Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tóm Tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - từ thực tiễn tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.11 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
................../.................

BỘ NỘI VỤ
......../........

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT- TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI - 2018


Luận văn được hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh

Phản biện 1: TS. Nguyễn Minh Sản

Phản biện 2: TS. Trần Nho Thìn



Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phịng họp......, tầng...... - Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia
Số 77 - đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội
Thời gian: Vào hồi......... giờ........ tháng......... năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web Khoa sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Trong những năm qua, trên khắp các vùng, miền của đất nước, nhiều khu
công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội được nâng cấp, xây mới ngày càng đồng bộ và hiện đại. Nhờ đó, bộ mặt của đất
nước thay đổi nhanh chóng theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại và văn minh.
Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị,
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình cơng cộng v.v. phục vụ lợi ích quốc
gia dẫn đến đất cho sản xuất - kinh doanh của người dân bị thu hẹp, phải thay đổi
chỗ ở và điều kiện sống. Nhiều dự án đã và đang triển khai trên cả nước với kế
hoạch dự kiến thu hồi hàng vạn hécta đất canh tác ảnh hưởng đến cuộc sống của
các hộ gia đình nơng dân. Cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đào tạo
chuyển đổi nghề, bố trí cơng ăn việc làm mới cho người nơng dân bị mất đất sản
xuất đang là những thách thức không nhỏ.
Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thực thi có
hiệu quả pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và
đã được các địa phương nỗ lực vận dụng để giải quyết khó khăn, bảo đảm việc
làm, thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi. Song việc áp dụng

các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cịn nhiều bất cập vì đây là cơng việc
khó khăn, nảy sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện kéo dài và dễ phát sinh thành
điểm nóng gây mất ổn định chính trị. Nhiều trường hợp người dân khơng chấp
nhận việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quyết định thu hồi đất của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhiều dự án phải thực hiện bằng biệc pháp
cưỡng chế thu hồi đất.
Ngày 01/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số
146/2006/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong những năm qua, thành phố Vĩnh Yên đã và đang quyết tâm tập trung
nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thực hiện vai trò là trung tâm kinh
tế, chính trị, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, theo Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày
26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô
thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì thành phố Vĩnh Yên

1


là trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc và là trung tâm văn hố,
đầu mối giao thơng, giao lưu quan trọng của vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ. Chính vì vậy, tốc độ phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị,
việc xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các cơng trình cơng
cộng...diễn ra rất nhanh, q trình đó đi liền với việc thu hồi đất, bao gồm cả đất
ở và đất nông nghiệp của một bộ phận dân cư. Việc thực hiện pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất là nhiệm vụ của cấp uỷ
Đảng, chính quyền và tồn xã hội khơng chỉ riêng ở thành phố Vĩnh Yên mà
một số địa phương khác cũng đang gặp phải khó khăn khi Nhà nước thu hồi đất.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài "Pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - từ thực tiễn tại thành
phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc" nghiên cứu viết Luận văn Thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một trong
những chế định quan trọng của pháp luật đất đai. Chế định này khi đi vào cuộc
sống ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người bị thu hồi đất, lợi ích
của cộng đồng và lợi ích của nhà đầu tư nên đã nhận được sự quan tâm nghiên
cứu của giới khoa học pháp lý.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích
Phân tích làm rõ cơ sở lý luận pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định
khi Nhà nước thu hồi đất, đánh giá thực trạng và đề xuất một số quan điểm, giải
pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, qua đó
góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất trên cả nước.
- Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất và công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi

