Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT CƯỜM (CHITALA ORNATA, GRAY 1831) TẠI HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.65 KB, 49 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN III
TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT MIỀN TRUNG

BÁO CÁO KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM NUÔI THƯƠNG PHẨM
CÁ THÁT LÁT CƯỜM (CHITALA ORNATA, GRAY 1831)
TẠI HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. PHAN ĐINH PHÚC

LÂM ĐỒNG, THÁNG 12 NĂM 2018


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN III
TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT MIỀN TRUNG

BÁO CÁO KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM NUÔI THƯƠNG PHẨM
CÁ THÁT LÁT CƯỜM (CHITALA ORNATA, GRAY 1831)
TẠI HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

CƠ QUAN QUẢN LÝ: PHÒNG KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG HUYỆN ĐỨC TRỌNG
CƠ QUAN CHỦ TRÌ: TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT
MIỀN TRUNG
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. PHAN ĐINH PHÚC
CỘNG TÁC VIÊN: KS. LÊ VĂN DIỆU, CN. NGUYỄN THỊ LIỆU, KS. PHAN
NGUYỄN NGỌC TRINH, KS. HOÀNG ANH QUY, KS. BÙI ANH TẤN
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 2016 ĐẾN 2018


LÂM ĐỒNG, THÁNG 12 NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả của đề tài nghiên cứu này là trung thực và
chính xác với thực tế đã triển khai và chưa được công bố trước đây. Các số liệu, tư liệu
được trích dẫn là trung thực và chính xác theo nguyên bản. Tơi cũng xin cam đoan q
trình triển khai đề tài theo đúng với các phương pháp nghiên cứu khoa học trong nuôi
trồng thủy sản và theo đúng quy định của Nhà nước về thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CHỦ TRÌ

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

TS. Phan Đinh Phúc
Ngày 15 tháng 01 năm 2019
CƠ QUAN QUẢN LÝ

i


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Sở Khoa
học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, Ủy ban nhân dân huyện Đức Trọng, Phòng Kinh tế
và Hạ tầng huyện Đức Trọng, Hội đồng xét duyệt đề cương nghiên cứu khoa học đề tài
đã phê duyệt và phân bổ kinh phí để thực hiện đề tài, tạo điều kiện thuận lợi cho ban
chủ nhiệm đề tài hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian thực hiện đề tài. Chân thành
cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Trung, cùng các
cán bộ nghiên cứu của Trung tâm đã quan tâm, hỗ trợ, cộng tác và tạo điều kiện thuận
lợi để đề tài hoàn thành.


Chủ nhiệm đề tài

Phan Đinh Phúc

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Thành phần thức ăn, số lần cho ăn, khối lượng cho ăn theo khối lượng cá thát
lát cườm ....................................................................................................................... 24
Bảng 2: Thống kê các kết quả thực hiện đề tài ............................................................ 27
Bảng 3: Một số yếu tố mơi trường nước trong q trình ni thí nghiệm .................... 28
Bảng 4: Tăng trưởng chiều dài cá thát lát cườm của thí nghiệm về thức ăn ................ 30
Bảng 5: Tăng trưởng khối lượng cá thát lát cườm của thí nghiệm về thức ăn ............. 30
Bảng 6: Kết quả thu hoạch cá thát lát cườm của thí nghiệm về thức ăn....................... 31
Bảng 7: Tăng trưởng chiều dài cá thát lát cườm của thí nghiệm về loại hình ni ...... 31
Bảng 8: Tăng trưởng khối lượng cá thát lát cườm của thí nghiệm về loại hình ni ... 32
Bảng 9: Kết quả thu hoạch cá thát lát cườm của ao ni thí nghiệm ........................... 32
Bảng 10: Một số yếu tố mơi trường nước trong q trình xây dựng mơ hình .............. 33
Bảng 11: Tăng trưởng chiều dài cá thát lát cườm của mơ hình ni ............................ 34
Bảng 12: Tăng trưởng khối lượng cá thát lát cườm của mơ hình ni ......................... 35
Bảng 13: Kết quả thu hoạch cá Thát lát cườm của mơ hình ni................................. 35
Bảng 14: Hạch tốn hiệu quả kinh tế mơ hình ni ao cá thát lát cườm với diện tích
300 m2 ......................................................................................................................... 36
Bảng 15: Yêu cầu chỉ tiêu một số yếu tố chất lượng nước vùng nuôi lồng bè cá thát lát
cườm ............................................................................................................................ 38
Bảng 16: Yêu cầu chỉ tiêu một số yếu tố chất lượng nước ao nuôi phục vụ nuôi thương
phẩm cá thát lát cườm .................................................................................................. 38
Bảng 17: Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống lồng bè nuôi cá thát lát cườm ................. 39

Bảng 18: Thiết bị, dụng cụ phục vụ nuôi thương phẩm cá thát lát cườm ..................... 39
Các nguyên liệu phối trộn và xay nhuyễn, vo thành cục cho vào sàng ăn đặt sát đáy
lồng nuôi để cho cá ăn. ................................................................................................ 41
Bảng 19: Các chỉ tiêu kỹ thuật cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi cho
cá thát lát cườm ........................................................................................................... 42

iii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Cá thát lát cườm Chitala ornata (Gray, 1831) ................................................ 21
Hình 2: Sơ đồ các bước tiến hành của đề tài ................................................................ 22

iv


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 7
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 7
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................... 8
2.1 Đặc điểm sinh học của cá thát lát cườm ....................................................... 8
2.2 Tình hình ni thương phẩm cá thát lát cườm .......................................... 12
2.3 Khái quát điều kiện tự nhiên và tình hình ni trồng thủy sản tỉnh Lâm
Đồng .................................................................................................................... 18
3. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 19
4. Giới hạn của đề tài ............................................................................................. 19
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 21
1. Vật liệu và đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 21
1.1 Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 21
1.2 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 21

2. Địa điểm, quy mô và thời gian nghiên cứu .......................................................... 21
2.1 Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 21
2.2 Quy mô nghiên cứu ........................................................................................ 22
2.3 Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 22
3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 23
3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và loại hình ni lên sinh trưởng của cá
thát lát cườm nuôi tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng ..................................... 23
3.2 Thực hiện và đánh giá hiệu quả mơ hình nuôi cá thát cườm tại huyện Đức
Trọng .................................................................................................................... 23
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 23
4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và loại hình ni lên sinh trưởng của cá
thát lát cườm......................................................................................................... 23
4.1.1 Thí nghiệm về ảnh hưởng của các loại thức ăn lên sinh trưởng của cá thát
lát cườm (Thí nghiệm 1) ................................................................................... 23
4.1.2 Thí nghiệm về ảnh hưởng của loại hình ni trong ao lên sự sinh trưởng
của cá thát lát cườm (Thí nghiệm 2) ................................................................. 25
4.2 Thực hiện và đánh giá hiệu quả mơ hình ni cá thát lát cườm tại huyện Đức
Trọng .................................................................................................................... 26

v


4.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu............................................................ 26
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 27
1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và loại hình ni lên sinh trưởng của
cá thát lát cườm ........................................................................................................ 28
1.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn lên sinh trưởng của cá thát
lát cườm (Thí nghiệm 1) ....................................................................................... 28
1.1.1 Kết quả theo dõi các yếu tố mơi trường trong lồng ni thí nghiệm ........ 28
1.1.2 Tốc độ tăng trưởng của đàn cá thí nghiệm ............................................... 30

