Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Bài soạn Giáo án ngữ văn 10hk2 ngon chi viec in

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.38 KB, 134 trang )

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THPT MÔN NGỮ VĂN
LỚP 10 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Học kỳ I : 19 tuần = 54 tiết) Học kỳ II : 18 tuần = 51 tiết)
HỌC KỲ II
Tuần Tiết Tên bài
20 55
56
Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
Lập dàn ý bài văn thuyết minh.
21 57-58
59
Phú sông Bạch Đằng.
Đại cáo bình Ngô (Phần I: Tác giả).
22 60-61
62
Đại cáo bình Ngô (Phần II: Tác phẩm).
Tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh.
23 63-64
65
Tựa ‘‘Trích diễm thi tập’’. §äc thªm : HiÒn tµi lµ nguyªn khÝ quèc gia.
Bài viết số 5.
24 66
67-68
Khái quát lịch sử tiếng Việt.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Đọc thêm : Thái sư trần Thủ Độ.
25 69
70-71
Phương pháp thuyết minh.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
26 72


73
74
Luyện tập viết đoạn thuyết minh.
Trả bài viết số 5. Ra đề bài viết số 6 (Làm bài ở nhà).
Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt.
27 75-76
77
Hồi trống Cổ Thành (Trích Tam quốc diễn nghĩa).
Đọc thêm : Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Trích Tam quốc diễn
nghĩa).
Tóm tắt văn bản thuyết minh.
28 78-79
80
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm).
Lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
29 81
82-83
Truyện Kiều (Phần I : Tác giả).
Trao duyên (Trích Truyện Kiều).
30 84
85
86
Nỗi thương mình.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Lập luận trong văn nghị luận.
31 87-88
89
Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều).
Đọc thêm: Thề nguyền (Trích Truyện Kiều).
Trả bài viết số 6

32 90
91
92
Văn bản văn học.
Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối.
Nội dung và hình thức của văn bản văn học.
33 93
94-95
Các thao tác nghị luận.
Tổng kết phần văn học.
34 96
97-98
Ôn tập phần tiếng Việt.
Ôn tập làm văn.
35 99
100,101
Luyện tập viết đoạn nghị luận.
Bài viết số 7 (Kiểm tra học kỳ II).
36 102,103 Viết quảng cáo
37 104
105
Trả bài viết số 7
Hướng dẫn ôn tập trong hè.
- 1 -
Trường THPT DL Quang Trung Giáo Viên: Nguyễn Thị Trinh
Ngày soạn: ..........................
Lớp 10A2 10A4
Ngày giảng
Học sinh vắng
Học sinh vào muộn

H.s kiểm tra miệng
Tiết 55:
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Nắm được các hình thức kết cấu của VBTM
- Xây dựng được kết cấu cho VB phù hợp với đối tượng
II. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, GA, TLTK
III. Cách thức tiến hành:
Phát vấn, đàm thoại, hoạt động nhóm
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung dạy học
?VBTM là gì? Mđ của VBTM?
?Có mấy loại VBTM?
? Kết cấu của VB là gì?
-Gọi 1 hs đọc NL trong SGK
-Chia lớp thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: ? MĐ, các ý chính, trình tự
sắp xếp các ý của VB “Hội thổi cơm thi
ở Đồng Vân”?
Nhóm 1 cử người đại diện trả lời trong
15’.
-VBTM là VB nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan
về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị... của 1 sv, ht, 1 vđ thuộc
tn, xh, cng.
- Có nhiều loại VBTM

+ Loại chủ yếu trình bày, giới thiệu (về 1 tp, 1 dt lịch sử, 1 pp)
+ Loại thiên về mô tả sv, ht với những h.a sinh động, giàu tính
hình tg
* Kết cấu của VBTM:
- Kết cấu VB là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của VB thành 1
đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh và có ý nghĩa.
- Phân tích ngữ liệu:
a. Kết cấu của VB “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”
- Mục đích: gth với người đọc về thời gian, địa điểm, diễn biến
và ý nghía của lễ hội thổi cơm thi với đời sống tinh thần của ng
lđ vùng đb Bắc Bộ.
- Những ý chính:
+Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội
+ Diễn biến của lễ hội:
. Thi nấu cơm: làm thủ tục bắt đầu cuộc thi, lấy lửa trên ngọn
cây chuối cao, nấu cơm
. Chấm thi: tiêu chuẩn chấm thi, cách chấm thi để đảm bảo công
bằng, chính xác
+ Ý nghĩa của lễ hội
- Các ý chính được sắp xếp theo:
+ Trình tự logic: gth tg, đ.đ, db, y.n của lễ hội
- 2 -
+ Nhóm 2: ? MĐ, các ý chính, trình tự
sắp xếp các ý của VB “Bưởi Phúc
Trạch”?
Nhóm 2 cử người đại diện trả lời trong
15’.
? Từ kết quả thảo luận trên, hãy khái
quát về các hình thức kết cấu của
VBTM?

- Gọi 1 HS đọc Ghi nhớ.
? Nếu cần tm về bài “Tỏ lòng” của PNL
thì anh chị định chọn kết cấu nào?
? Nếu phải tm về 1di tích, thắng cảnh
của đnc thì anh chị sẽ giới thiệu những
nội dung nào? Sắp xếp chúng ra sao?
+Trình tự tg: thủ tục bắt đầu → diễn biến → chấm thi
b. Kết cấu của VB “Bưởi Phúc Trạch”
- VB tm về 1 loại trái cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh – bưởi PTr. Qua
VB, ng đọc cảm nhận đc hình dáng, màu sắc, hương vị hấp dẫn
và sự bổ dg của bưởi PTr.
- Các ý chính:
+ Hình dáng bên ngoài
+ Hương vị đặc sắc
+ Sự hấp dẫn và bổ dg
+ Danh tiếng
- Các ý đc sắp xếp theo:
+ Trình tự không gian: ngoài → trong.
+ Trình tự logic: các p.diện khác nhau của quả bưởi PTr (có
q.hệ nhân quả giữa ý 1,2 và ý 3,4).
* Các hình thức kết cấu của VBTM:
- Trình tự thời gian: trình bày sv theo quá trình hình thành, vận
động và phát triển.
- Trình tự không gian: trình bày sv theo tổ chức vốn có của nó
(trên/dưới, trong/ngoài, hoặc theo trình tự quan sát).
- Trình tự logic: trình bày sv theo các mối q.hệ khác nhau
(nhân-quả, chung-riêng, liệt kê các mặt, các p.diện...).
- Trình tự hỗn hợp: trình bày sv theo nhiều trình tự khác nhau.
II. Luyện tập
Bài tập 1:

+ Giới thiệu chung về bài thơ: tác giả, thể loại, nội dung chính...
+ Tm về giá trị nội dung của bài thơ:
. Hào khí, sức mạnh của q.đội nhà Trần
. Chí làm trai theo t.thần Nho giáo
+ Tm về giá trị nghệ thuật của bài thơ:
. Sự cô đọng đạt tới độ súc tích cao
. Nhấn mạnh tính kì vĩ về tg, kg và cng.
→ Trình tự logic.
Bài tập 2:
+ Vị trí, quang cảnh, sự tích, sức hấp dẫn và giá trị để ng đọc
can hình dung như m đã tới thăm di tích, thắng cảnh đó.
+ Có thể kết hợp cách tm theo trình tự kg, tg và logic 1 cách
linh hoạt.
4. Củng cố: Các hình thứ kết cấu của VBTM
5. Dặn dò: HS hoàn thành bài tập
Chuẩn bị bài “Lập dàn ý bài văn thuyết minh”.
Trường THPT DL Quang Trung Giáo Viên: Nguyễn Thị Trinh
Ngày soạn: ..........................
Lớp 10A2 10A4
Ngày giảng
Học sinh vắng
Học sinh vào muộn
- 3 -
H.s kiểm tra miệng
Tiết 56:
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS: Vận dụng những kiến thức đã học về văn TM và kĩ năng lập dàn ý để lập đc dàn ý cho 1 bài văn
TM về đề tài gần gũi, quen thuộc.
II. Phương tiện thực hiện:

SGK, SGV, GA, TLTK
III. Cách thức tiến hành:
Thảo luận, hoạt động nhóm
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu các hình thức kết cấu của VBTM? Nếu phải tm về bài thơ “Cảnh ngày hè” của NT, anh
chị sẽ chọn kc nào?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung dạy học
? Hãy nhắc lại bố cục 3 phần của 1 bài
văn và nhiệm vụ của mỗi phần?
? Bố cục 3 phần của 1 bài văn có phù
hợp với 1 bài văn tm k? Vì sao?
? So sánh sự giống nhau va khác nhau
của mở bài và kết bài của văn tự sự và
văn tm?
? Các trình tự sắp xếp ý cho phần thân
bài sau đây có phù hợp với yêu cầu của
1 bài văn tm hay k?
-Gọi 1 HS đọc đề bài trong SGK.
Dàn ý bài văn thuyết minh
1. Bố cục của 1 bài văn: 3 phần
-Mở bài: Giới thiệu vấn đề
-Thân bài: Triển khai vấn đề
-Kết bài: Kết thúc vấn đề
2. Bố cục 3 phần có phù hợp với 1 bài văn TM vì bài văn TM
cũng cần phải giới thiệu về đt, trình bày đặc điểm của đt và tổng
kết về đt.
3. So sánh phần mở bài và kết bài của 1 bv tự sự và tm

- Mở bài:
+ Giống: Giới thiệu về đt
+ Khác:
. Tự sự: Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời
gian, nhân vật...)
. Thuyết minh: Giới thiệu danh nhân, danh lam, thắng cảnh...
nào đó
-Kết bài:
+ Giống: Kết thúc vđề, tóm lại về đt
+ Khác:
. Tự sự: nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc về 1 chi tiết đặc sắc, ý
nghĩa.
. Tm: Trở lại đề tài tm và lưu lại những cảm xúc lâu bền trong
lòng độc giả.
4. Trình tự sắp xếp ý cho phần thân bài:
-Trình tự thời gian: từ trước đến nay
-Trình tự không gian: gần → xa, trong → ngoài, trên → dưới...
-Trình tự nhận thức của cng: quen → lạ, dễ thấy → khó thấy...
-Trình tự chứng minh – phản bác hoặc ngược lại
► Đều phù hợp với thân bài của văn tm.
Lập dàn ý bài văn thuyết minh
Đề bài: Viết 1 bài văn tm để gth với ng đọc về 1 danh nhân văn
- 4 -
? Tminh về ai?
? Yêu cầu với phần mở bài?
? Để ng đọc nhận ra kiểu văn bản của
bài làm, nên cho thêm từ gì vào mở bài?
? Cần bố trí các ý đã tìm đc theo hệ
thống nào để có thể gth đc rành mạch và
trôi chảy?

hóa, 1 tg văn học hoặc 1 nhà khoa học mà anh chị yêu thích hoặc
đã tìm hiểu kĩ.
1. Xác định đề tài:
-1 danh nhân văn hóa: HCM, NT...
-1 tác giả văn học: NT, ND, HXH...
-1 nhà khoa học: Anh – xtanh...
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Nêu đc đề tài của bài viết (giới thiệu về danh nhân nào, nhà
khoa học nào...)
- Để ng đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm, nên cho từ “giới
thiệu” vào phần mở bài.
- Thu hút sự chú ý của ng đọc đối với đề tài (thấy đc đó là 1 danh
nhân, 1 tác giả, 1 nhà khoa học đáng tìm hiểu) NÊN : đưa ra lời
đánh giá, khẳng định vai trò, vị trí của ng đó đối với văn hóa,
văn học, khoa học...
b. Thân bài:
-Tìm ý, chọn ý:
+ Cần cung cấp cho ng đọc những tri thức nào?
+ Những tri thức ấy có chuẩn xác, khoa học và đủ để gth danh
nhân, tg hay nhà khoa học cần tm hay k?
-Sắp xếp ý:
+ Các ý trong phần thân bài phải đảm bảo đc tính chính xác,
khoa học, khách quan và phù hợp với yêu cầu tm đã nêu ở đề
bài.
+ Không bắt buộc phải sắp xếp các ý theo 1 trình tự duy nhất.
Có thể sắp xếp theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, dù theo
cách nào thì dàn ý ở phần thân bài cũng phải đạt đc các yc cụ thể
sau:
. Các ý phải phù hợp với yc tm, k đc lạc đề

. Các ý đủ để làm rõ đc điều cần tm, k sơ sài, thiếu sót
. Các ý đc sắp xếp theo 1 hệ thống thống nhất để k bị trùng lặp
hay chồng chéo.
c. Kết bài:
-Trở lại yêu cầu của bài tm (nhắc lại về ng đc tm, đánh giá tổng
kết về ng đó).
-Lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả
(đưa ra 1 lời đánh giá mang tch kquan về giá trị, đóng góp của
ng đó hoặc 1 lời đánh giá của sách báo, các cơ quan, đoàn thể...).
► GHI NHỚ (Sgk)
Luyện tập:
1. Giới thiệu 1 tác giả văn học
2. Giới thiệu 1 tấm gương học tốt
3. Giới thiệu 1 phong trào của trường, lớp
4. Giới thiệu quy trình sản xuất hoặc các bước của 1 quá trình học
tập.
4.Củng cố: Cách lập dàn ý cho bài văn tm
5.Dặn dò: HS hoàn thành bài tập
Soạn “Phú sông Bạch Đằng”.
- 5 -
Trường THPT DL Quang Trung Giáo Viên: Nguyễn Thị Trinh
Ngày soạn: ..........................
Lớp 10A2 10A4
Ngày giảng
Học sinh vắng
Học sinh vào muộn
H.s kiểm tra miệng
Tiết 57:
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(Bạch Đằng giang phú)

-Trương Hán Siêu-
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Qua những hoài niệm về quá khứ thấy đc niềm tự hào về truyền thống của dân tộc và tư tưởng nhân văn
của tá giả với việc đề cao vai trò, vị trí của cng trong lịch sử.
- Nắm đc đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt: kết cấu, hình tượng nghệ thuật, lời văn; đồng thời thấy
đc những đặc sắc nghệ thuật của “PSBĐ”.
II. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, GA, TLTK
III. Cách thức tiến hành:
Phát vấn, đàm thoại, gợi mở
VI. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung dạy học
? Trình bày những nét khái quát về cuộc
đời, con người và sự nghiệp của THS?
? Em biết những gì về địa danh sông
Bạch Đằng và đề tài sông Bạch Đằng
trong văn học dân tộc?
Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
-Cuộc đời:
+ ? – 1354, tự là Thăng Phủ, quê Phúc Am, Yên Ninh (Ninh
Bình).
+ Vốn là môn khách của THĐ, giữ chức Hàn lâm học sĩ qua
mấy triều Trần.
+ 1351, được thăng Tham tri chính sự
+ Khi mất được tặng tước Thái Bảo, Thái Phó và được thờ ở

Văn Miếu.
-Con người: Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, được các
vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng.
-Sự nghiệp: tác phẩm không nhiều, nổi tiếng nhất là “BĐGP”.
2. Tác phẩm:
- Sông BĐ:
+ Là 1 nhánh sông Kinh Thầy đổ ra biển thuộc QN, phía gần
Thủy Nguyên (HP).
+ Là nơi ghi dấu nhiều chiến công trong lịch sử giữ nước của
- 6 -
? “PSBĐ” ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Tp thuộc thể loại nào? Em biết những
gì về thể loại này?
-Gọi 1 HS đọc bài phú.
? Bài phú có thể chia làm mấy đoạn?
Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
? Nhân vật khách ở đây là ai?
? Có những đặc điểm nổi bật nào về tính
cách?
? Những hành động của khách?
?Những không gian khách đên thăm?
? Những khoảng thời gian khách dùng
để đi du ngoạn?
? Qua đó, nhận xét khách là người như
thế nào?
? Mục đích của chuyến du ngoạn đến
sông BĐ là gì? Qua đó nhận xét về
khách?
? Cảnh sông BĐ đc tg miêu tả với
những chi tiết nào? Đó là cảnh tượng

như thế nào?
? Đứng trước cảnh sông BĐ, nhân vật
khách có tâm trạng gì?
? Nhận xét khái quát về tính cách của
dân tộc.
-Đề tài sông BĐ: được rất nhiều tác giả quan tâm, có nhiều tác
phẩm nổi tiếng (...)
-Hoàn cảnh ra đời: Khoảng 50 năm sau cuộc kc chống Nguyên –
Mông thắng lợi.
-Thể loại: thể phú
+ Là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần với văn xuôi dùng để
tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời...
+ Bố cục: gồm 4 đoạn: mở, gth, bình luận và kết
+ Thường có 2 nhân vật đối đáp là chủ và khách
-Bố cục: 4 phần
+ 1: “Khách có kẻ... → ...luống còn lưu”: Giới thiệu nv khách
với cảm xúc lịch sử trước sông BĐ.
+ 2: “Bên sông... →... nghìn xưa ca ngợi”: Các bô lão kể với
khách về những chiến công lịch sử trên sông BĐ.
+ 3: “Tuy nhiên...→... chừ lệ chan”: Các bô lão suy ngẫm và
bình luận về những chiến công xưa.
+ 4: Đoạn còn lại: Lời ca kđ vai trò và đức độ của con người.
Đọc hiểu
1. Nhân vật khách với thú tiêu dao sông nước:
-Nv khách chính là cái tôi cá nhân của tác giả, là sự phân thân
của chính tác giả.
-Tính cách:
∂ Khách với thú tiêu dao sông nước:
+ Hành động: giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng, gõ
thuyền, lần thăm