2


đất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc từ khi có Luật Đất đai năm
2013, những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng.
- Hệ thống hóa và phân tích một số quan điểm; Đề xuất một số giải pháp
hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và của cả nước nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất.
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống pháp luật hiện hành trong lĩnh vực bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được giới hạn trong phạm
vi tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc từ sau khi Luật Đất đai năm 2013 có
hiệu lực.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về Nhà nướcvà pháp luật, các quan điểm đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam về pháp luật và xây dựng Nhà nướcpháp quyền của dân, do dân,
vì dân.
- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp giải thích, phân tích để tìm hiểu cơ sở lý luận của pháp luật
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Phương pháp đánh giá, đối chiếu, diễn giải, tổng hợp, quy nạp để tìm hiểu
thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định khi Nhà nước thu hồi đất qua
thực tiễn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; đề xuất các giải pháp hoàn thiện
pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận
Những kết quả thu được thông qua thực hiện đề tài sẽ bổ sung cơ sở thực

3


tiễn để áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu

hồi đất có hiệu quả.
- Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn tập trung phân tích khái niệm, đặc điểm, quy trình thực hiện
pháp luật từ đó đưa ra được khái niệm cụ thể, đánh giá được thực trạng pháp
luật, đề xuất các quan điểm và giải pháp về thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc khi
Nhà nước thu hồi đất.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI
ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
1.1. Quan niệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất
1.1.1. Khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái địnhcư khi Nhà nước thu hồi đất
1.1.1.1 Khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Bồi thường là đền bù những tổn thất đã gây ra. Đền bù là trả lại tương
xứng với giá trị hoặc công lao. Như vậy, bồi thường là trả lại tương xứng với
giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành vi của chủ
thể khác.
1.1.1.2 Khái niệm hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu
hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di
dời đến địa điểm mới.
1.1.1.3 Khái niệm tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Tái định cư (TĐC) là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây
để sinh sống và làm ăn. TĐC bắt buộc đó là sự di chuyển khơng thể tránh khỏi
khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển.
1.1.2. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
1.1.2.1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ về đất
Thứ nhất, người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định tại Điều
75, Luật Đất đai năm 2013 sẽ được nhận bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi
vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,
công cộng;
Thứ hai, việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục
đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu khơng có đất để bồi thường thì được bồi
thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh
quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Thứ ba, việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo dân
chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

5


1.1.2.2. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ về tài sản
Thứ nhất, chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất khi Nhà nước thu
hồi đất mà bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.
Thứ hai, tổ chức hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước
ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất phải
ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại [28,
tr.49]
1.1.2.3. Nguyên tắc bố trí tái định cư
Thứ nhất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ
chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. Dự án tái định cư
được lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

nhưng phải bảo đảm có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quyết định thu hồi đất.(Khoản 1, Điều 85, Luật Đất đai năm 2013 và
Khoản 1, Điều 26, Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014)
Thứ hai, khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ,
đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục tập
quán của từng vùng miền (Khoản 2, Điều 85, Luật Đất đai năm 2013)
Thứ ba, việc thu hồi đất chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng
nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư (Khoản 3, Điều 85, Luật Đất đai
năm 2013)
Thứ tư, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao trách nhiệm bố trí tái
định cư phải thơng báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di
chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết cơng khai ít
nhất là 15 ngày tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của
khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư trước khi cơ quan Nhà
nướccó thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí TĐC về: địa điểm, quy mô quỹ
đất, quỹ nhà tái định cư, thiết kế, diện tích từng lơ đất, căn hộ, giá đất, giá nhà
tái định cư; dự kiến bố trí tái định cư cho người có đất thu hồi (Khoản 1, Điều
86, Luật Đất đai năm 2013)
Thứ năm, người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu
vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên

6


vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu
hồi là người có cơng với cách mạng (Khoản 2, Điều 86, Luật Đất đai năm 2013)
1.1.3. Ý nghĩa của việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nướcthu
hồi đất
1.1.3.1. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi

Về mặt lịch sử, đất đai là thành quả xây dựng và bảo vệ của nhiều thế hệ
trong một quốc gia. Theo ý nghĩa đó đất đã là tài sản chung, chế độ xã hội chủ
nghĩa ở nước ta đã hiện thực hóa quan hệ pháp lý của tài sản chung đó. Tuy
nhiên, sử dụng đất đai lại phân cấp cho các tổ chức và các gia đình riêng rẽ. Vì
thế cần có cơ chế phân định hợp lý quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích của xã hội và
cơng dân trong quan hệ đất đai.
1.1.3.2. Góp phần gián tiếp vào việc duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an
tồn xã hội.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, nó mang
đến việc làm và góp phần duy trì cuộc sống cho người nông dân. Để phát triển
các dự án kinh tế - xã hội, phục vụ lợi ích cơng cộng, mục đích quốc phịng, an
ninh, Nhà nước ta phải tiến hành thu hồi đất. Việc người sử dụng đất bị Nhà
nước thu hồi đất dẫn đến việc họ bị mất tư liệu sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến
cuộc sống, việc làm và kinh tế của những người bị thu hồi đất, qua đó ảnh
hưởng.đến việc tạo ra của cải cho xã hội
1.2. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất
1.2.1. Khái niệm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là
tổng thể các quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện, điều chỉnh các quan hệ xã hội có
liên quan tới quá trình Nhà nước thu hồi đất, nhằm bù đắp những tổn thất mà
người sử dụng đất phải gánh chịu đồng thời giải quyết các vấn đề kinh tế - xã
hội do Nhà nước thu hồi đất gây ra. Mặt khác, nhằm ổn định tình hình chính trị
và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, bảo đảm cho
7


người dân nhanh chóng có chỗ ở mới để đảm bảo cuộc sống, giải quyết hài hòa

giữa việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, nhà đầu tư và
người sử dụng đất.
1.2.2. Đặc điểm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất
Thứ nhất, cơ sở của việc quy định pháp luật về bồi thường hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất, đó là việc Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào
mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng hay vì mục
tiêu phát triển kinh tế
Thứ hai, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất là người sử dụng đất hợp pháp bao gồm: hộ gia đình, cá nhân, tổ chức
trong nước, tổ chức nước ngoài, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn
giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngồi phải có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, hoặc có các giấy tờ mang tính hợp lệ về quyền sử dụng đất, hoặc có các
giấy tờ mang tính hợp lệ về quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp
GCNQSDĐ thì mới được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Thứ ba, về phạm vi bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất, người bị Nhà nước thu hồi đất không những được bồi thường các thiệt
hại vật chất về đất và tài sản mà còn được Nhà nước xem xét, giải quyết các
vấn đề mang tính xã hội như được hỗ trợ ổn định ổn định đời sống, ổn định
sản xuất, chuyển đổi việc làm thông qua đào tạo nghề mới
Thứ tư, căn cứ để xác định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là diện tích thực
tế bị thu hồi; thiệt hại thực tế về tài sản, cây cối, hoa màu trên đất và khung
giá đất do Nhà nước quy định tại thời điểm thu hồi đất.
1.3. Nội dung của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất

1.3.1. Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất.
Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong
nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang

sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất (gọi chung là người bị thu hồi đất).

8


1.3.2. Phạm vi được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất
- Bồi thường hoặc hỗ trợ đối với tồn bộ diện tích đất mà Nhà nước thu
hồi đất.
- Bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản hiện có gắn liền với đất và các chi phí
đầu tư vào đất bị Nhà nước thu hồi;
- Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề
và hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất.
- Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư;
1.3.3. Cách thức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Hiện nay pháp luật đất đai có hai hình thức bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư mà người bị thu hồi đất được hưởng đó là bồi thường bằng đất hoặc bồi
thường, hỗ trợ bằng tiền, bằng nhà ở.
1.3.4. Điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ về đất
- Điều kiện để được bồi thường về đất
Thứ nhất, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả
tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung
là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; người Việt
Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với
quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện
được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Thứ 2, cộng đồng dân cư, cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà
khơng phải là đất do Nhà nướcgiao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ
điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất
Thứ 3, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có
thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc

9


có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất
Thứ 4, tổ chức được Nhà nướcgiao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê
đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng
đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền
nhận chuyển nhượng đã trả khơng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy
chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất .
Thứ 5, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho
thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận
hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thứ 6, tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng
đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê;
cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận
hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Điều kiện để được hỗ trợ
Ngoài việc được bồi thường, người bị thu hồi đất còn được hỗ trợ thêm
nhằm ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ di chuyển mồ mả, chuyển đổi nghề và
tạo việc làm.
- Điều kiện để được TĐC
Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
1.3.5. Các trường hợp được Nhà nướcbồi thường khi thu hồi đất
1.3.5.1. Bồi thường, hỗ trợ về đất
* Bồi thường , hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân
- Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là
đất ở
- Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đất ở
* Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức

10


- Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
- Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp
- Những trường hợp được bồi thường khác
1.3.5.2. Bồi thường, hỗ trợ về tài sản
- Bồi thường, hỗ trợ về nhà, cơng trình xây dựng trên đất
- Bồi thường, hỗ trợ di chuyển mồ mả
- Các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất
- Hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất
1.3.5.3. Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
1.3.6. Trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất

Bước 1: Thông báo thu hồi đất:
Bước 2: Thu hồi đất
Bước 3: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất
Bước 4: Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư
Bước 5: Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của nhân dân
Bước 6: Hoàn chỉnh phương án
Bước 7. Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện
Bước 8. Tổ chức chi trả bồi thường
Bước 9. Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một trong
những vấn đề quan trọng nhất trong lĩnh vực pháp luật về đất đai. Nắm được bản
chất cũng như ý nghĩa, các nguyên tắc để phân biệt bồi thường khi Nhà nước với
những khái niệm khác về bồi thường là yếu tố đầu tiên khi vạch ra những chính
sách liên quan đến bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Đồng thời, việc xác
định những vấn đề liên quan khi xây dựng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, TĐC
khi Nhà nước thu hồi đất là yếu tố quan trọng để tạo lập khung pháp lý về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Bên cạnh việc nắm được
bản chất của việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để có
thể vận dụng linh hoạt vào việc xây dựng và áp dụng pháp luật về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay.

11


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH
CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT QUA THỰC THI TẠI THÀNH
PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC.

2.1. Tình hình pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc
Thành phố Vĩnh Yên là đô thị loại II, là trung tâm kinh tế - văn hóa – xã
hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Tính đến thời điểm 31/12/2016, lãnh thổ hành chính của
thành phố Vĩnh Yên được chia ra thành 07 phường (Tích Sơn, Liên Bảo, Hội
Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Đồng Tâm và Khai Quang) và 02 xã (Định Trung
và Thanh Trù). Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 50,81 km2, chiếm
4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc.
Việc phát triển kinh tế mạnh mẽ, cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ở hầu hết
các địa phương đem lại khơng ít sự đổi thay cho thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh
những tác động tích cực của cơ chế thị trường vẫn còn những vấn đề nổi cộm
cần lưu ý, đó là việc gia tăng số lượng các dự án phải thu hồi diện tích đất để
phục vụ mục đích an ninh – quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội ngày càng có
chiều hướng gia tăng. Giá đất tăng nhanh cục bộ diễn ra liên tục. Chỉ cần một
con đường mới mở, một dự án phát triển công nghiệp chuẩn bị được triển khai,
thì cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất rất phức
tạp, đòi hỏi thành phố Vĩnh Yên phải triển khai thực hiện tốt các quy định pháp
luật liên quan đến lĩnh vực này.

