Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ CƠ SỞ. Ts Bs Nguyễn Đức Hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.38 KB, 19 trang )

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG
Ở BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ CƠ SỞ 2

Ts. Bs. Nguyễn Đức Hoàng & Cs


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
TBMMN là một trong các bệnh thường gặp trên lâm sàng.
Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề là
gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Theo NC các BV tại TP.HCM, tỷ lệ tử vong ở một số nơi đã
có giảm khoảng 10 – 12%, một số BV tỷ lệ tử vong giảm chỉ
còn 10%. NC của BV Nhân Dân Gia Định (2009) cho thấy: tỷ
lệ BN tử vong do NMN là 15,5%, tử vong do XHN là 15,7%.


I. ĐẶT VẤN ĐỀ (tt)
Các BV lớn, có đơn vị đột quỵ thì tỷ lệ tử vong thấp hơn
nhiều.
Cùng với việc chẩn đốn, điều trị, phịng ngừa, tiên
lượng mức độ nặng và tử vong TBMMN cũng rất cần
thiết.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
với 2 mục tiêu:
- Xác định tỷ lệ tử vong của BN TBMMN.
- Xác định các YTTL tử vong của nhóm NMN và nhóm
XHN.


II. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Mục tiêu

- Tất cả các case TBMMN tại BVTW Huế cơ sở 2.
- Thời gian NC từ 01/2017 - 11/2018 (02 năm), thỏa mãn các
tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ.
- Tất cả BN >15 tuổi. Có TCLS thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn
đoán TBMMN của WHO (1998), CT scan sọ não.
- BN nặng, xin về được xem là tử vong.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Tiền sử CTSN.
- XHN hay NMN trong u não, lao, bệnh huyết học.
- Không có hình ảnh CT scan sọ não.


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô tả cắt ngang.
Đánh giá các YTNC TBMMN trên BN tử vong và còn
sống.
+ THA TT - TR, ĐTĐ típ 2, bệnh tim mạch, NMN thống
qua.
+ Rối loạn Lipid máu.
+ Nghiện thuốc lá, nghiện rượu.
Đánh giá các TCLS và CLS trên BN TBMMN tử vong và
còn sống trong giai đoạn cấp:
+ Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp.
Thang điểm Glasgow khi nhập viện. Thang điểm NIHSS.


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (tt)

+ Các TC thần kinh khi nhập viện: liệt 1/2 người, co giật,
dấu màng não, rối loạn cơ vịng, rối loạn phản xạ nuốt, mất
ngơn ngữ, PX sáng của đồng tử, kích thước đồng tử, dãn
đồng tử.
+ CT scan: NMN – XHN, kích thước ổ tổn thương, phù não,
lệch đường giữa, ép não thất.
+ ECG.
+ Sinh hoá: đường máu, Lipid máu, Natri máu, Kali máu.

+ Biến chứng: XHTH trên, viêm phổi, SHH, NT đường tiểu,
sốt.


2.3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
BN được khám LS, CLS và xác định các biến số trong
nghiên cứu. Công cụ thu thập số liệu: bảng thu thập số
liệu, bệnh án.
Xử lý số liệu: Phần mềm SPSS 11.5. Giá trị p< 0,05.


III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Các thể tai biến trong nhóm nghiên cứu
Nhóm bệnh
Nhồi máu não
Xuất huyết não
Xuất huyết dưới nhện
Tổng số

Tần số
64

28
4
96

Tỉ lệ %
66,67
29,17
4,16
100

Nhận xét
Mẫu nghiên cứu (n = 96) có 64 ca NMN (66,67%) chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là XHN
28 ca (29,17%) và XHKDN có 4 ca (4,16%). Tỷ lệ tử vong của nhóm NMN là: 9,375% (06 ca/64
ca). Tỷ lệ tử vong của nhóm XHN là: 39,29% (11 ca/ 28 ca). Tỷ lệ tử vong chung của TBMMN
là: 18,48% (17 ca/92 ca). Nghiên cứu của chúng tơi chỉ có 04 ca XHDN. Do mẫu nghiên cứu cịn
khiêm tốn, nên chúng tơi khơng đưa vào nghiên cứu.


