Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ 
THANH TỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
                                                           

Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng

NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC


Hà Nội ­ 2017

 LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Luận văn  “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ 
thanh tốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư  và Phát triển Việt Nam” là cơng 
trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số  liệu trong luận văn được sử  dụng trung  
thực, được trích dẫn và có tính kế  thừa, phát triển từ  các tài liệu, tạp chí, các 
cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố, các websites…Các giải pháp nêu trong 
luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và q trình nghiên cứu thực tiễn.

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ với đề  tài  “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ 


thanh tốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”  là kết quả 
của q trình cố gắng khơng ngừng của bản thân và sự giúp đỡ, động viên khích 
lệ của thầy cơ, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này, tơi xin gửi 
lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ  tơi trong thời gian học tập – nghiên cứu  
khoa học vừa qua.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy cơ Trường Đại học Ngoại 
thương, Khoa Sau Đại học, Khoa Tài chính Ngân hàng đã tạo điều kiện cho tơi 
hồn thành tốt cơng việc nghiên cứu khoa học của mình. Đặc biệt, tơi xin gửi lời 
cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Thịnh Văn Vinh (Học viện Tài chính), người  
đã quan tâm, hướng dẫn và chỉ  bảo tận tình trong suốt q trình tơi thực hiện 
luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với đồng nghiệp tại Ngân hàng  
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q  
trình thu thập số liệu, báo cáo phục vụ cơng tác nghiên cứu luận văn.
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATM

Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine)

CNTT

Cơng nghệ thơng tin


CN

Chi nhánh

ĐCTC

Định chế tài chính

ĐGD

Điểm giao dịch

KBNN
L/C

Kho bạc Nhà nước
Thư tín dụng (Letter of Credit)

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTVTT

Ngân hàng thành viên trực tiếp


NHTVGT

Ngân hàng thành viên gián tiếp

PGD

Phịng giao dịch

POS

Máy chấp nhận thanh tốn thẻ (Point of Sale)

QTK

Quỹ tiết kiệm

TGTT

Tiền gửi thanh tốn

TK

Tài khoản

TTSP

Thanh tốn song phương

TTĐP


Thanh tốn đa phương

UNC

Ủy nhiệm chi

UNT

Ủy nhiệm thu


DANH MỤC BẢNG 


DANH MỤC SƠ ĐỒ


TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh tốn của Ngân  
hàng TMCP Đầu tư  và Phát triển Việt Nam”   là đề  tài khơng mới. Tuy nhiên, 
bằng nỗ lực của mình, tác giả đã cố gắng chỉ ra những ưu điểm và hạn chế tồn 
tại trong hệ  thống thanh tốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư  và Phát triển Việt  
Nam, đồng thời đưa ra giải pháp có ý nghĩa thực tiễn hơn so với các cơng trình  
nghiên cứu cùng đề tài trước đây.
Theo đó, dịch vụ thanh tốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt  
Nam có rất nhiều ưu điểm so với dịch vụ thanh tốn của các ngân hàng khác như:  
các phương thức thanh tốn đa dạng (séc,  ủy nhiệm chi,  ủy nhiệm thu, thẻ, thư 
tín dụng); các kênh thanh tốn phong phú, hiệu quả  (hệ  thống thanh tốn song 
phương/đa phương, hệ thống điện tử liên ngân hàng, hệ thống thanh tốn bù trừ, 
hệ  thống SWIFT, dịch vụ  Western Union); quy trình thanh tốn được thực hiện 

theo hướng đơn giản hóa, hướng tới khách hàng; cơ  sở  vật chất kỹ  thuật hiện  
đại; phí dịch vụ  tương đối cạnh tranh; đội ngũ nhân sự  có chất lượng cao, kỹ 
năng tốt…
Mặc dù vậy, trên thực tế  cịn cho thấy một số tồn tại trong dịch vụ thanh  
tốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam như: tỷ lệ thanh tốn  
séc có xu hướng giảm, tỷ lệ thanh tốn bằng ủy nhiệm thu cịn thấp, hoạt động  
thanh tốn thẻ  phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, giao dịch thanh tốn 
của ngân hàng cịn phát sinh lỗi, làm chậm thời gian giao dịch cũng như gây mất  
niềm tin nơi khách hàng…
Trên cơ  sở  những hạn chế  nêu trên, tác giả  đã đề  xuất một số  giải pháp  
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ  tại Ngân hàng TMCP Đầu tư  và Phát triển 
Việt Nam có ý nghĩa thực tiễn. Cụ thể như: đẩy mạnh thanh tốn thẻ, ứng dụng  
cơng nghệ  thơng tin vào hoạt động thanh tốn, tăng cường cơng tác tư  vấn và 
chăm   sóc   khách   hàng,   cải   tiến   quy   trình   thanh   tốn,   tăng   cường   cơng   tác 
Marketing, hay đẩy mạnh liên kết với các ngân hàng trong việc cung  ứng sản 
phẩm dịch vụ thanh tốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… 
Trong q trình nghiên cứu, luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót,  


tác giả rất mong nhận được sự thơng cảm và góp ý từ Q thầy cơ.


