Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN BẾN LỨC TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.9 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CƠNG NGHIỆP LONG AN

--------------------------------

PHAN KIỀU OANH

HỒN THIỆN KIỂM SỐT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO
BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN BẾN LỨC
TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã ngành: 8.34.02.01

Long An, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CƠNG NGHIỆP LONG AN

--------------------------------

PHAN KIỀU OANH

HỒN THIỆN KIỂM SỐT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO
BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN BẾN LỨC,
TỈNH LONG AN


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã ngành: 8.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Đình Viên

Long An, năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các tạp chí
khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú
rõ ràng./.
Tác giả

Phan Kiều Oanh


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp
với kinh nghiệm trong q trình cơng tác thực tiễn, với sự nỗ lực cố gắng của bản
thân.
Lời đầu tiên, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà
trường, Phòng đào tạo sau đại học và các Thầy, Cô giáo của Trường Đại học Kinh

tế Công nghiệp Long An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q trình
học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, cho phép tôi được cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Lê
Đình Viên - người trực tiếp theo dõi, giám sát và hướng dẫn tơi hồn thiện luận văn
này.
Đồng thời, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo KBNN và các đồng
nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như cung cấp số liệu minh họa, cho tơi hồn
thành tốt nội dung học tập cũng như nghiên cứu khoa học trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc xin dành cho gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ về mặt vật chất cũng như tinh thần động viên khích lệ tơi hồn thành chương
trình học tập và đề tài nghiên cứu này.
Mặc dù có nhiều cố gắng song luận văn khơng tránh khỏi hạn chế, thiếu
sót. Kính mong các Thầy, Cô giáo trong hội đồng đánh giá luận văn chỉ bảo, các
bạn đồng nghiệp góp ý kiến, giúp tác giả tiếp tục bổ sung cho luận văn được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Phan Kiều Oanh


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT
a. Lý do chọn đề tài
Từ khi có Luật NSNN đến nay, việc quản lý chi tiêu NSNN đã đạt một số kết
quả nhất định. Tuy nhiên, tình hình sử dụng NSNN vẫn cịn rất nhiều lãng phí, tình
trạng tuỳ tiện sử dụng NSNN chưa được ngăn chặn triệt để, cơng tác quản lý ngân
sách cịn bộc lộ nhiều khiếm khuyết cần phải được điều chỉnh.
Xuất phát từ những lý do trên tơi chọn đề tài “Hồn thiện KSC thường xuyên

NSNN qua KBNN huyện Bến Lức, tỉnh Long An” với mong muốn đưa ra những kiến
nghị và giải pháp nhằm góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong
KSC qua KBNN hiện nay.
b. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Phân tích đánh giá thực trạng KSC thường xuyên và
đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện KSC thường xuyên tại KBNN huyện Bến
Lức.
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động chi thường xuyên qua KBNN huyện Bến
Lức, tỉnh Long An.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: tại KBNN huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
+ Về thời gian: Phân tích thực trạng Kiểm soát chi thường xuyên NSNN
qua KBNN huyện Bến Lức giai đoạn 2014 – 2018, đề xuất những giải pháp giai
đoạn 2019- 2023.
+ Về nội dung: các vấn đề liên quan đến hoạt động chi thường xuyên qua
Kho bạc và giải pháp hồn thiện cơng tác này.
c. Tóm tắt cơ đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
Qua việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý và KSC thường
xuyên NSNN qua KBNN trong điều kiện hiện nay và đánh giá thực trạng (năng lực
trình độ của cơng chức làm kiểm sốt chi; phân định trách nhiệm trong kiểm soát
chi chưa chặt chẽ; hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi vừa thừa vừa thiếu và không
theo cơ chế thị trường.v.v…) KSC thường xuyên qua KBNN huyện Bến Lức, tỉnh


iv

Long An. Luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện KSC thường
xuyên NSNN, đảm bảo các khoản chi thường xuyên NSNN đều được kiểm soát
chặt chẽ, đảm bảo sử dụng có tiết kiệm và có hiệu quả kinh phí NSNN, đảm bảo qui
trình, thủ tục KSC thường xuyên NSNN đơn giản, rõ ràng, minh bạch.

d. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp thống kê; phương pháp phân tích được áp dụng như:
phương pháp thống kê mơ tả, phân tích dãy số thời gian, phương pháp so sánh
.v.v…
e. Kết luận
Hoàn thiện KSC thường xuyên NSNN tại KBNN là một trong những vấn đề
rất cần thiết và quan trọng góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN. Đồng
thời làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính cơng khai, minh bạch, dân chủ
trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và NSNN nói riêng, đáp
ứng được nhu cầu trong q trình đổi mới chính sách tài chính của nước ta khi hội
nhập với nền kinh tế thế giới.
Với kết cấu 3 chương, đề tài: “Hoàn thiện KSC thường xuyên NSNN qua
KBNN huyện Bến Lức, tỉnh Long An” đã giải quyết được một cách cơ bản những
yêu cầu đặt ra nhằm góp phần thúc đẩy công tác quản lý chi thường xuyên được tốt
hơn, bảo đảm hiệu quả trong công tác quản lý tài chính.


v

ABSTRACT
a. Reason to choose the topic
Since the introduction of the State Budget Law, the state budget expenditure
management has achieved certain results. However, the state budget use is still a lot
of waste, the state of arbitrary use of state budget has not been thoroughly
prevented, the budget management also reveals many defects that need to be
adjusted.
From the above reasons, I chose the topic "Completing the control of regular
state budget expenditures through the State Treasury in Ben Luc district, Long An
province" with the desire to make recommendations and solutions to contribute to
solving the remaining problems. existing, limiting spending control through the

current State Treasury.
b. Research purpose of the thesis, object, scope of research
- Research purpose: Analyze and evaluate the current status of regular
expenditure control and provide solutions to improve regular control at the State
Treasury of Ben Luc district.
- Research subjects: Regular spending activities through the State Treasury of
Ben Luc district, Long An province.
- Research scope:
+ About space: at the State Treasury of Ben Luc district, Long An province.
+ About time: Analyzing the status of the control of regular state budget
expenditure through the Ben Luc district State Treasury in the period of 2014 2018, proposing solutions for the period of 2019-2023.
+ Regarding content: issues related to regular spending activities through the
Treasury and solutions to complete this work.
c. Concise summary of the main content and new contributions of the
author
By systematizing the theoretical issues of management and control of state
budget recurrent expenditure through the State Treasury in the current conditions


vi

and assessing the situation (qualification capacity of civil servants to control
expenditures, assigning responsibilities in control of expenditure is not strict, the
system of standards, norms for medium and short-term spending are both deficient
and not according to the market mechanism. The thesis proposes some basic
solutions to improve the control of regular state budget expenditures, ensuring that
state budget recurrent expenditures are strictly controlled, ensuring economical and
efficient use of state budget, ensure the process, procedures KSC regularly, simple,
clear and transparent state budget.
d. Research Methods

Methods of statistical synthesis; Analytical methods are applied such as
descriptive statistical methods, time series analysis, comparison methods, etc.
e. Conclude
Completing the control of state budget recurrent expenditures at the State
Treasury is one of the most important and necessary issues to contribute to the
effective use of the State budget. At the same time, to make the financial foundation
healthy, improve the publicity, transparency and democracy in the use of national
financial resources in general and the state budget in particular, meeting the needs
in the process of reforming financial policies. our country when integrating with the
world economy.
With the structure of 3 chapters, the topic: "Completing the Control of State
Budget Regular Expenses through State Treasury in Ben Luc District, Long An
Province" has basically solved the requirements set out to contribute to the
promotion of management. spending is often better, ensuring efficiency in financial
management.


vii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
NỘI DUNG TÓM TẮT .....................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................xii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .........................................................................................xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT.....................................................xiv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH .....................................................xv
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................1
1 Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu ..............................................................1