Bảng 3.2. Các biến số liên quan đến tử vong ở BN NMN
Yếu tố
CT Scan di lệch đường giữa
Điểm Glasgow < 8
Biến chứng viêm phổi

Hằng số
4.8
1.9
1.6

p

<0,01
<0,01
<0,01

OR
118,90
6,78
5,06

95% CI
21,30-63,60
1,36-28,10
1,60-15,99

Phân tích tương quan đơn biến giữa 1 biến phụ thuộc là tình trạng
sống - tử vong của BN khi xuất viện với các biến độc lập là LS, CLS của
BN, chúng tôi chọn ra được 18 yếu tố (p<0,05), PTĐB bao gồm: nghiện
rượu, thang điểm Glasgow, HA, tăng thân nhiệt, rối loạn nhịp thở, liệt
1/2 người, rối loạn cơ vòng, dãn đồng tử, co giật, rối loạn phản xạ nuốt,
mất phản xạ ánh sáng, phù não, lệch đường giữa trên CT scan, chèn ép
não thất, rung nhĩ, xuất huyết dạ dày, viêm phổi, suy hô hấp.
Chúng tôi đã xác định được 03 yếu tố độc lập (p< 0,05) tiên lượng tử
vong của BN NMN là: điểm Glasgow, hình ảnh lệch đường giữa trên CT
scan và biến chứng viêm phổi.


Bảng 3.3. Các biến số liên quan đến tử vong ở BN XHN
Yếu tố
Thể tích XHN
Điểm Glasgow< 8

CT Scan di lệch đường giữa
Biến chứng tăng thân nhiệt

Hằng số
1,48
3,10
4,80
1,82

P
<0,05
<0,01
<0,01
<0,01

OR
4,39
22,02
3,28
6,32

95% CI
1,16 – 16,50
7,14 – 68,30
2,82 – 12,12
1,90 – 20,90

Phân tích tương quan đơn biến giữa 1 biến phụ thuộc là tình trạng sống - tử vong của
BN khi xuất viện với các biến độc lập là TCLS, CLS. Chúng tôi chọn ra được 22 yếu tố (p
< 0,05) PT-HQĐB: Glasgow lúc nhập viện, mạch, nhiệt độ, nhịp thở, liệt 1/2 người, dấu

màng não, mất ngơn ngữ, rối loạn cơ vịng, dãn đồng tử, co giật lúc nhập viện, rối loạn
phản xạ nuốt, tràn máu não thất, phù não, lệch đường giữa, chèn ép não thất, thể tích
XHN, rối loạn nhịp tim, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, viêm phổi, suy hô hấp và
tăng thân nhiệt.
Chúng tôi đã xác định được 4 yếu tố độc lập (p< 0,05) tiên lượng tử vong của BN XHN
là: thể tích XHN, điểm Glasgow, hình ảnh lệch đường giữa trên CT scan và

yếu tố tăng thân nhiệt.


Bảng 3.4. KQ PT đường cong ROC của NIHSS cắt ở 21 điểm

Biến số Điểm cắt Độ nhạy Độ đặc hiệu AUCKTC95% p
NIHS 21 0,85 0,85 0,9090,86-0,96 < 0,0 1
PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐA BIẾN
Sau khi đưa vào ở mơ hình hồi quy đa biến logistic để tìm ra các yếu tố có giá trị tiên lượng
độc lập với kết cục tử vong bệnh viện.

Nghiên cứu của chúng tơi, BN TBMMN vào viện có thang điểm NIHSS>21 thì
tỷ lệ tử vong cao hơn nhóm có thang điểm NIHSS <21 (p<0,001).