10
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Năm 2017 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm then chốt trong việc thực hiện  
kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội 5 năm 2016 – 2020. Bên cạnh những yếu tố 
thuận lợi cho phát triển kinh tế ­ xã hội (nền kinh tế tiếp tục phục hồi, tình hình 
kinh tế  vĩ mơ cơ  bản  ổn định, lạm phát được kiểm sốt... ) cũng cịn nhiều khó 

khăn, thách thức tác động tới nền kinh tế  Việt Nam (những bất  ổn về chính trị, 
xung đột khu vực, tranh chấp chủ  quyền lãnh thổ  trên Biển Đơng;  chất lượng 
tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế  cịn thấp…). Để  đứng vững trong 
tình hình này, các ngân hàng thương mại Việt Nam buộc phải tìm giải pháp và  
hướng đi cho mình để nâng cao sức cạnh tranh bền vững. Khi doanh thu từ hoạt  
động tín dụng có xu hướng giảm dần thì việc phát triển các dịch vụ  ngân hàng,  
trong đó có dịch vụ thanh tốn đóng vai trị quan trọng, có tính chiến lược đối với 
sự phát triển của mỗi ngân hàng.
Được thành lập năm 1957, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư  và Phát  
triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng có lịch sử hoạt động lâu đời nhất trong hệ 
thống các tổ chức tín dụng Việt Nam. Qua 60 năm hoạt động, BIDV đã bồi đắp  
và gia tăng những yếu tố  phát triển bền vững cả  về  bề rộng, chiều sâu, cả  về 
quy mơ, phạm vi và lĩnh vực hoạt động. Với định hướng thu hẹp khoảng cách  
với các ngân hàng tiên tiến trên thế giới, BIDV đã hồn thiện, phát triển và nâng  
cao chất lượng dịch vụ  nhằm phục vụ  tốt nhất nhu cầu của khách hàng đồng 
thời duy trì khả năng cạnh tranh, đặc biệt là dịch vụ thanh tốn. 
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề  nói trên, tác giả  xin lựa chọn  
đề  tài  “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ  thanh tốn của Ngân hàng  
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu

Thực tiễn cho thấy, lợi ích của việc sử  dụng các phương tiện thanh tốn 


11
khơng dùng tiền mặt là khá rõ ràng bởi sự  tiện lợi và chi phí thấp cho xã hội.  
Theo Cơng ty cổ phần Thanh tốn quốc gia Việt Nam (NAPAS) năm 2016, tổng 
giá trị  giao dịch qua hệ thống này đạt 320.000 tỷ  đồng, tăng trưởng 50% so với  
năm 2015. Sự  dịch chuyển tỷ trọng giao dịch tiền mặt sang giao d ịch thanh tốn 
khơng dùng tiền mặt thực sự  là một tín hiệu tốt cho thị  trường. Theo đó, việc  

nâng cao chất lượng dịch vụ thanh tốn của ngân hàng từ  lâu đã được quan tâm 
chú trọng. Một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề này đã được thực hiện như:
­ Luận văn  “Phát triển dịch vụ  thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân  

hàng TMCP Đầu tư  và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Ngun”  của tác 
giả Lã Thị Kim Anh (2015);
­ Luận văn “Một số  giải pháp nâng cao chất lượng thanh tốn khơng dùng  

tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn  
tỉnh Thái Ngun” của tác giả Hồng Phương Thủy (2012);
­ Luận văn  “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ  thanh tốn tại Ngân  

hàng liên doanh Lào – Việt – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế  
quốc tế” của tác giả Khamsaveng Keoboualapha (2008);
­ Luận văn “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh tốn khơng dùng  

tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Cơng Thương khu vực II – Hai Bà Trưng – Hà  
Nội” của tác giả Nguyễn Như Mai (2004).
Những đề  tài trên đã chỉ  ra thực trạng, đánh giá thành tựu cũng như  hạn  
chế  của dịch vụ  thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại các ngân hàng, qua đó đề 
xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh tốn .  Tuy   nhiên,   các   phân  tích, 
đánh giá và các giải pháp cịn chung chung, mang nặng tính lý thuyết, đồng thời 
thời gian thực hiện nghiên cứu cũng khá lâu, khơng mang tính thời đại. Vì vậy, 
những cơng trình nghiên cứu trên chỉ  có giá trị  làm tài liệu trong nghiên cứu và 
tham khảo. Cho tới thời điểm hiện tại, ngay sau khi Quyết định số 2545/QĐ­TTg 
của Thủ tướng chính phủ được ban hành vào ngày 30 tháng 12 năm 2016 về việc 
Phê duyệt Đề  án phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai  


