Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Khai thác nghệ thuật âm nhạc truyền thống vào phát triển du lịch tại đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 86 trang )

1

ỌC
N N
ỌC SƢ P
M
K OA LỊC SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N

ỆP

ỌC

Khai thác nghệ thuật âm nhạc truyền thống vào phát
triển du lịch tại à Nẵng

Sinh viên thực hiện : Tăng Chánh Tín
Ngƣời hƣớng dẫn : Lê Thị Thu

à Nẵng, tháng 5/ 2013

iền


2

MỤC LỤC
P ẦN MỞ ẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................. 2


3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................................ 6
7. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................................... 6
P ẦN NỘ DUN
C ƢƠN

............................................................................................................ 7

1: CƠ SỞ LÝ LUẬN V T ỰC T ỄN ....................................................... 7

1.1. Tổng quan về nghệ thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam ................................... 7
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................................. 7
1.1.2. Phân loại âm nhạc truyền thống Việt Nam ................................................................ 11
1.1.3. Phân vùng âm nhạc cổ truyền Việt Nam ................................................................... 13
1.1.4. Một số đặc điểm chính .............................................................................................. 15
1.2. Nghệ thuật âm nhạc truyền thống tại à Nẵng ....................................................... 16
1.2.1. Đôi nét về lịch sử hình thành, phát triển ................................................................... 16
1.2.2. Phân loại .................................................................................................................... 19
1.2.2.1. Các điệu lý, hò, đồng dao, hát ru ........................................................................... 20
1.2.2.2. Nghệ thuật tuồng .................................................................................................... 22
1.2.2.3. Nghệ thuật bài chòi ................................................................................................ 23
1.2.2.4. Các thể loại âm nhạc gắn với tín ngưỡng, lễ hội truyền thống ............................. 24
1.3. Khái quát về du lịch à Nẵng ................................................................................... 28
1.4. Kinh nghiệm về kết hợp nghệ thuật âm nhạc truyền thống trong du lịch ở
trong nƣớc và thế giới ....................................................................................................... 32
1.4.1. Kinh nghiệm tại một số nước trên thế giới ................................................................ 32
1.4.2. Kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước ....................................................... 34



3

C ƢƠN

2: T ỰC TR N

TRUYỀN T ỐN

K A

T ÁC N

V O P ÁT TR ỂN DU LỊC

T

Ệ T UẬT ÂM N

C

N N .......................... 37

2.1. Một số địa chỉ gắn với nghệ thuật âm nhạc truyền thống ...................................... 37
2.1.1. Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh ............................................................................. 37
2.1.3. Nhà hát Trưng Vương ............................................................................................... 40
2.1.4. Một số câu lạc bộ ....................................................................................................... 41
2.1.5. Các hoạt động văn hoá, lễ hội truyền thống .............................................................. 43
2.2. Các giá trị của nghệ thuật âm nhạc truyền thống đƣợc khai thác vào du lịch ..... 47
2.2.1. Giá trị về văn hoá, nghệ thuật .................................................................................... 47

2.2.2. Giá trị về sản phẩm lưu niệm .................................................................................... 49
2.3. Thực trạng công tác khai thác âm nhạc truyền thống trong phát triển du
lịch tại à Nẵng................................................................................................................. 51
2.3.3.1. Các thể loại âm nhạc truyền thống được khai thác ................................................ 53
2.3.3.2. Số lượng, thành phần khách ................................................................................... 54
2.3.3.3. Thời gian, địa điểm phục vụ ................................................................................... 56
2.3.3.4. Doanh thu, lực lượng phục vụ ............................................................................... 57
2.3.3.5. Một số thuận lợi và khó khăn ................................................................................. 58
C ƢƠN

3: MỘT SỐ

T UẬT ÂM N
N N

Ả P ÁP N ẰM K A T ÁC

C TRUYỀN T ỐN

ỆU QUẢ N

V O P ÁT TR ỂN DU LỊC



T

................................................................................................................................ 63

3.1. Giải pháp về nghiên cứu, tôn vinh ............................................................................... 63

3.2. Giải pháp về nguồn vốn, nguồn nhân lực .................................................................... 65
3.3. Giải pháp về quảng bá, tuyên truyền ........................................................................... 66
3.4. Giải pháp về dàn dựng những chương trình nghệ thuật đặc sắc .................................. 68
3.5. Giải pháp về xây dựng các sản phẩm lưu niệm gắn với âm nhạc truyền thống ........... 70
3.6. Giải pháp hợp tác với các công ty du lịch, lữ hành trong việc khai thác âm nhạc
truyền thống vào phát triển du lịch ...................................................................................... 71
P ẦN KẾT LUẬN ............................................................................................................ 73
T

L ỆU T AM K ẢO................................................................................................. 74

P Ụ LỤC


4

DAN

Bảng

MỤC BẢN

B ỂU

Tên bảng

Bảng 1

Danh sách các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu cao quý


Bảng 2

Chương trình biểu diễn phục vụ du khách của nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh


5

P ẦN MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những con đường đi thẳng vào tâm hồn con người là âm nhạc. Chính
loại hình nghệ thuật được diễn tả bằng âm thanh này đã góp phần quan trọng trong
việc giữ gìn mạch nguồn truyền thống của văn hố dân tộc qua bao thăng trầm của lịch
sử. Các loại hình âm nhạc truyền thống với sức sống mãnh liệt của mình đã ln đồng
hành cùng dân tộc, vượt qua bao thử thách, đồng hố của ngoại bang để giữ gìn bản
sắc và phát huy giá trị ngay ở thời đại cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay.
Xứ Quảng nói chung và Đà Nẵng nói riêng là mảnh đất sản sinh và ni dưỡng
nhiều loại hình âm nhạc truyền thống. Tính cách chân thành, bộc trực của cư dân chốn
“đầu biển cuối sông” cùng sự sáng tạo nghệ thuật, ý thức bảo tồn văn hoá dân tộc đã
khiến cho mảnh đất này trở thành một trong không nhiều không gian văn hoá tạo dựng
được một bản sắc riêng trong nghệ thuật âm nhạc cổ truyền.
Trong thời đại ngày nay, khi du lịch đã vượt khỏi khuôn khổ của một hoạt động
thỏa mãn nhu cầu đơn thuần về giải trí, nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ mà trở thành cầu
nối tinh thần, kết nối tâm hồn trong niềm khát khao, mong mỏi được khám phá những
giá trị văn hoá độc đáo của mỗi vùng đất, mỗi địa phương nơi diễn ra hoạt động du
lịch. Và nghiễm nhiên, âm nhạc truyền thống - một phần không thể thiếu cấu thành
nên đặc trưng văn hoá của mỗi địa phương, trở thành địa chỉ mà du khách không thể
bỏ qua.
Khai thác nghệ thuật âm nhạc truyền thống vào phát triển du lịch là vấn đề được
ngành du lịch của nhiều nước trên thế giới quan tâm. Các quốc gia như Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản… từ khá sớm đã khai thác âm nhạc truyền thống của dân tộc

mình trong phát triển du lịch như Kinh kịch của Trung Quốc, Pansori của Hàn Quốc
hay Gagaku, Nô của Nhật Bản. Ở Việt Nam, những địa phương có truyền thống văn
hố như Hà Nội, Huế, Hội An… đã kết hợp nhiều loại hình âm nhạc cổ truyền vào
trong các tour, tuyến du lịch mang lại nhiều sắc màu mới lạ trong hệ thống sản phẩm
du lịch.