IV. BÀN LUẬN
4.1. NHÓM NHỒI MÁU NÃO
Thang điểm Glasgow ở nhóm NMN, lúc nhập viện, kết quả NC của chúng tơi,
13 ca với điểm Glasgow < 8 thì tử vong 06 ca (6/13 = 46,15%), sau phân tích đơn
biến thì thang điểm GCS có giá trị tiên đốn tử vong (p< 0,01).
Chúng tơi tiến hành phân tích Hồi quy đa biến thì thang điểm GCS vẫn giữ
được khả năng dự báo tử vong (p <0,01).
Nhiều cơng trình nghiên cứu đã chứng minh thang điểm GCS liên quan đến

kết quả sống cịn lẫn kết quả phục hồi chức năng, trong đó đa số đều cho rằng
GCS rất có giá trị cao.
NC của Bhatia (2010), điểm Glasgow trung bình trong nhóm có kết quả xấu
và tốt lần lượt là 6 và 13 điểm (p < 0,01).
NC Vemmos (2012), ghi nhận GCS có liên quan đến kết quả sống cịn trong
phân tích đơn biến và đa biến.
NC của chúng tôi cũng như nhiều nghiên cứu trong y văn đều cho rằng GCS
có liên quan đến tiên lượng NMN.


4.1. NHÓM NHỒI MÁU NÃO (tt)
NC của Lê Tự Phương Thảo (2006), Trần Ngọc Tài (2007) cho thấy:
dấu hiệu lệch đường giữa là có giá trị tiên đốn độc lập khả năng tử vong
của BN NMN (p<0,01). NC của chúng tôi (2018), cũng cho những kết quả
tương tự.
NC Dziewas (2012), biến chứng viêm phổi ở BN có đặt ống thơng mũi dạ dày nuôi ăn đã ghi nhận tỉ lệ viêm phổi ở nhóm có kết quả tốt và xấu
lần lượt là 23% và 70% (p<0,01).

NC của chúng tôi, tỷ lệ VP ở nhóm có kết quả tử vong và sống lần lượt
là 61,8% và 29,1% (p<0,01). PTĐB, viêm phổi là yếu tố liên quan chặt
chẽ đến tiên lượng tử vong (p<0,01). VP là một yếu tố độc lập tiên lượng
tử vong ở BN NMN (p<0,01).


4.2. NHÓM XUẤT HUYẾT NÃO
Thang điểm Glasgow là thang điểm đánh giá hôn mê được sử dụng rộng
rãi trên LS. Đây là một thang điểm ngắn gọn, đơn giản, dễ sử dụng nhưng
có giá trị đánh giá rất cao.
NC của chúng tơi, thang điểm GCS có liên quan chặt chẽ (p<0,01) với
tình trạng sống cịn của BN: BN có điểm Glasgow < 8 điểm có tỷ lệ tử vong

lên tới 87%.
NC của Hàn Tiểu Sảo (2007), GCS< 8 điểm, tỉ lệ tử vong là 70,11%; của
Trần Công Thắng (2004) là 75,4%.
NC Hemphill JC (2001) chia thang điểm hôn mê thành 3 mức độ: (1) 3-4
điểm; (2) 5 - 12 điểm và (3) 13 - 15 điểm cho thấy tỷ lệ tử vong giữa các
nhóm (p < 0,01).
Thật vậy, GCS lúc nhập viện khơng chỉ liên quan đến tình trạng sống còn
mà còn là yếu tố độc lập chặt chẽ nhất đến tiên lượng tử vong của BN XHN.


