Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đánh giá sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi điều trị tại khoa y học nhiệt đới bệnh viện nhi quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 103 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

PHẠM THỊ YẾN NGA

ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY CẤP
Ở TRẺ EM DƢỚI 6 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA Y HỌC NHIỆT ĐỚI
BỆNH VIỆN NHI QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Dƣợc lý – Dƣợc lâm sàng
Mã số: 8720205

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HUỲNH NGỌC TRINH

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.


Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2019
Học viên

Phạm Thị Yến Nga

.


.

.


.

ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY CẤP
Ở TRẺ EM DƢỚI 6 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA Y HỌC NHIỆT ĐỚI
BỆNH VIỆN NHI QUẢNG NAM
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh. Khảo sát việc sử
dụng thuốc và đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong điều trị. Khảo sát mối liên quan
giữa việc sử dụng thuốc và thời gian nằm viện của bệnh nhân.
Đối tƣợng và phƣơng pháp: mô tả cắt ngang, thực hiện trên bệnh nhân tiêu chảy cấp
từ 1 tháng đến dƣới 6 tuổi điều trị tại khoa Y học nhiệt đới bệnh viện Nhi Quảng Nam,
thời gian từ tháng 4/2018 đến hết tháng 3/2019.
Kết quả: bệnh nhân lúc nhập viện chủ yếu có tiêu chảy khơng mất nƣớc, đi ngồi phân
nƣớc, sốt cao, nơn; tỷ lệ xét nghiệm máu, soi phân, định lƣợng CRP cao. Tỷ lệ truyền

dịch cao, không tƣơng xứng với tỷ lệ mất nƣớc. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh là 38,7%;
ciprofloxacin đƣợc sử dụng nhiều nhất, sau đó là cefixim. Tỷ lệ sử dụng quá mức
kháng sinh trong phân nhầy/nƣớc là 21,9%. Kháng sinh có tỷ lệ sử dụng đúng liều
khuyến cáo thấp, tuy nhiên có nhịp đƣa thuốc đúng cao. Các yếu tố có liên quan đến sử
dụng kháng sinh là: sốt cao, đau bụng, mót rặn, phân nhầy, phân máu, CRP tăng, có
bạch cầu trong phân; liên quan giữa sử dụng thuốc và thời gian nằm viện dài ngày là
bệnh nhân nặng có truyền dịch và bệnh nhân có dùng kháng sinh nhƣng dùng kháng
sinh không đúng hoặc bệnh nhân có tiêu chảy nặng.
Kết luận: Tỷ lệ các xét nghiệm đƣợc chỉ định cao. Lƣu ý về việc chỉ định kháng sinh
kinh nghiệm trong điều trị khi khơng có bằng chứng rõ ràng về nhiễm khuẩn và chú ý
sử dụng đúng liều khuyến cáo của thuốc. Vì sử dụng kháng sinh khơng đúng có thể kéo
dài thời gian nằm viện của bệnh nhân.

.


.

Abstracts
ASSESSMENT OF MEDICINAL UTILIZATION IN TREATMENT OF ACUTE
DIARRHOEA DISEASES ON CHILDREN UNDER 6 YEARS OLD TREATED
AT DEPARTMENT OF TROPICAL MEDICINE
QUANG NAM PEDIATRIC HOSPITAL
Objective: Investigation of clinical and subclinical characteristics of the disease.
Investigate drug use and evaluate antibiotic use in treatment. Investigate the
relationship between medication use and hospital stay.
Materials and methods: A cross-sectional description study, performed on patients
with acute diarrhea from 1 month to under 6 years of age who were treated at the
Department of Tropical Medicine, Quang Nam pediatric hospital, from April 2018 to
the end of March 2019.

Results: patients were hospitalized mainly with diarrhea without dehydration, watery
stools, high fever, vomiting; high percentage of blood tests, stool examination and
quantification of CRP. High infusion rate, not commensurate with the rate of
dehydration. The rate of using antibiotics is 38,7%; ciprofloxacin is most frequently
used, followed by cefixime. The rate of antibiotic overuse in mucus/water stools is
21,9%. Antibiotics have a low rate of correct use of the recommended dose, but a high
rate of delivery. Factors related to antibiotic use include: high fever, abdominal pain,
tenesmus, mucus stools, blood stools, increased CRP, and leukocytes in the stool; the
relationship between drug use and long hospital stay is in severe patients with infusions
and patients on antibiotics but inadequate antibiotics or patients with severe diarrhea.
Conclusion: proportion of specified tests are high. Attention should be paid to
prescribing experienced antibiotics during treatment when there is no clear evidence of
infection and paying attention to using correct the recommended dosage of the drug.
Because improper use of antibiotics can prolong a patient's hospital stay.

.


.

i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.........................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
1.1. Định nghĩa tiêu chảy cấp ...................................................................................... 3
1.2. Nguyên nhân gây bệnh ......................................................................................... 3

1.2.1. Tiêu chảy do nhiễm trùng .............................................................................. 3
1.2.1.1. Nhiễm trùng tại ruột ............................................................................... 3
1.2.1.2. Nhiễm trùng ngoài ruột .......................................................................... 8
1.2.2. Tiêu chảy do nguyên nhân khác .................................................................... 8
1.3. Các yếu tố thuận lợi gây tiêu chảy ở trẻ em ......................................................... 9
1.4. Cơ chế bệnh sinh ................................................................................................... 9
1.5. Phân loại tiêu chảy .............................................................................................. 12
1.5.1. Phân loại tiêu chảy theo cơ chế bệnh sinh ................................................... 12
1.5.2. Phân loại tiêu chảy theo lâm sàng ............................................................... 12
1.5.3. Phân loại dựa vào nồng độ natri máu .......................................................... 13
1.5.4. Phân loại theo mức độ mất nƣớc ................................................................. 14
1.6. Chẩn đoán lâm sàng ............................................................................................ 14
1.6.1. Đánh giá mức độ mất nƣớc ......................................................................... 14
1.6.2. Chẩn đoán suy dinh dƣỡng .......................................................................... 15
1.7. Xét nghiệm cận lâm sàng .................................................................................... 16
1.8. Điều trị ................................................................................................................ 16
1.8.1. Điều trị cần thiết .......................................................................................... 16
1.8.2. Sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy cấp ......................................... 19
1.8.3. Bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy cấp .................................................... 20
1.8.4. Điều trị hỗ trợ .............................................................................................. 21

.


