Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Quan hệ thương mại của người hoa và người pháp ở thị trường việt nam nửa sau thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.71 KB, 72 trang )

-1-

ỌC
N N
ỌC SƢ P
M
K OA LỊC SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N

ỆP

ỌC

Quan hệ thƣơng mại của ngƣời oa và ngƣời Pháp ở thị
trƣờng Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX

Sinh viên thực hiện : Phan Thị Thúy Hằng
Ngƣời hƣớng dẫn : Nguyễn Hữu Giang

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013


-2-

MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người Hoa đến Việt Nam từ rất sớm. Theo nguồn thư tịch cổ, người Hoa có mặt
tại Việt Nam từ thế kỷ III trước công nguyên. Họ di cư sang nước ta do nhiều nguyên
nhân, một số người hồi hương nhưng phần lớn họ đã ở lại ổn định cuộc sống trên vùng
đất mới. Trải qua quá trình sống lâu dài, người Hoa đã tham gia vào các hoạt động


kinh tế của đất nước. Với khả năng nhạy bén trong lĩnh vực buôn bán người Hoa dần
khẳng định được vị trí vai trị của mình đối với nền thương mại nước ta đang ở thời kì
kém phát triển lúc bấy giờ.
Khơng giống như dân tộc láng giềng, người Pháp có mặt tại Việt Nam muộn hơn.
Đến thế kỷ XVI, khi chủ nghĩa tư bản đã khẳng định được vị thế tại châu Âu cũng là
lúc thị trường trở nên chật hẹp so với sức sản xuất dồi dào do sự thay thế lao động thủ
cơng bằng máy móc. Nhờ thành quả từ các cuộc phát kiến địa lý cùng sự phát triển của
ngành hàng hải những thương nhân phương Tây đã có mặt tại khu vực viễn đông ngày
một nhiều. Sự phát triển mạnh mẽ của giới tư bản Pháp cùng với sự góp sức của tơn
giáo mà người Pháp có được ưu thế trước thực dân Tây Ban Nha trên thị trường Việt
Nam. Những món lợi lớn trước mắt đã thúc đẩy tư bản Pháp đầu tư và từng bước đặt
dấu ấn bằng việc đô hộ vùng đất “vô chủ” này. Đến giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã
cụ thể hóa ưu thế bằng việc nổ súng chính thức xâm lược và đơ hộ nước ta trong ngót
một thế kỷ. Thơng qua chính quyển bảo hộ, thương nhân Pháp thâm nhập sâu vào các
hoạt động buôn bán trên thị trường Việt Nam.
Trong khi thế giới bên ngồi đang trở nên sơi động hơn bao giờ hết thì triều
Nguyễn khơng những khơng đổi mới tư duy nơng nghiệp vốn khơng cịn phù hợp mà
vẫn giữ lối sản xuất cũ. Chính sách đóng cửa cùng với tư tưởng“trọng nông ức
thương” đã kiềm chế nền thương nghiệp nước nhà. Trong khi đó, người Hoa với sự
nhạy bén, tháo vát trong lĩnh vực buôn bán đã trở thành một thế lực về thương mại đặc
biệt là ở khu vực Đàng Trong, Pháp lại có thế về quân sự, thương mại và đang muốn
khống chế thị trường. Do vậy, giữa hai lực lượng này đã hình thành mối quan hệ ràng
buộc về thương mại. Có thể nói rằng, nhà Nguyễn đã vơ tình đẩy người Hoa và người
Pháp xích lại, bắt tay với nhau nhằm khai thác triệt để thị trường Việt Nam.
Việc tìm hiểu quan hệ buôn bán giữa người Hoa và người Pháp trên thị trường
Việt Nam sẽ đưa lại một cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển của nền thương


-3-


nghiệp nước ta ở một giai đoạn lịch sử nhạy cảm của dân tộc, thấy được quá trình lũng
đoạn thị trường của tư bản Pháp cũng như vai trò và ưu thế của người Hoa.
Hiện nay, người Hoa đã trở thành một bộ phận của dân tộc Việt. Việc tìm hiểu về
thế mạnh của từng dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam là một công việc hết sức
cần thiết để vừa giúp đỡ dân tộc phát triển vừa tận dụng được thế mạnh kinh tế từ họ.
Với việc tìm hiểu hoạt động bn bán của người Hoa trên đất nước ta, khóa luận mong
muốn cung cấp thêm nguồn thơng tin để các nhà hoạch định chính sách vừa tận dụng
thế mạnh của người Hoa vừa tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát triển đóng góp tích
cực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Với những lí do trên tơi chọn đề tài “Quan hệ thương mại của người Hoa và
người Pháp ở thị trường Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX” làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xung quanh vấn đề về thương nhân người Hoa và giới thương nhân, tư bản Pháp
buôn bán trên thị trường Việt Nam mặc dù có nhiều bài viết, tài liệu liên quan song chỉ
mới dừng lại ở việc ghi chép tản mạn chưa thống nhất và cũng chưa có tài liệu nào đi
sâu nghiên cứu rõ vấn đề này. Qua quá trình tìm tịi tơi thấy ở một số sách báo và các
bài viết, nghiên cứu của nhiều tác giả có liên quan đến đề tài của mình cụ thể như sau:
Một vài bộ sử biên niên do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn thảo, tiêu biểu là
Đại Nam thực lục có ghi chép dưới dạng biên niên về quan hệ thương mại giữa triều
Nguyễn với người Hoa, người Pháp. Trong đó, một số sự kiện về mối quan hệ giữa
người Hoa và người Pháp cũng được nhắc đến trong mối quan hệ tay đôi, tay ba giữa
người Hoa người Pháp và triều đình. Đây là nguồn tư liệu cổ quan trọng trong q
trình thực hiện khóa luận.
Tác phẩm Nam Bộ xưa và nay là tập hợp nhiều bài viết trên tạp chí Xưa và Nay
được nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1999 có nhiều bài viết liên
quan đến khung nội dung của đề tài như: Thị trường lúa gạo Nam Kỳ 120 năm trước
đây của đồng tác giả Hoàng Trang - Hoàng Anh và Người Hoa ở Bạc Liêu của Phan
Trung Nghĩa. Đây là nguồn tư liệu bổ ích cho khóa luận.
Gần đây, để làm rõ về bộ mặt thương mại ở giai đoạn chủ nghĩa thực dân xâm

lược đến khi dân tộc ta thành lập được nhà nước hợp pháp, năm 2004, tác giả Nguyễn
Phan Quang đã cho xuất bản cơng trình nghiên cứu Thị trường lúa gạo Nam Kì (1860
– 1945). Tác phẩm là sự phản ánh toàn diện diễn tiến trên thị trường lúa gạo ở Nam


-4-

Kỳ trong suốt gần một thế kỷ. Người Hoa và người Pháp cũng được nhắc đến như một
chủ thể trong quá trình trao đổi tấp nập này và lẽ tất nhiên quan hệ buôn bán của
thương nhân Hoa – Pháp trên thị trường lúa gạo cũng được tác giả phản ánh khá rõ rệt.
Đất Gia Định – Bến Nghé xưa và người Sài Gòn của tác giả Sơn Nam với nội
dung như một cuốn dư địa chí về vùng đất Gia Định - Bến Nghé, phản ánh nhiều mặt
từ vị trí, điều kiện tự nhiên đến q trình phát triển kinh tế, nét đặc trưng trong văn
hóa… mối quan hệ thương mại giữa người Hoa và người Pháp cũng được tác giả lồng
ghép trong khi triển khai nội dung tác phẩm.
Trên lĩnh vực nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của đô thị Việt
Nam, tác giả Nguyễn Thừa Hỉ, Đỗ Bang và Nguyễn Văn Đăng đã hợp tác nghiên cứu
và cho ra đời tác phẩm Đô thị Việt Nam dưới thời Nguyễn. Tác phẩm làm rõ quá trình
hình thành và phát triển của các đơ thị từ Bắc tới Nam trong thời Nguyễn, sự đóng góp
thúc đẩy q trình hình thành đơ thị của người Hoa và người Pháp cũng như việc hợp
tác giữa hai lực lượng này cũng được các tác giả nhắc đến khá rõ trong tác phẩm.
Bên cạnh các sách đã được xuất bản, mối quan hệ thương mại giữa người Hoa và
người Pháp còn được đề cập trong nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu đăng trên các
website chuyên ngành, tiêu biểu như các bài viết Người Hoa với những đóng góp
trong việc xây dựng những trung tâm thương mại nổi tiếng vùng Nam Bộ xưa của tác
giả Phan Đình Dũng hoặc Vai trị của người Hoa trong việc hình thành và phát triển
các đô thị ở Trung và Nam Bộ Việt Nam (thế kỷ XVII-XIX) của ThS. Tống Thị Quỳnh
Hương. Các bài nghiên cứu này đều được đăng trên trang web Sugia.vn của Hội Khoa
học lịch sử Bình Dương với nội dung làm rõ vai trị và những đóng góp của người Hoa
đối với thương nghiệp Nam Bộ, từ phát triển thương mại đến hình thành đơ thị, q

trình hợp tác giữa thương nhân người Hoa và người Pháp cũng được các tác giả khai
thác dưới góc độ nội dung bài viết trình bày.
3. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài khóa luận là các vấn đề xoay quanh quan
hệ thương mại giữa người Hoa và người Pháp. Vấn đề về người Hoa, người Pháp hoạt
động thương mại giữa người Hoa và người Pháp; quan hệ thương mại trên các lĩnh vực
của người Hoa và người Pháp ở thị trường Việt Nam. Từ đó có thể phác họa tương đối
chính xác về tình hình thương mại Việt Nam cũng như chính sách của vua Tự Đức