1.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại hình ni trong ao lên sự sinh trưởng
của cá thát lát cườm .............................................................................................. 31
2. Kết quả thực hiện và đánh giá hiệu quả mơ hình ni cá thát lát cườm tại huyện
Đức Trọng ................................................................................................................ 32
2.1. Một số yếu tố môi trường nước ..................................................................... 32
2.2 Kết quả tăng trưởng của cá thát lát ni xây dựng mơ hình ........................... 34
2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế ............................................................................... 36
3. Dự thảo quy trình kỹ thuật ni thương phẩm cá thát lát cườm trong lồng tại
huyện Đức Trọng ..................................................................................................... 37
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................................... 45
1. Kết luận ................................................................................................................ 45
2. Đề xuất ................................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 46

vi


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cá thát lát cườm phân bố tự nhiên ở các sông suối Tây Nguyên (trong đó có cả
Lâm Đồng) và là lồi cá có giá trị kinh tế. Tuy nhiên hiện nay, nguồn lợi cá thát lát
cườm trong tự nhiên nói riêng và các lồi cá khác nói chung giảm sút nghiêm trọng.
Cá thát lát cườm có thịt thơm ngon, tốc độ tăng trưởng nhanh, sau 1 năm ni có thể
đạt khối lượng trung bình là 1 kg/con (Nguyễn Chung, 2006). Hiện nay giá bán cá thát
lát cườm tươi thương phẩm dao động từ 80.000 - 100.000 đồng/kg, cá đã qua chế biến
thành chả dao động từ 200.000 - 240.000 đồng/kg, và nhu cầu thị trường đối với sản
phẩm chả cá thát lát là rất lớn.
Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu và thực nghiệm sản xuất
nuôi cá thát lát cườm ở một số tỉnh Tây Nam bộ, và nghề nuôi cá thát lát cườm ở
những địa phương này phát triển mạnh với năng suất ni trung bình đạt 30 tấn/ha.

Thức ăn sử dụng trong ni cá thát lát cườm có thể tận dụng nguồn thức ăn như cá tạp
sẵn có tại địa phương để nuôi nhằm nâng cao lợi nhuận hoặc sử dụng thức ăn công
nghiệp. Tuy nhiên, các vùng khác nhau có những đặc điểm khác nhau về khí hậu, cơ
sở vật chất và mức độ phát triển. Do đó, ứng dụng các quy trình ni đã được nghiên
cứu và có những điều chỉnh cho phù hợp với các điều kiện của từng địa phương khác
nhau là cần thiết, nhằm đạt được hiệu quả tối đa về kinh tế và kỹ thuật khi phát triển
một đối tượng mới cho địa phương.
Đức Trọng là huyện nằm ở vùng giữa của tỉnh Lâm Đồng, có độ cao từ 600 1000 m so với mực nước biển. Huyện Đức Trọng có diện tích khoảng 90.179,76 ha,
trong đó năm 2014 có 389,7 ha sử dụng ni trồng thủy sản, chiếm 0,43% diện tích đất
toàn tỉnh. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 của huyện là 34.797 triệu đồng, trong đó
khai thác là 461 triệu đồng, nuôi trồng là 32.372 triệu đồng, và dịch vụ là 1.964 triệu
đồng. Diện tích ni bán thâm canh là 13 ha và diện tích ni quảng canh và quảng
canh cải tiến là 376,7 ha. Sản lượng thủy sản của huyện Đức Trọng là 759,4 tấn trong
đó sản lượng ni trồng thủy sản là 751,4 tấn, cịn lại là khai thác thủy sản. Trong 15
xã, phường, thị trấn của huyện Đức Trọng thì diện tích ni trồng thủy sản lớn nhất là
xã Ninh Gia (50 ha), rồi đến Tân Thành (49 ha), Tà Năng (44 ha), Tân Hội (41 ha), Đà
Loan (40 ha), Đa Quyn (35 ha), Hiệp Thạnh (21,4 ha). Thị trấn Liên Nghĩa, Phú Hội,
Tà Hine đều có diện tích ni thủy sản là 20 ha. Các xã cịn lại có diện tích ni thủy
7


sản từ 3 - 18 ha (Chi cục thống kê Đức Trọng, 2014). Đức Trọng cịn có một số hồ
chứa nhỏ và vừa có thể ni cá lồng như hồ Đại Ninh (4.000 ha), Kay An (30 ha), Sop
(26 ha), Ma Poh (20 ha).
Từ 2010 đến năm 2014, nhiệt độ khơng khí bình qn ở huyện Đức Trọng (trạm
quan trắc Liên Khương) của tháng 1 là thấp nhất, trung bình 21,9oC. Tháng 5 có nhiệt
độ khơng khí trung bình cao nhất trong năm là 23,6oC (Chi cục thống kê Đức Trọng,
2014). Theo báo cáo của Phan Đinh Phúc (2015) thì nhiệt độ nước của các ao nuôi của
Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Trung ở xã Hiệp Thạnh, Đức
Trọng trong năm 2015 có nhiệt độ nước thấp nhất vào tháng 1, trung bình 21,6ºC (dao

động từ 18 - 24ºC), và cao nhất vào tháng 4, trung bình là 26,6oC (dao động 21 - 30oC)
(Phan Đinh Phúc, 2015).
Đức Trọng là một trong những địa phương có nghề nuôi cá nước ngọt tương
đối phát triển trong tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá
truyền thống giá trị kinh tế thấp như trắm cỏ, chép, trôi, rô phi, mè trắng, mè
hoa,…Huyện Đức Trọng có tiềm năng mặt nước để ni thủy sản cả về nuôi ao hồ nhỏ
và nuôi lồng ở hồ chứa. Một số đối tượng ni có giá trị kinh tế và hiệu quả cao hiện
nay chưa được nghiên cứu và phổ biến nuôi rộng rãi trên địa bàn huyện để nâng cao
giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản của huyện.
Xuất phát từ những thực tế nêu trên, đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm nuôi thương
phẩm cá thát lát cườm (Chitala ornata, Gray 1831) tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm
Đồng” đã được phê duyệt thực hiện từ năm 2016 đến năm 2018.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1 Đặc điểm sinh học của cá thát lát cườm
Cá thát lát cườm còn gọi cá còm, tên khoa học là Chitala ornata (Gray, 1831)
thường phân bố tự nhiên ở Ấn Độ, Pakistan, Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal,
Thái Lan và Indonesia (Azadi và ctv, 1994; Mirza, 2004). Ở khu vực Đông Nam Á cá
phân bố nhiều ở các nước Lào, Thái Lan, Myanma, tập trung nhiều nhất ở các thủy
vực từ thượng nguồn cho đến vùng hạ lưu của sông Chao Phraya và sông Mekong.
Theo Steba (1989) và Khan (2000) cá thát lát cườm phân bố ở khu vực Nam và
Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, Bangladesh, Ấn
Độ, Pakistan.