.

ii

1.8.5. Thuốc chống tiêu chảy................................................................................. 22
1.9. Các nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc đã đƣợc thực hiện ........................... 23

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 27
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................... 27
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 27
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm........................................................................ 27
2.3.1. Khảo sát các đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ..................................... 27
2.3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân ............................................................................. 27
2.3.1.2. Đặc điểm bệnh tiêu chảy cấp của bệnh nhân ....................................... 28
2.3.2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị của bệnh nhân .................. 29
2.3.3. Đánh giá tính phù hợp của chỉ định kháng sinh trong điều trị .................... 29
2.3.4. Kết quả điều trị của bệnh nhân .................................................................... 29
2.3.5. Phân tích mối liên quan giữa sử dụng thuốc và thời gian nằm viện của bệnh
nhân ....................................................................................................................... 30
2.4. Một số tiêu chuẩn để phân tích kết quả .............................................................. 30
2.4.1. Đánh giá tính phù hợp của lựa chọn kháng sinh ......................................... 30
2.4.2. Đánh giá tính phù hợp liều dùng và nhịp đƣa thuốc kháng sinh ................. 30
2.4.3. Đánh giá liều dùng của kẽm ........................................................................ 32
2.4.4. Đánh giá liều dùng của racecadotril ............................................................ 32
2.5. Phân tích và xử lý số liệu .................................................................................... 33
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ ................................................................................................ 34
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân ..................................................................................... 34
3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân ................................................................... 34
3.1.2. Tỷ lệ bệnh phân bố theo tháng nhập viện .................................................... 35
3.2. Đặc điểm bệnh tiêu chảy cấp của bệnh nhân ...................................................... 35
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng ...................................................................................... 35
3.2.1.1. Tình trạng mất nƣớc của bệnh nhân lúc nhập viện................................... 35
3.2.1.2. Đặc điểm phân lúc nhập viện ................................................................... 36

.



.

iii

3.2.1.3. Đặc điểm sốt lúc nhập viện ...................................................................... 36
3.2.1.4. Đặc điểm lâm sàng khác lúc nhập viện .................................................... 37
3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân........................................................ 37
3.2.2.1. Tỷ lệ các xét nghiệm đƣợc chỉ định cho bệnh nhân ................................. 37
3.2.2.2. Đặc điểm kết quả xét nghiệm của bệnh nhân ........................................... 38
3.3. Đặc điểm sử dụng thuốc của bệnh nhân ............................................................. 40
3.3.1. Đặc điểm sử dụng dịch truyền và ORS của bệnh nhân ............................... 40
3.3.2. Đặc điểm thuốc kháng sinh sử dụng cho bệnh nhân ................................... 41
3.3.3. Đặc điểm thay đổi kháng sinh trong quá trình điều trị ................................ 42
3.3.4. Đặc điểm sử dụng kẽm của bệnh nhân ........................................................ 43
3.3.5. Đánh giá liều dùng của kẽm ........................................................................ 44
3.3.6. Đặc điểm sử dụng thuốc hỗ trợ racecadotril................................................ 45
3.3.7. Đặc điểm sử dụng thuốc hỗ trợ probiotic .................................................... 45
3.3.8. Đặc điểm sử dụng các thuốc khác ............................................................... 46
3.4. Đánh giá kháng sinh trong điều trị ..................................................................... 46
3.4.1. Đánh giá kháng sinh trong bệnh nhân có cấy phân dƣơng tính .................. 46
3.4.2. Đánh giá kháng sinh trong điều trị lỵ trực khuẩn ........................................ 47
3.4.3. Đánh giá kháng sinh trong điều trị lỵ amib ................................................. 47
3.4.4. Đánh giá kháng sinh trong các chẩn đoán khác .......................................... 48
3.4.5. Đánh giá liều dùng kháng sinh trong điều trị .............................................. 49
3.4.6. Đánh giá nhịp đƣa thuốc kháng sinh trong điều trị ..................................... 50
3.4.7. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chỉ định kháng sinh ........................... 50
3.5. Kết quả điều trị ................................................................................................... 52
3.5.1. Thay đổi đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trong quá trình nằm viện ....... 52
3.5.2. Tỷ lệ bệnh nhân cần can thiệp của khoa hồi sức ......................................... 53
3.5.3. Đặc điểm chẩn đoán ra viện của bệnh nhân ................................................ 53

3.5.4. Thời gian nằm viện và hiệu quả điều trị ...................................................... 54
3.6. Phân tích mối liên quan giữa sử dụng thuốc và thời gian nằm viện ................... 55

.


.

iv

CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................................. 56
4.1. Đặc điểm bệnh nhân ........................................................................................... 56
4.1.1. Tuổi và giới tính bệnh nhân ......................................................................... 56
4.1.2. Nơi cƣ trú ..................................................................................................... 57
4.1.3. Mùa .............................................................................................................. 57
4.2. Đặc điểm bệnh tiêu chảy cấp của bệnh nhân ...................................................... 58
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng ...................................................................................... 58
4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................................ 58
4.3. Đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị của bệnh nhân ....................................... 60
4.3.1. Đặc điểm sử dụng dịch truyền và ORS ....................................................... 60
4.3.2. Đặc điểm sử dụng thuốc kháng sinh............................................................ 61
4.3.3. Đặc điểm sử dụng kẽm ................................................................................ 62
4.3.4. Đặc điểm sử dụng thuốc hỗ trợ ................................................................... 62
4.4. Đánh giá kháng sinh trong điều trị ..................................................................... 64
4.4.1. Đánh giá về kháng sinh đƣợc chỉ định ........................................................ 64
4.4.2. Đánh giá liều dùng và nhịp đƣa thuốc của kháng sinh trong điều trị .......... 66
4.4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chỉ định kháng sinh ........................... 67
4.5. Kết quả điều trị ................................................................................................... 71
4.6. Mối liên quan giữa sử dụng thuốc và thời gian nằm viện của bệnh nhân .......... 71
4.7. Một số ƣu điểm và hạn chế của đề tài................................................................. 72

4.7.1. Ƣu điểm ....................................................................................................... 72
4.7.2. Hạn chế ........................................................................................................ 72
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 74
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 77
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................... 85

.


