Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.42 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
………………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HÀ MINH CƯƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH BẮC KẠN

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CƠNG

HÀ NỘI – NĂM 2019
1


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS ĐINH VĂN TIẾN

Phản biện 1: Tiến sĩ Đặng Thị Hà

Phản biện 2: Phó giáo sư, tiến sĩ Hoàng Thị Thúy Nguyệt



Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học
viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phịng họp 401 nhà A – Hội trường bảo vệ luận văn
thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77, Đường Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, thành phố Hà
Nội
Thời gian: vào hồi 14 giờ, ngày 26 tháng 12 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc
gia hoặc trên Web Khoa sau đại học, Học viện Hành chính Quốc
gia
2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu tư xây dựng là một trong những chính sách có vai trị
quan trọng trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật,
kinh tế và xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước nói chung và của các địa phương nói riêng.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, có địa hình phức tạp, cơ sở vật
chất, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội còn nghèo nàn và
chưa phát triển. Đồng thời là một tỉnh có nền kinh tế với xuất phát
điểm thấp, việc huy động nguồn vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ
tầng từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh cịn hạn chế, vì vậy trong những
năm qua tỷ trọng vốn ngân sách nhà nước (NSNN) đầu tư cho các dự
án cơng, các chương trình mục tiêu chủ yếu là nguồn hỗ của ngân
sách Trung ương. Những kết quả đạt được trong đầu tư xây dựng đã
góp phần từng bước hồn thiện và hiện đại hố hệ thống kết cấu hạ

tầng "điện, đường, trường, trạm" tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội cũng như góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế
của tỉnh.
Bên cạnh những thành cơng và đóng góp tích cực vào q trình
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) từ
ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Kạn còn nhiều bất cập, hạn chế, cụ thể
như: Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng
còn nhiều bất cập, thiếu sự đồng bộ gây ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư;
việc phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn dàn trải, số vốn
phân bổ cho các dự án hàng năm thấp dẫn đến dự án kéo dài gây thất
thốt lãnh phí vốn đầu tư; tình trạng thất thốt, lãng phí vốn đầu tư còn
diễn ra ở tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư; việc lập và quản lý

1


chi phí đầu tư xây dựng cơng trình cịn nhiều bất cập; cơ chế giám sát,
kiểm tra thực hiện đầu tư công chưa được chú trọng đúng mức…
Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN là
rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Do đó, để đánh
giá đúng thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN, chỉ ra
những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và đề xuất, bổ sung các chính
sách, giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý đầu tư, ứng dụng các giải
pháp đã đề xuất vào thực tiễn trong công tác điều hành quản lý đầu tư,
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, tác giả đã
chọn đề tài "Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn " để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích:
Nghiên cứu làm rõ hơn cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn của

quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, khẳng định vai trị, vị trí của
nhà nước trong quản lý đầu tư xây dựng cơng trình từ ngân sách nhà
nước. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hồn thiện
cơng tác quản lý các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn cân đối ngân
sách Nhà nước trên địa bàn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình
mới.
3.2. Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tổ chức quản lý nhà
nước đối với các dự án đầu tư XDCB từ NSNN. Nghiên cứu kinh
nghiệm quản lý nhà nước các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn
NSNN một số địa phương khác, rút ra bài học cho tỉnh Bắc Kạn.
- Thu thập thơng tin, phân tích tình hình quản lý nhà nước các
dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong những năm gần đây. Đánh giá

2


thực trạng tình hình cơng tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư
XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Những kết quả đạt được,
những tồn tại cần khắc phục, để tiếp tục đổi mới và phát triển.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước
các dự án đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đáp ứng
yêu cầu và mục tiêu phát triển trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý nhà nước về đầu
tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Nghiên cứu các nội dung quản lý nhà nước về
đầu tư XDCB đối với các cơng trình trong danh mục đầu tư công
trung hạn sử dụng nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh Bắc Kạn

+ Về không gian: trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
+ Về thời gian: từ 2016 đến 2020, định hướng đến năm 2025.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
- Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp logic học
và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, thống kê….
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
- Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa lý luận bàn về quản lý nhà
nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN.
- Ý nghĩa thực tiễn: Giúp cho việc hoàn thiện các cơ chế,
chính sách trong hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn, là tài liệu nghiên cứu,
giảng dạy về quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.

