Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin tại trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị việt – hàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.96 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ HẠNH NGUN

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH CƠNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ HẠNH NGUN

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH CƠNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SỸ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh

Đà Nẵng - Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của Luận văn: “Quản lý phát triển Chương trình
đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại Trường Cao đẳng Công nghệ thơng tin Hữu
nghị Việt - Hàn” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố
cho tới thời điểm này.
Đà Nẵng, ngày tháng
Tác giả

năm

Trần Thị Hạnh Nguyên


ii

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN
Tên đề tài: Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Cơng nghệ thơng tin
tại Trường cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt – Hàn
Ngành đào tạo:
Quản lý giáo dục
Họ và tên học viên:
Trần Thị Hạnh Nguyên

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
Cơ sở đào tạo:
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
TĨM TẮT:
1. Những kết quả chính của luận văn
Luận văn đề cập có hệ thống cơ sở lý luận về phát triển chương trình đào tạo và
quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Cơng nghệ thơng tin tại Trường cao
đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt – Hàn.
Luận văn khảo sát thực trạng công tác quản lý phát triển chương trình đào tạo
ngành Cơng nghệ thơng tin tại Trường cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt –
Hàn từ năm 2015 đến nay.
Từ cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng, nội dung luận văn đề ra các giải pháp
quản lý phát triển chương trình đào tạo trong thời gian tới.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn nêu rõ hệ thống cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý và
phát triển chương trình đào tạo. Đồng thời, cũng làm rõ vị trí, vai trị của chương trình
đào tạo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho khu vực miền
Trung – Tây Ngun. Ngồi ra, luận văn cũng mơ tả được những yếu tố tác động đến
công tác quản lý phát triển chương trình.
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng trong quản lý phát triển chương
trình đào tạo ngành Cơng nghệ thông tin tại Trường cao đẳng Công nghệ thông tin
Hữu nghị Việt – Hàn. Sau đó triển khai và theo dõi kết quả phản hồi để đánh giá hiệu
quả ứng dụng của luận văn trong thực tiễn quản lý nhằm mục đích cho việc nghiên cứu
sâu hơn và áp dụng rộng hơn.
4. Từ khóa: Quản lý phát triển chươnSg trình đào tạo, phát triển chương trình
đào tạo, trường cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt – Hàn.
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn


PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh

Người thực hiện

Trần Thị Hạnh Nguyên


iii

DEVELOP THE INFORMATION TECHNOLOGY TRAINING
PROGRAM AT KOREA – VIETNAM FRIENDSHIP
INFORMATION TECHNOLOGY COLLEGE
Major: Education Management
Student’s name: Tran Thi Hanh Nguyen
Supervisor’s name: Assoc. Prof. Nguyen Bao Hoang Thanh
Institution: The University of Danang – University of Science and Education
Abstract:
1. Main results:
This thesis contains a theoretical basis addressing the development of the curriculum
and management of the development of the information technology training program
at the Korea - Vietnam Friendship Information Technology College.
Masters thesis centers around the status of management development of information
technology training program at the Korea - Vietnam Friendship Technology
Information College from 2015 to the present.
From the theoretical basis and the reality survey the content of the dissertation
proposes management solutions to develop the training program for the forceable
future.
2. The scientific and practical significance of this thesis
The dissertation clearly states the basic system of theories on management of
education and development of training programs. At the same time also clarifies the

role of training programs in the training of human resources in information technology
for the Vietnam Central Highlands. In addition the thesis also clarifies the factors that
influence the management of program development.
3. Research: Research results of the topic may be applied in the management and
development of information technology training programs at the Korea - Vietnam
Friendship Information Technology College. Also implement and monitor feedback to
evaluate the applicability of the thesis in management practice for the purpose of
further research and wider application.
4. Key words: Development, management, training programs, development of training
programs, Korea - Vietnam Friendship Technology Information College.
Supervisor’s confirmation

Assoc.Pro. Dr. Nguyen Bao Hoang Thanh

Student

Tran Thi Hanh Nguyen


iv

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng và để
hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của q thầy, cơ
giáo, được sự quan tâm tạo điều kiện của cơ quan, sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của
đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Do vậy, với lịng biết ơn chân thành nhất, tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới
Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng cùng các thầy cô giáo đã tận tình
giảng dạy, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Bảo Hoàng

Thanh, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong
suốt q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của Ban giám hiệu
Trường cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt – Hàn cũng như các đồng
nghiệp, gia đình và người thân đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành luận văn
này.
Trong q trình thực hiện, bản thân đã cố gắng tuy nhiên không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Với mong muốn luận văn góp phần vào sự phát triển, đổi mới
cơng tác quản lý phát triển chương trình đào tạo của Trường cao đẳng Cơng nghệ
thơng tin Hữu nghị Việt – Hàn, kính mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn quan tâm
góp ý để luận văn hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày tháng
Tác giả

năm 2019

Trần Thị Hạnh Nguyên


v

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................3
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4

7. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ........................................................................6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...............................................................................6
1.1.1. Phát triển chương trình đào tạo trình độ cao đẳng nghề tại một số quốc gia6
1.1.2. Phát triển chương trình đào tạo trình độ cao đẳng ở Việt Nam ....................8
1.2. Các khái niệm chính của đề tài..............................................................................9
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường .........................................9
1.2.2. Ngành, chuyên ngành đào tạo .....................................................................11
1.2.3. Chương trình đào tạo ..................................................................................12
1.2.4. Phát triển chương trình đào tạo ...................................................................14
1.2.5. Quản lý phát triển chương trình đào tạo .....................................................15
1.3. Vai trị cơ bản của chương trình đào tạo ........................................................... 15
1.4. Cách tiếp cận phát triển chương trình đào tạo nghề.........................................16
1.4.1. Cách tiếp cận theo nội dung ........................................................................16
1.4.2. Cách tiếp cận theo mục tiêu ........................................................................17
1.4.3. Cách tiếp cận theo phát triển .......................................................................18
1.4.4. Cách tiếp cận năng lực ................................................................................19
1.5. Phân loại chương trình đào tạo ...........................................................................19
1.5.1. Phân loại dựa trên cấp độ tổ chức ............................................................... 19
1.5.2. Phân loại dựa trên cách tiếp cận .................................................................20
1.6. Chu trình phát triển chương trình đào tạo ........................................................22
1.6.1. Chu trình phát triển CTĐT trong đào tạo POHE ........................................22
1.6.2. Chu trình phát triển CTĐT được sử dụng để nghiên cứu ........................... 24
1.6.3. Cách triển khai chu trình phát triển chương trình đào tạo .......................... 24
1.7. Quản lý phát triển chương trình đào tạo ........................................................... 29
1.7.1. Quản lý việc phân tích nhu cầu phát triển chương trình đào tạo ................29
1.7.2. Quản lý việc xác định mục đích, mục tiêu của chương trình đào tạo .........29
1.7.3. Quản lý việc thiết kế chương trình đào tạo .................................................30
1.7.4. Quản lý việc thực thi chương trình đào tạo ................................................31

