Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng công tác thu gom và biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Ba Hàng, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH
Tên đề tài:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM VÀ BIỆN PHÁP XỬ
LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG BA HÀNG, THỊ
XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2015- 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính mơi trường

Khoa

: Quản lý tài ngun

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH
Tên đề tài:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM VÀ BIỆN PHÁP XỬ
LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG BA HÀNG, THỊ
XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2015- 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính mơi trường

Lớp

: K46 - ĐCMTN02

Khoa

: Quản lý tài ngun

Khóa học


: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Đỗ Thị Lan

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng giúp học sinh, sinh viên
trau dồi, củng cố, bổ sung kiến thức đã học tập được ở trường. Đồng thời
cũng giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng
vào thực tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ
thực tế để khi ra trường trở thành một cán bộ có năng lực tốt, trình độ lý luận
cao, chuyên môn giỏi, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội.
Với mục đích và tầm quan trọng trên được sự phân công của khoa Tài
nguyên & Mơi trường đồng thời được sự tiếp nhận của phịng Tài nguyên &
Môi trường TX. Phổ Yên. Tôi tiến hành đề tài “Thực trạng công tác thu gom
và biện pháp xử lý RTSH tại P.Ba Hàng, TX. Phổ Yên, tỉnh Thái Ngun giai
đoạn 2015- 2017”.
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cơ giáo trong ban giám hiệu nhà trường, ban chủ
nhiệm khoa Tài nguyên & Mơi trường; cùng các cơ, chú, anh, chị phịng Tài
nguyên & Môi trường TX. Phổ Yên; và sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân viên HTX
Dịch vụ Mơi trường Phổ Yên. Đặc biệt tôi đặc biệt cảm ơn cô giáo PGS.TS. Đỗ
Thị Lan đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp cho tơi hồn thành khóa luận. Ngồi
ra để có kết quả như ngày hơm nay tơi cảm ơn gia đình cùng bạn bè đã ln động
viên và cổ vũ tôi trong học tập và rèn luyện.
Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chun mơn của bản thân còn hạn

chế, bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm, nên khóa luận khơng thể tránh
được những sai sót. Tơi rất mong được sự đóng góp q báu của thầy cơ và
bạn bè để khóa luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần chất thải sinh hoạt ......................................................... 5
Bảng 2.2: CTR phát sinh ở khu vực đô thị ..................................................... 21
Bảng 2.3: Tỷ lệ CTR của một số quốc gia ...................................................... 23
Bảng 2.4: Lượng CTRSH phát sinh qua các năm ở Việt Nam ....................... 24
Bảng 4.1. Mức thu phí thu gom rác thải sinh hoạt .......................................... 39
Bảng 4.2: Dự báo khối lượng CTR phát sinh ................................................. 40
Bảng 4.3: Dự báo dân số P. Ba Hàng, Tx. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ......... 40
Bảng 4.4: Tỷ lệ thu gom CTR ......................................................................... 41
Bảng 4.5: Dự báo khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn P.Ba Hàng đến
năm 2020 ......................................................................................................... 41
Bảng 4.5. Kết quả điều tra nhận thức của cộng đồng về môi trường ............. 42
Bảng 4.6. Phân loại rác thải sinh hoạt ............................................................... 46


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ........................................... 4
Hình 2.2. Sơ đồ phân loại rác sinh hoạt tại nguồn .......................................... 14
Hình 2.3. Nguyên lý hoạt động của lị đốt ...................................................... 15
Hình 2.4. Sơ đồ ứng dụng compost trong sản xuất phân bón ......................... 17

Hình 2.5. Ngun lý hoạt động của tổ hợp cơng nghệ Seraphin .................... 19
Hình 4.1. Sơ đồ P.Ba Hàng, TX. Phổ Yên ...................................................... 32
Hình 4.2. Biểu đồ thành phần chất thải rắn sinh hoạt P.Ba Hàng................... 37
Hình 4.3. Biểu đồ kết quả tuyên truyền bảo vệ môi trường........................... 44


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTR
RTSH
P
TX
TP
HTX
THCS
THPT