.

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Acquired immunodeficiency

Hội chứng suy giảm miễn dịch

syndrome

mắc phải


CRP

C-reactive protein

Protein phản ứng C

DA – EC

Diffuse-adherent Escherichia coli

E. coli ngƣng tập ruột

E. A. E. C

Enteroaggregative Escherichia coli

E. coli bám dính

E. P. E. C

Enteropathogenic Escherichia coli

E. coli gây bệnh đƣờng ruột

E. T. E. C

Enterotoxingenic Escherichia coli

E. coli sinh độc tố đƣờng ruột


E. H. E. C

Enterohemorrhagic Escherichia coli

E. coli gây xuất huyết ở ruột

E. I. E. C

Enteroinvasive Escherichia coli

E. coli xâm nhập đƣờng ruột

HIV

Human immunodeficiency virus

HPF

High Power Field

HUS

Haemolytic Uremic Syndrome

AIDS

ICD 10

International


Classification

Virus gây giảm miễn dịch ở
ngƣời
Quang trƣờng có độ phóng đại
lớn
Hội chứng tan máu – tăng urê
máu
of Mã phân loại quốc tế về bệnh

Diseases

tật

IQR

Interquartile Range

Khoảng tứ phân vị

LA – EC

Localized-adherent Escherichia coli

E. coli bám dính đƣờng ruột

MDR

Multidrug-resistant


Đề kháng đa thuốc

MIC

Minimum Inhibitory Concentration

Nồng độ ức chế tối thiểu

NEU

Neutrophil

Bạch cầu đa nhân trung tính

ORS

Oral rehydration solution

.

Dung dịch bù nƣớc bằng đƣờng
uống


.

vi

SD


Standard Deviation

Độ lệch chuẩn
Suy dinh dƣỡng

SDD
UNICEF

United Nations Children's Fund

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

VTEC

Verotoxigenic Escherichia coli

E. coli sinh độc tố tế bào

WBC

White Blood Cell

Bạch cầu

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới


.


.
vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Đánh giá mức độ mất nƣớc ở trẻ 2 tháng – 5 tuổi .......................................... 14
Bảng 1.2 Đánh giá mức độ mất nƣớc ở trẻ từ 1 tuần – 2 tháng tuổi .............................. 15
Bảng 1.3 Số lƣợng dịch ORS cần cho trẻ uống ............................................................. 17
Bảng 1.4 Số lƣợng và thời gian truyền tĩnh mạch ngay 100 ml/kg dung dịch Ringer
lactat (hoặc dung dịch muối sinh lý) .............................................................................. 18
Bảng 1.5 Thành phần dung dịch ORS chuẩn ................................................................. 18
Bảng 1.6 Thành phần dung dịch ORS nồng độ thẩm thấu thấp ..................................... 19
Bảng 1.7 Kháng sinh sử dụng trong điều trị các nguyên nhân gây tiêu chảy ................ 20
Bảng 1.8 Các nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc đã đƣợc thực hiện ....................... 23
Bảng 2.9 Liều dùng và nhịp đƣa thuốc của các kháng sinh đƣợc chỉ định .................... 31
Bảng 2.10 Liều khuyến cáo bổ sung kẽm trong tiêu chảy cấp ...................................... 32
Bảng 2.11 Liều khuyến cáo bổ sung racecadotril trong tiêu chảy cấp .......................... 32
Bảng 3.12 Đặc điểm chung của bệnh nhân .................................................................... 34
Bảng 3.13 Tình trạng mất nƣớc của bệnh nhân lúc nhập viện ....................................... 35
Bảng 3.14 Đặc điểm phân của bệnh nhân lúc nhập viện ............................................... 36
Bảng 3.15 Đặc điểm sốt lúc nhập viện........................................................................... 36
Bảng 3.16 Đặc điểm lâm sàng khác của bệnh nhân lúc nhập viện ................................ 37
Bảng 3.17 Tỷ lệ các xét nghiệm đƣợc chỉ định cho bệnh nhân ..................................... 37
Bảng 3.18 Đặc điểm kết quả xét nghiệm của bệnh nhân ............................................... 38
Bảng 3.19 Đặc điểm sử dụng dịch truyền và ORS của bệnh nhân ................................ 40
Bảng 3.20 Đặc điểm thuốc kháng sinh sử dụng cho bệnh nhân .................................... 41
Bảng 3.21 Đặc điểm thay đổi kháng sinh trong quá trình điều trị ................................. 42
Bảng 3.22 Đặc điểm sử dụng kẽm của bệnh nhân ......................................................... 43

Bảng 3.23 Đánh giá liều dùng của kẽm ......................................................................... 44
Bảng 3.24 Đặc điểm sử dụng thuốc hỗ trợ racecadotril ................................................. 45
Bảng 3.25 Đặc điểm sử dụng thuốc hỗ trợ probiotic ..................................................... 45
Bảng 3.26 Đặc điểm sử dụng thuốc khác của bệnh nhân .............................................. 46

.