1.7.5. Quản lý việc đánh giá chương trình đào tạo ...............................................31


vi

1.8. Xu hướng quản lý phát triển chương trình đào tạo ..........................................32
1.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình đào tạo ..............33
1.9.1. Dân số và lực lượng lao động .....................................................................33
1.9.2. Nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của xã hội ..............................................34
Tiểu kết Chương 1 .......................................................................................................35
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN .........................................36
2.1. Giới thiệu về Trường ............................................................................................ 36
2.1.1. Lịch sử hình thành ......................................................................................36
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy ...............................................................................37
2.1.3. Quy mô, ngành nghề đào tạo ......................................................................37
2.1.4. Chiến lược phát triển chương trình đào tạo của Trường đến năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2030 .................................................................................................39
2.1.5. Mơ hình phát triển chương trình đào tạo của Trường.................................41
2.1.6. Quản lý việc đánh giá chương trình đào tạo của Trường ........................... 41
2.2. Khái quát quá trình điều tra khảo sát ................................................................ 42
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ........................................................................................42
2.2.2. Đối tượng khảo sát ......................................................................................42
2.2.3. Nội dung khảo sát .......................................................................................42
2.2.4. Tổ chức khảo sát .........................................................................................42
2.3. Thực trạng phát triển chương trình đào tạo ngành Cơng nghệ thơng tin ......43
2.3.1. Thực trạng việc phân tích nhu cầu đào tạo ngành Cơng nghệ thông tin ....43
2.3.2. Thực trạng việc xác định mục đích, mục tiêu của chương trình đào tạo ....53
2.3.3. Thực trạng việc thiết kế chương trình đào tạo ............................................58

2.3.4. Thực trạng việc thẩm định, triển khai, thực hiện chương trình ..................59
2.3.5. Thực trạng việc đánh giá chương trình đào tạo ..........................................60
2.4. Thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Cơng nghệ thơng
tin...................................................................................................................................62
2.4.1. Quản lý việc phân tích nhu cầu phát triển chương trình đào tạo ngành
CNTT ............................................................................................................................. 63
2.4.2. Quản lý việc xác định mục đích, mục tiêu của chương trình đào tạo ngành
CNTT của Trường .........................................................................................................65
2.4.3. Quản lý việc thiết kế chương trình đào tạo .................................................67
2.4.4. Quản lý việc thực thi chương trình đào tạo ................................................68
2.4.5. Quản lý việc đánh giá chương trình đào tạo ...............................................69
2.5. Đánh giá chung .....................................................................................................70
2.5.1. Điểm mạnh ..................................................................................................71
2.5.2. Điểm yếu .....................................................................................................71
2.5.3. Nguyên nhân ............................................................................................... 71


vii

Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................72
CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO NGÀNH CƠNG NGHỆ THƠNG TIN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN .........................................73
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành
Cơng nghệ thông tin tại Trường .................................................................................73
3.1.1. Nguyên tắc bám sát định hướng phát triển chương trình đào tạo ngành
Cơng nghệ thơng tin trình độ Cao đẳng.........................................................................73
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo định hướng phát triển của Bộ và của Trường ...........73
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .............................................................. 74
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................................. 74

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ................................................................ 74
3.2. Các biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Cơng nghệ
thơng tin tại trường .....................................................................................................75
3.2.1. Biện pháp 1: Thành lập các nhóm chun trách/ tổ biên soạn chương trình
đào tạo ngành Công nghệ thông tin theo hướng chuyên sâu. ........................................75
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng lộ trình phát triển chương trình đào tạo cho ngành
CNTT trong đó có thể có kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn .................................77
3.2.3. Biện pháp 3: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về phát triển chương
trình đào tạo chung cho tồn trường trong đó có quy định riêng cho phát triển CTĐT
ngành CNTT ..................................................................................................................79
3.2.4. Biện pháp 4: Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và hệ thống
thông tin quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Cơng nghệ thông tin .............79
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp trong cơng tác
phát triển chương trình đào tạo cho ngành Công nghệ thông tin ..................................82
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp được đề xuất .....................................................83
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ........................84
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ...............................................................................84
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ..............................................................................84
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm ................................................................................84
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm .........................................................................84
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ..................................................................................85
Xây dựng lộ trình phát triển chương trình đào tạo cho ngành CNTT trong đó có
thể có kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn ................................................................ 87
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về phát triển chương trình đào tạo chung
cho toàn trường và quy định riêng cho phát triển CTĐT ngành CNTT ........................87
Tiểu kết Chương 3 ....................................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................90
PHỤ LỤC .................................................................................................................. PL1



viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTTTT

:

Bộ Thông tin và Truyền thông



:

Cao đẳng

CBHD

:

Cán bộ hướng dẫn

CBQL

:

Cán bộ quản lý

GV

:


Giảng viên

CLĐT

:

Chất lượng đào tạo

CNH-HĐH :

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CTĐT

:

Chương trình đào tạo

CNTT

:

Cơng nghệ thơng tin

CNTT-TT

:

Cơng nghệ thơng tin và Truyền thông


DN

:

Doanh nghiệp

ĐH

:

Đại học

GDNN

:

Giáo dục nghề nghiệp

HSSV

:

Học sinh - Sinh viên

KH-KT&CN :

Khoa học – kỹ thuật và công nghệ

KNN


:

Kỹ năng nghề

KT-XH

:

Kinh tế - Xã hội

LĐ-TBXH

:

Lao động - Thương binh và Xã hội

NCXH

:

Nhu cầu xã hội

TĐCĐ

:

Trình độ Cao đẳng

TLTK


:

Tài liệu tham khảo

TTLĐ

:

Thị trường lao động


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
2.11.
2.12.
3.1.


