Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 222 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

NGUYỄN TUẤN ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC
KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


HÀ NỘI ­ NĂM 2021

2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

NGUYỄN TUẤN ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI 
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC 
KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9.34.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người   hướng   dẫn   khoa  TS. Trịnh Thanh Hà
học:



TS. Phùng Văn Hiền


HÀ NỘI ­ NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN

NCS xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá 
nhân NCS, chưa được cơng bố  trong bất cứ  một cơng trình nghiên cứu nào. 
Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận án này là hồn tồn trung thực  
và đảm bảo tn thủ  các quy định về bảo vệ quyền sở  hữu trí tuệ. NCS xin 
chịu trách nhiệm về đề tài luận án của mình. 
Hà Nội, ngày     tháng    năm 2021
                          

Nghiên cứu sinh


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, cho phép NCS cảm  ơn TS. Trịnh Thanh Hà; cảm  ơn TS. 
Phùng Văn Hiền, các thầy đã tồn tâm, tồn ý hướng dẫn NCS về  mặt khoa  
học để hồn thành bản luận án này. 
  NCS cũng xin trân trọng cảm  ơn Ban chủ  nhiệm; các cán bộ, giảng 
viên Khoa Quản trị  kinh doanh, Khoa Quản lý kinh tế, Khoa Quản lý nhà  
nước, Viện Đào tạo sau đại học Trường Đại học Kinh doanh và Cơng nghệ 
Hà Nội về những ý kiến đóng góp thẳng thắn, sâu sắc và giúp đỡ  đầy nhiệt 
huyết để NCS hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình. 

 NCS xin tỏ lịng biết ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp nơi  
đã động viên NCS những lúc khó khăn nhất để NCS vượt qua và hồn thành luận 
án.   
  Nhân   đây,   NCS   xin   gửi   lời   cảm   ơn   chân   thành   nhất   tới   lãnh   đạo 
Trường Đại học Kinh doanh và Cơng nghệ Hà Nội đã quan tâm và chỉ bảo cụ 
thể, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã kề vai sát cánh và thường xun 
động viên NCS để hồn thành bản luận án này. 
 Xin trân trọng cảm ơn! 
Hà Nội, ngày       tháng       năm 2021
                          

Nghiên cứu sinh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
Chương 1.....................................................................................................................9
 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .............................................9
ĐàCƠNG BỐ VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC .......................9
KINH TẾ TƯ NHÂN...................................................................................................9
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi...........................................................9
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước..........................................................11
1.2.2. Những nội dung các cơng trình chưa đề cập...............................................21
1.2.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.......................................................21
Chương 2...................................................................................................................24
 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 
NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN..................................................24
2.1. Một số  khái niệm cơ  bản liên quan đến quản lý nhà nước đối với các 
doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân.............................................24

2.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa..............................................................................24
2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế.....................27
2.1.3. Vai trị của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế..........................29
2.1.4. Một số hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ..........................................30
2.2.1. Khái niệm.........................................................................................................32
2.2.2. Bản chất, đặc điểm của khu vực kinh tế tư nhân.....................................34
2.2.3. Vai trị của khu vực kinh tế  tư  nhân nói chung trong nền kinh tế  thị 
trường ở Việt Nam hiện nay..................................................................................35
2.3. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ  và vừa khu vực kinh tế 
tư nhân.......................................................................................................................38
2.3.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa  
khu vực kinh tế tư nhân...........................................................................................41
2.3.5. Nội dung quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ  và vừa khu 
vực kinh tế tư nhân..................................................................................................52
2.3.6. Tiêu chí đánh giá hiệu quả  quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp  
nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân......................................................................59


2.3.7. Các yếu tố   ảnh hưởng đến hiệu quả  quản lý nhà nước đối với các  
doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân.............................................62
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ  và vừa  
khu vực kinh tế tư nhân một số tỉnh ở Việt Nam...............................................75
2.4.3. Bài học rút ra cho thành phố Hà Nội...........................................................78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................80
Chương 3...................................................................................................................82
 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ 
VỪA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
..................................................................................................................................... 82
3.1.1. Giới thiệu chung về thành phố Hà Nội.......................................................82
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội...............................................................................83

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển doanh nghiệp nhỏ  và vừa 
trên địa bàn thành phố Hà Nội................................................................................84
3.2.1. Giai đoạn trước năm 1986.............................................................................86
3.2.2. Giai đoạn từ năm 1986 ­ 1999........................................................................87
3.2.3. Giai đoạn từ 1999 ­ nay...................................................................................88
3.3.1. Quy mơ tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư  nhân
..................................................................................................................................... 91
3.3.3. Quy mơ về vốn đối với loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh 
tế tư nhân..................................................................................................................99
3.3.5. Doanh thu và hiệu quả  sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ  và 
vừa khu vực kinh tế tư nhân.................................................................................101
3.6.1. Về  cơ chế, chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ  và vừa  
khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội..................................124
3.6.2. Về  cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả  hoạt  động của các cơ 
quan..........................................................................................................................127
3.6.3. Về hồn thiện pháp luật về chế độ sở hữu..............................................129
3.6.4. Hoạt động về đào tạo nguồn nhân lực......................................................130
Chương 4.................................................................................................................152
 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH  
NGHIỆP NHỎ  VÀ VỪA KHU VỰC KINH TẾ  TƯ  NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN 
THÀNH PHỐ HÀ NỘI...........................................................................................152
4.1.2. Bối cảnh trong nước....................................................................................153