3


7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà
nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc
Kạn.
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Tổng quan về đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước
1.1.1. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.1.1. Đầu tư: có thể được hiểu là sự bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực
ở hiện tại, gồm: tiền, của cải, cơng nghệ, đội ngũ lao động, trí tuệ, bí
quyết cơng nghệ.., để tiến hành một hoạt động nào đó ở hiện tại, nhằm
đạt kết quả lớn hơn trong tương lai.
1.1.1.2. Đầu tư cơ bản: Là hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố
định đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội (KT-XH)
khác nhau.
1.1.1.3. Đầu tư xây dựng cơ bản: là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các
cơng trình xây dựng theo mục đích của người đầu tư, là lĩnh vực sản
xuất vật chất tạo ra các tài sản cố định (TSCĐ) và tạo ra cơ sở vật chất
kỹ thuật cho xã hội.

4


1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.2.1. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Dự án đầu tư xây dựng cơ bản là một tập hợp những đề xuất
bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo, nâng cấp những đối tượng
nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc
nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng
thời gian xác định.
1.1.2.2. Ngân sách nhà nước và dự án đầu tư cơng
Ngân sách nhà nước là tồn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
Dự án đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng tồn bộ hoặc một phần vốn
đầu tư cơng.

1.1.2.3. Vai trị và đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN
Làm tăng tổng cầu của nền kinh tế trong ngắn hạn; Góp phần
làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế; làm phát triển nhanh hệ thống
hàng hóa cơng cộng, tạo cơ sở vững chắc cho phát triển lực lượng sản
xuất…; tạo điều kiện cho nền kinh tế tham gia phân công lao động
quốc tế và áp dụng nhanh các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật.
1.2. Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ NSNN
1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do
các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát
triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.
1.2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ NSNN
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước là sự tác động của bộ máy nhà nước vào quá

5


trình đầu tư xây dựng cơ bản từ bước chuẩn bị đầu tư đến thực hiện
đầu tư nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước và
thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra.
1.2.1.3. Sự cần thiết quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ NSNN
Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB để hạn chế những bất cập
trong đầu tư; góp phần xây dựng nền tài chính cơng hiện đại, hiệu quả;
để đáp ứng đòi hỏi về những thay đổi trong cơ chế, phương pháp quản
lý đầu tư XDCB, đảm bảo hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đạt được
mục tiêu đề ra; đảm bảo xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ.
1.2.1.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ NSNN

Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả; Nguyên tắc tập trung, dân
chủ; Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa các lợi ích; Nguyên tắc kết hợp
quản lý theo ngành với quản lý theo vùng và lãnh thổ.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ NSNN
1.2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về
đầu tư XDCB từ NSNN
1.2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ NSNN
1.2.2.3. Quản lý quy hoạch
1.2.2.4. Công tác kế hoạch vốn đầu tư XDCB
1.2.2.5. Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu
tư các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn cân đối ngân sách
1.2.2.6. Quản lý quá trình lập và triển khai dự án đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước
1.2.2.7. Thanh tra, kiểm tra đối với công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

6


1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với dự
án đầu tư xây dựng
1.2.3.1. Nhân tố chủ quan
- Thể chế kinh tế
- Chất lượng nguồn nhân lực
- Vấn đề tham nhũng, lợi ích nhóm
1.2.3.2. Nhân tố khách quan
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội
- Điều kiện khoa học và công nghệ
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây

dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước của một số địa phương và bài học rút
ra.
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương
1.3.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Nam
1.3.2. Bài học rút ra đối với tỉnh Bắc Kạn
Quan tâm bố trí, thu hút nguồn nhân lực có trình độ, năng lực,
trách nhiệm tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước và các hoạt động
đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, quản lý chất
lượng cơng trình.
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TỪ NSNN TẠI TỈNH BẮC KẠN