-5-

trong vấn đề quan hệ thương mại của người Hoa và người Pháp trong giai đoạn nửa
sau thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX.
Ngồi ra, đề tài cịn làm rõ về vai trò và những yếu tố tác động của mối quan hệ
thương mại giữa người Hoa và người Pháp cũng như ảnh hưởng của nó đến nền kinh
tế, thương mại Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX.
Để thuận tiên trong việc xác định đối tượng nghiên cứu, tôi xin làm rõ thêm về
khái niệm “người Hoa”. Có rất nhiều người nghiên cứu đề cập tới khái niệm này. Qua
tìm hiểu nhiều cơng trình nghiên cứu về người Hoa tôi xin đưa ra đối tượng nghiên
cứu của mình trong bài luận văn đó là: Những người có gốc Hán hoặc Hán hóa, đến từ
đất Trung Quốc và từ các cộng đồng người Hoa hải ngoại hoặc được sinh ra ở Việt
Nam, đã được ghi tên vào sổ nhân khẩu Việt Nam hay sổ của các Bang, là thần dân
hay chưa phải là thần dân của các vương triều Việt Nam nhưng có quyền lợi và nghĩa
vụ nhất định do chính quyền quy định; những người có tên trong Minh Hương, Thanh
Hà, Đại Minh Khách phố trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XX;
những người Hoa vì nhiều nguyên nhân mà di dân sang Việt Nam, các khách thương
do công việc làm ăn phải thường xuyên cư trú dài ngày ở Việt Nam, những người tị
nạn do nhiều nguyên nhân phải ở lại nước ta dù thời gian ngắn hay dài hoặc ở lại sống

định cư luôn.
“Người Pháp” trong phạm vi khóa luận bao gồm những nhà tư bản hoạt động
trong lĩnh vực thương mại, thương nhân (chủ yếu là tư thương) và chính quyền Pháp ở
Đơng Dương can thiệp vào hoạt động thương mại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn khơng gian nghiên cứu: Đề tài đi sâu tìm hiểu mối quan hệ thương mại
giữa người Hoa và người Pháp giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX trên
thị trường Việt Nam.
Giới hạn thời gian nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu các hoạt động
bn bán trên lĩnh vực thương mại của người Hoa và người Pháp và những yếu tố tác
động đến mối quan hệ của người Hoa và người Pháp cũng như những ảnh hưởng của
nó tới thị trường Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ thống về
quan hệ thương mại của người Hoa và người Pháp trên thị trường Việt Nam, các chính


-6-

sách của Pháp đối với người Hoa cũng như của nhà Nguyễn đối với thương mại Việt
Nam và những vai trò, tác động của mối quan hệ thương mại này đến nền thương mại
nước ta.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với bài khóa luận của mình, tơi hướng vào thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tìm hiểu khái quát về quá trình xâm nhập của người Hoa và người Pháp đến
Việt Nam và các thành phần du nhập để thấy rõ được q trình hoạt động bn bán
của người Hoa và người Pháp cũng như tính đặc biệt của mối quan hệ này.
- Phân tích mối quan hệ thương mại của người Hoa và người Pháp trong các lĩnh
vực trên thị trường Việt Nam.

- Tìm hiểu về chính sách của chính quyền bảo hộ đối với người Hoa và của triều
Nguyễn trong giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX. Từ đó, rút ra những
nhận xét, đánh giá.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để phục vụ tốt nhất cho việc nghiên cứu hồn thành đề tài khóa luận của mình,
tơi sử dụng các nguồn tư liệu thành văn chủ yếu sau:
- Các bộ sử do Nội các, Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn và các sách liên
quan đến người Hoa và người Pháp, các sách tham khảo… hiện đang được lưu trữ tại
các thư viện Tổng hợp thành phố Đà Nẵng, thư viện trường đại học sư phạm Đà Nẵng,
phòng học liệu khoa lịch sử, thư viện Tổng hợp Huế.
- Các cơng trình chun khảo về người Hoa và người Pháp từ các hội thảo
chuyên đề; báo, tạp chí kỷ yếu như: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Xưa & Nay.
- Một số cơng trình nghiên cứu, luận văn và sách giáo trình có liên quan tới đề
tài.
- Các thơng tin, bài viết có liên quan trên mạng Internet.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: Trong q trình thực hiện khóa luận, tơi dựa trên quan
điểm sử học Mácxit, quan điểm của Đảng và Nhà nước để xem xét, đánh giá các sự
kiện.
- Về phương pháp nghiên cứu: Sử dụng và kết hợp chặt chẽ hai phương pháp
nghiên cứu của chuyên ngành lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.


-7-

Đồng thời tơi áp dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống
kê, mô tả... để triển khai tốt đề tài của mình.
6. óng góp của đề tài
Đề tài khóa luận hồn thành sẽ góp phần tìm hiểu mối quan hệ thương mại giữa

người Hoa và người Pháp trên thị trường Việt Nam.
Đồng thời, khóa luận cũng chỉ ra được vai trị, vị trí và những tác động của quan
hệ thương mại của người Hoa và người Pháp đến nền thương mại Việt Nam, thấy được
những toan tính của người Pháp đối với ngành thương mại nước ta lúc bấy giờ.
Mặt khác, khi đề tài hoàn thành sẽ là một tài liệu tham khảo trong học tập và
nghiên cứu cho những ai quan tâm đến vấn đề thương mại và về người Hoa, người
Pháp ở nước ta.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được cấu trúc thành 3
chương, cụ thể:
Chƣơng 1: Tổng quan về người Hoa và người Pháp ở Việt Nam
Chƣơng 2: Tình hình thương mại của người Hoa và người Pháp ở Việt Nam từ
nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX
Chƣơng 3: Quan hệ thương mại của người Hoa và người Pháp và những tác
động của nó tới thị trường Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX


-8-

NỘ DUN
Chƣơng 1: TỔN

QUAN VỀ N ƢỜ

1.1. Quá trình ngƣời

OA V N ƢỜ P ÁP Ở V ỆT NAM

oa và ngƣời Pháp đến Việt Nam


1.1.1. Người Hoa
1.1.1.1. Thời Bắc thuộc đến thế kỷ XV
Với vị trí địa lý núi liền núi, sông liền sông, từ sớm giữa Việt Nam và Trung
Quốc đã có mối quan hệ rất đặc biệt về kinh tế, văn hóa, chính trị… Theo ghi chép từ
các nguồn thư tịch cổ, người Hoa di cư sang Đại Việt từ đầu công nguyên và thực sự
trở thành một cộng đồng khá đông đảo bắt đầu từ thời Bắc thuộc.
Trong thời kỳ Bắc thuộc, nhiều thế hệ người Hoa đã di dân đến vùng đất Âu Lạc
để sinh sống và định cư lâu dài. Họ là những binh lính, quan lại đến công cán, những
thương nhân đến đây để bn bán sau đó vì nhiều ngun do mà họ ở lại, định cư tại
vùng đất mới. Họ cũng có thể là những vị sư sãi đi truyền bá tôn giáo hay là những
người ra đi và tìm đến nước ta vì mục đích tỵ nạn chính trị hoặc là những người dân
bình thường tha phương để tìm mảnh đất mới màu mỡ hơn để sinh cơ lập nghiệp.
Khác với nhiều thành phần dân tộc cư trú trên đất nước Việt Nam, cộng đồng
người Hoa là một thành phần dân tộc “phi nguyên trú”, “đa số họ có gốc gác ở vùng
phía nam sơng Dương Tử, tức là vùng cư ngụ lâu đời của cư dân Bách Việt. Văn hóa
mà họ mang đến Âu – Lạc Việt là văn hóa Bách Việt đã có phần bị Hán hóa nhưng
chưa hồn tồn là văn hóa Hán” [9, tr. 21]. Chính đặc điểm này đã ảnh hưởng đến
người Hoa sinh sống ở Đại Việt thời kỳ này và họ trở thành một phần dân cư, dân tộc
của Đại Việt thời kỳ đầu tự chủ.
Đến thế kỷ X, với thành tựu đấu tranh của họ Khúc trước nhà Tống, đặc biệt là
sau chiến thắng quân Nam Hán lẫy lừng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, nước ta
bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ. Trong thời kỳ này, nhiều yếu tố xã hội mới xuất
hiện đã ảnh hưởng đến việc người Hoa di cư vào Việt Nam. Đó là việc hình thành
đường biên giới Việt - Trung làm cho việc nhập cư khơng cịn tự do nữa và đều bị
kiểm sốt ở cả đường biển và đường bộ. Các cuộc chiến tranh giữa Đại Việt và các
triều đại Trung Quốc cũng đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình di cư của người
Hoa. Các yếu tố này đã chi phối ít nhiều đến công cuộc di dân của người Hoa vào Đại
Việt.



