Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại quận hải châu – thành phố đà nẵng nhằm đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 66 trang )

1

ỌC
N N
ỌC SƢ P
M
KHOA SINH

K ÓA LUẬN TỐT N

ỆP

ỌC

Nghiên cứu thực trạng cây xanh đƣờng phố tại Quận ải
Châu – TP. à Nẵng nhằm đề xuất một số giải pháp phát
triển bền vững

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Quyền
Chuyên ngành : Cử nhân Sinh Môi Trường
Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị ào
Đà Nẵng, tháng 5/ 2013


2

LỜ CAM OAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.



Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Quyền


3

Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến ThS. Nguyễn Thị Đào – Giảng viên Khoa
Sinh – Môi Trường, Trường Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ, động viên em trong suốt q trình thực hiện và hồn thành Khóa luận Tốt nghiệp
này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tồn thể thầy cơ khoa Sinh – Mơi
trường đã quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt 4 năm học
và thực hiện Khóa luận.
Em cũng chân thành cám ơn sự động viên của gia đình, cổ vũ tinh thần của bạn
bè, trao đổi rút kinh nghiệm và góp ý kiến của các bạn trong lớp giúp cho đề tài em hoàn
thành thuận lợi.

Đà Nẵng, ngày 26/05/2013
Sinh viên
Nguyễn Văn Quyền


4

MỤC LỤC
MỞ ẦU .................................................................................................................. 1
C ƢƠN
1.1.


1. TỔN

QUAN T

L ỆU ............................................................... 3

Giới Thiệu hệ thống cây xang đường phố ..................................................... 3

1.1.1. Khái niệm cây xanh đô thị .............................................................................. 3
1.1.2. Cây xanh đường phố ....................................................................................... 4
1.1.2.1. Vai trò cây xanh đường phố ........................................................................ 4
1.1.2.2. Phân loại cây xanh đường phố..................................................................... 6
1.1.3. Kỹ thuậy trồng, chăm sóc cây xanh đường phố ............................................. 6
1.1.3.1. Các loại cây xanh bóng mát trong đơ thị ..................................................... 6
1.1.3.2. Các tiêu chuẩn trồng cây xanh đường phố .................................................. 6
1.1.3.3. Trồng cây xanh đường phố .......................................................................... 7
1.1.3.4. Ô đất trồng cây xanh đường phố ................................................................. 8
1.1.3.5. Vườn ươm cây xanh .................................................................................... 8
1.1.3.5. Quản lý cây xanh trên đường phố................................................................ 9
1.2. Tình hình nghiên cứu cây xanh đường phố ....................................................... 9
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 10
1.2.3. Tình hình nghiên cứu ở thành phố Đà Nẵng ................................................ 14
1.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ......................................................................... 15
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 15
1.3.2. Tình hình kinh tế xã hội ................................................................................ 16


5


C ƢƠN
P ÁP N

2. Ố TƢỢN , ỊA
ỂM, T Ờ
AN, NỘ DUN V P ƢƠN
ÊN CỨU .......................................................................................... 18

2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 18
2.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................ 18
2.3. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 18
2.4. Nội dung Nghiên cứu ...................................................................................... 18
2.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 18
2.5.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc................................................................. 19
2.5.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia .............................................................. 19
2.5.3. Phương pháp khảo sát thực địa ..................................................................... 19
2.5.3.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa ....................................................... 19
2.5.3.2. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu ........................................................ 19
2.5.3.3. Phương pháp giám định tên cây ................................................................ 20
2.5.3.4. Phương pháp lập danh lục ........................................................................ 20
2.5.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 20
C ƢƠN

3. KẾT QUẢ N

ÊN CỨU V B ỆN LUẬN ............................. 21

3.1. Kết quả điều tra thành phần loài cây xanh đường phố tại quận Hải Châu – TP. Đà
Nẵng ........................................................................................................................ 21
3.1.1. Thành phần loài cây xanh đường phố tại quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng ... 21

3.1.2. Nhận xét về tính đa dạng cây xanh đường phố tại
quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng .............................................................................. 23
3.2. Mơ tả đặc điểm một số lồi cây xanh đường phố trên địa bàn quận Hải Châu – TP. Đà
Nẵng ........................................................................................................................ 24
3.2.1. Sao đen (Hopea odorata Roxb.) ................................................................... 24


6

3.2.2. Phượng vĩ (Delonix regia) ............................................................................ 26
3.2.3. Lộc vừng (Barringtonia asiatica (L.) Kurz)) ............................................... 27
3.2.4. Bồ đề ( Ficus religiosa) ................................................................................ 28
3.2.5. Cây sấu (Dracontomelon duperreanum) ...................................................... 29
3.2.6. Vông đồng (Hura crepitans) ........................................................................ 30
3.2.7. Bàng đài loan (Terminalia molineti) ............................................................ 31
3.3. Kết quả điều tra về số lượng, tình hình phân bố của các loại cây xanh
đường phố trên địa bàn quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng ......................................... 32
3.3.1. Số lượng các loài cây xanh đường phố trên địa bàn quận Hải Châu – TP.
Đà Nẵng .................................................................................................................. 35
3.3.2. Tình hình phát triển của hệ thống cây xanh đường phố trên địa bàn
quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng ............................................................................... 35
3.3.2.1. Tình hình phát triển cây xanh đường phố trên địa bàn
quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng ............................................................................... 35
3.3.2.2. Phân loại theo cấp độ cây xanh đường phố
của quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng ......................................................................... 36
3.4. Các nhân tố tác động đến hệ thống cây xanh đường phố
quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng .............................................................................. 40
3.4.1. Tác động từ thiên nhiên ................................................................................ 40
3.4.2. Tác động từ các hoạt động của con người .................................................... 41
3.5. Đề ra giải pháp phát triển bền vững thống cây xanh đường phố

quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng ............................................................................... 43
3.5.1. Giả pháp giáo dục ......................................................................................... 43


7

3.5.2. Giải pháp quy hoạch ..................................................................................... 44
3.5.3. Giải pháp kỹ thuật......................................................................................... 45
3.5.4. Giải pháp quản lý, tổ chức thực hiện ............................................................ 46
KẾT LUẬN V K ẾN N
T

Ị .............................................................................. 47

L ỆU T AM K ẢO .................................................................................... 50

P Ụ LỤC

DAN

LỤC BẢN

B ỂU

Bảng 3.1. Danh lục cây xanh đường phố điều tra tại quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng năm
2013 ........................................................................................................................ 22
Bảng 3.2. So sánh thành phần loài cây xanh đường phố tại quận Hải Châu so với các quận
khác của thành phố Đà Nẵng .................................................................................. 23
Bảng 3.3. Số lượng loài CXĐP trên 18 tuyến đường tại quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng
................................................................................................................................ 32

Bảng 3.4. Phân loại cấp độ cây xanh đường phố tại các tuyến đường khảo sát trên địa bàn
quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng ............................................................................... 36


8

DAN

LỤC B ỂU Ồ

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh thành phần loài cây xanh đường phố các quận Hải Châu, Sơn
Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu của TP. Đà Nẵng ...................................................... 24
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện số lượng CXĐP của 18 tuyến đường tại quận Hải Châu –
TP. Đà Nẵng ........................................................................................................... 34
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân loại cấp độ cây xanh đường phố tại các tuyến đường khảo sát
trên quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng năm 2013 ....................................................... 38