12


60

59


57.3

55.9
52.1

50
43.6

42.8

41.5

40

39.9
Nông- Lâm- Thuỷ sản

30

Công nghiệp- xây dựng
20

Dịch Vụ- thương mại

10
0

1.35

1.3


2015

1.2

2016

1.1

KH 2017

Hình 2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố
2.1.1.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai của thành phố
Tổng diện tích tự nhiên của thành phố tính đến ngày 01/01/2016 là
5.039,21 ha, được phân loại theo mục đích sử dụng:
+ Đất nơng nghiệp 2.142,39 ha chiếm 42,51%;
+ Đất phi nông nghiệp 2.872,32 ha chiếm 57,00%;
+ Đất chưa sử dụng 24,50 ha chiếm 0,49% tổng diện tích đất tự nhiên.
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên năm 2016
TT

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT



Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

(1)


(2)

(3)

(4)

(5)
100

Tổng diện tích tự nhiên
1
1.1

5.039,21

Đất nơng nghiệp

NN

2.142,39

42,51
25,21

Đất trồng lúa

LUA

1.270,57


Trong đó: Đất chun trồng lúa nước

LUC

953,05

18,91

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

137,08

2,72

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

531,05

10,55

1.4


Đất rừng phịng hộ

RPH

1.5

Đất rừng đặc dụng

RDD

1.6

Đất rừng sản xuất

RSX

73,56

1,46

1.7

Đất ni trồng thuỷ sản

NTS

129,68

2,57


1.8

Đất làm muối

LMU

13


1.9

Đất nơng nghiệp khác

NKH

2

Đất phi nơng nghiệp

PNN

2.872,32

57,00

2.1

Đất quốc phịng


CQP

246,15

4,88

2.2

Đất an ninh

CAN

27,06

0,54

2.3

Đất khu công nghiệp

SKK

150,07

2,98

2.4

Đất khu chế xuất


SKT

2.5

Đất cụm công nghiệp

SKN

2.6

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

99,03

1,97

2.7

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

55,21

1,10

2.8


Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

SKS

2.9
2.10

Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp
tỉnh, cấp huyện, cấp xã
Đất có di tích lịch sử - văn hóa

2.11

Đất danh lam, thắng cảnh

DDL

2.12

Đất bãi thải, xử lý chất thải

2.13

DHT

873,38

DDT

7,88


0,16

DRA

7,81

0,15

Đất ở tại nông thôn

ONT

93,78

1,86

2.14

Đất ở tại đô thị

ODT

552,35

10,96

2.15

Đất xây dựng trụ sở cơ quan


TSC

45,91

0,91

2.16

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

DTS

266,01

5,28

2.17

Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

DNG

2.18

Đất cơ sở tôn giáo

TON

9,03


0,18

2.19

NDT

116,60

2,31

SKX

52,65

1,04

2.21

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang
lễ, nhà hỏa táng
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ
gốm
Đất sinh hoạt cộng đồng

DSH

11,51

0,23


2.22

Đất khu vui chơi, giải trí cơng cộng

DKV

12,27

0,24

2.23

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

4,11

0,08

2.24

Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối

SON

34,72

0,69


2.25

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

206,40

4,10

2.26

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

0,38

0,01

3

Đất chưa sử dụng

CSD

24,50

0,49


2.20

17,33

(Nguồn: phịng Tài ngun và Mơi trường, thành phố Vĩnh Yên)

14


2.1.2. Các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.2.1. Bồi thường về đất
2.1.2.2. Bồi thường về tài sản
2.1.2.3. Hỗ trợ về tài sản
2.1.2.4. Tái định cư
2.1.3. Đánh giá pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Trên cơ sở văn bản pháp luật của Trung ương và địa phương công tác thu
hồi đất và giao đất trên địa bàn thành phố được chú trọng, tập trung thực hiện có
hiệu quả, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Nhiều dự án trọng
điểm, ưu tiên của thành phố và của tỉnh đã được thành phố chỉ đạo hồn thành
cơng tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB và bàn giao cho chủ đầu tư để thi công
xây dựng hạ tầng, nhất là các dự án về đường giao thông.
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1 Bộ máy thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Sau khi có Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thì cơ cấu tổ chức bộ máy
thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở thành phố được phân định rõ ràng
2.2.2. Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người
dân tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Cán bộ làm cơng tác giải phóng mặt bằng ở thành phố hầu hết là kiêm
nhiệm và được trưng dụng từ nhiều ngành. Do đó, nhân lực thực thi vừa thiếu,
vừa khơng ổn định. Trình độ chun mơn chưa đáp ứng được u cầu cơng việc,
vì vậy việc nhận thức, triển khai các bước theo trình tự, thủ tục chưa chính xác
dẫn tới việc truyền đạt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nướcđến
nhân dân chưa được thông suốt, chưa thuyết phục được nhân dân
15