6

Với Đà Nẵng, trung tâm du lịch của miền Trung – Tây Nguyên, yêu cầu về việc
đa dạng hoá các loại hình du lịch và tạo ra những sản phẩm du lịch mới là yêu cầu
sống còn đối với ngành du lịch của thành phố trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
với nhiều trung tâm du lịch trên cả nước. Những sản phẩm du lịch mới mẻ gần đây
như pháo hoa, dù bay, âm nhạc đường phố… phần nào đã tạo được khơng khí sơi
động cho du lịch thành phố. Tuy vậy, du lịch Đà Nẵng dường như vẫn còn thiếu chiều
sâu khi chưa đi vào khai thác giá trị văn hố truyền thống mà Đà Nẵng khơng hề thua
kém những địa phương lân cận, trong đó có âm nhạc truyền thống với nghệ thuật
tuồng lịch sử hàng trăm năm, những thể loại bài chòi, hát sắc bùa, hát bả trạo độc đáo
cùng hệ thống hò, vè, lý, đồng dao… vô cùng phong phú và đa dạng.
Với mong muốn tìm hiểu về nghệ thuật âm nhạc truyền thống tại Đà Nẵng cùng
khả năng khai thác chúng vào hoạt động du lịch của thành phố, tôi đã mạnh dạn chọn
đề tài “Khai thác nghệ thuật âm nhạc truyền thống vào phát triển du lịch tại Đà
Nẵng” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Nghệ thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam là đề tài nhiên cứu của nhiều học giả
từ khá sớm. Trong nhiều tác phẩm sách, báo, tạp chí, báo cáo khoa học đã trình bày
khá chi tiết, cụ thể về lịch sử lâu đời, sự đa dạng về thể loại và nhiều giá trị đặc sắc của
âm nhạc truyền thống Việt Nam.
GS.TS Trần Văn Khê, chuyên gia hàng đầu về âm nhạc truyền thống Việt Nam
trong nhiều tác phẩm của mình như “Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt

Nam”, NXB Trẻ năm 2005 đã trình bày rất thuyết phục về lịch sử hình thành, lai lịch,
sức sống mãnh liệt và những giá trị đặc sắc cùng sức hấp dẫn của âm nhạc truyền
thống Việt Nam. Giáo sư Trần Văn Khê đã bày tỏ niềm mong mỏi, khát khao nghệ
thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam được giới thiệu, quảng bá đến bè bạn các nước
trên thế giới qua nhiều kênh khác nhau, trong đó, du lịch là một phương tiện hữu hiệu.
Cũng GS Trần Văn Khê trong bài viết “Âm nhạc trong du lịch” đăng trên trang
Web tranvankhe.vn đã đưa ra nhiều giải pháp, ý tưởng hay để có thể khai thác, kết hợp
âm nhạc truyền thống trong du lịch từ khi đón khách tại sân bay, ở nơi lưu trú cho đến
các địa điểm du lịch.
Tác giả Mai Hoa trong bài báo: “Đưa nghệ thuật truyền thống vào du lịch: Cần
sự bắt tay từ hai phía” đăng trên báo Cơng thương ngày 23/4/2012 đã đưa ra ví dụ về


7

sự thành công của một số đơn vị trong khai thác nghệ thuật âm nhạc truyền thống vào
phát triển du lịch. Tuy nhiên, tác giả cũng đưa ra một số nguyên nhân lý giải cho việc
còn nhiều hạn chế trong gắn kết âm nhạc truyền thống trong du lịch như điều kiện cơ
sở vật chất, giao thông, rào cản văn hố, ngơn ngữ hay lịch trình biểu diễn khơng phù
hợp.
Tại Đà Nẵng, với vai trò quan trọng của Hội văn nghệ dân gian thành phố cùng
nhiều nhà nghiên cứu tâm huyết như cố nhà văn Nguyễn Văn Xuân, nhạc sĩ Trần
Hồng, Trương Đình Quang, tác giả Võ Văn H, Hồng Hương Việt… âm nhạc
truyền thống Đà Nẵng đã được nghiên cứu một cách có hệ thống, nhiều đầu sách có
giá trị đã ra đời như “Tổng tập văn hoá, văn nghệ dân gian đất Quảng” (2001) của
nhóm tác giả Võ Văn Hoè, Hoàng Hương Việt, Bùi Văn Tiếng, NXB Đà Nẵng; tác
phẩm “Văn hoá dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng” (2008) do tác giả Võ Văn Hoè chủ
biên, NXB Đà Nẵng; tác phẩm “Văn hoá dân gian Đà Nẵng, cổ truyền và đương đại”
(2010) của Hội văn nghệ dân gian Đà Nẵng, NXB Đà Nẵng; NXB Đà Nẵng. Nhạc sĩ
Trần Hồng với hàng loạt tác phẩm khảo cứu về âm nhạc truyền thống xứ Quảng như

“Những điệu hò xứ Quảng”, “Hát bả trạo”, “Hát sắc bùa”, “Hò đưa linh”, “Âm
nhạc kịch dân ca”…
Đối với việc khai thác âm nhạc truyền thống vào du lịch Đà Nẵng, nhiều nhà
nghiên cứu đã đưa ra nhận định về tính khả thi của ý tưởng này.
Tác giả Tú Phương trong bài báo “Đưa tuồng cổ vào phục vụ du khách” đăng
trên báo Tuổi trẻ ngày 23/12/2009 đã trình bày về mục tiêu đưa âm nhạc truyền thống,
cụ thể là nghệ thuật tuồng vào du lịch Đà Nẵng với vai trò của nhà hát tuồng Nguyễn
Hiển Dĩnh, nội dung chương trình phục vụ du khách cũng như đối tượng khách chủ
yếu.
Gần đây, ngày 9/11/2012, tác giả N.D với bài báo “Đưa tuồng đến với du khách”
trên báo Đà Nẵng đã thể hiện rõ những nỗ lực của các cấp ngành thành phố trong việc
đưa âm nhạc truyền thống vào trong phát triển du lịch, những khó khăn gặp phải trong
q trình phục vụ cũng như một số giải pháp trong thời gian đến.
Một điều có thể nhận thấy, mặc dù đã đưa vào khai thác nhưng việc đưa nghệ
thuật âm nhạc truyền thống vào phát triển du lịch của thành phố vẫn còn nhiều điều
phải suy ngẫm. Chương trình nghệ thuật phục vụ khách còn khá đơn điệu, chủ yếu là


8

tuồng, một số điệu múa Chăm mà chưa khai thác hết sự phong phú, đa dạng và đặc sắc
của âm nhạc truyền thống Đà Nẵng.
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tơi đã cố
gắng tìm tịi, tổng hợp, tìm ra thực trạng và đưa ra một số giải pháp để có thể khai thác
có hiệu quả nghệ thuật âm nhạc truyền thống vào phát triển du lịch tại Đà Nẵng, góp
phần vào sự phát triển của vấn đề.
3. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu về khả năng khai thác nghệ thuật âm nhạc truyền thống trong phát
triển du lịch Đà Nẵng trước hết nhằm tìm hiểu về quá trình hình thành, sự đa dạng,
phong phú và tính đặc sắc của âm nhạc cổ truyền Đà Nẵng.

Từ đó, xác định được thực trạng của việc khai thác âm nhạc cổ truyền trong du
lịch Đà Nẵng hiện nay, chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn. Trên cơ sở đó đưa ra các
nhóm giải pháp khả thi nhằm bảo tồn, khai thác hết giá trị của âm nhạc truyền thống,
mang đến cho du lịch thành phố một sản phẩm du lịch mới.
4. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính mà đề tài hướng đến là nghệ thuật âm nhạc truyền thống tại Đà
Nẵng, cụ thể là nghệ thuật tuồng, hát bài chòi, hát bả trạo, hát sắc bùa, hò đưa linh, các
thể loại hò, lý, hát ru, đồng dao… Trên cơ sở những giá trị đặc sắc của các thể loại ấy
cùng thực trạng hiện nay, đề xuất các giải pháp khai thác chúng nhằm phát triển du
lịch tại Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian
Nghệ thuật âm nhạc truyền thống Đà Nẵng nằm trong tổng thể văn nghệ dân gian
xứ Quảng, được hình thành và phát triển gắn liền với quá trình định cư, lập nghiệp của
người Việt trên mảnh đất này. Đa phần các thể loại âm nhạc truyền thống ra đời gắn
liền với quá trình lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên và giao lưu cộng cảm của
con người. Âm nhạc truyền thống xứ Quảng được định hình chủ yếu vào khoảng cuối
thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, gắn liền với vương triều nhà Nguyễn và liên tục phát
triển cho đến ngày nay. Đó cũng chính là giới hạn thời gian của đề tài.
- Phạm vi không gian


9

Đề tài tập trung đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật âm nhạc truyền thống trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng. Tất nhiên, việc tìm hiểu, nghiên cứu về đối tượng này không thể
tách rời tổng thể của âm nhạc truyền thống xứ Quảng.

