Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tình hình phát triển cây cà phê ở tỉnh gia lai giai đoạn 2005 – 2011 định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------

NINH THỊ HƯƠNG

Tình hình phát triển cây cà phê ở tỉnh Gia
Lai giai đọan 2005 – 2011. Định hướng và
giải pháp phát triển đến năm 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1


1. Lý do chọn đề tài
Cây cà phê được người dân ở Ethiopia phát hiện ra đầu tiên. Vào thế kỷ XIV
những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang Ả Rập, sau đó nó được
trồng ở các nước thuộc Châu Mỹ, Châu Á. Hiện nay, cây cà phê được trồng ở trên
50 quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong những nước có diện tích
trồng cà phê và đứng hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu cà phê.
Trải qua hơn 100 năm kể từ năm 1850 khi người Pháp đưa cây cà phê vào Việt
Nam, loại cây này đã không ngừng được phát triển và dần trở thành mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của nước ta. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê tăng nhanh, kim
ngạch xuất khẩu cà phê ngày càng tăng không chỉ đem lại nguồn thu lớn cho đất
nước mà cịn góp phần tạo cơng ăn việc làm, từng bước cải thiện đời sống cho
người dân.
Gia Lai là tỉnh thuộc Tây Ngun có vị trí kinh tế - xã hội chiến lược đồng


thời có diện tích đất đỏ Bazan lớn (781 nghìn ha) với điều kiện sinh thái khá thuận
lợi cho phát triển cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao, nhất là cà phê, cao su, hồ
tiêu, điều, chè,…trong đó cà phê là cây trồng chủ lực có diện tích lớn và phát triển
nhanh trên địa bàn tỉnh. Đến nay diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh là 75.000 ha với
sản lượng mỗi năm đạt khoảng 140.000 tấn, cà phê là một trong những loại cây
trồng cho sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của tỉnh với kim ngạch xuất khẩu hằng năm
chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và chiếm hơn 17% kim ngạch
xuất khẩu cà phê của cả nước. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ
quan mà hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê vẫn còn chưa tương xứng với tiềm
năng của tỉnh. Do đó trong những năm tới cần có những giải pháp cụ thể nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát
triển hơn nữa.
Người dân sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai phần lớn đều sống dựa vào nguồn
thu nhập từ nông nghiệp mà cụ thể cà phê cũng là một trong cây trồng mang lại
nguồn thu nhập cao cho người dân. Cũng như hầu hết các địa bàn khác, Gia Lai có
điều kiện thuận lợi để phát triển cây cà phê, tuy nhiên do kĩ thuật canh tác của người
dân còn hạn chế, chưa đúng yêu cầu, công tác thu hoạch bảo quản chưa đạt yêu cầu
nên hiệu quả mang lại chưa cao. Do đó một yêu cầu được đặt ra trong việc phát
2


triển kinh tế của xã hội đó là tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xuất cà phê. Xuất phát từ thực tiễn đó em chọn đề tài: “Tình hình phát
triển cây cà phê ở tỉnh Gia Lai giai đọan 2005 – 2011. Định hướng và giải pháp
phát triển đến năm 2020”.
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Tìm hiểu tình hình phát triển cây cà phê ở tỉnh Gia Lai giai đoạn 2005 – 2011
từ đó đề xuất các giải pháp và định hướng cho việc phát triển cây cà phê ở tỉnh Gia
Lai.

2.2. Nhiệm vụ
- Khái quát cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về tình hình phát triển cây cà phê.
- Tìm hiểu tình hình phát triển cây cà phê ở tỉnh Gia Lai giai đoạn 2005 -2011.
- Giải pháp và định hướng phát triển đến năm 2020.
3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: tỉnh Gia Lai
- Nội dung: Tình hình phát triển cây cà phê ở tỉnh Gia Lai giai đọan 2005 –
2011. Định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020.
- Thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2011
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình phát triển cây cà phê ở tỉnh Gia Lai giai đọan 2005 – 2011. Định
hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020.
4. Lịch sử nghiên cứu
Tại Gia Lai đã có một số cơng trình nghiên cứu về cây cà phê hoặc nghiên cứu
những khía cạnh khác về cây cà phê. Mỗi tác giả nghiên cứu các khía cạnh khác
nhau về cây cà phê và mỗi nghiên cứu có tầm quan trọng, ứng dụng và sử dụng vào
các mục đích khác nhau.

3


Với mong muốn giải quyết các vấn đề mà các cơng trình nghiên cứu khác
chưa đề cập đến, trong nội dung của nghiên cứu này tác giả dựa trên cơ sở số liệu
thống kê về tình hình phát triển cây cà phê tại Gia Lai giai đoạn 2005 – 2011 để
phân tích tình hình phát triển cây cà phê gia đoạn 2005 - 2011. Từ đó đưa ra giải
pháp và định hướng phát triển cây cà phê đến năm 2020.
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm hệ thống
Theo quan điểm này thì địa lý của một tỉnh bao gồm cả về tự nhiên, kinh tế, xã

hội là một hệ thống hoàn chỉnh. Trong hệ thống này tồn tại những địa hệ cấp thấp
hơn và giữa chúng đều có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Khi nghiên cứu tình hình
phát triển cây cà phê ở Gia Lai cần phải nghiên cứu tổng hợp các điều kiện ảnh
hưởng đến việc phát triển cây cà phê trong một hệ thống nhất,với sự tương tác qua
lại giữa các nhân tố với nhau
5.2. Quan điểm tổng hợp
Các sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tất cả chúng đều
có quá trình hình thành, phát triển trong mối liên hệ nhiều chiều giữa bản thân các
hiện tượng đó với nhau và giữa chúng với các sự vật hiện tượng khác. Vì vậy khi
nghiên cứu một vấn đề cần đặt nó trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần
nghiên cứu. Do đó quan điểm này được vận dụng nhằm phân tích các thành phần để
đi đến phác họa một tổng thể tự nhiên của vùng cùng với các mối quan hệ tương tác
giữa chúng.
5.3. Quan điểm phát triển bền vững
Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lý và ứng dụng
ngày càng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, đặc biệt là giữa con
người với việc sử dụng, khai thác, tái tạo hệ địa lý tự nhiên. Việc nghiên cứu tình
hình phát triển cây cà phê ở Gia Lai không chỉ làm rõ tầm quan trọng của cây cà
phê mà còn đưa ra các giải pháp và định hướng nhằm giúp cho việc nâng cao hiệu
quả trong việc phát triển cây cà phê hiện tại và tương lai.
5.4. Quan điểm sinh thái.