2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................2
3 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................3
4 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3
5 Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................3
6 Những đóng góp mới của luận văn ................................................................3
6.1 Đóng góp về phương diện khoa học .............................................................3
6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn .............................................................4
7 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4
7.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp ...............................................4
7.2 Phương pháp phân tích ................................................................................4
8 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước .................................................4
9 Kết cấu của luận văn ......................................................................................7
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM
SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO
BẠC NHÀ NƯỚC..............................................................................................8
1.1 Một số vấn đề lý luận chung về chi thường xuyên Ngân sách nhà nước. ..8


viii

1.1.1 Khái niệm về chi thường xuyên Ngân sách nhà nước. .................................8
1.1.2 Đặc điểm chi thường xuyên của Ngân sách nhà nước .............................8
1.1.3 Vai trò của chi thường xuyên Ngân sách nhà nước..................................9
1.1.4 Phạm vi của chi thường xuyên Ngân sách nhà nước................................9
1.1.5 Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước ..............10
1.1.5.1 Nguyên tắc quản lý theo dự toán .......................................................10
1.1.5.2 Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả ..........................................................11
1.1.6 Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý các

khoản chi thường xuyên Ngân sách nhà nước ......................................................12
1.1.6.1 Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính ................................12
1.1.6.2 Đơn vị sử dụng Ngân sách nhà nước .................................................12
1.1.6.3 Kho bạc nhà nước .............................................................................13
1.1.6.4 Cơ quan Kiểm toán nhà nước ............................................................13
1.2 Chi thường xuyên và Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước
qua Kho bạc nhà nước ......................................................................................14
1.2.1 Khái niệm về Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho
bạc nhà nước .......................................................................................................14
1.2.2 Đặc điểm về Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho
bạc nhà nước .......................................................................................................14
1.2.3 Sự cần thiết phải Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước .........15
1.2.4 Yêu cầu đối với Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho
bạc nhà nước .......................................................................................................17
1.2.5 Nội dung Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho bạc
nhà nước..............................................................................................................18
1.2.6 Nguyên tắc kiểm soát các khoản chi thường xuyên Ngân sách nhà nước
qua Kho bạc nhà nước .........................................................................................24
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà


ix

nước ....................................................................................................................25
1.3.1 Những nhân tố khách quan.......................................................................25
1.3.2 Những nhân tố chủ quan ..........................................................................26
1.4 Kinh nghiệm về Kiểm soát chi Ngân sách nhà nước của một số Kho bạc
nhà nước cấp huyện điển hình trong nước và bài học kinh nghiệm cho Kho
bạc nhà nước huyện Bến Lức, tỉnh Long An....................................................27
1.4.1 Kinh nghiệm Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại Kho bạc

nhà nước Quảng Trị .............................................................................................27
1.4.2 Kinh nghiệm Kiểm soát chi Ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước
thành phố Huế với quy trình Kiểm sốt chi “một cửa” .........................................28
1.4.3 Bài học kinh nghiệm về Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước
đối với Kho bạc nhà nước huyện Bến lức, tỉnh Long An .....................................29
Kết luận chương 1 .............................................................................................30
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN BẾN LỨC,
TỈNH LONG AN ...............................................................................................31
2.1 Khái quát chung về Kho bạc nhà nước huyện Bến Lức, tỉnh Long An ....31
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc nhà nước huyện Bến Lức,
tỉnh Long An. ......................................................................................................31
2.1.1.1 Chức năng ...........................................................................................31
2.1.1.2 Nhiệm vụ ............................................................................................31
2.1.1.3 Quyền hạn...........................................................................................33
2.1.2 Cơ cấu, mơ hình tổ chức bộ máy Kho bạc nhà nước huyện Bến Lức, tỉnh
Long An. .............................................................................................................33
2.1.2.1 Giám đốc ..........................................................................................34
2.1.2.2 Phó giám đốc ....................................................................................34
2.1.2.3 Tổ kế toán nhà nước ..........................................................................34
2.1.2.4 Tổ Tổng hợp - Hành chính ................................................................35
2.2 Phân tích đánh giá thực trạng Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách


x

nhà nước qua Kho bạc nhà nước huyện Bến Lức, tỉnh Long An. ...................36
2.2.1 Các loại đối tượng chịu sự Kiểm sốt chi thường xun và tình hình đội
ngũ cán bộ tại Kho bạc nhà nước huyện Bến Lức, tỉnh Long An. ........................36
2.2.1.1 Phân loại đối tượng chịu sự Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách

nhà nước qua Kho bạc nhà nước huyện Bến Lức, tỉnh Long An. .........................36
2.2.1.2 Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm Kiểm sốt chi.........................................38
2.2.2 Tình hình chi thường xuyên Ngân sách nhà nước trên địa bàn tại Kho bạc
nhà nước huyện Bến Lức, tỉnh Long An ..............................................................38
2.2.2.1 Kiểm sốt hình thức chi trả thanh tốn Ngân sách nhà nước.................38
2.2.2.2 Kiểm soát phương thức chi trả thanh toán ............................................41
2.2.2.3 Kiểm soát điều kiện chi trả thanh toán..................................................42
2.2.3 Kết quả Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà
nước huyện Bến Lức, tỉnh Long An .....................................................................45
2.2.3.1 Tình hình chi thường xuyên Ngân sách nhà nước trên địa bàn tại Kho bạc
nhà nước huyện Bến Lức, tỉnh Long An ..............................................................45
2.2.3.2 Kết quả Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho bạc
nhà nước huyện Bến Lức, tỉnh Long An ..............................................................47
2.3 Đánh giá chung về Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua
Kho bạc nhà nước huyện Bến Lức, tỉnh Long An............................................59
2.3.1 Kết quả đạt được ......................................................................................59
2.3.2 Những hạn chế và ngun nhân trong cơng tác kiểm sốt chi thường xun
Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước huyện Bến Lức. ...............................61
2.3.2.1 Những hạn chế ...................................................................................61
2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................62
Kết luận chương 2 .............................................................................................65


xi

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KIỂM SỐT CHI THƯỜNG
XUN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN
BẾN LỨC, TỈNH LONG AN ............................................................................66
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp .............................................................................66
3.1.1 Chiến lược phát triển Kho bạc nhà nước đến năm 2023 ...........................66

3.1.2 Định hướng hoàn thiện hoạt động Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách
nhà nước của Kho bạc nhà nước ..........................................................................68
3.2 Giải pháp hồn thiện Kiểm sốt chi Ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà
nước huyện Bến Lức tỉnh Long An ..................................................................69
3.2.1 Giải pháp chung .......................................................................................69
3.2.2 Giải pháp cụ thể. ......................................................................................69
3.3 Kết luận và khuyến nghị..............................................................................71
3.3.1 Kết luận ...................................................................................................71
3.3.2 Khuyến nghị ............................................................................................72
Kết luận chương 3. ............................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................74


xii

DANH MỤC BẢNG
BẢNG BIỂU
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11

TÊN BẢNG BIỂU

Tình hình hoạt động và quy mô quản lý NSNN qua
KBNN huyện Bến Lức giai đoạn 2014 -2018
Quy mô chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện
Bến Lức
Số liệu chi thường xuyên NSNN theo nhóm mục chi
trên địa bàn huyện Bến Lức giai đoạn 2014 -2018
Kết quả KSC thường xuyên theo nhóm mục chi giai
đoạn 2014 -2018
Kết quả giải quyết hồ sơ KSC thường xuyên NSNN
về mặt tiến độ giai đoạn 2014 -2018
Từ chối cấp phát, thanh toán qua KSC giai đoạn 2014
-2018
Số lượng hồ sơ chứng từ trả lại để hoàn thiện qua
KSC giai đoạn 2014-2018
Số dư tạm ứng các cấp NSNN qua KBNN huyện Bến
Lức giai đoạn 2014-2018
Kết quả kiểm soát thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định
mức
Kết quả kiểm soát theo mục lục ngân sách
Kết quả kiểm soát việc thực hiện các quy định về thủ
tụ Cam kết chi thường xuyên NSNN

TRANG
37
45
46
47
52
53
54

55
56
57
58


xiii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ 2.3

TÊN SƠ ĐỒ
Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN cấp huyện, thị xã
Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm sốt các
khoản chi NSNN qua KBNN theo hình thức dự tốn
Quy trình cấp phát bằng lệnh chi tiền