DAN

LỤC

ÌN

ẢNH

Hình 3.1. Ảnh hưởng của thiên tai đến cây xanh của thành phố Đà Nẵng ............ 41
Hình 3.2. Cây xanh bị hạn chế phát triển do hệ thống dây điện (Đường Hùng Vương)
................................................................................................................................ 42
Hình 3.3. Lợi dụng cây xanh treo áp phích quảng cáo ở đường Quang Trung và Ba Mươi
Tháng Tư ................................................................................................................ 43



9

DAN

LỤC V ẾT TẮT

BDKH

: Biến đổi khí hậu

CXĐP

: Cây xanh đường phố

GIS

: Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)

GS

: Giáo sư

KDC

: Khu dân cư

KT – XH


: Kinh tế - xã hội

KTS

: Kiến trúc sư



: Quyết định

TP

: Thành phố

UBND

: Ủy ban nhân dân


10

MỞ ẦU
Việt Nam chúng ta đang trong quá trình hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa đất nước, sự
chuyển đổi của Việt Nam – Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị
trường và từ một đất nước rất nghèo trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp
trong vịng chưa đến 20 năm – đã trở thành một phần trong các sách giáo khoa về phát
triển. Nhưng một sự chuyển đổi khác của Việt Nam để trở thành một nền kinh tế công
nghiệp, hiện đại vào năm 2020 hầu như mới chỉ bắt đầu. Tuy nhiên, song song với sự phát
triển kinh tế thì các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm tăng
đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt động công

nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số…), làm trái đất nóng dần lên, từ đó gây ra hàng loạt
những thay đổi bất lợi và không thể đảo ngược của môi trường tự nhiên.
Cây xanh, một thành phần quan trọng trong các cơng trình kiến trúc, có vai trị hết
sức quan trọng trong việc điều hồ khí hậu, bảo vệ mơi trường và giải quyết các vấn đề
môi sinh. Cùng với việc giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì sử dụng cây xanh đang là giải pháp
hiệu quả nhất trong việc bảo vệ mơi trường. Vì vậy, cây xanh đô thị đã trở thành chủ đề
thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm. Trồng cây xanh trong đô thị hay xung quanh khu
dân cư, khu công nghiệp để che nắng, giảm lượng bức xạ mặt trời, giảm tiếng ồn và bụi
phát tán ra bên ngoài nhà máy, đồng thời tạo thẩm mỹ, cảnh quan môi trường trong khuôn
viên các nhà máy của khu công nghiệp và tạo cảm giác êm dịu về màu sắc cho môi trường
khu vực.
Theo tổng cục môi trường, trong những năm gần đây, tỷ lệ che phủ cây xanh trong
các thành phố lớn ngày một giảm, quy hoạch cây xanh cũng chưa đồng bộ. Cá biệt, có
thành phố chỉ đạt tỷ lệ che phủ cây xanh 2m2/người (bằng 1/10 so với tiêu chuẩn của các
thành phố lớn, và bằng 1/20 so với nhiều thành phố ở các nước phát triển), thấp hơn rất
nhiều so với mức khuyến cáo ở thành phố lớn theo định mức là 12-20m2, thành phố trung
bình là 9-14m2, thành phố nhỏ khoảng 7m2. Thêm nữa, tốc độ đô thị hóa nhanh đang diễn
ra trên cả nước trong khi chưa có vành đai xanh đủ tiêu chuẩn để bảo vệ môi trường.
Thiếu cây xanh được xem là “lá phổi xanh của thành phố” đã ảnh hưởng rất lớn đến việc
cải thiện mơi trường, đặc biệt là mơi trường khơng khí tại các đô thị lớn. Quỹ một triệu
cây xanh cho Việt Nam được hình thành nhằm khắc phục phần nào tình trạng ơ nhiễm
khơng khí nói trên. Chính phủ Việt Nam chủ trương khuyến khích xã hội hóa cơng tác bảo
vệ môi trường. Quỹ "Một triệu cây xanh cho Việt Nam" là một hoạt động thiết thực để bảo
vệ môi trường sống và được đánh giá cao.
Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của thành phố, cây xanh đô thị là vấn
đề mà thành phố cũng dành sự quan tâm. UBND thành phố Đà Nẵng vừa có Quyết định
phê duyệt đề án xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-


11


2015. Theo đó, sẽ triển khai thực hiện thí điểm xã hội hóa phát triển cây xanh đơ thị trên
địa bàn các quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và
huyện Hòa Vang. Phấn đấu đến năm 2015, diện tích cây xanh đơ thị bình quân đạt từ 78m2/người.
Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch cộng với sự triển khai không đồng bộ các dự án hạ
tầng đã khiến nhiều tuyến đường ở Đà Nẵng vắng bóng cây xanh. Có nơi cây xanh mới
trồng đã chặt bỏ... để trồng loại cây khác gây lãng phí lớn. Các tuyến đường ở khu dân cư
mới tại các quận Sơn Trà, Liên Chiểu, Cẩm Lệ... hoàn thành đã mấy năm nay nhưng vẫn
trong cảnh vắng bóng cây xanh. Tại các tuyến đường khu vực trung tâm thành phố, việc
quy hoạch trồng cây xanh hết sức tạp nham, lộn xộn. Như tuyến đường Trần Phú, Đống
Đa, Lê Lợi, Phan Châu Trinh, Nguyễn Chí Thanh là sự hỗn tạp của đủ loại cây như lim
xẹt, bằng lăng, giáng hương, bàng, phượng... Có nơi người ta cịn trồng cả cây trứng cá,
xồi và các loại cây gỗ tạp khác. Khơng chỉ vắng cây xanh, các tuyến đường cịn có tình
trạng trồng cây xanh thiếu quy hoạch gây lãng phí lớn. Nhiều tuyến đường cây mới trồng
chưa kịp tạo khoảng xanh thì buộc phải nhổ để mở rộng đường sá hoặc cây không phù hợp
buộc phải thay thế.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “ Nghiên cứu thực
trạng cây xanh đƣờng phố tại Quận ải Châu – TP. à Nẵng nhằm đề xuất một số
giải pháp phát triển bền vững ” cho Khóa Luận Tốt Nghiệp cho mình.
Đề tài của chúng tơi nhằm giải quyết những vấn đề sau:
- Xác định thành phần loài, số lượng, sự phân bố của cây xanh đường phố quận
Hải Châu – TP. Đà Nẵng.
- Đồng thời tìm hiểu những nhân tố tác động đến cây xanh đường phố và đề ra giải
pháp phát triển bền vững.