Chất thải rắn
Rác thải sinh hoạt
Phường
Thị xã
Thành phố
Hợp tác xã
Trung học Cơ sở
Trung học Phổ thông


v


MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 4
2.1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài ........................................................................... 9
2.2. Quản lý chất thải và quản lý môi trường.................................................. 10
2.2.1. Các biện pháp quản lý chất thải và quản lý môi trường ....................... 10
2.2.2. Các phương pháp xử lý RTSH .............................................................. 12
Quay lại quá trình đốt ...................................................................................... 15
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ..................................... 20
2.3.1. Hiện trạng quản lý RTSH trên thế giới ................................................ 20
2.3.2. Hiện trạng quản lý RTSH tại Việt Nam ............................................... 23
2.3.3. Tình hình quản lý rác thải tại Thái Nguyên .......................................... 26
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 28
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 28
3.2. Địa điểm và thời gian ............................................................................... 28
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 28
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của P.Ba Hàng, TX. Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên. ................................................................................................... 28
3.3.2. Đánh giá hiện trạng quản lý RTSH trên địa bàn P.Ba Hàng. ............... 28
3.3.3. Dự báo tốc độ phát sinh RTSH, nhu cầu vận chuyển, nhu cầu xử lý
RTSH . ............................................................................................................. 28


vi
3.3.4. Những vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác quản lý RTSH trên địa bàn

phường hiện nay. ............................................................................................. 28
3.3.5. Đưa ra các giải pháp phân loại RTSH tại nguồn tại P.Ba Hàng ........... 28
3.4.6. Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải phù hợp với tình hình
thực tế của P.Ba Hàng, TX. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. .............................. 28
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 28
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 29
3.4.3. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 29
3.4.4. Phương pháp ước lượng chất thải phát sinh trong tương lai ................. 29
3.4.5. Phương pháp dự báo CTR phát sinh theo dân số .................................. 30
3.4.6. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 30
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 32
4.1. Điều kiện tư nhiên, kinh tế - xã hội.......................................................... 32
4.1.1. Vị trí địa lý của P.Ba Hàng, TX. Phổ Yên. ........................................... 32
4.1.2. Khí hậu .................................................................................................. 33
4.1.3. Dân số .................................................................................................... 34
4.1.4. Kinh tế ................................................................................................... 34
4.1.5. Giáo dục – đào tạo................................................................................. 34
4.1.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng....................................................... 34
4.1.7. Thực trạng môi trường .......................................................................... 35
4.1.8. Đánh giá chung ..................................................................................... 35
4.2. Đánh giá hiện trạng quản lý RTSH trên địa bàn P.Ba Hàng. .................. 36
4.2.1. Nguồn phát sinh rác thải ....................................................................... 36
4.2.2. Thành phần rác thải ............................................................................... 37
4.2.3. Thực trạng quản lý, thu gom và xử lý RTSH tại Phuờng Ba Hàng ..... 38


vii
4.3. Dự báo tốc độ phát sinh RTSH , nhu cầu vận chuyển, nhu cầu xử lý
RTSH . ............................................................................................................. 39

4.3.1. Ước tính CTR phát sinh năm 2020 ....................................................... 39
4.3.2. Dự báo CTR phát sinh theo tốc độ tăng dân số .................................... 40
4.4. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về môi trường .................................. 42
4.5. Những hạn chế trong công tác quản lý, xử lý rác thải ............................. 43
4.6. Đưa ra các giải pháp phân loại RTSH tại nguồn tại P.Ba Hàng .............. 45
4.7. Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải .................................... 47
4.7.1. Biện pháp quản lý.................................................................................. 47
4.7.2. Biện pháp xử lý ..................................................................................... 49
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 52