7


2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn ảnh hưởng
đến QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước
2.1.1. Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ;
2.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển KT- XH của tỉnh Bắc Kạn
2.1.2.1. Các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội
Tổng giá trị gia tăng GRDP trên địa bàn năm 2018 đạt 6.596,7
tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 30 triệu đồng. Thu
ngân sách hàng năm đạt thấp (năm 2018 đạt 610 tỷ đồng).
2.1.2.2. Các nguồn tài nguyên: khá phong phú

2.1.3. Thuận lợi, khó khăn trong phát triển KT-XH của tỉnh
2.1.3.1. Thuận lợi: Tài nguyên, danh lam thắng cảnh, mơi trường
2.1.3.2. Khó khăn: Địa hình và giao thơng khơng thuận lợi. Thu ngân
sách hạn chế.
2.2. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai
đoạn 2016 – 2018
2.2.1. Khái quát về tình hình đầu tư XDCB tại tỉnh Bắc Kạn
Trong giai đoạn 2016-2018, công tác xây dựng cơ bản trên
địa bàn tỉnh đã được tăng cường quản lý, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội được xây dựng từng bước đồng bô ,ô hạ tầng các trung tâm huyê nô
lỵ, tỉnh lỵ và khu vực nông thôn từng bước cải thiện, nhất là xây dựng
nông thôn mới.
2.2.2. Các dự án đầu tư XDCB nguồn vốn đầu tư công tại tỉnh
Bắc Kạn: Trong giai đoạn 2016- 2020, tổng số kế hoạch vốn đầu tư
phát triển nguồn cân đối ngân sách tỉnh Bắc Kạn là 786.452 triệu
đồng, để thực hiện 280 cơng trình.

8


2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn
2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư
XDCB từ NSNN
2.3.1.1. Bộ máy quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh: Hội đồng
nhân dân tỉnh Bắc Kạn; UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn, các
Ban quản lý dự án.
2.3.1.2. Hình thức quản lý các dự án xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh; Ban QLDA đầu tư xây dựng
công trình giao thơng tỉnh Bắc Kạn
2.3.2. Việc tổ chức thực hiện và xây dựng cơ chế chính sách về
quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Bảng 2.1. Tổng hợp các văn bản quản lý NN về đầu tư xây
dựng cơ bản do UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành

TT

Văn bản

Số, quyết
định

Quyết định ban hành Quy chế phối hợp giữa các
1

ngành, các cấp của địa phương trong việc lập,

28/2016/QĐ-

theo dõi, đánh giá thực hiện và giải ngân các dự

UBND ngày

án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn

21/9/2016

và hằng năm của tỉnh;

2
3

Quyết định về việc ban hành Quy định phân cấp

33/2016/QĐ-

về quản lý, tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng

UBND ngày

trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

13/12/2016

Quyết định về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số

39/2017/QĐ-

33/2016/QĐ - UBND ngày 13/12/2016.

UBND ngày

9


22/12/2017
4

Quyết định về việc phê duyệt Đề án quản lý đầu


706/QĐ-

tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN trên địa

UBND ngày

bàn tỉnh Bắc Kạn Giai đoạn 2017- 2020.
5

Quyết định Quy định thời gian gửi và thẩm định

54/2017/QĐ-

báo cáo quyết toán năm đối với nguồn vốn đầu tư

UBND ngày

do ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã quản lý.

29/12/2017

Quyết định ban hành quy định về trình tự lập, gửi
6

22/7/2017

xét duyệt, thẩm định, thơng báo kết quả quyết
tốn năm đối với nguồn vốn đầu tư do ngân sách
cấp xã, phường, thị trấn quản lý.