.
viii

Bảng 3.27 Đánh giá kháng sinh trong bệnh nhân có cấy phân dƣơng tính ................... 46
Bảng 3.28 Đánh giá kháng sinh trong điều trị lỵ trực khuẩn ......................................... 47
Bảng 3.29 Đánh giá kháng sinh trong điều trị lỵ amib .................................................. 47
Bảng 3.30 Đánh giá kháng sinh trong các chẩn đoán khác............................................ 48
Bảng 3.31 Đánh giá liều dùng kháng sinh trong điều trị ............................................... 49
Bảng 3.32 Đánh giá nhịp đƣa thuốc kháng sinh trong điều trị ...................................... 50
Bảng 3.33 Mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ............................ 50
Bảng 3.34 Tỷ lệ bệnh nhân có thay đổi đặc điểm lâm sàng khi vào viện ...................... 52
Bảng 3.35 Tỷ lệ bệnh nhân cần can thiệp của khoa hồi sức .......................................... 53
Bảng 3.36 Đặc điểm chẩn đoán ra viện của bệnh nhân ................................................. 53
Bảng 3.37 Thời gian nằm viện và hiệu quả điều trị ....................................................... 54
Bảng 3.38 Mối liên quan giữa sử dụng thuốc trong điều trị và thời gian nằm viện thơng
qua mơ hình hồi quy logistic đơn biến ........................................................................... 55

.


.


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Hấp thu và bài tiết bình thƣờng ở ruột non (hấp thu nƣớc nhiều, bài tiết ít)..11
Hình 1.2 Hấp thu và bài tiết khi bị tiêu chảy ở ruột non (hấp thu giảm, bài tiết tăng).. 11
Hình 3.3 Tỷ lệ bệnh phân bố theo tháng nhập viện ....................................................... 35

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tiêu chảy vẫn đang là một gánh nặng toàn cầu, là nguyên nhân hàng thứ hai gây
tử vong ở trẻ em dƣới 5 tuổi, xảy ra chủ yếu ở các nƣớc có nguồn lực hạn chế; đáng
chú ý có tới 25% số ca tử vong của trẻ nhỏ sống ở Châu Phi và Đông Nam Á là do
viêm dạ dày ruột cấp tính. Mỗi năm, tồn cầu có gần 1,7 tỷ trƣờng hợp tiêu chảy trẻ em
và có khoảng 525.000 trẻ em dƣới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy [36], [60].
Từ 2005 – 2015, tỷ lệ tử vong toàn cầu do tiêu chảy đã giảm 39,2% trong số trẻ em
dƣới 5 tuổi, tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh giảm ít hơn với 10,4% trong trẻ dƣới 5 tuổi và
5,9% trong mọi nhóm tuổi [29]. Ở Việt Nam, trẻ dƣới 3 tuổi mắc từ 3 – 4 đợt tiêu chảy,
thậm chí có những trẻ bị 8 – 9 đợt bệnh mỗi năm [8]. Theo một nghiên cứu đồn hệ
thực hiện tại các tỉnh phía Nam, tỷ lệ tối thiểu của bệnh tiêu chảy trong năm đầu đời là
271/1.000 trẻ sơ sinh mỗi năm [20].
Trƣớc đây, mất nƣớc nặng và mất dịch là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do tiêu
chảy trong đa số bệnh nhân. Ngày nay, những nguyên nhân khác nhƣ nhiễm khuẩn
máu cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ tử vong liên quan đến tiêu chảy. Trẻ em suy dinh
dƣỡng hoặc có suy giảm miễn dịch, nhiễm virus gây giảm miễn dịch ở ngƣời (HIV)

đều thuộc nhóm nguy cơ mắc tiêu chảy đe dọa tính mạng [60]. Suy dinh dƣỡng và tiêu
chảy tạo thành một vòng xoắn bệnh lý, gây ảnh hƣởng lớn đến sự tăng trƣởng của trẻ
và là gánh nặng kinh tế đối với các quốc gia đang hoặc kém phát triển, trong đó có Việt
Nam. Thai nhi phát triển kém hoặc thấp cịi trong 2 năm đầu đời, có thể dẫn đến những
tổn hại không thể phục hồi, bao gồm chiều cao khi trƣởng thành thấp hơn, đến trƣờng ít
hơn, giảm thu nhập khi trƣởng thành và giảm cân nặng con sinh ra [24].
Để giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do tiêu chảy ở trẻ em, Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) đã thành lập chƣơng trình Phịng chống bệnh tiêu chảy tồn cầu. Ngồi ra, cịn
có các trung tâm nghiên cứu bệnh tiêu chảy quốc tế và quốc gia đƣợc thành lập. Tại
Việt Nam, chƣơng trình Phòng chống bệnh quốc gia cũng đi vào hoạt động từ năm
1984 [8]. Tỷ lệ bệnh tiêu chảy tại Việt Nam đã giảm dần theo các năm từ năm 2002 –

.


.

2

2011. Năm 2002 có tổng số 1.055.969 ca với tỷ lệ mắc trung bình là 1.327,62/100.000
dân, năm 2011 giảm xuống cịn tổng số 853.714 ca, tỷ lệ mắc trung bình là
860,30/100.000 dân [12]. Tuy nhiên, theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
(Unicef) năm 2013, Việt Nam mỗi năm vẫn có khoảng 1.100 trẻ em dƣới 5 tuổi tử
vong do tiêu chảy [59]. Đây vẫn là con số đáng lo ngại vì tiêu chảy là bệnh có thể dự
phịng và điều trị đƣợc.
Trong nƣớc, nhiều cơng trình nghiên cứu về bệnh tiêu chảy ở trẻ em dƣới 5 tuổi đã
đƣợc thực hiện nhƣ: Trần Phan Quốc Bảo và cộng sự năm 2012 [1]; Lê Thị Thanh
Xuân và cộng sự năm 2016 [15]; Nguyễn Minh Sơn và cộng sự năm 2015 [11]... Tuy
nhiên, các nghiên cứu này phần lớn tập trung vào khảo sát tình hình dịch tễ, các yếu tố
nguy cơ của bệnh tiêu chảy, chƣa có nhiều cơng trình nghiên cứu đánh giá về tình hình

sử dụng thuốc trong điều trị tại bệnh viện, đặc biệt là kháng sinh. Sử dụng không hợp
lý kháng sinh trong điều trị tiêu chảy cấp là phổ biến trong thực hành lâm sàng trên
tồn thế giới. Do đó, chúng tơi tiến hành đề tài “Đánh giá sử dụng thuốc trong điều
trị tiêu chảy cấp ở trẻ em dƣới 6 tuổi điều trị tại khoa Y học nhiệt đới bệnh viện
Nhi Quảng Nam” với các mục tiêu:
1. Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh.
2. Khảo sát việc sử dụng thuốc và đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong điều trị.
3. Khảo sát mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc và thời gian nằm viện của bệnh
nhân.