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi khai thác tư liệu từ nhiều nguồn khác
nhau. Trên cơ sở những tài liệu đã tham khảo, tôi đã chia thành các nguồn tư liệu sau:
- Tư liệu thành văn: Đây là nguồn tư liệu quan trọng, cung cấp hệ thống kiến thức
cơ bản làm cơ sở nền tảng lý thuyết cho đề tài từ các sách, báo, tạp chí, cơng trình
nghiên cứu, báo cáo khoa học, các trang Web…
- Tư liệu thực địa: Thu thập qua điền dã, thực tế tại địa điểm nghiên cứu như
tranh, ảnh, tài liệu, các ý kiến qua phỏng vấn, điều tra…
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tư liệu
Trong q trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp lôgic và lịch sử để
xem xét các sự vật, hiện tượng, kết hợp với các phương pháp khác như thống kê, mơ
tả, phân tích, tổng hợp. Vận dụng các phương pháp đó, trong quá trình nghiên cứu
chúng tơi thực hiện đề tài qua các bước sau:
+ Thứ nhất: Tìm kiếm, sưu tầm, tập hợp tư liệu cần thiết, phù hợp với nội dung
nghiên cứu của đề tài. Sử dụng các nguồn tư liệu đang được lưu trữ tại các thư viện ở
Đà Nẵng… Ngoài ra, cịn tìm kiếm tư liệu thơng qua bạn bè, thầy cô, giáo viên hướng
dẫn…
+ Thứ hai: Sau khi thu thập đầy đủ tư liệu, tiến hành phân tích, thống kê các
nguồn tư liệu để tìm ra được tính tồn vẹn, phát hiện ra các mối quan hệ giữa các vấn
đề liên quan từ đó rút ra những kết luận cần thiết liên quan đến nội dung của đề tài
nghiên cứu.
- Phương pháp thực địa
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên, tiến hành nghiên cứu
thực địa, khảo sát thực tế, thông qua việc phát phiếu điều tra, phỏng vấn và thu thập
thông tin từ những nhà nghiên cứu, học giả có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu về


10


âm nhạc truyền thống tại Đà Nẵng; những nhà quản lý văn hoá nghệ thuật, các đơn vị
nghệ thuật và các nghệ sĩ trực tiếp biểu diễn và khách du lịch quan tâm. Đây là phương
pháp dùng để kiểm tra - đối chứng sự chính xác của các thơng tin trong nguồn tư liệu
viết, tránh được sự chủ quan áp đặt. Từ đó, chọn lọc những thơng tin chính xác, đầy đủ
phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
6. óng góp của đề tài
- Về lí luận: Thơng qua đề tài này, hy vọng các cấp ngành của thành phố, trực
tiếp là Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch (VH,TT&DL), các cơng ty lữ hành, du lịch sẽ
có cái nhìn khách quan, chính xác về nghệ thuật âm nhạc truyền thống Đà Nẵng với
đầy đủ các giá trị của nó, nhìn thấy được thực trạng khai thác nhằm phát triển du lịch
hiện nay để từ đó có được giải pháp cho phù hợp.
- Về thực tiễn: Kết quả của đề tài sẽ là một tài liệu có giá trị để các cấp các
ngành có liên quan xem xét và áp dụng các loại hình âm nhạc truyền thống vào trong
hoạt động du lịch của thành phố, cụ thể là các tour, tuyến du lịch, mang lại cho Đà
Nẵng sự đa dạng cần thiết trong hệ thống sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, đề tài sẽ là
nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm, muốn tìm hiểu về vấn đề này.
7. Bố cục
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu
gồm 3 chương:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Chƣơng 2: Thực trạng khai thác nghệ thuật âm nhạc truyền thống vào phát triển
du lịch tại Đà Nẵng.
- Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả nghệ thuật âm nhạc
truyền thống vào phát triển du lịch tại Đà Nẵng.


11

P ẦN NỘ DUN
C ƢƠN


1: CƠ SỞ LÝ LUẬN V T ỰC T ỄN

1.1. Tổng quan về nghệ thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Con người ở bất kỳ một nền văn minh nào đều không thể tách rời khỏi âm nhạc.
Những giai điệu, tiết tấu, cao độ, trường độ, cường độ của âm thanh đã góp phần
khơng nhỏ tạo nên niềm vui trong cuộc sống, chuyên chở tâm tư, tình cảm và biết bao
thông điệp của lịch sử.
Đối với âm nhạc thế giới, âm nhạc truyền thống được nhìn nhận như một khái
niệm gồm 2 thành tố: âm nhạc dân gian và âm nhạc chuyên nghiệp. Vì những lý do
nhất định, trong nhiều năm qua, khái niệm âm nhạc truyền thống tại Việt Nam được
nhiều người cho là đồng nghĩa với âm nhạc dân gian. Điều này cũng có lý khi ở Việt
Nam, cùng tiến trình lịch sử, âm nhạc dân gian thực sự gần gũi với đông đảo người
dân lao động và giữ vai trò quan trọng trong đời sống âm nhạc. Nhưng nếu chỉ nhìn
nhận như vậy, sẽ là một thiếu sót khi nói một cách đầy đủ về bức tranh tổng thể của
âm nhạc truyền thống Việt Nam. Bởi như trên đã trình bày: âm nhạc dân gian Việt
Nam chỉ là một trong những thành tố cấu thành của khái niệm âm nhạc truyền thống
Việt Nam.
Như vậy, có thể hiểu âm nhạc truyền thống là các thể loại âm nhạc được hình
thành, tồn tại và ni dưỡng gắn liền với quá trình lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc,
tồn tại khơng tách rời cuộc sống nhân dân, có tính đa dạng về thể loại. Âm nhạc truyền
thống Việt Nam bao gồm bộ phận âm nhạc trong dân gian và bộ phận âm nhạc chuyên
nghiệp (được hiểu là bộ phận âm nhạc cung đình) .
Là chủ nhân của một nền văn minh lúa nước hàng ngàn năm tuổi tại Đông Nam
châu Á, nghiễm nhiên Việt Nam sở hữu một nền âm nhạc truyền thống lâu đời và có
giá trị. “Việt Nam ta có một nền văn hố âm nhạc có bản sắc độc đáo và có lịch sử lâu
đời. Đó khơng phải là một nhận xét mới lạ và cũng chẳng phải là điều chúng ta tự
phong” [59; tr.14].



12

Theo những tài liệu thành văn và khảo cổ, nền âm nhạc cổ truyền của Việt Nam
đã được định hình từ thời đại Hùng Vương, gắn với nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
Cư dân nước Văn Lang và sau này là Âu Lạc được biết đến như những người “yêu
nghệ thuật” và có “tài sáng tạo nghệ thuật” [32; tr.252-262]. Nhiều hiện vật được
khai quật thời kì này đã chứng minh người Việt cổ đã biết chế tạo và sử dụng một số
loại nhạc cụ từ khá sớm. Điểm thể hiện rõ nhất điều đó chính là chiếc trống đồng. Đã
có một thời người ta tranh cãi về cơng dụng của chiếc trống đồng. Người thì bảo nó là
đồ dùng để đựng, người thì lại cho đó là đồ để nấu, một số người dựa vào di chỉ tìm
thấy trống đồng có chứa xương cốt thì cho trống đồng là vật chôn người chết. Về sau,
bằng sự khảo cứu nghiêm túc, chặt chẽ và sự vào cuộc của các nhà sử học, dân tộc
học, nhân học và cả những nhà nghiên cứu âm nhạc thì trống đồng với bản chất là một
nhạc cụ mới được thừa nhận.
Là một vật thiêng gắn với nền nông nghiệp lúa nước và tín ngưỡng tơn sùng tự
nhiên sơ khai của người Việt cổ, trống đồng đã được người xưa gửi gắm những thông
điệp lịch sử qua các hoa văn, họa tiết mô tả cảnh sinh hoạt, vui chơi của con người,
trong đó có những sinh hoạt về văn hố âm nhạc. Trên trống đồng Ngọc Lũ được tìm
thấy tại làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, Hà Nam năm 1984 có cảnh người thổi khèn,
cảnh đánh trống đồng và cảnh hát đối đáp nam nữ.
Tính chất bản địa của trống đồng nói riêng và của nền văn minh Văn Lang – Âu
Lạc nói chung đã minh chứng cho một lịch sử lâu đời của nền âm nhạc cổ truyền Việt
Nam. Từ đó, ta có thể đi đến thống nhất với nhận định của Tơ Ngọc Thanh và Hồng
Thao trong “Tìm hiểu âm nhạc dân tộc cổ truyền”: “Cách đây 4000 năm, cùng với nền
văn minh đồ đồng Đông Sơn đã xuất hiện và hình thành một nền âm nhạc phát triển.
Nền âm nhạc đó có một hệ nhạc cụ phong phú thuộc các họ nhạc cụ hơi (khèn, sáo),
họ tự thân vang (trống đồng, cồng chiêng) và có thể có cả đàn đá” [49; tr.65].
Trải qua 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta vẫn bảo tồn được vốn quý âm nhạc
dân tộc trước âm mưu đồng hoá thâm độc của kẻ thù. Âm nhạc truyền thống của Việt