Tên bảng
Số lượng tuyển sinh, tốt nghiệp nghề CNTT ứng dụng
phần mềm
Quy mô đào tạo của trường từ 2015-2018
Danh mục thiết bị đào tạo cho ngành CNTT
Thực trạng chất lượng CTĐT hiện nay
Thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên
Thực trạng đánh giá chương trình CNTT
Thực trạng quản lý chu trình phát triển CTĐT của trường
Đánh giá thực trạng quản lý việc phân tích nhu cầu phát
triển CTĐT ngành CNTT
Đánh giá của CBQL, GV và SV về quản lý mục đích,
mục tiêu của CTĐT
Đánh giá công tác quản lý phát triển CTĐT tại trường so
với yêu cầu của Bộ về thiết kế chương trình
Đánh giá việc thực thi chương trình đào tạo
Đánh giá việc đánh giá chương trình đào tạo
Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp

Trang
47
47
51
58
60
61
63
64

65
67
68
69
85


x

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Số hiệu hình và
biểu đồ
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.


Tên hình và biểu đồ

Trang

Mơ hình hoạt động quản lý
Q trình quản lý
Tiếp cận CTĐT theo mục tiêu
Chu trình phát triển chương trình đào tạo
Sơ đồ Hệ thống tổ chức quản lý của Trường
Kết quả tuyển sinh, tốt nghiệp nghề CNTT (giai đoạn
2015-2017)
Quy mô đào tạo ngành CNTT của trường từ 20152018
Biểu đồ chất lượng chương trình đào tạo
Thực trạng đánh giá chương trình CNTT
Biểu đồ Quản lý việc phân tích nhu cầu đào tạo
ngành CNTT
Biểu đồ Quản lý việc xác định mục đích, mục tiêu
của phát triển CTĐT ngành CNTT
Quản lý việc thiết kế chương trình đào tạo
Đánh giá việc quản lý thực thi chương trình đào tạo
Đánh giá việc quản lý đánh giá chương trình đào tạo
Cơ cấu tổ chức đội ngũ phát triển chương trình
Mối quan hệ giữa các biện pháp
Biểu đồ mơ tả tính cấp thiết của các biện pháp
Biểu đồ mơ tả tính khả thi của các biện pháp

10
10
17

24
37
47
47
58
62
64
66
68
69
70
76
84
86
86


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là quốc sách hàng đầu luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng. Nghị
quyết 29–NQ/TW ngày 04/01/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
đã đề ra quan điểm “Coi sự chấp nhận của thị trường lao động đối với người học là
tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở giáo dục đại học, nghề
nghiệp và là căn cứ để định hướng phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo và ngành
nghề đào tạo”, “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghề tại cơ sở sản
xuất, kinh doanh. Có cơ chế để tổ chức, cá nhân người sử dụng lao động tham gia xây
dựng, điều chỉnh, thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá năng lực người học”. Rõ
ràng, để đạt được mục tiêu phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực

chất lượng cao khơng chỉ cần tới nỗ lực của tồn hệ thống giáo dục mà còn cần tới một
sự hợp tác chặt chẽ và toàn diện giữa các cơ sở giáo dục và giới doanh nghiệp nhằm
đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên và đóng góp cho sự phát triển KT-XH của địa
phương và quốc gia. Những định hướng đó của Nhà nước sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác
giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp ở nước ta.
Hệ thống giáo dục của một quốc gia là đối tượng chịu sự điều chỉnh, thay đổi
không ngừng của Chính phủ, sự chuyển dịch và phát triển của nền kinh tế và nhu cầu
học tập của xã hội. Đối với nước ta, nền giáo dục cũng không nằm ngồi quy luật đó;
mặc dù đã đạt được một vài thành tựu đáng kể sau một chặng đường dài phát triển,
nhưng bên cạnh đó hệ thống giáo dục nước ta đang tỏ ra yếu kém và không theo kịp
nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của nền kinh tế. Đảng và Chính phủ đã
nhận thức sâu sắc nhu cầu cần phải đổi mới của hệ thống giáo dục nước nhà, tại Nghị
quyết 14/2005/NQ–CP của Chính phủ ban hành ngày 02/11/2005 chỉ rõ “Phương pháp
dạy/học lạc hậu với khối lượng học tập nặng về kiến thức, coi nhẹ phương pháp học
tập, rèn luyện kỹ năng và thái độ” làm cho chất lượng đào tạo thấp và nới rộng khoảng
cách giữa những gì mà thị trường lao động cần và các cơ sở đào tạo có thể cung cấp;
kết quả là các cơ sở sử dụng lao động phải đào tạo lại hoặc đào tạo tại chỗ sinh viên
mới tốt nghiệp sau khi được tuyển dụng.
Sự hội nhập và chịu ảnh hưởng ngày càng sâu sắc của q trình tồn cầu hóa, nền
kinh tế nước ta đang chuyển dịch và có những bước thay đổi to lớn đối với nhu cầu về
nguồn nhân lực có kỹ năng. Tuy nhiên, trước bối cảnh gia tăng nhanh về quy mô đào
tạo nhưng chất lượng đào tạo lại không theo kịp nhu cầu tuyển dụng của các doanh
nghiệp đã làm cho một bộ phận khơng nhỏ sinh viên ra trường khó tiếp cận được
TTLĐ. Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ tiếp tục đòi hỏi hệ thống giáo dục cần
phải đổi mới mạnh mẽ và tồn diện hơn, do đó Nghị quyết 29–NQ/TW ngày
04/01/2013 đã ra đời, trong đó nêu rõ: “Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn
thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo


2


dục và đào tạo thiếu liên thơng giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục,
đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa
học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của TTLĐ; chưa chú trọng đúng mức việc giáo
dục đạo đức, lối sống và kĩ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và
đánh giá kết quả cịn lạc hậu, thiếu thực chất...”. Qua đó có thể phần nào thấy được
những điểm yếu cố hữu của hệ thống giáo dục đại học nước ta.
Nghị quyết 29–NQ/TW cũng nêu rõ mục tiêu đổi mới hướng tới là “... Đổi mới
chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hồ đức, trí, thể,
mĩ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản,
hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận
dụng kiến thức vào thực tiễn”. Mục tiêu của đổi mới là tạo chuyển biến căn bản, mạnh
mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2030,
nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Trong đó, đối với giáo dục
nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề
nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ
đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu
cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của TTLĐ trong nước và quốc tế.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 711/QĐ-TTg
ngày 13/6/2012) đặc biệt nhấn mạnh tập trung đổi mới: “Mục tiêu, nội dung,
phương pháp” mà vấn đề cốt lõi của nội dung ở đây là đề cập đến CTĐT. Do vậy, các
Trường cần đổi mới CTĐT theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa có tiếp
thu chọn lọc những CTĐT tiên tiến của các nước phát triển, phù hợp với thực tế phát
triển của Quốc gia. Chương trình phải đảm bảo được tính liên thơng (dọc, ngang),
được kế thừa và phát triển.
Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có chương trình đào
tạo (CTĐT). CTĐT vừa là cơng cụ, vừa là thước đo trình độ phát triển kinh tế - xã hội
và khoa học – kỹ thuật của mỗi quốc gia cũng như của mỗi nhà trường. Chất lượng giáo
dục của nhà trường có đạt tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu của xã hội, hay có đạt chuẩn so

với yêu cầu của các trường trong khu vực, của quốc tế hay không tùy thuộc phần lớn
vào chất lượng CTĐT của nhà trường. Việc phát triển CTĐT theo hướng tiếp cận năng
lực là xu hướng nổi bật trong thực tiễn phát triển CTĐT hiện nay. Bên cạnh đó, phát
triển chương trình dựa vào nhà trường với việc chuyển giao vai trị, trách nhiệm đến mỗi
cán bộ làm cơng tác quản lý, mỗi giảng viên đã và đang ngày càng được coi trọng. Phát
triển chương trình khơng chỉ là cơng việc của cấp quản lý mà nó cần phải là cơng việc
của cả giảng viên bởi giảng viên chính là chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy của mình.
Gắn giảng viên vào việc xây dựng và phát triển chương trình sẽ khích lệ tinh thần tự
nguyện, tự giác, gắn lý thuyết với thực hành, gắn việc đào tạo phù hợp với nhu cầu xã
hội. Đó chính là tăng tính linh hoạt của một CTĐT.


3

Nếu chúng ta muốn đào tạo sinh viên để cung cấp cho TTLĐ, chúng ta cần phải
tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp để thấy rõ nhu cầu về nguồn nhân lực của họ cả về số
lượng và chất lượng. Từ đó có thể thấy, thế giới nghề nghiệp có thể tham gia vào quá
trình phát triển CTĐT từ giai đoạn đầu tiên: điều tra nhu cầu thị trường. Trong quá
trình xây dựng CTĐT và đề cương chi tiết: các mô-đun, môn học, đồ án... sự tham gia
của thế giới nghề nghiệp giúp nhóm thiết kế CTĐT đưa ra những mô-đun, đồ án và
phân bổ thời gian hợp lý, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện CTĐT, thế giới nghề nghiệp cũng có thể tham gia giảng dạy,
hướng dẫn, đánh giá sinh viên. Đồng thời, thế giới nghề nghiệp cũng chính là những
thành phần không thể thiếu trong hoạt động đánh giá CTĐT. Chính họ là người sử
dụng sinh viên tốt nghiệp, họ chính là những người đánh giá khắt khe nhất. Từ những
thơng tin phản hồi có được, nhà trường tiến hành điều chỉnh CTĐT cho phù hợp. Một
trong những vấn đề cần điều chỉnh là nội dung của CTĐT. Đây là điều kiện tiên quyết
đảm bảo thành công của đào tạo gắn với nhu cầu của TTLĐ. Thế giới nghề nghiệp cần
tham gia trực tiếp vào việc xây dựng và cải tiến CTĐT thông qua cung cấp thông tin
và phản biện nội dung CTĐT. Trong những điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và

trường, có thể mời đại diện thế giới nghề nghiệp tham nhóm biên soạn chương trình.
Chính vì vậy, tác giả chọn cách tiếp cận năng lực để đề xuất các biện pháp quản lý
phát triển chương trình đào tạo ngành Cơng nghệ thơng tin theo định hướng ứng dụng
nghề nghiệp.
Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra phương pháp quản lý phát triển CTĐT tại Trường
cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt – Hàn có hiệu quả, góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo của trường, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho khu
vực miền Trung – Tây Nguyên, đáp ứng được triết lý của hệ thống tín chỉ cũng như
chiến lược của Đảng và Nhà nước về phát triển CTĐT theo hướng giáo dục nghề
nghiệp đối với các Trường Cao đẳng.
Xuất phát từ thực tế của nhà trường, đề tài “Quản lý phát triển chương trình đào
tạo ngành Cơng nghệ thông tin tại Trường cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị
Việt – Hàn” được tôi chọn để nghiên cứu, làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý
giáo dục.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng quản lý phát triển chương
trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại Trường cao đẳng Công nghệ thông tin
Hữu nghị Việt – Hàn, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của Trường.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động phát triển chương trình đào tạo của các Trường cao đẳng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu


4

Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Cơng nghệ thông tin hiện nay tại
Trường cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt – Hàn.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo sát thực trạng quản lý phát triển chương
trình đào tạo ngành Cơng nghệ thơng tin trình độ cao đẳng tại Trường cao đẳng Công
nghệ thông tin Hữu nghị Việt – Hàn.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2018 đến tháng 10/2018.
4. Giả thuyết khoa học
Cơng tác phát triển chương trình đào tạo hiện nay của nhà trường chưa được toàn
diện, chưa đáp ứng triệt để được các bước của chu trình phát triển chương trình đào tạo
từ phân tích nhu cầu, xác định mục tiêu, thiết kế, thực thi và đánh giá cải tiến chương
trình. Vì vậy, nếu đề xuất được các biện pháp quản lý công tác xây dựng và phát triển
chương trình đào tạo có tính khoa học và khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng việc quản
lý phát triển chương trình đào tạo tại Trường cao đẳng Cơng nghệ thông tin Hữu nghị
Việt - Hàn hiệu quả hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận về phát triển chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.
Vai trị của chương trình đào tạo, phát triển chương trình đào tạo đối với việc nâng cao
chất lượng đào tạo phù hợp mục tiêu hội nhập, liên kết đào tạo.
- Đánh giá thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo tại Trường.
- Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm đưa cơng tác phát triển chương trình đào
tạo hoạt động đúng quy trình, thống nhất, đồng bộ, phù hợp thực tế phát triển của
Trường góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu đã sử
dụng những phương pháp sau:
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này sử dụng để phân tích, tổng hợp dữ liệu các tài liệu có
liên quan để tổng quan cơ sở lý luận về quản lý công tác phát triển chương trình đào
tạo trình độ cao đẳng; đồng thời dự báo để tìm kiếm, xây dựng những giải pháp quản
lý phát triển chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp điều tra: khảo sát bằng phiếu hỏi tại một số đơn vị sản xuất kinh