4.2. NHĨM XUẤT HUYẾT NÃO (tt)
CT scan ở nhóm XHN Thể tích ổ xuất huyết
NC của chúng tơi, thể tích ổ xuất huyết ≥ 30 ml chiếm 32,14%
(09/28), NC của Mạc Văn Hòa là 31% (2009) (46/148), NC của Lê Tự
Phương Thảo (2006) là 61,2%.
Rost NS (2008), NC tiên lượng kết quả 90 ngày trên 629 BN XHN tại
Hoa Kỳ có tỷ lệ BN có thể tích ổ xuất huyết ≥ 30 ml là 43%. NC tiên
lượng tử vong XHN 30 ngày của Godoy DA (2006) tại Argentina có
40% BN XHN có thể tích ổ xuất huyết > 30 ml.
Chúng tơi nhận thấy thể tích là yếu tố liên quan chặt chẽ (p<0,01)
đến tình trạng sống cịn của BN. Trong NC của chúng tơi, 09 ca có thể
tích xuất huyết≥ 30 ml thì tử vong hết 08 ca. Khi PTĐB thì thể tích
xuất huyết là một yếu tố độc lập đến tiên lượng tử vong của BN XHN.


4.2. NHÓM XUẤT HUYẾT NÃO (tt)
Về mức độ lệch đường giữa
Đường giữa bị đẩy lệch về bên đối diện XHN chứng tỏ hiệu ứng
choán chỗ nhiều do chảy máu nhiều, phù não nhiều. Vì thế, tỷ lệ tử
vong càng cao nếu di lệch đường giữa càng nhiều.


Kết quả NC của chúng tôi cũng cho nhận xét tương tự, mức độ di
lệch đường giữa có liên quan chặt chẽ (p<0,01) đến tình trạng sống
cịn của BN. Đường giữa di lệch> 5mm thì tử vong 72,73% (8/11 ca)
theo nghiên cứu của chúng tôi.
Các tác giả khác cũng cho kết quả tương tự, Nguyễn Minh Hiện
63,5%, P.Daverat (76,1%). Khi đưa vào phân tích đa biến thì dấu
lệch đường giữa >5mm là một yếu tố độc lập đến tiên lượng tử vong
của bệnh nhân XHN (p<0,01).


4.2. NHÓM XUẤT HUYẾT NÃO (tt)
Tăng thân nhiệt
Tăng thân nhiệt trong thời gian điều trị có liên quan chặt chẽ
(p<0,01) với tình trạng sống cịn của BN. Khi đưa vào PTĐB, chúng
tôi nhận thấy đây là yếu tố độc lập tiên lượng tử vong trên BN XHN
(p<0,01).
Tác giả Vũ Anh Nhị (2004) cũng có nhận định tương tự. Tuy nhiên,
một số tác giả khác như Trần Công Thắng, Nguyễn Minh Hiện, Mạc
Văn Hòa, Nguyễn Cảnh Nam, Broderich JP, Goydoy DA ghi nhận
tăng thân nhiệt ở BN XHN khơng có giá trị tiên đốn tử vong. Điều
này có thể do tăng thân nhiệt có thể là hậu quả của nhiều NN khác
nhau: rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt, nhiễm trùng hô hấp,
nhiễm trùng tiểu, mất nước,…
Trong nghiên cứu của chúng tơi (n=96), bệnh nhân TBMMN vào
viện có thang điểm NIHSS >21 thì tỷ lệ tử vong cao hơn nhóm có
thang điểm NIHSS <21 (p<0,001).


KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 96 BN TBMMN tại Bệnh viện TWHue CS2,
chúng tôi rút ra kết luận sau:
Các yếu tố tiên lượng tử vong
+ Nhóm NMN, CT scan có hình ảnh lệch đường giữa> 5mm
(p<0,01), điểm Glasgow < 8 điểm (p< 0,01), biến chứng viêm phổi
(p<0,01).
+ Nhóm XHN, diện tích thể tích XHN> 30 ml (p<0,05), điểm
Glasgow< 8 điểm (p<0,01), CT scan có hình ảnh lệch đường giữa >
5mm (p<0,01), tăng thân nhiệt (p<0,01).


TRÂN TRỌNG CÁM ƠN!



×