Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Khảo sát lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TIỂU HỌC
----------

ĐOÀN THỊ KIỀU OANH

Khảo sát lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4
ở một số trường Tiểu học trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM TIỂU HỌC

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phân mơn Tập làm văn có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành và phát triển
các kĩ năng sản sinh ngôn bản. Môn học này có vị trí đặc biệt quan trọng trong
q trình dạy học tiếng mẹ đẻ, nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là dạy học
sinh sử dụng ngôn ngữ Tiếng việt để giao tiếp, tư duy và học tập. Thông qua
phân môn Tập làm văn, học sinh vận dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp
những kiến thức, kĩ năng Tiếng việt đã được học vào việc tạo lập nên những bài
văn hay, giàu tính nghệ thuật. Ở Tiểu học, học sinh được làm quen với nhiều thể
loại, nhiều kiểu bài như quan sát tranh và trả lời câu hỏi, kể chuyện, tường thuật,
viết thư,…song nổi bật hơn cả là thể loại văn miêu tả.
Trong phân môn Tập làm vãn lớp 4, vãn miêu tả chiếm thời lýợng lớn nhất
so với các thể loại vãn khác. Ngay từ lớp 2, 3, các em ðã ðýợc làm quen với vãn


miêu tả khi ðýợc tập quan sát và trả lời câu hỏi. Lên lớp 4, các em hiểu thế nào
là vãn miêu tả, biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết ðoạn vãn và liên kết
ðoạn vãn thành một bài vãn miêu tả ðồ vật, cây cối hoặc con vật – những ðối
týợng gần gũi và thân thiết với các em.
Có thể nói, vãn miêu tả rất phù hợp với ðặc ðiểm tâm lí tuổi thõ; góp phần
ni dýỡng mối quan hệ và tạo nên sự quan tâm của các em với thế giới xung
quanh; góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, lịng u cái ðẹp và phát triển ngôn
ngữ ở trẻ. Học vãn miêu tả, học sinh có thêm ðiều kiện ðể tạo nên sự thống nhất
giữa tý duy và tình cảm, ngơn ngữ và cuộc sống, con ngýời với thiên nhiên, với
xã hội, ðể gợi ra những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thýợng, ðẹp ðẽ,…
Ðể làm ðýợc một bài vãn ðúng yêu cầu của ðề và làm hay, học sinh phải
biết sử dụng những từ ngữ, cách ðặt câu, viết ðoạn, viết bài ðúng và có sức gợi
cảm. Những hình ảnh, những chi tiết ðýa vào phải chân thực, sinh ðộng, gợi
cảm, nghĩa là nó cịn mang tý cách của một hình týợng nghệ thuật.
Vì vậy, việc thống kê và phân loại lỗi viết vãn miêu tả của học sinh lớp 4 sẽ
giúp giáo viên Tiểu học nói chung và sinh viên ngành giáo dục Tiểu học nói
riêng nắm bắt ðýợc các lỗi thýờng gặp trong bài vãn miêu tả của học sinh. Ðây
2


là cõ sở, là nền tảng ðể ngýời giáo viên ðịnh ra những cách thức, phýõng pháp
dạy học tốt nhất nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh và nâng cao
hiệu quả giờ học.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài: “Khảo sát lỗi viết văn
miêu tả của học sinh lớp 4 ở một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng” để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Văn miêu tả nói chung và văn miêu tả ở Tiểu học nói riêng đã được rất
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Sau đây, chúng tơi điểm qua một số cơng
trình tiêu biểu:

Nguyễn Trí - “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả”, NXB Giáo
dục, năm 1998 đề cập đến văn miêu tả gồm hai phần lớn:
Phần thứ nhất: tác giả cung cấp các tri thức cơ bản, cần thiết về văn miêu
tả nói chung, các kiểu bài miêu tả nói riêng như yêu cầu miêu tả, đối tượng miêu
tả và ngôn ngữ miêu tả.
Phần thứ hai: tác giả đã đưa ra các yêu cầu về viết văn miêu tả nói chung
và các yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy văn miêu tả theo SGK cải cách giáo
dục nói riêng như đề cao tính chân thực, nhấn mạnh yêu cầu quan sát trực tiếp,
chú ý yêu cầu rèn kĩ năng theo hướng học sinh.
Ngồi hai phần chính trên, tác giả cũng giới thiệu thêm một số đoạn văn
miêu tả hay, một số kinh nghiệm và một bài soạn dạy văn miêu tả. Đồng thời,
tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề cần phải sử dụng các biện pháp, phương tiện
tu từ nào khi dạy từng kiểu bài văn miêu tả.Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ dừng lại
ở việc liệt kê ra các biện pháp được sử dụng trong các bài văn chứ tác giả chưa
nói tới vấn đề các biện pháp đó được sử dụng trong từng bài văn như thế nào.
Nguyễn Trí - “Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học”, NXB Giáo dục, năm
2001 cũng đã đề cập đến vấn đề văn miêu tả trong văn học nói chung và văn
miêu tả trong nhà trường nói riêng, đồng thời tác giả cũng đề cập đến phương
pháp dạy học văn miêu tả trong nhà trường.

3


Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng - “Văn miêu tả và
kể chuyện”, đã giới thiệu những bài viết của mình về suy nghĩ, kinh nghiệm của
bản thân khi viết văn miêu tả và văn kể chuyện. Các tác giả gián tiếp nói lên vai
trị, vị trí của so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả. Nhưng các tác giả cũng chỉ
mới đề cập một cách sơ lược chứ chưa gợi ý, hướng dẫn cách sử dụng biện pháp
so sánh và nhân hóa như thế nào.
Nguyễn Trí – “Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp

ở Tiểu học”, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2009 đề cập đến các kiến thức cơ
bản về văn miêu tả, phương pháp làm văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu
tả. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến những vấn đề chung của việc dạy văn
miêu tả và văn miêu tả trong chương trình SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học cải
cách giáo dục.
Lê Phương Nga và Nguyễn Trí - “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu
học”, NXB Giáo dục, năm 2001, đã đề cập đến: văn miêu tả trong chương trình
Tập làm văn ở Tiểu học, một số vấn đề dạy – học văn miêu tả ở lớp 4, lớp 5;
nghệ thuật miêu tả, dạy tiết quan sát và tìm ý ở lớp 4 và lớp 5.
Ngoài ra, nhiều tác giả khác cũng đã tuyển chọn những bài văn miêu tả hay
ở bậc Tiểu học.
Như vậy, văn miêu tả nói chung và văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học
nói riêng đã được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các tác giả đã nghiên
cứu một cách có hệ thống và tồn diện, tìm hiểu sâu về văn miêu tả và đề ra
được các phương pháp dạy học văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học. Tuy
nhiên, chưa có cơng trình nào khảo sát lỗi viết văn miêu tả của học sinh Tiểu
học và xây dựng bài tập bổ trợ nhằm khắc phục các lỗi đó. Nhưng các cơng trình
nghiên cứu trên đây là tài liệu tham khảo quý giá, bổ ích cho chúng tơi trong q
trình tiến hành nghiên cứu đề tài của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài này với mục đích:

4


- Thống kê, phân loại các lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở một số
trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà nẵng.
- Trên cơ sở đó, chúng tơi xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ nhằm khắc phục
lỗi viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học

phân môn Tập làm văn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, đề tài phải thực hiện những nhiệm vụ
sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
- Thống kê, phân loại lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở một trường
Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Nêu lên những nhận xét trên cơ sở thống kê, phân loại lỗi viết văn miêu tả
của học sinh lớp 4.
- Xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ nhằm khắc phục lỗi viết văn miêu tả cho
học sinh lớp 4.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở một số trường Tiểu học trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở một số trường Tiểu học
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Để đảm bảo tính khách quan của khóa luận, chúng tôi đã tiến hành thu thập
bài văn của học sinh ở 6 trường Tiểu học trên 5 quận, huyện của thành phố Đà
Nẵng. Cụ thể:
Trường TH Hòa Sơn, Huyện Hòa Vang.
Trường TH Nguyễn Văn Trỗi, quận Liên Chiểu.
Trường TH Huỳnh Ngọc Huệ, quận Thanh Khê.
Trường TH Tiểu La, quận Sơn Trà.
Trường TH Hoàng Dư Khương, quận Cẩm Lệ.
5


Trường TH Hải Vân, quận Liên Chiểu.

5. Giả thuyết khoa học
Khảo sát lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở một số trường Tiểu học
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ nhằm khắc
phục lỗi viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 sẽ giúp giáo viên nắm bắt được các
lỗi thường gặp trong các bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 và có những phương
pháp phù hợp để rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
6.2. Phương pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong việc thống kê, phân loại các lỗi
viết văn miêu tả của học sinh lớp 4.
6.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Từ kết quả thống kê và phân loại, chúng tôi phân tích, tổng hợp các lỗi để
đưa ra nhận xét chính xác về lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 và xây dựng
các bài tập bổ trợ nhằm khắc phục lỗi viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
7. Cấu trúc đề tài
Phần mở đầu gồm: lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích và nhiệm vụ
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giả thuyết khoa học, phương pháp
nghiên cứu, cấu trúc đề tài
Phần nội dung: Gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Khảo sát lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở một số trường Tiểu
học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ nhằm khắc phục lỗi viết văn miêu
tả cho học sinh lớp 4.
Phần kết luận

6



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lí thuyết chung về văn miêu tả
1.1.1. Khái niệm văn miêu tả
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn miêu tả:
Theo từ điển Tiếng Việt, NXB KHXH: “Miêu tả là thể hiện sự vật bằng lời
hay nét vẽ”. [17, tr.134]
Đào Duy Anh cho rằng: “Miêu tả là lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện
cái chân tướng của sự vật ra”. [1, tr.117]
Theo Từ điển Tiếng Việt cơ bản của Nguyễn Như Ý (chủ biên): “Văn miêu
tả là kiểu văn bản dùng lời văn tái hiện lại đối tượng được miêu tả, làm cho
người đọc (nghe) có thể hình dung được sự vật, hiện tượng, con người như đang
hiện ra trước mắt một cách rõ ràng và chân thực”. [13, tr.114]
Theo SGK Tiếng Việt 4: “Văn miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm
nổi bật của cảnh, của người, của vật giúp người đọc, người nghe có thể hình
dung được các đối tượng ấy”. [16, tr.194]
Theo Đào Ngọc & Nguyễn Quang Ninh: “Văn miêu tả là loại văn thể hiện
sự vật, sự việc, con người, cảnh vật,…một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có
trong đời sống. Đây là loại văn giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng và sự đánh
giá thẩm mĩ của người viết với đối tượng miêu tả.” [5, tr.80]
Nhìn chung, các định nghĩa đều có cái nhìn giống nhau về văn miêu
tả: Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho
người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc, con người. Muốn miêu
tả được phải quan sát, tổ chức sắp xếp các chi tiết theo logíc, lựa chọn từ ngữ,
cách đặt câu, dựng đoạn một cách có nghệ thuật... cốt để làm nổi bật cái thần,
cái hồn của đối tượng miêu tả.
Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào trong cuộc sống cũng có thể trở thành
đối tượng của văn miêu tả nhưng không phải bất kỳ một sự miêu tả nào cũng trở

thành văn miêu tả. Miêu tả không thể chỉ đơn thuần là việc sao chép, chụp lại
7


một cách máy móc mà phải thể hiện được cả sự tinh tế của tác giả trong việc sử
dụng ngôn từ, trong cách thể hiện cảm xúc, tình cảm của tác giả đối với đối
tượng được miêu tả và hơn thế là: “Bằng những ngôn ngữ sinh động đã khắc
họa lên bức tranh đó, sự vật đó khiến cho người nghe, người đọc như cảm thấy
mình đang đứng trước sự vật, hiện tượng đó và cảm thấy như được nghe, sờ
những gì mà nhà văn nói đến”.
1.1.2. Đặc điểm của văn miêu tả
Theo tác giả Nguyễn Trí, văn miêu tả có các đặc điểm sau:
a. Văn miêu tả mang tính thơng báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của
người viết
Dù đối tượng của bài văn miêu tả là gì đi chăng nữa thì bao giờ người viết
cũng đánh giá chúng theo một quan điểm thẩm mĩ, cũng gửi vào bài viết ít nhiều
tình cảm hay ý kiến đánh giá, bình luận của mình. Do vậy từng chi tiết của bài
miêu tả đều mang ấn tượng cảm xúc chủ quan.
Đặc điểm này làm cho miêu tả trong văn học khác hẳn miêu tả trong khoa
học (như trong sinh học, địa lí học, khảo cổ học,…). Miêu tả trong phân môn
Tập làm văn khác hẳn các bài miêu tả trong môn Khoa học thường thức hoặc
mơn Tìm hiểu Tự nhiên và xã hội.
Ví dụ:
Lắt lẻo cành thơng cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo
(Hồ Xuân Hương - Đèo Ba Đôi)
Các chi tiết: lắt lẻo, cơn gió thốc, đầm đìa, giọt sương gieo của hai câu thơ
trên vừa giàu tính tạo hình vừa giàu sức sống tiềm tàng mang rất rõ dấu ấn cá
nhân của nhà thơ Hồ Xuân Hương.
b. Văn miêu tả có tính sinh động và tạo hình