12

đoạn 2016 – 2020, thì chưa có một cơng trình nghiên cứu nào về  việc nâng cao 
chất lượng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư 
và Phát triển Việt Nam được thực hiện. Do đó, tác giả xin được lựa chọn đề  tài  
“Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh tốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư  và Phát  
triển Việt Nam”  để  nghiên cứu trong khn khổ  luận văn thạc sỹ  với mong 
muốn mang tới cái nhìn bao qt nhưng cũng sâu sát hơn về  chất lượng dịch vụ 
thanh tốn tại Ngân hàng BIDV trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu

Đề  tài nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ thanh tốn  
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu: chất lượng dịch vụ thanh tốn tại ngân hàng 

thương mại.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu: Trong khn khổ  của luận văn, luận văn chỉ 

giới hạn nghiên cứu chất lượng dịch vụ thanh tốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư 
và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2014 – 2016. 
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

­ Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ thanh tốn của ngân hàng  
thương mại.
­ Phân tích thực trạng về  chất lượng dịch vụ  thanh tốn của Ngân hàng  
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
­ Đề  xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ  thanh toán tại Ngân  

hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
­ Phương pháp thống kê
­ Phương pháp tổng hợp


13
­ Phương pháp phân tích, so sánh
7. Cấu trúc của luận văn

Ngồi các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục  
chữ viết tắt, danh mục bảng, biểu đồ, sơ  đồ, mục lục, nội dung chính của luận 
văn được thể hiện ở ba chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ thanh tốn của ngân hàng  
thương mại;
Chương   2:   Thực   trạng   chất   lượng   dịch   vụ   thanh   toán   của   Ngân   hàng  
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam;
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ  thanh toán của Ngân  
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.


14
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TỐN CỦA 
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về dịch vụ thanh tốn của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm dịch vụ thanh tốn của ngân hàng thương mại

Cùng với sự  phát triển nhanh chóng của nền kinh tế  hàng hóa, của cơng 
nghệ  thơng tin, các ngân hàng thương mại đã khơng ngừng đa dạng hóa và mở 

rộng phạm vi cung cấp các dịch vụ trong đó có dịch vụ thanh tốn.
Theo đó, dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng thương mại (hay cịn gọi là thanh 
tốn khơng dùng tiền mặt) là các dịch vụ mà trong đó ngân hàng thực hiện chi trả 
(hoặc thu hộ) theo u cầu của khách hàng bên trả với vai trị là trung gian thanh  
tốn.
Điều 15 Luật các tổ  chức tín dụng số  47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 quy 
định: “Các dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng bao gồm: thanh tốn bằng séc, thanh  
tốn bằng lệnh chi hoặc  ủy nhiệm chi (thanh tốn ủy nhiệm chi), thanh tốn nhờ 
thu hoặc ủy nhiệm thu (thanh tốn ủy nhiệm thu), thanh tốn bằng thẻ ngân hàng,  
thanh tốn bằng thư  tín dụng, và các dịch vụ  thanh tốn khác cho khách hàng 
thơng qua tài khoản của khách hàng.”
1.1.2. Các phương tiện thanh tốn qua ngân hàng thương mại
1.1.2.1.

Thanh tốn bằng séc
Séc là hình thức thanh tốn lâu đời, phổ biến nhất ở hầu hết các ngân hàng  

trên thế  giới. Thơng tư  số  22/2015/TT­NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2015 Quy 
định hoạt động cung ứng và sử dụng séc nêu: “Séc là giấy tờ có giá do người ký  
phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát trích một số  tiền nhất định từ  tài khoản  
thanh tốn của mình để  thanh tốn cho người thụ hưởng”. Các bên có liên quan 
đến thanh tốn bằng séc gồm có: người ký phát, người được trả  tiền, người thụ 


