Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu thống kê biến động về mức sinh và các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh ở việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.54 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Sinh, chết và di cư là ba nhân tố chủ yếu tác động đến q trình tăng trưởng dân số.
Trong đó, mức sinh được đánh giá là có vai trị quan trọng nhất vì nó là yếu tố chính cho
sự thay thế sinh vật học và duy trì sự phát triển của nhân loại. Thực tế cũng cho thấy, tỷ
lệ gia tăng dân số hiện tại của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các nước đang
phát triển và các nước phát triển, phụ thuộc vào mức sinh và mức chết hơn là di dân quốc
tế. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển, mức chết đã giảm xuống đáng kể và cịn có thể
giảm nữa trong tương lai, trong khi đó mức sinh lại không giảm một cách tương ứng dẫn
đến việc tăng dân số quá nhanh, đe doạ sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, để đảm bảo
quá trình phát triển lâu dài, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều hướng tới sự phát triển
dân số phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mình. Và Việt Nam cũng khơng phải là
một ngoại lệ.
Cho đến nay, với quá trình thực hiện kiên trì các chiến lược dân số, chương trình
dân số và kế hoạch hóa gia đình của nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng ghi
nhận, nổi bật là: (i) kiểm soát được tốc độ gia tăng dân số, (ii) đã đạt và liên tục duy trì
được mức sinh thay thế trong nhiều năm. Tuy nhiên, theo dự báo của Liên Hợp Quốc,
mức sinh có thể biến động rất khó lường. Do đó, nghiên cứu mức sinh ở Việt Nam là một
việc rất cần thiết ở bất cứ thời điểm nào. Việc phân tích sâu về mức độ, xu hướng, những
khác biệt của mức sinh và các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh sẽ là công cụ giúp các
nhà quản lý, các nhà nghiên cứu đánh giá những thành tựu, hạn chế và các yếu tố ảnh
hưởng đến mức sinh, từ đó có căn cứ để xây dựng các chương trình, chiến lược và chính
sách dân số phù hợp với sự phát triển của đất nước.
Đề tài “Nghiên cứu thống kê biến động của mức sinh và các nhân tố ảnh hưởng
đến mức sinh ở Việt Nam hiện nay” sẽ nghiên cứu về thực trạng, xu hướng biến động
của mức sinh và các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh cũng như lượng hóa mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố này ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến
chính sách nhằm duy trì mức sinh của Việt Nam ở “mức ổn định” trong thời gian tới.


2. Mục tiêu nghiên cứu




Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích biến động của mức

sinh và các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh ở Việt Nam hiện nay, luận văn sẽ đề xuất
phương hướng cùng với các vấn đề dân số trọng tâm cần tập trung trong thời gian tới
nhằm thực hiện thành công “Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn
2011-2020”.


Mục tiêu cụ thể
- Đưa ra một bức tranh chi tiết về mức sinh cũng như sự thay đổi mức sinh của dân số
Việt Nam trong giai đoạn 1999-2014;
- Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố đến mức sinh ở Việt Nam thơng qua
phương pháp phân tích dữ liệu bảng;
- Đề xuất phương hướng, các biện pháp cụ thể nhằm duy trì mức sinh thấp hợp lý,
qua đó ổn định quy mô dân số ở mức phù hợp.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mức sinh và tác động của một số nhân tố đến
mức sinh ở nước ta.



Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu biến động của mức sinh và các nhân tố ảnh hưởng đến mức

sinh. Tuy nhiên, các nhân tố tác động đến mức sinh là rất phong phú, đa dạng và
khó có thể thu thập được thơng tin một cách đầy đủ. Do đó, luận văn chỉ giới hạn
nghiên cứu trong phạm vi một số nhân tố có thể thu thập được thơng qua các số liệu
thống kê chính thức;
- Thời gian: Nghiên cứu biến động của mức sinh và ảnh hưởng của các nhân tố đến
mức sinh ở Việt Nam giai đoạn 1999-2014;


- Không gian: Nghiên cứu biến động của mức sinh và ảnh hưởng của các nhân tố đến
mức sinh tại Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn số liệu


Phƣơng pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu biến động của mức sinh và các nhân tố
ảnh hưởng đến mức sinh ở Việt Nam giai đoạn 1999-2014, luận văn sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp phân tổ, bảng và đồ thị, số trung bình;
- Phương pháp phân tích hồi quy sử dụng dữ liệu bảng. Theo đó, phần mềm thống kê
STATA được sử dụng để phục vụ q trình phân tích này.



Nguồn số liệu: Luận văn sử dụng các nguồn số liệu sẵn có mà Tổng cục Thống kê
đã cơng bố. Trong đó, nguồn tài liệu chủ yếu là kết quả của ba cuộc điều tra: Tổng
điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1/4/1999, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt
Nam 1/4/2009 và Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 1/4/2014. Ngoài ra, kết quả của
các cuộc Điều tra biến động DS-KHHGĐ hàng năm và Khảo sát mức sống dân cư
2004 cũng được sử dụng trong quá trình phân tích.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng mức sinh của Việt Nam giai đoạn 19992014;
- Hệ thống các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức sinh nhằm lượng hóa mức độ ảnh
hưởng của một số chỉ tiêu đối với mức sinh của Việt Nam;
- Trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp phân tích hồi quy sử dụng
dữ liệu bảng và việc vận dụng phương pháp này trong phân tích các hiện tượng kinh
tế - xã hội;
- Lượng hóa được ảnh hưởng của một số chỉ tiêu đến mức sinh ở Việt Nam bằng cách
áp dụng mơ hình phân tích dữ liệu bảng;


- Đề xuất phương hướng giải quyết các vấn đề liên quan đến mức sinh nói riêng và
liên quan đến chính sách DS-KHHGĐ nói chung trong thời gian tới.
6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1:

Tổng quan về mức sinh và các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh;

Chương 2:

Nghiên cứu thống kê biến động của mức sinh ở Việt Nam giai đoạn
1999-2014;

Chương 3:

Phân tích thống kê ảnh hưởng của các nhân tố đến mức sinh ở Việt
Nam giai đoạn 1999-2014.