C ƢƠN 1
TỔN QUAN T L ỆU


12


1.1. Giới thiệu vệ hệ thống cây xanh đô thị.
1.1.1. Khái niệm cây xanh đô thị.
Từ thời kỳ sơ khai của nền văn minh nhân loại, cây xanh luôn luôn giữ vai trị
quan trọng về mặt trang trí cảnh quan. Người Trung Hoa, La Mã, Ai Cập, Hy Lạp đã sử
dụng cây xanh để trang trí nhà ở, lăng miếu, đền thờ, tượng đài...
Qua các thời kỳ phát triển của xã hội lồi người, đơ thị dần dần được hình thành
và không ngừng phát triển. Cùng với sự phát triển của đơ thị là hệ thống cây xanh. Vì cây
xanh là một bộ phận quan trọng của các cơng trình kiến trúc, nhất là đối với các cơng trình
kiến trúc đô thị.
Trước đây việc trồng cây xanh chủ yếu là để trang trí, và kiến trúc cảnh quan. Vì
vậy, trồng cây gì, ở đâu và trồng như thế nào thì hầu như phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của các nhà kiến trúc, sự yêu thích thiên nhiên của các nhà qúy tộc, sự ham mê của những
người làm vườn... Về phương diện bảo vệ mơi trường có thể nói là chưa được chú ý, nếu
có thì chỉ mang tính cục bộ đối với một ngôi nhà, một vùng hay một khu vực nào đó.
Đến giữa thế kỷ XX, do dân số tăng nhanh, sự phát triển của các ngành công
nghiệp, sự gia tăng của các phương tiện giao thông... làm cho môi trường đô thị bị ô
nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Cho nên, bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ hết sức
cấp bách.
Cây xanh, một thành phần quan trọng trong các cơng trình kiến trúc, có vai trị hết
sức quan trọng trong việc điều hồ khí hậu, bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề
môi sinh. Cùng với việc giảm thiểu nguồn ơ nhiễm thì sử dụng cây xanh đang là giải pháp
hiệu quả nhất trong việc bảo vệ mơi trường. Vì vậy, cây xanh đơ thị đã trở thành chủ đề
thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm. Tuy nhiên, phải đến những năm đầu của thập kỷ 60
vấn đề này mới được nghiên cứu một cách hệ thống.
Để nghiên cứu cây xanh đô thị, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều thuật ngữ để
mô tả như: phức hợp rừng, lâm nghiệp vành đai xanh, kỹ nghệ xanh, lâm nghiệp tiện ích,
lâm nghiệp đơ thị...
Trong số các thuật ngữ đó thì lâm nghiệp đơ thị là thuật ngữ được nhiều người
chú ý và sử dụng. Thuật ngữ này lần đầu tiên được giới thiệu tại trường Đại học Torondo

(Canađa) vào năm 1965. Tuy nhiên, phải sau đó 5 năm, Jogensen (1970) mới đưa ra định
nghĩa về thuật ngữ này. Theo ơng thì lâm nghiệp đô thị không chỉ liên hệ đến cây xanh đô
thị hay quản trị các cây cá lẻ mà còn quản lý cây xanh trên tồn bộ diện tích chịu ảnh
hưởng và sử dụng bởi quần thể cư dân đô thị. Sau đó, được các nhà nghiên cứu khác bổ
sung thêm và thống nhất: Lâm nghiệp đô thị là trồng và tạo lập, bảo vệ và quản trị cây
xanh và các thực vật kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm nhỏ hay dưới hồn cảnh rừng trong
các thành phố, ngoại ơ của thành phố và nông thôn ngoại thành. Theo định nghĩa này thì


13

phạm vi và chức năng hoạt động của lâm nghiệp đô thị khá rộng liên quan đến nhiều lĩnh
vực: lâm nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, kiến trúc, dịch vụ và thương mại.
Như vậy, vai trò của cây xanh đã có sự thay đổi cơ bản về chức năng trong hệ
sinh thái đô thị: trước đây chủ yếu là trang trí và kiến trúc cảnh quan thì nay là điều hồ
khí hậu và bảo vệ mơi trường. Cây xanh đô thị đã trở thành một chuyên ngành khoa học
thực sự - chuyên ngành lâm nghiệp đô thị. Với quan điểm này đòi hỏi phải xây dựng một
loạt các giải pháp khoa học công nghệ từ việc qui hoạch đến việc chọn loài cây trồng, xây
dựng hệ thống tiêu chuẩn cây trồng, các kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và quản lý...
Ở Việt Nam, việc trồng cây xanh đô thị đã được tiến hành từ hàng trăm năm.
Nhưng việc nghiên cứu về vấn đề này thì mới được thực hiện khoảng vài chục năm gần
đây. Điều đáng chú ý là các nghiên cứu mới chỉ tập trung ở hai Thành phố lớn là Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh. Quan điểm về vấn đề cây xanh đô thị, các nhà nghiên cứu
trong nước đều khẳng định: hệ thống cây xanh đơ thị có vai trị hết sức to lớn trong việc
điều hồ khí hậu, bảo vệ mơi trường và kiến trúc cảnh quan. Hệ thống cây xanh đô thị của
nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu về môi trường cảnh quan. Tỷ lệ diện tích cây xanh
quá ít, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý. Chúng ta vẫn còn thiếu một giải pháp đồng bộ cho
việc phát triển hệ thống cây xanh đơ thị.
Cây xanh đơ thị có thể chia làm nhiều loại tùy theo tính chất sử dụng và vị trí của
khu đất trong cơ câu quy hoạch. Các loại cây xanh đô thị bao gồm: [2]

Cây xanh công viên.
Cây xanh vườn hoa.
Cây xanh đường phố.
1.1.2. Cây xanh đƣờng phố
Cây xanh, một thành phần quan trọng trong các cơng trình kiến trúc, có vai trị hết
sức quan trọng trong việc điều hồ khí hậu, bảo vệ mơi trường và giải quyết các vấn đề
môi sinh. Cùng với việc giảm thiểu nguồn ơ nhiễm thì sử dụng cây xanh đang là giải pháp
hiệu quả nhất trong việc bảo vệ mơi trường. Vì vậy, cây xanh đường phố đã trở thành chủ
đề thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm.
1.1.2.1. Vai trị của cây xanh đƣờng phố
Có tác dụng giảm ơ nhiễm khơng khí.
Khơng khí chứa bụi khi thổi qua các hàng cây xanh thì các hạt bụi sẽ bám vào mặt
lá cây do lực ma sát và trọng lượng của bản thân hạt bụi. Các luồng khơng khí thổi qua tán
lá cây sẽ bị lực cản làm cho tốc độ của luồng khơng khí giảm và lỗng đi. Do đó một phần
hạt bụi sẽ ngưng đọng trên lá cây, vì vậy có thể nói cây xanh có tác dụng lọc sạch bụi
trong khơng khí.


14

Cây xanh có khả năng điều hịa khí hậu hấp thu bức xạ, làm cho khơng khí nóng
bức ngột ngạt ở thành phố trở nên dịu mát, dễ chịu. Ở những khu nhà san sát, nhà cao tầng
nhất, khơng có cây xanh khơng khí thường nóng bức mà con người phải nhận lấy. Trái lại,
ở những khu vực có cây xanh, cây đã “gánh” giùm phần lớn nhiệt lượng của mặt trời thải
ra hơi nước, tỏa mát không gian. Bên cạnh đó, cây xanh che chở cho con người khỏi
những tia nắng gay gắt giúp bảo vệ da và sức khỏe của con người.
Có tác dụng giảm tiếng ồn
Các bộ phân của cây như vỏ cây, tán cây thân cây đều có tác dụng giảm tiếng ồn
khoảng 30%. Đường phố có cây xanh sẽ giảm tiếng ồn xuống 5-6 lần.
Về năng lượng