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính tồn cầu. Sự
phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học, kĩ thuật vào những năm cuối thế kỷ
XX đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường sống của con người.
Những năm gần đây tất cả các nước đều chung tay, góp sức để bảo vệ mơi
trường ngày càng trong sạch hơn. Hàng loạt các biện pháp được đề xuất thực
hiện và thu được những thành tựu lớn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy
nhiên, thế giới vẫn đang đứng trước những thách thức lớn về môi trường.
Một trong những vấn đề mơi trường cấp bách hiện nay đó là rác thải
sinh hoạt, một thách thức lớn đang được xã hội quan tâm. Nền kinh tế ngày
càng phát triển, dân số ngày càng gia tăng dẫn tới nhu cầu tiêu thụ của con người
cũng tăng theo, theo đó lượng rác thải phát sinh cũng ngày càng nhiều và đặc biệt

là rác thải sinh hoạt. Việc bùng nổ RTSH là ngun nhân chính gây ơ nhiễm mơi
trường và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ cộng đồng, con người cũng như làm
mất cảnh quan đô thị… Nước ta với dân số hơn 95 triệu người (2017) mỗi
năm sản sinh ra một khối lượng rác thải đáng kể. Hằng năm,phát sinh hơn 23
triêụ tấn RTSH, lượng RTSH phát sinh ở khu vực đô thị khoảng 38.000
tấn/ngày với mức gia tăng trung bình 12% mỗi năm [2], với sự phát triển
mạnh mẽ của các khu đô thị, khu công nghiệp, du lịch… Kèm theo đó là việc
con người đã thải ra các loại chất thải khác nhau vào môi trường. CTR sinh
hoạt là một trong những nguồn gây ra ô nhiễm môi trường. Trong những năm
gần đây, CTR sinh hoạt đã trở thành vấn đề bức xúc trên cả nước. Bức xúc từ
ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường của người dân còn chưa cao, cho đến khâu
thu gom, vận chuyển, tập kết và xử lý rác.


2
Nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam của tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với Thủ
đô Hà Nội, TX. Phổ n có một vị trí quan trọng trong tiến trình hội nhập và
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ
thống giao thông đồng bộ bao gồm đường sắt, đường thủy, đường bộ (Đường
cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường quốc lộ 3) trong những năm qua được
sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cùng với cách điều hành, quản lý năng
động, khoa học của lãnh đạo các cấp các ngành, TX.Phổ Yên đã có bước phát
triển đột phá về kinh tế xã hội. Các khu công nghiệp thu hút hàng ngàn công
nhân đến làm việc và sinh sống kiến lượng RTSH bùng nổ cao.
Hiện nay tình trạng rác thải nói chung và RTSH nói riêng tại P.Ba
Hàng, TX.Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên chưa có đánh giá một cách đầy đủ dẫn
đến việc thu gom và xử lý cũng như quản lý rác thải gặp nhiều khó khăn và
chưa phù hợp trong công tác bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên và được sự đồng ý của Ban giám
hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài Nguyên, dưới sự hướng dẫn

của PGS.TS Đỗ Thị Lan, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng công tác
thu gom và biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Ba Hàng, thị xã Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015- 2017”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thu thập số liệu về hiện trạng môi trường và quản lý
RTSH tại ở P.Ba Hàng thực hiện một số mục đích sau:
- Đánh giá hiện trạng quản lý RTSH trên địa bàn P.Ba Hàng.
- Dự báo tốc độ phát sinh RTSH, nhu cầu vận chuyển, nhu cầu xử lý RTSH.
- Đưa ra các giải pháp phân loại RTSH tại nguồn tại P.Ba Hàng.
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài sẽ là tài liệu cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác
thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý RTSH cho P.Ba Hàng.


3
Tìm ra giải pháp thích hợp cho cơng tác quản lý và xử lý RTSH trên địa
bàn P.Ba Hàng, trên cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp tại P.Ba
Hàng như đề xuất biện pháp phân loại RTSH tại nguồn và xử lý RTSH làm
phân compost và nâng cao nhận thức của người dân. Thu gom hiệu quả, triệt
để lượng RTSH phát sinh hằng ngày, đồng thời phân loại, tái sử dụng RTSH.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1.1. Khái niệm rác thải sinh hoạt
Chất thải là các chất bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động

sản xuất của con người và động vật. Trong đó, rác thải sinh hoạt (cịn gọi là
rác) chiếm tỉ lệ cao nhất. RTSH chủ yếu phát sinh từ các hộ gia đình, khu
cơng cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải...
Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất
khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật.
Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường
đi, tại nơi công cộng... đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ
yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho mơi trường
sống nhất. Cho nên, RTSH có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu
cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng khơng cịn được sử
dụng và vứt trả lại mơi trường sống.