2.3. Đánh giá chung việc thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất
2.3.1. Kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Trong năm 2016, thành phố đã chỉ đạo thực hiện 91 dự án, tăng so với
năm 2015 là 18 dự án, trong đó có:
Tổng diện tích đất bị thu hồi và bồi thường GPMB là 39,21ha, trong đó: đất
nơng nghiệp là 31,04ha; đất phi nơng nghiệp (đất ở, đất chuyên dùng) là 8,17 ha.
Tổng số hộ có đất bị thu hồi là 1279 lượt hộ, trong đó: đất nơng nghiệp là
817 lượt hộ, đất phi nơng nghiệp 462 lượt hộ.
Tổng số tiền bồi thường GPMB được duyệt theo dự án là 81,02 tỷ, trong
đó: bồi thường về đất là 48,1 tỷ, bồi thường về tài sản là 27,02 tỷ, hỗ trợ và chi
khác là 5,9 tỷ.
Tổng số hộ được bồi thường GPMB là 1279 hộ, trong đó có 21 hộ phải di
chuyển chỗ ở
Trong đó: + Diện tích đã nhận tiền bồi thường GPMB là 25,44ha
+ Số hộ đã nhận tiền BT là 895 lượt hộ

+ Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ đã chi trả là 44,7 tỷ
+ Diện tích chưa nhận tiền bồi thường 13,77 ha
+ Số hộ chưa nhận tiền bồi thường, hỗ trợ là 504 lượt hộ.
Tính đến nay, đã có nhiều dự án lớn đã được triển khai có kết quả thực
hiện công tác thu hồi đất GPMB tốt trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, năm 2016
đã tiến hành bồi thường, GPMB các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án
cải tạo nâng cấp đường Lam Sơn - Cầu Trắng tại phường Đồng Tâm và phường
Tích Sơn, Dự án cải tạo hồ Dộc Mở; Dự án đường nối từ đường Kim Ngọc –
Cầu Đầm Vạc – đường QL2 tại phường Đống Đa và xã Thanh Trù; Dự án khu
dân cư cho nhân dân và cán bộ công nhân viên tại khu vực đồng Hóc Thân, Dự
án khu dân cư dãn dân và cấp đất ở cho CBCNV trên địa bàn thành phố Vĩnh
Yên tại Đồng Gáo; Dự án đường vào khu đô thị Nam Đầm Vạc (đường 33m);
Dự án khu dân cư xen ghép TĐC đường vành đai phía Bắc; Dự án khu đô thị
Nam Vĩnh Yên; Khu đô thị Detech – Land, khu đô thị T& T; Dự án mở rộng
khu công nghiệp Khai Quang…
16


Điển hình như Dự án Cải tạo hồ Dộc Mở tại phường Đồng Tâm tiến hành
GPMB giai đoạn II, việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ đã có những ghi nhận
đáng kể. Cụ thể, UBND thành phố thu hồi được diện tích 49.782 m2/55.772 m2,
với tổng số tiền bồi thường là 6,65/8,09 tỷ, số hộ dân đã nhận tiền bồi thường hỗ
trợ là 186/197 hộ.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, về giá đất để tính bồi thường: Việc xác định giá đất cụ thể để
tính bồi thường ở mỗi dự án, thành phố vẫn căn cứ trên cơ sở của bảng giá đất
(chỉ bằng 60-70% so với giá thị trường) do UBND tỉnh quy định. Thành phố
Vĩnh Yên- là khá cao, ở nhiều khu vực trung tâm của thành phố như phố Trần
Quốc Tuấn, phường Ngô Quyền giá đất theo bảng giá của tỉnh chỉ 6 triệu đồng
là cao nhất, trong khi giá thị trường có thể lên tới 70-80 triệu đồng/m2.