+ Không gian: bể lớn, sông nước, Nguyên, Tương, Cửu Giang,
Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt... → Địa danh của Trung Quốc,
ước lệ → Không gian rộng lớn.
+ Thời gian: sớm - chiều → cách nói thậm xưng.
→ Khách là ng ham thích phiêu lưu, có tâm hồn tự do, phóng
khoáng, tráng chí lớn lao.
∂ Khách với cuộc du ngoạn trên sông BĐ:
+ Mục đích chuyến đi:
. Thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên
. Nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức
→ Khách là ng tha thiết với lịch sử dân tộc, ham hiểu biết, mở
rộng tri thức.
+ Cảnh sông BĐ:
. Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu
→ Sóng lớn kéo dài muôn dặm, nhứng con thuyền nối đuôi nhau
đi trên sông dài như đuôi chim trĩ → Hùng tráng.
. Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu
→ Nên thơ
. Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô
→ cảnh vừa thực vừa hư, rất hiu hắt, ảm đạm, thê lương
+ Tâm trạng của khách: Trước cảnh sông BĐ, tâm hồn phong
phú, nhạy cảm của khách vừa vui, tự hào, vừa buồn đau, tiếc
- 7 -
khách? nuối.
. Vui; cảnh hùng vĩ, thơ mộng
. Tự hào: trước dòng sông từng ghi bao chiến công
. Buồn: chiến trường xưa, nay chỉ còn trơ trọi, hoang vu; dòng
thời gian xóa mờ bao dấu vết (tg ko nhắc đến nhân dân mà chỉ

nhắc đến n anh hùng → ảnh hưởng của văn học tầng lớp trên).
► Khách là người: + Phóng khoáng, tráng chí lớn lao
+ Tha thiết với lịch sử dân tộc
+ Đến BĐ để hồi tưởng lại ls oai hùng của
dt.
4. Củng cố: Hình tượng nhân vật khách
5. Dặn dò: HS học bài; giờ sau học tiếp.
Trường THPT DL Quang Trung Giáo Viên: Nguyễn Thị Trinh
Ngày soạn: ..........................
Lớp 10A2 10A4
Ngày giảng
Học sinh vắng
Học sinh vào muộn
H.s kiểm tra miệng
Tiết 58:
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(Bạch Đằng giang phú)
-Trương Hán Siêu-
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Qua những hoài niệm về quá khứ thấy đc niềm tự hào về truyền thống của dân tộc và tư tưởng nhân văn
của tá giả với việc đề cao vai trò, vị trí của cng trong lịch sử.
- Nắm đc đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt: kết cấu, hình tượng nghệ thuật, lời văn; đồng thời thấy
đc những đặc sắc nghệ thuật của “PSBĐ”.
II. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, GA, TLTK
III.Cách thức tiến hành:
Phát vấn, đàm thoại, gợi mở
IV.Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ:
Phân tích hình tượng nhân vật khách?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung dạy học
- 8 -
? Nhân vật các bô lão ở đây có thể là ai?
? Vai trò của các bl trong tp?
? Tđ của họ với nv khách?
? Chiến tích trên sông BĐ đc gợi lên ntn
qua lời kể của các bl?
-TG liên hệ đến những trận thủy chiến
vang dội nhất trong ls TQ → tc sùng cổ
của VHTĐ → cho thấy tc khốc liệt của
trận chiến và thất bại thảm hại của giặc.
? Nguyên nhân nào đã làm nên chiến
thắng BĐ? Trong các ngn đó, ngn qtr
hơn?
-GV liên hệ đến sử chép về TQT (Ngày
14.11.1287, có ng tâu về việc quân Ng
đã tràn qua cửa ải sông Hồng ở mạn Phú
Lương, vua Trần Nhân Tông lo lắng hỏi
THĐ “Giặc đến thì làm tn?”)
? Ý nghĩa lời ca của các bô lão về
2. Hình tượng các bô lão:
+ Các bô lão địa phương có thể là thật (những ng tg gặp trên
đường đi vãn cảnh), cũng có thể là hư cấu, là tâm tư, tc của tg
hiện thành nvtt.
+ Vai trò: Là ng kể lại và bình luận về chiến tích trên sông BĐ.
+ Thái độ với khách: nhiệt tình, hiếu khách và tôn kính (vái).
a) Các bô lão kể lại chiến tích trên sông BĐ:

+ Sau lời hồi tưởng về trận Ngô Chúa phá Hoằng Thao, các bô
lão kể với khách về chiến tích Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã
(cuộc chiến của Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông chống
giặc Nguyên năm 1288).
+ Kể theo diễn biến tình hình:
. Ngay từ đầu: 2 bên ta và địch đã tập trung binh lực hùng hậu
cho 1 trận đánh quyết định:
“Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”
→ Nhịp ngắn, nhanh, mạnh thể hiện khí thế ra quân ào ạt,
mạnh mẽ của cả 2 bên → Không khí gấp gáp, căng thẳng
. Trận đánh diễn ra gay go, quyết liệt:
“Trận đánh đc thua chửa phân
Chiến lũy Bắc Nam chống đối”
→ Đó là sự đối đầu k chỉ về lực lượng mà còn về ý chí: TA –
lòng yêu nước và sm chính nghĩa, ĐỊCH – thế cường và bao
mưu ma chước quỷ
→ Vì vậy, cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt:
“Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ
Bầu trời đất chừ sắp đổi”
Những hình tg kì vĩ, mang tầm vóc của trời đất, những ht đặt
trong thế đối lập báo hiệu 1 cuộc chiến kinh thiên động địa.
. Kết quả: Người chính nghĩa chiến thắng, giặc hung đồ chuốc
lấy cái nhục muôn đời.
+ Giọng điệu và thái độ của các bô lão khi kể: đầy nhiệt huyết,
tự hào, như ng trong cuộc.
. Lời kể k dài dòng mà rất hàm súc, cô đọng, khái quát nhưng
gợi lại 1 cách sinh động diễn biến, kk trận đánh.
. Lời kể sd những câu dài ngắn khác nhau, phù hợp với tâm
trạng và db trận đánh (Những câu dài, dõng dạc gợi kk trang

nghiêm; những câu ngắn gọn, sắc bén gợi khung cảnh chiến
trận căng thẳng, gấp gáp)
► Một trận đánh oai hùng, ác liệt, 1 chiến công lẫy lừng của
vua tôi nhà Trần.
b) Các bô lão suy ngẫm, bình luận về chiến thắng:
Nguyên nhân của chiến thắng:
+ Trời cho thế đất hiểm trở → Địa linh
+ Nhân tài giữ cuộc điện an → Nhân kiệt → Vai trò của cng
trong chiến thắng.
+ Đb: “Bởi Đại Vương coi thế giặc nhàn” → Gợi lại ha THĐ
với câu nói dã lưu cùng sử sách: “Năm nay, giặc đến dễ đánh”
→ Câu nói của ng nắm chắc thời thế, binh pháp, thấy rõ vai trò
qđ của cng.
- 9 -
nguyên nhân chiến thắng trên sông BĐ?
? Nội dung chính trong lời ca của khách?
? Tổng kết về giá trị nội dung và nghệ
thuật của bài phú?
→ Kđ sm và vị trí của cng, đó là cảm hứng ngợi ca mang giá trị
nhân văn và có tầm triết lí sâu sắc.
c) Lời ca của các bô lão: Mang ý nghĩa tổng kết
Lời ca có giá trị như 1 tuyên ngôn về chân lí: Bất nghĩa(LC) thì
tiêu vong, nhân nghĩa (NQ, HĐV) thì lưu danh thiên cổ.
→ Tg kđ sự vĩnh hằng của chân lí đó giống như sông BĐ kia
ngày đêm “luồng to sóng lớn dồn về biển Đông” theo quy luật
muôn đời của tn.
3. Lời ca của khách:
-Tiếp nối lời ca của các bô lão
+ Ca ngợi sự anh minh của 2 vị thánh quân
+ Ca ngợi chiến tích của sông BĐ nhiều lần đánh thắng quân