Nam vẫn vang lên trong cuộc khởi nghĩa chống nhà Ngô của Bà Triệu Thị Trinh vào
năm 248:
“Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi
Muốn coi lên núi mà coi


13

Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng”
Năm 938, Ngô Quyền giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc sau hơn 1 thiên niên kỉ
dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Đại Việt sử kí tồn thư cịn ghi lại sự
kiện Đinh Tiên Hồng phong chức Ưu bà cho Phạm Thị Trân để bà dạy hát chèo cho
quân lính. Sự kiện này đã chứng tỏ sinh hoạt văn nghệ đã trở thành một nhu cầu trong
cuộc sống nhân dân lẫn ở trong cung đình. Kỷ nguyên độc lập của dân tộc là thời đại
phục hồi và phát triển trở lại của nền âm nhạc dân gian bên cạnh nền âm nhạc cung
đình vừa được manh nha xuất hiện. Và hai dòng nhạc tưởng chừng như tách biệt xa lạ
lẫn nhau này đã hội tụ, đan xen và bổ sung cho nhau để làm nên sự đa dạng trong
thống nhất của âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
Sử sách còn ghi lại sự gần gũi giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình qua
việc các ơng vua thời Lê, Lý, Trần vẫn cịn tự mình tham gia múa hát – một dấu tích
của thời đại Hùng Vương. “Sứ thần nhà Tống lúc bấy giờ là Tống Cảo đã tỏ ý chê bai
Lê Đại Hành là quê mùa vì y thấy nhà vua hát múa trong tiệc đại yến mà y được mời
dự” [33; tr.234]. Nhiều thể loại âm nhạc cổ truyền dân gian đã ra đời ở thời kỳ này,
gắn với cuộc sống nông nghiệp của nhân dân như hát Đúm, hát Ghẹo (Phú Thọ), ví
phường cấy, Cò lả (Đồng bằng Bắc bộ)... Sự phát triển của thủ cơng nghiệp cùng làm
xuất hiện một dịng nhạc, trước hết phục vụ cho các nghi lễ thờ cúng tổ sư bách nghệ
và sau đó là các điệu hát như hát phường Vải, hát Trình trị thợ mộc. Đặc biệt thời nhà
Trần, âm nhạc dân gian càng phát triển sôi nổi. Trong “Lĩnh Nam chích quái”, “Vũ
trung tuỳ bút” đều ghi lại những nhân vật, sự kiện gắn với quá trình phát triển của âm

nhạc cổ truyền.
Nền văn minh Đại Việt của thời đại Lý Trần là giai đoạn huy hồng của văn hố
Việt, trong đó có nghệ thuật âm nhạc truyền thống. Âm nhạc Việt thời kỳ này chịu ảnh
hưởng của âm nhạc Chămpa. Năm 1060, vua Lý Thánh Tông đã cho dịch các khúc
nhạc Chămpa cho nhạc công ca hát. “Đại Việt sử kí có chép rằng ở triều Lý vua khiến
nhạc công đặt nhạc khúc gọi là điệu Chiêm Thành, tiếng trong trẻo mà ai oán thảm
thương, ngâm nghe phải khóc” [1; tr.314]. Đây là thời kì phát triển vượt bậc của âm
nhạc cung đình, nhiều nhà vua như Lý Thái Tông (1028-1054), Lý Cao Tông (1176 –
1220), Trần Anh Tông (1293-1314)... đều rất thạo âm nhạc.
Theo ghi chép của Lê Tắc trong An Nam chí lược thì thời Lý Trần đã có 2 dàn
nhạc là Đại nhạc và Tiểu nhạc dùng trong lễ nghi cung đình. Nhiều bài bản như “Nam


14

thiên lạc” (Lạc thú dưới trời nam), “Ngọc lâu xuân” (Xuân trên lầu ngọc), “Mộng du
tiên (Mơ chơi cõi tiên)... cùng lối hát ả đào – một thể loại âm nhạc thính phịng đã ra
đời từ thời đại này.
Nửa đầu thế kỉ XV, âm nhạc truyền thống Việt Nam có bước chuyển mới. Sau
khi đánh bại nhà Minh, giành lại độc lập dân tộc, cứu nền văn hoá Việt Nam khỏi hoạ
đồng hoá, diệt vong của nhà Minh, nhà Lê sơ đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam lên
một giai đoạn mới, hoàn thiện bộ máy chuyên chế tập quyền. Thời Hồng Đức (1470),
vua Lê Thánh Tông sai Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận và Lương Thế Vinh kê cứu âm
nhạc Trung Quốc và đặt ra hai bộ Đồng Văn và Nhã nhạc. Âm nhạc dân gian thời kì
này cũng được hoàn thiện, xuất hiện nhiều trung tâm dân ca với những làn điệu, thể
loại phong phú, đặc sắc.
Sau khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Nam (1558), sự giao lưu, hoà quyện giữa
âm nhạc Việt – Chăm ngày càng rõ nét. “Âm nhạc ở Bắc truyền vào đã chịu ngay ảnh
hưởng của âm nhạc Chiêm Thành mà thành những khúc nhạc cung nam mà người ta
hay đem đối với các cung bắc” [1; tr.317]. Âm nhạc xứ Đàng Trong phát triển khá

mạnh, được nhiều nhà quý tộc, điền chủ ở Nam bộ ưa thích.
Thế kỉ XIX, âm nhạc truyền thống Việt Nam đứng trước nhiều thử thách. Thời
Nguyễn, âm nhạc cung đình được hồn thiện vào quy củ, hình thành nghệ thuật âm
nhạc cung đình Huế nổi tiếng. Bên cạnh đó, dịng âm nhạc dân gian vẫn tiếp tục phát
triển song hành và không ngừng bổ sung làm phong phú cho âm nhạc cung đình. Nhắc
đến âm nhạc truyền thống cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, không thể bỏ qua sự ra đời
của nghệ thuật cải lương trên cơ sở đờn ca tài tử, ca ra bộ cùng sự tiếp thu một số yếu
tố âm nhạc Quảng Đông (Trung Quốc). Có thể xem sự ra đời của cải lương là sự kiện
cuối cùng trong chuỗi phát triển mấy ngàn năm của âm nhạc cổ truyền, tất nhiên đây
chỉ là sự kiện cuối cùng của giai đoạn cổ truyền mà thơi, cịn nền âm nhạc Việt Nam
vẫn tiếp tục phát triển cho đến ngày nay.
Đầu thế kỉ XX, cùng với những thay đổi lớn của tình hình kinh tế, chính trị, văn
hố, xã hội Việt Nam, một lần nữa, âm nhạc truyền thống Việt lại đối mặt với thử
thách to lớn trước sự xâm nhập của các yếu tố âm nhạc Tây phương. Và bản lĩnh của
âm nhạc cổ truyền lại tiếp tục được phát huy, như chính Giáo sư, Nhạc sĩ Tô Vũ đã
từng khẳng định: “Cứ mỗi lần đọ sức với âm nhạc ngoại lai, âm nhạc truyền thống


15

Việt Nam lại tìm thấy sức mạnh tiềm tàng để tự bảo vệ, tự cải tạo và nâng cao trình độ
của mình lên một bước” [59, tr.24].
Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì 30 năm chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ, đất nước ta phải gánh chịu sự tàn phá và thiệt hại nặng nề về nhiều mặt. Chiến
tranh, loạn lạc đã làm cho khơng ít giá trị nghệ thuật âm nhạc truyền thống bị mai một,
thất truyền. Tuy vậy, với sức sống bền bỉ, được nuôi dưỡng trong lòng nhân dân, âm
nhạc truyền thống vẫn được bảo lưu, gìn giữ và sống lại sau khi nước nhà thống nhất,
hồ bình. Sau 1975, nhất là sau năm 1986, nhìn nhận rõ giá trị của âm nhạc truyền
thống trong lịch sử - văn hoá dân tộc, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm
bảo tồn và khơng ngừng phát huy giá trị của âm nhạc truyền thống và khắc phục