Thứ hai, về chính sách hỗ trợ: Đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp trên
địa bàn tỉnh còn thấp, so với trước khi thực hiện Luật Đất đai năm 2013 thì
khơng hơn bao nhiêu có trường hợp còn thấp hơn cũ và so với giá doanh nghiệp
thỏa thuận nhận chuyển nhượng cũng còn thấp hơn nhiều
Về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm: Chính sách hỗ trợ
cho người dân để xác định, lựa chọn việc làm, lựa chọn hướng chuyển đổi nghề
nghiệp, việc tổ chức đào tạo, cho học nghề đối với người dân bị thu hồi đất là rất
khó. Cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn hạn chế tiếp nhận, tuyển dụng số lao
động địa phương, những người có đất bị thu hồi. Chính sách hỗ trợ khơng đủ, đặc
biết người có đất bị thu hồi hết đất nơng nghiệp, thu hồi hết đất, khơng biết làm gì,
vì khơng có tay nghề, chuyên môn kĩ thuật để xin vào làm các doanh nghiệp…
Thứ ba, cơ quan giải phóng mặt bằng chưa tn thủ pháp luật: Cơng
tác bồi thường, giải phóng mặt bằng bình thường đã rất phức tạp, việc cơ quan
chức năng chưa làm tốt công tác tuyên truyền các quy định về quy hoạch, kế
hoạch và tổ chức thực hiện đã gây ra nhiều khó khăn trong cơng tác giải phóng
mặt bằng, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời
gây ra nhiều bức xúc trong dư luận nhận dân
Thứ tư, về tái định cư còn chậm, chưa được quan tâm: Hiện nay nhiều
khu tái định cư chất lượng kém, không đáp ứng được chất lượng cơng trình, mới
đi vào sử dụng đã xuống cấp, hư hỏng. Nhà tái định cư hẹp, khơng có sân chơi

17


cho trẻ em. Qũy đất để thực hiện dự án, xây dựng nhà tái định cư khơng có. Khi
thu hồi đất của người dân rồi vẫn chưa có nhà để ở.
Thứ năm, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều bất
cập, lộn xộn
- Nguyên nhân khách quan:
Chính sách bồi thường GPMB có nhiều thay đổi, các văn bản hướng dẫn

ban hành cịn chậm
Cơ chế chính sách hiện nay tạo ra sự chênh lệch giá bồi thường GPMB,
dẫn đến việc người dân có sự so bì với các dự án thỏa thuận
- Nguyên nhân chủ quan:
Công tác chỉ đạo, lãnh đạo chính quyền ở một số đơn vị xã phường thực
hiện chưa thực sự tích cực, chưa chủ động
Trách nhiệm, năng lực của cán bộ tham gia quá trình thực hiện bồi thường
GPMB chưa cao

18


CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI
THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT –
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất
- Thiết lập khung pháp lý về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên cơ
sở đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và tính ổn định tương đối cao
- Pháp luật phải giải quyết hài hịa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng
đất và chủ đầu tư khi Nhà nước thu hồi đất
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Cải cách các vấn đề liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
- Hoàn chỉnh và thực hiện có hiệu quả cơng tác lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất
- Quy định việc tính giá bồi thường theo thời điểm và trả tiền bồi thường
trên thực tế