8


Cá thát lát cườm sống ở những vùng nước sâu của các con sông, kênh rạch, hồ
chứa nước và ao đầm (Islam và Hossain, 1983).
Rahman (1981) nghiên cứu về đặc điểm môi trường sống tự nhiên của cá thát
lát cườm thích sống ở mơi trường nước hơi acid, pH 5,5 -8,5; ngưỡng nhiệt độ nước từ

20 - 30ºC và độ mặn tối đa 66‰.
Trong tự nhiên, cá thát lát cườm là loài ăn tạp, thiên về thức ăn động vật. Thức
ăn trong dạ dày của cá thát lát cườm bao gồm côn trùng ở nước, nhuyễn thể, tôm và cá
nhỏ (Rahman, 1989).
Theo nghiên cứu của Hosain và ctv (1990) trong dạ dày cá thát lát (Notopterus
notopterus Pallat) cỡ cá 99 - 281 mm có 25,09% là giáp xác và 17,41% là cá, 14,95%
côn trùng, 14,51% mùn bã hữu cơ, 20,18% mảnh thực vật, 0,4% tảo, 0,11% nguyên
sinh động vật và 0,47% động vật thân mềm.
Thức ăn ưa thích của thát lát cườm là giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể và cá. Cá
và tép là loại thức ăn ưa thích nhất của chúng. Cá chiếm tỷ lệ từ 20,05 - 40,65% trong
dạ dày cá còm, còn giáp xác chiếm 3,5 - 38,39% và các tỷ lệ này phụ thuộc vào các
vùng sinh sống khác nhau của cá thát lát cườm ở Ấn Độ (Sarkar và Deepak, 2009).
Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của thát lát cườm gồm có tảo lục (4%), tảo
khuê (4%), tảo lam (3%), giáp xác (10%), nguyên sinh động vật (5%), mùn bã hữu cơ
(3%), nhuyễn thể (13%), luân trùng (4%), côn trùng (15%), thực vật bậc cao thủy sinh
(5%), cát và bùn (4%), cá (28%) và một số thức ăn không xác định được (2%) (Sarkar
và Deepark, 2009).
Theo Sarkar và ctv (2008) cá thát lát cườm thu được từ lưu vực sông Bhagirati,
Koshi, Saryu và Ganga lớn nhất 6 năm tuổi tương ứng với chiều dài cá từ 103,3 107,4 cm. Cá thát lát cườm bắt được ở lưu vực sơng Banga, Ấn Độ có chiều dài từ 31 120 cm và khối lượng từ 0,55 - 21,0 kg.
Cá thát lát cườm có hình dáng tương tự cá thát lát nhưng kích cỡ cơ thể lớn và
tăng trưởng nhanh. Khối lượng cơ thể cá thát lát cườm có thể đạt cực đại đến 4.950 g
và chiều dài toàn thân đạt 100 cm (Quddus và Safi, 1983; Rhaman, 1989). Cá thể lớn
nhất được ghi nhận có khối lượng thân đến 19 kg (Azadi và ctv., 1994).
Cho đến nay, chưa tìm thấy tài liệu về ni thương phẩm cá thát lát cườm ở
nước ngoài. Nghiên cứu về cá thát lát cườm ở nước ngoài chủ yếu là phân loại, đặc

9


điểm sinh học, kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm làm cảnh và sản xuất nhân tạo trong điều

kiện thí nghiệm.
Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu trong nước đối với cá thát lát cườm
mới bắt đầu từ những thập niên 90 trở lại đây, chủ yếu tập trung vào mơ tả đặc điểm
sinh học, hình thái, phân bố, và ni thương phẩm.
Theo Mai Đình n và ctv (1992), cá thát lát cườm phân bố tự nhiên ở sông lớn
Mekong, từ Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long (sơng Tiền, sơng Hậu),
trong đó phân bố nhiều ở lưu vực sơng Cửu Long và ít gặp ở sơng Đồng Nai. Cá thát
lát cườm còn phân bố ở các hồ tự nhiên và hồ chứa ở khu vực Tây Nguyên (Nguyễn
Văn Hảo, 2005). Mùa nước lũ, cá đi vào các đồng ruộng ngập nước sinh sống, mùa
khô cá ra sống ở các rạch lớn, sơng chính, các vực nước sâu. Trong điều kiện tự nhiên,
cá sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng đáy, thích yên tĩnh hay chui rúc trong các rặng cây
và hốc đá. Chúng thường sống ở những nơi nước tĩnh, chịu được môi trường chật hẹp,
nước có lượng oxy hịa tan thấp nhờ có cơ quan hơ hấp phụ. Ngồi ra, cá thát lát cườm
có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi, ít bệnh tật. Đây là một trong những
đặc tính có thể ứng dụng trong nuôi cá thâm canh với mật độ và năng suất cao trong ao
và lồng bè. Cá có khả năng chịu lạnh kém, khi nhiệt độ dưới 10ºC kéo dài vài tuần cá
sẽ chết. Ngưỡng nhiệt độ lạnh gây chết cá thát lát cườm cũng tương tự như cá rơ phi
và cá tra.
Cá thát lát cườm thích sống trong mơi trường có nhiều thực vật thủy sinh lớn,
pH nước 6,5 - 7, nhiệt độ thích hợp cho cá từ 26 - 28ºC (Dương Nhựt Long, 2004).
Theo Lã Thị Ánh Nguyệt (2011) nhiệt độ không sinh học của cá thát lát cườm
là 11,6ºC. Cá 1 -50 ngày tuổi có ngưỡng nhiệt độ dưới dao động trong khoảng 10,1ºC,
ngưỡng nhiệt độ trên từ 41 -41,7ºC; ngưỡng độ mặn của cá là 11 -12‰, ngưỡng pH
thấp là 3,5 - 4,5 và ngưỡng oxy là 0,53 - 0,77 mg/L.
Theo Nguyễn Chung (2006) thì mơi trường thích hợp cho cá thát lát cườm sinh
trưởng và phát triển là: Nhiệt độ nước từ 20 - 30ºC; pH từ 5,5 - 8,5; hàm lượng oxy
hịa tan từ 3 - 8mg/L.
Hệ tiêu hóa của thát lát cườm gồm miệng, thực quản, dạ dày và ruột. Cá có
miệng trước, rộng, rạch miệng xiên và kéo dài ra khỏi mắt, xương hàm trên phát triển.
Răng nhiều, nhọn, mọc ở hàm dưới trên phần giữa xương trước hàm, trên xương khẩu

cái, xương lá mía và lưỡi. Ngồi ra cịn có đám răng nhỏ mịn trên xương bướm phụ, vì
10