xâm lc, đem lại nền thái bình cho đnc.
-2 câu cuối: vừa biện luận, vừa kđ chân lí về mqh giữa địa linh
và nhân kiệt → Nhân kiệt là nhân tố qđ. Ta thắng giặc k chỉ ở
đất hiểm mà qtr hơn là bởi ng tài có đức cao, đức lành.
► KĐ địa linh bởi nhân kiệt, nêu cao vai trò, vị trí của cng, lời
ca kết thúc bài phú vừa mang niềm tự hào dt, vừa thể hiện tư
tưởng nhân văn cao đẹp.
III.Tổng kết:
1. Nội dung:
Qua những hoài niệm về qk, bài phú đã thể hiện lòng yêu nc và
tự hào dt trước chiến công trên sông BĐ; đồng thời ca ngợi
truyền thống anh hùng, bất khuất, truyền thống đạo lí nhân
nghĩa sáng ngời của dt VN. Bài phú cũng chứa đựng tư tưởng
nhân văn cao đẹp qua vc đề cao vị trí của con người trong ls.
2. Nghệ thuật:
Là đỉnh cao của thể phú trong VHTĐ
+ Cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn
+ Bố cục chặt chẽ
+ Lời văn linh hoạt
+ Hình tượng nt sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa
mang ý nghĩa khái quát, triết lí
+ Ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng, vừa lắng đọng, gợi cảm.
4.Củng cố:
+ Chủ nghĩa yêu nước: Tự hào trước chiến công lịch sử
+ Chủ nghĩa nhân văn: Đề cao con người
5.Dặn dò:
+ HS học bài.
+ Soạn “Đại cáo bình Ngô”.
- 10 -
Trường THPT DL Quang Trung Giáo Viên: Nguyễn Thị Trinh

Ngày soạn: ..........................
Lớp 10A2 10A4
Ngày giảng
Học sinh vắng
Học sinh vào muộn
H.s kiểm tra miệng
Tiết 59:
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
(Bình Ngô đại cáo)
-Nguyễn Trãi-
I, Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp văn học của NT.
- Thấy được vị trí to lớn của NT
II, Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, GA, TLTK
III, Cách thức tiến hành:
Phát vấn, đàm thoại
IV, Tiến trình tổ chức dạy học:
1.Ổn định tổ chức lớp
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong “PSBĐ”
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung dạy học
? Những nét khái quát về cuộc đời
Nguyễn Trãi? (quê hương, gia đình).
? Những mốc lớn trong cuộc đời NT?
? Mốc nào có ảnh hưởng lớn đến sự
nghiệp của NT sau này?
PHẦN 1: TÁC GIẢ
Cuộc đời:

-1380-1442, hiệu Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, sau dời về
Nhị Khê.
-Gia đình:
+ Cha: Nguyễn Ứng Long, đỗ Thái học sinh thời Trần.
+ Mẹ: Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.
+ Bên nội, bên ngoại đều có 2 truyền thống lớn là yêu nước và
văn hóa, văn học.
-Cuộc đời:
+ Thủa thiếu thời: chịu nhiều mất mát, đau thương.
+ 1400: đỗ Thái HS và 2 cha con cùng làm quan dưới triều Hồ.
+ 1407: giặc Minh cướp nước ta, bắt NPK về TQ. NTr tìm vào
Lam Sơn, theo Lê Lợi khởi nghĩa và góp 1 phần to lớn vào chiến
thắng vẻ vang của dt.
- 11 -
? Kể tên những tác phẩm chính của NT?
? Nội dung chính trong văn chính luận
của NT là gì?
? Biểu hiện cụ thể trong các tác phẩm
tiêu biểu?
? Đọc thuộc lòng những câu văn trong
BNĐC để minh họa cho nội dung trên?
? Điểm đáng chú ý về nghệ thuật viết
văn chính luận của NT?
? Kể tên những tác phẩm là thơ trữ tình
của NT?
? Vẻ đẹp tâm hồn NT được thể hiện
trong thơ trữ tình?
? Đọc những câu thơ mà em thuộc để
minh họa.
+ Cuối 1427, đầu 1428: cuộc kn LS toàn thắng, NT thừa lệnh

LL viết BNĐC, hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng đnc.
Nhưng sau bị nghi oan, k đc tin dùng.
+ 1439: xin về ở ẩn tại CS.
+ 1440: đc Lê Thái Tông mời ra giúp nc
+ 1442: bị oan án Lệ Chi Viên, khép tội tru di tam tộc → oan
khốc nhất trong ls vh VN.
+ 1464: đc Lê Thánh Tông minh oan.
► Một anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn.
1980: đc công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.
Sự nghiệp văn học
1. Những tác phẩm chính:
-Chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, BNĐC, WTTT, Chí Linh
sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh
Lăng...
-Chữ Nôm: Quốc âm thi tập
-“Dư địa chí”: tp địa lí cổ nhất của VN.
2. Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất:
- Là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất của văn học trung đại Việt
Nam. Tác phẩm:...
- Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt văn chính luận của Nguyễn Trãi
là tư tưởng nhân nghía, yêu nước, thương dân.
+ “Quân trung từ mệnh tập”:
. Gồm thư từ gửi cho tướng giặc và giấy tờ giao thiệp với nhà
Minh.
. Là tập văn chiến đấu có sức mạnh của 10 vạn quân bởi sự
kết hợp giữa tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa với nghệ thuật viết
văn bậc thầy.
+ “BNĐC”:
. Là áng văn yêu nước lớn của thời đại, tuyên ngôn về chủ
quyền độc lập của dân tộc, bản cáo trạng đanh thép tội ác của kẻ

thù, bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
. Tư tưởng yêu nước và nhân nghĩa hòa làm 1:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ
bạo”
-Nghệ thuật: Đạt đến trình độ nghệ thuật mẫu mực, từ việc xác
định đối tượng đến sử dụng bút pháp thích hợp với kết cấu chặt
chẽ, lập luận sắc bén.
3. Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc:
- Tác phẩm:...
- Vẻ đẹp tâm hồn của NT thể hiện trong 2 tập thơ:
+ Người anh hùng vĩ đại:
. Lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân:
. Phẩm chất, ý chí: ngay thẳng, cứng cỏi(trúc), thanh cao,
trong trắng(mai), sức sống khỏe khoắn (tùng) → Đều để phục vụ
cho dân.
+ Con người trần thế nhất trần gian:
. Đau nỗi đau của con người: khi chứng kiến nghịch cảnh éo
le, đau trước thói đời đen bạc → khao khát hướng tới sự hoàn
thiện của con người và mơ ước 1 xã hội thái bình thịnh trị.
- 12 -
? Cần lưu ý những gì khi tổng kết về
NT?
. Yêu tình yêu của con người:
., Yêu thiên nhiên:
-Có bức tranh hùng tráng
-Có bức tranh lụa xinh xắn, phảng phất phong vị thơ
Đường.
-Có thứ thiên nhiên bình dị, dân dã
→ Thiên nhiên trở thành môi trường sống thanh cao. Con người
cố gắng giữ gìn vẻ đẹp nguyên sơ, không làm tổn thương đến

cảnh vật.
→ Ở NT, “lòng yêu thiên nhiên vạn vật là 1 thứ thước để đo tâm
hồn” (XD).
., Nghĩa vua tôi, tình cha con rất cảm động
., Tình bạn trong sáng
., Yêu quê hương tha thiết: nhớ quê
► Vẻ đẹp nhân bản nâng cao tầm vóc của người anh hùng
Nguyễn Trãi.
Kết luận:
-Hiện tượng văn học kết tinh truyền thống văn học Lí – Trần, mở
đường phát triển cho cả 1 giai đoạn phát triển mới.
-Nội dung: yêu nước và nhân đạo
-Nghệ thuật:
+ Thể loại
+ Ngôn ngữ
→ “Bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ Nôm Việt Nam” (Lê
Trí Viễn).
4.Củng cố:
Cuộc đời, sự nghiệp, giá trị, vị trí của NT trong lịch sử văn học dân tộc.
5.Dặn dò:
HS học bài.
Soạn bài “BNĐC”.
Trường THPT DL Quang Trung Giáo Viên: Nguyễn Thị Trinh
Ngày soạn: ..........................
Lớp 10A2 10A4
Ngày giảng
Học sinh vắng
Học sinh vào muộn
- 13 -
H.s kiểm tra miệng