55/2017/QĐUBND ngày
29/12/2017

Quyết định ban hành quy định hệ thống biểu mẫu
7

báo cáo tình hình thực hiện, thanh tốn các nguồn

56/2017/QĐ-

vốn đầu tư công của các cơ quan, đơn vị trực tiếp

UBND ngày

quản lý, sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn

29/12/2017

tỉnh Bắc Kạn.
Chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh
8

tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm
2016.

9

10


07/CTUBND ngày
25/6/2015

Chỉ thị về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hô iô và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017
Chỉ thị về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hô iô và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.

10/CTUBND ngày
27/6/2016
06/CTUBND ngày
24/7/2017

Nguồn UBND tỉnh Bắc Kạn

10


2.3.3. Công tác lập và quản lý quy hoạch các dự
án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn
Trong giai đoạn nghiên cứu, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 177
quy hoạch được phê duyệt cịn hiệu lực; có 03 quy hoạch đang tiến
hành lập; 13 quy hoạch đã lập, điều chỉnh, thẩm định xong chưa được
phê duyệt.
2.3.4. Công tác kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ
bản
Việc xây dựng kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn và phân
bổ theo từng năm và thực hiện theo quy trình quy định.
Bảng 2.2. Biểu tổng hợp vốn đầu tư công
nguồn cân đối ngân sách tỉnh giai đoạn 2016-2020


Đơn vị:
Triệu đồng
Vốn
giai
Dự án

đoạn
2016 -

Năm

Năm

Năm

Năm

2016

2017

2018

2019

55.580

81.430

16.594


2020
Dự án đã
quyết tốn
Dự án
hồn thành

291.733

114.49
8

112.132

40.694

2.812

15.367

10.501

201.718

79.418

20.971

57.730


49.919

Dự án
chuyển
tiếp
Chuẩn bị

166

166

11


đầu tư
Dự án khởi
cơng mới

164.908

11.866

45.311

45.311

Dự phịng
Tổng số

36.054

786.452

167.058

124.674

142.274

113.068

2.3.5. Quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án đầu tư
cơng: Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Bắc Kạn đã phê duyệt chủ trương
đầu tư của 36 dự án khởi công mới sử dụng vốn cân đối ngân sách và
đã giao kế hoạch vốn là 164.908 triệu đồng.
2.3.6. Quản lý quá trình lập và triển khai dự án đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước
- Xác định chủ trương đầu tư; Lập dự án dự án đầu tư; Thẩm
định, phê duyệt dự án, thiết kế, dự tốn cơng trình: cịn có 05 dự án
phải điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Bảng 2.3. Danh mục các cơng trình,
dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư

Cơng trình, dự án

TMĐT

TMĐT

ban đầu


sau điều
chỉnh

Bố trí ổn định dân cư thơn Nà Tu, xã Cẩm
Giàng, huyện Bạch Thơng, tỉnh Bắc Kạn
Cải tạo cơng trình phục vụ diễn tập khu vực
phòng thủ tỉnh Bắc Kạn

12

32,297

37,647

5,000

5,346


Đường Bản Tàu – Bản Vài, xã Khang Ninh,
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

29,750

33,088

3,455

3,697


5,815

6,343

76,317

86,121

Đường vào khu di tích Coỏng Tát, xã
Thượng Ân, huyện Ngân Sơn
Hạ tầng kỹ thuật khu văn hóa thể thao Tổng
Đích
Tổng

Nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Lựa chọn nhà thầu; Cấp phép xây dựng; Quản lý chi phí;
Thanh tốn vốn đầu tư xây dựng; Quyết tốn vốn
2.3.7. Thanh tra, kiểm tra đối với công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Từ năm 2016 đến 2018, toàn tỉnh đã thực hiện 26 cuộc thanh
tra, kiểm tra trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Qua thanh tra, kiểm tra
đã kiến nghị thu hồi 2.610,436 triệu đồng; kiến nghị khác 2.112,649
triệu đồng; kiến nghị kiểm điểm 38 tập thể, cá nhân liên quan đến sai
phạm.
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ
bản từ NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2.4.1. Những kết quả đạt được
Chất lượng công tác thẩm định được nâng lên. Số cơng trình
kém chất lượng và sự cố mất an tồn lao động được kiểm sốt. Cơng
tác quyết tốn, quản lý nhà nước đối với các chủ thể tham gia hoạt