vậy chúng có thể bắt giữ, cắn xé con mồi. Thực quản của cá ngắn, rộng và vách hơi
dày. Dạ dày hình chữ J có vách hơi dày. Ranh giới giữa ruột non và ruột già không
phân biệt rõ ràng. Tỉ lệ Li/L0 = 0,3 cho nên đây là loài ăn động vật (Dương Nhựt
Long, 2004).
Theo Nguyễn Chung (2006), cá thát lát cườm có miệng rộng, răng sắc nhọn, là
lồi cá ăn tạp nghiên về động vật, thức ăn ưa thích là động vật đáy, cá, giáp xác nhỏ và
cơn trùng. Chúng cũng ăn thực vật thủy sinh và thực vật phù du, nhưng chỉ chiếm 20 30% trong tổng khối lượng thức ăn. Cá thát lát cườm bơi chúc đầu xuống đáy để tìm
kiếm thức ăn, ban ngày cá ít kiếm ăn, chỉ ẩn nấp vào chỗ tối, yên tĩnh, cá hoạt động
mạnh vào lúc chiều tối. Tính ăn của cá khơng ổn định, cá có thể bỏ ăn cho đến kiệt sức
và nhiễm bệnh chết nếu như có hiện tượng sốc môi trường, thay đổi mồi đột ngột hay
bắt cá phải ngừng ăn dài ngày khi vận chuyển. Do đó, trong điều kiện ni khơng nên
gây sốc mơi trường hoặc thay đổi mồi đột ngột mà phải tập cho cá quen dần với thức
ăn mới và cho cá ăn đúng giờ. Cá thát lát cườm có các đặc điểm thích nghi với đặc
tính bắt mồi sống và chủ động: thân hình thoi, dẹp bên giúp cá di chuyển nhanh nhẹn
và nhẹ nhàng; miệng rộng có nhiều răng sắc nhọn; mang có 4 cung mang; lược mang
thưa và ngắn. Giai đoạn cá bột, 1 - 4 ngày sau khi cá nở, cá dinh dưỡng bằng nỗn
hồng. Giai đoạn cá 4 - 8 ngày tuổi, cá ăn Moina, Daphnia. Từ ngày thứ 9, cá có thể ăn
giun quế, ấu trùng giáp xác, cơn trùng. Sau 50 ngày tuổi cá có tính ăn giống cá trưởng
thành.
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2004) do cá thát lát cườm có
đặc tính ăn động vật nên khi sử dụng thức ăn hỗn hợp các hàm lượng carbonhydrate
cao để ni cá thì chúng phải được tập cho ăn từ nhỏ. Cá có đặc tính sống quần đàn,
khi lớn đặc tính này vẫn cịn nhưng cá tự phá bầy săn mồi riêng lẻ. Cá sống chủ yếu ở
tầng giữa và tầng đáy nhưng trong thực tế nuôi thương phẩm cá vẫn ăn mồi ở tầng
mặt, cũng tranh mồi như những loài cá khác nếu như tập cho ăn đúng giờ.
Từ cá bột mới nở đến cá con 3 - 4 cm mất khoảng 30 - 40 ngày. Cá chậm lớn và

phải mất thêm 30 - 40 ngày nữa cá mới đạt chiều dài 12 - 15 cm. Trong nuôi thương
phẩm, từ tháng thứ 3 cá tăng trưởng nhanh, sau 6 tháng ni cá có thể đạt khối lượng
400 - 500 g và sau 1 năm cá có thể đạt 1kg. Mỗi năm sau cá có thể tăng trọng thêm 1 1,2 kg (Nguyễn Chung, 2006).

11


Theo Dương Nhựt Long (2004) so với cá cùng họ thì cá thát lát cườm có tốc độ
sinh trưởng nhanh hơn cá thát lát thường. Cá tăng trưởng nhanh, thông thường cá sau 1
năm tuổi có chiều dài trung bình khoảng 30 - 40 cm và nặng từ 800 - 1.200 g/con.
Trong ao ni, cá thát lát cườm có thể đạt kích cỡ 500 - 600 g/con sau 6 tháng ni.
2.2 Tình hình ni thương phẩm cá thát lát cườm
Ở Việt Nam hiện nay, cá thát lát cườm đã được ni khá phổ biến ở các tỉnh
phía Nam, đây là một trong những khu vực có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự sinh
trưởng và phát triển của cá thát lát cườm. Nghề nuôi cá thát cườm phát triển mạnh ở
một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, và Vĩnh Long.
Nghề nuôi cá thát lát cườm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với
nuôi các đối tượng cá nước ngọt khác như cá tra, cá rô phi hay cá mè, trơi, trắm, chép.
Nhờ có cơ quan hơ hấp phụ nên có thể ni cá thát lát cườm ở mật độ cao. Ở huyện
Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang, năng suất ni cá thát lát cườm trong ao đất có thể đạt
đến 38 tấn/ha/năm và trong vèo lưới là 14,9 kg/m2. Chiều dài trung bình của cá giống
từ 7,8 - 7,9 cm, sau thời gian nuôi là 6 - 7 tháng thì đạt khối lượng trung bình là 506 510 g/con. Mật độ ni trong ao trung bình là 9 con/m2 và nuôi trong vèo lưới là 40,8
con/m2. Tỷ lệ sống trong ao trung bình là 80% và trong vèo là 70% (Trần Văn Việt,
2015).
Trong những năm gần đây, cá thát lát cườm đã được nuôi thử nghiệm ở một số
địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mơ hình
ni cá thát lát cườm bằng thức ăn công nghiệp do Trung tâm Khuyến nông Hậu
Giang triển khai với việc tư vấn về kỹ thuật kết hợp giữa thức ăn tươi sống và công
nghiệp, chỉ trong vụ đầu tiên áp dụng mơ hình này, ông Trần Văn Sang ở ấp 9 xã Vị
Thắng đã thu hoạch 30.000 con cá thát lát cườm sau gần 6,5 tháng thả nuôi, đạt sản

lượng cá thương phẩm là 14 tấn, thu về lợi nhuận trên 150 triệu đồng. Ơng Sang cho
biết, việc ni cá thát lát có tỉ lệ rủi ro thấp do lồi cá này ít bệnh, trong khi càng để
lâu thì càng bán được giá và xuất khẩu được (, 2014).
Với 23.000 con cá thát lát cườm thả nuôi trong ao nuôi 300 m2 của ông Nguyễn
Văn Thành tại xã An Long, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) sau gần 6 tháng nuôi, thu
hoạch tới 6 tấn cá thương phẩm, bán giá 60.000 đồng/kg, thu nhập trên 360 triệu đồng,
trừ các khoản chi phí lãi hơn 60 triệu đồng. Theo ông Thành, cá thát lát cườm rất dễ
nuôi, tỷ lệ hao hụt thấp. Nếu được cho ăn đầy đủ, thay nước thường xuyên và phòng
12