doanh, người học để đánh giá về mức độ phù hợp với nhu cầu và thực trạng quản lý
cơng tác phát triển chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.
Phương pháp nghiên cứu hồ sơ: nghiên cứu hồ sơ liên quan về phát triển chương
trình đào tạo để phân tích thực trạng phát triển chương trình đào tạo.
6.3. Phương pháp thống kê toán học: để xử lý các số liệu điều tra, tìm kiếm về
tính cấp thiết và tính khả thi của những giải pháp được đề xuất.


5

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung Luận văn được trình bày trong 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình đào tạo trình độ
Cao đẳng.
- Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ
thông tin tại Trường cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn.
- Chương 3: Các biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý phát triển
chương trình đào tạo ngành Cơng nghệ thơng tin của Trường cao đẳng Công nghệ
thông tin Hữu nghị Việt - Hàn.


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Phát triển chương trình đào tạo trình độ cao đẳng nghề tại một số quốc
gia

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển. Để có
được một nền giáo dục tiên tiến, đúng hướng, các quốc gia đã xây dựng chiến lược
phát triển CTĐT rất khoa học, hiện đại, cập nhật gắn với mục tiêu phát triển nguồn
nhân lực của quốc gia đó. Những kết quả quản lý phát triển CTĐT tại các nước như:
Singapore, Thái Lan, Úc… là bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý phát triển
CTĐT tại nước ta.
1.1.1.1. Phát triển chương trình của Singapore
Việc xây dựng các chương trình ĐTN ở Singapore chủ yếu bởi các Học viện giáo
dục kỹ thuật ITE (Institute of Technical Education), Bộ Giáo dục Singapore có trách
nhiệm phân loại các CTĐT do trường xây dựng.
Quản lý phát triển các CTĐT của ITE thơng qua quản lý hoạt động phát triển
chương trình theo một quy trình phát triển chương trình hệ thống với cấu trúc chương
trình quy định trước cho tồn thể các ITE, bao gồm 05 giai đoạn là: Phân tích; thiết kế;
phát triển; thực hiện và đánh giá; và việc đánh giá sản phẩm đạt được cuối cùng dựa
trên 05 tài liệu liên quan đến chương trình bao gồm: tài liệu tiêu chuẩn năng lực (Skill
Standard Manual); tài liệu tiêu chuẩn lớp học (Institution Norm Manual); danh mục
thiết bị đào tạo tiêu chuẩn (Standard Training Equipment List); kế hoạch đào tạo
(Training Specifications Manual); kế hoạch đánh giá (Test Plans Manual); và nội dung
bài đánh giá (Phase Test Manual).
Các chương trình sẽ được ITE tổ chức đào tạo thử nghiệm ngay trong các khố
học của nhà trường và và sau đó được đánh giá, điều chỉnh, tổ chức đào tạo mở rộng.
Tổ chức hoạt động phát triển chương trình của Singapore là dựa trên hình thức phát
triển chương trình dựa vào trường (SBCD) là chủ yếu. Do đặc trưng hệ thống đào tạo của
hệ thống đào tạo nghề Singapore là hệ thống nhỏ, chưa có hệ thống tiêu chuẩn trình độ
đào tạo rõ ràng, phân bố mạng lưới các trường tập trung, việc phát triển các CTĐT nghề
trong nhà trường đã khắc phục được các hạn chế của hình thức phát triển CTĐT theo hình
thức SBCD gây ra và phát huy được ưu điểm của nó.
1.1.1.2. Phát triển chương trình của Thái Lan
Quản lý phát triển dạy nghề ở Thái Lan chủ yếu tập trung tại cơ quan quản lý
phát triển kỹ năng Trung ương của Thái Lan (DSD) (Department of Skill

Development). Cơ quan DSD Trung ương chịu trách nhiệm trong các hoạt động:


7

Phân tích nhu cầu đào tạo; Xây dựng mục tiêu đào tạo và phát triển các CTĐT;
Tiêu chuẩn đảm bảo quá trình đào tạo; Phương pháp luận đào tạo và phát triển kỹ năng
đào tạo; cụ thể là phát triển CTĐT; và Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng và các
bài trắc nghiệm đánh giá kỹ năng.
Tất cả các hoạt động này đều được tiến hành tập trung tại các cơ quan của DSD
Trung ương và vùng. Các CTĐT và tài liệu ĐTN được phát triển chủ yếu tại bộ phận kế
hoạch và nghiên cứu công nghệ nằm trong cơ quan của DSD Trung ương theo kế hoạch
hàng năm. DSD của các vùng căn cứ theo các chương trình đã được ban hành và đặc
trưng của vùng để tiến hành điều chỉnh cho phù hợp. Quá trình điều chỉnh phải báo cáo lại
cho DSD Trung ương về nội dung điều chỉnh trước khi đào tạo.
1.1.1.3. Phát triển chương trình của Australia
Tại Australia có trình độ đào tạo quốc gia AQTF (Australian Quality Training
Framework) là các tiêu chuẩn đào tạo ở mỗi cấp do Cơ quan thẩm quyền nhà nước về
quản lý chất lượng đào tạo ANTA (Australia National Training Authority) quản lý.
Đào tạo AQTF gồm 6 cấp trình độ chuẩn của giáo dục nghề nghiệp, được xây dựng
dựa trên các hệ thống tiêu chuẩn KNN quốc gia tương đối hoàn thiện và hệ thống quản
lý chất lượng ĐTN theo năng lực hoàn chỉnh với triết lý ĐTN rất rõ ràng đó là: Thu
thập thơng tin cơng nghiệp làm đầu vào cho các mục tiêu đào tạo; Hướng vào các yêu
cầu của doanh nghiệp trong phát triển tiêu chuẩn năng lực; Xác định đào tạo công
nhận và hệ thống chất lượng mềm dẻo; Thông tin cho tất cả các khách hàng của đào
tạo và cung cấp các cơ hội đánh giá và công nhận chất lượng.
Căn cứ trên đào tạo trình độ đào tạo, các tổ chức tư vấn đào tạo nghề quốc gia
ITABs (Industry Training Advisory Body) phối hợp với doanh nghiệp tiến hành xây
dựng các gói đào tạo (Training Package) trong phạm vi ngành nghề tư vấn dưới sự tài
trợ một phần tài chính từ ngân sách nhà nước do ANTA phân bổ.

