“Những thủ thuật gây hứng thú học sinh học tập trong chương trình tiếng anh THCS”
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
- Tên đề tài: “Những thủ thuật gây hứng thú học sinh học tập
trong chương trình tiếng anh THCS”
- Họ và tên tác giả : Võ Thanh Tân
- Đơn vò công tác: Trường THCS Biên Giới
1/ Lý do chọn đề tài :
- Nhằm thực hiện việc vận dụng các thủ thuật gây hứng thú
học của học sinh trong việc học tiếng anh chương trình mới.
- Tạo cho học sinh có sự đam mê học môn ngoại ngữ.
2/ Đối tượng - phương pháp nghiên cứu:
- Học sinh khối 7 (7B) trường THCS Biên Giới
- Phương pháp nghiên cứu: Tài liệu, lấy ý kiến khảo sát thực tế.
3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới:
- Vận dụng một cách linh hoạt các thủ thuật mới sẽ đem lại sự
hứng thú cho học sinh.
4/ Hiệu quả áp dụng:
- Học sinh tích cực hoạt động, lớp học sinh động
5/ Phạm vi áp dụng:
- p dụng cho các khối 6 9 trường THCS Biên Giới Châu
Thành
Tây Ninh, ngày 14 tháng 04 năm 2006
Người thực hiện
Võ Thanh Tân
A. MỞ ĐẦU
Giáo viên thực hiện: Võ Thanh Tân – THCS Biên Giới - 1 -
“Những thủ thuật gây hứng thú học sinh học tập trong chương trình tiếng anh THCS”
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay đất nước ta đã bước sang thế kỷ thứ XXI. Chính phủ
ta đã và đang thực hiện chính sách kinh tế mở rộng, mở cửa quan hệ
ngoại giao, giao lưu hợp tác với tất cả các nước trên thế giới. Xã hội
ta đang có chiều hướng phát triển đi lên. Do đó trong cách thức ,nội
dung và phương pháp giáo dục cũng phải có sự thay đổi để phù hợp
với tiến trình phát triển của xã hội. Vì thế người Việt Nam ta ngoài
năng lực học tiếng mẹ đẻ cần phải học thêm nhiều thứ tiếng khác,
đặc biệt là tiếng Anh – thứ tiếng được dùng rộng rãi nhất hiện nay.
Đó là nhu cầu rất cần thiết đối với chúng ta.
Để học tốt được tiếng nước ngoài chúng ta cần phỉa có một đội
ngũ giáo viên có đủ năng lực, trách nhiệm và phẩm chất tốt, hết
mình vì sự nghiệp giáo dục, phải biết vận dụng tốt các kỷ năng và
phương pháp giáo dục, giúp học sinh dễ hiểu và tiếp thu nhanh
chóng.
Qua một quá trình bốn năm giảng dạy môn Tiến Anh chương
trình mới, tôi rút ra được bài học khinh nghiệm, muốn cho học sinh
tiếp thu nhanh, người giáo viên đặc biệt là giáo viên ngoại ngữ cần
phải có phương pháp phù hợp, phải biết vận dụng các phương pháp,
các thủ thuật gây hứng thú cho học sinh học tập một cách hợp lý.
Với mục đích mang lại kinh nghiệm cho bản thânvà cũng là
điều kiện tốt, cơ bản bổ ích, giúp cho bản thân tôi có kiến thức tốt
trong quá trình giảng dạy sau này. Nên tôi chọn đề tài: “Những thủ
thuật gây hứng thú học sinh học tập trong chương trình tiếng anh THCS” cho đề tài
nghiên cứu của mình.
Tôi mong rằng sự nghiên cứu của tôi có thể mang lại hiệu quả
thiết thực cho giáo viên tiếng Anh, trong việc giúp các em học sinh
tiếp thu bài nhanh bằng sự hứng thú học tập của mình, giúp các em
học sinh có được một kiến thức ngoại ngữ vững chắc, làm nền móng
cho việc học tập nâng cao sau này để trở thành một con người của
thời đại mới, thời đại văn minh, năng động, thời của khoa học kỷ
thuật.