ngừa dịch bệnh kịp thời, cá rất mau lớn, cho lợi nhuận cao (, 2015).
Tại xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, 3 năm gần đây cá thát lát
cườm đã giúp nhiều hộ dân cải thiện đáng kể kinh tế gia đình. Tồn xã có trên 30 hộ
dân nuôi cá thát lát cườm, cho lợi nhuận hàng chục triệu đồng/vụ nuôi. Anh Lê Văn
Dai, ở ấp 3 cho biết lúc đầu thả nuôi 2.000 con cá thát lát cườm, đến khi xuất bán tính
hết chi phí, lợi nhuận thu được khoảng 20 triệu đồng. Thấy nuôi cá thát lát cườm dễ
mà thu lợi nhuận cao nên anh tiếp tục ni. Với diện tích 300 m2 mặt nước và chia làm
2 ao, anh Dai nuôi được 3.000 con cá thát lát cườm. Khi cịn nhỏ cá được ni trong
vèo, sau đó mới đưa vào ao để khơng bị hao hụt. Thức ăn chủ yếu là cá tạp, ốc, cua,
nếu hết mồi tươi sống thì sử dụng thức ăn công nghiệp. Khi cá nuôi đạt khối lượng
khoảng 400 g/con là có thể xuất bán được. Thát lát khác với các lồi cá khác, khi giá
cá bị rớt thì người ni vẫn neo lại được để chờ giá, vì càng kéo dài thời gian ni thì
khối lượng cá càng tăng lên. Mỗi đợt xuất bán, tính hết chi phí, anh Dai còn lời từ 20
triệu đồng trở lên. Anh cho biết thêm, cá thát lát cườm cũng rất dễ nuôi, hàng ngày chỉ
cho cá ăn mà không cần phải tốn thêm nhiều thời gian chăm sóc như các loại cá khác.
Nhưng khi cá khoảng 3 - 4 tháng thì dễ bị bệnh xuất huyết đường ruột. Để phòng
ngừa chỉ cần mua thuốc đặc trị trộn vào thức ăn để cá dễ tiêu hóa
(, 2011).
Năm 2009, ơng Phạm Quang Tuyến ở xã Tân Khánh Trung, Lấp Vò, Đồng

Tháp bắt tay vào sản xuất trên vùng đất Cồn Ông chỉ với 300 con cá thát lát cườm.
Khác với mọi người là cho cá thát lát ăn tươi sống từ cá tạp, ông lại sử dụng thức ăn
công nghiệp. Theo ông, sử dụng thức ăn cơng nghiệp thì tỉ lệ thành cơng đạt hơn 87%,
trong khi sử dụng thức ăn tươi sống từ cá tạp thì tỉ lệ hao hụt sẽ nhiều, giá thành cao,
trong khi môi trường nước lại ô nhiễm. Hệ số thức ăn khoảng 1,37 kg/1 kg cá. Hiện
nay, ông đang có 4.000 m2 mặt nước với 9 lồng bè cặp sông chuyên canh con cá thát
lát cườm. Nếu như nuôi cá thát lát bằng thức ăn công nghiệp và nuôi với quy mô lớn là
hai điểm nổi bật ở ông Tuyến thì nuôi cá thát lát trên lồng bè là điểm mới nổi bật thứ
ba. Theo ông, với môi trường nước tự nhiên, cá thát lát sẽ phát triển nhanh hơn so với
nuôi trong ao đầm (, 2011).
Lê Thị Thùy Trang (2012) thực hiện nghiên cứu xác định nhu cầu protein của
cá thát lát cườm với nguồn cá ban đầu có khối lượng trung bình từ 64 - 65 g. Thí
nghiệm thực hiện với 4 mức protein tương ứng với 4 nghiệm thức thức ăn là 30%,
13


35%, 40% và 45% cho thấy hàm lượng protein khác nhau trong thức ăn không ảnh
hưởng đến tỷ lệ sống của cá. Cá tăng trưởng chậm nhất ở nghiệm thức 30% protein
(4,5 g) và cao nhất ở nghiệm thức 40% protein (17,68 g). Ở hàm lượng protein 40,75%
thì cá đạt tăng trưởng tối đa. Hàm lượng protein trong thức ăn để cá tăng trưởng nhanh
nhất là 39,4%. Qua đó kết luận nhu cầu protein trong thức ăn cho cá thát lát cườm cỡ
64 - 65 g để cá tăng trưởng tối ưu là 36 - 38%. FCR dao động trong khoảng 1,53 - 4,44
và thấp nhất ở nghiệm thức 35% - 45% protein.
Lã Ánh Nguyệt (2008) đã thí nghiệm sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi
thương phẩm cá thát lát cườm cho thấy cá có khả năng sử dụng được thức ăn cơng
nghiệp nhưng khơng thể thay thế hồn tồn cho thức ăn cá tạp. Khối lượng trung bình
của cá ở nghiệm thức thức ăn cá tạp và thức ăn 50% cá tạp xay + 50% thức ăn công
nghiệp (hiệu Cargill) cao hơn, cá sinh trưởng và phát triển tốt hơn (296 g và 305 g) cá
ăn 100% thức ăn công nghiệp và kết hợp 25% cá tạp xay + 75% thức ăn công nghiệp
(207 g và 264 g). Sự phối trộn 50% cá xay và 50% thức ăn công nghiệp trong khẩu

phần thức ăn cho mức tăng trọng (305 g) và tỷ lệ sống (77%) cao nhất. Hệ số tiêu tốn
thức ăn trong nghiệm thức thức ăn cá tạp là 9,65; thức ăn kết hợp 3,93; và thức ăn
công nghiệp là 4,64.
Trần Hiền Huynh (2013) đã tiến hành thí nghiệm ni cá thát cịm thương phẩm
với 2 loại thức ăn là thức ăn tươi sống (cá rô phi là chủ yếu) (Nghiệm thức 1) và thức
ăn công nghiệp (Nghiệm thức 2). Cá giống có kích thước và khối lượng trung bình 9,7
± 0,9 cm, 3,64 ±1,05g. Sau 4 tháng ni, chiều dài trung bình của cá ni ở nghiệm
thức 1 là 36,8 ± 1,8 cm, ở nghiệm thức 2 thấp hơn 24,2 ± 2,7 cm. Khối lượng trung
bình của cá nuôi ở nghiệm thức 1 là 335,75 ± 69,68 g cho kết quả cao hơn nhiều so với
nghiệm thức 2 là 85,99 ± 41,43 g. Tỷ lệ sống của cá nuôi ở nghiệm thức 1 đạt 84 ±
13,06 % cao hơn nghiệm thức 2 75 ± 6,06%. Hệ số tiêu tốn thức ăn trong thí nghiệm ở
nghiệm thức ăn cá tạp 5,56 ± 1,46, nghiệm thức thức ăn công nghiệp 2,96 ± 0,82.
Năng suất cá nuôi ở nghiệm thức 1 là 1.729 ± 555,48 kg/1000 m2 ở nghiệm thức 2 là
330,17 ± 62,89 kg/1.000 m2. Hạch toán kinh tế cho thấy nuôi cá thát lát cườm bằng
thức ăn công nghiệp chưa mang lại hiệu quả kinh tế.
Trần Minh Kiên (2014) đã thí nghiệm ni cá thát lát cườm ở Vĩnh Long với 2
mật độ là 10 con và 20 con từ cỡ giống từ 4,77 – 4,97 g/con, sau 3 tháng nuôi nghiệm
thức 1 (10 con/m2) đạt khối lượng trung bình 161,68 ± 29,74 g/con, nghiệm thức 2 (20
14