Đây là một phẩm chất của một bài miêu tả hay, M.Gorki đã từng nói:
“Dùng từ để “tơ điểm” cho người và vật là một việc, tả họ một cách sinh động,
cụ thể đến nỗi người ta muốn lấy tay sờ, như người ta thường muốn sờ mó các
8


nhân vật trong Chiến tranh và hịa bình của Lép Tơn –xtơi”, đó là một việc
khác.”
Một bài văn miêu tả được coi là sinh động, tạo hình khi các sự vật, đồ vật,
phong cảnh, con người,… miêu tả trong đó hiện lên qua từng câu, từng dòng
như trong cuộc sống thực, tưởng có thể cầm nắm được, có thể nhìn, ngắm hoặc
“sờ mó” được.
Làm nên sự sinh động, tạo hình của văn miêu tả là những chi tiết sống, gây
ấn tượng…mà nếu tước bỏ chúng đi, bài miêu tả sẽ trở nên mờ nhạt, vơ vị.
Ví dụ: Bài tả “Những cánh bướm bên bờ sông” (Tiếng Việt 4) sẽ như thế
nào nếu bị xóa đi các chi tiết: tha thẩn ở bờ sơng, đen như nhung bay loang
lống, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như bơi trong
nắng, líu ríu như hoa nắng, là là theo chiều gió, hệt như tàn than của những đám
đốt nương... Khi đó, chúng ta đọc nó tưởng như bắt gặp nụ cười nhợt nhạt của
một người khơng cịn sinh khí.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý tránh một khuynh hướng ngược lại là
đưa quá nhiều chi tiết để bài văn miêu tả trở nên rườm rà theo kiểu liệt kê đơn
điệu. Cần phải biết gạt bỏ đi các chi tiết thừa, khơng có sức gợi tả hay gợi cảm
để cho bài miêu tả gọn và giàu chất tạo hình. Những chi tiết sinh động lấy từ sự
quan sát cuộc sống quanh ta, từ kinh nghiệm sống của bản thân. Tuốc-ghê-nhiép đã từng nói: “Khi tơi mơ tả cái mũi màu đỏ hay mái tóc màu sáng, thì quả
nhiên mái tóc ấy màu sáng, cái mũi ấy màu đỏ thật và điều đó khơng có cách gì
bác bỏ được! Để tơi có thể viết ra được một cái gì đấy, tôi cần được thường
xuyên lẫn lộn với những con người, nắm được họ trong trạng thái sống”.
c. Ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh
Đặc điểm nổi bật của văn miêu tả là ngôn ngữ giàu cảm xúc, hình ảnh. Đây là

đặc điểm làm nên sự khác biệt, giúp ta phân biệt được văn miêu tả với các thể loại
văn khác như văn bản tự sự, văn bản trữ tình hay văn nghị luận.
Ngơn ngữ văn miêu tả giàu cảm xúc bởi trong bài viết bao giờ người viết
cũng bộc lộ tình cảm, cảm xúc hay ý kiến nhận xét, đánh giá hay bình luận của

9


người viết với đối tượng miêu tả. Tình cảm đó có thể là sự yêu mến, yêu quý,
thán phục hay sự gắn bó…với đối tượng được miêu tả.
Ngơn ngữ văn miêu tả giàu hình ảnh bởi trong bài viết thường được sử
dụng nhiều từ ngữ gợi hình như: tính từ, động từ, từ láy hay các biện pháp tu từ
như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, …Chính điều này đã tạo cho ngơn ngữ trong văn
miêu tả có sự uyển chuyển, nhịp nhàng, diễn tả tốt cảm xúc của người viết. Hơn
thế, nó có tác dụng khắc họa được bức tranh miêu tả sinh động như trong cuộc
sống thực.
Hai yếu tố giàu cảm xúc và giàu hình ảnh gắn bó khăng khít với nhau làm
nên đặc điểm riêng biệt và làm cho những trang văn miêu tả trở nên có hồn,
cuốn hút người đọc, gây ấn tượng mạnh mẽ và tác động sâu sắc vào trí tưởng
tượng cũng như cảm nghĩ của người đọc.
Tác giả Đào Ngọc và Nguyễn Quang Ninh cũng đã chỉ ra ba đặc điểm của
văn miêu tả, đó là: Văn miêu tả là một loại văn mang tính thơng báo thẩm mĩ;
trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn chặt với tính chân thật; ngôn ngữ
trong văn miêu tả bao giờ cũng giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm
thanh,…[5, tr.81].
Như vậy, hai tác giả đã nêu thêm một đặc điểm của văn miêu tả đó là: tính
sáng tạo phải gắn chặt với tính chân thật. Bởi miêu tả là “vẽ lại những đặc điểm
nổi bật của cảnh vật, của người” nên sự vẽ lại đó phải đảm bảo đúng như đối
tượng đang tồn tại trong cuộc sống.
Văn miêu tả phát huy trí tưởng tượng, sự sáng tạo của người viết nhưng

dựa trên những đặc điểm, tính chất chân thực như nó vốn có. Một yêu cầu rất
quan trọng đối với một bài văn miêu tả là phải có những cái phát hiện mới mẻ,
những cái riêng của người viết về đối tượng miêu tả. Đó chính sự cảm nhận theo
chủ quan của mỗi người, và nó làm nên sự khác biệt giữa các bài văn miêu tả.
1.2. Văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học
Văn miêu tả được đưa vào chương trình phổ thơng ngay từ các lớp đầu bậc
Tiểu học. Từ lớp 2, lớp 3, khi tập quan sát tranh để trả lời câu hỏi, các em đã bắt

10


đầu làm quen với văn miêu tả. Lên lớp 4, 5 các em được học lí thuyết và thực
hành miêu tả.
Do yêu cầu giảng dạy, văn miêu tả được chia thành nhiều kiểu căn cứ vào
đối tượng miêu tả như văn tả đồ vật, văn tả người, văn tả vật, văn tả cây cối, văn
tả cảnh sinh hoạt, văn tả cảnh. Các kiểu bài dần dần được ổn định. Lí thuyết về
từng kiểu bài tuy còn sơ lược nhưng đã hình thành. Lí thuyết vạch ra đối tượng
và u cầu miêu tả, xác định nội dung miêu tả, ngôn ngữ miêu tả,…
Để việc học văn miêu tả có hiệu quả, trước hết học sinh cần vận dụng tốt
lí thuyết về từng kiểu bài. Ở bậc Tiểu học, lần đầu tiên học sinh được học văn
miêu tả, các em gặp khó khăn cả về tri thức và phương pháp, hiểu biết và cảm
xúc về đối tượng miêu tả. Hầu như các em sẽ khơng có sự hồi tưởng về các đối
tượng miêu tả nếu liền ngay trước tiết làm bài văn các em khơng được quan sát,
nhận xét. Vì thế cần xem các bài miêu tả ở bậc Tiểu học là những bài tập ban
đầu luyện các kĩ năng miêu tả.
1.3. Vai trò của văn miêu tả đối với học sinh Tiểu học
Văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm lí tuổi thơ (ưa quan sát, thích nhận
xét, sự nhận xét thiên về cảm tính…); góp phần ni dưỡng mối quan hệ và tạo
nên sự quan tâm của các em với thế giới xung quanh, góp phần giáo dục tình
cảm thẩm mĩ, lịng u cái đẹp, đồng thời cũng góp phần phát triển ngôn ngữ