4.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về  quản lý nhà nước đối với doanh  
nghiệp nhỏ  và vừa khu vực kinh tế  tư  nhân trong giai đoạn 2020­2025 tầm  
nhìn 2035................................................................................................................... 155
4.1.5. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ  và vừa khu vực kinh tế  tư 
nhân nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035.................................160
4.2.2. Hồn thiện xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, giải 

pháp cụ  thể  nhằm khuyến khích, hỗ  trợ  các doanh nghiệp nhỏ  và vừa khu 
vực kinh tế tư nhân phát triển..............................................................................164
4.2.3. Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và 
vừa khu vực kinh tế tư nhân.................................................................................165
4.2.4. Cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả  hoạt động của các cơ  quan 
quản lý theo hướng tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân....................................166
4.2.5. Hồn thiện pháp luật về chế độ kiểm tra, sở hữu rõ ràng.....................168
4.2.6. Nâng cao hiệu quả  cơng tác kiểm tra, thanh tra, kiểm sốt việc chấp  
hành các quy định của pháp luật đối với các doanh  nghiệp  nhỏ  và vừa khu 
vực kinh tế tư nhân................................................................................................171
4.2.7. Các giải pháp nhằm khác tăng cường thực hiện tháo gỡ  khó khăn cho 
doanh nghiệp...........................................................................................................175
4.3. Các điều kiện để thực hiện giải pháp..........................................................178
4.4. Kiến nghị..........................................................................................................179
KẾT LUẬN .............................................................................................................184
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................187
PHỤ LỤC 2................................................................................................................ 91

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

DNNVV
DN
DNTN
KT­ XH
KTTN
KVTN


Doanh nghiệp nhỏ và vừa 
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân
Kinh tế ­ xã hội
Kinh tế tư nhân
Khu vự tư nhân


KTTT
CNTB
CN
NCS
NĐ­CP
NN
SXKD
TBCN
TNHH
TP Hà Nội

Kinh tế thị trường
Chủ nghĩa Tư bản
Cơng nghiệp
Nghiên cứu sinh
Nghị định Chính phủ
Nhà nước
Sản xuất kinh doanh
Tư bản chủ nghĩa
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố Hà Nội


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

GDP
FED
APEC
WB 
WTO
ASEAN
EC

Tổng sản phẩm quốc nội
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ 
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á ­ Thái Bình Dương 
Ngân hàng thế giới 
Tổ chức thương mại thế giới
Hiệp hội các Quốc gia Đơng Nam Á
Ủy ban Châu Âu 

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

OCBC

Ngân hàng Oversea­Chinese Banking Corporation 
LTD


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
Chương 1.....................................................................................................................9
 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .............................................9
ĐàCƠNG BỐ VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC .......................9
KINH TẾ TƯ NHÂN...................................................................................................9


1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi...........................................................9
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước..........................................................11
1.2.2. Những nội dung các cơng trình chưa đề cập...............................................21
1.2.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.......................................................21
Chương 2...................................................................................................................24
 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 
NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN..................................................24
2.1. Một số  khái niệm cơ  bản liên quan đến quản lý nhà nước đối với các 
doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân.............................................24
2.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa..............................................................................24
2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế.....................27
2.1.3. Vai trị của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế..........................29
2.1.4. Một số hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ..........................................30
2.2.1. Khái niệm.........................................................................................................32
2.2.2. Bản chất, đặc điểm của khu vực kinh tế tư nhân.....................................34
2.2.3. Vai trị của khu vực kinh tế  tư  nhân nói chung trong nền kinh tế  thị 
trường ở Việt Nam hiện nay..................................................................................35
2.3. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ  và vừa khu vực kinh tế 
tư nhân.......................................................................................................................38
2.3.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa  
khu vực kinh tế tư nhân...........................................................................................41
2.3.5. Nội dung quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ  và vừa khu 

vực kinh tế tư nhân..................................................................................................52
2.3.6. Tiêu chí đánh giá hiệu quả  quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp  
nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân......................................................................59
2.3.7. Các yếu tố   ảnh hưởng đến hiệu quả  quản lý nhà nước đối với các  
doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân.............................................62
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ  và vừa  
khu vực kinh tế tư nhân một số tỉnh ở Việt Nam...............................................75
2.4.3. Bài học rút ra cho thành phố Hà Nội...........................................................78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................80
Chương 3...................................................................................................................82
 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ 
VỪA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
..................................................................................................................................... 82


3.1.1. Giới thiệu chung về thành phố Hà Nội.......................................................82
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội...............................................................................83
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển doanh nghiệp nhỏ  và vừa 
trên địa bàn thành phố Hà Nội................................................................................84
3.2.1. Giai đoạn trước năm 1986.............................................................................86
3.2.2. Giai đoạn từ năm 1986 ­ 1999........................................................................87
3.2.3. Giai đoạn từ 1999 ­ nay...................................................................................88
3.3.1. Quy mơ tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư  nhân
..................................................................................................................................... 91
3.3.3. Quy mơ về vốn đối với loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh 
tế tư nhân..................................................................................................................99
3.3.5. Doanh thu và hiệu quả  sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ  và 
vừa khu vực kinh tế tư nhân.................................................................................101
3.6.1. Về  cơ chế, chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ  và vừa  
khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội..................................124