Các gói đào tạo bao gồm các kỹ năng được xác nhận hoặc các tiêu chuẩn năng lực
thực hiện; các hướng dẫn đánh giá và công nhận. Chúng được thiết kế chuẩn cho đào tạo
và được ngành công nghiệp công nhận. Sự thừa nhận và sự đánh giá các kỹ năng, kiến
thức liên quan đến công việc và đảm bảo rằng đào tạo liên quan trực tiếp tới năng lực và
sự thực hiện tại chỗ làm việc. Vì các gói đào tạo đã được cơng nhận ở cấp quốc gia, do đó
những chủ sử dụng lao động có thể tin tưởng rằng nó là rất phù hợp với các ngành công
nghiệp của họ mà không cần quan tâm tới người lao động được đào tạo ở đâu. Gói đào tạo
được cơng nhận trong thời hạn 03 năm và được xem xét lại trước 18 tháng.
Các gói đào tạo sau đó được hồn thiện để đảm bảo chất lượng đào tạo và được
công nhận bởi Uỷ ban chất lượng đào tạo quốc gia (NTQC) (National Training Quality
Council) sau đó chuyển tới hệ thống thơng tin đào tạo quốc gia (NTIS) (National
Training Information Service) để công bố công khai trên toàn Australia.
Các cơ sở đào tạo nghề TAFE (Technical and Future Education) của Australia sẽ
đăng ký mở các khóa học đáp ứng các gói đào tạo đã được công bố tại các tổ chức


8

đăng ký đào tạo RTO (Registered Training Organisation) theo hướng dẫn đào tạo được
triển khai từ các gói đào tạo, đăng ký bao gồm: các liên quan giữa chương trình hiện
tại và yêu cầu chất lượng mới; mối quan hệ giữa cấu trúc chương trình hiện tại và các
bài học mới; các quy định hoặc các giấy phép yêu cầu; thời gian danh nghĩa của các
bài học và các chất lượng yêu cầu; các CTĐT mẫu; danh mục các nguồn lực hiện tại
và nguồn lực mới có thể được sử dụng triển khai đào tạo; bảng các kế hoạch tiến độ
được chấp thuận cho thời gian học nghề.
Các hướng dẫn này cũng được công khai trên thông tin đại chúng. Trong quá
trình đào tạo các chương trình vẫn được tiếp tục đánh giá điều chỉnh thông qua các
chuyên gia quản lý duy trì nội dung chương trình thường được xem như là các nhà
quản lý chương trình (CMMs - CurriculuM Managers), được chỉ định ban đầu bởi văn
phòng đào tạo và giáo dục sau phổ thông (OTTE) của vùng, nhằm đánh giá và duy trì

bản quyền nội dung chương trình và cung cấp một dịch vụ thông tin và tư vấn đào tạo.
Các chuyên gia này thuộc biên chế của cơ sở TAFE. Các nhà quản lý chương trình là
nguồn tư vấn chính trên các gói đào tạo, nội dung chương trình và các nguồn học liệu
có sẵn được phân bổ nằm trong nhóm ngành của họ. Trách nhiệm của họ bao gồm:
đóng góp phát triển chun mơn trong các hướng dẫn đào tạo; tư vấn các thông tin ban
đầu trên việc thực hiện các gói đào tạo; tư vấn trong thực hiện điều chỉnh nội dung
CTĐT; tư vấn thông tin trong các q trình đánh giá trong gói đào tạo; cung cấp các
chỉ dẫn thích hợp cho triển khai CTĐT.
1.1.2. Phát triển chương trình đào tạo trình độ cao đẳng ở Việt Nam
Phát triển CTĐT là một quá trình liên tục nhằm hồn thiện khơng ngừng CTĐT.
Theo quan điểm này, CTĐT là một thực thể không phải được thiết kế một lần và dùng
cho mãi mãi, mà được liên tục phát triển, bổ sung, hoàn thiện tuỳ theo sự thay đổi của
trình độ phát triển kinh tế – xã hội, thành tựu khoa học – kỹ thuật và công nghệ, và
cũng là theo yêu cầu của TTLĐ. Nói cách khác, một khi mục tiêu đào tạo của nền giáo
dục quốc dân thay đổi để đáp ứng nhu cầu xã hội, thì CTĐT cũng phải thay đổi theo,
mà đây lại là quá trình diễn ra liên tục nên CTĐT cũng phải được khơng ngừng phát
triển và hồn thiện. Về mặt lý thuyết, thế giới nghề nghiệp gần như có thể tham gia
vào tất cả công đoạn của phát triển CTĐT.
Quản lý phát triển đã và đang được nhiều nước, nhiều tổ chức trên thế giới
nghiên cứu và áp dụng với nhiều hình thức, quy trình khác nhau. Ở Việt Nam, đã có
một số cơng trình nghiên cứu về quản lý phát triển CTĐT tiêu biểu:
1. PGS.TS.NSƯT. Lê Quang Sơn, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)
(2017), Lý luận quản lý và quản lý giáo dục (chuyên đề Sau Đại học);
2. PGS. TS. Nguyễn Văn Khôi (2010), Phát triển chương trình giáo dục;
3. GS.TS. Nguyễn Đức Chính (chủ biên) - TS Vũ Lan Hương (2015), Phát triển
chương trình giáo dục;
4. Nguyễn Vũ Bích Hiền (chủ biên) – Nguyễn Thị Thu Hằng – Phạm Ngọc Long