.


.

3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa tiêu chảy cấp
Tiêu chảy đƣợc định nghĩa là đi ngoài phân lỏng hoặc nƣớc ≥ 3 lần/ngày (hoặc tần suất
đi ngoài nhiều hơn bình thƣờng theo từng cá thể). Nếu thƣờng xuyên đi ngồi những
phân đã tạo hình thì khơng phải là tiêu chảy và cũng khơng phải đi ngồi lỏng, phân
“sền sệt” ở trẻ còn bú [5], [53].
Tiêu chảy cấp: là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài khơng quá 14 ngày [5].
Có 3 loại thể lâm sàng của tiêu chảy:
– Tiêu chảy nƣớc cấp tính: kéo dài vài giờ hoặc vài ngày và bao gồm tả;
– Tiêu chảy máu cấp tính: cũng cịn gọi là lỵ;
– Tiêu chảy kéo dài: kéo dài 14 ngày hoặc hơn [53].
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
1.2.1. Tiêu chảy do nhiễm trùng

1.2.1.1. Nhiễm trùng tại ruột
Tiêu chảy trẻ em gây ra bởi nhiều mầm bệnh khác nhau, trong đó 77,8% gây ra bởi 6
mầm bệnh sau: Shigella spp, Rotavirus, Adenovirus 40/41, Escherichia coli (E. coli)
sản xuất độc tố ổn định nhiệt, Cryptosporidium spp và Campylobacter spp [31]. Tiêu
chảy có thể do độc tố vi khuẩn (Vibrio cholerae, E. coli, Clostridium difficile, tụ cầu)
hoặc tiêu chảy xâm nhập (Shigella, Salmonella, E. coli, Campylobacter, Yersinia…)
[4].
– Virus
 Rotavirus
Rotavirus gây ra 15 – 25% đợt tiêu chảy ở trẻ em 6 – 24 tháng tuổi trong những cơ sở
điều trị nhƣng chỉ chiếm 5 – 10% trong nhóm tuổi tƣơng tự tại cộng đồng. Tỷ lệ hiện
hành khắp thế giới và cao nhất vào mùa lạnh hoặc khô [53].
Rotavirus xâm nhập và nhân lên trong tế bào nhung mao ruột, phá hủy cấu trúc và làm
mòn nhung mao. Việc mất các tế bào hấp thu bình thƣờng của nhung mao và sự thay

.


.

4

thế tạm thời các tế bào dạng hẻm tuyến, tế bào bài tiết và tế bào chƣa trƣởng thành gây
bài tiết nƣớc và các chất điện giải ở ruột. Nhung mao bị tổn thƣơng kèm theo mất
enzym đƣờng đôi (disaccharidase) dẫn đến giảm hấp thu đƣờng đôi trong thức ăn, nhất
là lactose. Lactose sẽ bị phân giải thành acid lactic ở ruột, kết quả bệnh nhân bị mất
nƣớc đẳng trƣơng và bị toan huyết biến dƣỡng. Sự phục hồi sẽ diễn ra nhanh khi các
nhung mao tái sinh và liên bào nhung mao trƣởng thành [10].
Sau thời gian ủ bệnh từ 1 – 3 ngày, bệnh khởi đầu bằng triệu chứng tiêu chảy phân
nƣớc dữ dội, kèm theo ói và sốt nhẹ. Phân của bệnh nhân tiêu chảy do Rotavirus là

phân nƣớc, khơng nhầy máu, có tính acid, chứa một lƣợng lớn carbohydrate và nhiều
hạt mỡ vì ruột hấp thụ kém. Một số trƣờng hợp có rất ít hoặc khơng có hồng cầu, bạch
cầu [10].
Mất nƣớc do Rotavirus thƣờng nhẹ, từ 5 – 6% trọng lƣợng cơ thể nhƣng cũng có
trƣờng hợp nặng, mất nƣớc đến 20% trọng lƣợng cơ thể, có thể đƣa đến tử vong. Bệnh
tiêu chảy cấp do Rotavirus kéo dài trung bình từ 5 – 7 ngày và thƣờng tự giới hạn nếu
khơng có biến chứng. Một số bệnh nhân, nhất là trẻ em bị tiêu chảy cấp do Rotavirus
cũng có sốt nhẹ đến sốt vừa nhƣng bạch cầu trong máu vẫn bình thƣờng [10].
 Adenovirus
Hai týp huyết thanh 40 và 41 có thể gây viêm ruột ở trẻ em (chiếm 5 – 15% trong tổng
số các ca viêm ruột do virus ở trẻ em) [10].
Ngoài ra cịn có Norwalkvirus...cũng gây bệnh tiêu chảy [5].
– Vi khuẩn
 E. coli
E. coli là tác nhân gây tiêu chảy thƣờng gặp ở những nƣớc phát triển [53]. E. coli sống
bình thƣờng ở ruột ngƣời và lồi vật, nhiều nhất trong ruột già (vùng hồi manh tràng).
Vi khuẩn theo phân ra ngồi thiên nhiên, do đó thƣờng thấy trong nƣớc, đất, khơng khí
[9].
Những chủng E. coli quan trọng gây tiêu chảy cấp cho trẻ sơ sinh và trẻ em:
 Enteropathogenic Escherichia coli (E. P. E. C): là tác nhân quan trọng gây

.