4


Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lý và ứng dụng ngày
càng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, đặc biệt là giữa con người với
việc sử dụng, khai thác, tái tạo hệ địa lý tự nhiên.
Việc phân tích các điều kiện tự nhiên trên địa bàn tỉnh nhằm mục đích đề xuất
phương hướng sử dụng tự nhiên hợp lý và lâu dài cho nơng nghiệp, chúng ta cần phải

tính đến tác dụng của nó đến tồn bộ hệ sinh thái của huyện.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Bao gồm việc thu thập tài liệu, số liệu có liên quan từ cơ sở, cơ quan và các
ban ngành để tiến hành phân tích và xử lý số liệu. Các nguồn tài liệu thu thập được
rất đa dạng, phong phú vì vậy phải sử dụng linh hoạt và xử lý đúng số liệu thì mới
làm sáng tỏ được vấn đề cần chứng minh.
6.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Từ các bảng số liệu đã thu thập được từ cơ sở, đề tài đã phân tích, xử lý số
liệu, thành lập các bản đồ, lựa chọn các phương thức thể hiện, so sánh đối chiếu,
phân tích các biểu đồ, bảng số liệu để xác định sự phân bố và tình hình phát triển
cây cà phê theo khơng gian và thời gian.
6.3. Phương pháp thực địa
Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập nhiều nhất tư liệu, đảm bảo tính
xác thực, chính xác và khoa học của tài liệu thu thập được đây là phương pháp
không thể thiếu được của ngành Địa Lí giúp ta nắm chắc được những đặc trưng cần
thiết và thơng tin chính xác hơn.
7. Cấu trúc đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Tình hình phát triển cây cà phê ở tỉnh Gia Lai giai đoạn 20052011
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020

5


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan về cây cà phê
Cây cà phê được người dân ở Ethiopia phát hiện ra đầu tiên. Vào thế kỉ XIV

những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập, sau đó nó
được trồng ở các nước thuộc Châu Mỹ, Châu Á. Hiện nay, cây cà phê được trồng tại
hơn 75 quốc gia trên thế giới. Cây cà phê được các nhà truyền đạo đưa vào trồng tại
Việt Nam từ năm 1857, trước hết là ở một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kon
Tum,…Song mãi tới đầu thế kỉ XX trở đi cây cà phê mới được trồng trên quy mô
tương đối lớn của các chủ đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ - Nghệ An và sau đó là
ở Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng nhưng diện tích khơng q vài hecta. Năm 1905
người Pháp đưa cây cà phê vối và cà phê mít vào trồng thay thế cà phê ở những
vùng có độ cao thấp khơng thích hợp với cà phê chè, tới năm 1925 cà phê mới được
trồng nhiều ở Tây Nguyên. Hiện nay nước ta trồng chủ yếu cà phê vối (Robusta)
chiếm 95% tổng diện tích cà phê của cả nước và là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 trên
thế giới sau Brazil, cà phê cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu nhiều thứ 2 của
Việt Nam sau lúa gạo.
Cà phê là loại cây thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích
hợp từ 240 C đến 30 0C. Lượng mưa để sinh trưởng phát triển tốt là 1500mm đến
2000mm. Độ ẩm thích hợp là khoảng 80%, ưa ánh sang dồi dào. Đất trồng cà phê
phải có tầng sâu tối thiểu 70cm. Cây cà phê u cầu phải có thời gian khơ hạn từ 2
đến 3 tháng sau thu hoạch để phân hóa mần hoa, khi nở hoa thời tiết phải khơ ráo
khơng có sương mù. Cà phê là loại cây có giá trị kinh tế cao, là một trong ba đồ
uống quan trọng của con người. Ngồi ra cà phê cịn là nguyên liệu dùng trong
nhiều nghành công nghiệp thực phẩm như bánh, kẹo…Hiện nay cà phê là một trong
những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của thế giới, hoạt động mậu dịch của cà phê
chỉ xếp sau dầu mỏ.

6


1.1.2. Các loại cà phê trên thế giới
Có 3 dịng cà phê chính trên thế giới:
- Cây cà phê chè (Arabica)

Đây là lồi có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Cà phê chè chiếm
61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới. Cà phê arabica cịn được gọi là Brazilian
Milds nếu nó đến từ Brasil, gọi là Colombian Milds nếu đến từ Colombia, và gọi là
Other Milds nếu đến từ các nước khác. Qua đó có thể thấy Brasil và Colombia là hai
nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của họ cũng được đánh giá
cao nhất. Các nước xuất khẩu khác gồm có Ethiopia, Mexico, Guatemala, Honduras,
Peru, Ấn Độ.
Cây cà phê arabica ưa sống ở vùng núi cao. Người ta thường trồng nó ở độ cao
từ 1000-1500 m. Cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval. Cây cà phê trưởng thành
có thể cao từ 4-6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m. Quả hình bầu dục, mỗi
quả chứa hai hạt cà phê.
Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch.
Thường thì cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa. Thực tế nó
vẫn có thể tiếp tục sống thêm khoảng 70 năm. Cây cà phê arabica ưa thích nhiệt độ từ
16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm.
Trên thị trường cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối (coffea canephora
hay coffea robusta) vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn. Một
bao cà phê chè (60 kg) thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê vối. Việt Nam là
nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng chủ yếu là cà phê vối. Năm 2005 dự
kiến diện tích trồng cà phê chè mới đạt khoảng 10% tổng diện tích trồng cà phê cả
nước (khoảng 40.000 ha/410.000 ha).
Lý do khó phát triển cà phê chè do độ cao ở Việt Nam không phù hợp, những
vùng chuyên canh cà phê ở Việt Nam như Buôn Ma Thuột Đắk Lắk, Bảo Lộc Lâm
Đồng… đều chỉ có độ cao từ 500-1000m so với mực nước biển, loài cây này lại nhiều
sâu bệnh hại nên không kinh tế bằng trồng cà phê vối nếu trồng ở Việt Nam.
- Cà phê vối (robusta)
Là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà
phê được sản xuất từ loại cà phê này.
7



Nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam. Các nước xuất khẩu
quan trọng khác gồm Cơte d’Ivoire, Uganda, Brasil, Ấn Độ.
Cây cà phê vối có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có
thể lên tới 10 m. Quả cà phê có hình trịn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê arabica. Hàm lượng
caffein trong hạt cà phê robusta khoảng 2-4%, trong khi ở cà phê arabica chỉ khoảng 12%.
Giống như cà phê chè, cây cà phê vối 3-4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch. Cây
cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm. Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao
thích hợp để trồng cây là dưới 1000 m. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29°C,
lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so
với cây cà phê chè.
Cà phê vối chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị khơng tinh khiết
bằng cà phê chè, do vậy mà được đánh giá thấp hơn. Giá một bao cà phê canephora
thường chỉ bằng một nửa so với cà phê arabica. Năm 2004 Việt Nam xuất khẩu trên 14
triệu bao cà phê loại này, chiếm gần một nửa lượng cà phê vối xuất khẩu của toàn thế
giới (trên 30 triệu bao). Hiện nay gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà
phê vối, 10% trồng cà phê chè, khoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít (coffea
excelsa).
- Cà phê mít (Liberia)
Cây cao 2m -5m. Thân, lá và quả đều to, khác biệt hẳn các loại cà phê khác là
cà phê vối, cà phê mít. Do lá to, xanh đậm nhìn xa như cây mít nên gọi là cà phê mít là
vì vậy. Cây chịu hạn tốt, ít cần nước tưới nên thường trồng quảng canh, tuy nhiên do
năng suất kém, chất lượng khơng cao (Có vị chua) nên không được ưa chuộng và phát
triển diện tích.
Tại Việt Nam cây trồng chủ yếu ở các tỉnh như Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum là
những tỉnh có điều kiện phù hợp cho phát triển cây công nghiệp nhưng khơng hồn
tồn thuận lợi cho cà phê phát triển. Đây cũng chính là lý do Đắk Lắk và nhất là Buôn
Ma Thuột vốn được xem là thủ phủ cà phê nhưng lại có rất ít diện tích trồng loại cà
phê này.
Ở Tây nguyên, Cà phê mít thường nở hoa và thu hoạch muộn hơn các loài cà