Tiết 60:
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
(Bình Ngô đại cáo)
-Nguyễn Trãi-
I, Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
+ Hiểu rõ “ĐCBN” có ý nghĩa trọng đại của 1 bản tuyên ngôn độc lập, kđ sức mạnh của lòng yêu nước và
tư tưởng nhân nghĩa; là kiệt tác văn học kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và văn chương.
+ Nắm vững đặc trưng cơ bản của thể cáo và những sáng tạo của NT.
II, Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, GA, TLTK
III, Cách thức tiến hành:
Phát vấn, đàm thoại, gợi mở
IV, Tiến trình tổ chức dạy học:
1.Ổn định tổ chức lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung dạy học
? Nêu hoàn cảnh ra đời của “BNĐC”?
? Trình bày những nét khái quát về thể
cáo? (do ai viết, viết để làm gì, dùng lối
văn nào)
? Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?
? Có thể chia tác phẩm thành 4 phần
như trong SGK.
PHẦN II: TÁC PHẨM
I. Giới thiệu chung:
1. Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi quân ta đại thắng tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn quân
viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, chấp nhận

điều khoản rút quân về nước. NT thừa lệnh Lê Lợi viết “ĐCBN”.
- “ĐCBN” có ý nghĩa trọng đại của 1 bản tuyên ngôn độc lập
được công bố vào tháng chạp năm Đing Mùi (đầu 1428).
2. Thể loại:
- Được viết theo thể cáo.
+ Là thể văn NL có từ thời cổ ở TQ, thường được các vua chúa
hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày 1 chủ trương, 1 sự nghiệp, tuyên
bố 1 sự liện để mọi người cùng biết.
+ Có thể viết bằng văn xuôi hay văn vần, nhưng thường dùng
văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài
ngắn không gò bó, mỗi cặp gồm 2 vế đối nhau.
+ Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
- “ĐCBN” đượ viết theo lối văn biền ngẫu, có vận dụng thể tứ lục,
hình tượng nghệ thuậ sinh động, gợi cảm.
3. Nhan đề:
- “Đại cáo”: bài cáo có tính chất trọng đại quốc gia
- “Bình”: dẹp yên
- “Ngô”: chỉ giặc Minh → Gợi lên sự khinh bỉ và lòng căm thù
của nhân dân ta đối với giặc phương Bắc đa có từ nghìn xưa để
dồn lên đầu kẻ thù trước mắt là giặc Minh xâm lược (ông tổ của
chúng là Chu Nguyên Chương).
4. Bố cục:
- P1: Nêu luận đề chính nghĩa
- P2: Vạch rõ tội ác kẻ thù
- P3: Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc
- 14 -
? Luận đề chính nghĩa được NT nêu ra
gồm những nội dung gì?
? Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của NT là
gì?

- Điểm mới mẻ ttrong tư tưởng nhan
nghĩa của NT so với Khổng-Mạnh.
? Những từ ngữ... cho thấy điều gì về
sự tồn tại của nước ĐV?
? Những yếu tố cơ bản được NT dùng
để kđ sự tồn tại của ĐV là gì? Yếu tố
nào là quan trọng nhất?
? NT dùng nghệ thuật gì để kđ sự tồn
tại độc lập của ĐV?
? 4 câu đầu chỉ ra tội ác nào của giặc
Minh?
? NT đứng trên lập trường của ai để tố
cáo tội ác này?
? Đoạn còn lại tố cáo những tội ác nào
của giặc?
khởi nghĩa.
- P4: Tuyên bố kết quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
II. Đọc hiểu:
1. Phần 1: Luận đề chính nghĩa:
*NT nêu nguyên lí chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng
để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.
*Nguyên lí chính nghĩa gồm 2 nội dung chính:
- Tư tưởng nhân nghĩa
- Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt
a) Tư tưởng nhân nghĩa:
- Đây là tư tưởng có tính chất phổ biến, được thời bấy giờ mặc
nhiên thừa nhận.
- Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đep giữa người và người được
xây dựng trên cơ sở tình thương và đạo lí.
- Với NT, nhân nghĩa là yên dân, trừ bạo → Trừ tham tàn bạo

ngược, bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân.
→ NT biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản tích cực nhất trong tư
tưởng nhân nghĩa: “cốt”, “trước”: chủ yếu để yên dân, trước nhất
là trừ bạo.
- NT còn đem đến 1 nội dung mới, lấy ra từ thực tiễn dân tộc để
đưa vào tư tưởng nhân nghĩa: Nhân nghĩa phải gắn liền với chống
xâm lược → Nội dung này trong quan niệm của Khổng – Mạnh
hầu như ít thấy.
→ Nhân nghĩa là chống xâm lược, chống xâm lược là yêu nước.
Có như vậy mới bóc trần được luận điệu xảo tra của địch, mới
nhận định rạch ròi: TA là chính nghĩa, GIẶC xâm lược là phi
nghĩa.
Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp
với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập có chủ quyền của
DTVN cũng là 1 chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó.
b) Sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt:
- Các từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã chia, cũng khác → tính chất
hiển nhiên, lâu đời của sự tồn tại nước ĐV.
- Những yếu tố căn bản để xác định độc lập chủ quyền của dân
tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời,
lịch sử riêng, chế độ riêng với hào kiệt đời nào cũng có.
Trong các yếu tố trên:
+ Yếu tố văn hiến, truyền thống lịch sử được coi là cơ bản
nhất, hạt nhân để xác định dân tộc.
+ Về chế độ: “vưng đế” thiên tử, duy nhất, toàn quyền → NT
so sánh trực tiếp giữa phương Nam và phương Bắc, dựa vào lịch
sử để khẳng định độc lập tự chủ.Đó là bước tiến mới của tư tưởng
thời đại và cũng là tầm cao của tư tưởng Ức Trai.
- Nghệ thuật: liệt kê, so sánh
► Nguyễn Trãi: tự hào, tự tôn dân tộc.

2. Phần 2: Vạch tội ác kẻ thù:
* 4 câu đầu: Chỉ rõ âm mưu cướp nước ta của giặc Minh, vạch
trần luận điệu “phù Trần diệt Hồ” của chúng:
- Việc nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần chỉ là 1 nguyên nhân, đúng
- 15 -
? Nghệ thuật viết cáo trạng của NT?
? Hãy nhận xét về lời văn của đoạn
trích trên?
? NT đứng trên lập trường của ai để tố
cáo?
hơn, chỉ là 1 nguyên cớ để giặc Minh sang cướp nước ta.
- Những từ “nhân, thừa cơ” đã góp phần lột trần luận điệu giả
nhân giả nghĩa của giặc. “Phù Trần diệt Hồ” chỉ là 1 cách mượn
gió bẻ măng. Âm mưu thôn tính nước ta đã có từ trước, sẵn từ lâu
trong đầu óc thiên triều.
→ Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường dân tộc để tố cáo tội ác
này.
* Đoạn còn lại: Tố cáo những chủ trương cai trị phản nhân đạo
của giặc Minh:
- Tàn sát những người dân vô tội
- Gây họa chiến tranh
- Thu thuế nặng
- Đẩy người dân vô tội vào những tình cảnh khốn cùng
- Hủy hoại môi trường sống
- Bắt phu phen, tap dịch
→ Tội ác chất chồng.
* Nghệ thuật viết cáo trạng:
- Dùng hình tượng để diễn tả tội ác của kẻ thù:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vui con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

→ Vừa diễn tả rất thực về tội ác man rợ như thời trung cổ, vừa
mang tính khái quát có ý nghĩa như khắc vào bia căm thù để muôn
đời nguyền rủa quân xâm lược.
- “Thằng há miệng, đứa nhe răng máu mỡ bấy no nê chưa chán”
→ Hình ảnh quân thù như 1 bầy quỷ sứ khát máu người.
- “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Nhơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”
→ Lấy cái vô hạn để nói cái vô hạn (tội ác), dùng cái vô cùng để
nói cái vô cùng (sự nhơ bẩn).
→ Tội ác “Lẽ nào trời đất dung tha, ai bảo thần nhân chịu được”
→ Lòng căm thù chất chứa.
- Lời văn: đanh thép, thống thiết, khi uất hận trào sôi, khi cảm
thương tha thiết, lúc muốn thét thật to, lúc lại nghẹn ngào tấm
tức... → Cùng 1 lúc diễn tả những biểu hiện khác nhau nhưng luôn
gắn bó với nhau trong tâm trạng, tình cảm của con người.
► NT đứng trên lập trường nhân bản, hơn nữa đứng về phía
quyền sống của người dân vô tội để tố cáo, lên án giặc Minh →
“ĐCBN” chứa đựng những yếu tố cơ bản của tuyên ngôn nhân
quyền.
4. Củng cố: - Lập trường nhân nghĩa
- Bản cáo trạng đanh thép
5. Dặn dò: - HS học bài
- Giờ sau học tiếp.
Trường THPT DL Quang Trung Giáo Viên: Nguyễn Thị Trinh
- 16 -
Ngày soạn: ..........................
Lớp 10A2 10A4
Ngày giảng
Học sinh vắng
Học sinh vào muộn