.

5

tiêu chảy ở trẻ em, đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển. E. P. E. C gắn vào tế bào niêm
mạc ở ruột non, xóa bỏ nhung mao, gây nên tiêu chảy nƣớc. Thƣờng thì bệnh tự giới

hạn nhƣng cũng có thể trở thành mạn tính [9].
 Enterotoxingenic Escherichia coli (E. T. E. C): là nguyên nhân chủ yếu của
tiêu chảy nƣớc cấp tính trong trẻ em và ngƣời lớn ở những đất nƣớc đang phát triển,
đặc biệt suốt mùa ấm, ẩm ƣớt. E. T. E. C không phá hủy bờ bàn chải hoặc xâm chiếm
niêm mạc [53]. E. T. E. C gây bệnh cho ngƣời lớn, đặc biệt là ngƣời du lịch nên đƣợc
gọi traveler’s diarrhea. Những dòng E. T. E. C tiết ra một hay hai loại độc tố ruột tùy
plasmid của vi khuẩn. Tiêu chảy trầm trọng và kéo dài ở bệnh nhân nhiễm vi khuẩn tiết
cả hai loại độc tố [9].
 Enteroinvasive Escherichia coli (E. I. E. C): không phổ biến, gây những đợt
bệnh bùng phát rải rác trong năm từ thực phẩm, vi khuẩn thâm nhập và nhân lên trong
tế bào biểu mô đại tràng [53]; triệu chứng bệnh giống hội chứng lỵ do Shigella, gây
tiêu chảy phân có đàm máu [9].
 Enterohemorrhagic Escherichia coli (E. H. E. C): tiết độc tố verotoxin, gây
tiêu chảy có thể dẫn tới hai biến chứng đe dọa tính mạng là viêm đại tràng xuất huyết
và hội chứng tan máu – tăng urê máu (Haemolytic Uremic Syndrome – HUS). HUS
biểu hiện bộ ba triệu chứng suy thận cấp, giảm tiểu cầu và thiếu máu tán huyết do tổn
thƣơng mao mạch [9].
 Localized-adherent Escherichia coli (LA – EC): gây ra đến 30% những ca tiêu
chảy cấp trên trẻ sơ sinh sống ở thành thị. Bám dính ruột và sản xuất độc tố là cơ chế
quan trọng gây tiêu chảy. Bệnh thƣờng tự giới hạn nhƣng có thể nặng hoặc dẫn đến
tiêu chảy kéo dài, đặc biệt trong trẻ ăn sữa công thức dƣới 6 tháng tuổi [53].
 Diffuse-adherent Escherichia coli (DA – EC): gây những đợt tiêu chảy cấp ở
trẻ em với tỷ lệ thấp [53].
 Shigella: gây ra 10 – 15% tiêu chảy cấp tính ở trẻ em dƣới 5 tuổi và là nguyên
nhân thông thƣờng nhất gây tiêu chảy máu ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là vào
mùa ấm [53]. Gần đây, Shigella là mầm bệnh hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em trên toàn

.



.

6

thế giới và gây khoảng 1,1 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó 61% là trẻ em dƣới 5
tuổi. Tình trạng đề kháng kháng sinh của Shigella đang ngày càng gia tăng; điều trị
Shigella hiện đang là thách thức toàn cầu [40].
Nhiễm khuẩn Shigella thƣờng chỉ giới hạn ở đƣờng tiêu hóa. Chỉ cần một số lƣợng nhỏ
10 – 100 vi khuẩn đủ gây bệnh. Sau thời kỳ ủ bệnh ngắn (1 – 2 ngày), bệnh nhân đột
ngột đau bụng, sốt và tiêu chảy nƣớc. Tiêu chảy nƣớc là do tác động của độc tố ở ruột
non. Khoảng một ngày sau đó, khi nhiễm khuẩn lan đến hồi tràng và ruột già, số lƣợng
phân gia tăng, ít lỏng hơn nhƣng thƣờng có chất nhầy và máu. Đó là do vi khuẩn tấn
công lớp biểu mô niêm mạc ruột già tạo những áp–xe nhỏ li ti, rồi hoại tử, gây loét và
xuất huyết. Mỗi nhu động ruột kèm theo sự co thắt trực tràng gây đau buốt. Hơn một
nửa trƣờng hợp ngƣời lớn sốt và tiêu chảy tự hết trong 2 – 5 ngày. Tuy nhiên, ở trẻ em
và ngƣời già, tình trạng mất nƣớc và rối loạn điện giải có thể gây tử vong. Bệnh do
Shigella dysenteriae 1 thƣờng nặng hơn và có thể gây ra hội chứng HUS. Ở thời kỳ
hồi phục, phần lớn bệnh nhân thải hết vi khuẩn trong thời gian ngắn, nhƣng một số ít
trở thành ngƣời lành mang mầm bệnh mạn tính và có thể tái phát bệnh [9].


Salmonella: gây ra 1 – 5% những ca viêm dạ dày ruột ở những nƣớc đang phát

triển. Salmonella xâm chiếm biểu mô hồi tràng, gây tiêu chảy nƣớc. Khi tổn thƣơng
niêm mạc xảy ra, tiêu chảy có thể kèm máu. Nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra và có thể
dẫn đến nhiễm trùng khu trú ở các mô khác, chẳng hạn nhƣ xƣơng và màng não [53].
Thƣờng do S. typhimurium nhƣng có thể gây ra bởi bất cứ serotype nào. Sau ủ bệnh 8
– 48 giờ, ngƣời bệnh bắt đầu nhức đầu, sốt nhẹ, ói và tiêu chảy, có bạch cầu trong
phân. Bệnh khỏi sau 2 – 3 ngày [9].
 Tả (Vibrio cholerae): thƣờng gây những đợt dịch bệnh vào mùa nóng và ẩm

ƣớt [53].
Khả năng gây bệnh của phẩy khuẩn tả là do các độc tố của vi khuẩn, bao gồm nội độc
tố, ngoại độc tố và các enzym do vi khuẩn tiết ra [9].
Sau khi vƣợt qua dạ dày, vi khuẩn xuống ruột non, bám vào niêm mạc ruột nhƣng
không xâm nhập vào mô, không gây tổn thƣơng cấu trúc của niêm mạc ruột. Nhƣ vậy,

.