động xây dựng được quan tâm; ý thức, trách nhiệm của các chủ thể
tham gia hoạt động xây dựng từng bước có những chuyển biến tích
cực. Các dự án được triển khai thời gian gần đây đã cơ bản tuân thủ

13


đúng về trình tự đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật đầu tư
công và pháp luật về xây dựng, các vướng mắc trong đầu tư giảm so
với những năm trước.
2.4.2. Những hạn chế, tồn tại
2.4.2.1. Về thể chế và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng từ nguồn vốn NSNN
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng là rất
phức tạp, lại có nhiều điểm chưa thống nhất, gây khó khăn, lúng túng
trong q trình tổ chức thực hiện, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết
định đầu tư các dự án.
2.4.2.2. Công tác quy hoạch
Chất lượng xây dựng quy hoạch chưa thật sự đảm bảo, còn
chồng chéo giữa quy hoạch ngành và lĩnh vực. Việc quản lý và đầu tư
xây dựng theo quy hoạch hiệu quả chưa cao do thiếu tính ổn định,
thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa thực hiện được vai trị định hướng và
đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình xây dựng, cải tạo, chỉnh trang
phát triển đô thị.
2.4.2.3. Công tác kế hoạch
Việc xây dựng kế hoạch vốn chưa thật sự sát và đáp ứng yêu
cầu. Nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được rà soát kịp thời và báo cáo
để bố trí vốn thanh tốn dứt điểm. Một số dự án còn phải điều chỉnh
nhiều lần do công tác tổng hợp từ cơ sở lên thiếu chính xác làm ảnh
hưởng đến việc quản lý và kiểm sốt thanh tốn vốn.

2.4.2.4. Trong cơng tác chuẩn bị đầu tư
Việc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án chưa đáp
ứng yêu cầu, chất lượng hồ sơ thấp thường phải chỉnh sửa nhiều.
2.4.2.5. Trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

14


Trong tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu còn nhiều sơ xuất
và sai sót chưa được các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời phát hiện.
2.4.2.6. Trong thanh toán vốn XDCB
Trong thanh toán vốn nhiều chủ đầu tư chậm đơn đốc lập hồ
sơ thanh tốn tạm ứng hoặc thực hiện thanh toán hết 100% giá trị dự
toán cho các nhà thầu; một số dự án khó thu hồi tạm ứng quá hạn do
chủ đầu tư chưa thực sự sâu sát, lựa chọn nhà thầu còn hạn chế về
năng lực.
2.4.2.7. Cơng tác quyết tốn vốn đầu tư
Việc lập quyết tốn dự án hồn thành chưa được các chủ đầu
tư quan tâm dẫn đến số dự án chậm nộp báo cáo quyết tốn, q thời
hạn quyết tốn cịn nhiều.
2.4.2.8. Cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư
Công tác giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh tuy đã
được triển khai và duy trì thường xuyên nhưng còn bộc lộ nhiều tồn
tại hạn chế.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
Văn bản quy phạm pháp về đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư
công không ổn định, thường xuyên sửa đổi, bổ sung, thay thế; Chính
sách bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, chưa tạo điều
kiện thuận lợi để thực hiện các dự án. Điều kiện phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh Bắc Kạn còn nhiều khó khăn
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Bộ máy, nhân sự quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
trên địa bàn chưa đáp ứng u cầu;
Cán bộ có trình độ chuyên môn về đầu tư xây dựng tại các cơ
quan quản lý nhà nước trên địa bàn cịn ít;