H.s kiểm tra miệng
Tiết 61:
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
(Bình Ngô đại cáo)
-Nguyễn Trãi-
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
+ Hiểu rõ “ĐCBN” có ý nghĩa trọng đại của 1 bản tuyên ngôn độc lập, kđ sức mạnh của lòng yêu nước và
tư tưởng nhân nghĩa; là kiệt tác văn học kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và văn chương.
+ Nắm vững đặc trưng cơ bản của thể cáo và những sáng tạo của NT.
II.Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, GA, TLTK
III.Cách thức tiến hành:
Phát vấn, đàm thoại, gợi mở
IV.Tiến trình tổ chức dạy học:
1.Ổn định tổ chức lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung dạy-học
- Đây là đoạn văn dài nhất, có ý nghĩa
như bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa LS.
Đvăn được chia làm 2 phần, gắn với
diễn biến của cuộc kn, với 2 bút pháp
khác nhau.
? Những khó khăn trong buổi đầu kn la
gì?
? Hình ảnh LL được khắc họa với bút
pháp trữ tình kết hợp tự sự: Qua 1 con
người thấy được cả khó khăn và ý chí
của cả dt.

? Hình ảnh LL được khắc họa với nhứng
chi tiết nào?
3. Phần 3: Quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi
nghĩa:
a) Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa:
* Những khó khăn buổi đầu:
- Lúc cờ nghĩa dấy lên là lúc quân thù đang mạnh
- Thiếu người tài
- Thiếu lương thực
- Thiếu quân sĩ
→ Những khó khăn, thiếu thốn chồng chất trong buổi đầu dựng
cờ khởi nghĩa.
* Hình ảnh Lê Lợi: Là hình ảnh trung tâm thể hiện ý chí và quyết
tâm của cuộc khởi nghĩa.
Ở Lê Lợi có sự thống nhất giữa con người bình thường và lãnh
tụ cuộc khởi nghĩa.
- Bình thường:
+ Nguồn gốc xuất thân: chốn hoang dã nương mình
+ Xưng hô: “ta” khác với Trẫm
- Lãnh tụ:
+ Căm thù giặc sâu sắc: há đội trời chung, thề không cùng
sống
+ Có lí tưởng hoài bão lớn: tấm lòng cứu nước vẫn đăm đắm
muốn tiến về Đông
- 17 -
? So sánh hình ảnh LL và TQT trong
“Hịch tướng sĩ”?
? Ý nghĩa của việc khắc họa hình ảnh
LL?
- Tác giả đã dựng lên bức tranh toàn

cảnh cuộc kn với bút pháp nghệ thuật
đậm chấ anh hùng ca. Từ hình tượng
nghệ thuật đến ngôn ngữ, từ màu sắc tới
âm thanh nhịp điệu đều mang đặc điểm
bút pháp anh hùng ca.
? TG đã xây dựng những hình tượng nào
để nói về chiến thắng của ta, sức mạnh
của ta, thất bại của giặc?
? Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ
trong đoạn văn này?
+ Có quyết tâm cao thực hiện lí tưởng: đau lòng nhức óc, quên
ăn vì giận, những trằn trọc trong cơn mộng mị, chỉ băn khoăn
một nỗi đồ hồi.
→ Người anh hùng xuất thân từ nông dân.
* So sánh với TQT: Nỗi lòng của NT và TQT:
- Cùng căm giận trào sôi: ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
- Cùng nuôi chí lớn: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối
- Cùng một quyết tâm sắt đá: dẫu cho trăm thân này phơi ngoài
nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa...
→ Lê Lợi là kiểu anh hùng TQT. Chính cảm hứng về truyền
thống dân tộc đã giúp NT khắc họa thành công hình ảnh LL.
* Ý nghĩa:
- Qua hình ảnh Lê Lợi, NT đã nói lên được tính chất nhân dân
của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sự đoàn kết của các tầng lớp
nhân dân đã giúp cuộc kn vượt qua gian khổ, khó khăn và có
được sức mạnh chiến thắng.
- “Nhân dân bốn cõi một nhà...
Tướng sĩ một lòng phụ tử...”
→ NT tuyên bố về vai trò và sức mạnh của nhân dân – những
người manh lệ (dân cày lưu tán và tôi tớ, người đi ở)

► Đó là một tư tưởng lớn, mãi sau này đến NĐC mới lại thấy
xuất hiện những người dân ấp, dân lân trong “VTNSCG”. Trong
một bản tuyên ngôn như “BNĐC”, những người manh lệ được
nói đến công khai, trân trọng như vậy cũng là chưa thấy xưa nay.
b)Giai đoạn 2 của cuộc khởi nghĩa: giai đoạn tổng phản công và
giành chiến thắng:
* Hình ảnh: Những hình tượng phong phú, đa dạng được đo
bằng sự lớn rộng, kì vĩ của thiên nhiên.
- Chiến thắng của ta: sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay, sạch
không kình ngạc, tan tác chim muông, trút sạch lá khô, phá toang
đê vỡ
→ Liên tiếp, oanh liệt, lẫy lừng
- Sức mạnh của ta: đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn
→ Hào hùng, mãnh liệt
- Thất bại của giặc: máu chảy thành sông, máu trôi đỏ nước, máu
chảy trôi chày; thây chất đầy nội, thây chất đầy đường, thây chất
thành núi.
→ Thảm hại
- Khung cảnh chiến trường: sắc phong vân phải đổi, ánh nhật
nguyệt phải mờ
→ Ác liệt, tàn khốc
* Ngôn ngữ:
- Các động từ mạnh liên kết với nhau thành những chuyển rung
dồn dập, dữ dội: kén, chọn, mài, uống, đánh, nổi, thông.
- Các tính từ chỉ mức độ ở điểm tối đa tạo thành 2 mảng trắng
đen đối lập, thể hiện khí thế chiến thắng của ta và thất bại của
địch.
- Câu văn khi dài khi ngắn biến hóa linh hoạt trên nền chung là
nhạc điệu dồn dập, sảng khoái, giòn giã, hào hùng:
- 18 -

? Hình ảnh kẻ thù hiện lên qua những
chi tiết nào? Tg đã dùng những từ ngữ
nào để miêu tả chúng?
? Việc khắc họa hình ảnh kẻ thù thất bại
thảm hại có ý nghĩa như thế nào trong
việc thể hiện tính chất của cuộc kn LS?
? Trong lời tuyên bố về độc lập NT đã
đưa ra bài học lịch sử gì?
? Tổng kết về giá trị nội dung và nghệ
thuật của bài cáo?
+ Đó là nhịp điệu của triều dâng, sóng dậy hết lớp này đến lớp
khác:
“Ngày 18...
Ngày 20...
Ngày 25...
Ngày 28...”
+ Đó là nhịp điệu của gió lay bão giật hết trận này đến trận
khác:
“Gươm mài đá...
Voi uống nước...”
* Xen giữa bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa là hình ảnh kẻ thù
xâm lược. Mỗi tên 1 vẻ, mỗi đứa 1 cảnh nhưng đều giống nhau ở
điểm tham sống sợ chết đến hèn nhát.
NT đã sử dụng từ ngữ một cách sống động để biểu hiện từng
thái độ, tam trạng khác nhau của chúng:
- Trần Trí, Sơn Thọ: nghe hơi mà mất vía
- Lí An, Phương Chính: nín thở cầu thoát thân
- Đô đốc Thôi Tụ: lê gối dâng tờ tạ tội
- Thượng thư Hoàng Phúc: trói tay để tự xin hàng
- Quân Vân Nam: nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật

- Quân Mộc Thạnh: xéo lên nhau chạy để thoát thân
- Cởi giáp ra hàng, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
→ Hình tượng kẻ thù càng thảm bại, nhục nhã càng tôn thêm khí
thế hào hùng của cuộc kn. Đồng thời, qua hình tượng kẻ thù hèn
nhát và được tha tội chết, NT càng làm nổi bật tính chất chính
nghĩa, nhân đạo sáng ngời của cuộc kn LS.
4. Đoạn 4: Tuyên bố kết quả, khăng định sự nghiệp chính nghĩa:
NT thay LL trịnh trọng và vui mừng truyền đi lời tuyên bố độc
lập của dân tộc đã được độc lập lại với giọng điệu rất hào sảng.
- Bài học lịch sử: Sự thay đổi nhưng thực chất là sự phục hưng
(bĩ – thái, hối - minh) là nguyên nhân, điều kiện để thiết lập sự
vững bền.
Viễn cảnh đất nước mở ra thật tươi sáng, huy hoàng.
- Sự kết hợp giữa sm truyền thống và sm thời đại: Có hiện thực
hnay và tương lai mai sau là bởi tổ tiên ngầm giúp đỡ, bởi những
chiến công trong quá khứ.
- Trong lời tuyên bố kết thúc chiến tranh, cảm hứng về độc lập
dân tộc và tương lai đất nước đã hòa quyện với niềm tin về quy
luật vận động của thế giới, hướng tới sự sáng tươi, phát triển,
khắc họa quyết tâm của nhân dân ĐV xây dựng nền thái bình
vững chắc.
III. Kết luận:
1. Nội dung:
- Bản tuyên ngôn độc lập chủ quyền của dân tộc
- Áng văn yêu nước chói ngời tư tưởng nhân văn (có ý nghĩa
tuyên ngôn về quyền sống của con người).
2. Nghệ thuật:
Kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương.
- Kết cấu: Tiền đề → Soi sáng tiền đề vào thực tiễn → Rút ra kết
- 19 -

luận.
- Lập luận chặt chẽ, bằng chứng hùng hồn
- Từ ngữ chính xác, gợi cảm
- Hình tượng nghệ thuật sống động
- Câu văn dài ngắn với nhịp điệu linh hoạt
► ÁNG THIÊN CỔ HÙNG VĂN.
4. Củng cố:
Giá trị nội dung và nghệ thuật của áng “Thiên cổ hùng văn”
5. Dặn dò:
HS học bài.
Chuẩn bị bài Làm văn.
Trường THPT DL Quang Trung Giáo Viên: Nguyễn Thị Trinh
Ngày soạn: ..........................
Lớp 10A2 10A4
Ngày giảng
Học sinh vắng
Học sinh vào muộn
H.s kiểm tra miệng
Tiết 62:
TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
I, Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: Hiểu và bước đầu viết được văn bản thuyết minh chuẩn xác, hấp dẫn.
II, Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, GA
III, Cách thức tiến hành:
Phát vấn, thảo luận
IV, Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Phân tích giai đoạn thứ hai của cuộc kháng chiến?

3. Bài mới:
4.
Hoạt động của GV và HS Nội dung dạy học
? Tính chuẩn xác của VBTM là gì?
? Những biện pháp đảm bảo tính chuẩn
xác của VBTM?
I.Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh:
1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác
trong văn bản thuyết minh:
- Chuẩn xác là yêu cầu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của
mọi VBTM. Do: mục đích của VBTM là cung cấp nhưng tri thức
về sự vật để hiểu biết của người đọc thêm phong phú.
- Biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác:
+ Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.
+ Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, tìm được tài liệu có giá
trị của các chuyên gia, các nhà khoa học có tên tuổi, của cơ quan
có thẩm quyền về vấn đề cần thuyết minh.
+ Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập
nhật những thông tin mới va những thay đổi thường có.
→ Tri thức cần có tinnhs khách quan, khoa học, đáng tin cậy.
- 20 -
? Những văn bản sau đây có đảm bảo
tính chuẩn xác hay không?
? Tính hấp dẫn của VBTM là gì?
? Một số biện pháp đảm bảo tính hấp
dẫn của VBTM?
?
? Tác dụng của việc trích dẫn truyền
thuyết về đảo An Mạ?
? Phân tích tính hấp dẫn của văn bản

sau?
2. Luyện tập:
a)Không chính xác vì:
- Chương trình Ngữ văn 10 không phải chỉ có VHDG.
- Chương trình Ngữ văn 10 về VHDG không phải chỉ có ca dao,
tục ngữ.
- Chương trình Ngữ văn 10 không có câu đố.
b)Chưa chuẩn xác vì: Không phù hợp với ý nghĩa thực của
những từ “Thiên cổ hùng văn”.
c)Không thể dùng văn bản trên để thuyết minh về NBK với tư
cách là 1 nhà thơ, vì: nội dung của nó không nhắc đến NBK với
tư cách là 1 nhà thơ.
→ Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đảm bảo về tính
khách quan, khoa học:
+ Khoa học: Tri thức phải có cơ sở khoa học, phải được kiểm
chứng và phù hợp với chuẩn mực được công nhận (chứ không
phải những phán đoán thiếu căn cứ, mơ hồ).
+ Khách quan: Người viết phải tôn trọng thực tế hách qun,
không thể để những chi tiết hư cấu hay những cách nói cường
điệu, khoa trương.
II.Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh:
1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của VBTM:
-Tính hấp dẫn là 1 yêu cầu vô cùng quan trọng, là sức lôi cuốn,
thu hút sự chú ý.
-Một số biện pháp:
+ Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính
xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ.
+ So sánh làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người
đọc (nghe).
+ Kết hợp và sử dụng một số kiểu câu làm cho bài văn biến hóa

linh hoạt, không đơn điệu.
+ Khi cần nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần
thuyết minh được soi chiếu từ nhiều mặt.
2. Luyện tập:
(1) Biện pháp:
-Đây là 1 luận điểm khái quát:
-Biện pháp: TG đưa ra hàng loạt những chi tiết cụ thể về bộ não
của đứa trẻ ít được chơi đùa, ít tiếp xúc và bộ não của con chuột
nhốt trong hộp rỗng... để làm sáng tỏ cho luận điểm
→ Luận điểm khái quát đã trở nên cụ thể, dễ hiểu. Sự tm vì thế
trở nên sinh động, hấp dẫn.
(2)
Truyền thuyết về đảo An Mạ giúp ta trở về với 1 thời xa xưa
thần tiên kì ảo → Đáp ứng nhu cầu của con người khi tham quan
1 thắng cảnh, di tích (muốn biết những sự tích lưu truyền về nó).
III.Luyện tập:
_ Đoạn văn đã sử dụng linh hoạt nhiều kiểu câu khác nhau:
+ Câu đơn: Thật thế... Người bán hàng...
+ Câu ghép: Nhất là...
- 21 -
+ Câu nghi vấn : Qua lần cửa kính...
+ Câu cảm thán: Trông mà thèm quá!...
+ Câu khẳng định: những caau còn lại.
_ Dùng từ ngữ giàu tính hình tượng: xanh như lá mạ...
_ Kết hợp nhiều giác quan và nhiều liên tưởng khi quan sát:
+ Như nghiện nước trà tươi
+ Mùi phở huyền bí, quyeens rũ như mây khói chùa Hương
+ Khói tỏa như màn sương mỏng, bức tranh tàu...
+ Thấy người ăn phở mà thấy ấm áp, ngon lành...
_ Bộc lộ trực tiếp cảm xúc: Trông mà thèm quá!, Có ai lại không

vào ăn cho được!...
4.Củng cố:
Tính chuẩn xác, hấp dẫn của VBTM.
5.Dặn dò:
HS học bài.
Soạn “Tựa Trích diễm thi tập”.
Trường THPT DL Quang Trung Giáo Viên: Nguyễn Thị Trinh
Ngày soạn: ..........................
Lớp 10A2 10A4
Ngày giảng
Học sinh vắng
Học sinh vào muộn
H.s kiểm tra miệng
Tiết 63- 64:
TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”
-Hoàng Đức Lương-
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của HĐL trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền
nhân, từ đó có thái độ trân trọng và yêu quý di sản văn học của dân tộc.
- Nắm vững nghệ thuật lập luận của tác giả.
II. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, GA, TLTK.
III. Cách thức tiến hành:
Phát vấn, đàm thoại, gợi mở
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những biện pháp để đảm bảo yêu cầ chuẩn xác và hấp dẫn của một văn bản thuyết
minh.
3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung dạy học
Giới thiệu chung;
- 22 -
? Trình bày đôi nét khái quát về tác giả,
tác phẩm?
_ Thế kỷ XV: tinh thần dân tộc đang lên
cao...
? HĐL đã chỉ ra những nguyên nhân nào
khiến thơ văn không lưu truyền hết ở
đời?
_ GV lấy VD thơ của LTL, XD...
? Ngoài những nguyên nhân chủ quan
trên, còn có những nguyên nhân nào
khác nữa?
_ GV lấy VD: năm 1371, giặc Chiêm
Thành xâm chiếm Thăng Long, năm
1407, giặc Minh xâm lược nước ta...
? Thái độ, tình cảm của tg trước thực
trạng trên? Tình cảm đó thể hiện điều gì
ở HĐL?
? Quá trình soạn thảo “TDTT” diễn ra
bởi động cư nào, như thế nào?
1. Tác giả:
_ HĐL (?-?), nhuyên quán ở Văn Giang (HY), trú quán ở Gia
Lâm (HN).
_ Đỗ Tiến sĩ năm Mậu Tuất 1478.
2. Tác phẩm:
_ “Trích diễm thi tập”: tuyển tập những bài tthow hay do HĐL
sưu tầm, tuyển chọn, gồm thơ của các nhà thơ từ thời Trần đến
thời Lê tk XV (cuối tập là thơ của HĐL).