những khó khăn của âm nhạc cổ truyền trong thời đại mới.
1.1.2. Phân loại âm nhạc truyền thống Việt Nam
Âm nhạc truyền thống Việt Nam là một nền âm nhạc lâu đời, đa dạng và có chỗ
đứng trong nền âm nhạc châu Á nói chung và khu vực Đơng Nam Á nói riêng. Như đã
trình bày ở trên, âm nhạc truyền thống Việt Nam có thể được phân chia thành 2 bộ
phận chủ yếu là âm nhạc dân gian, âm nhạc chun nghiệp cung đình. Tuy vậy, khó có
thể phân định rạch rịi, cụ thể một thể loại âm nhạc truyền thống thuộc bộ phận dân
gian hay cung đình vì trong quá trình thành tạo và phát triển, âm nhạc truyền thống
luôn không ngừng giao lưu, học tập lẫn nhau, bổ sung các bài bản để ngày càng hay
hơn, đặc sắc hơn. Âm nhạc dân gian vẫn tồn tại trong âm nhạc cung đình và âm nhạc
cung đình cũng tiềm ẩn những yếu tố dân gian.
Việc phân loại cụ thể âm nhạc cổ truyền Việt Nam đã được trình bày trong nhiều
cơng trình nghiên cứu của các học giả từ khá sớm. Trong đó, phần lớn thống nhất chia
âm nhạc cổ truyền Việt Nam thành các nhóm: Dân ca, âm nhạc gắn với tín ngưỡng dân
gian và lễ nghi phong tục, âm nhạc tôn giáo, sân khấu ca kịch và ca nhạc thính phịng.
- Dân ca
Dân ca là dịng sữa ni dưỡng tâm hồn của bao thế hệ Việt Nam. Dân ca ra đời
gắn liền với quá trình sống, lao động, sản xuất của nhân dân, mang hơi thở sinh động
của cuộc sống. Dân ca Việt Nam là một khoảng trời bao la với sự đa dạng về thể loại
và tính chất vùng miền, địa phương đậm nét. Nếu như Nghệ Tĩnh nổi tiếng với các
điệu ví giặm thì khu vực Nam Trung Bộ, đặc biệt là Nam Bộ lại nổi tiếng với các điệu


16

Lý, điệu Hò. Dân ca miền duyên hải Nam Trung Bộ, cụ thể ở Quảng Nam Đà Nẵng
cịn có đồng dao, vè, hát ru, bài chịi...
Bên cạnh đó, cịn có các thể loại dân ca gắn với phường nghề, gắn liền với sự ra
đời và phát triển của các ngành nghề thủ cơng cùng sự hình thành các phường và làng
nghề trong thời phong kiến. Địa phương còn lưu giữ nhiều nhất các thể loại dân ca

gắn với các phường nghề chính là vùng Nghệ Tĩnh với các thể loại ví như ví phường
vải, ví phường nón, ví phường bn, ví phường cấy, ví phường săn, ví phường củi, ví
phường gặt...
- Âm nhạc gắn với tín ngưỡng dân gian và lễ nghi phong tục
Được sản sinh và nuôi dưỡng trong chính đời sống nhân dân nên ngẫu nhiên âm
nhạc cổ truyền Việt Nam không thể tách rời khỏi những sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh
và các hoạt động lễ nghi phong tục của quần chúng. Một số thể loại âm nhạc truyền
thống có thể kể đến như hát quan họ, hát cửa đình, hát chầu văn, hát then, hát bóng
rỗi...
Dân ca quan họ bắt nguồn từ hình thức hát giao duyên gắn với tín ngưỡng phồn
thực và tục kết chạ có từ rất xa xưa của người dân Việt. Dân ca quan họ được xem là
đặc sản dân ca của vùng kinh Bắc, mỗi năm được tổ chức ở mỗi làng mỗi năm từ 1 đến
2 lần vào dịp hội chùa hay hội đình.
át cửa đình xuất hiện vào khoảng thế kỉ XV, gắn liền với sự ra đời của nhà Lê
sơ khi vị trí của ngơi đình được xác lập với tư cách là trung tâm sinh hoạt cộng đồng
và thờ cúng thành hồng làng. Hát cửa đình thường được tổ chức tại đình làng vào các
ngày hội làng, lễ tết, có sự hồ quyện của nhiều yếu tố âm nhạc cung đình và dân gian.
át chầu văn là thể loại ca nhạc gắn với tục lên đồng, tín ngưỡng thờ Mẫu của
nhân dân, đặc biệt là cư dân đồng bằng Bắc bộ được hình thành vào khoảng cuối TK
XVI, đầu TK XVII. Hát chầu văn thường được sử dụng trong các nghi lễ cổ truyền của
tục lên đồng với sự tích đọng của nhiều thể loại âm nhạc ở các địa phương khác nhau.
- Âm nhạc tôn giáo
Việt Nam là đất nước đa tôn giáo, các tôn giáo lớn trên thế giới đều có mặt và
chung sống hài hồ tại Việt Nam. Trong đó, bộ phận âm nhạc gắn với các tôn giáo
cũng xuất hiện từ khá sớm và trở thành một bộ phận âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Âm
nhạc tôn giáo ở Việt Nam gồm Phật nhạc và nhạc Thiên chúa giáo.
- Sân khấu ca kịch


17


Sân khấu ca kịch ra đời trên cơ sở các trị diễn dân gian và các hình thức diễn
xướng cổ xưa. Sân khấu ca kịch bao gồm các thể loại kịch hát, kịch múa - hát với sự
kết hợp của âm nhạc, lời ca, điệu bộ, động tác, nét mặt, diễn xuất... Những thể loại sâu
khấu ca kịch nổi tiếng nhất có thể kể đến như hát chèo, tuồng.
- Ca nhạc thính phịng
Để đánh giá sự phát triển của âm nhạc truyền thống một quốc gia, các thể loại âm
nhạc thính phịng được đặc biệt xem trọng. Ca nhạc thính phòng được hiểu là các thể
loại ca nhạc đạt đến một trình độ cao trong hệ bài bản, biểu diễn, trang phục... và gắn
với một không gian biểu diễn nhất định. Trong các thể loại ca nhạc có tính chất thính
phịng ở nước ta thời phong kiến, đạt đến trình độ phát triển cao và phong phú hơn cả
là hát ả đào, ca nhạc Huế và đờn ca tài tử.
1.1.3. Phân vùng âm nhạc cổ truyền Việt Nam
Đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của mỗi địa phương đã tạo nên sắc thái văn hoá đa dạng của từng vùng miền. Việc
phân vùng văn hoá Việt Nam là cơ sở quan trọng để có thể phân vùng âm nhạc cổ
truyền vì mỗi vùng miền, địa phương đều có một nét riêng trong truyền thống âm
nhạc, kết tinh của lịch sử, văn hố, con người nơi đấy.
Giáo sư Tơ Ngọc Thanh và nhạc sĩ Hồng Thao trong tác phẩm “Tìm hiểu âm
nhạc dân tộc cổ truyền” đã phân chia âm nhạc truyền thống Việt Nam thành 5 vùng
sau dựa trên cơ sở phân vùng về văn hoá: vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, vùng
Nghệ Tĩnh và phía bắc Quảng Bình, vùng Trị Thiên Huế, vùng Nam Trung Bộ và
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lưu ý, việc phân vùng âm nhạc truyền thống ở đây
chỉ bao gồm nghệ thuật âm nhạc cổ truyền của dân tộc Việt (Kinh), ngoài ra Việt Nam
cịn có một mảng âm nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số rất độc đáo.
Vùng âm nhạc Trung du và ồng bằng Bắc bộ được hình thành trên một vùng
đất có lịch sử lâu đời, được xem là chiếc nôi sản sinh và nuôi dưỡng văn hố dân tộc,
đồng thời là thành trì vững chắc của dân tộc trước sự xâm lược hung bạo của kẻ thù về
lãnh thổ lẫn văn hoá. Điều kiện tự nhiên đa dạng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp,
con người cần cù trong lao động đã tạo cho Trung du và Đồng bằng Bắc bộ một nền

âm nhạc cổ truyền có cơ sở cổ xưa nhất và phát triển nhất của âm nhạc dân tộc. Đây là
xứ sở của những điệu hát ru mượt mà, chứa chan tình cảm, góp phần hình thành nhân