15
hưởng, người có liên quan, người thu hộ, người bảo lãnh, người được bảo lãnh.
Đặc điểm của séc là có tính thời hạn, chỉ có giá trị thanh tốn trong thời gian 
hiệu lực được quy định và tùy theo từng tiêu thức mà séc được phân chia thành  
nhiều loại. 
­ Căn cứ theo tính chất chuyển nhượng, séc có các loại: séc ký danh, séc vơ  


danh, séc theo lệnh. 
­ Căn cứ  vào nội dung thanh tốn, séc có các loại: séc lĩnh tiền mặt, séc  

chuyển khoản, séc bảo chi:
+ Séc chuyển khoản là séc mà người ký phát séc trực tiếp giao cho người  
thụ hưởng sau khi nhận được hàng hóa, dịch vụ. Người thụ hưởng séc sẽ nộp tờ 
séc vào ngân hàng phục vụ mình để được thanh tốn. Ngân hàng phục vụ người 
thụ hưởng có trách nhiệm chuyển tờ séc tới ngân hàng phát hành. Trên cơ  sở  tờ 
séc hợp lệ, ngân hàng phát hành sẽ  trích nợ  tài khoản của người phát hành séc,  
chuyển tới ngân hàng thụ  hưởng để  ghi có vào tài khoản của người thụ  hưởng  
séc. 
+ Séc bảo chi cũng là một dạng séc chuyển khoản thơng thường nhưng 
được ngân hàng phát hành đảm bảo khả năng chi trả bằng cách phong tỏa số tiền  
tương ứng với giá trị tờ séc. Người thụ hưởng tờ séc sẽ được ngân hàng phục vụ 
khi có ngay số tiền trên tờ séc.
Séc là phương tiện thanh tốn đơn giản. Tuy nhiên, cho đến nay séc vẫn là 
một phương tiện thanh tốn dựa trên cơ sở chứng từ với chi phí cao hơn so với  
những phương tiện thanh tốn khác. Mặt khác thanh tốn bằng séc có những khó  
khăn nhất định ở việc ứng dụng cơng nghệ trong thanh tốn.
Tại Việt Nam, séc là phương tiện thanh tốn do người ký phát lập dưới 
hình thức chứng từ  theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh tốn trả 
khơng điều kiện một số  tiền nhất định cho người thụ  hưởng. Trong đó “Người  
ký phát” là người lập và ký tên trên séc để ra lệnh cho người thực hiện thanh tốn  


16
thay mặt mình trả  số tiền ghi trên séc; “Người thực hiện thanh tốn” là tổ  chức  
cung  ứng dịch vụ  thanh tốn nơi người ký phát được sử  dụng tài khoản thanh 
tốn với một khoản tiền để ký phát séc theo thỏa thuận giữa người ký phát với tổ 

chức cung ứng dịch vụ thanh tốn đó; “Người được trả tiền” là người mà người  
ký phát chỉ định có quyền hưởng hoặc chuyển nhượng quyền hưởng đối với số 
tiền ghi trên tờ séc; “Người thụ hưởng” là người cầm tờ séc mà tờ séc đó:
­ Có ghi tên người được trả tiền là chính mình; hoặc 
­ Khơng ghi tên người được trả tiền hoặc ghi cụm từ “Trả cho người cầm  
séc”; hoặc 
­ Đã được chuyển nhượng bằng ký hậu cho mình thơng qua dãy chữ  ký 
chuyển nhượng liên tục.

Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh tốn bằng Séc
Nguồn: TS.Lê Thị Mận, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, 2010
(1) Dịch vụ thanh tốn bằng Séc bắt đầu bằng việc phát hành Séc trắng và 
tài khoản TGTT cho khách hàng. 
(2) Khách hàng của ngân hàng phát sinh các quan hệ  giao dịch với đối tác 
dẫn đến thanh tốn bằng séc. Tại đây khách hàng của ngân hàng ký phát séc 
chuyển tới người thụ hưởng.
(3) Ngân hàng nhận séc từ người thụ hưởng hoặc (3’) từ ngân hàng phục vụ 
người bán.
(4) Ngân hàng phục vụ người mua trích nợ tài khoản khách hàng.
(4’) Ngân hàng phục vụ  người mua trả  tiền mặt/chuyển khoản cho người thụ 
hưởng.
(5) Nếu ngân hàng phục vụ người mua nhận séc từ ngân hàng đại lý thì sẽ 
thực hiện thanh tốn bù trừ thơng qua Trung tâm thanh tốn bù trừ.


17
(6) Sau khi nhận được tiền từ ngân hàng phục vụ người mua, ngân hàng đại  
lý thực hiện ghi có tài khoản cho người thụ hưởng.

1.1.2.2.