9


(2015), Phát triển và Quản lý chương trình giáo dục.
Các nghiên cứu có đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong quản lý phát triển
CTĐT cũng như cơ sở lý luận. Hầu hết các nghiên cứu chỉ đề cập đến phương pháp
luận phát triển chương trình và một số khâu trong phát triển chương trình mà chưa có
nghiên cứu chuyên sâu về quản lý phát triển CTĐT trình độ cao đẳng phù hợp với nhu
cầu xã hội,... do vậy việc nghiên cứu quản lý phát triển CTĐT là hết sức cần thiết.
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
1.2.1.1. Quản lý
Quản lý là quá trình thực hiện các công việc xây dựng kế hoạch hành động (bao
gồm cả xác định mục tiêu cụ thể, chế định kế hoạch, quy định tiêu chuẩn đánh giá và
thể chế hóa), sắp xếp tổ chức (bố trí tổ chức, phối hợp nhân sự, phân cơng cơng việc,
điều phối nguồn lực tài chính và kỹ thuật…), chỉ đạo, điều hành, kiểm soát và đánh giá
kết quả, sửa chữa sai sót (nếu có) để hoàn thành mục tiêu của tổ chức đề ra.
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý
(CTQL là người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (người bị quản lý và
các yếu tố chịu ảnh hưởng tác động của CTQL) về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội,… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương
pháp và các biện pháp cụ thể nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt tới mục tiêu quản lý.
Về thuật ngữ “Quản lý” có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng có chung các
nội hàm chủ yếu sau:
- Quản lý ln gắn liền một tổ chức (hệ thống), trong đó chủ thể quản lý tác động
đến khách thể quản lý nhằm đưa tổ chức đạt mục tiêu.
- Khách thể quản lý (có thể là một nhóm người hay một người bị quản lý) tiếp
nhận trực tiếp hoặc gián tiếp các tác động của chủ thể quản lý.
- Phải có mục tiêu quản lý và mục tiêu hoạt động của tổ chức mà người quản lý
và mọi người bị quản lý hướng tới.
- Phải có phương tiện thực hiện mục tiêu (luật pháp, chính sách và cơ chế; bộ
máy tổ chức và nhân sự; cơ sở vật chất; môi trường và thông tin cần thiết,…)

- Đối tượng quản lý có thể trên quy mơ tồn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, hệ
thống (tổ chức); có thể là một con người, sự vật cụ thể hay một hoạt động,…
Trong công tác quản lý bao giờ cũng có chủ thể quản lý, khách thể quản lý quan
hệ với nhau bằng các tác động quản lý. Q trình quản lý phải có mục đích, nhiệm vụ
hoạt động chung. Khi thực hiện nhiệm vụ quản lý, chủ thể quản lý ln hướng theo
mục đích quản lý đã xác định để điều khiển đối tượng bị quản lý thực hiện mục tiêu
chung của tổ chức. Giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý có mối quan hệ tác động
qua lại tương hỗ nhau. Chủ thể quản lý nảy sinh các động lực quản lý, còn khách thể
quản lý thì làm nảy sinh các giá trị vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của con
người, thỏa mãn mục đích của chủ thể quản lý.


10

Hệ thống quản lý gồm 2 hệ liên kết nhau, đó là sự liên kết giữa chủ thể quản lý
với đối tượng quản lý. Khi chỉ ra chủ thể quản lý thì phải chỉ ra đối tượng quản lý và
ngược lại. Mục tiêu của quản lý là tạo ra, tăng thêm và bảo vệ lợi ích của con người.
Cơng cụ quản lý là các phương tiện mà chủ thể quản lý dùng để tác động đến đối
tượng quản lý như các văn bản luật, quyết định, chỉ thị, chương trình, kế hoạch,....
Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý;
Các phương pháp quản lý gồm: phương pháp thuyết phục, phương pháp kinh tế,
phương pháp hành chính - tổ chức, phương pháp tâm lý - giáo dục...; tùy theo từng
tình huống cụ thể mà sử dụng các phương pháp khác nhau hoặc kết hợp các phương
pháp với nhau. Mơ hình hoạt động quản lý có thể biểu diễn qua sơ đồ 1.1.

CƠNG CỤ
QUẢN LÝ
CHỦ THỂ
QUẢN LÝ


Mơi trường quản lý
KHÁCH THỂ
QUẢN LÝ

MỤC TIÊU
QUẢN LÝ

PHƯƠNG PHÁP
QUẢN LÝ

Sơ đồ 1.1. Mơ hình hoạt động quản lý
Như vậy: ở đâu có những hoạt động chung thì nơi đó có sự quản lý để đạt được
những mục tiêu đã định. Quản lý phải thực hiện bốn chức năng cơ bản đó là: kế hoạch
hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Quá trình quản lý được thể hiện qua sơ đồ sau:

Kế hoạch

Tổ chức

Thông tin quản lý
Quyết định quản lý

Kiểm tra

Chỉ đạo

Sơ đồ 1.2. Quá trình quản lý
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là quản lý hệ thống giáo dục bằng sự tác động có mục đích, có



11

kế hoạch, có ý thức và tuân thủ các quy luật khách quan của những chỉ thể QLGD lên
toàn bộ các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dục của cả hệ
thống đạt tới mục tiêu giáo dục (xây dựng và hoàn thiện nhân cách người lao động phù
hợp với yêu cầu phát triển KT-XH trong từng giai đoạn cụ thể).
Nếu tiếp cận giáo dục trên cả hai phương diện (nghĩa rộng và nghĩa hẹp) thì thấy
QLGD bao gồm quản lý hệ thống giáo dục và quản lý trường học.
+ Ở cấp độ quản lý hệ thống giáo dục có thể hiểu QLGD là những tác động có hệ
thống, có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các
mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành bình
thường và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng. Như vậy,
QLGD theo nghĩa rộng là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ chức, điều phối, giám sát… một cách
hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạt động phục vụ cho mục tiêu phát triển
giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.
+ Ở cấp độ hiểu QLGD là quản lý trường học thì QLGD là hệ thống những tác
động có chủ đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giảng
viên, nhân viên, sinh viên, phụ huynh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà
trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục.
Mặt khác, quản lý giáo dục đã được các nhà lý luận và quản lý thực tiễn đưa
ra một số định nghĩa dưới các góc độ khác nhau:
- Theo Đặng Quốc Bảo (1997): “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt
động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ
trẻ theo yêu cầu xã hội”.
- Theo Nguyễn Ngọc Quang (1989): “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành
theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà
trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục

thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”.
Tóm lại: “Quản lý giáo dục là q trình tác động có ý thức, kế hoạch, tổ chức và
hợp quy luật của chủ thể quản lý (các cơ quan Quản lý giáo dục các cấp: Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo) tới khách thể quản
lý (các khâu của hệ thống giáo dục) nhằm làm cho các cơ sở giáo dục vận hành
được bình thường và đạt tới các mục tiêu giáo dục đã đề ra”.
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là quá trình tác động của chủ thể quản lý tới các hoạt động
trong cấu trúc của nhà trường, nhằm vận hành hệ thống tổ chức Nhà trường đạt tới
mục tiêu của chính Nhà trường đề ra và các mục tiêu của Nhà nước, xã hội yêu cầu.
1.2.2. Ngành, chuyên ngành đào tạo
1.2.2.1. Ngành đào tạo