18

cách, tâm hồn của bao thế hệ người Việt. Đồng bằng sông Hồng trù phú với những
làng quê tươi đẹp nép mình bên luỹ tre xanh là quê hương của nhiều thể loại âm nhạc
dân tộc nổi tiếng như hát ví, hát trống quân, hát đúm, hát xoan, hát ghẹo... Nhiều trung
tâm dân ca được hình thành điển hình như Bắc Ninh với dân ca quan họ, vùng Hà Nam
Ninh với hát gịăm hát chèo, Thanh Hố với hị sơng Mã...
Vùng âm nhạc Nghệ Tĩnh và phía bắc Quảng Bình được thành tạo trên mảnh
đất một thời là phiên dậu của Tổ quốc trên con đường phát triển về phương Nam. Đây
được xem là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của nhiều vĩ nhân kiệt xuất với
một phong cách âm nhạc truyền thống độc đáo không thể lẫn lộn. Thành tựu nổi bật
nhất của âm nhạc cổ truyền vùng Nghệ Tĩnh và phần bắc Quảng Bình là các điệu hát
giặm và hị, ví. Những câu hị, ví, giặm gắn liền với cuộc sống của cư dân chốn núi
Hồng sống Lam, trở thành một đặc sản văn hoá của mảnh đất này.
Vùng âm nhạc Trị Thiên

uế được ví như một bông hoa đẹp và rất đậm hương

trong vườn hoa âm nhạc dân tộc. Trị Thiên Huế chỉ phần đất thuộc hai tỉnh là Quảng
Trị và Thừa Thiên Huế, nơi đây từng một thời là chứng tích ghi dấu nỗi đau chia chắt
dân tộc và nhiều phen chìm nổi ba đào của thời cuộc. Huế cũng từng một thời là mảnh
đất đế đô với nhiều lâu đài, lăng tẩm. Cũng vì vậy mà âm nhạc cổ truyền tại đây cũng
có những nét rất riêng. Âm nhạc tại đây có sự hồ quyện cảm xúc trữ tình, mềm mại
của các điệu hị mái nhì, mái đẩy với các câu nam ai, nam bình đậm chất tự sự. Sự đa
dạng của các sắc thái còn được thể hiện qua các điệu lý như lý ngựa ơ hào hùng, phóng
khống, lý chiều chiều khắc khoải nhớ thương, lý tình tang kể lễ tâm sự. Huế còn chứa

đựng cả một nền nhã nhạc cung đình có giá trị cùng nghệ thuật ca Huế đầy cung bậc
cảm xúc.
Vùng âm nhạc Nam Trung Bộ được giới hạn từ nam đèo Hải Vân đến Bình
Thuận. Là mảnh đất có một lịch sử khá độc đáo, từng một thời là đất của Chămpa nên
âm nhạc ở đây vừa là sự kế thừa gia tài âm nhạc truyền thống từ phía Bắc truyền vào,
vừa có sự kết hợp với nhiều yếu tố âm nhạc Chăm bản địa với các điệu hò, lý, hát bài
chòi, hát sắc bùa ru em, đồng dao... Sinh tụ ở vùng đất ven biển nên âm nhạc truyền
thống ở đây không thể tách rời những sinh hoạt văn hoá biển với các thể loại hát bả
trạo, hị đưa linh. Bên cạnh đó, nghệ thuật Tuồng được xem là đặc sản âm nhạc của cư
dân Nam Trung Bộ.


19

Vùng âm nhạc

ồng bằng sông Cửu Long là xứ sở của các điệu lý, hị trên

sơng nước, miệt vườn. Nơi đây có các điệu lý về mọi thứ từ lý cây bông, lý cái phản,
lý con cua, lý bắt ốc, lý con cócđến lý bán qn, lý bánh bị, lý Cái Mơn, lý con sáo, lý
ngựa ô, lý quạ kêu... Mỗi con sơng, dịng lạch, mỗi làng xóm, địa danh đều có những
điệu hị riêng như hị mái ba Gị Cơng, hị Đồng Tháp... với tính trữ tình cao. Trên cơ
sở nghệ thuật đờn ca tài tử, đầu thế kỉ XX, bài Vọng cổ ra đời gắn liền tên tuổi của
nghệ nhân Cao Văn Lầu, tạo nền tảng vững chắc cho sự xuất hiện của nghệ thuật cải
lương vào những năm 20 của thế kỉ trước, trở thành biểu tượng của âm nhạc truyền
thống Nam bộ.
1.1.4. Một số đặc điểm chính
Trong q trình hình thành và phảt triển, âm nhạc truyền thống Việt Nam có một
số đặc điểm chính sau:
Thứ nhất, đặc điểm nổi bật của âm nhạc cổ truyền Việt Nam giai đoạn này là sự

phân hoá thành hai bộ phận là âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình trên nền tảng
sự phân hố giai cấp ngày càng sâu sắc và sự xuất hiện của nhừ nước phong kiến. Trải
qua q trình phát triển có tính hệ thống và kế thừa từ thời đại Hùng Vương, âm nhạc
cung đình Việt Nam chính thức hiện diện với quy mô khá lớn và chuyên nghiệp vào
thời Lý. Trong suốt một thời gian dài, âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình tồn tại
song song với nhau và tác động lẫn nhau, trong đó âm nhạc dân gian bao giờ cũng là
chỗ dựa và là nền tảng cho sự bảo tồn nền âm nhạc dân tộc. Âm nhạc dân gian luôn là
nguồn hỗ trợ đắc lực cho âm nhạc cung đình, thậm chí cịn là cơ sở để khơi phục âm
nhạc cung đình khi bộ phận này có nguy cơ bị mai một.
Thứ hai, nằm trong các luồng giao lưu văn hoá với các nước lân cận, đặc biệt là
hai trung tâm văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc, âm nhạc truyền thống Việt Nam
có sự giao lưu và tiếp thu những yếu tố âm nhạc của các nước này. Trong đó, âm nhạc
Trung Hoa có ảnh hưởng sâu sắc đến âm nhạc cổ truyền Việt, nhiều hơn cả là với bộ
phận âm nhạc cung đình.
Âm nhạc Ấn Độ gián tiếp ảnh hưởng đến âm nhạc truyền thống Việt Nam thông
qua âm nhạc của Chămpa và Chân Lạp. Sự ảnh hưởng này tạo nên một màu sắc âm
nhạc rất riêng tại khu vực phía nam, nơi có sự giao lưu âm nhạc giữa Việt – Chăm –
Khơ Me.


20

Thứ ba, âm nhạc truyền thống Việt Nam thể hiện rõ nét đặc tính đa sắc tộc và đa
vùng miền. Hơn 50 dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam đã tạo nên một bức
tranh âm nhạc hết sức phong phú, mỗi một sắc tộc có một phong cách âm nhạc rất
riêng. Trong đó, dân tộc Việt (Kinh) có một nền âm nhạc phát triển và có hệ thống hơn
cả. Đồng thời, âm nhạc truyền thống Việt Nam cũng có sự phân vùng đậm nét dựa trên
một số cơ sở về tự nhiên, xã hội, lịch sử, văn hoá.
Đặc điểm cuối cùng của âm nhạc cổ truyền Việt Nam là tính cộng đồng sáng tạo
và tình dị bản. Đây là đặc điểm bao trùm toàn bộ nền âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Những thành tựu của âm nhạc cổ truyền được ghi nhận là sự sáng tạo của cộng đồng.
Tất nhiên, bất kì một thể loại, một điệu thức nào lúc ban đầu cũng do một người sáng
tác nên. Tuy vậy, anh ta không áp đặt quyền độc tơn của mình với tác phẩm mà chấp
nhận sự biến tấu của người biểu diễn trong sự chấp nhận của cộng đồng. Vì thế, tên
tuổi của những người đầu tiên sáng tạo nên các bài bản, làn điệu ít được biết đến trong
khi nhiều nghệ sĩ biểu diễn tài năng lại được nhiều tư liệu nhắc đến.
Đó là nguyên nhân làm cho gần như tuyệt đại bộ phận âm nhạc cổ truyền Việt
Nam đều khuyết danh, khơng có tên tác giả. Đồng thời, âm nhạc cổ truyền Việt Nam
còn mang tính dị bản, được truyền khẩu qua nhiều thế hệ.
1.2. Nghệ thuật âm nhạc truyền thống tại à Nẵng
1.2.1. Đôi nét về lịch sử hình thành, phát triển
Âm nhạc truyền thống Đà Nẵng nằm trong tổng thể âm nhạc truyền thống Nam
Trung Bộ, mà cụ thể hơn là âm nhạc truyền thống xứ Quảng. Sự hình thành, tồn tại và
phát triển của nghệ thuật âm nhạc truyền thống tại Đà Nẵng tất nhiên khơng thể tách
rời khỏi tiến trình lịch sử của mảnh đất này.
Hiện nay, vẫn chưa có một tài liệu nào đưa ra mốc thời gian cụ thể cho sự xuất
hiện của âm nhạc truyền thống tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, những dấu tích của nền văn
hố Sa Huỳnh được tìm thấy tại Đà Nẵng với một vài di vật có thể là nhạc cụ đã chứng
minh từ rất sớm, con người tại vùng đất này đã biết chế tác và sử dụng nhạc cụ trong
cuộc sống và các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh.
So với các địa phương khác, Đà Nẵng có một lịch sử khá thăng trầm. Trước khi
thuộc về Đại Việt, Đà Nẵng từng là đất của Chămpa. Theo sách Đại Nam nhất thống
chí, quyển 5, thì Đà Nẵng “nguyên xưa là đất Việt Thường Thị, đời Tần (246 -207
TCN) thuộc về Tượng quận, đời Hán (205 – 1 TCN) thuộc quận Nhật Nam. Hán thư