con/m2) 139,85 ± 43,49 g/con. Kết quả nuôi thực nghiệm cho thấy cá thát lát cườm ở
mật độ 10 con/m2 tốc độ tăng trưởng, mức độ đồng đều tốt hơn 20 con/m2.
Từ năm 2013 -2015, tỉnh Kon Tum đã triển khai dự án nơng thơn miền núi
“Xây dựng mơ hình nuôi thương phẩm một số đối tượng cá kinh tế trên hồ chứa Plei
Krông, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum” trong đó mơ hình ni cá thát
lát cườm nuôi trong hồ chứa đem lại hiệu quả kinh tế cao (Trung tâm Quốc gia giống
thủy sản nước ngọt miền Trung là đơn vị chuyển giao công nghệ). Với 10 lồng ni, từ
kích cỡ cá thả 7,32 g/con sau khoảng 13 tháng cá đạt khối lượng bình quân 553,2
g/con, tỷ lệ sống đạt 65,2% với hệ số thức ăn là 1,7 cho mức lợi nhuận 3,11 triệu

đồng/lồng với giá cá bán là 65.000 đ/kg. Năng suất nuôi là 13,7 kg/m3. Tính trên 10
lồng ni, lợi nhuận đạt 31,13 triệu đồng. Thức ăn chủ yếu là thức ăn tổng hợp kết hợp
với cá tạp (Tạ Thị Diệu và ctv, 2015).
Theo Lê Thị Hồng Hà (2014), từ 2012 – 2013 Trung tâm KHKT và sản xuất
giống thủy sản Quảng Ninh đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng nuôi cá thát lát
cườm (Chitala ornata) tại Quảng Ninh”. Đề tài đã thực hiện 4 mơ hình ni với 4 hộ
dân. Thời gian ni là 8 tháng, kích cỡ thả giống là 5 - 7 cm/con, kích cỡ cá thu hoạch
là 325,8 - 400 g/con. Tỷ lệ sống từ 80 - 90%. Nhiệt độ nước trung bình ngày từ 18 - 34
o

C, vào buổi sáng nhiệt độ dao động từ 18 – 33,5oC, vào buổi chiều nhiệt độ dao động

từ 15 – 36oC.
Theo Đồn Khắc Độ (2008), mật độ ni thương phẩm cá thát lát cườm (nuôi
đơn) là từ 10 - 15 con/m2. Công thức chế biến thức ăn của cá thát lát cườm có thể dùng
bột cá từ 45 - 55 %, cám gạo từ 30 - 35%, cám tổng hợp hoặc bột bắp (6 - 10%), và
các chất phụ gia khác.
Theo Lê Văn Diệu và ctv (2018), mơ hình cá thát lát cườm đã được triển khai
nuôi tại 4 hộ với tổng số lồng nuôi là 4 lồng (1 lồng ni/hộ) và tổng thể tích là 1.200
m3 tại hồ thủy điện Sê San 4 tỉnh Kon Tum từ năm 2016 đến năm 2017. Cỡ cá thả có
chiều dài trung bình là 9 cm và khối lượng trung bình là 11 g. Thức ăn chủ yếu là cá
tạp kết hợp với thức ăn công nghiệp. Sau 12 tháng nuôi, cá đạt khối lượng trung bình
851 g/con và chiều dài trung bình 46 cm/con. Tổng khối lượng cá thu hoạch là 3.600
kg. Tỷ lệ sống của của cá ni đạt trung bình là 58,7%. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)
trung bình là 2,3. Năng suất ni trung bình đạt 30 kg/m3.

15


Theo Đồn Khắc Độ (2008), trong q trình ni thương phẩm cá thát lát cườm

thường hay mắc các bệnh như bệnh nhiễm khuẩn huyết Areomonas, bệnh nhiễm khuẩn
Pseudomonas, bệnh do nhóm vi khuẩn Streptococcus, bệnh nhiễm khuẩn huyết
Edwardsiella.
Theo Lê Văn Diệu và ctv (2018), cá thát lát cườm nuôi trong lồng ở Kon Tum
thường phát hiện nhiễm bệnh xuất huyết hay còn gọi là bệnh đỏ lườn. Triệu chứng là
phần bụng cá kéo dài từ mang đến hậu môn, gốc các vây, vòm miệng bị xuất huyết. Cá
bị nhiễm bệnh bơi lờ đờ, tách đàn. Bệnh gây chết rải rác. Chẩn đoán do vi khuẩn
Aeromonas hydrophila gây ra. Đã điều trị bằng sử dụng kháng sinh amoxicillin, bố
sung thêm vintamin C và men tiêu hóa vào thức ăn, cho ăn liên tục trong 5-7 ngày. Kết
hợp dùng thuốc tím hoặc Iodine hòa nước tạt bên trong và xung quanh lồng nuôi. Hiệu
quả điều trị sau 1 tuần đạt tỷ lệ cá khỏi bệnh trên 95%. Bệnh xuất huyết ở cá thát lát
cườm có thể xuất hiện rải rác trong cả chu kỳ ni, khi mơi trường nước có sự thay đổi
đột ngột. Tuy nhiên, nếu áp dụng các biện pháp phịng bệnh tốt thì bệnh khơng xảy ra,
hoặc khi bệnh xảy ra, áp dụng biện pháp trị ngay từ đầu sẽ đạt hiệu quả trị bệnh gần
100%.
Ngồi các mơ hình ni đơn cá thát lát cườm, hiện nay có nhiều mơ hình ni
ghép giữa các thát cườm với các lồi cá khác. Có thể kể đến một vài mơ hình nuôi cá
thát lát cườm ghép với cá chép và cá sặc rằn. Năm 2013, hộ ông Nguyễn Văn Ái ở ấp
Gò Sầm, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được Trung tâm
Khuyến nông tỉnh chọn để thực hiện mơ hình ni ghép cá thát lát cườm với cá chép
V1 trên diện tích 1.000 m2. Cá giống được đặt mua ở địa chỉ tin cậy, con giống có chất
lượng tốt (màu sắc tươi sáng, cá khỏe mạnh, không bị dị dạng, không bị trầy xước,
không có dấu hiệu bệnh), kích thước giống 8 – 10 cm. Để khắc phục tình trạng ăn thịt
lẫn nhau thì phải thả con giống cá chép V1 có kích cỡ bằng hoặc lớn hơn con giống cá
thát lát cườm. Mật độ thả: Cá thát lát cườm: 10 con/m2; Cá chép V1: 0,5 con/m2. Tổng
số cá thát lát cườm là 10.000 con và tổng số cá chép V1 là 500 con. Thức ăn của cá là
cá tạp xay nhuyễn với khẩu phần ăn từ 10% – 12% so với khối lượng cá thả. Hàng
ngày cho cá ăn 2 lần (buổi sáng: 7 – 8h; buổi chiều: 17 – 18h). Kết quả, sau thời gian
nuôi 7 tháng khi cá thát lát cườm đạt kích cỡ 3 con/kg, cá chép V1 đạt kích cỡ 1
kg/con. Theo tính tốn của chủ hộ ni: so với mơ hình ni đơn cá thát lát thì ngồi