TRANG
34
39
40


xiv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Stt


Từ viết tắt

Viết đầy đủ

1

NSNN

Ngân sách nhà nước

2

KBNN

Kho bạc nhà nước

3

KSC

Kiểm soát chi

4

ĐVSDNS

Đơn vị sử dụng ngân sách

5


HĐND

Hội đồng nhân dân

6

UBND

Ủy ban nhân dân


xv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Stt

Từ viết tắt

1

TABMIS

Viết đầy đủ
Treasury And Budget Management Information
System


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu
Ngân sách nhà nước là một công cụ quan trọng của chính sách tài chính
quốc gia, có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chi
NSNN bao gồm: Chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi trả nợ Chính phủ
vay. Trong các khoản chi thì chi thường xuyên giữ vai trị ổn định, thúc đẩy bộ máy
quản lý cơng hoạt động thơng suốt và góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Trong thời
gian qua, tình hình sản xuất kinh doanh cũng như đời sống nhân dân gặp không ít
khó khăn do kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng bởi suy thối kinh tế thế giới.
Vì vậy, Nhà nước ta đang có xu hướng cơ cấu lại chi NSNN theo hướng giảm tỷ
trọng chi đầu tư phát triển (tỷ trọng chi đầu tư phát triển bố trí trong dự tốn chi
NSNN giai đoạn 2011-2015 giảm, đạt bình qn khoảng 18% tổng dự toán chi
NSNN, thấp hơn so với 24,4% của giai đoạn 2006-2010), tăng tỷ trọng chi cho con
người, đảm bảo an sinh xã hội, điều chỉnh tiền lương trong khu vực công nên chi
thường xuyên trong những năm qua thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN.
Trong điều kiện kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với thế giới, khi
nguồn thu còn nhiều hạn chế, tình hình bội chi NSNN vẫn cứ tiếp tục diễn ra thì việc
kiểm sốt các khoản chi ngân sách sử dụng đúng mục đích, chế độ, đảm bảo hiệu quả
có ý nghĩa quan trọng.
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chi NSNN nói chung và kiểm sốt các khoản chi
NSNN nói riêng, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và có vị trí quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Kho bạc nhà nước đã trở thành
một trong những công cụ quan trọng trong việc thực hiện cơng cuộc cải cách hành
chính Nhà nước và đặc biệt là cải cách tài chính cơng theo hướng cơng khai minh
bạch, phịng chống tham nhũng lãng phí.
Kiểm sốt chi NSNN tại KBNN của nước ta nói chung và KBNN huyện Bến
Lức nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, cơ chế KSC thường xuyên NSNN
tại KBNN đã từng bước được hoàn thiện theo hướng hiệu quả, ngày một chặt chẽ và



2

đúng mục đích hơn cả về quy mơ và chất lượng. Kết quả của thực hiện cơ chế KSC
đã góp phần quan trọng trong việc sử dụng NSNN ngày càng hiệu quả hơn.
Mặc dù vậy, quá trình thực hiện KSC thường xuyên NSNN tại KBNN huyện
Bến Lức vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập như: KSC NSNN tại KBNN chưa
hiệu quả; chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và cải cách tài chính cơng trong điều kiện
hiện đại hóa thơng tin, cải cách thủ tục hành chính trong xu thế mở cửa và hội nhập
quốc tế. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây tình trạng kế tốn của đơn vị sử dụng
NSNN lợi dụng sơ hở, yếu kém của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách trong cơng
tác quản lý tài chính ngân sách; lợi dụng sự sơ hở của công chức KBNN đôi khi thực
hiện khơng đầy đủ các bước theo quy trình nghiệp vụ đã giả mạo chữ ký, lập hồ sơ,
tài liệu, chứng từ giả thực hiện thanh toán qua KBNN để chiếm đoạt tiền NSNN
trong thời gian dài làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của đơn vị KBNN trên địa bàn. Ví
dụ: trường hợp Ơng Nguyễn Văn A chiếm đoạt 576 triệu đồng xảy ra tại Trường tiểu
học Trương Công Xưởng xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Trong q
trình cơng tác từ tháng 02/2012 đến tháng 8/2013 Ơng A đã lợi dụng sơ hở của quy
trình kiểm sốt chi tại Kho bạc, cụ thể là Ông A đã làm chứng từ chi giả, giả chữ ký
của hiệu trưởng ký duyệt chứng từ, tự lấy con dấu của trường đóng vào để nộp
KBNN huyện Đức Hịa chuyển khoản nhằm chiếm đoạt NSNN. Cán bộ thực hiện
KSC do không làm hết trách nhiệm, không đối chiếu mẫu dấu chữ ký lưu tại Kho
bạc, hoặc chỉ đối chiếu qua loa, dẫn đến không phát hiện chứng từ giả rồi duyệt chi.
Xuất phát từ những lý do trên đề tài: “Hoàn thiện KSC thường xuyên NSNN
qua KBNN huyện Bến Lức, tỉnh Long An”được chọn nghiên cứu là hết sức cần thiết
làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Nhằm góp phần thúc đẩy công tác quản lý chi thường
xuyên được tốt hơn, bảo đảm hiệu quả hơn trong công tác quản lý tài chính.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung

Phân tích đánh giá thực trạng KSC thường xuyên và đưa ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện KSC thường xuyên tại KBNN huyện Bến Lức.
2.2 Mục tiêu cụ thể


3

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý và KSC thường xuyên
NSNN qua KBNN trong điều kiện hiện nay.
- Đánh giá thực trạng (năng lực trình độ của công chức làm KSC; phân định
trách nhiệm trong KSC chưa chặt chẽ; hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi vừa thừa
vừa thiếu và không theo cơ chế thị trường….) KSC thường xuyên qua KBNN huyện
Bến Lức, tỉnh Long An.
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện KSC thường xuyên NSNN qua KBNN
huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
3 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động chi thường xuyên qua KBNN huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
4 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: tại KBNN huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
- Về thời gian: Phân tích thực trạng KSC thường xuyên NSNN qua KBNN
huyện Bến Lức giai đoạn 2014 - 2018, đề xuất những giải pháp giai đoạn 20192023.
- Về nội dung: các vấn đề liên quan đến hoạt động chi thường xun qua Kho
bạc và giải pháp hồn thiện cơng tác này.
5 Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu trên luận văn sẽ giải quyết các câu hỏi được đặt ra như sau:
- Hệ thống lý luận về KSC thường xuyên NSNN qua KBNN bao gồm những
nội dung gì? Kết quả của hoạt động này được đánh giá trên những tiêu chí nào?
- Thực trạng KSC thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Bến Lức trong thời
gian qua diễn biến như thế nào? Những hạn chế nào là chủ yếu cần khắc phục và
nguyên nhân của hạn chế đó?

- Cần triển khai những giải pháp chủ yếu gì để hồn thiện KSC thường xuyên
qua KBNN huyện Bến Lức?
6 Những đóng góp mới của luận văn
6.1 Đóng góp về phương diện khoa học
Luận văn làm rõ hơn các cơ sở lý luận về KSC thường xuyên NSNN và các


4

hoạt động KSC NSNN thông qua KBNN. Là tài liệu tham khảo cần thiết cho sinh
viên, các nhà quản lý tài chính.
6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là bằng chứng cũng là tài liệu thực tiễn quan trọng để các
nhà quản lý tham khảo để điều chỉnh những hoạt động quản lý của mình nhằm nâng
cao hiệu quả KSC.
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập thông qua báo cáo tổng kết của KBNN huyện Bến Lức,
các báo cáo trên hệ thống Tabmis (Hệ thống quản lý thông tin Ngân sách và Kho
bạc), các thông tin qua mạng nội bộ của KBNN, các báo cáo tổng kết KSC NSNN
giai đoạn 2014 -2018 và kết hợp kiến thức trong q trình nghiên cứu tài liệu trên tạp
chí ngân quỹ quốc gia, niên giám thống kê huyện Bến Lức.
7.2 Phương pháp phân tích
Phương pháp nghiên cứu định tính gồm các kỹ thuật sau:
- Kỹ thuật so sánh: là phương pháp xem xét một số chỉ tiêu phân tích dựa trên
so sánh với một chỉ tiêu gốc trong điều kiện phù hợp về không gian, thời gian, quy
mô và điều kiện hoạt động.
- Kỹ thuật thống kê mô tả: là phương pháp sử dụng bảng số liệu, biểu đồ trong
việc đánh giá và đưa ra kết quả.
- Kỹ thuật phân tích chuỗi dữ liệu theo thời gian: là phương pháp sử dụng số

liệu qua các năm để đánh giá, phân tích và đưa ra kết quả.
8 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước
- Các luận văn cao học:
+ Huỳnh Vũ (2014), “Hồn thiện cơng tác KSC thường xun NSNN qua
KBNN huyện Cẩm Lệ”, luận văn thạc sỹ, chuyên ngành tài chính ngân hàng. Trong
đề tài này tác giả nghiên cứu, phân tích, đánh giá khá chi tiết thực trạng cơng tác
KSC thường xuyên NSNN, qua đó đề xuất những những giải pháp phù hợp để hồn
thiện cơng tác này. Tuy nhiên, việc phân tích chưa thực sự gắn với lý luận về nội