3.6.2. Về  cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả  hoạt  động của các cơ 
quan..........................................................................................................................127
3.6.3. Về hồn thiện pháp luật về chế độ sở hữu..............................................129
3.6.4. Hoạt động về đào tạo nguồn nhân lực......................................................130
Chương 4.................................................................................................................152
 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH  
NGHIỆP NHỎ  VÀ VỪA KHU VỰC KINH TẾ  TƯ  NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN 
THÀNH PHỐ HÀ NỘI...........................................................................................152
4.1.2. Bối cảnh trong nước....................................................................................153
4.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về  quản lý nhà nước đối với doanh  
nghiệp nhỏ  và vừa khu vực kinh tế  tư  nhân trong giai đoạn 2020­2025 tầm  
nhìn 2035................................................................................................................... 155
4.1.5. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ  và vừa khu vực kinh tế  tư 
nhân nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035.................................160
4.2.2. Hồn thiện xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, giải 
pháp cụ  thể  nhằm khuyến khích, hỗ  trợ  các doanh nghiệp nhỏ  và vừa khu 
vực kinh tế tư nhân phát triển..............................................................................164
4.2.3. Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và 
vừa khu vực kinh tế tư nhân.................................................................................165
4.2.4. Cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả  hoạt động của các cơ  quan 
quản lý theo hướng tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân....................................166


4.2.5. Hồn thiện pháp luật về chế độ kiểm tra, sở hữu rõ ràng.....................168
4.2.6. Nâng cao hiệu quả  cơng tác kiểm tra, thanh tra, kiểm sốt việc chấp  
hành các quy định của pháp luật đối với các doanh  nghiệp  nhỏ  và vừa khu 
vực kinh tế tư nhân................................................................................................171
4.2.7. Các giải pháp nhằm khác tăng cường thực hiện tháo gỡ  khó khăn cho 
doanh nghiệp...........................................................................................................175
4.3. Các điều kiện để thực hiện giải pháp..........................................................178

4.4. Kiến nghị..........................................................................................................179
KẾT LUẬN .............................................................................................................184
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................187
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................187
PHỤ LỤC 2................................................................................................................ 91


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam là một loại hình doanh  
nghiệp kinh tế đặc biệt. Đặc biệt  ở  chỗ  đây là thành phần đóng góp to lớn cho 
sự nghiệp phát triển kinh tế  ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Sự đóng góp 
của các DNNVV đối với nền kinh tế đang trở nên ngày càng quan trọng, ngay cả 
đối với các nền kinh tế phát triển. DNNVV khơng những tạo ra một tỷ lệ GDP  
đáng kể mà cịn là một động lực tạo việc làm và gia tăng kim ngạch xuất nhập  
khẩu cho nền kinh tế. Nhà nước rất quan tâm đến loại hình doanh nghiệp này vì 
nó chiếm một tỷ trọng khơng nhỏ trong các thành phần kinh tế. Hiện tại, ở Việt  
Nam có hơn 758.610 DNNVV đang hoạt động, theo Cục Phát triển doanh nghiệp 
­ Bộ  Kế  hoạch và Đầu tư. Khối doanh nghiệp này đóng góp khoảng 45% vào 
GDP, 31% vào tổng số  thu ngân sách và chiếm khoảng 35% vốn đầu tư  của  
cộng đồng DN nói chung, thu hút hơn 4 triệu việc làm và đóng góp gần 50% vào  
tốc độ  tăng trưởng kinh tế quốc gia hằng năm. Sự  đóng góp đã hỗ  trợ  lớn cho  
việc chi tiêu vào các cơng tác xã hội và các chương trình phát triển khác.
Tuy nhiên, trong q trình chuyển đổi từ  nền kinh tế  tập trung bao cấp  
sang nền kinh tế  thị  trường định hướng xã hội chủ  nghĩa, đặc biệt trong bối 
cảnh tồn cầu hố và hội nhập kinh tế  quốc tế, các DNNVV đã bộc lộ  những 
bất cập, hạn chế  khi đứng trước các cơ  hội và thách thức mới. Cho đến nay,  
năng lực cạnh tranh của phần lớn các DNNVV cịn thấp so với các DN nhà nước, 
DN liên doanh nước ngồi, sở dĩ vẫn cịn những hạn chế đó là do Nhà nước chưa có  
được những chính sách, những cơ chế đặc biệt để tạo điều kiện hỗ trợ cho cácDN 

này. Do nhiều lý do khác nhau dẫn đến DNNVV của chúng ta yếu kém trong cạnh 
tranh thị trường, nhất là đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác. DNNVV 
chưa tích cực nâng cao chất lượng, hạ  giá thành và đa dạng hố sản phẩm, khơng 
chủ  động tìm kiếm thị  trường và hội nhập kinh tế  quốc tế. Mặt khác giá các sản 
phẩm,  dịch  vụ  cịn  cao  hơn  so với thị  trường  mặc  dù  chất lượng  còn  thấp;  sản 
phẩm muốn  xuất  khẩu  thì  chưa  đủ  khả  năng  để  cạnh tranh trên  thị  trường  thế 
giới.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đến ngày 31/12/2019, tổng 
số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội là 155.940 doanh nghiệp, bình quân 
cứ 51 người dân/doanh nghiệp, cao gấp 3,8 lần mức bình quân chung của cả nước. 
1