15


Nhận thức và ý thức trách nhiệm của công chức trong thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cịn hạn chế;
Cải cách hành chính về đầu tư xây dựng chậm được đổi mới,
thủ tục hành chính cịn rườm rà, phức tạp, kéo dài gây khó khăn trong
triển khai thực hiện.
Chương 3:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH BẮC KẠN
3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn đến
năm 2020
3.1.1. Quan điểm phát triển KT-XH đến năm 2020 tỉnh Bắc Kạn
Xây dựng kết cấu hạ tầng, đặt biệt là hạ tầng giao thông để phát
triển du lịch và dịch vụ. Tổ chức triển khai hiệu quả Luật đầu tư công,
kế hoạch đầu tư công trung hạn.
3.1.2. Các chỉ tiêu cụ thể
3.1.2.1. Chỉ tiêu về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai
đoạn 2016 -2020 đạt 6,6%.
3.1.2.2. Chỉ tiêu về xã hội
Đến năm 2020, có thêm 40 trường học đạt chuẩn quốc gia…

3.1.3. Định hướng đổi mới quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn
Nâng cao năng lực, ý thức, trách nhiệm CBCC; Nâng cao chất
lượng quy hoạch; Kiện toàn bộ máy thực thi công tác quản lý nhà
nước về đầu tư xây dựng cơ bản; Nâng cao chất lượng quản lý đối
với cơng tác thanh tốn, quyết tốn với vốn đầu tư XDCB từ NSNN;

16


Đảm bảo công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng hàng năm;
Cơng khai, minh bạch hóa q trình đầu tư.
3.2.1. Hướng dẫn, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp
luật của trung ương về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên
địa bàn tỉnh
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với các dự
án đầu tư XDCB bằng vốn NSNN
Nâng cao năng lực cho các Chủ đầu tư, các Ban quản lý dự
án. Có chiến lược đào tạo và đào tạo lại và thu hút đội ngũ cán bộ,
công chức làm công tác quản lý về đầu tư XDCB từ NSNN.
3.2.3. Quản lý chặt chẽ quy hoạch và xây dựng quy hoạch theo
trình tự, thủ tục quy định
Cần có giải pháp quản lý chặt chẽ các quy hoạch ngay từ bước
lập, thẩm định, phê duyệt đến triển khai thực hiện. Thực hiện tốt công
tác phối hợp giữa các cấp, ngành, địa phương trong triển khai lập,
thẩm định, phê duyệt quy hoạch; Cần chỉ đạo các địa phương trong
tỉnh sớm xây dựng hoàn thiện quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc ở
các đô thị. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy
hoạch.
3.2.4. Đổi mới công tác lập kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn

Tuân thủ quy định về quy trình lập kế hoạch vốn đầu tư công
trung hạn và hàng năm.
3.2.5. Thực hiện tốt công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết
kế, dự tốn cơng trình, dự án
Chủ đầu tư cần phải nâng cao trách nhiệm trong việc xem xét
thông tin năng lực nhà thầu, đơn vị tư vấn để lựa chọn được nhà thầu.
UBND tỉnh cần ban hành quy định về trách nhiệm của Chủ đầu tư và
các đơn vị liên quan trong việc lập, thẩm tra, thẩm định dự án và thiết

17


kế, dự tốn; cơng khai, minh bạch về trình tự, thủ tục, hồ sơ, kết quả
thẩm định và tuân thủ các quy định về cải cách thủ tục hành chính
trong quá trình thẩm định.
3.2.6. Tổ chức hoạt động đấu thầu và lựa chọn nhà thầu đảm bảo
quy định của pháp luật hiện hành.
Hồ sơ mời thầu phải đưa ra các yêu cầu bảo đảm nguyên tắc
cạnh tranh, công bằng, minh bạch. Xử lý nghiêm các vi phạm trong
đấu thầu. Công bố danh sách nhà thầu yếu kém, vi phạm bị cấm tham
gia đấu thầu làm cơ sở để phục vụ quản lý hoạt động đấu thầu có hiệu
quả.
3.2.7. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào
hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn tỉnh.
Quy định về trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan liên quan
trong thực hiện các nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn gắn
với các chế tài xử lý vi phạm cụ thể.
Kiểm điểm, đánh giá trách nhiệm người đứng đầu các cơ
quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ
đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn.