21

chép rằng: quận Nhật Nam có huyện Lư Dung và Châu Ngơ. Ở Lư Dung có bến nước
Lượm Vàng, thế truyền tại sông Tranh và sông Tu thuộc đạo Trà Nơ phủ Thăng Bình

thường có sản xuất vàng” [58; tr.15]. Đất Lư Dung bấy giờ nay là Quảng Nam, trong
đó bao gồm cả phần đất Đà Nẵng. Năm 137, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm
(Nhật Nam) nổi dậy, sau đó thành lập nước Lâm Ấp. Thời kì này, Đà Nẵng nằm trong
châu Lý (Rí) của Lâm Ấp. Đến thế kỉ thứ VI, vương quốc này đổi tên thành Chămpa.
Lúc bấy giờ, Quảng Nam - Đà Nẵng được xem là trung tâm của vương quốc
Chămpa, Trà Kiệu được chọn làm kinh đô, nhà nước Chămpa thiết lập bộ máy chính
quyền, ban hành nhiều chính sách văn hố – xã hội, tơn giáo theo mơ hình Ấn Độ.
Trong suốt q trình tồn tại và phát triển của mình, Chămpa đã xây dựng một nền văn
hoá bản địa độc đáo, tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, đồng thời có sự giao lưu
với văn hố Trung Hoa, Đại Việt. Chămpa đã để lại một nền văn hoá nghệ thuật đặc
sắc, trong đó, âm nhạc Chămpa được đánh giá là một nền âm nhạc khá phát triển. Đặc
tính của âm nhạc Chămpa là chất thiêng nghiêng về triết lý nội suy, cố gắng chắt lọc
cái tinh tế nhất của con người để tìm hiểu những bí mật tâm linh. Âm nhạc truyền
thống Chăm là hệ thống những làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ đa dạng.
Âm nhạc Chămpa được xem như cơ sở ban đầu quan trọng của âm nhạc cổ
truyền Đà Nẵng nói riêng và xứ Quảng nói chung. Trước khi thuộc về Đại Việt; và cả
những thế kỉ tiếp sau, chắc hẳn tại Đà Nẵng đã có một nền âm nhạc cổ truyền độc đáo
mang dấu ấn Chămpa. Khơng thể phủ nhận vai trị quan trọng và ảnh hưởng to lớn của
âm nhạc Chămpa đến sự định hình và hồn thiện của âm nhạc cổ truyền tại Đà Nẵng ở
thời gian sau, khi âm nhạc Việt ở phía Bắc truyền vào theo dấu chân của đồn người
khai phá phương nam.
Năm 1306, vua Chăm Pa là Chế Mân đã đem hai châu Ô, Lý (vùng đất được xác
định là từ Quảng Trị đến bờ bắc sông Thu Bồn, Quảng Nam ngày nay) để làm sính lễ
cưới cơng chúa Huyền Trân của Đại Việt về làm dâu Chiêm Thành. Vua Trần Anh
Tơng đổi châu Ơ thành Thuận Châu và châu Lý làm Hố Châu. Đất Đà Nẵng lúc đó
thuộc Hoá Châu. Các triều đại tiếp theo từ nhà Hồ đến Hậu lê dần dần mở rộng lãnh
thổ về phương nam. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thân chinh đánh thành Trà Bàn,
bắt Trà Toàn, lấy đất Chăm Pa lập nên đạo Thừa tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ là
Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hồi Nhơn. Phần đất phía Bắc phủ Thăng Hoa cho đến sát
đèo Hải Vân, bao gồm cả Đà Nẵng, thuộc huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong của



22

Thuận Hố. Đến năm 1602, chúa Nguyễn Hồng lập phủ Điện Bàn, Đà Nẵng lúc này
thuộc huyện Hoà Vang và một phần huyện Tân Phúc.
Với nền tảng âm nhạc Chăm từ trước đó, từ thế kỉ XV, khi những đồn lưu dân từ
đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh vượt đèo Hải Vân vào khai cư lập nghiệp ngày càng
đông thì những thành tựu âm nhạc cổ truyền người Việt có cơ sở từ thời đại Hùng
Vương đã theo chân họ vào Nam.
Đà Nẵng thời ấy được xem như vị trí „tiền tiêu”, “trạm trung chuyển”, “bàn
đạp” quan trọng cho các luồng di dân từ Bắc bộ và Bắc Trung bộ tiến vào mở cõi
phương Nam nên cư dân Đà Nẵng có ý thức rất cao trong việc giữ gìn những vồn quý
của văn hoá Đại Việt, họ đã “lận lưng” khơng ít những làn điệu dân ca, câu hị, điệu
hát, những điệu chèo, câu ví giặm thân thương mà mẹ, bà họ đã từng hát ru con, hay
những ấn tượng khó phai của câu hát cửa đình ở buổi hội làng. Nơi đất là quê người,
nỗi niềm thương nhớ cố hương đã được họ gửi gắm qua những câu ca dao, dân ca chứa
chan tình cảm:
“Tới đây lạ cảnh lạ quê
Anh em cũng lạ bốn bề người dưng
Người thương không thấy người thương
Quanh đi quẩn lại nhớ cố hương thêm sầu”
Có thể nói, các thể loại dân ca, hị, vè, các điệu lý, hát bài chịi đã dần hình thành
và phát triển phổ biến tại xứ Quảng, trong đó có Đà Nẵng vào những thế kỉ XV – XVI
khi những lưu dân từ phía bắc dần ổn định cuộc sống tại vùng đất mới. Từ vốn liếng
âm nhạc cổ truyền mang theo, kết hợp với những yếu tố âm nhạc Chăm từ trước đó đã
thành tạo nên một nghệ thuật âm nhạc cổ truyền có bản sắc riêng của Đà Nẵng. Các
điệu lý, câu hò, điệu hát, sau này là các nghệ thuật tuồng, hát bài chòi, bả trạo, sắc
bùa... đều có chất đậm đà, chứa chan tình cảm và mang âm điệu, tiết tấu đặc sắc xứ
Quảng, vừa có cái vui tươi, rộn rã của khơng khí lao động ngày mùa, vừa có cái sâu

lắng, thiết tha của tình u đơi lứa hay trăn trở cho cuộc sống mưu sinh.
Sau khi Nguyễn Hoàng vào Nam xây dựng cơ đồ cho 9 đời chúa, 13 đời vua
Nguyễn thì mảnh đất Đàng Trong dần trở nên phồn thịnh. Cùng với Hội An, Đà Nẵng
trở thành cảng thị nổi tiếng, nơi các thương thuyền trong và ngoài nước cập bến để
trao đổi hàng hố. Nhất là dưới thời Nguyễn, vai trị trọng yếu về thương mại và quốc
phòng của Đà Nẵng được khẳng định. Sự phát triển của Đà Nẵng được ghi lại trong