Hình 2.1. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn


5

2.1.1.2. Thành phần của rác thải sinh hoạt
Thành phần của RTSH rất khác nhau tùy thuộc từng địa phương, tính
chất tiêu dùng, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thông thường
thành phần của RTSH bao gồm các hợp phần sau: chất thải thực phẩm, giấy,
catton, vải vụn, sản phẩm vườn, gỗ, thủy tinh, nhựa, bụi tro, cát đá, gạch
vụn...
Bảng 2.1. Thành phần chất thải sinh hoạt
Thành phần
Định nghóa
1. Các chất cháy được

Ví dụ


Các
túi
giấy,
Các vật liệu làm từ
a. Giấy
mảnh bìa, giấy vệ
giấy bột và giấy.
sinh...
Có nguồn gốc từ các
b. Hàng dệt
Vải, len, nilon...
sợi.
Cọng rau, vỏ quả,
Các chất thải từ đồ
c. Thực phẩm
thân
cây,
lỗi
ăn thực phẩm.
ngô...
Các vật liệu và sản Đồ dùng bằng
d. Cỏ, gỗ củi,
phẩm được chế tạo từ gỗ như bàn, ghế,
rơm rạ
gỗ, tre, rơm...
đồ chơi, vỏ dừa...
Phim cuộn, túi
Các vật liệu và sản chất dẻo, chai, lọ.
e. Chất dẻo
phẩm được chế tạo từ Chất dẻo, các

chất dẻo.
đầu
vòi,
dây
điện...
Các vật liệu và sản
Bóng, giày, ví,
f. Da và cao su phẩm được chế tạo từ
băng cao su...
da và cao su.
2. Các chất không cháy
Các vật liệu và sản
Vỏ
hộp,
dây
a. Các kim loại phẩm được chế tạo từ
điện, hàng rào,
sắt
sắt mà dễ bị nam
dao, nắp lọ...
châm hút.
b. Các kim loại Các vật liệu không bị Vỏ nhôm, giấy
phi sắt
nam châm hút.
bao gói, đồ đựng...
c. Thuỷ tinh
Các vật liệu và sản Chai lọ, đồ đựng


6


d.
Đá
sành sứ

phẩm được chế tạo từ
thuỷ tinh.
Bất kỳ các loại vật
và liệu không cháy khác
ngoài kim loại và thuỷ
tinh.

bằng thuỷ
bóng đèn...

tinh,

Vỏ chai, ốc, xương,
gạch, đá, gốm...


7
2.1.1.3. Tác động môi trường của rác thải sinh hoạt
RTSH gây ơ nhiễm tồn diện đến mơi trường sống: khơng khí, đất, nước.
* Ơ nhiễm nước:
Rác sinh hoạt khơng được thu gom, thải vào kênh, rạch, sông, hồ... gây ô
nhiễm mơi trường nước bởi chính bản thân chúng. Rác nặng lắng làm nghẽn
đường lưu thông, rác nhẹ làm đục nước, nylon làm giảm diện tích tiếp xúc với
khơng khí, giảm DO trong nước, làm mất mỹ quan, gây tác động cảm quan
xấu đối với người sử dụng nguồn nước. Chất hữu cơ phân hủy gây mùi hôi