Cây xanh giúp giảm tới 20-25% chi phí sử dụng năng lượng hàng năm cho một
gia đình qua việc điều hịa khơng khí.
Khả năng chắn gió, giảm tiếng ồn và tăng chất lượng khơng khí
Theo ước tính, cây xanh có thể làm giảm lượng khói bụi đến 6% bằng cách hấp
thu các tác nhân gây ơ nhiễm khơng khí như: NO2, CO, SO2, O3, khói, bụi...
Giảm tải cho hệ thống thốt nước mưa đơ thị
Một cây xanh phổ biến có khả năng giữ lượng nước mưa trung bình 200-290 lít/
năm. Bên cạnh đó, các thảm cây xanh làm tăng chất lượng nước các thủy vực do hấp thụ
chất ô nhiễm từ nước chảy tràn bề mặt, làm giảm lượng nước tập trung vào nguồn nước
mặt và tăng trữ lượng nước ngầm.
Làm giảm xói lỡ thủy vực
Cây trong khu vực ven thủy vực có vai trị làm giảm sự xói lở thủy vực nhờ sự ổn
định đất đá bằng bộ rể của chúng.
Về khía cạnh sinh học và thực phẩm
Cây xanh đảm bảo nơi sống cho động vật trên cạn và các lồi thủy sinh
Cây xanh có thể cung cấp thực phẩm, nước, lớp phủ cho các lồi chim, bó sát,
động vật trên cạn...
Về phương diện tâm sinh lý
Cuộc sống của con người ln gắn bó và khơng thể tách rời khỏi thiên nhiên. Vì
vậy khi con người đứng trước các yếu tố tạo nên thiên nhiên (nước, cỏ cây hoa lá, núi
non…) đều cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng và thư thái, như tìm được chốn yên bình sau
khoảng thời gian ồn ào vội vã của cuộc sống.
1.1.2.2. Phân loại cây xanh đƣờng phố
Cây xanh đơ thị có thể chia làm nhiều loại:
Theo vị trí trồng gồm: bulơva, dải cây xanh ven đường đi bộ(vỉa hè), dải cây xanh
trang trí, dải cây xanh ngăn cách giữa các đường, hướng giao thông.[3]


15


Theo cơng dụng, cây xanh đường phố có các nhóm sau:
Nhóm cây ăn quả cho bóng mát.
Nhóm cây cho bóng mát thường.
Nhóm cây cho bóng mát có hoa đẹp.
Nhóm cây gỗ và có giá trị kinh tế.
Nhóm cây tạo hình trang trí.
1.1.3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây xanh đƣờng phố.
1.1.3.1. Các loại cây bóng mát trong đơ thị.
Theo quy định mức dự tốn duy trì cây xanh đơ thị do Bộ xây dựng ban hành năm
2009[4], cây xanh bóng mát được phân loại như sau:
Cây bóng mát mới trồng là cây từ sau khi trồng 90 ngày đến 2 năm.
Cây xanh bóng mát từ sau khi trồng 2 năm trở đi, bao gồm:
Cây loại 1 (cây tiểu mộc): có chiều cao trưởng thành ≤ 6m; đường kính gốc ≤
20cm.
Cây loại 2 (cây trung mộc): có chiều cao trưởng thành ≤ 12m; đường kính gốc ≤
50cm.
Cây loại 3 (cây đại mộc): có chiều cao trưởng thành >12m; đường kính gốc
>50cm.
1.1.3.2. Các tiêu chuẩn trồng cây xanh đƣờng phố.
Cây xanh trồng trên đường phố phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Cây thẳng, dáng cân đối, không sâu bệnh.
Cây không thuộc danh mục cây cấm trồng do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố ban
hành.
Cây đưa ra trồng trên đường phố: cây tiểu mộc có chiều cao tối thiểu từ 1,5m trở
lên, đường kính cổ rễ từ 5cm trở lên; đối với cây trung mộc và đại mộc có chiều cao tối
thiểu 3m trở lên , đường kính cổ rễ từ 6cm trở lên.
Cây đưa ra trồng nơi khác có chiều cao từ 2m trở lên, đường kính cổ rễ từ 3cm trở
lên.
Cây mới trồng phải được chống giữ chắc chắn, ngay thẳng.
Cây xanh trồng trên đường phố phải được lắp đặt bó vỉa bảo vệ gốc cây. Mẫu bó

vỉa (kiểu dáng, kích thước, loại vật liệu) do Sở Giao Thông Công Chánh hướng dẫn thực
hiện theo hướng đồng mức với vỉa hè, lề đường.
1.1.3.3. Trồng cây xanh đƣờng phố.
Cây xanh trồng trên đường phố theo quy cách sau:
Đối với các tuyến đường lớn có chiều rộng vỉa hè trên 5m nên trồng các loài cây
đại mộc hoặc trung mộc.


16

Đối với các tuyến đường trung bình có chiều rộng vỉa hè từ 3m đến 5m nên trồng
các loài cây trung mộc hoặc tiểu mộc. Trong trường hợp áp dụng các giải pháp kiểm sốt
kích thước cây (như khống chế chiều cao cây, đường kính tán; xác định chu kỳ thay thế
cây phù hợp), có thể thiết kế trồng cây đại mộc và phải được Sở Giao thông vận tải chấp
thuận trước khi thực hiện.
Đối với các tuyến đường nhỏ có chiều rộng vỉa hè hẹp dưới 3m, đường cải tạo bị
khống chế về mặt bằng và khơng gian thì cần tận dụng những cây hiện có hoặc trồng tại
những vị trí thưa cơng trình, ít vướng đường dây trên khơng và khơng gây hư hại các cơng
trình sẵn có; có thể trồng cây trang trí, trồng dây leo theo trụ hoặc đặt chậu cây. Trong
trường hợp áp dụng các giải pháp kiểm sốt kích thước cây phù hợp, có thể thiết kế trồng
các loại cây bóng mát và phải được Sở Giao thông vận tải chấp thuận trước khi thực hiện.
Khoảng cách giữa các cây trồng từ 4m đến 10m tùy thuộc vào loài cây đại mộc,
trung mộc, tiểu mộc hoặc theo từng vị trí cụ thể của quy hoạch trên khu vực, đoạn đường.
Chú ý trồng cây ở khoảng trước tường ngăn giữa hai nhà phố, tránh trồng giữa cổng hoặc
trước chính diện nhà dân đối với những nơi có chiều rộng vỉa hè dưới 5m.
Khoảng cách các cây được trồng tính từ mép lề đường từ 0,6m đến 1,0m tùy thuộc
vào loài cây đại mộc, trung mộc, tiểu mộc hoặc theo từng vị trí cụ thể của quy hoạch trên
khu vực, đoạn đường.
Cây xanh đường phố và các dải cây phải hình thành một hệ thống cây xanh liên
tục và hồn chỉnh, khơng trồng q nhiều loại cây bóng mát trên một tuyến phố. Trồng từ

một đến hai loại cây bóng mát đối với các tuyến đường, phố có chiều dài dưới 2km. Trồng
từ một đến ba loại cây bóng mát đối với các tuyến đường, phố có chiều dài từ 2km trở lên
hoặc theo từng cung, đoạn đường.
Đối với các dải phân cách có bề rộng dưới 2m chỉ trồng cỏ, cây bụi thấp, cây tạo
hình hoặc các loại cây trang trí khác. Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên có thể
trồng các loại cây thân thẳng có chiều cao và bề rộng tán lá khơng gây ảnh hưởng đến an
tồn giao thông, trồng cách điểm đầu dải phân cách, đoạn qua lại giữa hai dải phân cách
khoảng 3m - 5m để đảm bảo an tồn giao thơng.
Cây bóng mát được trồng cách các góc phố 5m - 8m tính từ điểm lề đường giao
nhau gần nhất; các loại cây được trồng tại khu vực giao lộ phải đảm bảo không gây ảnh
hưởng đến tầm nhìn giao thơng.
Cây bóng mát được trồng cách các họng cứu hỏa trên đường 2m - 3m; cách cột
đèn chiếu sáng và miệng hố ga 1m - 2m.
Cây bóng mát được trồng cách mạng lưới đường dây, đường ống kỹ thuật (cấp
nước, thoát nước, cáp ngầm) từ 1m - 2m.