Thanh tốn bằng lệnh chi, uỷ nhiệm chi

 Định nghĩa

Điều 3 Thơng tư số 46/2014/TT­NHNN ngày 31/12/2014 Hướng dẫn về dịch  
vụ  thanh tốn khơng dùng tiền mặt  quy định: “Dịch vụ  thanh tốn lệnh chi,  ủy  
nhiệm chi (sau đây gọi chung là dịch vụ  thanh tốn  ủy nhiệm chi) là việc ngân  
hàng thực hiện u cầu của bên trả  tiền trích một số  tiền nhất  định trên tài 
khoản thanh tốn của bên trả  tiền để  trả  hoặc chuyển tiền cho bên thụ  hưởng.  
Bên thụ hưởng có thể là bên trả tiền”.
Uỷ  nhiệm chi được áp dụng trong thanh tốn tiền hàng hố, dịch vụ, nộp 
thuế, trả nợ hoặc chuyển tiền của người sử dụng dịch vụ thanh tốn tại một chi  
nhánh ngân hàng hoặc giữa các chi nhánh, cùng hoặc khác hệ  thống trong phạm  
vi cả  nước. Trong vịng một ngày làm việc khi nhận được uỷ  nhiệm chi ngân 
hàng phải thực hiện ngay u cầu đó của chủ  tài khoản, nếu uỷ  nhiệm chi hợp  
lệ và số dư trên tài khoản đủ để thực hiện. Đây là hình thức thanh tốn đơn giản,  
nhanh chóng nên nó thường chiếm tỷ trọng lớn. 
Trường hợp hai chủ thể thanh tốn mở tài khoản tại hai Ngân hàng thì đơn 
vị  bán sau khi giao hàng cho đơn vị  mua, đơn vị  mua sẽ  lập UNC gửi đến ngân 
hàng phục vụ mình. Tại ngân hàng phục vụ đơn vị mua, sau khi kiểm tra tính hợp  
lệ của chứng từ sẽ tiến hành ghi nợ và chuyển theo liên ngân hàng/thanh tốn bù  
trừ trong ngày làm việc.


18
 Quy trình thanh tốn uỷ nhiệm chi

Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh tốn ủy nhiệm chi
Nguồn: TS.Lê Thị Mận, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, 2010

(1) Người bán cung cấp hàng hố, dịch vụ cho người mua.
(2) Người mua lập ủy nhiệm chi nộp vào ngân hàng phục vụ mình u cầu 
trích tài khoản của mình để thanh tốn cho người thụ hưởng.
(3)   Ngân   hàng   phục   vụ   người  mua   kiểm   tra   ủy   nhiệm  chi  do  bên  mua 
chuyển đến,  nếu hợp lệ  thì  tiến hành thanh tốn bằng cách trích tiền trên tài 
khoản   người   mua   (ghi   Nợ   tài  khoản  người   mua)   để   trả   tiền   cho   người  thụ 
hưởng ngay trong ngày theo các trường hợp:
+ (3a) Nếu người mua và người thụ hưởng đều có tài khoản tại cùng một  
ngân hàng, thì ngân hàng ghi Có vào tài khoản người thụ hưởng và gửi giấy báo  
Nợ cho người mua sau khi đã thu phí nghiệp vụ;
+   (3b)   Nếu   người   thụ   hưởng   có   tài   khoản   tại   một   ngân   hàng   khác   thì 
“chuyển tiền đi” theo phương thức thích hợp.
(4) Ngân hàng phục vụ người bán ghi Có vào tài khoản người bán và báo Có 
cho họ. Trường hợp người thụ  hưởng chưa mở  tài khoản tiền gửi tại bất cứ 
ngân hàng nào đó thì ngân hàng phục vụ  người thụ hưởng ghi Có vào tài khoản 
phải trả khách hàng và báo cho người thụ hưởng đến nhận tiền.
Nhận xét:  Ủy nhiệm chi có  ưu điểm là rất đơn giản, tiết kiệm chi phí,  
thuận tiện cho khách hàng sử  dụng và dễ  dàng trong việc  ứng dụng cơng nghệ 
thanh tốn hiện đại, nên tốc độ  thanh tốn nhanh, phạm vi rộng rãi. Đây là hình  
thức thanh tốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số thanh tốn qua ngân 
hàng.

1.1.2.3.

Thanh tốn nhờ thu, ủy nhiệm thu


19
 Định nghĩa


Điều 3 Thơng tư số 46/2014/TT­NHNN ngày 31/12/2014 Hướng dẫn về dịch vụ  
thanh tốn khơng dùng tiền mặt quy định: “Dịch vụ thanh tốn nhờ thu, ủy nhiệm thu 
(sau đây gọi chung là dịch vụ thanh tốn ủy nhiệm thu) là việc ngân hàng thực hiện theo 
đề nghị của bên thụ hưởng thu hộ một số tiền nhất định trên tài khoản thanh tốn của  
bên trả tiền để chuyển cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc 
ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng”.
Ủy nhiệm thu được dùng để  thu tiền hàng đã giao hoặc dịch vụ  đã cung 
ứng. Ngân hàng chỉ thu hộ trong trường hợp người trả tiền có mở tài khoản thanh 
tốn tại các tổ chức tín dụng có chức năng thanh tốn. Đồng thời, ngân hàng phải 
nhận được thơng báo bằng văn bản của khách hàng mua và bán hàng hóa, dịch vụ 
thống nhất thỏa thuận dùng hình thức thanh tốn UNT với điều kiện thanh tốn 
cụ thể.
 Quy trình thanh tốn uỷ nhiệm thu

Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh tốn ủy nhiệm thu
Nguồn: TS.Lê Thị Mận, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, 2010
(1) Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký, người bán tiến hành gửi hàng hoặc  
cung ứng dịch vụ cho bên mua.
(2) Người bán lập uỷ nhiệm thu kèm theo các hố đơn, vận đơn có liên quan 
gửi đến ngân hàng phục vụ  mình hoặc gửi trực tiếp đến ngân hàng phục vụ 
người mua (2’) để nhờ thu hộ tiền.
 (3) Ngân hàng phục vụ  người bán kiểm tra bộ  giấy tờ  uỷ  nhiệm thu, nếu  
hợp lệ và khớp đúng thì chuyển uỷ nhiệm thu và các chứng từ đến cho ngân hàng  
phục vụ người mua.
(4) Khi nhận các liên uỷ  nhiệm thu và các chứng từ  hố đơn do ngân hàng 


20
phục vụ  người bán chuyển  đến, ngân hàng phục vụ  người mua kiểm tra kỹ 
lưỡng để xác định tính hợp lệ đúng đắn của bộ chứng từ, nếu tất cả đều hợp lệ 

và khớp đúng, phù hợp với các điều kiện thanh tốn mà người bán đã thơng báo 
cho ngân hàng, thì ngân hàng phục vụ người mua tiến hành trích chuyển tiền trên  
tài khoản của người mua để thanh tốn cho người bán thơng qua ngân hàng phục  
vụ người bán.
(4a) Việc thanh tốn tiền tại ngân hàng phục vụ người mua phải hồn thành  
trong phạm vi một ngày làm việc kể  từ  ngày nhận được uỷ  nhiệm thu. Trong 
trường hợp tài khoản của người trả  tiền khơng đủ  tiền để  thanh tốn thì phải  
chờ khi tài khoản có đủ tiền mới thực hiện thanh tốn đồng thời tính số tiền phạt 
chậm trả để chuyển đến cho người bán.
(4b) Sau đó ngân hàng phục vụ người mua phải đóng dấu “Đã thanh tốn”  
lên các chứng từ, hố đơn rồi gửi cho người trả tiền kèm theo liên (2) giấy uỷ 
nhiệm thu làm giấy báo Nợ. Người mua dùng bộ  chứng từ  này để  nhận hàng 
khi hàng về tới bến.
(5) Khi nhận được tiền từ ngân hàng phục vụ người mua chuyển đến, ngân  
hàng phục vụ người bán ghi Có vào tài khoản của người bán, rồi ghi ngày tháng 
thanh tốn vào nơi qui định của giấy uỷ nhiệm thu và gửi cho người thụ  hưởng  
làm giấy báo Có.

1.1.2.4.

Thanh tốn bằng thẻ ngân hàng

 Định nghĩa

Thẻ  ngân hàng là cơng cụ  thanh tốn do ngân hàng phát hành thẻ  cấp cho 
khách hàng sử dụng thanh tốn hàng hố dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi  
số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp. 
Thẻ  ngân hàng ln được làm bằng Plastic theo kích cỡ tiêu chuẩn quốc tế 
và bao gồm các yếu tố: nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên và logo của nhà phát  



21
hành thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực và tên của chủ thẻ. Ngồi ra, trên thẻ cịn có thể 
có tên cơng ty phát hành thẻ hoặc thêm một số yếu tố khác theo tiêu chuẩn của tổ 
chức hoặc tập đồn thẻ quốc tế… 
Có rất nhiều tiêu thức để phân loại thẻ, nhưng chủ yếu người ta sử dụng 2 
phương thức chính: Phân loại theo cơng nghệ  sản xuất và phân loại theo tính 
chất thanh tốn của thẻ. 
­ Nếu căn cứ theo cơng nghệ sản xuất thẻ chia thành 3 loại: thẻ in nổi, thẻ 

từ và thẻ thơng minh.
­ Nếu căn cứ  vào tính chất thanh tốn có thể  chia thành: thẻ  tín dụng quốc 

tế (Credit card) và thẻ ghi nợ (Debit card). 
 Chủ thể tham gia q trình cung ứng dịch vụ thanh tốn thẻ
­ Tổ chức thẻ quốc tế: là tổ chức đứng ra liên kết các thành viên là các ngân 