phê khác do đặc điểm là nở hoa nhờ nước mưa, quả thường thu hoạch vào tháng 12 âm
lịch, sau khi các loài cà phê khác đã thu hoạch xong. Sản lượng của cà phê mít khơng
8


lớn, hạt nhân to, thon dài trắng. Cây thường được trồng thuần lồi hay làm đai rừng
chắn gió cho các lô cà phê vối, thường trồng thành hàng với khoảng cách 5-7m một
cây.
Do đặc tính chịu hạn và có sức chống chọi với sâu bệnh cao nên hiện cà phê mít
được dùng làm gốc ghép cho các loại cà phê khác rất được các nhà vườn ưa chuộng.
Hạt cà phê mít thường được trộn vào với cà vối, cà chè khi rang xay để tạo
hương vị.
Thông tin chưa được kiểm chứng: Cà phê mít thường hợp với gu của người
châu Âu, các loại cà phê hòa tan theo gu châu Âu thường có tỉ lệ cà phê mít nhiều nên
thường có vị chua đặc trưng.
1.1.3. Đặc điểm của cây cà phê
- Rễ: Cây cà phê có 3 loại rễ
+ Rễ cọc: Rễ cọc có độ dài từ 0,3 – 0,5m, mọc từ thân chính. Nhiệm vụ chính
là dùng làm trục giữ thân tránh đổ ngã.
+ Rễ nhánh: Là những rễ nhánh mọc ra từ rễ cọc, ăn sâu vào đất để hút nước.
Rễ nhánh có thể ăn sâu xuống đất tới 1,2 – 1,5m. Rễ nhánh càng ăn sâu, khả năng
hút nước và chịu hạn càng tốt. Các rễ bên mọc từ rễ nhánh phát triển ra xung quanh
hình thành hệ thống rễ con.
+ Rễ con: Sự phát triển của rễ con phụ thuộc vào độ dày của tầng đất canh tác,
giống cà phê, chế độ bón phân, tưới nước, canh tác. Hệ thống rễ này hầu hết tập
trung ở tầng đất mặt (từ 0-30cm). Nhiệm vụ chủ yếu là hút chất dinh dưỡng và nuôi
cây.
Theo các kết quả khảo sát bộ rễ cây cà phê thì có tói 85% khối lượng rễ nằm
trong vùng đất có độ sâu 0-30cm tính từ mặt đất. Tổng độ dài của một bộ rễ của cây
cà phê trưởng thành có thể lên tới 22,765m. Rễ cây cà phê có thể hút dinh dưỡng

của vùng đất có thể tích 12-15m3 đất. Nếu chỉ cắt bỏ ít rễ con ở gần mặt đất thì
khơng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây, nhưng nếu rễ cọc bị đứt, xoắn hay bị
gút lại sẽ làm cây chết non.
- Thân cành: Cây cà phê thân gỗ, nếu để cây phát triển tự do có thể cao tới
hàng trục mét. Cành mọc từ thân chính gọi là cành cơ bản (cành cấp 1), cành mọc từ
9


cành cấp 1 gọi là cành thứ cấp (cành cấp 2). Trong điều kiện chăm sóc tốt, các cành
cơ bản của cây cà phê bắt đầu xuất hiện sau khi trồng khoảng 20 - 40 ngày.
- Lá: Đối với cà phê vối, lá có tuổi thọ từ 7 – 10 tháng. Các tác động về thời
tiết hoặc chế độ dinh dưỡng khơng tốt có thể làm lá rụng sớm hơn. Cành và lá có
tương quan chặt chẽ với năng suất cà phê. Các nghiên cứu chứng tỏ rằng lá, cành và
than cà phê là nơi dự trữ các nguồn dinh dưỡng để tạo hoa và nuôi dưỡng sự phát
triển của quả. Lượng tinh bột hình thành trong quá trình quang hợp của lá sẽ được
tích lũy trong lá và hệ thống mô của cây, nếu lượng này suy giảm sẽ dẫn đến hiện
tượng rụng hoa, quả và cho hạt nhỏ, năng suất thấp. Đây chính là các yếu tố cần
quan tâm trong q trình chăm sóc cây cà phê để đạt năng suất cao.
- Hoa: Hoa cà phê mọc ra ở các chồi nách là của cành sơ cấp và cành thứ cấp.
Hoa cà phê thường nở về đêm và nở hết khoảng 4 – 5 giờ sáng. Cà phê vối thụ phấn
chéo là chủ yếu, đặc tính này phụ thuộc rất nhiều vào gió và cơn trùng, vì vậy việc
nuôi việc nuôi ong mật trong vườn cà phê là biện tăng tỉ lệ đậu quả của cà phê. Cà
phê vối không ra hoa lại ở những đoạn cành đã ra hoa năm trước.
- Quả: Sau khi thụ phấn, quả phát triển nhanh, thường quả cà phê có 1- 2 nhân
(tùy theo lượng nước tưới và chế độ dinh dưỡng). Thời gian sinh trưởng đối với quả
cà phê vối thường từ 9-11 tháng.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cà phê
1.1.4.1. Nhân tố tự nhiên
a. Vị trí địa lí
Cà phê là một loại cây nhiệt đới phát triển giữa đường vĩ độ : 25° Bắc và 25°

Nam. Nhưng nó vẫn địi hỏi nhiều yếu tố như điều kiện môi trường rõ ràng chuyên biệt
cho các mục đích trồng trọt mang tính thương mại. Như : nhiệt độ, lượng mưa, ánh
sáng, gió và chất lượng đất….tất cả điều đó rất quan trọng. Ngồi ra cịn nhiều yếu tố
thiết yếu khác nữa để loại cây này có thể phát triển tốt.