Giáo viên thực hiện: Võ Thanh Tân – THCS Biên Giới - 2 -
“Những thủ thuật gây hứng thú học sinh học tập trong chương trình tiếng anh THCS”
2. ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU:
a. Giáo viên:
- Giáo viên dựa vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm bản
thân có kế hoạch ngay từ đầu năm hướng dạy phù hợp với trình độ
của học sinh và luôn tích cực học hỏi các phương pháp mới có tác
dụng làm cho học sinh hứng thú học tập.
- Dựa vào sách giáo khoa, sách bài tập và các loại sách tham
khảo có liên quan đến các thủ thuật gây hứng thú học tập môn tiếng
Anh cho học sinh.
- Giáo dục các em có những khả năng cần thiết như giao tiếp
tốt, nhớ kiến thức sâu, biết vận dụng các trò chơi thủ thuật trong
học tập ở trường củng như ở nhà, có sự say mê học tập môn Tiếng
Anh.
b. Học sinh:
- Luôn làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên, có tích sáng tạo
năng nỗ trong học tập, luôn tạo hứng thú cho chính mình và bạn bè
trong việc học Tiếng Anh.
- Tích cực tham gia hoạt động nhóm trong các tiết học, chú ý
nghe giảng.
- Phải chép bài và làm bải tập ở nhà cũng như ở trường một
cách đầy đủ, phải có sự tìm tòi học hỏi cho chính bản thân.
* Vấn đề đặ ra: Đề tài đưa ra các vấn đề cần giải quyết: từ
khi bộ sách giáo khoa mới được đưa vào giảng dạy đại trà thì trước
đó các giáo viên đã được tập huấn giảng dạy theo phương pháp mới,
đặc biệt là môn Tiếng Anh, phương pháp có rất nhiều cải tiến, giờ
học Tiếng Anh sinh động hơn, học sinh học thoải mái hứng thú học
tập, giáo viên làm việc ít hơn mà hiệu quả lại cao hơn. Tại sao lại
như vậy? Vì phương pháp mới giáo viên dùng rất nhiều thủ thuật gây
hứng thú học sinh học tập, vậy những thủ thuật đó là gì, chúng ta sẽ
tìm hiểu trong phần sau.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Giáo viên thực hiện: Võ Thanh Tân – THCS Biên Giới - 3 -
“Những thủ thuật gây hứng thú học sinh học tập trong chương trình tiếng anh THCS”
Năm học 2005 – 2006 tôi được phân công dạy 2 khối lớp: khối
7 gồm 3 lớp 7A,7B,7C; khối 9 gồm 3 lớp 9A, 9B, 9C. Các phương
pháp thủ thuật mới được áp dụng cho tất cả các khối lớp, nhưng tôi
tập trung cho khối 7, khối mà học sinh cần phải nắêm vững kiến thức
tạo tiền đề cho các năm học sau.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Năm học 2005 – 2006 đã là năm thứ tư ngành giáo dục thực
hiện Nghò quyết của Quốc hội về “Đổi mới công tác giáo dục và thực
hiện thay sách lớp 9” ở bậc trung học cơ sở với các môn học, và bản
thân tôi cũng đã giảng dạy được gần trọn 4 năm giảng dạy theo
phương pháp mới, và bản thân cũng có một ít kinh nghiệm trong
giảng dạy theo phương pháp mới. Vì vậy bản thân cần phải có nhiều
phương pháp nghiên cứu, cụ thể:
- Ngoài việc tìm hiểu ở sách giáo khoa, sách giáo viên, sách
bài tập tôi còn nghiên cứu thêm các tài liệu chuyên môn có liên quan
như phương pháp giảng dạy Tiếng Anh theo phương pháp mới, các
sách bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên đã được cấp trong các lần
học thay sách giáo khoa mới, và tham khảo thêm các tạp chí liên
quan đến giáo dục hiện nay như : “giáo dục thời đại..”
- Ngoài ra để quan sát được các hoạt động của thầy- và trò
trong lớp, trong các tiết học ngoại ngữ. Tôi đã dự giờ một số tiết của
giáo viên Tiếng Anh trong trường. Qua đó đã chứng kiến tận mắt,
thấy được các hoạt động của học sinh và giáo viên và đã học và sưu
tầm thêm nhiều thủ thuật trong giảng dạy Tiếng Anh chương trình
mới.