cho các em…Học văn miêu tả, học sinh có thêm điều kiện để tạo nên sự thống
nhất giữa tư duy và tình cảm, ngơn ngữ và cuộc sống, con người với thiên nhiên,
với xã hội, để gợi ra những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thượng, đẹp đẽ…
Xu-khôm-lin-xki, nhà giáo dục Xô Viết cho rằng: “Việc học sinh tiếp xúc
với thiên nhiên, việc dạy các em miêu tả cảnh vật nhìn thấy, nghe thấy…là con
đường có hiệu quả nhất để giáo dục các em và phát triển ngôn ngữ cho các
em.”
1.4. Mục tiêu, nội dung dạy văn miêu tả lớp 4
1.4.1. Mục tiêu
a. Yêu cầu kiến thức
- Học sinh phải hiểu thế nào là miêu tả.
11


- Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả đồ vật, miêu tả cây
cối, và miêu tả con vật.
b. Yêu cầu kĩ năng
Chương trình TLV miêu tả là một bộ phận của chương trình TLV nói
chung. Vì vậy, nó cũng nhằm trang bị cho học sinh những kĩ năng sản sinh
ngôn, cụ thể:
Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp: Nhận diện kiểu bài miêu tả (tả
đồ vật, con vật hay cây cối); phân tích đề bài, xác định yêu cầu cần miêu tả.
Kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: Xác định dàn ý của bài văn
đã cho; quan sát đối tượng cần miêu tả, tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài
văn miêu tả.
Kĩ năng thực hiện hóa hoạt động giao tiếp: Đối chiếu văn bản nói, viết của
bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt; sửa lỗi về nội dung và hình
thức diễn đạt.
1.4.2. Nội dung
Chương trình Tập làm văn lớp 4 được thiết kế tổng cộng 62 tiết/ năm.

Trong đó, văn miêu tả gồm có 30 tiết, gồm 7 tiết lí thuyết và 23 tiết luyện tập
thực hành.
1.5. Các kiểu bài miêu tả trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4
1.5.1. Tả đồ vật
a. Đối tượng miêu tả
Tả đồ vật là dùng lời văn có hình ảnh gợi cho người đọc như thấy cụ thể
trước mắt đồ vật đó hình dạng, kích thước thế nào, màu sắc ra sao, gắn bó với
người làm ra hoặc đang sử dụng nó như thế nào.
Các đồ vật học sinh Tiểu học tả thường là những đồ vật quen thuộc với các
em như: cái cặp sách đi học mang bên mình, cái bàn ngồi học, tấm lịch treo, cái
trống trường…
Việc miêu tả đồ vật không nhằm vào giới thiệu những tri thức thuần túy về
sự vật như: cấu tạo, cơng dụng, ích lợi của nó. Văn miêu tả đồ vật phải tả được

12


những điểm đặc sắc của đồ vật để gợi lên mối quan hệ của nó với đời sống tình
cảm con người. Đồ vật được vẽ ra gắn liền với cảm xúc của người miêu tả.
b. Nội dung miêu tả
Mỗi đồ vật có nhiều bộ phận. Đơn giản như cái bàn, quyển lịch cũng khơng
phải chỉ có một, hai bộ phận. Đến các đồ vật phức tạp có thể chuyển động được
như cái xe lu, chiếc ơ tơ…thì các bộ phận của nó lại càng phong phú. Văn miêu
tả khơng nhằm miêu tả cho đủ các bộ phận đó. Tả các đồ vật phải tránh lối liệt
kê cho hết các bộ phận như cán bộ kĩ thuật nghiên cứu cấu tạo hoặc lắp ráp, sữa
chữa. Bài miêu tả đồ vật chỉ nhằm vào những chi tiết, bộ phận có thể khắc họa
hình ảnh đồ vật ấy rõ nét hoặc có liên quan đến cảm xúc người viết.
Khi miêu tả đồ vật, chúng ta có thể chọn một trong các trình tự sau:
+ Tả bao quát đồ vật – tả từng bộ phận.
+ Tả các bộ phận – tả bao quát đồ vật.

Khi tả bộ phận cũng như tả bao quát đồ vật, người ta chú ý khơng phải chỉ
đến hình dáng, khối lượng, màu sắc…mà còn chú ý đến các hoạt động hoặc việc
sử dụng đồ vật đó của con người. Tuy nhiên cũng chỉ chọn các ích lợi và cơng
dụng cần thiết gắn với ý định miêu tả. Tả đồ vật cũng cần xen kẽ các nhận xét,
đánh giá, cảm nghĩ thành thật của người viết, không chờ đến phần kết luận mới
nói. Nhờ vậy các chi tiết miêu tả bớt được vẻ lạnh lùng, khô khan.
c. Ngôn ngữ miêu tả
Ngôn ngữ trong bài văn miêu tả đồ vật cần phải có “hồn”, nghĩa là phải làm
sao cho đồ vật hiện lên trong bài văn không phải chỉ là những đồ vật vơ tri vơ
giác mà nó cũng cần có những suy nghĩ, những tình cảm như của con người. Để
đạt được điều đó, trong khi miêu tả đồ vật, phương pháp nhân hóa được sử dụng
tương đối rộng rãi. Vì thế, chúng ta có thể sử dụng các đại từ xưng hơ như: chú,
bác, anh, chị, tớ, mình,…và hàng loạt các động từ, tính từ chỉ hoạt động, tính
chất của con người trong bài làm văn miêu tả.
1.5.2. Tả cây cối
a. Đối tượng miêu tả