10


b. Đất
- Thành phần lí tính của đất
Cà phê là cây lâu năm có bộ rễ khỏe, địi hỏi đất tốt để phát triển và cho năng
suất cao. So với loại cây lâu năm khác, bộ rễ cây cà phê rất háo khí vì vậy địi hỏi đất
trồng phải tơi xốp và có khả năng thốt nước tốt tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển.
Trong số các đặc tính vật lí của đất, cấu tượng và tầng sâu của đất là 2 yếu tố
quan trọng bậc nhất. Đất để trồng cây cà phê phải có tầng sâu tối thiểu là 70cm. Tầng
đất càng sâu bộ rễ càng có điều kiện phát triển mạnh, ăn xuống sâu để hút nước và huy
động một lượng lớn các chất dinh dưỡng khoáng ở trong đất để ni cây.
Ngồi tầng sâu, độ tơi xốp của đất cũng là một yếu tố hết sức quan trọng đối với
cây cà phê. Do bộ rễ có đặc tính háo khí nên đất trồng phải thống khí, không bị ngập
úng, giữ nước tốt trong những tháng mùa khơ nhưng lại thốt nước tốt trong những
tháng mùa mưa. Đất bị nén chặt thoát nước kém bộ rễ sẽ kém phát triển, đặc biệt là hệ
thống rễ tơ bị thối chết do thiếu ôxy.
Hàm lượng mùn và chất hữu cơ trong đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá độ phì nhiêu của đất. Hàm lượng mùn càng cao thì đất càng tơi xốp và khả
năng giữ các chất dinh dưỡng khoáng càng cao. Yêu cầu đất để trồng cây cà phê phải
có hàm lượng mùn >3%.
- Thành phần hóa học của đất
Các kết quả nghiên cứu về nhu cầu phân bón đều khẳng định đạm và kali là 2
nguyên tố dinh dưỡng khoáng mà cây cà phê cần với lượng cao nhất. Riêng trong giai
đoạn cây cịn nhỏ, đang hình thành các bộ phận cành lá mới và sự phát triển của bộ rễ

thì nhu cầu của cây đối với nguyên tố lân và đạm cũng rất cao.
Ngoài các nguyên tố đa lượng, cây cà phê còn cần một số nguyên tố vị lượng
khác, trong đó đực biệt là nguyên tố lưu huỳnh, kẽm, canxi, magiê, bo,….
Về độ pH của đất trông cây cà phê, một số nghiên cứu gần đây cho thấy cây cà
phê có khả nẵng sinh trưởng và phát triển trịn khoảng pH từ 4,5 – 6,5.
c. Khí hậu
- Nhiệt độ
Trong các yếu tố khí hậu, nhiệt độ là yếu tố mang tính giới hạn đối với sinh
trưởng và phát triển của cà phê.
11


Đối với cây cà phê nhiệt độ thích hợp từ 20 – 30 0C, thích hợp nhất từ 24 –
26o C. Cà phê chịu rét rất kém, ở nhiệt độ 7 0C cây đã ngừng sinh trưởng và từ 50C
trở xuống cây bắt đầu bị gây hại nghiêm trọng.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm cũng như biên độ nhiệt giữa
ngày và đêm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đặc biệt là hương vị của hạt cà
phê. Ở những vùng vào giai đoạn hạt cà phê được hình thành và tích lũy chất khơ,
nhiệt độ càng xuống thấp và chênh lệch biên độ giữ ngày và đêm càng cao thì chất
lượng cà phê càng cao.
- Lượng mưa
Sau nhiệt độ, lượng mưa là một trong những yếu tố khí hậu quyết định đến khả
năng sinh trưởng, năng suất và kích thước của hạt cà phê và ảnh hưởng của tình trạng
nước trong cây đến quá trình phân hóa mầm hoa, kích thích sự tăng trưởng trở lại của
chồi hoa, quá trình nở hoa và tăng trưởng kích thước của vỏ…tình trạng nước trong
cây lại phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa và sự phân bố của nó vào các tháng trong
năm.
Nhìn chung cây cà phê cần một lượng mưa cả năm khá cao và phân bố đồng đều
giữa các tháng trong năm nhưng phải có thời gian khô hạn tối thiểu từ 2-3 tháng. Thời
gian khô hạn này chính là yếu tố quyết định đến quá trình phân hóa mầm hoa ở cây cà

phê.
Cây cà phê ưa thích với điều kiện khí hậu nóng ẩm cần có một lượng mư trong
năm khá cao từ 1.500 – 2000mm và phân bố đồng đều trong khoảng trong 9 tháng.
Cà phê là cây thụ phấn chéo bắt buộc nên ngồi u cầu phải có một thời gian khơ
hạn ít nhất là 2-3 tháng sau giai đoạn thu hoạch để phân hóa mầm hoa, giai đoạn lúc
cây nở hoa yêu cầu phải có thời tiết khơ ráo, khơng có mưa để q trình thụi phấn
được thuận lợi.
- Độ ẩm khơng khí
Độ ẩm khơng khí có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của cây trồng
vì nó liên quan trực tiếp đến q trình thốt hơi nước của cây. Độ ẩm khơng khí thích
hợp cho cây cà phê là trên 80%. Độ ẩm khơng khí cao sẽ làm giảm sự mất nước của
cây. Tuy nhiên nếu độ ẩm không khí quá cao cũng là điều kiện thuận lợi cho nhiều
12


loại sâu bệnh hại phát triển. Ngược lại nếu độ ẩm khơng khí q thấp làm cho q
trình bốc hơi nước tăng lên làm cho cây bị thiếu nước và héo, đặc biệt là trong những
tháng mùa khơ có nhiệt độ cao và tốc độ gió lớn.
- Ánh sáng
Lịch sử cây cà phê là sống dưới tán rừng, là cây ưa che bóng. Tuy nhiên trong
q trình chọn lọc và trồng trọt nhiều giống cà phê cũng thích nghi dần với mơi
trường mới.
Ở những vùng có độ cao trên 800m so với mực nước biển, nhiệt độ thấp hơn
nên không nhất thiết phải trồng cây che bóng. Ngược lại ở những vùng có độ cao
thấp, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều nhất thiết phải có cây che bóng, cây che bóng ở
những vùng này khơng chỉ có tác dụng điều hịa nhiệt độ, giảm q trình bốc hơi
nước mà cịn hạn chế ảnh hưởng của gió. Bên cạnh đó cây che bóng cũng có tác dụng
làm cho thời gian quả chín chậm lại, đủ thời gian cho hạt tích lũy các chất dinh dưỡng
đặc biệt là các chất thơm làm cho chất lượng hạt tăng lên.
- Gió

Vì xuất xứ của cây cà phê từ vùng nhiệt đới nên ưa khó hậu nóng ẩm và nặng
gió. Tuy nhiên gió nhẹ là điều kiện thuận lợi cho sự lưu thơng khơng khí, tăng khả
bốc hơi nước và trao đổi chất của cây. Gió mạnh hay bão làm rụng lá, quả, gãy
cành… Nhìn chung tất cả các vùng trồng cà phê ở nước ta đều bị ảnh hưởng của gió
hoặc gió bão.
1.1.4.2. Nhân tố kinh tế - xã hội
a. Kĩ thuật trồng và chăm sóc
* Kĩ thuật trồng
- Thời vụ: Trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5, tháng 6).
- Khoảng cách, mật độ: Đất tốt, điều kiện thâm canh cao thì trồng thưa và ngược
lại. Khoảng cách: đất tốt và bằng phẳng 3 x 3 m (1.118 cây/ha); đất trung bình và dốc
3 x 2.5 m (1.330 cây/ha).
- Cách trồng, bón phân lót: Đào hố trước trồng 1 tháng ( 60 x 60 x60 cm). Bón
lót: - Lớp đất mặt trộn với 10 – 20 kg phân chuồng hoai + Hữu cơ sinh học HVP
401B: 1 kg + Hữu cơ khoáng vi lượng HVP ORGANIC: 0,2 kg + 0,5 kg super lân +
13


