tuổi
các em.
- Về tiết tấu:
Tiết tấu là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành ngôn ngữ âm nhạc.
Tiết tấu tạo nên những đặc trưng khác nhau cho từng thể loại dân ca cổ truyền và
cho cả những dòng nhạc mới hiện đại.
Đối với học sinh TH, các bài dân ca có tiết tấu rõ nét, khỏe khoắn, sôi động
sẽ gây hứng thú, hấp dẫn, lơi cuốn các em.
Dân ca Quảng Nam có rất nhiều thể loại nên tôi chọn Điệu Lý cho các em học sinh
tìm hiểu và dạy hát . Phương pháp tốt nhất đó là dựa vào bài hát Lý có sẵn , mỗi
16


ngày sẽ có những chủ đề ví dụ : về cha mẹ , thầy cô…. Cải biên vào các bài Lý có
sẵn . Giáo viên âm nnhạc sẽ chiụ trách nhiệm viết lời phù hợp cho các em . Cụ thể
chọn các bài Lý sau đưa vào chương trình dạy.
Để lựa chọn thật phù hợp cho các em thì đây là những bài hợp Lý thích hợp
cho các em:
LÝ NGỰA Ô
Con ngứa ngựa ô
Con ngứa ngựa ô, ma la ô có chứng
Nó có chứng lăng lồn
Ớ bạn chúng mình ơi, nó có chứng lăn lồn

Ma la n n, n ta lên một cái, nó đá một cái té xuống một cái , nó mí đau cha
chả, n ta lên cái nữa , yên quất một roi , yên gò cương lại
Tình tang non tang tính, tính tang non tang tình
Ớ bạn… ơ bạn chung tình ơi, ơ mới hay thậm hay.
LÝ THƯỢNG
Xem lên , hòn núi , hòn núi ( ta ní nọ ) thiên thai
Thấy ( í đơi á ) đơi (tình mà) chiền chiện
Thấy ( í đơi ă) đơi ( tình mà ) chiền chiện
( Ta ní nọ ) ăn xồi (a…ì…a…)ăn xồi chín cây
Muốn đi cầu ván (ta ní nọ) đóng đinh
Cầu (í tre ă) tre (tình mà ) lắc lẻo
Cầu (í tre ă) tre (tình mà) lắc lẻo
(Ta ní nọ ) gập ghềnh (a…ì…a) gập ghềnh khó đi
LÝ THƯƠNG NHAU
Thương nhau trường đoạn í a đoạn trường
Thương nhau trường đoạn í a đoạn trường luy í lưu í a lưu luy a í a
Dạ dường ơi tình ơi kim châm luy í lưu í a lưu luy a , í a .
Dạ dường ơi tình ơi kim châm.

17


LÝ VỌNG PHU
Chừ trên trời có đám mây xanh ,
Chính giữa mây trắng chừ xung quanh mây vàng ôi là phụ tình chàng
Chừ là duyên mà chi lắm bấy
Chừ cái dạ em trông chàng mà không thấy anh chàng đâu
Hỡi anh chàng là chàng mình ơi
Chi mà tệ tệ lắm chàng , chi mà bạc bậc lắm chàng
Chừ nín nín nín đi con

Con ơi , con hỡi là hời con hời
Cho thiếp gởi một lời
Nhân nghĩa bạc chớ quên đừng quên
Hỡi anh chàng là chàng mình ơi
Chi mà tệ tệ rứa chàng
Chi mà bạc bạc lắm chàng
Chừ nín nín nín đi con , con ơi , con hỡi
Là về cha con về,…
LÝ TANG TÍT
Ru hời ru hỡi
Hời là ru ư ư ư ư ư
Nín mà nghe qua ru
Mà qua hát ư ư ư ư
Dạo ư quanh vườn
Bát ngát mà xem chơi tang tít tang
Non nang tít tàng tang
Tang tít tang non nang
Tít tàng tang tít
Ba lý tít tang
Non nang tít tàngtàng
Tang tít tang non nang
Tít tàng tang tít
18


Ba lý tít tang
Non nang tít tàng tàng……..

2.2.3. Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa âm nhạc
Về cơ bản, phương pháp dạy học hát dân ca Quảng Nam cũng giống như dạy

học các bộ môn khác. Do đó, phương pháp dạy học hát dân ca Quảng Nam cũng
được hiểu là cách thức, con đường hoạt động của thày nhằm giúp cho trò nắm vững
kiến thức cơ bản về dân ca, kĩ năng hát, đọc nhạc, trình diễn, khả năng cảm thụ và
sáng tạo lời mới hoặc bài dân ca mới. Dạy học hát dân ca Quảng Nam hiệu quả nhất
là có thể đưa vào chương trình ngoại khóa, tổ chức các hoạt động ngoại khóa nội
dung của phương pháp dạy học hát dân ca. Cách thức tổ chức trong dạy hát học dân
ca ở trường TH có nhiều điểm khác với cách thức tổ chức dạy học các mơn tự nhiên
hay xã hội. HS tuổi đời cịn trẻ, chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống, do đó
dù GV có gợi mở thì HS vẫn bỡ ngỡ trong việc tiếp cận với bài dân ca ở các phương
diện giai điệu, nhịp điệu âm nhạc, lời ca, ngữ điệu, tính chất âm nhạc… Chính vì
thế nên khi dạy học hát dân ca, mà luôn lấy HS là trung tâm thì đây là một điều sai
lầm. Mặc dù trên con đường của phương pháp vẫn diễn ra hai hoạt động là dạy và
học, nhưng hoạt động dạy của người thày ln có tính chủ đạo, hiệu quả sẽ mang lại
như mong muốn, nếu GV chọn đúng phương pháp để dạy, HS phải là người có năng
khiếu âm nhạc và biết chọn đúng phương pháp để học. GV phải hát trước cả bài rồi
dạy hát từng câu, phải nắn chỉnh cho các em hát chuẩn về mặt giai điệu của bài dân
ca, tổ chức trò chơi phù hợp cho các em , Bên cạnh đó, một điều khơng kém phần
quan trọng là GV còn phải chỉnh về cách phát âm sao cho vừa phù hợp với ngôn
ngữ địa phương, vừa phù hợp với ngôn ngữ phổ thông. Như vậy, trong mối quan hệ
dạy - học có sự ràng buộc mang tính hai chiều này, thì trong dạy hát dân ca, hoạt
động dạy của thầy tất yếu phải được đặt lên vị trí hàng đầu và giữ vai trị quan trọng
tạo cho học sinh hứng thú trong giờ ngoại khóa cũng như kĩ năng hát dân ca.
2.3. Học hát dân ca Quảng Nam
Trong chương trình mơn âm nhạc TH các em đã được tiếp cận với ba phân
môn: Học hát, Nhạc lý - Tập đọc nhạc, Âm nhạc thường thức và được học nhiều bài
hát thiếu nhi (gồm dân ca Việt Nam và những bài hát nước ngoài). Xem xét về mặt
tổng thể lẫn chi tiết nội dung chương trình giáo dục âm nhạc của các em ít có các
bài hát Lý ,hò , bài chòi Quảng Nam, nên việc dạy hát nên chọn các điệu Lý cho các
em dể dàng tránh việc nhầm lẫn giữa hò, vè, lý, bài chòi… trong chương trình sinh
hoạt ngoại khóa là điều rất cần thiết. Việc tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể


19


×