_ Bài tựa được viết năm 1497.
_ Tựa là bài viết đặt ở đầu sách do tác giả hoặc người khác được
tác giả mời viết. Bài tựa thường nêu những vấn đề liên quan đến
việc làm sách như lí do viết sách, phương pháp làm sách, đặc
điểm của sách.
Đọc – hiểu văn bản:
1. Những ngyên nhân khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời:
a) Nguyên nhân khách quan;
_ Chỉ thi nhân mới hiểu hết cái hay, cái đẹp của thơ ca.
Tác giả so sánh thơ văn với khoái trá, gấm vóc; khẳng định thơ
văn là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon →
Nguyên nhân từ phía đặc trưng của thơ văn.
_ Người có học thì ít để ý đến thơ ca: Các quan to không có thì
giờ biên soạn, quan nhỏ không để ý → Nguyên nhân từ phía
những người hiểu biết.
_ Người quan tâm đến thơ ca hì không đủ tính kiên trì và năng
lực: ngại vì công việc nặng nề, tài lực kém cỏi, làm một nửa lại
bỏ dở → Nguyên nhân từ phía những người trực tiếp sưu tầm.
_ Do chính sách in ấn của nhà nước: nếu chưa được lệnh vua thì
chưa dám lưu hành → Nguyên nhân từ phía nhà nước.
b) Nguyên nhân khách quan:
_ Thời gian làm hủy hoại sách vở.
_ Binh hỏa (chiến tranh, hỏa hoạn) làm thiêu hủy thư tịch.
*Nghệ thuật lập luận: phân tích, so sánh, dùng hình ảnh và câu
hỏi tu từ.
c) Thực trạng thơ văn: không lưu truyền hết ở đời
_Thực trạng này làm đau xót, tổn thương đến lòng tự hào dân tộc
của HĐL.
_ Kết thúc phần nêu nguyên nhân là lời than gợi tình cảm của
người đọc với thực trạng thơ văn bấy giờ “như thế chả đáng

thương xót lắm sao!”.
→ Tác giả cảm thấy đau xót, tiếc nuối.
► Phát biểu trực tiếp tình cảm của mình – biểu hiện của yếu tố
biểu cảm trữ tình trong văn chính luận.
2. Quá trình soạn thảo “Trích diễm thi tập”:
*Động cơ:
_ Đau xót trước thực trạng văn bản thơ ca của dân tộc không
được lưu truyền đầy đủ.
_ Cảm thấy lòng tự hào, tự tôn dân tộc bị tổn thương.
→ Từ thực trạng và tình cảm trên, tác giả bắt tay vào sưu tầm
“TDTT”.
*Quá trình sưu tầm:
- 23 -
? Tổng kết về giá trị nội dung và nghệ
thuật của bài tựa?
_ Nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát
_ Tìm quanh, hỏi khắp
_ Thu lượm thêm thơ của các vị đang làm quan trong triều
_ Chọn lấy bài hay, chia xếp theo từng loại, được 6 quyển, đặt
tên là “TDTT”
_ Cuối sách phụ thêm những bài do HĐL viết.
→ Công việc khó khăn, vất vả, gian nan; tỉ mỉ, chi tiết đòi hỏi sự
cẩn trọng, kiên trì.
► HĐL: trân trọng, có ý thức bảo tồn di sản văn học của dân
tộc.
Tổng kết:
1. Nội dung:
_ Tình cảm đau xót trước thực trạng thơ văn bị thất lạc nhiều.
_ Niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học
của dân tộc.

*So sánh với “BNĐC”:
+ Đều xuất hiện ở thế kỉ XV, khi tư tưởng độc lập dân tộc của
nhân dân đang lên cao trào.
+ Cùng phản ánh ý thức độc lập dân tộc và niềm tự hào về
văn hiến dân tộc của nhân dân VN đang trên đà khẳng định dân
tộc (mặc dù bài tựa không có tầm vóc lịch sử như bài cáo).
2. Nghệ thuật:
_ Lập luận chặt chẽ
_ Lời lẽ thiết tha
* Củng cố:
Niềm tự hào dân tộc và ý thức bảo tồn di sản văn học của HĐL.
* Dặn dò:
HS học bài.
Soạn “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.
ĐỌC THÊM:
HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA
(Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)
Thân Nhân Trung
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
2. Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu một văn bản cổ viết theo thể tựa, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
- 24 -
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn
bia, bia đề danh ở Văn Miếu
Quốc Tử Giám và tác giả Thân
Nhân Trung.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn bia và bia đề danh ở Văn
Miếu Quốc Tử Giám và tác giả Thân Nhân Trung.
Bài tập 1: Hãy cho biết đặc điểm

của văn bia
(HS làm việc cá nhân, trình bày
trước lớp)
Bài tập 1:
Văn bia là loại văn khắc trên mặt đá nhằm ghi chép
những sự việc trọng đại hoặc tên tuổi, cuộc đời của những
người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau. Bia có ba
loại chính: bia ghi công đức, bia ghi việc xây dựng các công
trình kiến trúc và bia lăng mộ.
Bia ghi công đức thường có ba phần: thứ nhất là tự (kể),
nêu lí do, quá trình làm bia, sự tích nhân vật được khắc vào
bia; thứ hai, viết bằng văn vần tóm lược nội dung tự sự ở trên
để người đọc dễ ghi nhớ, phần này gọi là minh (ghi nhớ); thứ
ba là phần ghi ngày tháng, họ tên người làm bia (viết bằng văn
xuôi). Dần dần, phần tự trở thành nội dung quan trọng nhất,
thể hiện tư tưởng, quan điểm của người dựng bia.
Bia đề danh ở Việt Nam khá phong phú, gồm bia đề danh ở
cấp trung ương và bia đề danh ở cấp địa phương. Cấp trung
ương có bia Văn Miếu Hà Nội (gồm 82 bia) và bia Văn Miếu
Huế (gồm 32 bia tiến sĩ hàng văn). Về sau có thêm bia đề
danh cấp địa phương ghi tên những người đỗ đạt của địa
phương mình. Cấp tỉnh có bia Văn Miếu Bắc Ninh và bia Văn
Miếu Hưng Yên. Ngoài ra các cấp phủ, thậm chí cấp tổng, xã,
thôn cũng dựng bia đề danh. Nhưng từ cấp phủ trở xuống,
ngoài tên những người đỗ tiến sĩ, người ta còn ghi cả tên
những người đỗ cử nhân và tú tài.
Bài tập 2: Anh (chị) biết gì về văn
bia đề danh ở Văn Miếu Quốc Tử
Giám.
(HS thảo luận nhóm và cử đại diện

trình bày)
Bài tập 2:
Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên của Việt
nam. Trong Văn Miếu Quốc Tử Giám có 82 tấm bia đề danh
tiến sĩ. Bia tiến sĩ bắt đầu được dựng từ năm 1484. Trên mỗi
tấm đều khắc một bài văn bia. Người viết văn bia không chỉ
là người tài cao mà còn là người đức lớn. Mỗi tấm bia được
đặt trên lưng một con rùa, con vật thiêng của dân tộc ta.
Văn bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là một di sản văn hoá
vô giá. Qua những bài văn bia, người đời sau không chỉ biết
tên tuổi, công trạng của các bậc Tiến sĩ mà còn biết được nền
học vấn, sự thịnh suy của một triều đại. Mỗi lần đến Văn
Miếu, chạm tay vào những con chữ khắc trên đá, chúng ta
dường như bắt gặp hồn thiêng của sông núi, cha ông.
- 25 -

×