Số  lượng DNNVV đa số  là doanh nghiệp tư  nhân chiếm trên 97,2% số  doanh 
nghiệp trên địa bàn. Các doanh nghiệp tư  nhân của Hà Nội đã khơng ngừng phát 
triển, đổi mới, đóng góp hơn 40% GDP cho thành phố, cũng như tạo cơng ăn việc  
làm cho hơn 50% lao động. Qua đó có thể thấy, DNNVV khu vực kinh tế tư nhân  
của thành phố  Hà Nội đã và đang ngày càng có vai trị nịng cốt, tiên phong trong  
cơng cuộc xây dựng và phát triển Thủ  đơ và đất nước. Mặc dù đóng vai trị quan  
trọng trong phát triển kinh tế của Thủ đơ, nhưng khi nền kinh tế càng phát triển và  
hội nhập sâu với thế  giới, hoạt động quản lý nhà nước khu vực kinh tế  tư  nhân  
đang ngày càng bộc lộ những điểm yếu và hạn chế, cụ thể là: cịn nhiều bất cập 
trong thực thi pháp luật doanh nghiệp; Cơng tác cải cách hành chính vẫn cịn 
chậm, thiếu đồng bộ, nhiều văn bản đã ban hành nhưng chậm trễ  trong khâu  
thực thi khi áp dụng vào thực tế; Chính sách trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn 
nhân lực cho DNNVV cịn nhiều hạn chế  do cách thức tổ  chức, triển khai, nội  
dung đào tạo vẫn chủ  yếu là lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, nhiều chương trình 
đào tạo chưa chú trọng đến quản trị doanh nghiệp chun sâu, quản trị sản xuất, 
các tiêu chuẩn quản lý trong sản xuất; Một số chính sách, chương trình trợ  giúp  
DNNVV có nội dung chồng chéo, trùng lặp dẫn đến hiệu quả chưa cao, lãng phí  

nguồn lực; Tỷ lệ các DNNVV tiếp cận được các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước 
cịn hạn chế,năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn  ở mức thấp, khu vực tư 
nhân đã phát triển, song quy mơ vẫn cịn nhỏ. Chính vì vậy, khu vực KTTN gặp 
nhiều hạn chế về năng lực tài chính, quản trị, cơng nghệ.
Xuất phát từ  các lý do nêu trên, tác giả  chọn đề  tài: “Quản lý nhà nước 
đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn  
thành phố  Hà Nội” làm luận án tiến sĩ chun ngành Quản trị  kinh doanh tại 
Trường Đại học Kinh doanh và Cơng nghệ Hà Nội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề  tài luận án thực hiện nhằm đưa ra những phương hướng và đề  xuất  
một số giải pháp cụ thể nhằm hồn thiện QLNN đối với DNNVV khu vực kinh 
tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luậnvà pháp lý về QLNN đối với DNNVV qua việc 
2


làm rõ khái niệm, nội dung của QLNN đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân;  
phân tích kinh nghiệm về QLNN đối với DNNVV của một số thành phố tại Việt  
Nam và một số thành phố tại các nước trên thế giới và rút ra những bài học kinh  
nghiệm về QLNN đối với DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội có giá trị tham 
khảo cho Việt Nam.
Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với DNNVV tại một số  thành 
phố  trong và ngồi nước để  chỉ  ra những kết quả đã đạt được, những mặt cịn 
hạn chế và ngun nhân những hạn chế trong QLNN đối với DNNVV tại thành 
phố Hà Nội hiện nay.
Xác định phương hướng và đề  xuất một số  giải pháp nhằm hồn thiện 
QLNN đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố  Hà Nội  
trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý nhà nước đối với các doanh 
nghiệp nhỏ  và vừa khu vực kinh tế  tư  nhân trên địa bàn thành phố  Hà Nội; 
những DN khơng phải là kinh tế tư nhân, khơng phải là DNNVV thì khơng thuộc  
phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về khơng gian: Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội
Về  thời gian: Luận án nghiên cứu QLNN đối với DNNVV tại thành phố 
Hà Nội từ  sau 1986 đến nay là giai đoạn kinh tế  Việt Nam hội nhập sâu, rộng 
vào nền kinh tế quốc tế, đặc biệt tác giả phân tích sâu các khía cạnh thực trạng  
QLNN đối với DNNVV khu vực KTTN giai đoạn 2015 ­ 2019, định hướng đến 
năm 2025 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2035.
Về  nội dung: Luận án nghiên cứu nội dung của QLNN đối với DNNVV  
khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội theo q trình quản lý. 
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận 
Tiếp cận dựa trên cơ  sở  những ngun lý và phương pháp luận duy vật 
biện chứng của chủ nghĩa Mác­Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường 
lối chủ trương của Đảng.

3


4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp phân tích hệ thống
Tác giả  phân chia nội dung quản lý nhả  nước đối với DNNVV khu vực  
kinh tế tư nhân thành các nhóm vấn đề một cách hệ thống. Ở mỗi nhóm vấn đề,  
tác giả  cố  gắng hệ  thống hóa tài liệu, số  liệu cụ  thể. Sự  phân nhóm theo hệ 
thống này giúp cho vấn đề được xem xét, phân tích đa chiều hơn, tồn diện hơn. 