- Còn trong quá trình giảng dạy các khối lớp được phân công,
tôi thể hiện rõ vai trò mình là người tổ chức cho học sinh hoạt động
một cách chủ động sáng tạo như quan sát, nghiên cứu, tìm tòi, thảo
luận nhóm … qua đó học sinh tự chiếm lónh kiến thức.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải tự mình nghiên cứu
các phương pháp mới, để giải quyết vần đề làm thế nào để sử dụng
các phương pháp mới một cách hiệu quả, có sáng tạo, đem lại sự hứng
thú cho học sinh và cuối cùng mang lại hiệu quả cao nhất.
Giáo viên thực hiện: Võ Thanh Tân – THCS Biên Giới - 4 -
“Những thủ thuật gây hứng thú học sinh học tập trong chương trình tiếng anh THCS”
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
- Giáo dục của nhà trường xã hội chủ nghóa là đào tạo hệ
thống trẻ những phẩm chất và năng lực, để trở thành những con
người phát triển toàn diện trong nhà trường, quá trình giáo dục giữ
Giáo viên thực hiện: Võ Thanh Tân – THCS Biên Giới - 5 -
“Những thủ thuật gây hứng thú học sinh học tập trong chương trình tiếng anh THCS”
vai trò quyết đònh: truyền thụ cho học sinh những kiến thức vững
chắc có khả năng vận dụng vào cuộc sống, tạo niềm tin, tích cách
thói quen hứng thú và tình cảm của học sinh, giúp học sinh phát
triển nhân cách của các em.
- Để đạt được kết quả trên, thì cần phải đổi mới phương pháp
dạy học một cách toàn diện từ nội dung cho đến phương pháp. Trong
những năm gần đây đònh hướng đổi mới phương pháp dạy học đã
được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của
học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh chủ động tìm tòi,
phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh
hoạt, sáng tạo các kiến thức kỷ năng đã thu nhận được.
- Sự cần thiết phải nhanh chóng đổi mới phương pháp dạy
học. Nghò quyết trung ương 4 khoá VII/1993 đã đề ra nhiệm vụ đổi
mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học bậc học. Nghò quyết
trung ương 4 khoá VII/1993 đã nhận đònh phải “ khuyến khích, tự
học” phải “áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng
cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đềâ”.
Đònh hướng trên đây đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục:
“Phương pháp giáo dục phổ thông, phải phát huy tích tích cực, tự
giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm
của từng lớp học, môn học bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kỷ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứùng thú học tập cho học sinh”.
- Về phía học sinh muốn học tốt được bộ môn Anh Văn, học
sinh phải có sự tích cực trong học tập, được thể hiện qua những mặt
chủ yếu sau:
+ Học sinh có nhu cầu kiến thức kỷ năng, vận dụng kỷ năng
để giao tiếp, hứng thú làm việc với các tài liệu học tập.
+ Từ chỗ có nhu cầu tiếp thu kiến thức, rèn luyện những kỷ
năng trong giao tiếp, học sinh sẽ tự giác học tập, chủ động huy động
vốn kinh nghiệm đã tích lũy (từ vựng, ngữ pháp) để tái hiện, tìm tòi
cách ứng xử, sáng tạo trong các tình huống giao tiếp.
Giáo viên thực hiện: Võ Thanh Tân – THCS Biên Giới - 6 -
“Những thủ thuật gây hứng thú học sinh học tập trong chương trình tiếng anh THCS”
Để làm cho học sinh có sự tích trong học ngoại ngữ, giáo viên
là người có công đầu trong việc giúp học sinh có hứng thú trong học
tập. Để làm được điều đó giáo viên phải biết vận dung các phương
pháp gây hứng thú học tập cho học sinh trong giảng dạy Tiếng Anh
chương trình mới.
2. Cơ sở thực tiễn:
a. Thực tiễn vấn đề nghiên cứu:
+ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu trường, của tổ chuyên
môn, sự quan tâm nhiệt tình, tận tụy của giáo viên bộ môn và giáo
viên chủ nhiệm.