3.2.8. Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn, quyết toán
vốn NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Tăng cường rà soát những vướng mắc, bất cập trong thanh
quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản để kịp thời có giải pháp tháo
gỡ, giải quyết. Tổ chức thực hiện đăng ký cam kết giải ngân; Đơn đốc,
kiểm tra, thanh tra; áp dụng nghiêm các hình thức xử phạt chủ đầu tư,
nhà thầu có hành vi vi phạm quy định về thời gian quyết toán, nghiệm
thu, thanh toán, làm sai lệch giá trị quyết toán … theo quy định hiện
hành của nhà nước.

18


3.2.9. Tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm tra việc thực hiện quản
lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Tăng cường công tác thanh tra các dự án đầu tư, xử lý nghiêm
với các sai phạm của các chủ thể tham gia hoạt động đầu
tư. Đồng thời qua hoạt động thanh tra cần tìm ra những hạn chế,
khiếm khuyết trong công tác quản lý nhà nước để có sự điều chỉnh cho
phù hợp.
3.3. Một số kiến nghị, đề xuất hồn thiện cơng tác quản lý nhà
nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN
3.3.1. Đối với Chính phủ
3.3.2. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
KẾT LUẬN
Đầu tư XDCB từ NSNN đã và đang đóng góp quan trọng
trong q trình phát triển KT-XH chung của tỉnh Bắc Kạn. QLNN đối
với dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN là vấn đề có tính cấp
thiết. Trên thực tế, nhu cầu về đầu tư rất lớn nhưng nguồn lực nhà
nước có hạn. Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển như nước ta

hiện nay, việc tăng tích lũy vốn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của đầu tư phát triển còn gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn cịn hạn
chế. Vấn đề đặt ra là phải biết quản lý tốt mọi nguồn vốn dành cho đầu
tư, góp phần hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư, thúc đẩy phát
triển KT-XH, rút ngắn tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của
tỉnh đến 2020.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách tồn diện lý luận cũng
như thực tiễn QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN để đưa ra
giải pháp quản lý có hiệu quả là vấn đề rất quan trọng và cần thiết
được đặt ra hiện nay. Luận văn đã làm rõ hơn một số nội dung lý luận
về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước đối với các dự án

19


đầu tư công; đánh giá thực trạng việc thực hiện các dự án đầu tư công
sử dụng nguồn cân đối ngân sách địa phương của tỉnh Bắc Kạn, giai
đoạn 2016- 2020. Qua đó đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong công
tác quản lý nhà nước. Đồng thời đã đề xuất một số giải pháp hồn
thiện cơng tác quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ NSNN trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn một cách hợp lý hơn như: Hoàn thiện tổ chức bộ
máy quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB bằng vốn
NSNN; quản lý chặt chẽ quy hoạch và xây dựng quy hoạch theo trình
tự, thủ tục quy định; đổi mới cơng tác lập kế hoạch vốn đầu tư công
trung hạn, thực hiện tốt công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và
thiết kế, dự toán; tổ chức hoạt động đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
đảm bảo quy định của pháp luật hiện hành; nâng cao ý thức, trách
nhiệm của các chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
từ NSNN trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán
vốn, quyết toán vốn NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc

Kạn; tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm tra việc thực hiện quản lý
vốn NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Luận văn có giá trị nhất định trong nghiên cứu, học tập đối
với các cơ sở đào tạo và tham khảo đối với các nhà hoạch định chính
sách; đồng thời đóng góp một số luận điểm đối với khoa học quản lý
cơng, quản lý kinh tế.
Với trình độ và thời gian có hạn, luận văn sẽ khó tránh khỏi
những sai sót, em kính mong q thầy, cơ trong Hội đồng chấm luận
văn chỉ bảo, các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn này tiếp tục hồn
thiện, góp một phần nhỏ vào việc thúc đẩy công tác quản lý nhà nước
về các dự án XDCB từ nguồn vốn NSNN của tỉnh Bắc Kạn ngày càng
tốt hơn./.

20


21



×