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 1 và chương 2 khi tiến hành 
tổng quan và đưa ra cơ sở lý luận cho nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích 
a. Phương pháp thống kê: Tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích các số 
liệu thống kê bao gồm cả  số  liệu sơ  cấp và số  liệu thứ  cấp để  rút ra các kết 
luận khoa học. Phương pháp này sử dụng chủ yếu ở chương 3 khi phân tích thực  
trạng quản lý nhả nước đối với phát triển DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên  
địa bàn TP Hà Nội.
b. Phương pháp so sánh: Chủ yếu được tác giả sử dụng để so sánh mức độ kết  
quả, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhả  nước đối với DNNVV khu vực kinh tế tư 
nhân trên địa bàn TP Hà Nội giữa các năm khác nhau để khái qt xu hướng biến  
động của nó trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, so sánh đối chiếu  
giữa TP Hà Nội với địa phương khác nhau để rút ra kinh nghiệm trong phát triển 
DNNVV khu vực kinh tế  tư  nhân. Phương pháp này được sử  dụng chủ  yếu  ở 
chương 2 khi trình bày kinh nghiệm thực tiễn và chương 3 khi so sánh về  q  
trình biến động của số liệu nghiên cứu qua các giai đoạn.
4.2.3. Phương pháp chun gia
Các quan điểm của chun gia về vấn đề liên quan trong các báo cáo, hội 
thảo, bài nghiên cứu liên quan đến QLNN đối với phát triển DNNVV khu vực 
kinh tế  tư  nhân được tác giả  thu thập và trích dẫn nguồn rõ ràng. Từ  nhận xét 
sâu sắc, xác đáng của các chuyên gia là cơ  sở  để  đối chiếu với kết quả nghiên 
cứu mà tác giả  thu thập được từ  thực tiễn. Phương pháp này được sử  dụng  ở 
chương 3 và chương 4 khi phân tích thực trạng và định hướng giải pháp cho vấn  
đề nghiên cứu.
4.2.4. Phương pháp phân tích chính sách
Phương pháp phân tích chính sách là một trong những phương pháp nghiên 

4



cứu của quản lý nhà nước, phương pháp phân tích chính sách có mục đích là xác  
định mức độ  đạt được về  mục tiêu của chính sách, đánh giá lợi ích, đo lường  
hiệu lực, hiệu quả của chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV khu vực kinh tế tư 
nhân. Phương pháp này cũng dựa trên phân tích các nguồn lực và cơng cụ  bảo 
đảm thực hiện để đánh giá các tác động của chính sách đến các đối tượng được 
điều chỉnh chủ yếu là các DNNVV khu vực kinh tế tư nhân.
4.2.5. Phương pháp điều tra xã hội học
a. Phương pháp phỏng vấn:  Phỏng vấn trực tiếp cán bộ  chun mơn có 
kinh nghiệm thực tiễn trong vấn đề QLNN đối với các DNNVV khu vực kinh tế 
tư  nhân TP Hà Nội. Tác giả  tiến hành phỏng vấn 20 cán bộ  quản lý trực tiếp  
thực hiện nhiệm vụ QLNN đối với các DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa  
bàn TP Hà Nội. Nội dung câu hỏi nghiên cứu gồm 6 câu hỏi được sắp xếp tập 
trung vào 02 nhóm vấn đề (chi tiết trong phụ lục 1):
+ Nhóm câu hỏi về  thực trạng QLNN đối với các DNNVV khu vực kinh  
tế tư nhân trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015 ­ 2019.
+ Nhóm câu hỏi về  phương hướng, giải pháp hồn thiện QLNN đối với  
các DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2035.
b. Phương pháp điều tra xã hội học: 
Phiếu khảo sát  doanh nghiệp đánh giá quản lý nhà nước đối với các 
DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn Thành Phố Hà Nội.
Các tổ  chức, cá nhân là đơn vị  tư  vấn, chun gia và cộng tác viên hỗ  trợ 
NCS trong q trình tham gia điều tra, khảo sát, phỏng vấn, xin ý kiến chun gia,  
cán bộ, viên chức, người lao động trong q trình thực hiện Luận án. 

Phương pháp khảo sát: điều tra chọn mẫu, sử dụng bảng hỏi về điều tra xã hội  
học. 
  Số lượng phiếu khảo sát: 
Mẫu phiếu khảo sát về  quản lý nhà nước đối với các DNNVV   khu vực  
KTTN trên địa bàn thành phố Hà Nội được xây dựng gồm các câu hỏi, tập trung vào 
một số vấn đề chính như sau:


* Phần I. Thơng tin chung của doanh nghiệp.
* Phần II. Các nội dung đánh giá QLNN đối với các DNNVV khu vực KTTN 
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Tính hiệu lực của QLNN đối với các DNNVV khu vực KTTN  trên địa 
5


bàn thành phố Hà Nội được đánh giá thơng qua các câu hỏi từ 1 đến 7.
+ Tính hiệu quả  của QLNN đối với các DNNVV khu vực KTTN trên địa 
bàn thành phố Hà Nội được đánh giá thơng qua các câu hỏi 8 đến 11.
+ Tính phù hợp của QLNN đối với  các DNNVV khu vực KTTN  trên địa 
bàn thành phố Hà Nội được đánh giá thơng qua các câu hỏi 12 đến 14.
+ Tính bền vững của QLNN đối với các DNNVV khu vực KTTN trên địa 
bàn thành phố Hà Nội được đánh giá thơng qua các câu hỏi 15 đến 18.
* Phần III. Những bất cập trong QLNN đối với các DNNVV khu vực KTTN 
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
*   Phần   IV.   Ngun   nhân   của   những   bất   cập   trong   QLNN   đối   với  các 
DNNVV khu vực KTTN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
* Phần V. Một số  giải pháp đột phá nhằm đổi mới QLNN đối với   các 
DNNVV khu vực KTTN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các câu hỏi được thiết kế theo dạng câu hỏi đóng, sử dụng thang đo Liker 
bao gồm 05 mức độ: Rất đồng ý; Tương đối đồng ý; Khơng ý kiến; Khơng đồng 
ý; Rất khơng đồng ý. Mỗi câu hỏi được thiết kế theo các mệnh đề  tích cực để 
người được điều tra có thể dễ dàng thể hiện quan điểm có hay khơng của mình 
và  ở  mức độ  nào trong việc đánh giá. Số  liệu thu thập được từ  điều tra xã hội  
học  được tác giả  xử  lý bằng phần mềm SPSS phiên bản IBM Statistics 20,  
lượng hóa kết quả nghiên cứu để từ đó rút ra những kết luận khoa học. 
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
5.1. Câu hỏi nghiên cứu