-9-

Trước tình hình di trú của người Hoa vào lãnh thổ Đại Việt trong năm thế kỷ, các
vương triều phong kiến nước ta đã có những chính sách nhằm quản lý lực lượng này
trên cơ sở phù hợp tình hình thực tế và giữ quan hệ hòa hiếu giữa hai nước. Các vương
triều phong kiến luôn quản lý và kiểm soát khá chặt chẽ việc nhập cảnh của người Hoa
vào Đại Việt khiến q trình di trú khơng cịn mạnh mẽ và thuận lợi như thời kỳ trước
đó. Nhưng bên cạnh đó, các vương triều cũng đã có những ưu đãi cho một số đối
tượng như trí thức Nho giáo, Phật giáo theo định hướng của triều đình nhằm phục vụ
cho việc truyền bá nền Nho học và đạo Phật vốn rất phát triển ở thời kỳ này. Người
Hoa di cư sang nước ta cũng không vấp phải sự kỳ thị hay áp chế về văn hóa nào, mà
họ được giữ gìn bản sắc văn hóa của mình, từ cách ăn mặc đến ngơn ngữ…. những
chính sách kiềm chế hay tạo lợi thế của triều đình đối với người Hoa đóng vai trị điều
tiết số lượng và đối tượng người Hoa di trú trong suốt khoảng thời gian dài.
Như vậy, từ thời Bắc thuộc đến thế kỷ XV, nhiều thế hệ người Trung Hoa với
nhiều phương thức khác nhau đã có mặt ở nước ta. Họ dần hình thành một cộng đồng
trên cơ sở di dân tập trung. Mặc dù chịu một số biện pháp kiểm sốt từ chính quyền
nhưng về cơ bản người hoa được các triều đình tạo điều kiện cho phát triển trên vùng
đất mới.
1.1.1.2. Thế kỷ XV đến thế kỷ XIX
Sau hơn 10 năm kháng chiến, quân và dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi
đã quét sạch giặc Minh ra khỏi bời cõi, khôi phục nền độc lập cho dân tộc. Ngày 15
tháng 4 năm Mậu thân (1428), Lê Lợi chính thức lên ngơi hồng đế lập nên một triều
đại mới sử gọi là nhà Hậu Lê (gồm thời Lê sơ và Lê Trung Hưng). Sự điều hành của
các bậc minh quân đầu triều Lê đã làm cho tình hình đất nước ổn định, triều cương
được chấn chỉnh, quan hệ Việt - Trung trở lại hòa hiếu. Tuy nhiên, thời hưng thịnh của
nhà Lê khơng kéo dài, đầu thế kỷ XVI chính quyền bộc lộ biểu hiện suy thoái. Vua
quan ăn chơi sa đọa, nịnh thần lộng hành, trung thần không được trọng dụng mà còn bị
chèn ép, tệ tham nhũng trở nên phổ biến. “Uy Mục làm nhơ cả nghiệp lớn, Tương Dực
hoang dâm vô độ, bắt dân đáp thành rộng mấy nghìn trượng, cơng việc phá đi làm lại

nhiều lần khiến Nhà nước hết kiệt tiền của. Bọn quý tộc ngoại thích nhân lúc đó tung
hồnh làm bậy ruồng bỏ người cương trực… Tước đã hết mà lạm thưởng không hết,
dân đã cùng mà lạm thu không cùng, phú thuế mà thu đến tơ tóc mà dung như bùn
đất” [33, tr. 163]. Chính sự suy kiệt đã khiến họ Lê khơng thể giữ được phép cương


- 10 -

thường, nhân dân trong nước nổi dậy dấu tranh trong khi triều đình chia bè kéo cánh
tranh giành quyền lực. Trong suốt gần hai thế kỷ sau đó, đất nước ta chìm trong cảnh
tang thương của nội chiến mà sử cũ gọi là chiến tranh Nam Bắc triều và Trịnh –
Nguyễn phân tranh. Đặc biệt trong thời gian họ Trịnh và họ Nguyễn tranh giành tầm
ảnh hưởng thì lãnh thổ Đại Việt bị chia tách làm hai phần là Đàng Trong và Đàng
Ngồi, lấy sơng Gianh làm mốc phân định. Phải chờ đến cuộc khởi nghĩa của nông dân
Tây Sơn (1771 - 1777) đất nước mới được thống nhất về mặt hành chính. Đó là tồn
bộ nét khái quát về giai đoạn lịch sử kéo dài ba thế kỷ của nước ta.
Khung cảnh lịch sử hết sức rối ren này ảnh hưởng ít nhiều đến q trình du nhập
của người Trung Hoa vào nước ta. Tuy có những điểm bất lợi nhưng người Hoa vẫn
tiếp tục hiện diện ở Đại Việt và ngày càng phát triển cả về quy mô và số lượng. Các
triều đại phong kiến Việt Nam cũng thi hành nhiều chính sách cứng rắn và mềm mỏng
để vừa phát huy thế mạnh của người Hoa vừa hạn chế những mặt yếu của nó.
Đến nhà Hậu Lê, Đại Việt trở thành một vương quốc cường thịnh ở Đơng Nam
Á. Nền kinh tế hàng hóa phát triển tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển. Thuyền
bè các nước láng giềng vẫn thường xuyên qua lại trao đổi ở các cảng Vân Đồn, Vạn
Ninh (Quảng Ninh), Càn Hải, Hội Thống (Nghệ An), Phố Hiến (Hưng n). “Theo
Ngơ Thì Sỹ, ở Đàng Ngồi đến cuối thế kỷ XVII có khoảng 5,6 vạn người Hoa ở rải
rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhiều thương nhân nhất lúc bấy giờ là hai trung tâm
buôn bán: Kẻ Chợ (Thăng Long – Hà Nội ngày nay) và Phố Hiến (Hưng Yên)… ở
Phố Hiến lúc bấy giờ có khoảng 2.000 nóc nhà phân bố ở 10 phường khác nhau [11,
tr. 459]. Tuy nhiên sau thời thuộc Minh, thái độ của chính quyền cũng như nhân dân

Đại Việt đối với người Hoa có phần dè dặt, tâm lý bài Minh còn rất mạnh mẽ. Triều
đình đã thi hành những chính sách cứng rắn đối với việc nhập cảnh, cư trú, đi lại, buôn
bán,… của người Hoa trên đất Đàng Ngồi. Chính vì vậy, ở giai đoạn này số lượng
người Hoa sang nước ta buôn bán và cư trú cũng bị hạn chế đi đáng kể.
Năm 1527, triều Mạc lên thay triều Lê, những chính sách kinh tế, nhất là đối với
ngoại thương của chính quyền nhà Mạc tỏ ra cởi mở hơn nhà Lê. Giữa thế kỷ XVI,
“sau khi vua Minh là Minh Mục Tơng, năm 1567 hạ chỉ xóa bỏ lệnh hải cấm đã thi
hành trong suốt gần 200 năm, cho phép thuyền buôn dân chúng được sang các nước
Đông Nam Á buôn bán. Chắc chắn đã có một số ít người Hoa từ các nơi này theo chân


- 11 -

lưu dân người Việt ra vào ra làm ăn bn bán ở Sài Gịn” [10, tr. 21]. T u y n h i ê n ,
lúc này Việt Nam lại rơi vào tình trạng chia cắt kéo dài cho đến tận thế kỷ XVIII.
Đối với đất Đàng Trong thuộc quyền kiểm soát của các chúa Nguyễn, để thực
hiện ý đồ li khai và đáp ứng nhu cầu nội tại, các chúa đã có những chính sách nhằm
thúc đẩy thương mại phát triển. Hoa thương là một lực lượng được nhà chúa quan tâm
và giành cho nhiều điều kiện thuận lợi. Những ghi chép của nhà truyền giáo C. Borry
có phản ánh rất rõ sự ưu ái này: “Người Tàu và người Nhật là những người làm
thương mại chính yếu ở xứ Đàng Trong tại một phiên chợ họp hàng năm tại một hải
cảng và kéo dài chừng bốn tháng… chúa Đàng Trong xưa kia cho người Tàu, người
Nhật chọn một địa điểm và nơi thuận tiện để lập một thành phố tiện cho việc buôn bán
như chúng tôi đã nói. Thành phố này gọi là Faifo (Hội An), một thành phố lớn đến độ
người ta có thể nói được là có hai thành phố, một phố của người Tàu và một phố của
người Nhật. Mỗi phố có khu vực riêng, có quan cai trị riêng và sống theo tập tục
riêng” [4, tr. 91 - 92]. Sự cởi mở của chính quyền đã làm cho số lượng thương nhân
người Hoa tại khu vực phía nam tăng lên nhanh chóng, thực sự trở thành một thế lực
trong lĩnh vực buôn bán ở Đàng Trong.
Sẽ là thiếu sót khi nhắc đến sự có mặt của người Hoa ở Đàng Trong trong các thế

các thế kỷ từ XVI – XVIII mà không điểm qua lực lượng di thần sau khi Minh triều
sụp đổ đến xin nương nhờ chúa Nguyễn. Đó là cuộc di dân tị nạn quy mô lớn vào năm
Kỷ Mùi (1679) của 3000 lính Long Mơn trên 50 chiến thuyền do Trần Thượng Xuyên
và Dương Ngạn Địch dẫn đầu hay cuộc di trú của Mạc Cửu tìm đến đất Mang Khảm
(Hà Tiên) năm 1680. Chính lực lượng này đã đi tiên phong trong việc khai phá vùng
đất Nam Bộ, lập nên những đô thị sầm uất như Hà Tiên, Cù Lao Phố…
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vâng mệnh chính quyền Đàng Trong vào kinh
lược đất miền nam. Ông đã lập phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long và Tân Bình
với 2 dinh Trấn Biên và Phiên Trấn. “Cộng đồng người Hoa ở Phiên trấn đặt thành
Minh Hương xã, ở Trấn Biên là Thanh Hà phố. Theo sử liệu ghi lại, cả phủ Gia Định
lúc này có 40 vạn hộ dân (ước độ 250.000 nhân khẩu), trong đó có hai nhóm cộng
đồng người Hoa có tên hành chính là Minh Hương xã ở Phiên trấn và Thanh Hà phố
ở Trấn Biên nói trên với tổng số nhân khẩu ước chừng 7.000 người Hoa” [10, tr. 26].
Sau năm 1698, chính quyền các chúa Nguyễn ở Đàng Trong thi hành một chính sách
rất thân thiện, cởi mở với di dân Trung Hoa. Số lượng người Hoa tiếp tục tăng lên