17

Các loại cây được trồng dưới đường dây điện phải đảm bảo hành lang an toàn lưới
điện theo quy định của pháp luật về điện lực.
Tại các trụ cầu, cầu vượt, bờ tường nghiên cứu thiết kế bố trí trồng dây leo để tạo
thêm nhiều mảng xanh cho đô thị, có khung với chất liệu phù hợp cho dây leo để bảo vệ
cơng trình. Tại các nút giao thơng quan trọng ngoài việc phải tuân thủ các quy định về bảo
vệ an tồn giao thơng, tổ chức trồng các loại cây, tạo thành mảng xanh làm tăng vẻ mỹ
quan đô thị
1.1.3.4. Ơ đất trồng cây xanh đƣờng phố:
Kích thước và loại hình ơ đất trồng cây được sử dụng thống nhất đối với cùng một
loại cây trên cùng một tuyến phố, trên từng cung hay đoạn đường.
Xung quanh ô đất trồng cây trên đường phố hoặc khu vực sở hữu cơng cộng (có

hè đường) phải được xây bó vĩa có cao độ cùng với cao độ của hè phố nhằm giữ đất tránh
làm bẩn hè phố hoặc các hình thức thiết kế khác để bảo vệ cây và tạo hình thức trang trí.
Tận dụng các ơ đất trồng cây bố trí trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành khóm xung quanh gốc
cây hoặc thành dải xanh để tăng vẻ đẹp cảnh quan đô thị.
1.1.3.5. Vƣờn ƣơm cây xanh.
Trong quy hoạch đô thị phải dành quỹ đất để phát triển vườn ươm cây xanh đô
thị. Không chuyển đổi đất để phát triển vườn ươm sang mục đích sử dụng khác.
Tổ chức được giao quản lý và khai thác vườn ươm cây xanh đơ thị có trách
nhiệm:
Bảo đảm việc sử dụng đất vườn ươm đúng mục đích.
Chủ động phát triển vườn ươm cây phong phú về chủng loại; bảo đảm tiêu chuẩn
kích thước, chất lượng khi xuất vườn nhằm đáp ứng kế hoạch cải tạo và phát triển cây
xanh hàng năm của đô thị.
Chủ động nghiên cứu dẫn giống; thực hiện lai tạo, nhân giống các giống cây mới
trong và ngoài nước có tán, lá, hoa màu sắc đẹp phù hợp với điều kiện mơi trường đơ thị;
chú trọng việc thuần hóa các loài cây bản địa, đặc hữu, quý, hiếm đưa ra trồng trong công
viên, trên đường phố và các khu vực công cộng khác của đô thị.
1.1.3.6. Quản lý cây xanh trên đƣờng phố.
Cơ quan được phân cấp quản lý cây xanh trồng trên đường phố có trách nhiệm
thục hiện các công việc sau:
Trồng cây xanh đường phố:
Trồng thay thế cây xanh đường phố bị đốn hạ do sâu bệnh khơng có khả năng
điều trị, cây chất, cây xanh có nguy cơ đổ ngã;
Trồng cây xanh theo quy hoạch chủng loại cây xanh trồng trên từng đường do
Giám đốc Sở Giao thông công chánh hướng dẫn.


18

Bảo quản ,chăm sóc cây xanh đường phố:

Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, cắt mé cành và nhánh nặng tán, lấy nhánh
khô, khống chế chiều cao, chống sửa cây nghiêng, tạo dáng, bón phân, kiểm tra xử lý sâu
bệnh và xác định tình trạng phát triển của cây để có biện pháp theo dõi, bảo vệ, xử lý kịp
thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển để làm tăng tuổi thọ của cây trồng. Việc
chăm sóc, cắt tỉa cây phải tuân thủ quy trình kỹ thuật đồng thời phải có biện pháp bảo đảm
an tồn cho người, phương tiện và cơng trình.
Đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, chăm sóc cây xanh đơ thị phải thường xuyên
kiểm tra, kịp thời phát hiện cây trồng trên đường phố có khả năng đỗ ngã hoặc dẫn phóng
điện tác động nguy hiểm tới người, phương tiện và công trình để có biện pháp khắc phục
hoặc lập kế hoạch chặt hạ dịch chuyển cây trồng theo đúng quy định. Xác định cây nguy
hiểm để lập hồ sơ theo dõi tình trạng phát triển và có kế hoạch thay thế kịp thời.
Đối với cây xanh già cỗi không đảm bảo an tồn, mục đích sử dụng phải lập kế
hoạch từng bước chặt hạ để thay thế dần. Cây thay thế trồng mới phải có hình dáng,
đường kính chiều cao phù hợp với cảnh quan chung.
Lập hồ sơ quản lý: đơn vị được phân công, phân cấp quản lý cây xanh đô thị phải
tổ chức thống kê về số lượng, chất lượng, đánh số cây, lập hồ sơ cây xanh cho từng tuyến
phố, khu vực công cộng. Đối với cây cổ thụ, cây cần bảo tồn ngoài việc thực hiện việc
thống kê, phân loại, đánh số, cần phải treo biển tên và lập hồ sơ cho từng cây để phục vụ
công tác bảo tồn, quản lý bảo đảm về mỹ thuật, an tồn khi chăm sóc. Xác định cây nguy
hiểm để lập hồ sơ theo dõi tình trạng phát triển và có kế hoạch thay thế kịp thời.
1.2. Tình hình nghiên cứu cây xanh đƣờng phố.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Cây cỏ, hoa lá là một thành phần không thể thiếu được của tự nhiên. Cây cỏ, hấp
thụ khí cácboníc, nhả ra khí ơxy, là loại khí rất cần cho con người và mn lồi hít thở.
Trong thành phố đông người, nhiều ôtô, xe máy, thường đốt nhiều than dầu, thải ra nhiều
khí cacbonic và nhiều loại khí độc hại vào khơng khí. Nhờ có nhiều cây xanh nên lượng
khí cacbonic và các khí độc hại khác khơng tăng lên q cao, nhờ đó khơng khí đỡ ngột
ngạt, khó thở. Cây xanh giúp điều hịa khí hậu, bảo vệ mơi trường và giải quyết các vấn đề
mơi sinh. Chính vì vậy,chủ đề cây xanh ln được sự quan tâm của các nhà khoa học trên
thế giới.

Quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này là Singapore, ở đây luôn đi đầu về sự hài hịa
giữa cây xanh đơ thị và xây dựng. Singapore nổi tiếng là một ốc đảo xanh - sạch bậc nhất
của thế giới. Quốc gia Đông Nam Á này vẫn luôn được gọi với cái tên "Công viên trong
thành phố". Hệ thống cảnh quan xanh ở đây được quy hoạch đến từng centimet. Cảnh


19

quan xanh được bố trí ở khắp mọi cơng trình kiến trúc từ những khu nhà cao tầng, khu biệt
thự riêng cho đến các resort. Bất kỳ ở đâu, yếu tố xanh cũng được ưu tiên hàng đầu.
Không chỉ là cảnh quan bên ngồi, cây xanh cịn được bố trí ngay lịng những cơng trình.
Các tồ nhà cao tầng với lối kiến trúc hiện đại khỏe khoắn nhưng cũng không kém phần
quyến rũ với những quy hoạch cảnh quan xanh từ khắp các đường phố cho tới bên trong
của các tồn nhà. Vì vậy, mơi trường ở Singapore ln được đánh giá vào loại sạch nhất
trên thế giới và môi trường sinh thái trên đất nước này được đặc biệt quan tâm. Chính phủ
Singapore đã coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái là một nhiệm vụ chiến lược trong
chính sách phát triển KT-XH. Có thể nói, Singapore khơng chỉ xanh - sạch với môi trường
trong cuộc sống mà cịn trong cả phong cách kiến trúc xanh của mình.[19]
Theo kết quả nghiên cứu, bình qn diện tích ở Berlin, Đức là 50m2/người; ở
Paris, Pháp là 25m2/người; ở Moscow, Nga là 44m2/người hay ở Anh, diện tích cây xanh
ở London là 9m2/người.[21]
Tại viện nghiên cứu cây xanh ở Canada (FCA), một cây xanh khỏe mạnh hấp thụ
2,5kg CO2/năm, một cây trưởng thành có thể hấp thụ từ 3000 đến 7000 hạt bụi/m2 khơng
khí. Một cây trưởng thành có thể cung cấp O2 cần thiết cho 4 người.
Theo nghiên cứu của Đại học (Michigan State University, Urban Forestry), sự
hiện diện của một cây gần nhà giảm 30% lượng khơng khí ơ nhiễm. Một cây trưởng thành
hút mất 450 lít nước ở trong đất rồi trả lại về khơng khí dưới dạng hơi nước để làm mới
khơng khí. Một cây phong có đường kính 30cm, trong một mùa nó có thể hút được lượng
chất kim loại nặng trong đất như 60mg Cadmium, 140mg Chrome, 820mg Nikel và
5200mg Pb.[19]

Một nghiên cứu thú vị được hai nhà sinh thái học người Mỹ là Stephen Mattews
và Paul Rodewald (Đại học bang Ohio) công bố “Cây xanh đơ thị có vai trị quan trọng
trong việc tiếp năng lượng cho chim di cư”.[20]
Thực hiện nghiên cứu này, hai nhà khoa học đã tiến hành gắn những chiếc thẻ nhỏ
nặng 0,66g, có khả năng phát tín hiệu radio vào hơn 100 con chim hét Swainson (Catharus
ustulatus), sau đó tìm cách thu thập dữ liệu về hành trình của 91 con trong thời gian
nghiên cứu 4 năm.
Tiến sĩ Matthews cho biết, các thẻ nhỏ ấy đã cung cấp cho họ một bộ số liệu độc
nhất vô nhị về quá trình di cư và các trạm dừng chân của chim hét Swainson. Nhờ đó, họ
có thể ghi lại quãng thời gian mà loài chim này nghỉ lại và nhận thấy quy mô của rừng


20

không phải là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chúng. Thay vào đó, chúng bị chi phối
nhiều hơn bởi các yếu tố bên trong như lượng mỡ dự trữ của cơ thể.
Bên cạnh đó, ơng cũng đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của độ che phủ
cây trong thành phố khi cùng các nhà khoa học tiến hành kiểm tra những nơi chim sử
dụng để kiếm thức ăn. Trong 7 vị trí thảm cây được khảo sát thì có đến 5 vị trí thường
thấy chim hét Swainson trú ngụ, thậm chí, chúng khơng rời khỏi địa điểm đã chọn dừng
chân.
Có thể nói, q trình di cư là một giai đoạn quan trọng trong chu kỳ hàng năm của
các lồi chim có đặc tính này, bởi chúng dành đến 90% quỹ thời gian cho việc nghỉ ngơi
và lấy lại năng lượng tại các điểm dừng chân. Đây là thông tin thực sự hữu ích cho việc
đánh giá tầm quan trọng của môi trường trong thành phố và các khu đơ thị đối với sự sinh
tồn của lồi chim hét Swaison nói riêng và các lồi chim di cư nói chung.
Một số nghiên cứu ở Mỹ đã phân tích tác động của cây xanh trên giá bán nhà ở,
kết quả là việc tìm kiếm các giá trị của tài sản trong cây lót khu vực có thể lên đến 6% lớn
hơn trong các lĩnh vực tương tự mà khơng có cây.[22]
Xu hướng hiện nay ai cũng mong muốn được gần gũi với thiên nhiên. Mọi người

đều muốn tìm cho mình sự nhẹ nhõm, thanh thoát sau những áp lực của cuộc sống thường
ngày. Theo một nghiên cứu ở Anh, tiến hành khảo sát dữ liệu từ 5.000 hộ gia đình nước
này với 10.000 người trưởng thành trong 17 năm (từ 1991 đến 2008) khi họ chuyển nhà
quanh thành phố, các nhà nghiên cứu của Đại học Exeter phát hiện việc sống trong một
khơng gian xanh mang lại ảnh hưởng tích cực đáng kể. Nó khiến họ giảm bớt căng thẳng
thần kinh, và có mức độ thỏa mãn với cuộc sống cao hơn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng ảnh hưởng này với mỗi cá nhân có thể là nhỏ, nhưng
sẽ rất có ý nghĩa với cả cộng đồng lớn, giúp nhà chức trách có so sánh tốt hơn khi quyết
định đầu tư vào các điểm công cộng như xây dựng công viên... "Việc sống trong khu đơ
thị có mật độ cây cối cao có ảnh hưởng tốt đến tâm trạng, gần tương đương 1/3 so với
ảnh hưởng của các "cú hích" lớn trong cuộc đời, như kết hôn", tiến sĩ Mathew White,
thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.
Theo USDA Forest service, “Cây xanh đặt đúng cách xung quanh các tòa nhà có
thể làm giảm nhu cầu điều hịa khơng khí 30% và tiết kiệm được 20 – 50% năng lượng
được sử dụng để sưởi ấm.[23]
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.