hàng, tổ chức tín dụng, các cơng ty phát hành thẻ, đặt ra các quy tắc bắt buộc các  
thành viên phải áp dụng thống nhất theo một hệ  thống tồn cầu. Bất cứ  ngân 
hàng nào hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thanh tốn thẻ  quốc tế  đều phải là 
thành viên của một Tổ  chức thẻ quốc tế. Mỗi Tổ chức thẻ quốc tế đều có tên  
trên sản phẩm của mình. Khác với ngân hàng thành viên, Tổ  chức thẻ  quốc tế 
khơng có quan hệ  trực tiếp với chủ  thẻ  hay cơ sở chấp nhận thẻ, mà chỉ  cung  
cấp một mạng lưới viễn thơng tồn cầu phục vụ  cho quy trình thanh tốn, cấp 
phép cho ngân hàng thành viên một cách nhanh chóng.
­ Ngân hàng phát hành: là ngân hàng được sự  cho phép của tổ  chức thẻ 

hoặc cơng ty thẻ  trong việc phát hành thẻ  mang thương hiệu của mình. Ngân  
hàng phát hành trực tiếp tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở 
và quản lý tài khoản thẻ của khách hàng, quy định các điều khoản, điều kiện sử 

dụng thẻ cho khách hàng là chủ thẻ. Ngân hàng phát hành có quyền kí hợp đồng  
đại lý với bên thứ 3 là một ngân hàng hay một tổ  chức tín dụng khác trong việc 
thanh tốn hoặc phát hành thẻ. Định kỳ, ngân hàng phát hành phải lập bảng sao 


22
kê ghi rõ các khoản cụ thể đã sử dụng và u cầu thanh tốn đối với chủ thẻ tín  
dụng hoặc khấu trừ trực tiếp vào tài khoản của chủ thẻ ghi nợ.
­ Ngân hàng thanh tốn: là ngân hàng chấp nhận các giao dịch thẻ như một 

phương tiện thanh tốn thơng qua việc ký kết các hợp đồng chấp nhận thẻ  với 
các điểm cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Qua việc ký kết hợp đồng, các địa điểm  
cung cấp hàng hóa, dịch vụ này được chấp nhận vào hệ thống thanh tốn thẻ của 
ngân hàng, ngân hàng sẽ cung cấp các thiết bị đọc thẻ, đào tạo nhân viên về dịch 
vụ thanh tốn thẻ, quản lý và xử lý những giao dịch thẻ diễn ra tại địa điểm này. 
Trên thực tế, rất nhiều ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành, vừa là ngân hàng 
thanh tốn.
­ Chủ  thẻ: là cá nhân hay người được uỷ  quyền được ngân hàng cho phép 

sử  dụng thẻ  để  chi trả  các hàng hóa, dịch vụ  hay rút tiền mặt theo những điều 
kiện, quy định của ngân hàng. Một chủ thẻ có thể sở hữu một hay nhiều thẻ.
­ Cơ  sở  chấp nhận thẻ: là các đơn vị  cung ứng hàng hóa, dịch vụ có ký kết 

với ngân hàng thanh tốn về việc chấp nhận thanh tốn cho các hàng hóa, dịch vụ 
mà mình cung cấp bằng thẻ.

 Quy trình thanh tốn bằng thẻ


23


Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh tốn thẻ
 Nguồn: TS.Lê Thị Mận, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, 2010
­ Các đơn vị, cá nhân đến ngân hàng phát hành xin được sử  dụng thẻ  (ký  

quỹ  hoặc vay). Ngân hàng phát hành cung cấp thẻ  cho người sử dụng và thơng 
báo cho ngân hàng đại lý và cơ sở tiếp nhận thanh tốn thẻ.
­ Người sử dụng thẻ mua hàng hóa, dịch vụ và giao thẻ cho cơ sở chấp nhận  

thẻ.
­ Trong vịng 10 ngày, cơ sở chấp nhận thẻ nộp biên lai vào ngân hàng thanh  

tốn để địi tiền.
­ Trong vịng 1 ngày, ngân hàng thanh tốn trả tiền cho cơ sở chấp nhận thẻ.
­ Ngân hàng thanh tốn chuyển biên lai để thanh tốn, lập bảng kê cho ngân  

hàng phát hành qua tổ chức thẻ quốc tế.
­ Ngân hàng phát hành thẻ  hồn lại số  tiền mà ngân hàng đại lý đã thanh 

tốn cũng thơng qua tổ chức thẻ quốc tế.
­ Người sử dụng thẻ muốn sử dụng nữa hoặc sử dụng hết s ố tiền trên thẻ 

thì ngân hàng phát hành hồn tất q trình sử dụng thẻ.