Thứ  nhất, Nội dung cơng tác quản lý nhà nước đối với DNNVV khu vực  
kinh tế tư nhân trên địa bàn TP Hà Nội như thế nào? Tiêu chí nào được dùng để 
đánh hiệu quả quả QLNN đối với DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn 
cấp tỉnh?
Thứ   hai,  Thực   trạng   công   tác   công   tác   quản   lý   nhà   nước   đối   với   các  
DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn TP Hà Nội diễn biến như thế nào? 
Có những hạn chế, yếu kém gì trong cơng tác này và những ngun nhân của 
hạn chế. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả cơng tác quản lý nhà nước 
đối với các DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn TP Hà Nội, sự hài lịng 
của các DNNVV đối với các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn TP Hà Nội?
Thứ  ba,  Những giải pháp nào khả  thi cho việc triển khai một cách hiệu 
6


quả nhằm hồn thiện quản lý nhà nước đối với các DNNVV khu vực kinh tế tư 
nhân trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2025 tầm nhìn 2035. Khuyến nghị  với  
Đảng, Nhà nước, và các tổ  chức, cá nhân có liên quan để  thực thi các giải pháp 
trên.
5.2. Giả thuyết khoa học
Kết quả QLNN đối với các DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn 
TP Hà Nội sẽ  được cải thiện tích cực, nếu đảm bảo được hiệu lực, hiệu quả 
của quản lý nhà nước đối với khu vực doanh nghiệp này. Nếu khơng QLNN tốt  
đối với các DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn TP Hà Nội thì khơng 
tận dụng được tiềm năng và cơ hội để phát triển kinh tế ­ xã hội của thành phố 
có hiệu quả.
6. Đóng góp mới của đề tài
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề  lý luận cơ bản và pháp lý về 
QLNN đối với các DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.  
Kế thừa các tài liệu đã có của Việt Nam và các nước trên thế giới, luận án đã hệ 
thống hóa có cơ sở khoa học, phân tích tồn diện, làm rõ nội dung, nội hàm, bổ sung 

về mặt lý luận về khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực kinh tế tư nhân,  
quản lý nhà nước đối với các doanh nhiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân, nội 
dung quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ  và vừa khu vực kinh tế  tư 
nhân, bao gồm hoạch định phát triển hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng, 
ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp  
nhỏ và vừa; hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ 
và vừa tại thành phố  Hà Nội và kiểm sốt hoạt động doanh nghiệp nhỏ  và vừa.  
Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ 
và vừa ở một số thành phố của các nước trên thế giới, luận án rút ra một số bài học  
kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho thành phố Hà Nội.
Về  mặt thực tiễn:  Kết quả  nghiên cứu của luận án có thể  làm tài liệu 
tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập về quản lý nhà nước đối với  
các doanh nghiệp nhỏ  và vừa khu vực kinh tế  tư  nhân. Là một trong những tài  
liệu có giá trị  về  kiến thức cũng như  những thơng tin q giá cho cán bộ  làm 
cơng tác trong quản lý nhà nước nhất là trong việc hoạch định và thực thi chính  
sách về doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước  
đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khu  
7


vực kinh tế tư  nhân trên phạm vi tồn quốc nói chung và tại thành phố  Hà Nội  
nói riêng.
Ý nghĩa khoa học (kết quả) của luận án:
Đề xuất phương hướng, hệ thống giải pháp và điều kiện thực hiện nhằm  
hồn thiện QLNN đối với các DNNVV khu vực kinh tế  tư  nhân trên địa bàn 
thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu mới luận án:
Luận án tổng hợp và đề xuất một số giải pháp hồn thiện QLNN đối với  
các DNNVV khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội và góp phần  
trong dự thảo xây dựng Luật hỗ trợ DNNVV, là cơ sở để lãnh đạo thành phố Hà 

Nội tham khảo trong việc quản lý đối với DN nói chung và DNNVV nói riêng. 
7. Cấu trúc của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của 
Luận án được chia thành 4 chương như sau: 
Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố  về  quản lý  
nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân trên địa 
bàn cấp tỉnh;
Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp 
nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn cấp tỉnh; 
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và 
vừa khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội; 
Chương 4:  Giải pháp hoàn thiện  quản lý nhà nước  đối với các doanh 
nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.