0.5 kg vôi bột đưa xuống hố. Lớp đất dưới để một phía sau dùng làm bồn quanh gốc.
Lúc trồng bón lót ngồi tán lá cây 100 gram phân NPK 16–16–8–13 S.
Dặm chặt đất ở xung quanh gốc, sau cơn mưa lớn cần vét bồn, để phịng cây bị
lấp.
* Bón phân và chăm sóc
- Đánh chồi vượt cho cây cà phê: Chồi vượt phát triển rất nhanh trong mùa mưa,
do vậy cần đánh chồi vượt kịp thời. Trung bình 1 tháng đánh chồi vượt 1 lần. Khi đánh
chồi vượt chú ý vặt các cành tăm, cành nhớt mọc quá nhiều ở cùng một vị trí đốt cành.
Ở mỗi vị trí đốt cành chỉ nên để lại không quá 3 cành dự trữ được phát sinh. Chú ý vặt
các cành thứ cấp mọc dày trên đỉnh tán tạo điều kiện để ánh sáng lọt vào bộ tán cà phê.
- Đào rãnh ép xanh, hoặc cày rạch hàng ép xanh: Đào rãnh sâu 30cm, dài 1m,
rộng 20-25cm dọc theo mép trong bồn cà phê, mỗi gốc cà phê đào 1-2 rãnh. Dồn tất cả

cỏ rác trên lô và cả phân chuồng vào rãnh, lấp đất lại. Cũng có thể cày rạch hàng giữa
2 hàng cà phê, cày sâu 50cm, nên cày 1 hàng, bỏ một hàng và năm sau lại cày luân
phiên để hạn chế làm tổn thương bộ rễ cà phê. Tương tự như rãnh đào trong mép bồn,
rãnh cày là vị trí để ép xanh cỏ rác trên lơ và bón phân chuồng.
- Làm cỏ, bón phân: Làm sạch cỏ trên hàng cà phê, không để cỏ dại cạnh tranh
với cà phê. Bón phân cho cà phê sau khi làm cỏ sạch. Liều lượng phân bón và loại
phân bón như sau:
+ Phân hữu cơ: phân chuồng hoai :liều lượng 15-20 m3/ha ( 2 năm bón 1 lần).
+ Phân hữu cơ sinh học HVP ORGANIC chuyên thúc cà phê với lượng 1-1,5
tấn/ha (chia 2-3 lần bón/năm). Kết hợp việc bón phân hữu cơ với đào rãnh ép xanh cho
vườn cà phê.
+ Vơi bột: bón 300-400 kg/ha/năm, rải tung đều khắp mặt đất, tiếp xúc với đất
càng nhiều càng tốt, không cần lấp đất.
+ Phân hóa học:
Các năm trồng mới và kiến thiết cơ bản: Sử dụng phân NPK 20-20-15-TE, bón
với liều lượng sau:
 Năm trồng mới: 400-600 kg/ha
 Năm thứ 2: 600-700 kg/ha
 Năm thứ 3: 800-900 kg/ha
Lượng phân trên được chia ra bón 3 lần trong mùa mưa.
14


Cà phê kinh doanh: Sử dụng loại phân NPK 16-8-16-13S-TE, có thành phần
NPK cân đối, có thành phần lưu huỳnh và trung vi lượng cần thiết phù hợp với nhu
cầu dinh dưỡng cà phê trong mùa mưa.
Bón 3 lần trong mùa mưa. Đối với vườn cà phê đạt từ 3-4 tấn nhân/ha, bón với
liều lượng sau:
 Đợt 1: 500-700 kg/ha, bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều.
 Đợt 2: 700-800 kg/ha, bón vào giữa mùa mưa.

 Đợt 3: 800-1000 kg/ha, bón gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa 20
ngày.
Nếu năng suất vườn cây cao hơn mức 3-4 tấn nhân/ha, ở mỗi đợt bón, cần bón
tăng cường thêm từ 150-200 kg/ha/lần. Bỏ phân khi đất đủ ẩm. Rạch rãnh xung quanh
tán cây cà phê, rải phân đều và lấp đất.
+ Phân bón lá:
 HVP 801S chuyên cà phê: phun định kỳ 7-10 ngày/1lần để nuôi cành dưỡng lá.
 HVP 15-30-15: phun giai đoạn trước ra hoa 1 tháng để hình thành mầm hoa.
 HVP AUXIN ORGANIC: phun trước khi ra hoa 10 ngày để thúc ra hoa đồng
loạt.
 HVP 5-35-6 chống dụng trái cà phê: phun giai đoạn 7-14 ngày trước khi trổ hoa
và sau khi đã đậu trái non. Định kỳ phun 7 ngày /1lần để dưỡng trái.
 HVP siêu to hạt: phun định kỳ 7 ngày /1 lần giai đoạn trái đang lớn để làm to
hạt, tăng chất lượng hạt cà phê.
- Tỉa cành: Thường xuyên tỉa bỏ những chồi vượt, những cành bị sâu bệnh gây
hại, những cành đã ra quả ở những năm trước chỉ còn 2-3 cặp lá ở đầu cành.
b. Phòng trừ sâu bệnh
* Bệnh hại
- Bệnh lở cổ rễ (nấm Rhizoctonia solani): Bệnh thường gây hại cây con ở vườn
ươm và thời kỳ kiến thiết cơ bản. Bệnh hại ở phần cổ rễ, làm cổ rễ bị teo, khô thắt lại.
Phòng trị: Tiêu huỷ những cây bệnh nặng, dùng các loại thuốc để tưới vào gốc
như: Validamycin (Validacin); Pencycuron (Monceren) hoặc các loại thuốc gốc đồng.
- Bệnh khô cành, khô quả (nấm Collectotrichum coffeanum) Bệnh thường phát
triển vào đầu mùa mưa nhưng thể hiện rõ rệt khi quả còn non đến lúc 6-7 tháng tuổi.