24
Tại ngân hàng thanh tốn: khi tiếp nhận hóa đơn và bảng kê, ngân hàng 
phải tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của các thơng tin trên hóa đơn. Nếu khơng có 
vấn đề  gì, ngân hàng tiến hành ghi nợ  vào tài khoản của mình và ghi có vào tài 
khoản của cơ sở chấp nhận thẻ. Việc ghi sổ này phải tiến hành ngay trong ngày 

nhận hóa đơn và chứng từ của cơ sở chấp nhận thẻ. Sau đó ngân hàng thanh tốn 
tổng hợp dữ  liệu, gửi đến trung tâm xử  lý dữ  liệu (trường hợp nối mạng trực  
tiếp). Nếu ngân hàng thanh tốn khơng được nối mạng trực tiếp thì gửi hóa đơn, 
chứng từ đến ngân hàng mà mình làm đại lý thanh tốn.
Tại trung tâm: sẽ  tiến hành chọn lọc dữ liệu, phân loại để  bù trừ  giữa các 
ngân hàng thành viên. Việc xử  lý bù trừ, thanh tốn được thực hiện thơng qua  
ngân hàng thanh tốn và ngân hàng bù trừ.
Tại ngân hàng phát hành: khi nhận thơng tin dữ liệu từ trung tâm sẽ tiến hành 
thanh tốn. Định kỳ trong tháng, ngân hàng phát hành lập bảng sao kê báo cho chủ 
thẻ các khoản thẻ đã sử dụng và u cầu chủ thẻ thanh tốn (đối với thẻ tín dụng).

1.1.2.5.

Thanh tốn bằng thư tín dụng

 Định nghĩa

Phương thức tín dụng chứng từ  là một sự  thỏa thuận, trong đó một ngân 
hàng (ngân hàng phát hành thư tín dụng) theo u cầu của khách hàng (người u 
cầu mở  thư  tín dụng) sẽ  trả  một số  tiền nhất định cho một người khác (người 
hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu địi nợ  do người  
này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này thực hiện việc xuất trình phù  
hợp.
Theo định nghĩa của UCP 600 2007 ICC, tín dụng chứng từ  là “tín dụng là 
bất cứ  một sự  thỏa thuận nào, dù cho được mơ tả  hoặc đặt tên như  thế  nào là 
khơng thể hủy bỏ và theo đó là một sự cam kết rõ ràng của ngân hàng phát hành 
để thanh tốn khi xuất trình phù hợp”.
Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
­ Người u cầu phát hành thư  tín dụng (Applicant): là người nhập khẩu  



25
hoặc là người nhập khẩu ủy thác cho một người khác.
­ Ngân hàng phát hành thư  tín dụng (Issuing Bank): là ngân hàng của người 

nhập khẩu, cấp tín dụng cho người nhập khẩu. Ngân hàng phát hành L/C thường 
là ngân hàng ở nước người u cầu phát hành L/C, tuy nhiên có thể  là một ngân  
hàng ở nước khác.
­ Ngân hàng u  cầu (Applicant Bank): là  chi nhánh  của  ngân  hàng phát  

hành.  Ở  Việt Nam, Người u cầu phát hành L/C phải thơng qua chi nhánh của  
Ngân hàng phát hành để đệ đơn u cầu phát hành L/C. Ngân hàng phát hành ủy  
thác cho Chi nhánh của mình tiếp nhận đơn u cầu phát hành L/C. Chi nhánh này 
gọi là Ngân hàng u cầu. Đây là điểm mấu chốt dẫn đến sự  khác biệt một số 
thao tác  trong  quy  trình  thanh tốn  tín  dụng chứng  từ  theo  tập  qn quốc   tế 
UCP600 và theo tập qn của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
­ Người hưởng lợi (Beneficiary): là người xuất khẩu hay bất cứ người nào 

khác mà người hưởng lợi chỉ định.
­ Ngân hàng thơng báo thư  tín dụng (Advising Bank): là ngân hàng đại lý  

của ngân hàng phát hành  ở  nướ c người hưởng lợi. Ngân hàng thơng báo L/C 
phải là ngân hàng có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành L/C, trong trường  
hợp khơng có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành thì có thể thơng qua một  
ngân hàng thơng báo thứ hai, mà ngân hàng này có quan hệ đại lý với ngân hàng 
thơng báo đầu tiên.
 Quy trình thanh tốn thư  tín dụng theo tập qn của các ngân hàng 

thương mại Việt Nam
Sơ đồ 1.5: Quy trình thanh tốn tín dụng chứng từ

Nguồn: GS Đinh Xn Trình, Thanh tốn quốc tế trong ngoại thương, 2012
(1) Gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ.
(2) Phát hành thư  tín dụng qua ngân hàng đại lý cho người xuất khẩu hưởng  

lợi.


×