13


Đối tượng của kiểu bài này là cây cối ở xung quanh ta. Tả cây cối là nêu ra
những đặc điểm cụ thể, riêng biệt về hình dáng, hoa, quả, hương thơm…của cây
ở một thời kì phát triển nào đó, làm cho người đọc tưởng như mình đang nhìn,
đang ngắm cây. Ví dụ: tả cây mới mọc, lúc mới vươn cành, trổ lá, đơm hoa quả,
lúc cây đã già cỗi… Hay tả cây cối qua nhiều chặng biến đổi của thời gian hay
sự thay đổi của thời tiết (cây bàng, cây hồng…qua các mùa trong năm), qua
nhiều chặng phát triển (tả bãi ngô từ lúc nảy mầm tới khi thu hoạch…).
Bài tả cây cối không phải là bài học sinh vật nhằm truyền thụ các kiến thức
về các loại cây như: Cây lá kim, cây lá bản, cây thân gỗ, cây thân thảo,…. mà
cần gợi lên trong lòng người đọc hình ảnh của cây với vẻ đẹp của riêng nó, với

những cảm xúc của người viết.
b. Nội dung miêu tả
Miêu tả cây cối trước tiên là tả bao quát toàn cây, tả các bộ phận của cây.
Tả bao quát toàn cây là tả cây nhìn từ xa để nhận ra đặc điểm của tầm cao, dáng
đứng, ngọn cây, tán lá…, và tả khi đến gần để chỉ ra những đặc điểm trội nhất
của từng giai đoạn phát triển của cây: cây đang ra lá, vươn cành, trổ hoa, kết
quả,…
Tả các bộ phận của cây có thể theo hai cách: tả lướt các bộ phận, mỗi bộ
phận chỉ điểm một hoặc hai chi tiết đặc biệt nhất. Nhưng cách làm phổ biến hơn
cả là chọn một số bộ phận và tả chi tiết. Lúc này, các bộ phận được tả sẽ hiện lên
đậm nét trên trang viết và gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
Ngoài ra, khi tả cây, người ta còn chú ý tả khung cảnh thiên nhiên nơi cây
mọc, hoạt động của con người hay vật (chim chóc, bướm, ong,…) chịu ảnh
hưởng của cây hay ảnh hưởng ngược lại cây. Chính thiên nhiên, chim chóc, ong,
bướm, con người làm cho bức tranh cây cối thêm sống động và gần gũi với
người đọc, bài văn trở nên linh hoạt.
c. Ngôn ngữ miêu tả
Bài tả cây thường dùng ngôn ngữ xác thực nhưng lại giàu hình ảnh và cảm
xúc. Số lượng các tính từ chỉ màu sắc, phẩm chất, khối lượng,... được sử dụng
khá nhiều.
14


Để tăng tính hình tượng và bộc lộ rõ được những tình cảm của người viết,
bài văn tả cây cối thường sử dụng nhiều phép tu từ, đặc biệt là phép so sánh.
Phép so sánh vừa giúp cho người đọc hình dung đối tượng miêu tả một cách dễ
dàng, vừa làm cho lời văn sinh động, giàu hình ảnh.
1.5.3. Tả loài vật
a. Đối tượng miêu tả
Đối tượng của văn miêu tả loài vật là những con vật gần gũi, thân thiết với

đời sống của con người, đó là những chú ngan, bác ngỗng, chị gà, anh
dế,…Nhìn chung, những con vật được miêu tả ở bài làm văn trong nhà trường
thường là những con vật ni trong gia đình.
Đối tượng miêu tả có thể là một bầy, một đàn hay một nhóm con vật: đàn
bị gặm cỏ, đàn kiến tha mồi, gà mẹ dẫn đàn con đi kiếm ăn,…Khi miêu tả cần
nêu những nét bao quát về số lượng, nét nổi bật chung cho cả bầy (đàn) như:
màu sắc, hình dáng, hoạt động,…sau đó có thể tả hoạt động của từng nhóm (có
thể chia nhóm theo giống, theo lứa)…Tả xong cả bầy, có thể dừng lại tả vài con
có hình thù, màu sắc, tính nết khác hẳn các con khác.
b. Nội dung miêu tả
Tả loài vật cần chú ý cả hai mặt: tả hình dáng bên ngồi và tả hoạt động,
tính nết của con vật. Dù miêu tả ngoại hình hay hoạt động, tính nết của con vật,
bài miêu tả địi hỏi phải đưa những chi tiết độc đáo, tinh tế trong việc phát hiện
đặc điểm riêng, mới lạ của con vật so với đồng loại của chúng.
Hoạt động của con vật có nhiều loại như: di chuyển, kiếm ăn, chơi bời,...
Các hoạt động này thường giống nhau trong cùng một lồi: con vịt nào cũng biết
bơi, con bị nào cũng ăn cỏ,… Miêu tả hoạt động của con vật cần lựa chọn được
những hoạt động vừa mang tính chung của giống lồi, vừa mang tính cá biệt của
từng con vật. Các hoạt động tiêu biểu ấy tạo cho mỗi con vật có một tính nết
riêng, cá thể hóa bức tranh miêu tả.
Tả con vật cần chú ý lựa chọn một trình tự hợp lí nhất định. Có thể tả ngoại
hình rồi đến tả tính nết và hoạt động của con vật. Cũng có thể tả xen kẽ hình
dáng và hoạt động, tính nết của con vật. Khi miêu tả hình dáng, không nhất thiết
15


phải tả lần lượt đủ mọi bộ phận, bắt đầu từ tả đầu rồi đến mình, chân…Cách làm
này chỉ cốt cho đủ ý nhưng lại khô khan, rời rạc.
Bên cạnh hai nội dung trên, một nội dung khác cần được chú ý trong miêu
tả loài vật là: thể hiện được tình cảm của người đối với con vật được tả. Quan sát

một con vật để tả bao giờ người ta cũng có nhận xét, đánh giá hoặc có tình cảm
với con vật. Việc bộc lộ những tình cảm, nhận xét trong bài văn miêu tả có khi
trực tiếp hoặc gián tiếp.
c. Ngôn ngữ miêu tả
Các từ ngữ mô tả âm thanh (từ tượng thanh) được sử dụng nhiều nhằm mục
đích thể hiện những âm thanh đặc trưng của con vật được miêu tả.
Các tính từ, đặc biệt các tính từ chỉ màu sắc, phẩm chất được dùng khá phổ
biến. Sở dĩ như vậy bởi vì các tính từ loại này giúp cho bài văn miêu tả thể hiện
được một cách sinh động đặc trưng hình dáng và tính nết của con vật.
So với các biện pháp tu từ khác, biện pháp nhân hóa được dùng khá phổ
biến. Biện pháp này giúp cho bài văn thể hiện rõ hơn, cụ thể hơn những tình cảm
của người viết đối với con vật.
1.6. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học
1.6.1. Đặc điểm tư duy
Tư duy của học sinh Tiểu học là tư duy cụ thể, mang tính hình thức bằng
cách dựa vào đặc điểm trực quan của những đối tượng và hiện tượng cụ thể. Nhờ
hoạt động học tập, tư duy dần dần mang tính khái quát. Khi khái quát, học sinh
thường dựa vào chức năng và công dụng của sự vật hiện tượng, trên cơ sở này các
em tiến hành phân loại.
Học sinh lớp 1,2 thường quan tâm đến những dấu hiệu trực quan, bề ngồi.
Sau q trình học tập, lên lớp 3, 4 các em đã biết xếp bậc các khái niệm, phân
biệt khái niệm rộng hơn, hẹp hơn, nhận ra các mối quan hệ. Học sinh cuối bậc
học có thể phân tích đối tượng mà khơng cần tới những hành động thực tiễn đối
với đối tượng đó. Các em có khả năng phân biệt những dấu hiệu, những khía
cạnh khác nhau của đối tượng dưới dạng ngơn ngữ. Tuy nhiên, các em thường