15


Phịng trị: Bón phân đầy đủ, kịp thời cân đối NPK, dùng các loại thuốc Propineb
(antracol); Carbendazim(bavistin); hoặc các loại thuốc gốc đồng như copper sulfat

(Bordeaux), Kasugamycin 2 % + Copper Oxychloride 45% (Kasuran) để phòng trừ 23 lần/vụ.
- Bệnh tuyến trùng: Do tuyến trùng Pratylenchus coffae gây vết thương, tuyến
trùng Meloidogyne spp. gây nốt sần, tuyến trùng Tylenchus gây nội sinh. Cây bị bệnh
thường sinh trưởng kém, vào mùa khơ thường bị vàng héo, có khả năng lây lan lớn.
Phòng trị: Phát hiện sớm, tiêu hủy những cây bệnh nặng, cây bị bệnh nhẹ nên
tăng cường bón phân hữu cơ, xử lý đất bằng thuốc cytokinin (Sincocin).
- Bệnh rỉ sắt (Hemileia vastatrix) Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện ở những
vườn cây già cỗi, đầu tư kém. Bệnh hại trên lá, vết bệnh hình trịn, có lớp bột phấn
vàng màu da cam ở mặt dưới lá. Bệnh làm rụng lá, thường hại nặng vào tháng 10-1112 và tháng 3, 4 trong năm.
Phòng trị: Cuối mùa mưa (tháng 10-110 dùng copper sulfat (Bordeaux 1%) hay
copper hidroxide (Champion) phun mặt dưới lá 3-4 tuần/lần khi bệnh mới xuất hiện.
Hiện nay có thể dùng các loại thuốc nội hấp Hexaconazole 85% (Anvil),
cyproconazole 94% (Bonanza), Propiconazole 90% (Tilt).
Chú ý: Bệnh đã phát triển cần vệ sinh vườn, tỉa cành cho thơng thống kết hợp
với dùng thuốc hóa học.
- Nấm hồng (Corticium salmonicolor) Tác hại trên cành và phần ngọn của cây,
thường phát sinh mạnh vào đầu và trong mùa mưa, khi phát hiện thấy cành bị bệnh và
cắt đốt kịp thời. Tiến hành phun thuốc phòng trừ: dùng Bordeaux hay Oxyt clorua
Đồng1% phun vào vùng bị bệnh, boặc dùng dung dịch Bordeaux 5% quét lên vết bệnh
ở cành chưa bị héo.
* Sâu hại
- Rệp sáp (Pseudococus. Spp): Gây hại ở chùm quả và vùng rễ làm cho cây cà
phê phát triển kém, làm rụng quả. Thường xuyên theo dõi và phát hiện sớm. Thực hiện
phun thuốc trên những cây phát hiện rệp
Phòng trị: Phát hiện sớm dùng Alpha-cypermethrin 90% (Fastac), Methidathion
96% (Supracide 40 EC).
- Mọt đục cành (Xyleborus mortati): Phá hại chủ yếu trong thời kỳ kiến thiết cơ
bản sang thời kỳ kinh doanh.
16



Phòng trị: Phát hiện cắt bỏ kịp thời, gom đốt những cành bị mọt.
- Sâu đục vỏ trái (Prays endolemma): Thường tấn công trái non làm rụng trái hay
tạo các ụ lớn trên vỏ trái làm trái bị biến dạng, giảm giá trị sản phẩm.
Phòng trị: Cần theo dõi thu gom các trái rụng đem chôn để trừ ấu trùng đang phát
triển trong vỏ trái.
- Mọt đục trái (Stephanoderes lampei): Đục từ núm quả vào trong sau đó phá hạt.
Dùng các loại thuốc để trừ như: Phun Fenvalerate 92% (First 20EC), Etofenprox 96%
(Trebon), Lambda-cyhalothrin (Karate) vào giai đoạn quả chuyển từ xanh sang chín.
Ngồi ra cịn bị một số bệnh khác do thiếu dinh dưỡng được gọi là bệnh sinh lý như
bệnh vàng lá do thiếu lưu huỳnh (S), bệnh rụt cổ do thiếu kẽm (Zn)…
- Sâu đục thân thường gọi là Bore (Xylotrechus quadripe). Chỉ tác hại trên giống
cà phê chè ở tuổi cây thường từ cuối năm thứ 3 trở đi. Sâu đẻ trứng vào kẻ nút của vỏ
sau đó sâu non nỏ vào phá hoại phần gỗ bên trong thân cây là cho cây héo rồi chết.
Loại sâu này khả năng xuất hiện quanh năm nhưng tập trung đẻ trứng rộ vào hai thời
kỳ xuân, hè (tháng 3,4,5) và thu đơng (tháng 10,11).
Trồng cây bóng mát cho cà phê để hận chế sự tác hại của sâu. Dùng Boremun 4%
phun phủ kín lên thân cây từ ngọn đến gốc 1 năm 2 lần để diệt trừ trứng, sâu non và
sâu trưởng thành vào tháng 3-4 (xuân – hè) và tháng 10-11 (vụ thu đông). Những cây
bị sâu nặng phải kịp thời cưa cắt kịp thời để kịp thời diệt nguồn sâu trưởng thành.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam
Việt Nam là nước đứng thứ hai về sản lượng cà phê cung cấp cho thị trường thế
giới, đứng hàng thứ nhất về cà phê vối, chỉ trong gần 2 thập niên qua.
Năm 1961 diện tích cà phê cả nước đạt khoảng 21,2 nghìn ha (sau 50 năm), năm
1981 diện tích khoảng 92 nghìn ha (sau 30 năm), năm 2001 diện tích cà phê cả nước
đạt 473,5 nghìn ha (sau 10 năm), đến năm 2011 diện tích cà phê cả nước đạt khoảng
570,9 nghìn ha, năng suất đạt 21,9 tạ/ha, sản lượng 1.167,9 nghìn tấn, kim ngạch xuất
khẩu đạt 2,69 tỷ USD là bước tiến vượt bậc của ngành cà phê, góp phần quan trọng
trong tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong những năm qua.


17


1.2.1.1. Diện tích
DIỄN BIẾN DIỆN TÍCH TRỒNG CÀ PHÊ VIỆT NAM
(1995-2011)
700

DIỆN TÍCH (Nghìn ha)

600
500
400
300
200
100
0
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
NĂM

Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện diễn biến diện tích cà phê Việt Nam từ 1995 2011
(Nguồn: Tổ chức FAO)
Cà phê Việt Nam phát triển theo hướng hàng hoá từ sau năm 1975. Tuy nhiên từ
sau năm 1990 thì tốc độ phát triển nhanh và hiện nay Việt Nam trở thành nước xuất
khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới.
Trong 17 năm qua (1995 - 2011), diện tích cà phê biến động mạnh theo diễn
biến của giá cà phê trên thị trường:
- Giai đoạn 1995 – 1999
Giá cà phê ở mức cao trên 1200USD/tấn, đặc biệt năm 2005 đạt đỉnh cao bình

qn 2640USD/tấn đã kích thích người dân mở rộng diện tích rất nhanh: từ 186 nghìn
ha năm 1995 nên gần 400 nghìn ha năm 1999 (tăng 2,1 lần).
- Giai đoạn 2000 - 2005
Giá cà phê giảm và đứng ở mức rất thấp (dưới 1.000 USD/tấn), diện tích cà phê
có chiều hướng giảm nhẹ, diện tích dưới 500 nghìn ha.
- Giai đoạn 2006 - 2011
Mặc dù nhà nước khuyến cáo giữ ổn định diện tích nhưng do giá cà phê tăng trở
lại và đạt mức trên 2.205 USD/tấn vào năm 2011 người dân vẫn tiếp tục mở rộng diện
tích.