- 12 -

đáng kể nhưng khơng thấy có sự tụ hội để hình thành thêm các nhóm cộng đồng người
Hoa mới. Bốn nhóm cộng đồng người Hoa nói trên ngày càng đông thêm về số lượng
cư dân và quy mô phát triển kinh tế xã hội. Đó là cộng đồng của nhiều thành phần di
dân đương thời.
Sau sáu năm đấu tranh, cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn đã hoàn thành
thắng lợi, nhà Tây Sơn được thành lập. Trong chiến tranh, sự ủng hộ trung thành của
một số người Hoa đối với chúa Nguyễn nên đã gây ra nhiều khó khăn cho khởi nghĩa
vì vậy nhà Tây Sơn rất tỏ ra khắt khe đối với đối tượng này. “Để trả thù cho Hộ giá
Phạm Ngạn (một viên tướng Tây Sơn) quân Tây Sơn đã giết sạch người Hoa trong
Hòa Nghĩa quân, một vài người Hoa khác trong vùng chết vì liên lụy, con số người bị
giết có thể là vài trăm người” [9, tr. 80]; hay sự kiện năm 1778, chính quyền Tây Sơn

đã phá hủy trung tâm thương mại Cùa Lao Phố (Biên Hòa) buộc thương nhân Trung
Hoa phải chạy xuống khu vực Tây Cống (Chợ Lớn ngày này). Tuy gặp nhiều khó khăn
nhưng cộng đồng người Hoa tại khu vực Nam Bộ vẫn bám trụ và có những thành tựu
đáng kể trong giai đoạn này. Họ tụ hội tại Tây Cống và “hình thành nên một phố chợ
để tiếp tục hoạt động buôn bán (gọi là Bazar Chinois – chợ người Hoa). Trước
khi hình thành Bazar Chinois, ở đây đã có khu phố thị của người Việt. Tuy chợ
của người Hoa xây sau nhưng lại bề thế hơn nên gọi là Chợ Lớn (sau này thương gia
người Hoa là Quách Đàm tiếp tục lập ra Chợ Lớn mới, nay là chợ Bình Tây)” [11, tr.
461]. Như vậy, từ bốn cộng đồng ban đầu, đến lúc này, người Hoa ở miền Nam chỉ
cịn lại ba nhóm cộng đồng có đơng thành viên ở Phiên trấn, Mỹ Tho và Hà Tiên. Tình
hình này kéo dài đến khi Nguyễn Ánh đánh bại hoàn toàn lực lượng Tây Sơn, thống
nhất đất nước, lập ra vương triều Nguyễn.
Như vậy, trải qua nhiều thế kỷ người Hoa đã có mặt trên khắp ba miền đất nước.
Ở miền Bắc chủ yếu là những binh lính, quan lại của các đội quan xâm lược nhiều hơn
là các thương nhân đến đây bn bán, vì vậy cộng đồng người Hoa ở đây thường nhỏ
lẻ, không quy mô như ở khu vực miền Trung và miền Nam. Cũng như người Hoa ở
các nước Đông Nam Á khác, người Hoa ở Việt Nam cũng trải qua quá trình sinh sống
và buôn bán lâu dài, họ đã lập nên những làng, những phố của riêng mình, hình thành
nên những nhóm cộng đồng người Hoa ổn định và trở thành một bộ phận của cộng
đồng các dân tộc Việt. Đó là những Thanh Hà phố, Minh Hương xã, Hội An, Trấn
Biên, Phiên Trấn, và đất Hà Tiên.


- 13 -

1.1.2. Người Pháp
1.1.2.1. Từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII
Không nhiều tài liệu khẳng định việc người phương Tây đã có mặt ở nước ta vào
một thời điểm cụ thể nhưng lại khẳng định người phương Tây biết đến Đại Việt sớm
nhất vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI và thương nhân Bồ Đào Nha chính là những

người Tây phương đầu tiên có mặt trên lãnh thổ Đại Việt. Gần đây, trong bài viết Ứng
đối của chính quyền Đàng Trong với thế lực phương tây, tác giả Nguyễn Văn Kim có
cung cấp: “theo A. Lamb thì người phương tây đầu tiên đến vùng Thuận Quảng có lẽ
là Duarte Coelho vào năm 1523. Trước khi rời Quảng Nam ông đã tạc trên núi đá Cù
Lao Chàm một hình thánh giá lớn có ghi niên hiệu và danh tính của mình” [15, tr. 77].
Đây là mốc thời gian cụ thể sớm nhất đánh dấu việc người phương Tây có mặt trên đất
nước ta. Đến đầu thế kỷ XVI, ngồi người Bồ Đào Nha thì người Anh, Tây Ban Nha,
Hà Lan, Pháp theo đường hàng hải cũng đã có mặt đặt các cơ sở buôn bán và truyền
đạo ở cả Đàng Trong và Đàng Ngồi.
Trong các thương đồn có mặt trên đất Đại Việt ở thế kỷ XVI – XVII nổi lên 3
đối tượng chiếm ưu thế là Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh. Các thương đoàn này ln có
sự cạnh tranh quyết liệt để giành ưu thế trên thị trường mới mẻ, rộng lớn này. Trong
thời kỳ đầu, thương nhân người người Bồ, Hà Lan và Anh có phần thuận lợi khi được
các chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài ưu đãi.
Ở Đàng Trong do nhu cầu thiết lập một vương quốc độc lập nên các chúa
Nguyễn tỏ ra cởi mở trong việc quan hệ với các quốc gia phương Tây vì vậy, thương
nhân Bồ Đào Nha và Hà Lan có cơ hội thâm nhập sâu vào thị trường này. Năm 1613,
thương nhân Bồ Đào Nha đặt quan hệ buôn bán với Đàng Trong, và từ năm1613 đến
năm 1617 người Anh và Hà Lan cũng đặt được quan hệ với chính quyền. Sau khi đã
tạo được tiền đề thuận lợi, họ nhanh chóng đặt các cơ sở buôn bán như thương điếm
hay các công ti Đông Ấn nhưng càng về sau người Hà Lan càng thân thiết hơn với
chính quyền và chiếm ưu thế. Tuy nhiên, sự thân mật khơng được duy trì lâu, khi mâu
thuẫn về quyền lợi lên đến đỉnh điểm giữa các thương đoàn với chúa Nguyễn thì lần
lượt các thương điếm hay cơng ty Đông Ấn của các nước này đều rút khỏi các cơ sở
kinh doanh mà họ đã xây dựng ở Đàng Trong.
Năm 1641, Hà Lan bắt đầu rút khỏi thương điếm ở Faifo giao cho một thương
nhân người Nhật tên là Risemondono đại diện cho họ ở Đàng Trong, sau đó đến năm


- 14 -


1642, có sự xung đột giữa thương đồn Hà Lan với chúa Nguyễn nên việc buôn bán bị
ngưng trệ, năm 1651, quan hệ này được nối lại bằng việc Hiệp ước “Bỏ qua bất hòa
cũ trao trả những người bị bắt, người Hà Lan được tự do đến buôn bán ở Đàng Trong,
lập thương điếm mới; người Việt, người Hà phạm trọng tội sẽ do quan tịa mình xét
xử; giúp đỡ nhau khi có tàu thuyền bị đắm, hàng hóa vớt lại sẽ được đánh thuế một
cách xứng hợp” [17, tr. 432]. Tuy nhiên, khơng lâu sau đó, năm 1654 công ty Hà Lan
quyết định chiến tranh do bị chính quyền phiền nhiễu, thương qn Hà Lan đóng cửa
từ đây.
Đối với thương nhân Anh, công ty Ấn Độ của họ được lập ở Đàng Trong năm
1400. Sau một thời gian hoạt động thuận lợi do được chúa Nguyễn ban cho 7 đặc ân.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do, không lâu sau công ty Đông Ấn Anh cũng ngừng hoạt động.
Khơng giống như các nước phương Tây, sự có mặt của người Pháp ở Đàng
Trong muộn, nhạt nhòa hơn các đối thủ cạnh tranh của họ và truyền đạo là cách thức
thâm nhập chủ đạo của họ. Người Pháp cũng có đặt cơng ty Đơng Ấn Độ nhưng hầu
như không đặt cơ sở thương mại ở Đàng Trong mà chỉ đưa vào rải rác các giáo sĩ.
“Theo lời yêu cầu của giám mục Paullu công ty này (công ty Đơng Ấn) có mục đích
giúp cho việc truyền giáo, nghĩa là đem giáo sĩ đến những nơi truyền giáo ở Viễn
Đông”[17, tr. 435]. Tuy vậy, phần lớn số giáo sĩ người Pháp đến Đại Việt tập trung
hoạt động ở Đàng Ngồi chỉ có một số ít vào giảng đạo ở Đàng Trong, tiêu biểu có
cơng cuộc giảng đạo của Alexandre de Rhodes dưới thời chú Nguyễn Phúc Nguyên
(1625).
Ở Đàng Ngoài, do chính sách khắt khe hơn đối với ngoại thương nên việc bn
bán của các thương đồn phương tây gặp nhiều khó khăn. Điển hình như trường hợp
của cơng ty Đông Ấn Anh. Năm 1672, William Gifford đại diện cho công ty Đông Ấn
Anh xin được cấp phép mở thương quán ở phía nam và được vua Lê chấp thuận. Tuy
nhiên, việc kinh doanh ở Bắc Hà không đơn giản, một mặt Anh vừa phải chống lại âm
mưu gây thiệt hại của lực lượng cạnh tranh người Bồ, Hà Lan nhưng quan trọng hơn là
do “ác ý của giới cầm quyền Việt, xét xử bất công các vụ tranh chấp, mua hàng rồi
không chịu trả tiền. Năm 1697, người Anh phải đóng cửa thương qn” [17, tr. 433].