16


gặp khó khăn khi thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức đã học và các kiến

thức mới để giải quyết các vấn đề đó.
1.6.2. Đặc điểm trí nhớ
Ở học sinh Tiểu học, trí nhớ trực quan hình tượng phát triển hơn trí nhớ từ
ngữ logic. Các em nhớ chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn
những định nghĩa, lời giải thích dài dịng.
Giai đoạn lớp 1, 2, 3: Ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm
ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết tính chất của ghi
nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái
quát hoá hay xây dựng bài để ghi nhớ tài liệu. Học sinh có khuynh hướng ghi
nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần. Một trong những nguyên nhân
là do ngơn ngữ của học sinh cịn hạn chế, đối với các em việc nhớ lại từng câu,
từng chữ dễ dàng hơn dùng lời lẽ của mình để diễn tả lại một sự kiện, hiện tượng
nào đó.
Giai đoạn lớp 4, 5: Ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường.
Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ
định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ tập trung tích cực, tập trung trí
tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lí tình cảm hay
hứng thú của các em.
1.6.3. Đặc điểm ngôn ngữ
Ngôn ngữ của học sinh Tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, từ ngữ và ngữ
pháp.
Về ngôn ngữ viết: Các em đã nắm được một số qui tắc cơ bản khi viết.
Tuy nhiên các em còn viết sai ngữ pháp.
Vốn từ của các em đã ngày càng phong phú, chính xác và giàu hình ảnh,
nhờ tham gia nhiều hoạt động, tiếp xúc rộng rãi với những người xung quanh và
được tiếp thu tri thức qua các môn học.
Trước khi đến trường, hầu hết trẻ đều có ngơn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ
vào lớp 1, bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 4, ngơn ngữ nói đã thành
thạo và bắt đầu hồn thiện về ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ
17



phát triển, học sinh có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh
và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.
1.6.4. Đặc điểm về tưởng tượng
Tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng. Tưởng
tượng của học sinh Tiểu học đã phát triển và phong phú hơn so với trẻ chưa đến
trường. Tuy vậy, tưởng tượng của các em cịn tản mạn, ít có tổ chức, hình ảnh
của tưởng tượng cịn đơn giản, hay thay đổi, ít bền vững. Càng về những năm
cuối bậc học, tưởng tượng của các em càng gần hiện thực hơn. Điều này có được
là nhờ vào kinh nghiệm đã trở nên phong phú, nhờ tri thức khoa học các em lĩnh
hội ở nhà trường. Các em đã biết dựa vào ngôn ngữ để xây dựng hình ảnh có
tính khái qt và trừu tượng hơn.
Tiểu kết
Ở chương này, chúng tôi đã nghiên cứu tổng hợp, khái quát những lí
thuyết cơ bản về văn miêu tả như: khái niệm về văn miêu tả, đặc điểm của văn
miêu tả, văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học, vai trò của văn miêu tả đối với
học sinh Tiểu học, các kiểu bài văn miêu tả trong SGK Tiếng Việt lớp 4.
Đây là những cơ sở lí luận cần thiết để giúp chúng tôi nghiên cứu chương 2 và
chương 3.

18


CHƯƠNG 2:
KHẢO SÁT LỖI VIẾT VĂN MIÊU TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 4 Ở MỘT
SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Thống kê, nhận xét lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở một số
trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Tiêu chí phân loại

Dựa vào cách phân loại của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (Trung tâm
Nghiên cứu giáo dục dân tộc – Bộ GD & ĐT), chúng tôi phân lỗi viết văn miêu
tả của học sinh lớp 4 thành các loại sau:
Lỗi về logic trình bày: bao gồm 5 loại lỗi
-

Trình bày theo kiểu liệt kê thơng tin

-

Mâu thuẫn về ý

-

Lạc đề, xa đề

-

Lỗi bố cục

-

Diễn đạt lủng củng, không rõ nghĩa

Lỗi về logic phản ánh hiện thực khách quan: bao gồm 4 loại lỗi
-

Thông tin sai hoặc khơng chính xác về đối tượng miêu tả

-


Thơng tin khơng chân thực

-

Thiếu thông tin

-

Thông tin không phù hợp với yêu cầu của đề bài

2.1.2. Bảng thống kê, phân loại lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở một
số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Chúng tôi đã khảo sát được 700 bài văn và đoạn văn miêu tả của học sinh
lớp 4 ở 6 trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm học 2012 – 2013
(có bài văn kèm theo).
Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng thống kê, phân loại sau:

19


Các loại lỗi

Số

Tỉ lệ

lýợng

(%)


(lỗi)

Trình bày theo kiểu liệt kê thơng tin

56

2.47

Lỗi về logic

Mâu thuẫn về ý

67

2.96

trình bày

Lạc ðề, xa ðề

21

0.93

Lỗi bố cục

114

5.04


Diễn ðạt lủng củng, không rõ nghĩa

1531

67.74

1789

79.15

216

9.55

81

3.58

Thiếu thông tin

77

3.4

Thông tin không phù hợp với yêu cầu của ðề

97

4.29


Tổng các lỗi về logic phản ánh hiện thực khách quan

471

20.85

Tổng cộng

2260

100

Tổng các lỗi về logic trình bày
Thơng tin sai hoặc khơng chính xác về ðối
týợng miêu tả
Lỗi về logic
phản ánh
hiện thực

Thơng tin không chân thực

khách quan
bài

2.1.3. Nhận xét lỗi viết văn miêu tả của học sinh
Qua bảng thống kê, phân loại các lỗi viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 ở
một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chúng tôi nhận thấy
học sinh mắc khá nhiều lỗi khi viết văn miêu tả. Trong số 700 bài khảo sát,
chúng tôi đã phát hiện 2260 lỗi. Như vậy, bình qn mỗi bài mắc 3.23 lỗi.