việc thu được lợi nhuận (trên 100 triệu) từ cá thát lát cườm ra còn giảm được đáng kể
16


chi phí thuốc, hóa chất, vi sinh phịng trị bệnh và cải thiện môi trường ao nuôi, tăng
thêm sản lượng cá chép V1 (tính cho 1.000 m2) khoảng 450 kg thì thu nhập tăng thêm
trên 40 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí con giống, thức ăn (FARMVINA, 2018).
Ơng Nguyễn Văn Đồng, ở ấp Tân Dinh là người tiên phong trong xã Phú Thành
A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao.
Sau nhiều năm vất vả nuôi đủ mọi đối tượng như cá lóc, cá tra, tơm càng xanh… mà
lợi nhuận không đáng kể nên năm 2013, ông Đồng quyết định đầu tư vốn cải tạo ao để
thực hiện mô hình ni cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn bằng thức ăn cơng nghiệp.
Ơng Đồng cho biết, mặc dù nguồn vốn đầu tư nuôi ban đầu rất cao so với các đối
tượng nuôi khác, nhưng việc nuôi cá ghép trong cùng một ao như vậy có rất nhiều lợi
thế như: cá sặc rằn ăn rong tảo, chất thải và thức ăn thừa của cá thát lát cườm; lọc
được môi trường nước, giữ gìn vệ sinh ao ni sạch sẽ… Tháng 3/2013, ông Đồng tiến
hành cải tạo 1.500 m2 mặt nước ao cạnh nhà, lên bờ bao, vét đáy ao và làm vệ sinh
sạch sẽ bằng vôi bột rồi phơi đáy ao khoảng 1 tuần. Tiếp đó, ơng Đồng bơm nước vào
ao và tìm diệt các loại cá lóc, trê, ếch, rắn… rồi để khoảng 3 ngày cho nước trong ao
có màu xanh của rong - tảo. Sau đó, ơng Đồng bắt đầu cho thả 15 kg cá sặc rằn giống
vào ao ương nuôi. Khoảng 2 tuần sau, ông Đồng tiếp tục thả 10.000 con cá thát lát
cườm giống vào ao để nuôi ghép chung. Nguồn thức ăn cho đàn cá nuôi ghép được
ông Đồng sử dụng là thức ăn viên cơng nghiệp có độ đạm cao trộn với các loại cá, tép
xay nhuyễn. Lúc đầu, ông Đồng cho cá ăn 3 buổi trong ngày và hơn một tháng sau,
ông cho cá ăn 2 buổi trong ngày; đồng thời tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng
trưởng của cá. Trong q trình ni, ơng Đồng cịn thường xun cho thay nước ao,
phịng ngừa dịch bệnh kịp thời, chăm sóc đàn cá thát lát cườm và cá sặc rằn thật chu
đáo. Mỗi tháng một lần, ông trộn bổ sung lượng Vitamin C và khoáng chất vào thức ăn
để cho đàn cá ăn nhằm tăng sức đề kháng và giúp cá tăng trọng nhanh… Nhờ đó mà
sau hơn 6 tháng ni, ông Đồng cho tát ao và thu hoạch được 2 tấn cá thát lát cườm

thương phẩm, bán giá 60.000 đồng/kg và 350kg cá sặc rằn thương phẩm, bán
45.000đ/kg. Tổng thu nhập trên 135 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư và cơng
chăm sóc, ơng Đồng cịn lãi hơn 20 triệu đồng (Vietlinh, 2016).
Tóm lại, những nghiên cứu và thực nghiệm nuôi thương phẩm cá thát cườm
trong ao đã nêu rõ các bước kỹ thuật cụ thể về nuôi cá thát cườm như điều kiện ao
nuôi; chọn và thả cá giống; cho ăn; chăm sóc và quản lý; phịng và trị các bệnh thường
17


gặp (Nguyễn Chung, 2006; Đoàn Khắc Độ, 2008). Tạ Thị Diệu và ctv (2015) cũng đã
trình bày quy trình ni cá thát lát cườm thương phẩm bằng phương pháp nuôi lồng ở
Kon Tum trong đó cũng mơ tả đầy đủ các bước kỹ thuật từ mùa vụ nuôi, thời gian
nuôi, địa điểm đặt lồng bè, chuẩn bị hệ thống lồng bè, thả giống, cho ăn, quản lý lồng
nuôi, và thu hoạch. Tuy nhiên chưa có tài liệu nào so sánh đầy đủ về tốc độ tăng
trưởng của cá nuôi bằng thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp trong suốt q trình
ni thương phẩm, và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa mơ hình ni ao và lồng, và
chưa có thử nghiệm nào về cá thát lát cườm thương phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2.3 Khái quát điều kiện tự nhiên và tình hình ni trồng thủy sản tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh Lâm Đồng nằm ở khu vực Nam Tây Nguyên, nằm ở độ cao trung bình từ
800-1.000m so với mặt nước biển. Diện tích tự nhiên 9.765 km2, Lâm Đồng nằm trên
ba cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông suối lớn. Tỉnh Lâm Đồng
nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ
cao, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 18-25oC, thời tiết ơn hồ mát mẻ quanh năm.
Lượng mưa trung bình 1.750-3.150 mm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85-87%,
số giờ nắng trung bình cả năm 1.890-2.500 giờ. Nơng nghiệp là ngành kinh tế chính và
mũi nhọn của tỉnh [10].
Huyện Đức Trọng nằm ở vùng giữa của tỉnh Lâm Đồng, phía đơng bắc giáp
thành phố Đà Lạt, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía đơng giáp huyện Đơn Dương
và tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp huyện Di Linh và Lâm Hà. Diện tích tự nhiên 902,2

km2, chiếm 9,2% về diện tích. Đức Trọng là một trong những huyện có vị trí quan
trọng về phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Lâm Đồng, với ưu thế về nông nghiệp, lâm
nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp, dịch vụ. Trong đó, sản
xuất nơng lâm nghiệp là ngành sản xuất chính, thu hút 84,6% lao động xã hội [10].
Tỉnh Lâm Đồng là một trong những tỉnh Tây Nguyên có tiềm năng lớn để phát
triển nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt với đa dạng về diện tích, loại hình mặt nước,
hình thức nuôi và các vùng sinh thái nuôi thủy sản khác nhau. Nuôi trồng thủy sản của
tỉnh Lâm Đồng đã và đang phát triển mạnh trong những năm trở lại đây và tập trung ở
các huyện như Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh. Đối tượng nuôi cũng khá đa dạng, bên
cạnh các loài cá truyền thống như Trắm cỏ, Chép, Trôi, Rô phi, Mè trắng, Mè hoa,…