thối, gây phú dưỡng hóa nguồn nước.
Nước rị rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn
nước ngầm, như ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ nitrogen, photpho cao, chảy
vào sơng hồ gây ơ nhiễm nguồn nước mặt.
* Ơ nhiễm khơng khí:
Mùi hơi thối của RTSH với các thành phần hữu cơ được thải ra trong quá
trình sinh hoạt của con người luôn là vấn đề đáng lo ngại, ở nhiều vùng nông
thôn và một số thành thị việc xả trực tiếp rác thải ra các khu công cộng là
nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên, rác thải thường được tập kết ngay
trên các trục đường giao thông công cộng gây hiện tượng ơ nhiễm rất
nhiều.
Bụi trong q trình vận chuyển lưu trữ rác gây ơ nhiễm khơng khí. Rác
hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Trong môi trường hiếu khí, kị khí có độ ẩm cao,
rác phân hủy sinh ra SO2, CO, CO2, H2S, NH3... ngay từ khâu thu gom đến
chôn lấp. CH4 là chất thải thứ cấp nguy hại, gây cháy nổ.
*Ô nhiễm đất:
Trong thành phần rác thải có đựng rộng rãi các chất độc, vì thế lúc rác
thải được đưa vào mơi trường thì những chất độc thâm nhập vào đất sẽ tiêu


8
diệt nhiều lồi sinh vật hữu ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều lồi động
vật khơng xương sống, ếch nhái ... làm cho môi trường đất bị giảm tính phổ
biến sinh học và phát sinh phổ thơng sâu bọ phá hoại cây trồng. Ngày nay
dùng tràn lan những loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, lúc thâm nhập
vào đất cần đến 50- 60 năm mới phân huỷ hết và bởi thế chúng tạo thành
những "bức tường ngăn cách" trong đất hạn chế mạnh đến giai đoạn phân
huỷ, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm đất giảm độ màu mỡ, đất bị chua và
năng suất cây trồng sút giảm .
*Gây hại sức khỏe

RTSH có thành phần chất hữu cơ cao, là mơi trường tốt cho các lồi gây
bệnh như ruồi, muỗi, chuột, gián... qua các trung gian có thể phát triển mạnh
thành dịch.
Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thường ngày hàm lượng hữu chiếm
tỉ lệ lớn. Dòng rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải
không được lượm lặt, tồn đọng trong khơng khí, lâu ngày sẽ tác động đến sức
khoẻ con người sống xung quanh. chẳng hạn, những người tiếp xúc thường
xuyên với rác như các người khiến cho công tác lượm lặt các truất phế liệu từ
bãi rác dễ mắc những bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi
họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y tế toàn cầu, trên thế giới
sở hữu 5 triệu người chết và sở hữu gần 40 triệu trẻ con mắc các bệnh mang
liên quan đến rác thải. đa dạng tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những
xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và những chất dẫn xuất
sufua hyđro hình thành trong khoảng sự phân huỷ rác thải kích thích sự hơ
hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây tác động xấu đối với
những người mắc bệnh tim mạch.
Những bãi rác công cộng là những nguồn sở hữu dịch bệnh. Những kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng: trong những bãi rác, vi khuẩn thương hàn


9
mang thể cịn đó trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300
ngày. Các vi trùng gây bệnh thực thụ phát huy tác dụng khi có những vật chủ
trung gian gây bệnh cịn đó trong những bãi rác như những ổ cất chuột, ruồi,
muỗi... và nhiều mẫu ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số
bệnh tiêu biểu do những trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch
hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng.ruồi, gián truyền bệnh các con phố tiêu
hoá; muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết...
2.1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài
 Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày

01/01/2015
 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ mơi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 về quản lý chất thải rắn
và phế liệu.
 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
 Thông tư 80/2006/NĐ-CP Nghị định qui định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ mơi
trường có hiệu lực từ ngày 15/07/2015.
 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT Thông tư quy định về lập, thẩm định,
phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi
tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản có hiệu lực từ ngày
15/07/2015.