12

Ngành là một lĩnh vực khoa học, kỹ thuật hoặc văn hóa, cho phép người học tiếp
nhận những kiến thức và kỹ năng mang tính hệ thống cần có để thực hiện các kỹ năng
lao động trong khuôn khổ của một nghề cụ thể.
Ngành đào tạo phải được ghi trong văn bằng tốt nghiệp.
1.2.2.2. Chuyên ngành đào tạo
Chuyên ngành là sự đào tạo chuyên sâu kiến thức và kỹ năng cho người học
trong phạm vi hẹp hơn của một ngành, hoặc là sự thu nhận kiến thức và kỹ năng trong
một ngành mới khác. Chuyên ngành chỉ được ghi trên văn bằng tốt nghiệp ở các trình
độ từ Thạc sỹ trở lên.
1.2.3. Chương trình đào tạo
Trong lịch sử giáo dục, thuật ngữ “Chương trình đào tạo” xuất hiện từ 1820 tuy
nhiên phải đến thế kỷ XX, thuật ngữ này mới được sử dụng một cách chuyên nghiệp ở
Hoa Kỳ và một số nước có nền giáo dục phát triển. [2, trg. 41]
Kinh tế - xã hội phát triển, nhiều môn học mới được đưa thêm vào CTĐT. Sự

khác biệt giữa người học đã trở nên rõ rệt hơn đối với giảng viên và các nhà quản lý,
định nghĩa về CTĐT được mở rộng hơn. CTĐT được phân thành nhiều loại khác nhau:
CTĐT cho khối cơ bản, khối kỹ thuật, khối thực hành,… Bobbitt (1924) cho rằng
CTĐT có thể được định nghĩa là hệ thống các hoạt động nhằm phát hiện khả năng
hoặc hoàn thiện người học. [15]
Phát hiện khả năng
người học
Chương trình đào tạo =
Chuỗi hoạt động
Hồn thiện người học
Hollis và Doak Campbell (1935) cho rằng CTĐT bao gồm tất cả những hiểu biết
và kinh nghiệm mà người học có được sự hướng dẫn của nhà trường. CTĐT được xem
là một chuỗi những kinh nghiệm được nhà trường phát triển nhằm giúp người học tăng
cường tính kỷ luật, phát triển năng lực tư duy và hành động. CTĐT gồm tất cả những
gì người học có được nhằm đạt các mục đích và mục tiêu cụ thể. CTĐT được xây
dựng theo khung lý thuyết và nghiên cứu hoặc những thực tiễn nghề nghiệp trong quá
khứ hay hiện tại. Như vậy, khái niệm CTĐT của Hollis và Doak Campbell được biểu
diễn qua sơ đồ như sau: [14, trg.17]
Kế hoạch cung cấp
cơ hội học tập
Người học

Chương trình đào
tạo
Kế hoạch học tập

MỤC ĐÍCH
GIÁO DỤC



13

Theo từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển bách khoa 2001), khái niệm CTĐT
được hiểu là: “Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung
kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo
từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương
thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của
cơ sở giáo dục và đào tạo”.
Thuật ngữ “CTĐT” trong bảng từ vựng về giáo dục trong tiếng Việt có hai nghĩa
khác nhau, tương ứng với hai từ trong bảng từ vựng về giáo dục trong tiếng Anh:
a) Nghĩa thông thường được sử dụng là một văn bản quy định mục đích và các mục
tiêu cụ thể đặt ra đối với một ngành đào tạo, các khối kiến thức và các môn học, tổng thời
lượng cùng thời lượng dành cho mỗi môn mà nhà trường tổ chức giảng dạy để trang bị
kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết cho sinh viên theo học một ngành nào đó. Nghĩa này
tương đương với nội dung của thuật ngữ tiếng Anh “curriculum”.
b) Nghĩa thứ hai tương đương với nội dung của thuật ngữ tiếng Anh “program”. Đó
là “nội dung, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của một
đơn vị đào tạo của một đơn vị đào tạo (thường là cấp khoa hoặc bộ môn tùy theo cơ cấu tổ
chức của từng đơn vị) đang triển khai để đào tạo một ngành học trong một bậc học nhất
định, thường được kí hiệu bằng mã ngành”. [6, trg. 11-12].
Theo Điều 34 - Luật giáo dục nghề nghiệp 2014, chương trình đào tạo phải đáp
ứng các yêu cầu sau đây:
a) Thể hiện được mục tiêu đào tạo các trình độ; quy định chuẩn kiến thức, kỹ
năng người học sau tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình
thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô đun, tín chỉ, mơn
học, từng chun ngành hoặc từng nghề và từng trình độ.
b) Bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay
đổi của TTLĐ; phân phối hợp lý thời gian giữa các khối lượng kiến thức, KNNN; đảm
bảo việc liên thông giữa các trình độ GDNN với các trình độ đào tạo khác trong hệ
thống GDQD.

c) Được định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ
trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. [10, trg. 22]
Hiện nay, để hỗ trợ các trường trong việc thiết kế các CTĐT, đồng thời vẫn tạo
điều kiện cho các trường, giảng viên linh hoạt và chủ động hơn trong các nội dung
CTĐT trước sự thay đổi nhanh chóng khoa học – kỹ thuật – công nghệ, khái niệm
CTĐT được hiểu như sau:
CTĐT = CT học phần/mô đun bắt buộc + CT học phần/mơ đun tự chọn.
Trong đó:
- CT học phần/mô đun bắt buộc là những quy định chung về kiến thức, kỹ năng,
thái độ mà tất cả sinh viên phải đạt được sau khi tốt nghiệp. Đào tạo chương trình có


×