8


Chương 1
 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 
ĐàCƠNG BỐ VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC 
KINH TẾ TƯ NHÂN
1.1. Kết quả nghiên cứu đã cơng bố liên quan đến đề  tài quản lý nhà nước  
đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
1.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các lý thuyết cơ  bản về tính phi kinh tế  của quy mơ được đề  cập trong  
tác phẩm “Bản chất của cơng ty” (1937) của Ronald Harry Coase, lý thuyết về tổ 
chức sản xuất cơng nghiệp được đề  cập trong cơng trình nghiên cứu “ Yếu tố 
quyết định quy mơ của một cơng ty” (1999) của các tác giả  Krishna B. Kumar, 
Raghuram G. Rajan,Luigi Zingales, kinh tế  h ọc v ề  chi phí giao dịch trong tác  

phẩm “Kinh tế  học về  chi phí giao dịch” (1995) của Oliver E. Williamson [52, 
tr.46].
Về  mơ hình năng lực lãnh đạo đối với DNNVV, có thể  khái qt lên hai 
nhóm quan điểm: Thứ nhất cho rằng khơng có năng lực lãnh đạo cụ  thể nào áp 
dụng chung cho mọi doanh nghiệp nói chung, DNNVV nói riêng.Thứ  hai, nhóm 
quan điểm này lập luận rằng có những năng lực nhất định cần trang bị  cho 
người chủ  DNNVV để  doanh nghiệp mà họ  đang dẫn dắt thực sự  thành cơng. 
Đại diện cho nhóm quan điểm thứ  nhất, trong nghiên cứu của mình, More và  
Rudd (2004) đã cho rằng sẽ  khơng có một danh sách năng lực lãnh đạo nào có  
thể  sử  dụng cho mọi tình huống và mọi tổ  chức bởi các tổ  chức có thể  khác 
nhau về  qui mơ, cấu trúc, định hướng và các yếu tố  tác động của mơi trường 
kinh doanh [49, tr.3].
Đối lập với quan điểm của More và Rudd, trong nhóm quan điểm thứ hai, 
(Elizabeth Thach, Karen J.Thompson, năm 2007; George Hollenbeck, năm 2006) 
đã lập luận rằng có nhiều khả năng sẽ có một vài năng lực lãnh đạo chung dành  
cho các giám đốc và nó phù hợp với mọi loại hình của tổ  chức. Các nhà nghiên  
cứu đều cho rằng dựa trên tập hợp năng lực lãnh đạo chung đó mà có thể chỉ có  
sự  khác nhau về  yêu cầu của các yếu tố  như  kỹ  năng, kiến thức, tố  chất trong 
9


từng năng lực sẽ  phụ  thuộc vào từng tình huống đặc biệt của từng tổ  chức.  
Trong nghiên cứu của nhóm tác giả  John E Thompson, Roger Stuart và Philip R. 
Lindsay (năm 1997) đã khẳng định là có những năng lực lãnh đạo đặc biệt dành 
cho các DNNVV. 
Về  chính sách quản lý phát triển DNNVV, trong cuốn “ Cách nền kinh tế  
vận hành, niềm tin, sự sụp đổ  và những lời tiên tri tự đúng” phiên bản gốc đầu 
tiên của nhà kinh tế  học người Mỹ  Roger E.A.Farmer do nhà xuất bản (NXB) 
Oxford University Press phát hành tại nước Anh năm 2010 [58, 225], tác giả  đã 
xác định được một địn bẩy chính sách mới để  hỗ  trợ  và thúc đẩy các doanh  

nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế mà Cục Dự  trữ  Liên bang Hoa Kỳ 
(FED) đã sử dụng thành cơng. Trước đây, các chính sách vẫn được áp dụng bao 
gồm giảm lãi suất ngân hàng để  hỗ  trợ  doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp 
có quy mơ vốn nhỏ như Cục dữ trữ liên bang Hoa Kỳ đã làm từ năm 1951 trong  
suốt nhiều thập kỷ  qua hoặc sử  dụng hai địn bẩy về  chính sách tài chính (1)  
chính sách về mục tiêu lạm phát, một trong các cơng cụ để kiểm sốt độ lớn của 
bảng cân đối tài chính ­ điều quyết định lượng tiền ln chuyển trong nền kinh  
tế và (2) chính sách nới lỏng định lượng ­ kiểm sốt thành phần cấu thành bảng 
cân đối tài chính của ngân hàng Trung ương vẫn áp dụng. 
1.1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về  vai trị của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối  
với phát triển kinh tế của quốc gia
+ Douglas D. Durand (2000), Nghiên cứu về đào tạo và phát triển cho chủ 
doanh nghiệp, học qua làm việc của chủ  DN, Jason Cope năm 2000, hiểu cách 
học của chủ DN, David Rae năm 2000 đã đưa ra những kết luận về cách học của  
chủ DN từ đó có biện pháp đào tạo thích hợp cho đối tượng này ở Anh.
+  Các doanh nghiệp nhỏ  có đáng để  được tài trợ?  của học giả  Tyler 
Biggs, “Doanh nghiệp nhỏ  và vừa, tăng trưởng và đói nghèo: Kinh nghiệm các  
quốc gia” củaThorsten Beclc năm 2003, “Cơng nghiệp quy mơ nhỏ   ở  các nước  
đang phát triến: Các bài học thực tiễn và gợi ý chính sách” của C. Liedholm và 
D. Meach năm 1987.
+ Janice Jones  (2004),  Nghiên cứu về  đào tạo và phát triển và sự  phát  
triển doanh nghiệp trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ  và vừa  ở  Úc, hoạt 
động   đào   tạo   và   phát   triển   trong   DNNVV   ở   Anh   (David   Devins   và   Steven  
Johnson năm 2003), phát triển con người của các doanh nghiệp nhỏ (Annette và 
10