- Xây dựng khung giá đất cho phù hợp với thực tế, sát giá thị trường
- Tạo cơ chế cơng bằng giữa những người có đất phải di chuyển và những
người được hưởng lợi từ việc thu hồi đất
- Quy định ưu tiên cho việc tạo cơ sở kinh tế mới, tạo việc làm cho hộ gia
đình, cá nhân bị mất đất sản xuất
- Đẩy mạnh việc công khai hóa, minh bạch hóa q trình thực thi pháp
luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nướcthu hồi đất
- Đảm bảo tuân thủ đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bồi thường, hỗ
trợ khi Nhà nước thu hồi đất

19


- Đối với địa phương và nhà đầu tư
* Đối với tỉnh Vĩnh Phúc
- Các sở ban ngành, UBND tỉnh cần thống nhất và ban hành kịp thời các
văn bản để giải quyết các vướng mắc trong việc thực hiện về bồi thường GPMB
trên địa bàn.
- Xem xét điều chỉnh tăng giá đất nông nghiệp tuỳ theo từng khu vực và
khả năng sinh lợi của đất.
- Xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực tầm dài hạn cho đến năm
2020 để tạo việc làm cho dân cư và chủ động bố trí giải quyết việc làm cho
những người nơng dân bị thu hồi đất.
- Có biện pháp mạnh đối với các Doanh nghiệp không triển khai dự án
theo đúng tiến độ hoặc triển khai chậm.
- Có chính sách thu hút đầu tư, đào tạo nghề.
* Đối với thành phố Vĩnh Yên và các phường, xã
- Khi đưa ra phương án bồi thường cần phải tính đến yếu tố trượt giá.

- Cần tổ chức lấy ý kiến người dân về phương án bồi thường cũng như
những tâm tư nguyện vọng của người dân trước khi thực hiện chính sách bồi
thường giải phóng mặt bằng.
- Có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề trực tiếp và giải quyết việc làm cho
người bị thu hồi đất phải được tiến hành trước khi thu hồi.
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm phải tập hợp được nhiều nguồn
lực, không chỉ dựa vào nguồn ngân sách của Nhà nước mà cần tranh thủ từ các
nguồn hỗ trợ khác.
- Nâng cao nhận thức cho nông dân về việc thu hồi đất là xu thế tất yếu
trong q trình đơ thị hố, vì vậy phải làm cho nông dân hiểu và tự giác thực
hiện tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi đất.
- Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần phải có nhận thức đầy đủ về ý
nghĩa xã hội sâu sắc của việc thu hồi đất nông nghiệp và giải quyết việc làm cho
người nông dân..
* Đối với các nhà đầu tư (Doanh nghiệp)
+ Nghiêm túc thực hiện những cam kết đã hứa với dân;

20


+ Ưu tiên sử dụng lao động có đất bị thu hồi của địa phương; vận động
chủ doanh nghiệp có thể dành ít nhất 20% chỉ tiêu lao động cần tuyển dụng vào
doanh nghiệp; Đồng ý cho các hộ dân bị thu hồi đất được góp vốn với doanh
nghiệp dưới hình thức mua cổ phần (một phần số tiền các hộ dân được hỗ trợ,
bồi thường) để đem laị nguồn thu bền vững.
+ Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo
để tuyển sinh, tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân có đất bị thu hồi tại
doanh nghiệp...

21



KẾT LUẬN
Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề thời sự nóng đang
nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của
nhân dân, trật tự ổn định xã hội. Nhận thức tầm quan trọng của công tác này,
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, xây dựng, bổ sung, hồn thiện hệ thống
chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên,
do vấn đề này động chạm trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của
người bị thu hồi đất và của nhà đầu tư, cộng với sự yếu kém trong công tác
tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất; nên bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vẫn là một vấn đề phức
tạp, phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện đông người và là nhân tố gây mất ổn
định trật tự, an toàn xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư ở nước ta.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu về mảng pháp luật này là rất cần thiết cả
về lí luận, thực tiễn và có giá trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

22



×