Việc bn bán bất thuận nhưng vấn đề truyền giáo có vẻ thuận lợi hơn. Về điểm
này người Pháp có thế mạnh và vì vậy hoạt động của giáo sĩ người Pháp ở Đàng Ngoài
mạnh hơn cả.


- 15 -

Như vậy, qua tình hình du nhập của người phương tây vào Đại Việt có thể thấy
rằng phần lớn họ đều là thương nhân và thâm nhập thông qua việc đặt quan hệ bn
bán. Riêng người Pháp có cách thức thâm nhập khác, họ không đưa người vào Đại
Việt một cách ồ ạt mà qua giao thương họ khéo léo gửi sang nước ta những linh mục.
Những người này được chính phủ sử dụng làm lực lượng tiên phong thăm dị vùng đất
mới. Chính những giáo sĩ này đã thu thập những tư liệu cần thiết như họa đồ, tư liệu về
phong tục… cho cuộc viễn chinh của người Pháp trong giai đoạn sau.
1.1.2.2. Thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
Bước sang thế kỷ XVIII, ở cả Đàng Trong và Đàng Ngồi như đã khơng cịn
thương qn của người Âu châu. Một số tàu của người Bồ lui tới Đàng Trong nhưng
tần suất giảm đi nhiều. Tuy nhiên, người Pháp đã bắt đầu đặt vùng Viễn Đông, trong
đó có Đại Việt vào những toan tính thương mại và chính trị của họ. “Người Pháp đã
dẫn đầu về số các công chức, thương nhân đã sửa soạn hoặc bắt đầu thực hiện những
chương trình thiết lập cơ sở” [17, tr. 436]. Trong suốt gần một thế kỷ người Pháp đã
dày công thực hiện ý đồ này.
Đối với Việt Nam, năm 1744, một thương gia Pháp ở Quảng Đông là De Rothe
đến Đàng Trong điều tra về việc buôn bán. Ông này đã xin được chúa Nguyễn “cho
tàu Pháp sang thơng thương, giảm thuế ít nhiều và cho người làm công được quyền
lưu trú” [17, tr. 438]. Tuy nhiên, thực lực chưa đủ nên ông này đề nghị viên toàn các
đất Ấn Độ thuộc Pháp là Dupleix sang đặt thương điếm. Năm 1748, Dupleix đã cử một
thuộc cấp là Dumont sang xứ Đàng Trong.
Thời gian này, chính phủ Pháp đã có những cơ sở để quan tâm đặc biệt tới Đại
Việt. Thơng qua cơng trình nghiên cứu khá chi tiết về mọi mặt như vị trí, chính sách

thuế khóa, phong tục, tôn giáo… ở Đàng Trong của tác giả Piere Poivre, các nhà hữu
trách đã phái ông sang Viễn Đơng với hai mục đích rõ ràng: “Mở cuộc thương mãi với
xứ Đàng Trong, lập một thương quán; đoạt độc quyền buôn bán hương liệu như quế,
tiêu gừng, hồi hương (muscade) của người Hà Lan” [17, tr. 440]. Cuối năm 1748,
Piere Poivre đến Tourane (cảng Đà Nẵng) rồi được đưa ra Huế yết kiến chúa Nguyễn.
Tuy nhiên, chuyến đi này không đem lại kết quả như mong muốn, Piere Poivre kết
luận rằng việc bn bán các hàng hóa q giá không được tự do, muốn mua được phải
lập mưu mẹo hoặc có quan quyền che chở chính thể của nước và cách cai trị xấu, chúa
quan tham lam và dốt nát là những trở ngại lớn cho sự mở mang thương mại. Vả lại,


- 16 -

dân chúng không can dự vào việc này, khơng có dân chúng thì khơng thể giao thiệp
vững chãi và lâu bền được. Piere Poivre đã chỉ ra được những hạn chế ở chính sách
của triều đình trong giao thương và vấn đề thị trường. Ông cũng đề nghị nếu như cơng
ty quyết ý đến đó thì “phải có những phương pháp làm cho người ta sợ và kính mới
được. Các phương pháp ấy có thể là đặt ở trong xứ, và nhất là ở Tourane nơi rất dễ
phòng thủ, một đồn binh nhỏ, nó sẽ làm ra pháp luật và cắt đứt giao thông tỉnh này
qua tỉnh khác thì sự kháng cự của người bản xứ rất yếu ớt vì họ nhút nhát và ít chiến
đấu hơn người Mã Lai” [17, tr. 421 - 422]. Nhưng không được chính phủ Pháp thơng
qua nhưng được chính phủ Pháp cân nhắc nhiều lần.
Năm 1774, tại Pháp vua Louis XVI lên lên ngơi, lúc này ở phương Đơng sự qn
bình về thế lực giữa Anh và Pháp đã có chênh lệch, Anh đang lấn lướt Pháp. Nhận
thấy chỉ có xứ Đàng Trong là Anh chưa chăm chú đến, nếu để người Anh đến trước thì
Pháp sẽ bị trục xuất vĩnh viễn, sẽ mất đi một căn cứ hệ trọng trong việc chiếm vị thế
kinh doanh với thương nhân Anh và Trung Hoa. Louis XVI đã lên kế hoạch cử thượng
thư ngoại giao De Vergennes sang nối lại giao thương nhưng gặp phải sự kiện chúa
Nguyễn Phúc Khốt qua đời nên đình lại.
Trong thời gian này, trên đất Đàng Trong xảy ra binh biến. Nghĩa quân Tây Sơn

do ba anh em họ Nguyễn lãnh đạo đã lật đổ quyền cai trị của chúa Nguyễn trên đất
Đàng Trong, họ Nguyễn phải bỏ chạy vào Gia Định. Nhận thấy đây là cơ hội tốt để
thiết lập quan hệ toàn quyền đất Ấn Độ thuộc Pháp Bellecombe đã đệ trình lên chính
phủ Pháp một bản báo cáo với nội dung sẽ giúp họ Nguyễn khôi phục giang sơn. Ông
đề nghị “Gửi cho vua xứ ấy một sự hỗ trợ gồm 200 lính Âu châu, súng ống tốt và từ 2
đến 300 lính cipayes (Xi-pay)” [17, tr. 449], kèm theo yêu cầu “Đàng Trong và nước
Pháp là đồng minh để công thủ với tất cả các kẻ thù, phí tổn để duy trì qn đội Pháp
sẽ do Đàng Trong chịu; Pháp lập một thương quán ở Faifo và được quyền đồn binh ở
đó, nhượng cho Pháp 1 tỉnh và Pháp được hồn tồn tự do bn bán” [17, tr. 450].
Trong lúc chính phủ Pháp cịn phân vân thì một vị linh mục Pháp là Pigneau de
Behaine (Bá Đa Lộc) đã tạo được mối liên hệ với Nguyễn Ánh, sau nhiều lần giúp đỡ
nhưng không thành đã đại diện cho chúa Nguyễn sang cầu viện Pháp. Người Pháp đã
đồng ý giúp đỡ về quân sự. Ngày 21 - 11 - 1787, Hiệp ước Vec - xai được ký bởi
Armand Marc (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hải quân Pháp) và Bá Đa Lộc. Theo 2
điều khoản chính của Hiệp ước, thì Louis XVI hứa sẽ giúp đỡ Nguyễn Ánh để lấy lại