Marilyn Mcdougall năm 1999) đưa ra các kết luận về đào tạo và phát triển trong  
DNNVV.
+ Alan Coetzer (năm 2006), Nghiên cứu về  người quản lý trong DNNVV­ 

họ chính là người thực hiện đào tạo trong các DN nhỏ và hiệu quả quản lý ảnh 
hưởng lớn đến  phát triển nguồn nhân lực (PTNNL)  trong các  DN  nhỏ  (Juliet 
MacMahon năm 1999) của doanh nghiệp, kinh nghiệm quốc tế  về  phát triển 
DNNVV trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm hỗ trợ phát triển 
DNNVV. 
­ Bài viết: Là doanh nghiệp nhỏ và vừa, EsuhOssai ­ Igwe Lucky. Tác giả 
đã phân tích DNN và kết luận rằng DNNVV trong kinh doanh là một q trình 
dẫn đến việc tạo ra các việc làm trong xã hội, tăng thêm thu nhập. Tác giả cũng  
đã   chứng   minh:   các   quốc   gia   như   Mỹ,   Anh,   Malaysia,   Ấn   Độ,Trung   Quốc,  
Singapore, Thái Lan, Việt Nam và một loạt các quốc gia khác đã tiếp tục nhấn  
mạnh tầm quan trọng của phát triển DN. DNNVV chiếm khoảng 88% quy mơ 
các ngành cơng nghiệp trong khi 12% được ghi nhận vào các ngành cơng nghiệp 
trung bình tại Malaysia. Chỉ  tính riêng Singapore, các DNNVV tạo cho nửa dân 
số có việc làm và do đó đóng góp khoảng một phần ba tổng giá trị gia tăng. DNN  
đóng một vai trị quan trọng trong nền kinh tế hầu hết các quốc gia và như  vậy  
trở  thành một nguồn tạo việc làm và tạo thu nhập. Tác giả cũng ghi nhận rằng  
DNNVV thu hút hơn một nửa số nhân viên trong khu vực tư nhân.
Đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn Hà 
Nội và đề ra phương hướng, giải pháp thúc đẩy phát triển DNNVV trên địa bàn  
Hà Nội trong điều kiện gia nhập WTO.
Phân tích của các tổ  chức quốc tế như Ngân hàng thế  giới (World Bank),  
tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á 
­  Thái Bình Dương (APEC), về  mơ hình, phương pháp và các chương trình hỗ 
trợ, mà chính phủ các nước thực hiện để phát triển DNNVV.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu quản lý về các doanh nghiệp nhỏ và vừa 
Trong cuốn “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp” do tác giả Vũ Huy 
Từ chủ  biên đã hệ thống doanh nghiệp, vai trị, chức năng quản lý nhà  nước đối 
với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, những nội dung cơ bản quản lý nhà  
nước đối với doanh nghiệp nhà nước và những đặc điểm, nội dung chủ yếu quản  

11


lý nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Các cơng trình nghiên cứu như:“Doanh nghiệp nhỏ  và vừa  ở  Việt Nam ­  
thực trạng và giải pháp”  (1998) của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt 
Nam, “Đổi mới cơ  chế  quản lý doanh nghiệp nhỏ  và vừa trong nền kinh tế  thị 
trường ở Việt Nam” (1995) của tác giả Nguyễn Hữu Hải đã nghiên cứu về thực  
trạng phát triển các DNNVV  ở  Việt Nam trong thời kỳ những năm 90 và khẳng  
định tầm quan trọng của DNNVV trong sự phát triển của nền kinh tế.
Tác   giả   Nguyễn   Cúc   (2000),   đã   nghiên   cứu   kinh   nghiệm   phát   triển 
DNNVV  ở  các nước như  Đức, In­đơ­nê­xi­a, Phi­lip­pin, Thái Lan đã thống kê, 
phân tích thực trạng các chính sách hỗ  trợ  DNNVV, từ  đó có đề  xuất một số 
điều kiện để phát triển DNNVV ở Việt Nam trong nội dung cuốn sách “Đổi mới  
cơ  chế  và chính sách hỗ  trợ  phát triển doanh nghiệp Việt Nam” NXB Chính 
trịQuốc gia, năm 2000 [4;tr.42].
Tác giả  Trần Ngọc Ca (2000),   Quản lý đổi mới cơng nghệ  trong hoạt  
động sản xuất kinh doanh của các DNVVN Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Chính 
trị  Quốc gia. Nội dung cuốn sách có giá trị  tham khảo các vấn đề  lý luận về 
quản lý doanh nghiệp, đổi mới doanh nghiệp.
Ấn phẩm “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm nước ngồi  
và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa  ở  Việt Nam” do tác giả  Vũ Quốc Tuấn 
(2001) và Hồng Thu Hịa đồng chủ  biên với nội dung chủ yếu là hệ  thống hóa  
các kinh nghiệm phát triển DNNVV ở các quốc gia điến hình như Mỹ, Hungary, 
Nhật Bản, Đài Loan.
Tác giả  Nguyễn Đình Hương (năm 2002) trong nghiên cứu “Giải pháp  
phát triển doanh nghiệp nhỏ  và vừa  ở  Việt Nam” đã đưa ra những vấn đề  cơ 
bản vềphát triển DNNVV trong nền kinh tế  thị  trường, phân tích thực trạng,  
định hướng và những giải pháp phát triển DNNVV  ở  Việt Nam. Trong đó, tác  
giả đặc biệt chú ý đến các chính sách liên quan đến việc gia nhập thị trường và 

tạo lập mơi trường kinh doanh phù hợp.
Luận án tiến sĩ “Phát triển chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp  
nhỏ và vừa Việt Nam trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới”  của tác giả 
Phạm Thúy Hồng (năm 2003) phân tích năng lực cạnh tranh của các DNNVV 
Việt Nam, từ đó đề ra một số giải pháp phát triển chiến lược cạnh tranh cho các 
DNNVV của nước ta trong q trình hội nhập quốc tế.
12


×