21

Cây xanh đơ thị ai cũng hiểu đó là lá phổi xanh của thành phố nhưng vì lợi ích
kinh tế, người ta cũng không ngần ngại đánh đổi một công viên bằng một tòa nhà cao tầng
ngay trung tâm. Theo ngun tắc quy hoạch, mỗi cơng trình phải dành ít nhất 20% diện
tích cho cây xanh, nhưng trong tình trạng tấc đất tấc vàng như hiện nay, diện tích này
cũng bị xà xẻo. Thiếu cây xanh tưởng như là chuyện nhỏ với quan niệm “chẳng chết ai”.
Nhưng cái giá phải trả trong tương lai thì vơ cùng lớn, khơng chỉ cho môi trường mà cho
cả việc xây dựng nhân cách con người.
Đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết hiện nay cây xanh ở đô thị
nước ta chưa đạt tiêu chuẩn về độ che phủ cũng như cân bằng hệ sinh thái. Tại các vùng
đơ thị hóa nhanh, chưa có vành đai xanh để bảo vệ mơi trường. Hệ thống cây xanh mới

hình thành và tập trung tại các đơ thị lớn và trung bình, cịn tại các đơ thị nhỏ, cây xanh
chiếm diện tích khơng đáng kể. So với các tiêu chuẩn và quy chuẩn thì tỷ lệ diện tích đất
dành cho cây xanh cịn rất thấp...
Đã có nhiều nghiên cứu khoa học về cây xanh đơ thị được tiến hành trên các
thành phố. Nhìn chung đều khẳng định: hệ thống cây xanh đô thị ở nước ta chưa đáp ứng
được yêu cầu về môi trường cảnh quan. Tỉ lệ diện tích cây xanh cịn q ít, cơ cấu cây
trồng chưa hợp lý. Chúng ta vẫn còn thiếu giải pháp đồng bộ cho việc phát triển cây xanh
đô thị.
Năm 1999, Huỳnh Phong Ba và cộng sự với đề tài: “Xác định tập đồn cây xanh
đơ thị phục vụ cho việc xanh hóa các thị xã của tỉnh Quảng Nam” nhằm giúp hai thành
phố Tam Kỳ và Hội An có những dự kiến phát triển hiệu quả trong quy hoạch cây xanh đô
thị”.[4]
Năm 2000, Phạm Minh Thịnh , nghiên cứu hệ thống cây xanh đô thị trong kiến
trúc cảnh quan của thành phố Huế với kết quả thu được về thành phần loài cây xanh, đã
xác định được 143 lồi thuộc 54 họ trong đó cây xanh đường phố gồm 59 lồi thuộc 24
họ, nhóm cây xanh cơng viên gồm 74 lồi thuộc 32 họ, nhóm cây xanh khn viên gồm
64 lồi thuộc 34 họ thực vật.[14]
Năm 2001, TS. Đinh Quang Hiệp – Giảng viên bộ môn cảnh quan và Kỹ thuật hoa
viên – Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tiến hành xây dựng một số dữ liệu về cây xanh
đường phố tại Hồ Chí Minh. Góp phần hình thành cơ sở dữ liệu cho cơng ty chăm sóc cây
xanh và là tiền đề cho những nghiên cứu về bản đồ cây xanh trên địa bàn sau này.[5]


22

Năm 2005, Trần Kim Nhạn, thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp, Khoa Sư Phạm –
Đại học Cần Thơ, Ngành Sinh vật học, với đề tài: “ Khảo sát hiện trạng mảng xanh công
viên, đường phố Quận Ninh Kiều, Cần Thơ”.[10]
Năm 2010, Nguyễn Danh và Phan Thị Thanh Thủy với đề tài: “Điều tra, đánh giá
thành phần lồi cây xanh đơ thị, khảo sát các mơ hình bố trí các cây xanh trên đường phố

và công viên ở thành phố Pleiku” đồng thời nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển của cây xanh đô thị nhằm đê xuất các phương hướng phát triển hệ thống cây
xanh đô thị ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Thành phần lồi cây xanh đơ thị tại đây đã
xác định được 165 loài thuộc 140 chi trong 59 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch.
Trong đó cây xanh đường phố có 57 lồi thuộc 28 họ, cây xanh cơng viên có 130 lồi, với
45 lồi cây bóng mát thuộc 21 họ.[15]
Năm 2010, Cao Anh Tuấn sinh viên Khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm
Huế đã thực hiện Khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài “Ứng dụng GIS trong đánh giá
hiện trạng, quy hoạch và quản lý cây xanh đô thị tại một số tuyến đường ở thành phố Tam
Kỳ - Tỉnh Quảng Nam” để góp phần vào việc đánh giá hiện trạng đất và cây xanh đơ thị
tại Tam Kỳ nhằm phục vụ mục đích thiết kế quy hoạch cây xanh.[17]
Năm 2011, Nguyễn Văn Vui, Trương Thị Mỹ Phẩm, Ngô Trục Nhã, trường Đại
học Cần Thơ, đã tiến hành điều tra thực trạng cây xanh bóng mát và cây cảnh trang trí ở
TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Kết quả điều tra bước đầu đã xác định được cây xanh
bóng mát và cây cảnh trang trí có 292 lồi, 205 chi, 83 họ của 2 ngành thực vật bậc cao
(ngành Magnoliophyta và Pinophyta). Trong đó ngành Magnoliophyta chiếm ưu thế với
282 loài (chiếm 96,6%) tổng số lồi. Các họ có nhiều lồi nhất là: Cactaceae (7 loài),
Asteraceae (9 loài), Dracaenaceae (9 loài), Apocynaceae (13 loài), Araceae (14 loài),
Orchidaceae (14 loài), Euphorbiaceae (15 loài), Moraceae (15 loài), Fabaceae (18 loài),
Arecaceae (20 loài).[18]
Năm 2011, Trương Thị Lệ, Trường Đại học Sư pham – Đại học Đà Nẵng, tiến
hành nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam đã thống kê
được ở thành phố Tam Kỳ có 49 lồi cây xanh đường phố thuộc 43 chi của 25 họ trong 2
ngành thực cật bậc cao có mạch, trong đó ngành hạt kín (Angiospermae) có 47 lồi thuộc
41 chi của 23 họ, ngành hạt trần (Gymnospermae) có 2 lồi thuộc 2 chi của 2 họ.[09]
1.2.3. Tình hình nghiên cứu ở Thành Phố à Nẵng.