5

dung công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đã được tác giả trình bày trong
phần cơ sở lý luận.
+ Lê Xuân Tuấn (2015), “KSC thường xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long” luận văn thạc sỹ, chuyên ngành tài chính ngân hàng. Qua tổng hợp
lý luận và thực trạng KSC thường xuyên qua KBNN tỉnh Vĩnh Long, tác giả làm rõ
vai trò, vị thế và trách nhiệm của KBNN tỉnh Vĩnh Long trong việc quản lý và KSC
thường xuyên NSNN cũng như trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách, đồng thời
đánh giá được những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại. Tuy nhiên, những
nghiên cứu phân tích và giải pháp của tác giả chỉ đúng với thời điểm mà tác giả
nghiên cứu, chưa thực sự phù hợp với cơ chế đổi mới và cải cách hành chính mới
đây.
+ Nguyễn Quốc Thắng (2017), “Hồn thiện cơng tác KSC thường xun
NSNN qua KBNN Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai” luận văn thạc sỹ, chuyên ngành tài
chính ngân hàng. Đề tài đã làm rõ được cơ sở lý luận, đưa ra những chỉ tiêu đánh giá
công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN làm căn cứ để phân tích thực trạng
KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Nhơn Trạch và đưa ra những giải pháp phù
hợp với nơi nghiên cứu. Tuy nhiên, phần phân tích thực trạng cịn thiên về mơ tả,
thiếu sự phân tích, nhận xét, đánh giá.

+ Lê Thị Ngọc Quỳnh (2017), “KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Trảng
Bàng, tỉnh Tây Ninh” luận văn thạc sỹ, chuyên ngành tài chính ngân hàng. Cũng như
các luận văn ở trên tác giả cũng thực hiện nghiên cứu làm rõ thực trạng KSC NSNN
qua KBNN Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu đa
dạng và các nguồn dữ liệu thu thập được tác giả đã đưa ra được những ưu điểm, hạn
chế và nguyên nhân trong thực trạng KSC thường xuyên NSNN tại nơi nghiên cứu
và đưa ra những khuyến nghị để hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua
KBNN Trảng Bàng. Tuy nhiên, trong phần trình bày hạn chế cơng tác KSC thường
xuyên NSNN tác giả có đề cập đến vấn đề cấp phát thanh toán ghi thu – ghi chi,
nhưng phần khuyến nghị tác giả vẫn chưa đưa ra được giải pháp hoàn thiện vấn đề
này.


6

- Các bài nghiên cứu được đăng trên “Tạp chí Ngân quỹ Quốc Gia”:
+ Tác giả Dương Thanh Bình với bài viết “Hồn thiện quy trình giao dịch một
cửa” trên tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia số 178 tháng 04/2017. Bài viết phân tích
đánh giá kết quả thực hiện quy trình một cửa trong KSC thường xuyên theo quyết
định số 1116/QĐ– KBNN ngày 24/11/2009, tuy nhiên tác giả cũng nêu một số hạn
chế và đưa ra những biện pháp để tháo gỡ.
+ Tác giả Võ Thị Thu Thủy - Phan Thị Thanh Thảo với bài viết “Thực hiện
KSC thường xuyên tại KBNN tỉnh Bến Tre: kết quả và kiến nghị” trên Tạp chí: Quản
lý Ngân quỹ quốc gia số 180 tháng 6/2017. Trong bài viết này tác giả đã phân tích,
đánh giá tình hình KSC thường xun của KBNN tỉnh Bến Tre và đưa ra các kiến
nghị nhằm hồn thiện hơn cơng tác KSC thường xun NSNN qua KBNN tỉnh Bến
Tre trong bối cảnh Bộ Tài chính ban hành thông tư 39/2016/TT-BTC ngày
01/03/2016 sửa đổi bổ sung thông tư 161/2012/TT- BTC quy định chế độ kiểm soát
thanh toán các khoản chi qua KBNN.
+ Tác giả Vũ Nguyệt Vân với bài viết “Đơn giản hóa thủ tục hành chính