10
2.2. Quản lý chất thải và quản lý môi trường
2.2.1. Các biện pháp quản lý chất thải và quản lý mơi trường
Chúng ta có thể chia thành 2 loại biện pháp như sau:
- Biện pháp kỹ thuật.
- Biện pháp quản lý.
Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có phương hướng
và mục đích xác định của chủ thể (con người, địa phương, quốc gia, tổ chức
quốc tế v. v... ) đối với một đối tượng nhất định (môi trường sống) nhằm khơi
phục, duy trì và cải thiện tốt hơn môi trường sống của con người trong

khoảng thời gian dự định.
Rác thải được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo các
cách sau:
- Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt ra rác thải trong nhà, rác thải
ngoài nhà, rác thải trên đường, chợ...
- Theo thành phần hóa học và đặc tính vật lý: người ta phân biệt theo các
thành phần vô cơ, hữu cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, da, giẻ vụn,
cao su, chất dẻo...
- Theo mức độ nguy hại:
+ Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại,
rác thải sịnh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các rác thải phóng xạ,
các rác thải nhiễm khuẩn, lây lan... có thể gây nguy hại tới con người, động
vật và gây nguy hại tới môi trường. Nguồn phát sinh ra rác thải nguy hại chủ
yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.


11

+ Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải khơng có chứa các chất
và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành
phần.
- Nhìn từ góc độ kinh tế: Con người gây ơ nhiễm bởi vì đó là cách rẻ tiền
nhất để giải quyết một vần đề rất thực tế là làm thế nào thải bỏ các phế phẩm
sinh ra sau khi sản xuất và sử dụng hàng hóa. Điều này có nghĩa là, mơi
trường suy thối do động cơ lợi nhuận. Cách thức xây dựng nền kinh tế và thể
chế kinh tế có thể hướng con người đến việc đưa ra những quyết định gây ô
nhiễm môi trường.
Giải pháp đơn giản nhất cho vấn đề này là giáo dục, tuyên truyền, nâng
cao ý thức, đạo đức môi trường cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Ba nguyên nhân trên có thể đưa ra nhiều hệ quả, trong đó, một hệ quả

thường gặp nhất là xuất hiện hiện tượng “ăn theo” (hiện tượng free - rider),
mọi người mong muốn hưởng chất lượng môi trường sống tốt hơn nhưng
không muốn trả chi phí cho việc cải thiện mơi trường sống của mình và mong
muốn người khác trả thay cho mình.
Để quá trình xử lý rác thải hiệu quả, chúng ta cần giải quyết tốt 3 vần đề
sau:
Thứ nhất, phân loại rác triệt để.
Thứ hai, các chất hữu cơ trong rác thải phải được xử lý bằng các chủng
vi sinh vật hữu hiệu và an toàn, tạo những sản phẩm phân hữu cơ giàu mùn,
giúp dần thay thế được lượng phân hóa học Nhà nước phải nhập khẩu ngày
càng nhiều, phá vỡ sự cân bằng vật chất (nitrogen, phospho, khoáng vi lượng)
trong đất.
Thứ ba, tái chế toàn bộ chất dẻo và phần lớn RTSH, mở đường cho sản
xuất sạch hơn và phát triển bền vững. Qua ba yếu tố trên đây, ngoài hai yếu tố
sau nghiêng về khía cạnh kỹ thuật, yếu tố đầu tiên cho thấy tầm quan trọng


12
của phân loại rác, trongđó, việc phân loại rác tại mỗi gia đình đóng vai trị rất
quan trọng.
Nhưng thật ra, phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ môi trường là giảm
thiểu tối đa việc phát sinh chất thải, năng suất xanh là một trong những biện
pháp đó.
2.2.2. Các phương pháp xử lý RTSH
2.2.2.1. Phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
Một trong các chương trình về bảo vệ mơi trường đã và đang được các
cấp, các ngành của thành phố quan tâm hàng đầu là chương trình phân loại
CTR sinh hoạt tại nguồn.
Để thực hiện tốt việc phân loại này, cần phải đáp ứng được những yêu
cầu thiết yếu:

1- Từ hộ gia đình đến khu phố, trường học, cơ quan xí nghiệp
Việc đào tạo, tập huấn tuyên truyền về việc phân loại CTR tại nguồn
phải được chú trọng hàng đầu. Việc đào tạo, tập huấn tuyên truyền nhằm mục
đích thay đổi thói quen bỏ rác xưa nay của người dân, nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường - một công việc địi hỏi tính kiên trì và lâu dài; đồng thời phải
hướng dẫn cho người dân với cách bỏ rác mới; phân tích những lợi ích mà
việc phân loại đem lại cho chính họ và xã hội.
Việc tuyên truyền phải được thực hiện tới mọi đối tượng nguồn thải từ
hộ gia đình, các cơ quan, trường học, xí nghiệp, bệnh viện đến các trung tâm
thương mại, chợ, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Hơn nữa, các đối tượng tham gia vào quy trình thu gom, vận chuyển, xử
lý CTR cũng cần phải được tập huấn, tuyên truyền về chương trình, về cách
thức phân loại CTR tại nguồn. Và vì đây là một chương trình hồn tồn mới,
một biện pháp quản lý tổng thể nên sự tham gia của các cấp, các ngành ở
quận/huyện là không thể thiếu được.


13

2- Thiết bị kỹ thuật, công nghệ phù hợp
Để thực hiện tốt phân loại CTR tại nguồn phải đảm bảo được các yếu tố
kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình phân loại và sau phân loại. Các yếu tố kỹ thuật ở
đây là các phương tiện, các quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Khi
thực hiện phân loại CTR tại nguồn cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải
thay đổi các phương tiện và quy trình kỹ thuật một cách tổng thể và đồng bộ.
Trong công tác thu gom, việc thay đổi quy trình và cơng nghệ gặp nhiều
khó khăn chủ yếu do thói quen giao rác của người dân. Khi thực hiện phân
loại CTR thành hai loại (rác thực phẩm và rác vô cơ), phương án thu gom đầu
tiên là thu gom cách ngày (1 ngày lấy rác thực phẩm, 1 ngày lấy rác vô cơ).
Ưu điểm của quy trình này là khơng phải thay đổi trang thiết bị thu gom, cũng

như trang thiết bị vận chuyển.
Nhưng người dân phải lưu trữ rác trong nhà - điều này trên thực tế khơng
nhận được sự đồng tình của người dân do không ai muốn giữ rác ở trong nhà
hơn một ngày. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải thay đổi trang thiết bị kỹ thuật
thu gom.
Về mặt kỹ thuật: phải cùng lúc thu gom được cả hai loại rác đã phân loại
mà khơng phải quay vịng xe thêm một lần nữa, phải chứa riêng từng loại rác
đã được phân loại, phải nhẹ và vừa cho người thu gom có thể đẩy đi gom rác
trong phạm vi thu gom của mình tại các phường xã. Để giải quyết kỹ thuật
này, cần thiết kế phương tiện thu gom mới có 2 ngăn riêng biệt.
3- Phân loại thứ cấp để tách các dòng rác thải thành nguyên liệu tái chế
Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến vấn đề quy trình kỹ thuật trong khâu
xử lý cuối cùng. Vì để có thể tăng hiệu quả của q trình tái sử dụng tái chế,
làm phân compost như tiêu chí mà chương trình phân loại CTR tại nguồn đặt
ra cần phải phân loại triệt để hơn. Vì vậy tại các nơi xử lý phải có trạm phân


14
loại thứ cấp để thực hiện phân loại triệt để hơn trước khi sử dụng rác thải làm
nguyên liệu tái chế.
Trong thời gian tới khi dự án Khu liên hợp xử lý CTR đi vào hoạt động
sẽ có trạm phân loại thứ cấp đủ để đáp ứng nhu cầu phân loại thứ cấp của các
quận huyện. Song song với phân loại thứ cấp, cần thiết phải xây dựng ngay
các nhà máy sản xuất phân compost, các nhà máy tái chế chất thải đủ khả
năng tiếp nhận rác vô cơ sau phân loại và đảm bảo khơng gây ơ nhiễm mơi
trường.