23


Hiện nay, cây xanh đường phố TP. Đà Nẵng chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề
này. Đa số chỉ là các bài báo, nhận định và đánh giá về tình hình chung về cây xanh đơ thị
của thành phố. Trên địa bàn TP Đà Nẵng có gần 60.000 cây xanh bóng mát các loại, trong
đó chiếm nhiều nhất vẫn là lim xẹt, sao đen, xà cừ, bàng, muồng tím, sấu; gần 675.500 m2
thảm hoa, thảm cỏ trên 175 đường phố, 48 khu dân cư tập trung, trong các công viên,
vườn hoa. Ngồi ra, cịn có hơn 32.480 cây xanh các loại và hơn 243.650 m2 thảm cỏ,
thảm hoa trong khuôn viên các khu vui chơi công cộng, cơ quan, cơng sở, trường học, nhà
dân. Diện tích cây xanh trên đầu người đạt 1,26m2/người.
Năm 2005, KTS Bùi Huy Trí và cộng sự của Viện quy hoạch xây dựng Đà Nẵng
đã nghiên cứu giải pháp phát triển hệ thống cây xanh đường phố Đà Nẵng nhằm đưa đến
cho thành phố những dự kiến phát triển có hiệu quả trong quy hoạch cảnh quan đô thị.[16]
Ở nội thị Đà Nẵng, hiện nay chỉ cịn lại một vài đường phố có nhiều cây xanh có
nhiều năm tuổi như đường Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Chí Thanh, Lý Tự Trọng…Ở
những tuyến đường lớn mới mở như đường Nguyễn Hữu Thọ, 30-4, Hoàng Sa, Trường
Sa… quy hoạch cây xanh vẫn còn nhiều chuyện đáng bàn, điển hình như trên đường 30-4,
đoạn đầu đường phía Tượng đài 2-9 được trồng cây dừa, trong khi đó những đoạn đường
còn lại lại trồng một loại cây khác. Hay trên đường Nguyễn Hữu Thọ, hầu như thiếu vắng
bóng cây xanh.
Riêng những khu vực mới được chỉnh trang, mở rộng, xây dựng thì cây xanh cịn
nhiều vấn đề đáng nói. Thí dụ tại các khu chung cư trên địa bàn phường Nại Hiên Đông,
quận Sơn Trà, mặc dù đã được đưa vào sử dụng từ năm 2006 đến nay, nhưng các khu
chung cư như A1, A2, A4, A5, A6 (khối chung cư Vũng Thùng) hầu như khơng có cây
xanh. Những loại cây xanh được trồng ở các khu chung cư này chủ yếu do người dân
trong các tổ dân phố đóng góp kinh phí rồi mua tự mua cây về trồng, trong đó có nhiều
cây ít cho bóng mát như cây sao đen, lim…
Năm 2010, Nguyễn Quốc Hải, sinh viên khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học
Sư phạm, Đại học Đà Nẵng thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu thực
trạng cây xanh đường phố tại quận Thanh Khê – TP. Đà Nẵng” qua đó góp phần hình
thành cơ sở số liệu cho cơng tác quản lý cây xanh và là tiền đề nghiên cứu về bản đồ trên
địa bàn thành phố sau này.[06]

Năm 2011, Lê Thị Phương, sinh viên khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư
phạm, Đại học Đà Nẵng thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu thực


24

trạng cây xanh đường phố tại quận Sơn Trà – TP. Đà Nẵng nhằm đề ra giải pháp phát triển
bền vững”.[12]
Năm 2012, Nguyễn Ngọc Phan, sinh viên khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học
Sư phạm, Đại học Đà Nẵng thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu thực
trạng cây xanh đường phố tại quận Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng nhằm đề ra giải pháp phát
triển bền vững”.[11]
1.3. ặc điểm khu vực nghiên cứu
1.3.1. iều kiện tự nhiên
Vị trí của Quận Hải Châu





Phía Bắc giáp Vịnh Đà Nẵng.
Tây giáp quận Thanh Khê và huyện Hịa Vang.
Đơng giáp quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn.
Nam giáp huyện Hịa Vang.

Quận Hải Châu có diện tích 21,35 km2, chiếm 1,66% diện tích tồn thành phố.
Dân số :196.098 người, chiếm 21,17% số dân toàn thành phố; Mật độ dân số:
9.184,92 người/km2. (Theo niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2010).
Quận Hải Châu có 13 đơn vị hành chính cấp phường: Hải Châu 1, Hải Châu 2,
Thạch Thang, Thanh Bình, Thuận Phước, Hịa Thuận Tây, Hồ Thuận Đơng, Nam

Dương, Phước Ninh, Bình Thuận, Bình Hiên, Hịa Cường Nam, Hịa Cường Bắc.
Với vị trí là một quận trung tâm, nằm sát trục giao thông Bắc Nam và cửa ngõ ra
biển Đông, cùng một hệ thống hạ tầng giao thông phát triển mạnh, đồng thời là trung tâm
hành chính, thương mại, dịch vụ của thành phố, tập trung đông dân cư và các cơ quan, văn
phòng của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Vì vậy, quận Hải Châu có
một tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của thành phố Đà Nẵng, giữ vai trò là
trung tâm chính trị-hành chính-kinh tế-văn hố và là địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc
phòng của thành phố Đà Nẵng.
1.3.2. Tình hình kinh tế xã hội
Năm 1997, từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng,
quận Hải Châu đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Trong 16 năm qua, quận Hải


25

Châu đã liên tục thay đổi gương mặt của mình. Cùng với quyết tâm vượt qua gian khó của
tồn thể cán bộ, quân và dân Đà Nẵng trong quá trình phát triển, quận Hải Châu quyết liệt
tự làm mới mình, vừa là nhu cầu tự thân, vừa là để đáp ứng yêu cầu của một quận trung
tâm đầu tàu có sứ mệnh liên đới trách nhiệm đối với cả Đà Nẵng trong cơng cuộc cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước
Khai thác tốt những lợi thế sẵn có, trong những năm qua Hải Châu đã có những
biến đổi rõ rệt về nhịp độ và khí thế phát triển. Tốc độ GDP bình quân tăng cao hơn mức
bình quân chung của thành phố Đà Nẵng, giá trị sản xuất các mặt hàng cơng nghiệp, nơng
nghiệp,thủy sản phát triển tồn diện … kim ngạch xuất khẩu tăng, các ngành du lịch
thương mại, dịch vụ chuyển biến tích cực.
Với chủ trương lấy dịch vụ làm đòn bẩy phát triển, cơ cấu kinh tế của quận Hải
Châu đã chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ thương mại. Tỷ
trọng của ngành dịch vụ trong GDP đạt 71,87% (năm 2011) và tốc độ tăng bình quân giai
đoạn 1997-2011 là 14,29%/năm. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn
quận năm 2011 là 52.225 tỷ đồng, tăng bình quân giai đoạn 1997-2011 là 14,73%/năm,

trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn quận năm 2011 là 16.646 tỷ
đồng, tăng bình quân giai đoạn 1997-2011 là 18,34%/năm.
16 năm qua kể từ khi được thành lập, bộ mặt đơ thị của Hải Châu đã có nhiều đổi
thay. Những khu phố mới kiến trúc đẹp, được xây dựng thay cho những khu phố cũ.
Nhiều khu chung cư khang trang mọc lên phục vụ các hộ dân nghèo ở các khu nhà ổ chuột
quy hoạch giải tỏa. Những tuyến đường rộng dài lấp lánh ánh điện thay cho những con
đường gập ghềnh xuống cấp, tạo nên hệ thống giao thơng thuận lợi, tác động tích cực, làm
nên không gian đô thị hấp dẫn và văn minh hơn. Các phân khu chức năng dần rõ nét, đã
định hình các điểm nhấn về kiến trúc đô thị như: Khu Đảo xanh, đường Nguyễn Hữu Thọ,
đường kè ven sơng....
Ngồi các khu dân cư cũ đã hình thành trước đây, kiến trúc hạ tầng gần như ổn
định, đặc biệt ở các đường phố chính như Lê Duẩn, Hùng Vương, Phan Chu Trinh, Hoàng
Diệu. Theo quy hoạch chung của thành phố mở rộng cơ sở hạ tầng các khu dân cư, khu đơ
thị mới về phía Nam và Tây Nam của quận, 15 năm qua, thành phố và quận đã triển khai
xây dựng các khu dân cư mới như khu dân cư Bình Hiên, Tun Sơn, Bình An, Tây Nam
Hồ Cường, Đầm Rong, Thuận Phước, các khu dân cư số 1, số 2, số 4 thuộc khu đô thị
mới Trường Sa-Nguyễn Tri Phương,... đều có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đơ thị đồng bộ. Hiện
đang triển khai xây dựng khu dân cư thu nhập thấp ở khu Trung Tạm (phường Hải Châu


×