- Các em có đầy đủ sách giáo khoa, thuận lợi cho việc chuẩn
bò bài mới và giúp cho học sinh tiếp thu bài mới trên lớp dễ dàng
hơn.
- Kiến thức chương trình Tiếng Anh lớp 7 mới đầy đủ liên
quan đến các vấn đề đời sống giao tiếng hàng ngày, dễ gây hứng thú
cho học sinh trong quá trình học tập.
+ Khó khăn:
- Gần đây do tình hình phổ cập THCS cho nên vấn đề học tập của
học sinh sa sút nghiêm trọng nguyên nhân là do chạy theo hình thức
một phần về phía học sinh chưa có ý thức được việc học như lơ đễnh,
không chuẩn bò bài trước khi đến lớp v.v.v. gia đình ít quan tâm chưa có
sự phối hợp nhòp nhàng giữa nhà Trường và gia đình. Hơn thế nữa một
số vấn đề tiêu cực của xã hội cũng dễ dàng lôi cuốân các em như: Trò chơi
điện tử, bida, chat….
- Trong tiết học các em còn thụ động, tiếp thu bài còn chậm,
hoạt động nhóm không đồng đều bài tập cho về nhà chưa tự lực làm,
đa số còn chép từ sách giải, chưa áp dụng được kiến thức đã học vào
đời sống giao tiếp hàng ngày.
b. Sự cần thiết của đề tài:
- Trên thực tế có không ít giáo viên có tâm huyết với nghề
nghiệp, hiểu biết sâu sắc về phương pháp dạy học bộ môn Tiếng
Giáo viên thực hiện: Võ Thanh Tân – THCS Biên Giới - 7 -
“Những thủ thuật gây hứng thú học sinh học tập trong chương trình tiếng anh THCS”
Anh, kiến thức vững vàng có tay nghề khá và nhạy cãm với sự đòi
hỏi mới của xã hội và đã có nhiều giờ dạy tốt. Nhiều người đã trở
thành giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện đến cấp tỉnh…. Tuy nhiên phải
thừa nhận rằng trong trường THCS hiện nay, vẫn còn nhiều giáo
viên dạy theo phương pháp truyền thống: “ngữ pháp – phiên dòch”.
Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình phân tích ngữ pháp kết
hợp với đàm thoại. Về thực chất vẫn là thầy truyền đạt, giảng giải,
trò tiếp nhận và ghi nhớ.
Vì vậy với đề tài này, tôi hy vọng góp một phần vào sự cải
thiện phương pháp dạy học môn Tiếng Anh trong trường THCS.
3. Nội dung vấn đề:
1. Những vấn đề đặt ra khi thực hiện phương pháp sử dụng
những thủ thuật gây hứng thú học sinh học tập:
- Việc sử dụng các thủ thuật trong giảng dạy Tiếng Anh
chương trình mới không còn xa lạ đối với đại đa số giáo viên giảng
dạy ngoại ngữ hiện nay, đã gần 4 năm trong việc trong việc giảng
dạy Tiếng Anh chương trình mới, giáo viên đã được tham gia các lớp
học tập huấn trong việc tìm hiểu cách giảng dạy tiếng anh chương
trình mới.
- Qua 4 năm giảng dạy Tiếng Anh chương trình mới, bản thân
cũng đã đúc kết được các phương pháp mới một cách logic. Cụ thể
chương trình Tiếng Anh mới, trong một tiết dạy thì phương pháp
giao tiếp là chủ đạo và được tập trung cho một trong 4 kỷ năng:
Nghe – Nói – Đọc – Viết.
- Nếu là một tiết dạy ngữ pháp, dạy ngôn ngữ mới thì việc
giảng dạy sẽ theo các bước:
+ Warm up (vào bài – gây sự chú ý cho học sinh)
+ Presentation (giới thiệu ngữ liệu mới, từ vựng, các chủ điểm
ngữ pháp quan trọng của bài)
+ Practice (cho học sinh luyện đọc lưu loát bài, sử dụng các
ngôn ngữ đã học áp dụng trong giao tiếp, làm các bài tập được yêu
cầu,……)
Giáo viên thực hiện: Võ Thanh Tân – THCS Biên Giới - 8 -