- 17 -

ngôi vị, bằng cách cung cấp 1.650 quân (1.200 lính bộ binh, 200 lính pháo thủ và 250
lính da đen Cafres) và 4 chiến hạm. Đổi lại, Nguyễn vương sẽ nhường hẳn đảo Côn
Lôn (người Pháp ghi là Pulo-Condore), đồng thời cho Pháp thuê cảng Đà Nẵng (người
Pháp ghi là Tourane) với giá ưu đãi, kèm theo độc quyền kinh doanh. Tuy nhiên,
không lâu sau cách mạng tư sản Pháp bùng nổ và kế hoạch này không thực hiện được.
Sau đó, Bá Đa Lộc vẫn tiếp tục vận động thương nhân Pháp giúp đỡ Nguyễn Ánh lật
đổ nhà Tây Sơn lập ra nhà Nguyễn.
Sau khi, nhà Nguyễn được thành lập (1802), người Pháp tiếp tục có những hoạt
động kinh tế ở Việt Nam đặc biệt là khu vực phía nam. Họ đã tổ chức bn bán với
quy mơ lớn, khai mỏ, lập đồn điền… Tuy nhiên, trong nửa đầu thế kỷ XIX nhà
Nguyễn ban hành chính sách cấm đạo, đặc biệt khắt khe từ thời Minh Mạng làm cho

việc truyền đạo của giáo sĩ Pháp gặp nhiều khó khăn thậm chí là đe doa đến tính mạng.
Giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng khoảng trầm trọng,
triều Nguyễn khơng có những chính sách đột phá để phát triển nền kinh tế hàng hóa,
đời sống nhân dân ngày càng khó khăn. Trong khi đó, âm mưu xâm lược của nước
Pháp ngày càng rõ rệt. Năm 1858, sau những cuộc thăm dò của các thương nhân và
giáo sĩ, thực dân Pháp liên minh với Tây Ba Nha đã nổ phát súng đầu tiên tại cửa biển
Đà Nẵng mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chiến sự ngày càng lan
rộng ở các tỉnh phía nam và được kết thúc bằng Hiệp ước Hácmăng – Patonot vào năm
1883, 1884, đánh dấu sự thống trị của Pháp trên đất nước ta. Từ đây, một chính quyền
bảo hộ được thành lập và cai trị nhân dân ta, những hoạt động buôn bán kinh tế của
thương nhân người Pháp, giới tư bản Pháp cũng như đoàn thương nhân đến từ các
nước khác ít nhiều bị ảnh hưởng.
Như vậy, có thể thấy rằng trong giai đoạn từ thế kỷ XVII dến nửa đầu thế kỷ
XIX, phương thức thâm nhập vào Việt Nam của người Pháp đã có sự thay đổi. Bằng
việc cố gắng đặt quan hệ thương mại hay can thiệp vũ trang người Pháp đã dần chiếm
ưu thế trong công cuộc “chinh phục” vùng đất Đại Việt.
1.2. Thành phần du nhập
1.2.1. Thương nhân
Thành phần thương nhân cả người Hoa và người Pháp du nhập vào nước ta là
một lực lượng quan trọng và nó kéo theo các thành phần khác đi cùng qua các thương
thuyền này.


- 18 -

Do vị trí địa lý gần kề nên giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa sớm phát triển
quan hệ bn bán. Trong q trình giao lưu thương mại, để phù hợp với hải trình,
thương nhân người Hoa đã lưu trú tại nhiều khu vực trên đất Đại Việt, chủ yếu gần các
hải cảng. Trong thời gian đó họ tiến hành buôn bán với người bản địa tạo nên những
đô thị sầm uất.

Hàng năm theo quy luật vận động của gió mùa, các thuyền bn Trung Hoa
giong buồm đi xuống phương Nam. Một nguồn thư tịch cổ Trung Hoa đã ghi “Tự
Phúc Kiến, Phúc Châu phủ, Trường Lạc huyện ngũ xứ môn khai thuyền, vãng Tây
Nam hành, hảo phong thập nhật khả đáo - Dịch nghĩa: Từ phủ Phúc Kiến và Phúc
Châu theo đường huyện Trường Lạc có 5 cửa biển có thể đi thuyền được, đến Tây
Nam được, nếu được gió thì chỉ mất 10 ngày là có thể đến”. [36, tr. 359]. Như vậy, từ
rất sớm người Trung Hoa đã đến nước ta bn bán, vì đặc điểm trên nên người ta
thường gọi quá trình giao lưu buôn bán này bằng cụm từ “mậu dịch thuyền buồm”.
Theo ghi chép trong các bộ sử phong kiến Việt Nam, năm Kỷ tị (1144), triều Lý
đã “đặt trang Vân Đồn để thuyền buôn các nước đến cập bến tập trung hàng hóa mua
bán dâng tiến sản vật địa phương [24, tr. 317]. Tất nhiên, thuyền bn người Hoa
cũng có quyền cập cảng. Đến thời Trần, khi đặt các chức quan Trấn, quan Lộ và Hải
sứ ở Vân Đồn có chú tích như sau: “Trước đây, thời nhà Lý thuyền bn tới thì vào
cửa biển Tha, Viên ở châu Diễn. Đến nay đường biển đổi dời, cửa biển nông cạn
thuyền buôn phần nhiều tụ tập ở Vân Đồn” [25, tr. 131]. Điều này chứng tỏ rằng,
ngoài cảng Vân Đồn, thời Lý còn mở hải cảng ở Diễn Châu và thuyền bn Trung
Hoa cũng có thể đã cập bến ở đó. Như vậy, thời Lý - Trần, hải cảng Vân Đồn không
những là nơi neo đậu của thuyền buôn Trung Hoa mà cịn là nơi tập trung hàng hóa
trước khi vận chuyển vào tiêu thụ trong nội địa. Vân Đồn khi này vừa đóng vai trị là
một cảng thị vừa là nơi cư ngụ của người Hoa. Do công việc buôn bán, thu mua và cất
trữ hàng hóa, một phần khác do điều kiện giao thông đường biển lúc bấy giờ một số
đơng người Hoa tạm trú đó từ từ chuyển sang cư trú lâu dài.
Ở thời kỳ này, quá trình trao đổi buôn bán giữa cư dân hai nước vùng biên giới
cịn được biểu hiện thơng qua các hỗ thị. Đây là hình thức chợ biên giới, chợ trao đổi
hàng hóa mà khơng dùng tiền. “Đinh Mùi, năm thứ 14 (1007), (Tống, năm Cảnh Đức
thứ 4) nhà vua… lại xin cho ta sang “hỗ thị” ở Ung Châu, mua bán đổi chác với
người Tống; nhưng vua Tống không nghe, chỉ cho mua bán đổi chác ở Liêm Châu và


- 19 -


trấn Như Hồng thôi” [28, tr. 101]. Như vậy, dưới thời vua Lê Long Đỉnh, ở Đại Việt
ta đã có người qua bn bán ở các hộ thị tại Liêm Châu và Như Hồng. Và trải qua thời
gian mấy thế kỷ giao dịch, những hộ thị như vậy sẽ xuất hiện nhiều hơn, không những
ở Trung Quốc mà cả trên đất Đại Việt. Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, thì đến cuối
đời Trần có thể có những hỗ thị ở Đại Việt như Vạn Ninh (Móng Cái), Thống Lĩnh
(Lạng Sơn), Tam Kỳ (Tuyên Quang)… Trong các hộ thị đó, các thương gia Người
Hoa thường xuyên làm ăn với Đại Việt có đại diện của mình để thu nạp và quản lý
hàng hóa. Đây được xem là một hình thức nhập cảnh cơng khai, hợp pháp, gắn liền với
trao đổi hàng hóa ở các hỗ thị.
Trong nhưng giai đoạn tiếp theo, do chiến tranh giữa Đại Việt và Trung Quốc
nên các thương nhân người Hoa đã bắt đầu di cư vào Đàng Trong, nhờ những ưu tiên
về các mặt của chúa Nguyễn dành cho tầng lớp này, do vậy họ đã nhanh chóng khẳng
định khả năng bn bán của mình và thành lập nên những đơ thị sầm uất thời bấy giờ
như Hội An, Sài Gòn, Chợ Lớn… Chúng ta khơng thể phủ nhận vai trị của các thương
nhân người Hoa lúc bấy giờ.
Thương nhân người Pháp vào nước ta muộn hơn so với các nước khác, tới năm
1669 mới có thương thuyền người Pháp vào xin thơng thương buôn bán. Thế kỷ XV XVII, các nước phương Tây bước vào thời kỳ tích lũy nguyên thủy tư bản, những cuộc
phát kiến địa lý đã mở ra một cuộc “cách mạng thương mại” thực sự ở châu Âu và đưa
đến việc thiết lập mạng lưới giao thông mậu dịch hàng hải xuyên đại dương nối liền
châu Âu với phương Đông.
Mạng lưới giao thông mậu dịch hàng hải xuyên đại dương được hình thành đã
thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kiếm lời của thương nhân nhiều quốc gia Tây Âu có
nền kinh tế cơng thương nghiệp phát triển như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... tìm
đến nhiều vùng đất ở phương Đơng để thăm dị và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Sự
tham gia đồng thời của nhiều nước phương Tây vào thị trường khu vực đã làm cho
hoạt động thương mại của các nước trong khu vực đổi sắc.
Ở Đông Nam Á, nhiều nước đã tiến hành mở cửa giao thương với các nước
phương Tây như Indonesia và bán đảo Malacca là cơ hội để cho Đàng Trong tham gia
vào hoạt động thương mại quốc tế. Trong thời gian đầu, khi Đàng Ngoài đánh dấu với

sự ra đời các thương điếm như Phố Hiến (Hưng Yên), Thăng Long (Hà Nội) nhưng về
sau với việc thực thi chính sách đóng cửa trong quan hệ với các nước phương Tây