trong thu, chi NSNN” số 185 tháng 11/2017, tác giả cho rằng với sự phát triển kinh tế
đất nước hiện nay, KBNN là một trong những cơ quan đầu não, vậy cần phải cải
cách thủ tục hành chính hơn nữa để có thể hội nhập sự phát triển kinh tế một cách dễ
dàng.
+ Tác giả Lâm Hồng Cường với bài viết “Giải pháp hạn chế chi NSNN qua
KBNN bằng tiền mặt” số 182 tháng 08/2018, bài viết phân tích ý nghĩa quan trọng
trong việc không dùng tiền mặt trong giao dịch đồng thời so sánh giữa chi bằng tiền
mặt và không dùng tiền mặt, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế việc chi
bằng tiền mặt qua KBNN.
- Các bài nghiên cứu được đăng trên “Tạp chí Tài chính”:
+ Bài đăng trên tạp chí tài chính kỳ 2 tháng 2/2018 đề cập đến vấn đề “Tăng
cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN qua KBNN” trong bài viết tác giả
cũng đề cập đến những chuyển biến tích cực trong hoạt động KSC trong năm qua,


7

nhưng cũng nêu lên được những khó khăn, vướng mắc và đưa ra những định hướng
trong năm 2018.
+ Bài đăng trên tạp chí tài chính tháng 7/2017 của Lâm Chí Dũng - Đại học
Vinh, Phan Quảng Thống - KBNN thành phố Vinh với bài nghiên cứu “Xây dựng hệ
tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý quỹ NSNN của KBNN” trong bài nghiên cứu tác
giả đã đưa ra thực trạng quản lý quỹ NSNN trong giai đoạn hiện nay, phân tích được
những vấn đề đã đạt được và những vấn đề cịn khó khăn vướng mắc trong việc dùng
những tiêu chí hiện có để đánh giá hiệu quả. Từ đó, tác giả đưa ra hệ tiêu chí mới góp
phần đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ rõ ràng hơn.
9 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tham khảo, nội dung nghiên cứu
của luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về KSC thường xuyên NSNN

qua KBNN.
Chương 2: Thực trạng KSC thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Bến Lức,
tỉnh Long An.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện KSC thường xuyên NSNN tại KBNN huyện
Bến Lức, tỉnh Long An.


8

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1 Một số vấn đề lý luận chung về chi thường xuyên Ngân sách nhà nước
1.1.1 Khái niệm về chi thường xuyên Ngân sách nhà nước
Chi thường xuyên của NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quỹ
NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường
xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội.
Chi thường xuyên NSNN là các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường
xuyên của Nhà nước với các nội dung chủ yếu như: chi cho các hoạt động y tế, giáo
dục và đào tạo, văn hóa thơng tin, khoa học cơng nghệ, môi trường, thể dục thể thao;
các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cơ quan Trung ương quản lý; quốc phịng, an
ninh và trật tự an tồn xã hội; hoạt động của các cơ quan Trung ương của Nhà nước,
Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; trợ giá theo chính sách
của Nhà nước; hỗ trợ quỹ bảo hiễm xã hội theo quy định của Chính phủ; các chương
trình quốc gia do Trung ương thực hiện; hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội theo quy định của pháp luật.
(Quốc hội (2012), Luật Ngân sách nhà nước số 01/2012/QH11 ban hành ngày
16/12/2012).
1.1.2 Đặc điểm chi thường xuyên của Ngân sách nhà nước
Để có thể phân biệt giữa chi đầu tư phát triển với chi thường xuyên của
NSNN, người ta có thể dựa vào một số đặc điểm nổi bật sau:

- Đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõ nét.
Những chức năng vốn có của Nhà nước như: tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế,
xã hội đều đòi hỏi phải được thực thi cho dù có sự thay đổi về thể chế chính trị. Để
đảm bảo cho Nhà nước có thể thực hiện được các chức năng đó, tất yếu phải chu cấp
nguồn vốn từ NSNN cho các hoạt động này. Mặt khác tính ổn định của chi thường
xun cịn bắt nguồn từ tính ổn định trong từng hoạt động cụ thể mà mỗi bộ phận cụ
thể thuộc guồng máy của Nhà nước phải thực hiện.


×