Hình 2.2. Sơ đồ phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
2.2.2.2. Các phương pháp xử lý RTSH [16]
1) Phương pháp xử lý bằng lị đốt

Thiêu đốt là q trình dùng nhiệt độ cao để phân hủy các hợp chất hữu
cơ trong rác thải và giảm nhỏ thể tích. Hiện nay, rác thải đơ thị do có độ ẩm
lớn, rác có nguồn gốc hữu cơ cao, tỷ lệ chất rắn cao khó thiêu đốt nên chủ yếu
là xử lý chôn lấp. Tuy nhiên loại rác độc hại như rác y tế hoặc rác công


15
nghiệp thì cần áp dụng phương pháp thiêu đốt bởi nếu chôn lấp sẽ gây nên ô
nhiễm môi trường đất và nguồn nước.
Đề xuất cơng nghệ xử lý khí thải lị thiêu, nhóm nghiên cứu đã phân loại
theo cơng suất nhỏ, trung bình và lớn.
Ngun lý làm việc là: Khói lị sau khi ra khỏi buồng thứ cấp qua van
gió, đi vào thiết bị venturi để lọc bụi đồng thời hạ nhiệt độ. Từ venturi, nước
và khí chuyển sang tháp lọc. Cấu tạo của tháp lọc gồm lớp đệm bằng khâu sứ,
giàn phun nước và bộ tách nước. Tại tháp, một phần nước cùng với bụi sẽ
chảy xuống bể lắng cịn khí sẽ đi ngược lên qua lớp đệm, nơi nó được hạ nhiệt
độ, lọc phần bụi cịn lại và các chất khí như SO2, HCl. Chất ơ nhiễm được
nước hấp phụ chảy xuống bể lắng, cịn khơng khí sạch sẽ được đẩy vào ống
khói qua quạt và thải vào khí quyển.

Q trình hút

Khói

Rác thải
(thơng
thường là
rác thải rắn)

Buồng đốt

T* 1500c
Áp suất sao

Venturi
Thấp áp =>>
(Nước và
khí)
Chất Rắn khó
tiêu hủy

Hệ thống
phun nước
và van gió

Tháp đệm
=>>
Bụi + Khí
SO2,
Hcl…. .
Bãi chơn
lấp

Quay lại q trình đốt
Hình 2.3. Ngun lý hoạt động của lị đốt
Hệ thống xử lý khí thải bao gồm: Thiết bị lọc bụi (lọc khô dạng túi vải
hoặc tĩnh điện) và thiết bị lọc khí độc như SO2, HCl (dùng vơi bột và than
hoạt tính). Các chất này được phun vào buồng hịa trộn sau đó thu lại bằng
thiết bị lọc bụi để tuần hồn. Vơi có tác dụng hấp phụ các khói axít, than hoạt



16
tính hấp phụ dioxin và furan. Hệ thống xử lý còn được lắp các thiết bị báo
nhiệt độ, nồng độ một số loại khí như cacbon để giám sát chất lượng khí thải
và hiệu quả phân hủy của lị.
2) Phương pháp chôn lấp
Phương pháp truyền thống đơn giản nhất là chơn lấp rác. Phương pháp
này có chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển.
Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dụng chở rác
tới các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng,
đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất, hàng ngày phun thuốc diệt ruồi
muỗi, rắc vôi bột... theo thời gian, sự phân hủy của vi sinh vật làm cho rác trở
nên tơi xốp và thể tích của bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác lại được tiếp tục
cho đến khi bãi rác đầy thì chuyển sang bãi rác mới.
Hiện nay việc chôn lấp RTSH được sử dụng chủ yếu ở các nước đang
phát triển nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường một cách
nghiêm ngặt. Việc chơn lấp rác có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các
nước đang phát triển.
Các bãi chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước
ngầm và nguồn nước mặt. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được
phủ các lớp chống thấm bằng màn địa chất. Ở các bãi chôn lấp rác cần phải
thiết kế khu thu gom và xử lý nước rác trước khi thải vào môi trường. Việc
thu khí ga để biến đổi thành năng lượng là một cách để tận dụng từ rác thải rất
hữu ích
- Ưu điểm của phương pháp:
+ Công nghệ đơn giản, rẻ tiền và phù hợp với nhiều loại rác thải.
+ Chi phí vận hành bãi rác thấp.
- Nhược điểm của phương pháp:
+ Chiếm diện tích đất tương đối lớn.



×