- 20 -

ngoại thương ở Đàng Ngoài bị hạn chế đi nhiều. Trong khi đó, Đàng Trong lại thực thi
chính sách ngoại thương cởi mở. Trong lĩnh vực đối nội, các chúa Nguyễn ở Đàng
Trong tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển và có chính sách bảo hộ đối với một
số mặt hàng do chính người Đàng Trong sản xuất. Trong lĩnh vực đối ngoại, các chúa
Nguyễn không những khuyến khích thương nhân nước ngồi đến bn bán mà cịn
ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với các thương nhân phương Tây. Chính nhờ
chính sách ngoại thương thơng thống của các chúa Nguyễn mà việc bn bán Đàng
Trong ngày càng phát triển và hình thành nên những thương cảng nổi tiếng, trong đó
tiêu biểu là thương cảng Hội An.
Là người phương Tây đến Đại Việt muộn màng nhất, quan hệ ngoại giao Việt –
Pháp chỉ được chính thức thiết lập dưới triều vua Lui XIV (1643 – 1715). Những hoạt
động này nằm trong sự tính tốn của giáo sĩ Pallu lúc đó đang chi phối chính trị triều
đình Pháp: kết hợp truyền bá tôn giáo, khuếch trương sự vinh quang của nhà vua với
các hoạt động buôn bán.
Năm 1699, giám mục La Motte Lambert cập bến ở Đàng Ngồi với hai sứ mệnh:
truyền giáo và bn bán. Phái bộ được đón tiếp nhưng khơng đem lại kết quả cụ thể.
Sau đó, những năm 1671, 1676, Lambert cũng đã đến Đàng Trong và được các chúa
Nguyễn tiếp kiến.
Ở Phố Hiến, người Pháp có một ngơi nhà, nhưng khơng rõ là trụ sở của thương
điếm hay nhà của giám mục: “Người Pháp có một ngơi nhà ở đây nhưng chúng tơi
khơng thể nói rành mạch đó là dùng cho việc bn bán hay nhằm mục đích truyền
giáo. Điều đó chứng tỏ chắc chắn là những quan hệ buôn bán chỉ được đặt ra sau khi
thành lập những khu thừa sai” [7, tr. 23] Bản thân Công ty Đông Ấn Pháp chỉ có trên
danh nghĩa, hoạt động kém hiệu quả, kém xa người Hà Lan và người Anh.

Năm 1682, tàu Saint Joseph chở hai giám mục Deydier và Bourges từ Xiêm đến
Đàng Ngoài mang theo quốc thư của vua Lui XIV gửi vua Lê – chúa Trịnh đề nghị
được tự do bn bán và truyền đạo. Nhà nước Đàng Ngồi sau đó đã viết thư phúc
đáp. Lời lẽ trong thư tỏ ra rất mềm mỏng về phương diện giao thương: “Phép lịch sự
khơng phải là điều gì khác thường ở nước chúng tơi. Khơng có người ngoại quốc nào
lại khơng được chúng tơi đón tiếp ân cần. Làm sao chúng tơi có thể từ chối những con
người của nước Pháp, là một vương quốc lừng lẫy nhất hồn cầu, vì lịng yêu mến
nước chúng tôi đã mong muốn lui đến đây để mang cho nước chúng tơi hàng hóa” [36,


- 21 -

tr. 25]. Lá thư cũng thẳng thừng từ chối đề nghị truyền đạo với lý do cần phải tuân thủ
nghiêm ngặt những luật lệ mà Nhà nước xưa nay đã đề ra, ngăn cấm việc truyền đạo.
Sau năm 1682, khơng cịn một thương thuyền nào của cơng ty Đơng Ấn được cử
đến Đàng Ngồi. Thậm chí năm 1683, cơng ty Đơng Ấn cịn bị cáo buộc chống lại sứ
mệnh truyền giáo của Hội truyền giáo Pari (MEP). Các giáo sĩ cịn cho rằng, thương
điếm Đàng Ngồi của Pháp thực chất chỉ là cái danh. Người ta cử Chapelain đến đây
để dạy cho dân chúng ở đây cách làm ăn buôn bán thôi. Thương điếm của Pháp trở
thành căn cứ bàn đạp để người Pháp tiến hành công cuộc xâm lược Việt Nam vào thế
kỷ kế tiếp.
1.2.2. Lực lượng truyền giáo
Cả người Pháp và người Hoa đều có một lực lượng lớn thành phần truyền giáo
vào nước ta, chủ yếu thông qua con đường buôn bán theo các thuyền buôn vào nước ta
truyền đạo.
Đối với các nhà truyền đạo của người Pháp, họ đến Việt Nam tương đối muộn.
Năm 1669, một tàu buôn chở theo một số giáo sĩ đến Đàng Ngồi xin thơng thương.
Nhưng phần lớn số giáo sĩ người Pháp đến Đại Việt tập trung hoạt động ở Đàng Ngồi
chỉ có một số ít vào giảng đạo ở Đàng Trong, tiêu biểu có cơng cuộc giảng đạo của
Alexandre de Rhodes dưới thời chú Nguyễn Phúc Nguyên. Theo bản Tường trình về

Đàng Ngồi (1595-1659) của giáo sĩ Antonio Francisco Cardim gửi về Roma có cung
cấp sự kiện “Ngày 11 tháng 3 năm 1627, cha Anrê Palmeiro, tâm kinh lý, đã phái mấy
thừa sai tới Đàng Ngoài là cha Phêrô Marquez người Bồ và cha Alexandre de Rhodes
người thành Avignon; vì cha De Rhodes đã cư trú mấy năm ở Đàng Trong, nên rất
tinh thông ngôn ngữ xứ này. Hai cha đã may mắn tới hải cảng xứ này, chỉ sau tám
ngày đi biển” [41]. Như vậy, đến nửa đầu thế kỷ XVII, Alexandre de Rhodes, đã có
mặt tại Đàng Ngoài để tiến hành sứ mệnh “mở rộng đất chúa” của một linh mục. Từ
việc đi tiên phong mở đường của vị linh mục này, trong suốt thế kỷ XVII nhiều cha cố
người Pháp khác theo các công ty Pháp đang hoạt động ở Đàng Ngoài. “Các giáo sĩ
giả trang làm thương nhân của công ty Đông Ấn Độ Pháp, phái tàu đến Tonquin
(Đàng Ngồi) chở hàng hóa đến bán, lập thương điếm ở Hiến Nam (Hưng Yên)” [7, tr.
56]. Các giáo sĩ người Pháp theo chân các thương thuyền vào nước ta vừa thực hiện sứ
mệnh truyền đạo vừa là những tai mắt đắc lực cho chính phủ Pháp trong việc điều tra
tình hình vùng đất Viễn Đơng, chuẩn bị cho công cuộc chinh phục đầy tham vọng của


- 22 -

nước Pháp. Chính những thơng tin về vùng đất mới màu mỡ này được những “vị
thánh” truyền về chính quốc đã đẩy nhanh âm mưu xâm lược của nước Pháp đối với
Viễn Đơng nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nếu như Thiên chúa giáo là tơn giáo mới mẻ đối với Việt Nam ở đầu thế kỷ XVI
thì đạo Phật lại là tôn giáo được truyền bá từ rất sớm khoảng đầu công nguyên. Cùng
với các nhà truyền đạo tới từ Ấn Độ, đạo Phật được truyền vào Việt Nam cùng nó là
các nhà sư đến từ phương Bắc. Những nhà sư này đến Đại Việt với nhiều lý do khác
nhau nhưng dù là lý do gì đi chăng nữa thì họ đến đây cũng được ưu ái trong vấn đề
nhập cảnh, cư trú ở nước ta nhất là dưới thời Lý – Trần.
Đến đầu thời Lý, trên đất Đại Việt đã hình thành ba Thiền phái Phật giáo, với
hàng nghìn ngơi chùa và am tự lớn nhỏ. Cả ba người sáng lập ra các phái thiền này đều
là những cao tăng đến từ Trung Hoa. Đó là Tì Ni Đa Lưu Chi, Vơn Ngơ Thơng, Thảo

Đường. Trong ba vị cao tăng này thì Thảo Đường vốn là Tù binh bị nhà Lý bắt sau lần
thảo phạt Chiên Thành quấy rối biên cương. Từ chính sách ln trân trọng các vị cao
tăng nhất là những người đến từ phương Bắc đã làm cho Phật giáo được phát triển
mạnh dưới thời Lý và kể cả đến đời nhà Trần. Về sau ba thiền phái này được hợp nhất
lại thành thiền phái Yên Tử sau là thiền phái Trúc Lâm, và truyền thống quý trọng các
cao tăng người Hoa cũng không bị ảnh hưởng nhiều do cuộc chiến tranh giữa hai
nước.
Lịch sử Phật giáo Đàng Trong được mở đầu bằng việc đánh dấu vai trị của Thiền
tơng Việt Nam và nhà sư Minh Châu, Hương Hải. Về sau, với việc tơn các cao tăng
người Hoa lên và hình thành nên hai phái thiền là Phật giáo Lâm Tế và Tào Động.
Như vậy, các chúa Nguyễn Đàng Trong rất hâm mộ đạo Phật và nhiệt tình hộ trì Phật
pháp với chính sách luôn tôn trọng các nhà sư Phật giáo. Những nhà sư danh tiếng
người Hoa đến Đàng Trong được chúa Nguyễn đối xử hết sức trân trọng.
Bên cạnh đó, Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của tư tưởng Nho Giáo, do vậy
khi các Nho gia sang nước ta thì được các vương triều Việt Nam sử dụng cho việc
truyền bá tư tưởng.
Khi Lý Công Uẩn lên ngôi, nhu cầu về phát triển kinh tế đi kèm với nhu cầu về
hệ tư tưởng chính thống vừa để củng cố đẳng cấp, giáo dục tính tơn ti trật tự trong xã
hội phục vụ cho giai cấp thống trí đứng đầu là vua. Hệ tư tưởng Nho giáo nổi lên như
là vũ khí sắc bén cho các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng để bảo vệ chế độ của