18


Năm 2011 cả nước đạt 570,9 nghìn ha, tăng 82,2 ngàn ha so với năm 2006 (bình
quân tăng 13,7 ngàn ha/năm khoảng 2,8% /năm ).
Năm 2012, qua kiểm tra tại một số tỉnh vùng Tây nguyên và Tây Bắc, một số nơi
vùng Tây Nguyên và Tây Bắc, nông dân vẫn tiếp tục trồng mới cà phê.
1.2.1.2. Năng suất, sản lượng
Năng suất, sản lượng cà phê cũng diễn biến theo giá cà phê xuất khẩu.
a. Năng suất
DIỄN BIẾN NĂNG S UẤT CÀ PHÊ
(1961-2010)
30

NĂNG SUẤT (Tạ/ha)

25
20

15

Thế giới
Việt Nam

10
5

0

61 64 67 70 73 76 79 82 85 88 91 94 97 00 03 06 09
19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 20 20 20 20
NĂM

(Nguồn: Tổ chức FAO)
Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện năng suất cà phê thế giới và Việt Nam từ 1961
đến 2010
So sánh năng suất cà phê Việt Nam và cà phê thế giới cho thấy:
- Giai đoạn từ 1961 - 1986 năng suất cà phê Việt Nam thấp hơn giai đoạn sau,
tương đương năng suất bình quân cà phê thế giới.
- Giai đoạn từ 1987 - 2001 năng suất cà phê Việt Nam tăng vọt gấp 2 - 4 lần so
năng suất cà phê trung bình thế giới.
- Giai đoạn từ 2001 - 2006 năng suất cà phê Việt Nam có giảm nhưng vẫn cao
hơn năng suất cà phê thế giới khoảng hơn 2 lần.
Những năm gần đây năng suất cà phê Việt Nam cao hơn năng suất cà phê thế
giới khoản 2,5 lần. Là kết quả của quá trình đầu tư thâm canh cao, tuy nhiên cũng là

19


một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến xuy thoái nhanh vườn cà phê đang kinh
doanh hiện nay.

- Giai đoạn từ 1995 - 1999
Diện tích cà phê ở mức dưới 400 nghìn ha, chủ yếu phát triển ở những vùng đất
thuận lợi và giá cà phê xuất khẩu duy trì ở mức trên 1.200USD/tấn, người dân tăng
cường đầu tư thâm canh nên năng suất đạt bình quân trên 22tạ/ha, riêng năm 1997 đạt
24,1 tạ/ha.
Sản lượng bình quân đạt 387 nghìn tấn/năm.
- Giai đoạn 2000 - 2005
Do hiệu ứng tăng giá cà phê của giai đoạn trước, diện tích cà phê tăng nhanh
(trên 550 nghìn ha) và nhiều diện tích phát triển trên những chân đất không phù hợp,
đồng thời giai đoạn này giá cà phê xuống rất nhanh (dưới 1.000USD/tấn, thậm chí các
năm 2001, 2002 chỉ đạt bình qn dưới 500USD/tấn), người sản xuất hạn chế đầu tư
thâm canh:
Về năng suất giảm mạnh: bình quân chỉ đạt 16,7 tạ/ha, giảm 5,3 tạ/ha (24%).
Sản lượng bình quân đạt 784 nghìn tấn, tăng 400 nghìn tấn gấp 2 lần so bình
quân giai đoạn 1995 - 1999.
- Giai đoạn 2006 - 2011
Do giá cà phê tăng trở lại và duy trì ở mức trên 1.200USD/tấn, cùng với mở rộng
diện tích, người dân tiếp tục đầu tư thâm canh:
Năng suất được phục hồi năm 2011 đạt bình quân 21,9 tạ/ha (tăng 2,0% so năm
2010).

20


b. Sản lượng
DIỄN BIẾN S ẢN LƯỢNG CÀ PHÊ VIỆT NAM
(1995-2011)

1400


SẢN LƯỢNG (Nghìn tấn)

1200
1000
800
600
400

2011

2010

2009

2008

2007

2006

2005

2004

2003

2002

2001


2000

1999

1998

1997

1996

0

1995

200

NĂM

(Nguồn: Tổ chức FAO)
Hình 1.3: Biểu đồ thể hiện sản lượng cà phê Việt Nam từ 1995 đến 2011
Sản lượng bình quân cả giai đoạn 2006 - 2011 đạt khoảng 1.025 nghìn tấn/năm,
tăng 241 nghìn tấn so bình quân giai đoạn 2000 - 2005.
Sản lượng cà phê năm 2011 đạt khoảng 1.167,9 nghìn tấn tăng 5,0% so với năm
2010.
1.2.2. Tình hình sản xuất cà phê ở Tây Nguyên
Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Đắk Lắk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai và
Kon Tum. Với 60 vạn ha đất đỏ Bazan, chiếm 40% tiềm năng phát triển cây công
nghiệp dài ngày của cả nước Việt Nam. Ở đây cũng là vùng sản xuất cà phê lớn nhất
cả nước, cây cơng nghiệp này có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội
ở đây. Sự phát triển bền vững ngành sản xuất cà phê có ý nghĩa lớn đối với sự phát

triển bền vững nền kinh tế ở đây.
Tây Nguyên được xem là vùng chun mơn hóa cây cơng nghiệp lâu năm, đặc
biệt là cây cà phê. Theo quy hoạch diện tích cà phê được phát triển ở Tây Nguyên với
quy mô 150 ngàn ha vào năm 2000, nhưng do giá cà phê tăng đột biến vào năm
1994,1995 đã làm diện tích cà phê tại Tây Nguyên đã tăng từ 81.737 ha năm 1990 lên
313.204 ha năm 1999, gấp đôi so với mục tiêu trong qui hoạch. Sản lượng cà phê từ
21


48.260 tấn năm 1991 lên 384.535 tấn năm 1999. Diện tích cà phê tăng đột biến vào
giai đoạn 1991- 1999 chủ yếu là tăng từ các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh.
Năm 1990, 31 nơng trường quốc doanh trung ương và 25 nơng trường quốc doanh địa
phương có diện tích cà phê chiếm 59,5% tổng diện tích cà phê Tây Ngun, thì đến
năm 1999, 35 nơng trường quốc doanh trung ương và 16 nông trường quốc doanh địa
phương chiếm 42,6% diện tích, điều này chứng tỏ cà phê người dân tăng rất nhanh
trong giai đoạn này.
Bảng 1.1: Tỷ trọng cà phê Tây Nguyên so với cả nước
2001

2002

2003

2004

2005

Diện tích cả nước (ha)

565300


522200

510200

503200

520891

Diện tích của TN (ha)