Có hai loại lỗi khác nhau như: lỗi về logic trình bày, lỗi về logic phản ánh
hiện thực khách quan. Tỉ lệ giữa các lỗi không giống nhau. Cụ thể:
- Lỗi về logic trình bày: học sinh mắc 1789 lỗi chiếm 79.15%.
20


- Lỗi về logic phản ánh hiện thức khách quan: học sinh mắc 471 lỗi chiếm
20.85%.
2.1.3.1. Lỗi về logic trình bày
Theo khảo sát của chúng tơi, lỗi logic trình bày là loại lỗi phổ biến nhất của
học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.Trong số 2260 lỗi
viết văn miêu tả, chúng tôi đã phát hiện có tới 1789 lỗi chiếm 79.15% tổng số
lỗi, bình qn mỗi bài mắc 2.55 lỗi.
Qua bảng thống kê, phân loại, chúng tơi nhận thấy lỗi về logic trình bày
gồm có 5 loại lỗi chính: trình bày theo kiểu liệt kê thông tin; mâu thuẫn về ý, lạc
đề, xa đề; lỗi bố cục; diễn đạt lủng củng, không rõ nghĩa. Hầu hết, học sinh lớp 4
thường mắc nhiều nhất các lỗi: mâu thuẫn về ý, lỗi bố cục, diễn đạt lủng củng
không rõ nghĩa. Sau đây, chúng tôi sẽ nhận xét cụ thể từng loại lỗi.
a. Lỗi về trình bày theo kiểu liệt kê thông tin
Theo kết quả khảo sát, lỗi về trình bày theo kiểu liệt kê thơng tin có 56 lỗi
chiếm 2.47 %. Như vậy, bình quân hơn 12 bài mới mắc 1 lỗi.
Những bài văn của học sinh mắc lỗi sai kiểu này thường là liệt kê, kể lể về
đối tượng miêu tả mà khơng có sự phân loại thông tin rành mạch, rõ ràng. Ngôn
ngữ các em sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ kể lể, tường thuật và không mang rõ
đặc trưng của ngôn ngữ miêu tả.
Ví dụ:
(1) Tả một cây mà em thích trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở).
Bồn hoa của lớp em hình thoi. Bên trong bồn hoa là đất. Trên là cây hoa
thiên nhiên được trồng để làm đẹp bồn hoa. Còn đây là cây bàng em kể: Cây
cao khoảng 2 mét. Cây có rất nhiều cành. Cây có tán lá. Mỗi cành có rất nhiều

lá. Lá có những dấu chấm màu đỏ vàng. Khi sáng có những lá phải lìa cành.
Dáng cây to và cứng.
(Ngơ Thị Minh Ánh, lớp 4/4, trường TH Nguyễn Văn Trỗi, quận Liên Chiểu)

“Cây bàng” trong đoạn văn trên, em học sinh mới chỉ liệt kê các bộ phận:
cành, tán lá, lá, mà em chưa miêu tả các bộ phận đó.
(2) Tả chiếc cặp sách của em.
21


…Cặp có hình chữ nhật. Được làm bằng vải. Chiếc cặp có màu nâu hơi
đậm. Trên mặt cặp có hình chú kị sĩ. Chiếc cặp có dây đeo. Bên trong có hai
ngăn rộng và một ngăn hẹp. Hai ngăn rộng em để sách vở còn ngăn hẹp em để
đồ dùng học tập.
(Huỳnh Tấn Đạt, lớp 4/2, trường TH Trần Cao Vân, quận Thanh Khê)

Cũng như bài văn miêu tả về cây bàng ở ví dụ 1, em Đạt cũng chỉ liệt kê
các bộ phận của chiếc cặp theo trình tự từ ngồi vào trong. Điều này khơng đúng
với u cầu của bài văn miêu tả đồ vật.
(3) Tả loài hoa hoặc thứ quả mà em thích.
…. Quả cam trịn. Vỏ của nó màu cam. Múi của quả cam rất to. Bên trong
múi có nhiều múi nhỏ, người ta gọi là tép. Cam có vị vừa chua vừa ngọt. Hương
vị rất đặc biệt. Khi ăn vào rất ngon.
(Lê Nguyễn Văn Thành Đạt, lớp 4/3, trường TH Nguyễn Văn Trỗi, quận Liên Chiểu)

Nguyên nhân của những trường hợp trên là do học sinh chưa hiểu rõ được
đặc điểm, yêu cầu miêu tả của từng kiểu bài văn miêu tả dẫn đến việc liệt kê các
bộ phận của đối tượng miêu tả.
b. Mâu thuẫn về ý
Lỗi mâu thuẫn về ý có 67 lỗi, chiếm 2.96% tổng số lỗi. Nó chiếm tỉ lệ cao

thứ 2 trong các lỗi về logic trình bày.
Lỗi này biểu hiện ở nội dung các ý của các câu trong đoạn mâu thuẫn với
nhau, không phù hợp với những mối quan hệ logic.
Nguyên nhân dẫn đến lỗi này là do học sinh không nắm được quan hệ ngữ
nghĩa giữa các vế câu, thành phần câu và cách dùng quan hệ từ tương ứng.
Ví dụ:
(1) Tả cây mà em thích.
Nhìn từ xa, những tán lá phượng rộng nở đỏ rực cả một gốc sân trường.
Cây phượng cao chừng năm, sáu mét. Phía dưới gốc cây phình ra, các nhánh rễ
uốn khúc bị ngoằn ngo trên mặt đất. Thân to, một mình em ôm không xuể.
Khi đụng (chạm/sờ) vào thân cây (,) vỏ cây xù xì hình như rất êm tay. Hoa

22


phượng có năm cánh, nhụy màu vàng rất đẹp. Đặc biệt hoa phượng chỉ nở vào
mùa hè.
(Hoàng Thị Thu Thảo, lớp 4/1, trường TH Hải Vân, quận Liên Chiểu)

“Xù xì” có nhiều nốt nhỏ khơng đều nổi trên bề mặt khiến cho ta khi sờ vào
thấy khơng mịn. Nó đồng nghĩa với từ “sần sùi”. Trong câu văn trên, học sinh
dùng từ “xù xì” sẽ khơng phù hợp (khơng hợp với “êm tay”) vì “vỏ cây xù xì”
nghĩa là vỏ cây mà khi ta sờ vào thì sẽ khơng thể “êm tay” được. Ở đây, học
sinh đã hiểu sai nghĩa của từ “xù xì” dẫn đến câu văn, bài văn mâu thuẫn ý.
(2) Mở bài trong bài văn tả cái bàn học của em.
Trong gia đình của em có ba, mẹ, em và em của em. Tất cả họ là người em
thương nhất, nhưng đồ dùng mà em quý nhất lại chính là cái bàn của em.
(Nguyễn Văn Tài, lớp 4/1, trường TH Hải Vân, quận Liên Chiểu)

Ý của hai câu trong đoạn mở bài trên mâu thuẫn vì hai câu đó khơng có mối

quan hệ nào với nhau, đang nói đến người lại chuyển qua đồ dùng và sử dụng
quan hệ từ “nhưng” là hồn tồn khơng hợp lí.
(3) Tả lá, thân hay gốc của một cây mà em thích.
…Vào mùa xuân, thân cây đã thay đổi rất nhiều. Cây đã khơ cịn vết sẹo
nhiều nữa. Cây đã xanh tốt.
(Hoàng Oanh Oanh, lớp 4/2, trường TH Hoàng Dư Khương, quận Cẩm Lệ)