.

7

bệnh tả không phải là bệnh nhiễm trùng xâm lấn, phẩy khuẩn tả không vào máu, chỉ
khu trú ở niêm mạc ruột. Tại ruột non, phẩy khuẩn tả phát triển nhanh nhờ pH khoảng
8 ở ruột non [9].
Tại ruột non, phẩy khuẩn tả tiết ra độc tố ruột. Độc tố ruột gồm hai phần A và B. Phần
A là phần hoạt động, phần B là phần gắn vào thụ thể. Phần A tác động hoạt hóa enzym
adenylcyclase dẫn đến tăng quá nhiều AMP vòng, làm cho tế bào niêm mạc ruột giảm
hấp thu Na+, tăng tiết nƣớc và Cl- gây ra tiêu chảy mất nƣớc cấp tính. Trong lƣợng
nƣớc mất đi, nồng độ natri bằng trong huyết tƣơng, còn nồng độ kali và bicarbonat gấp
2 – 5 lần. Hậu quả là bệnh nhân mất nƣớc đẳng trƣơng, hạ kali máu, toan huyết biến
dƣỡng [9].
Sau thời gian ủ bệnh từ 1 – 4 ngày, bệnh khởi phát đột ngột với tiêu chảy dữ dội, buồn
nơn, nơn ói, đau bụng. Phân giống nhƣ nƣớc vo gạo, có những hạt lổn nhổn trắng chứa
chất nhầy, các tế bào biểu bì và số lƣợng lớn phẩy khuẩn tả. Bệnh nhân mất nƣớc và
chất điện giải nhanh chóng với số lƣợng rất lớn, có thể đến 20 lít/ngày. Lúc này bệnh
nhân cảm thấy ớn lạnh, thân nhiệt hạ, co rút các cơ gây đau đớn tồn thân, mạch yếu,
trụy tim mạch và vơ niệu, nếu không điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong đến 30 – 50% [9].
Ngồi ra, cịn có thể bệnh gọi là “tả khan”, bệnh nhân tử vong khi chƣa có triệu chứng

trên, thƣờng gặp ở trẻ em và ngƣời già [9].
 Campylobacter jejuni (C. jejuni)
C. jejuni xâm nhập vào cơ thể qua đƣờng miệng, đến ruột non. Tại ruột non, vi khuẩn
nhân lên, xâm lấn tế bào gây tổn thƣơng niêm mạc ruột. Hiện tƣợng viêm có thể thấy ở
hỗng tràng, hồi tràng và đại tràng, có tính lan tỏa, phù nề và xuất huyết. Vi khuẩn có
thể từ ổ viêm nhiễm ở ruột để vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết [9].
Về cơ chế gây bệnh, có ý kiến cho rằng C. jejuni tiết ra độc tố ruột giống nhƣ độc tố
ruột của phẩy khuẩn tả và độc tố gây độc tế bào giúp vi khuẩn xâm lấn giống nhƣ
Shigella, Salmonella [9].
C. jejuni là tác nhân gây viêm ruột cấp. Sau thời gian ủ bệnh 2 – 7 ngày, triệu chứng
khởi đầu với đau bụng dƣới, có khi trầm trọng nhƣ đau ruột thừa, bệnh nhân cảm thấy

.


.

8

khó chịu, mệt mỏi, sốt. Tiếp theo là tiêu chảy dữ dội, phân nƣớc, có thể lẫn đàm máu,
kéo dài 2 – 4 ngày. Bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, có khi gây nhiễm khuẩn huyết. Bệnh
có khuynh hƣớng tự giới hạn trong vịng 3 – 5 ngày, có thể kéo dài 1 – 2 tuần. Sau khi
khỏi bệnh, mầm bệnh còn tiếp tục thải ra trong phân vài tuần, có khi vài tháng [9].
– Đơn bào
 Giardia duodenalis: phân bố trên toàn thế giới, tỷ lệ nhiễm ở trẻ nhỏ phơi
nhiễm là 100% trong một số khu vực. Trẻ từ 1 – 5 tuổi là thƣờng bị nhiễm bệnh nhất.
Giardia có thể gây ra tiêu chảy cấp tính hoặc kéo dài, đôi khi gây kém hấp thu, với
phân mỡ, đau bụng và đầy hơi. Tuy nhiên, đa số nhiễm trùng khơng có triệu chứng.
Điều này làm cho rất khó xác định khi nào Giardia thực sự là nguyên nhân của một đợt
tiêu chảy [53].



Entamoeba histolytica: xâm nhập niêm mạc ruột già, gây tăng bài tiết và tổn

thƣơng tế bào niêm mạc ruột, dẫn đến tiêu chảy do viêm. Ít nhất 90% nhiễm bệnh
nhƣng không triệu chứng, do những chủng Entamoeba histolytica khơng gây bệnh và
do đó khơng đƣợc điều trị [53].
 Cryptosporidium: gây ra 5 – 15% tiêu chảy trẻ em, tiếp cận bề mặt vi nhung
mao của tế bào ruột và gây tổn thƣơng niêm mạc, gây kém hấp thu và tăng bài tiết
dịch, gây tiêu chảy nƣớc cấp tính [53].
1.2.1.2. Nhiễm trùng ngồi ruột
– Nhiễm khuẩn hô hấp
– Nhiễm khuẩn đƣờng tiểu
– Viêm màng não [5].
1.2.2. Tiêu chảy do nguyên nhân khác
– Tiêu chảy do thuốc: liên quan đến việc sử dụng một số loại thuốc nhƣ kháng sinh,
thuốc nhuận tràng…
– Tiêu chảy do dị ứng thức ăn: dị ứng protein sữa bò, sữa đậu nành hoặc một số loại
thức ăn khác nhƣ lạc, trứng, tôm, cá biển…
– Tiêu chảy do các nguyên nhân hiếm gặp khác:

.