23

câu ca: “Chỗ mô vui bằng chỗ Hội, chỗ Hàn – Dưới sông ghe chạy, trên đàng ngựa
đua”. Sự phát triển đó đã góp phần khơng nhỏ tạo nên một đời sống âm nhạc phong
phú của cư dân Đà Nẵng. Từ những hội hát bài chòi, hội bả trạo, sắc bùa, hị khoan đối
đáp ở vùng ngoại ơ Hồ Vang, đến những gánh hát bội ở thành phố được hình thành.
Tại các lễ hội đình làng, lễ cầu ngư, cầu an đầu năm thường diễn ra các hoạt động
sinh hoạt âm nhạc cổ truyền sơi nổi, tạo nên khơng khí sơi nổi, háo hức của tồn dân
“Rủ nhau xem hội bài chịi – Để cho con khóc đến lịi rún ra”. Có thể nói, thế kỉ
XVIII, XIX là thời điểm phát triển mạnh mẽ của nhiều thể loại âm nhạc truyền thống
tại Đà Nẵng. Điểm đặc biệt của âm nhạc cổ truyền Đà Nẵng trong tổng thể âm nhạc
đất Quảng đó là sự hồ quyện sâu sắc giữa các yếu tố âm nhạc dân gian và cung đình
bác học, làm nên một sức sống lâu bền trong nhân dân.
Từ cuối thế kỉ XIX, đất nước chiến tranh, loạn lạc triển miên. Ngày 1/9/1858,
thực dân Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng, mở đầu cho quá trình xâm lăng và bình
định nước ta. Từ đó trở đi, nhân dân ta khơng ngừng đứng lên đấu tranh giành độc lập
dân tộc. Các phong trào kháng chiến, cách mạng nổ ra rồi lần lượt thất bại. Trong
khơng khí ngột ngạt của kiếp nơ lệ, nhiều thành tựu âm nhạc truyền thống bị mai một
nhưng cũng có khơng ít những thể loại âm nhạc cổ truyền đã kịp thời phản ánh ý chí
đấu tranh của nhân dân, trở thành một vũ khí lợi hại chống kẻ thù.
Đầu thập niên 1930, khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời với ngọn cờ cách mạng
vô sản đã lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc cách mạng lật đổ phong kiến thực dân rồi

đánh bại sự xâm lược của 2 đế quốc lớn Pháp, Mỹ đưa dân tộc vào kỉ nguyên độc lập,
tự do, dựng xây đất nước thống nhất hồ bình.
Sau năm 1986, với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà Nước, lãnh đạo tỉnh
Quảng Nam – Đà Nẵng, từ 1997 là thành phố Đà Nẵng, đã quan tâm đến việc bảo tồn,
sưu tầm và phát huy các giá trị của nghệ thuật âm nhạc truyền thống của thành phố với
vai trò tiên phong của Hội văn nghệ dân gian Đà Nẵng và các nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà
nghiên cứu lão thành. Đứng trước bối cảnh hội nhập, đổi mới của đất nước, nghệ thuật
âm nhạc cổ truyền đang đối mặt với khơng ít thách thức để có thể tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, với sự quan tâm của lãnh đạo thành phố và khả năng khai thác vào phát
triển du lịch đã tạo cho âm nhạc truyền thống Đà Nẵng một sức sống mới, hứa hẹn
nhiều thành công.
1.2.2. Phân loại


24

Đà Nẵng là một trong số ít những địa phương cịn bảo lưu được một nền âm nhạc
truyền thống có giá trị. Nằm trong tổng thể âm nhạc cổ truyền xứ Quảng, nghệ thuật
âm nhạc truyền thống Đà Nẵng phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách và có
thể phân loại thành các nhóm chính là các điệu lý, hò, vè; tuồng, bài chòi và các thể
loại gắn với tín ngưỡng, lễ hội truyền thống.
1.2.2.1. Các điệu lý, hò, đồng dao, hát ru
- Các điệu lý
Quảng Nam Đà Nẵng là xứ sở của nhiều điệu lý. Nếu như các điệu lý ở Đồng
bằng sông Cửu Long thường mang tính vui nhộn, tươi vui thể hiện sự phóng khống,
cởi mở của người Nam bộ thì các điệu lý xứ Quảng thường đa dạng trong việc biểu
hiện các sắc thái tình cảm, từ trữ tình, duyên dáng đến hài hước, trào lộng rồi trong
sáng, vui tươi. Các điệu lý thường không mang tiết tấu, nhịp điệu của lao động mà có
độ dài ngắn khác nhau thể hiện trọn vẹn các cung bậc cảm xúc.
Chúng ta có thể nhắc đến một số điệu lý quen thuộc của Quảng Nam Đà Nẵng

như lý năm canh, lý con sáo, lý chơi xuân, lý vọng phu... với âm điệu trữ tình; lý Đồng
Nai, lý con quạ, lý ngựa ô... vui nhộn hay lý thương nhau, lý Thiên thai, lý thượng du
mượt mà trong trẻo. Trong số đó, có 02 điệu lý nổi tiếng của xứ Quảng được phổ biến
rộng rãi và được đưa vào trong các tác phẩm nhạc kịch dân ca, thể hiện sâu sắc tâm
hồn, tính cách người Quảng Nam Đà Nẵng là lý thương nhau và lý vọng phu.
- Hò
Các điệu hò trong gia tài âm nhạc truyền thống của Đà Nẵng khá phong phú. Bao
gồm các điệu hò trên cạn, hị trên sơng nước, hị khoan đối đáp và một số điệu hò theo
ngành nghề. Các điệu hò thường bắt nguồn từ các câu thơ lục bát, gồm có hai phần là
phần Xướng: dành cho người có giọng tốt và phần Xô: phần của tập thể, hưởng ứng
theo khi lao động. Điệu hị xứ Quảng được nhiều người ưa thích chính là Hị ba lý.
Hị khoan đối đáp cũng là một đặc sản âm nhạc cổ truyền xứ Quảng, xuất phát từ
lối hát giao duyên nam nữ đã có cơ sở tự lâu đời. Hò khoan đối đáp thường diễn ra khi
có dịp tụ hội đơng người, thường là khi giã gạo, giã vôi, chèo thuyền, kéo lưới... Một
đêm hát hị khoan thường có ba chặng là hát chào, chặng vào cuộc (gồm hát đố, hát
đối, hát xạo, hát nhân ngãi) và chặng giã bạn. Bên cạnh đó, mỗi ngành nghề cũng có
những câu hị riêng của mình như hị đốn củi, hò kéo chài, hò đan lưới...


25

- Đồng dao
Một thể loại khá độc đáo gắn liền với sinh hoạt của trẻ em xứ Quảng chính là
Đồng dao. Ở nông thôn, mỗi khi lên năm, lên bảy, trẻ em thường hát những câu đồng
dao để vui chơi với nhau. Tuổi thơ của các em gắn liền với những khúc đồng dao được
cất lên trong những buổi chăn trâu, cắt cỏ hay thả diều, bắt cá cùng lũ bạn, hay trong
những đêm trăng sáng tụ tập dưới mái hiên nhà chơi trốn tìm, nhảy dây... Theo Võ
Văn Hoè trong “Tập tục xứ Quảng theo một vịng đời” thì “Đồng dao có khi do người
mẹ, người chị, người bà sáng tác, những nhiều trường hợp do trẻ em tự sáng tác
những bài hát riêng cho lứa tuổi của mình. Xét về mặt thể loại, đồng dao thuộc những

bài ca dân gian” [17; tr.75].
Điểm nổi bật của hát đồng dao là tính diễn xướng, cộng đồng rất cao, vừa hát vừa
vỗ tay theo nhịp. Để phù hợp với tâm lý, tâm hồn của trẻ thơ, lời ca của đồng dao
thường ngắn gọn, dễ diểu, dễ thuộc. Đồng dao thường gắn liền với những trò chơi dân
gian như kéo cưa lừa xẻ, rồng rắn lên mây. Nội dung của lời đồng dao khá đa dạng
nhưng đơn giản, cung cấp những tri thức, thế giới quan tự nhiên như cây cỏ, sơng
ngịi, vạn vật, phê phán thói hư tật xấu trong làng trong xóm, ca ngợi việc làm tốt đẹp.
- Hát ru
Mỗi một giai đoạn của trẻ thơ từ khi còn ẵm ngửa tới lúc bập bẹ tập nói, tập đi,
những câu hát ru luôn theo sát bước trưởng thành của trẻ. Hát ru xứ Quảng chuyên chở
một nền văn hoá đậm đà của xứ sở, chất chứa tâm tư, tình cảm và cả những hoài mong
cho tương lai con trẻ. Từ trong câu hát ru, một tình yêu quê hương nồng cháy đã tự
nhiên truyền vào đứa trẻ. Nếu như dòng sữa mẹ ni lớn ta về thể xác thì thật khơng
q khi nói lời ru đã ni sống tâm hồn:
“À ơi! Ru con con ngủ cho mùi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu
Mua cau Bất Nhị, mua trầu Hội An”
Về phần âm điệu, hát ru con của Quảng Nam Đà Nẵng âm điệu dứt khoát, mạnh
mẽ, nhiều chỗ nhấn rõ nét hơn so với các địa phương khác. Mặc dù không phải là một
thể loại âm nhạc chuyên nghiệp nhưng hát ru xứ Quảng vẫn là một thể loại không thể
tách rời trong tổng thể âm nhạc truyền thống quê hương.


×