Ý 2 mâu thuẫn với ý 1, ý 3 mâu thuẫn với ý 2. “Cây đã thay đổi nhiều” thì
khơng thể “khơ” và có “vết sẹo” rồi lại “xanh tốt”. Học sinh chưa hiểu được
mối quan hệ logic giữa các câu văn.
c. Lạc đề
Theo kết quả khảo sát, lỗi lạc đề có 21 lỗi chiếm 0.93% tổng số lỗi và
chiếm tỉ lệ thấp nhất (1.17%) trong tổng số lỗi về logic trình bày.
Bài văn lạc đề là bài văn bị sai lạc so với yêu cầu của đề bài. Bài nào mắc
phải lỗi này sẽ dễ bị điểm 0. Ngun nhân chính là do các em khơng đọc kỹ đề,
không xác định đúng được các yêu cầu của đề ra, hoặc chỉ chăm chú học thuộc
lòng văn mẫu để đối phó…
Ví dụ:
23


(1) Viết đoạn văn miêu tả đặc điểm bên ngoài chiếc cặp.
…Trong cặp có 6 ngăn, có hai chiếc túi rất xinh, một ngăn em bỏ sách vào,
và ngăn thứ hai em bỏ sách vở hộp bút còn ngăn nhỏ em để bảng đen và các
dụng cụ khác. …
(Dương Tấn Lanh, lớp 4/4, trường TH Trần Cao Vân, quận Hải Châu)

Đề bài yêu cầu viết đoạn văn miêu tả đặc điểm bên ngoài chiếc cặp nhưng ở
đây học sinh lại tả đặc điểm bên trong chiếc cặp.
(2) Tả một cây mà em thích trong khu vực trường em hoặc nơi em ở.

Trường em giao cho lớp em một cái bồn hoa gần khu vực trực của lớp em.
Bồn hoa rất to và có hình trịn. Bên trong bồn hoa là đủ các cây hoa: cây
hoa cúc, hoa hồng, hoa mười giờ,…Mỗi cây hoa khoe một vẻ đẹp khác nhau.
Lớp chúng em thường dọn vệ sinh cho bồn hoa nhặt rác, nhổ cỏ, bắt sâu cho
cây, bón phân cho cây.
Chúng em rất yêu quý bồn hoa của lớp mình. Nhìn thấy bồn hoa càng ngày
càng đẹp, em thấy vui lắm. Chúng em sẽ chăm sóc bồn hoa thường xuyên để nó
đẹp hơn.
(Bùi Hữu Khánh, lớp 4/1, trường TH Nguyễn Văn Trỗi, quận Liên Chiểu)

Học sinh xác định sai yêu cầu của đề bài: Tả một cây mà em thích trong
khu vực trường em hoặc nơi em ở. Ở đây, học sinh không tả cây mà tả “bồn
hoa”.
(3) Tả đồ chơi mà em thích.
Gấu bơng là một trị chơi thân thượng (thương) của chúng ta. Cục gấu
bong (bông) phải dư ba lần. Chúng em vui cùng các bạn, các bạn đang vui cùng
chúng em. Em rất thích chơi gấu bong (bơng) với các bạn và cùng các bạn múa
hát gian (dân) ca cùng em múa hát.
Em múa rất hai (hay) và các trị chơi em rất thích và vui sướng và các em
vui.
(Đặng Hoàng Phúc, lớp 4/2, trường TH Huỳnh Ngọc Huệ, quận Thanh Khê)

Ở bài văn trên, học sinh không miêu tả gấu bơng mà chỉ nói về tình cảm
của mình với con gấu bông. Bài văn này không đúng với yêu cầu của đề bài.
24


(4) Viết đoạn văn nói về lợi ích của một loại cây mà em biết.
Trong sân trường em có rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây
bàng. Thân cây rất cao, nó như một cột điện, cành cây vươn như các thiếu nữ

đang tạo dáng, lá của nó màu xanh lá, hình bầu dục…
(Nguyễn Phương Nhi, lớp 4/4, trường TH Tiểu La, quận Sơn Trà)

Đoạn văn trên, học sinh miêu tả về đặc điểm của cây bàng là sai đề, bởi vì
đề bài chỉ u cầu nói về lợi ích của loại cây mà em biết.
(5) Viết mở bài giới thiệu chung về cây em tả.
Ở trước sân nhà em có một chậu mai. Dáng cây thanh mảnh, nhỏ. Thân cây
có màu đà nhạt, lá cây màu xanh lá, có loại màu xanh lá chuối, gân kẻ tím. Hoa
thường nở vào mùa xuân. Cánh hoa có màu vàng, nhụy hoa màu đỏ. Cây do ba
em trồng, vào cuối năm.
(Nguyễn Thị Ánh Hồng,lớp 4/1,trường TH Huỳnh Ngọc Huệ, quận Thanh Khê)

Phần mở bài chỉ yêu cầu giới thiệu chung về cây em tả (là cây gì? mọc ở
đâu?). Nhưng học sinh đã đi sâu miêu tả các bộ phận của cây. Những đặc điểm
này phải đưa vào phần thân bài mới đúng.
(6) Tả một đồ chơi mà em thích.
Chiều nay, em đi siêu thị cùng mẹ và mẹ mua cho em một hộp đồ chơi xếp
hình. Tồn bộ đồ chơi xếp hình các khối khác nhau với những màu khác nhau
được bằng nhựa cứng. Tất cả được xếp trong một hộp giấy cứng.
Hộp giấy làm bằng nhựa cát – tông cứng, dài hơn gang tay, rộng gần gang
tay, cao 5 phân. Nắp bọc giấy bằng màu xanh lá cây, có một hình mẫu, nhiều
màu và dịng chữ in to: TẬP XẾP HÌNH. Ngày xưa, một lần chơi em đặt hộp
hình ngay ngắn trên bàn, nhẹ nhàng mở nắp hộp và đặt qua một bên. Trên cùng
là tập xếp hình được đóng lồng , in tới 40 hình khác để gợi ý. Phía dưới là được
cả 40 hình con vịt bơi em tạo ra hình con cị đang dang cánh bay…
Những lúc rảnh rỗi (,) em lại đem hộp hình chơi tập đếm hình.
(Nguyễn Thảo Nguyên, lớp 4/5, trường TH Hịa Sơn, huyện Hịa Vang)

Tồn bộ bài văn trên, học sinh miêu tả cái hộp đựng đồ chơi chứ không
miêu tả đồ chơi.

25


×