18


thì các đối tượng có giá trị kinh tế cao cũng đã được nuôi thử nghiệm và nhân rộng
như cá Tầm, cá Hồi, cá Chình,…
Căn cứ vào điều kiện vùng ni, khí hậu huyện Đức Trọng và các đánh giá trên
cho thấy có thể ni cá thát lát cườm tại huyện Đức Trọng. Tuy nhiên để xây dựng
quy trình ni và thực hiện mơ hình ni cá thát lát cườm thương phẩm thành công tại
huyện Đức Trọng trong điều kiện nhiệt độ nước thấp hơn, điều kiện thức ăn cá tạp và
điều kiện môi trường nước không bằng ở miền Tây Nam Bộ thì cần có một số điều
chỉnh cho phù hợp trong q trình nghiên cứu thử nghiệm ni thương phẩm đối tượng
này nhằm đưa loài cá này trở thành đối tượng nuôi phổ biến trên địa bàn tỉnh, góp
phần đa dạng hóa đối tượng ni và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Kết
quả nghiên cứu đề tài có ý nghĩa về mặt khoa học và một phần về kinh tế, là cơ sở
khoa học để xây dựng quy trình cơng nghệ ni thương phẩm cá thát lát trong ao nuôi
và lồng nuôi tại huyện Đức Trọng và khu vực Tây Nguyên.
3. Mục tiêu của đề tài

➢ Mục tiêu chung:

Xác định khả năng nuôi thương phẩm cá thát lát cườm trên địa bàn huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

➢ Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng quy trình ni cá thát lát cườm thương phẩm phù hợp với điều kiện
của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
- Sản xuất được 1.500 kg cá thát lát cườm thương phẩm, kích cỡ trung bình 400
- 600 g/con.
4. Giới hạn của đề tài
- Điều kiện: Đề tài nghiên cứu các chỉ tiêu về nuôi thương phẩm cá cá thát lát
cườm (Chitala Ornata, Gray 1831) trong điều kiện triển khai tại địa bàn huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
- Thời gian: Thời gian thực hiện đề tài là 30 tháng, từ tháng 6/2016 đến tháng
12/2018.
- Địa điểm: Các nội dung của đề tại được triển khai tại Trung tâm Quốc gia
giống thủy sản nước ngọt miền Trung, thôn Quảng Hiệp, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

19


- Quy mô: Sản xuất được 1.500 kg cá thát lát cườm thương phẩm, kích cỡ trung
bình 400 - 600 g/con..

20


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu và đối tượng nghiên cứu
1.1 Vật liệu nghiên cứu

Cá giống thát lát cườm được mua từ các trại giống uy tín, kích cỡ cá giống 8 10 cm. Cá giống đảm bảo chất lượng cho việc thả nuôi (khỏe mạnh, không bị xây xát,
phản xạ nhanh nhẹn, đồng đều).
Sử dụng các cơ sở vật chất, cơng trình hiện có tại huyện Đức Trọng để thực
hiện các nội dung của đề tài.
1.2 Đối tượng nghiên cứu
Tên khoa học: Chitala ornata (Gray, 1831)
Tên tiếng Anh: Clown featherback
Tên tiếng Việt: Cá thát lát cườm, cá cịm

Hình 1: Cá thát lát cườm Chitala ornata (Gray, 1831)
2. Địa điểm, quy mô và thời gian nghiên cứu
2.1 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài triển khai các nội dung tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt
miền Trung, thôn Quảng Hiệp, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Mơ hình ni được thực hiện trong ao nuôi tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm
Đồng.
Công tác phân tích mẫu, xử lý số liệu và viết báo cáo đề tài được thực hiện tại
Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Trung.
21


2.2 Quy mô nghiên cứu
Nghiên cứu các chỉ tiêu kỹ thuật để sản xuất được 1.500 kg cá thát lát cườm
thương phẩm, kích cỡ trung bình 400 - 600 g/con..
2.3 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong thời gian 24 tháng, từ tháng 6/2016 đến tháng
5/2018.
Nghiên cứu thử nghiệm
ni thương phẩm cá
thát lát cườm


Thí nghiệm ni trong
lồng (1 lồng)
- Thức ăn cơng nghiệp
- Thể tích 25 m3
- Mật độ 30 con/m3

Thí nghiệm ni trong
lồng (1 lồng)
- Thức ăn chế biến
- Thể tích 25 m3
- Mật độ 30 con/m3

Thí nghiệm ni ao
(1 ao)
- Thức ăn cơng nghiệp
- Diện tích 200 m3
- Mật độ 8 con/m2

So sánh tỷ lệ sống, tốc độ tăng
trưởng, tỷ lệ phân đàn của các thí
nghiệm làm cơ sở để xây dựng
quy trình dự thảo
Thực hiện và đánh giá hiệụ quả
mơ hình ni cá thát lát cườm tại
huyện Đức Trọng
Xây dựng quy trình kỹ thuật
ni thương phẩm cá thát lát
cườm tại Đức Trọng


Hình 2: Sơ đồ các bước tiến hành của đề tài

22


3. Nội dung nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và loại hình ni lên sinh trưởng của cá
thát lát cườm nuôi tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
- Thử nghiệm 2 loại thức ăn là công nghiệp và chế biến.
- Thử nghiệm nuôi thương phẩm trong ao và trong lồng bè.
3.2 Thực hiện và đánh giá hiệu quả mơ hình ni cá thát cườm tại huyện Đức
Trọng
- Xây dựng mơ hình ni trong ao đất.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình ni.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và loại hình ni lên sinh trưởng của cá
thát lát cườm
4.1.1 Thí nghiệm về ảnh hưởng của các loại thức ăn lên sinh trưởng của cá thát
lát cườm (Thí nghiệm 1)
a. Thiết kế thí nghiệm
- Địa điểm thí nghiệm: Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền
Trung ở thôn Quảng Hiệp, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
- Mục đích của thí nghiệm: Đánh giá loại thức ăn thích hợp, và kết hợp với thí
nghiệm 2 để đánh giá loại hình ni thích hợp.
- Loại hình ni: Nuôi trong lồng ở hồ chứa nước sâu 3 m, với 2 ơ lồng. Mỗi ơ
lồng có kích thước 2,5 m (cao) x 2,5 m (rộng) x 5 m (dài). Thể tích sử dụng là 25 m3
(tương ứng với độ sâu mức nước là 2,0 m).
- Các nhân tố thí nghiệm:
+ Nhân tố thức ăn gồm 2 công thức, mỗi cơng thức bố trí 1 lồng ni.
- Thức ăn cơng nghiệp (thức ăn Cargill) cho cá da trơn, hàm lượng đạm tối

thiểu từ 26 - 30%. Thành phần thức ăn, số lần cho ăn, khối lượng cho ăn theo khối
lượng cá trình bày theo bảng 1.

23


×