- 23 -

mình. Nho giáo gắn liền với nền học vấn chữ Hán theo sách vở của Nho gia. Vì vậy,
vai trị của các trí thức Nho giáo là rất lớn và được các vương triều tiếp nhận dành cho
nhiều ưu ái. Một số người được sử dụng trong việc cố vấn cho vua và các quan lại,
một số lại được sử dụng để dạy chữ Hán trong từng lớp nhân dân nhất là đối với các
gia đình quý tộc. “Nhà cầm quyền (Đại Việt) ln đón tiếp nồng hậu người Mân (có
nghĩa người Phúc Kiến), họ đến Việt Nam bằng tàu thuyền. Chính quyền cho phép

người Mân tham chính và tham khảo ý kiến của họ trước khi ban hành phép nước”[9,
tr. 23]. Hai từ “tham chính” và “tham khảo” cho thấy các Nho sĩ người Hoa được phép
tham gia vào bộ máy Nhà nước hoặc cố vấn cho chính quyền hay các viên chức cụ thể.
Việc sử dụng và ưu ái các tri thức Nho gia người Hoa có từ thời vua Lê Đại
Hành, nhân vật tiêu biểu được nhắc đến ở thời kỳ này là Thái sư Hồng Hiến. Tồn Thư
có ghi chép về con người này như sau: “…Hiến là người Bắc, thông hiểu kinh sử,
thường theo các cuộc chinh phạt, làm quân sư, cùng là khuyên vua lên ngôi” [24, tr.
226]. Như vậy, Hồng Hiến trước khi Lê Hồn lên ngơi, ơng đã từng làm quan dưới
thời nhà Đinh và có tham gia làm cuộc chính biến trao áo long bào cho quan Thập
Đạo, rồi lại tiếp tục ở lại phục vụ cho nhà Lê.
Thời kỳ phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài, các Nho sĩ vẫn tiếp tục được hưởng
những ưu ái từ chính quyền nhất là các chúa Nguyễn. khi di cư vào phía Đàng Trong
có người được sử dụng làm dạy học cho các thanh niên nghèo ở cư học xã, có người
làm các công việc ghi chép sổ sách, giấy tờ, là thân khách của các thân vương phủ
chúa. Nhìn chung, họ được nhân dân và chính quyền Đàng Trong tiếp đãi ân cần, góp
phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Đàng Trong.
Tóm lại, các giáo sĩ phương Tây với mục đích chính trị thăm dị tình hình nước ta
lồng vào việc truyền đạo Thiên chúa, đây là một lực lượng khơng nhỏ du nhập vào
nước ta. Vì mục đích của họ có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nên phần lớn các triều
đình cai quản đều tiến hành việc “cấm đạo”, hạn chế sự truyền bá của tơn giáo mới.
Cịn đối với các trí thức Nho giáo và cao tăng Phật giáo từ Trung Hoa đến Việt Nam
với nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng họ được các triều đại phong kiến Đại Việt
dành cho những ưu đãi đặc biệt và họ đã ở lại nước ta để truyền bá hệ tư tưởng Nho
giáo hay phát triển Phật giáo.


- 24 -

1.2.3. Thành phần hoạt động chính trị
Dưới thời nhà Trần có nhóm dân binh người Tống chạy trốn qn Mơng Ngun.

“Nhâm thân 1272 (Tồn Thư ghi năm Giáp tuất 1274), 30 chiếc thuyền người Tống
chạy nạn đến xin cư trú, vua Trần cho tập trung sinh sống ở phường Giai Tuân” [6, tr.
28]. Khu vực này hiện nay người ta cho rằng thuộc ngoại thành Hà Nội nhưng không
biết rõ là ở đâu. Họ đã tiến hành buôn bán các loại vải lụa và dược phẩm. Lại thêm
năm Đinh tỵ (1257) “Thổ quan phủ Tư Minh nước Tống là Hồng Bính đem 1200 bộ
thuộc sang xin nhà cư trú cũng được vua tôi nhà Trần tiếp nhận…” [6, tr. 29].
Một lực lượng người Hoa không kém phần đông đảo ở nước ta xuất thân là
những tù hàng binh. Đến thế kỷ X, Đại Việt đã có một chính quyền tự chủ nhưng chưa
bao giờ Trung Hoa từ bỏ âm mưu thơn tính. Mỗi khi tình hình Đại Việt xấu đi là Trung
Hoa lại dấy binh xâm lược. Trong cuộc chiến không tránh khỏi thương vong và lực
lượng tù hàng binh Trung Hoa ngày một nhiều trên đất nước ta. Sử cũ có ghi chép lại
vào “mùa xuân năm Kỷ mùi (1079), Nhà Tống đòi ta trao trả 1000 người bị bắt, đến
đây ta thả cho hai trăm hai mươi mốt người mà thôi” [9, tr. 43]. Vậy số cịn lại chắc
hẳn đã chính quyền Đại Việt giữ lại vì mục đích chính trị. Trong số những binh lính bị
giữ lại Đất Việt thời Lý - Trần có một số nhân vật nổi tiếng được ghi vào sử sách như
nhà sư Thảo Đường (người sáng lập ra thiền phái Thảo Đường, thiền phái thứ ba ở Đại
Việt thời Lý - Trần); Lý Nguyên Cát, người sáng tác tuồng, truyện hát theo điệu
phương Bắc (vốn là tù binh trong trận chiến chống xâm lược Mông Nguyên); Trâu
Tôn, một thầy thuốc nổi tiếng vì thuốc rất hiệu nghiệm, được quý tộc nhà Trần tin
dùng cũng xuất thân trong giới hàng binh Trung Hoa, sau có con là Trâu Canh cũng là
danh y dưới thời nhà Trần.
Thế kỷ XVII, sự sụp đổ của Minh triều ở Trung Hoa đã dẫn đến một làn sóng
người Hoa trung thành với nhà Minh và khơng thần phục nhà Thanh bỏ quê hương di
dân sang vùng Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam. Người Hoa dính dáng đến chính
trị phải lưu vong sang Đại Việt xin tị nạn gồm có Mạc Cửu – Trịnh Hội, Dương Ngạn
Địch - Trần Thượng Xuyên.
Tiến sỹ Huỳnh Ngọc Đáng có viết trong bài Chính sách của các vương triều Việt
Nam đối với người Hoa: “Tháng 8 năm 1645 triều đình Mãn Thanh ra lệnh “chi phát
nghe chỉ” bắt dân theo tục người Thanh cạo đầu, bím tóc đi sam, đồng thời thi hành
chính sách cai trị độc đốn, hà khắc. Nhiều người Hán cho đây là một sự xúc phạm



- 25 -

văn hóa” [9, tr. 23]. Mạc Cửu vì khơng chấp nhận chính sách này ơng bỏ trốn sang
nước Chan Lạp và tại đây ông được vua Chân Lạp trọng dụng đưa đi khai khẩn vùng
Mang Khảm nay là vùng đất Hà Tiên. Tại đây, Mạc Cửu đã chiêu mộ người Hoa và
người nước ngồi đến đây bn bán biến đây trở thành một khu vực trù phú. Sau này
khi thế lực Chân Lạp suy yếu, nội bộ chia rẽ mảnh đất Mang Khảm của họ Mạc điêu
đứng. Mạc Cửu dựa vào thế lực Đàng Trong, và được các chúa Nguyễn phong cho ông
chức Tổng trấn và cho con cháu đời đời lưu giữ chức ấy ở mảnh đất này.
Đối với Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch là những bộ tướng trong lực
lượng kháng chiến phản Thanh phục Minh. Nhưng lý do gì khiến họ từ bỏ kháng chiến
và tại sao chọn lại chọn vùng đất Đàng Trong làm vùng đất tỵ địa thì đến nay chưa có
tài liệu nào ghi rõ. “Cùng đi với họ là 3000 quan binh trên 50 chiếc thuyền” [9, tr. 24].
Họ đã được chúa Nguyễn đón tiếp nồng hậu và cũng như Mạc Cửu, những người này
cũng đi khai khẩn những vùng đất mới tạo nên các đại phố ở Mỹ Tho và Cù Lao phố.
Đối với người Pháp, đến Việt Nam với mục đích chính trị chúng ta có thể nhắc
tới thành phần truyền giáo đầu tiên. Thành phần này đã được nói rõ ở trên song với sứ
mệnh truyền giáo được lồng ghép với mục đích chính trị là chủ yếu đó là đặc điểm nổi
bật của lực lượng này và nó cũng được xem như là một thành phần hoạt động chính trị
khơng nhỏ phục vụ cho chính quyền nước Pháp trong âm mưu thơn tính nước ta.
Những ghi chép về vùng đất màu mỡ hay tình hình bất ổn chính trị ở vùng Viễn Đơng
được các giáo sĩ thu thập qua việc tìm hiểu tình hình thực tế ở nước ta lúc bấy giờ
được gửi về chính quốc, góp phần thúc đẩy nhanh chóng q trình chinh phục vùng
đất mà người Pháp cho là “vô chủ” này. Giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp nổ súng
xâm lược nước ta có thêm các lực lượng phục vụ cho cuộc chiến đó là các tướng lĩnh,
quân đội kèm theo súng ống và khi chính quyền thực dân đặt được ách đơ hộ thì chính
những con người trong chính quyền này đã đề ra những chính sách về kinh tế mà phần
lợi thuộc về các nhà tư bản Pháp và nó cũng đem lại ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt

động buôn bán của các thương nhân nhất là đối với người Hoa, về sau có cả tư sản
Việt Nam.


×