.

9

 Rối loạn q trình tiêu hóa, hấp thu
 Viêm ruột do hóa trị hoặc xạ trị

 Các bệnh lý ngoại khoa: lồng ruột, viêm ruột thừa cấp
 Thiếu vitamin
 Uống kim loại nặng [5].
1.3. Các yếu tố thuận lợi gây tiêu chảy ở trẻ em
– Tuổi: 80% trẻ bị tiêu chảy < 2 tuổi, nhiều nhất là trẻ từ 6 – 18 tháng .
– Trẻ mắc một số bệnh gây suy giảm miễn dịch: suy dinh dƣỡng (SDD), sau sởi,
HIV/AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).
– Tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp:
 Cho trẻ bú bình hoặc khơng ni con bằng sữa mẹ trong 4 – 6 tháng đầu
 Cai sữa quá sớm
 Thức ăn bị ô nhiễm
 Nƣớc uống bị ô nhiễm hoặc khơng đun chín
 Khơng rửa tay trƣớc khi ăn.
– Mùa: thƣờng gặp các bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn vào mùa hè, tiêu chảy do
Rotavirus vào mùa đông [5].
1.4. Cơ chế bệnh sinh
Cơ thể khỏe mạnh có cơ chế bảo vệ rất vững chắc trƣớc các tác nhân gây bệnh, do đó,
phải một số lƣợng lớn vi khuẩn xâm nhập vào đƣờng tiêu hóa mới có khả năng gây tiêu
chảy. Chẳng hạn nhiễm khuẩn do Salmonella xảy ra khi có khoảng 105 vi khuẩn xâm
nhập. Tuy nhiên, các chủng khác có thể sống tốt hơn trong hàng rào vật chủ, nhƣ
Shigella hoặc Verotoxigenic Escherichia coli (VTEC) có thể gây bệnh với số lƣợng ít
hơn 100 vi khuẩn. VTEC (chủ yếu chủng E. Coli O157) là tác nhân gây bệnh đặc biệt
quan trọng bởi nguy cơ gây các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng nhƣ HUS [8].
Các tác nhân gây bệnh tiêu chảy theo cơ chế sau: các vi khuẩn bám dính lên tế bào
thành ruột, tiết ra độc tố. Độc tố gây rối loạn tế bào biểu mô ruột, làm giảm hấp thu
Na+ và tăng bài xuất Cl-. Do đó, nƣớc và điện giải bị xuất tiết vào trong ruột nhiều hơn

.



.
10

bình thƣờng [8].
Ở ngƣời bình thƣờng có 2 q trình trao đổi nƣớc và điện giải xảy ra giữa lòng ruột và
máu, đó là q trình hấp thu ở nhung mao ruột và quá trình bài tiết ở vùng hẻm:
– Hấp thu nƣớc và điện giải ở nhung mao ruột: hấp thu nƣớc và điện giải từ lòng ruột
vào tế bào biểu mô ruột phụ thuộc vào sự chênh lệch áp suất thẩm thấu do các chất
điện giải tạo nên, đặc biệt là Na+. Na+ đƣợc hấp thu và kéo theo nƣớc vào tế bào biểu
mô ruột bằng nhiều cách khác nhau: Na+ gắn với Cl-; Na+ vận chuyển đơn độc, Na+
trao đổi với H+; Na+ gắn với một chất khác nhƣ glucose hay acid amin. Khi Na+ gắn với
glucose trong một dung dịch thì khả năng hấp thu của ruột non đối với dung dịch đó
tăng gấp 3 lần. Sau khi đƣợc vận chuyển vào trong tế bào, Na+ đƣợc hấp thu vào dịch
ngoại bào nhờ enzym Na+/K+-ATPase, kết quả là làm tăng áp lực thẩm thấu tại đây nên
kéo theo nƣớc và điện giải một cách thụ động từ lòng ruột vào khu vực ngoại bào qua
khu vực gian bào.
– Bài xuất nƣớc và điện giải tại vùng hẻm ruột non: bài xuất nƣớc và điện giải tại niêm
mạc ruột xảy ra ở vùng hẻm. Na+ vào tế bào niêm mạc ruột non qua màng bên, sau đó
đƣợc bơm vào dịch ngoại bào nhờ enzym Na+/K+-ATPase. Cùng lúc đó, sự tiết dịch
làm tăng khả năng của Cl- đi qua màng tế bào vào lòng ruột. Sự vận chuyển Cl- gây ra
sự chênh lệch áp lực thẩm thấu làm cho nƣớc và điện giải đƣợc kéo một cách thụ động
từ dịch ngoại bào vào lòng ruột qua khu vực gian bào [8].
Sinh lý trao đổi nƣớc và điện giải tại ruột ở ngƣời bình thƣờng và ngƣời bị tiêu chảy
khác nhau. Ở ngƣời bình thƣờng: quá trình hấp thu nƣớc nhiều, bài tiết ít (Hình 1.1.); ở
ngƣời tiêu chảy: q trình hấp thu ít, bài tiết nhiều (Hình 1.2.) [8].

.


.

11

Hình 1.1 Hấp thu và bài tiết bình thƣờng ở ruột non
(hấp thu nƣớc nhiều, bài tiết ít) [5]

Hình 1.2 Hấp thu và bài tiết khi bị tiêu chảy ở ruột non
(hấp thu giảm, bài tiết tăng) [5]

.


×