477471

448448

440621

434335

452026

% so với cả nước

84.5%

85.9%

86.4%

86.3%


86.8%

(Nguồn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2011)
Giai đoạn 2001 -2005 giá cà phê thay đổi thất thường làm cho diện tích thay đổi
theo, năm 2001 có diện tích là 477 ngàn ha thì năm 2005 là 452 ngàn ha. Riêng 5 tỉnh
Đắk Lắk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum luôn chiếm khoảng 84- 86% diện
tích cà phê của cả nước như bảng.
Đắk Lắk được xem là thủ phủ cà phê của Tây Nguyên và của cả nước. Năm
2005, diện tích cà phê của Đắk Lắk chiếm 38.6 % tổng diện tích cà phê tồn quốc, với
sản lượng 330.660 tấn, chiếm 50 % tổng sản lượng cà phê của cả nước, tiếp đó là Lâm
Đồng chiếm 26.6%, Gia Lai 17,2%, Đăk Nông 15.2% và Kon Tum là 2.4%. Năng suất
cao nhất là của tỉnh Đắk Lắk bình quân xấp xỉ 1.94 tấn nhân/ha, cao hơn mức bình
quân chung của cả nước là hơn 1,5 tấn nhân/ha.
Với việc phân bố diện tích như vậy cho thấy diện tích chủ yếu tập trung ở Đắk
Lắk, Lâm Đồng, các tỉnh khác diện tích khơng lớn. Nhưng ngay trong mỗi tỉnh diện
tích cũng chỉ tập trung ở một số huyện, chẳng hạn trong 13 huyện và thành phố của
Đắk Lắk thì sản xuất cà phê chủ yếu tập trung ở 5 huyện. Tình hình này cho thấy sự
phân tán trong sản xuất và sự phát triển theo phong trào thiếu quy hoạch.
Diện tích trồng cà phê khá nhạy cảm với giá cả, phân tích số liệu thống kê về
diện tích và giá bán cà phê nhân trên thị trường các tỉnh Tây Nguyên, chẳng hạn lấy
tỉnh Đắk Lắk làm đại diện. Mối quan hệ giữa diện tích và giá bán cà phê hạt là dương,
22


và hệ số co dãn là 4.19. Nghĩa là nếu giá giảm 1% thì mức giảm diện tích là 4.19%.
Những biến động về mặt diện tích này cho thấy việc sản xuất cà phê vẫn còn sự bất ổn,
chưa theo quy hoạch và thiếu bền vững.
Tây Nguyên được xem là vùng có lợi thế so sánh trong chun mơn hóa sản xuất
cây cà phê, có điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu thuận lợi để phát triển sản xuất cây

cà phê cho năng suất, sản lượng cao với chi phí thấp.
Sự khác biệt về diện tích và sản lượng giữa cà phê các tỉnh do nhiều yếu tố, cả
khách quan lẫn chủ quan. Về yếu tố khách quan, chính là sự khác biệt về điều kiện đất
đai, sự phân bố đất đai và địa hình giữa các tỉnh là nguyên nhân chủ yếu.
Số liệu thống kê cho thấy diện tích tăng nhanh, nhưng năng suất khơng đều
khoảng 1,5 tấn /ha. Để đánh giá việc mở rộng diện tích cà phê và hiệu quả sản xuất cà
phê, qua phân tích mối quan hệ giữa năng suất và diện tích cho thấy khi diện tích tăng
1% thì năng suất chỉ tăng 0,0014%, nghĩa là tăng thêm 1 ha thì năng suất tăng rất ít
khơng đáng kể. Vì vậy, khơng cần phải tăng diện tích nữa vì năng suất biên q nhỏ.
Q trình phát triển ngành sản xuất cà phê đã thể hiện sự không bền vững, khi mà
chúng ta đang khai thác quá mức nguồn tài nguyên đất đai, giảm đáng kể diện tích
rừng, gây ảnh hưởng xấu tới mơi trường sinh thái. Vấn đề quan trọng là phải thực hiện
quy hoạch của Chính phủ một cách nghiêm túc, chuyển dần những diện tích có điều
kiện sản xuất khơng thuận lợi chi phí cao, năng suất thấp sang canh tác các cây trồng
phù hợp.
Trong sản xuất cà phê hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là kinh tế hộ, sự phát
triển bền vững trong sản xuất của họ sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của ngành này. Vì thế
chúng tơi tiến hành điều tra xã hội học với 230 hộ sản xuất cà phê trên địa bàn Tây
Nguyên.
Qua số liệu điều tra, năng suất trung bình của các hộ điều tra là 2.097 cao hơn
mức trung bình của cả nước là dưới 2 tấn. Năng suất cao nhất của các hộ điều tra là 4.0
tấn, điều này chứng tỏ tiềm năng để tăng năng suất là rất lớn. Tính về giá trị sản xuất
trên mỗi ha chỉ mới khoảng 36 triệu đồng là thấp so với mục tiêu của ngành nơng
nghiệp 50 triệu/ha là thấp, tuy nhiên hộ có giá trị cao nhất cũng đạt tới hơn 70 triệu
đồng/ha. Giá trị sản xuất thấp vì năng suất chưa cao, vì giá cả cà phê hạt trong năm
2006 bình quân của các hộ điều tra là 17-18 ngàn đồng /kg. Ảnh hưởng của giá cả là
23


khơng nhiều vì khi giá tăng 1000đ/kg thì giá trị sản suất tăng 1700đ và nó chỉ tạo ra

hơn 5% sự ảnh hưởng còn yếu tố sản lượng đưa tới hơn 94%. Kết luận này trùng với
kết luận trên là phải tăng năng suất cà phê.
Bảng 1.2: Diện tích - năng suất - sản lượng cà phê của các tỉnh năm 2011
STT

Địa phương

Tổng diện tích

Năng suất

(ha)

(tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

1

Đắk Lắk

200.161

25,12

487.748

2

Lâm Đồng


145.734

24,90

343.375

3

Gia Lai

77.568

20,16

151.772

4

Đắk Nông

116.350

22,20

179.659

5

Kon Tum


12.158

25,26

26.281

(Nguồn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn năm 2011)
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích cà phê lớn nhất 200.161 ha (năm 2011); Lâm Đồng
đạt 145.734 ha (năm 2011); Đắk Nông đạt 116.350 ha (năm 2011); Gia Lai đạt 77.569
ha (năm 2011). Kon Tum là tỉnh có diện tích thấp nhất 12.148 ha (năm 2011).
- Đắk Lắk có năng suất và sản lượng cao nhất đạt 25,12 tạ nhân/ha, sản lượng
487.748 tấn; Lâm Đồng năng suất đạt 24,90 tạ nhân/ha sản lượng 343.375 tấn; Đắk
Nông năng suất đạt 22,20 tạ nhân/ha, sản lượng 179.658 tấn cà phê nhân; và Gia Lai
năng suất đạt 20,16 tạ nhân/ha, sản lượng 151.772 tấn cà phê nhân.

24


CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ Ở TỈNH GIA
LAI GIAI ĐOẠN 2005 - 2011
2.1. Tiềm năng phát triển cây cà phê ở tỉnh Gia Lai
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình
700 - 800m so với mực nước biển.Với diện tích 15.536,92 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ
12°5’20” đến 14°36’30” vĩ bắc, từ 107°27’23” đến 108°54’40” kinh đông. Phía bắc
Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Campuchia với
90km là đường biên giới quốc gia, phía đơng giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và
Phú Yên.


25


×