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỨC SINH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN MỨC SINH
Trong phần này, luận văn đề cập đến lý thuyết chung về mức sinh và các nhân tố
ảnh hưởng đến mức sinh. Các nội dung chính bao gồm:
1.1.

Một số định nghĩa cơ bản và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu mức sinh
o Định nghĩa sinh đẻ và mức sinh
o Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu mức sinh
(i)

Tỷ số trẻ em phụ nữ (CWR)

(ii) Tỷ suất sinh thô (CBR)
(iii) Tỷ suất sinh chung (GFR)
(iv) Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR)
(v)

Tổng tỷ suất sinh (TFR)

o Mức sinh thay thế

1.2.

Một số lý thuyết chủ yếu về các nhân tố ảnh hƣởng đến mức sinh


o Lý thuyết dựa trên cơ sở sinh học
o Lý thuyết dựa trên cơ sở xã hội, chính trị và văn hóa
o Lý thuyết dựa trên cơ sở kinh tế (chi phí và lợi ích)

1.3.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến mức sinh
o Tâm lý và tập qn
o Tơn giáo
o Tình trạng chăm sóc sức khỏe, y tế
o Trình độ học vấn
o Trình độ phát triển
o Nhận thức về biện pháp tránh thai
o Chính sách dân số của Chính phủ

CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ BIẾN ĐỘNG VỀ MỨC SINH Ở VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1999-2014
2.1. Những đặc điểm cơ bản của dân số Việt Nam hiện nay
Luận văn phân tích bảy đặc điểm cơ bản của dân số Việt Nam hiện nay, đó là:
(i)

Quy mơ dân số lớn và mật độ dân số cao;

(ii) Cơ cấu “dân số vàng” nhưng cũng chính thức bước vào giai đoạn già hóa;
(iii) Có dấu hiệu nghiêm trọng về mất cân bằng giới tính khi sinh;
(iv) Dân số phân bố không đồng đều, di cư ngày càng sơi động;
(v)

Tỷ lệ đơ thị cịn thấp nhưng sẽ tăng mạnh trong tương lai, q trình đơ thị hóa
cịn nhiều bất ổn;

(vi) Mức sinh, mức chết đều giảm mạnh nhưng còn khác nhau giữa các vùng;
(vii) Chất lượng dân số có cải thiện nhưng vẫn chưa cao.


2.2. Các chính sách của Nhà nƣớc trong việc điều chỉnh mức sinh


Căn cứ vào yếu tố thời gian và đặc điểm phát triển, các chính sách dân số nói chung
và chính sách điều chỉnh mức sinh nói riêng ở nước ta có thể chia làm ba giai đoạn: giai
đoạn từ năm 1961 đến năm 1975, giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1992 và giai đoạn từ
năm 1993 đến nay.
2.3. Nghiên cứu thống kê biến động của mức sinh giai đoạn 1999-2014
Trong phần này, luận văn đã phân tích biến động của mức sinh theo ba hướng: biến
động chung, biến động mức sinh theo thành thị và nông thôn, biến động mức sinh theo
vùng kinh tế - xã hội và tỉnh/thành phố.
Đánh giá chung: Năm 2006, nước ta đã đạt mức sinh thay thế và duy trì vững chắc
cho đến hiện nay. So sánh với tổng tỷ suất sinh trung bình của thế giới và khu vực Đông
Nam Á, tổng tỷ suất sinh của Việt Nam luôn ở mức thấp hơn. Bên cạnh đó, mức sinh của
nước ta cũng có sự khác nhau giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế
- xã hội cũng như giữa các tỉnh/thành phố. Tuy nhiên, sự khác biệt này đang có xu hướng
dần thu hẹp. Liên quan đến độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ Việt Nam ngày càng có xu hướng
sinh con muộn hơn và kết thúc thời kỳ sinh đẻ sớm hơn.
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN
MỨC SINH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999-2014
3.1. Phân tích thống kê ảnh hƣởng của các nhân tố đến mức sinh ở Việt Nam giai
đoạn 1999-2014
Dựa trên số liệu thống kê dân số của 60 tỉnh/thành phố trong bốn năm 1999, 2004,
2009 và 2014, một bộ dữ liệu bảng bao gồm 240 quan sát đã được xây dựng. Trong đó,
biến phụ thuộc là tổng tỷ suất sinh (TFR), biến độc lập bao gồm 7 biến: (i) tỷ lệ dân số từ
15 tuổi trở lên biết chữ, (ii) tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi, (iii) tỷ lệ phụ nữ từ 15-49
tuổi có chồng thực hiện các BPTT, (iv) tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, (v) tỷ lệ đơ thị hóa,
(vi) tỷ lệ hộ sử dụng điện, (vii) tỷ lệ hộ có nhà kiên cố. Vận dụng phần mềm thống kê
Stata trong phân tích hồi quy sử dụng dữ liệu bảng, luận văn đã tìm ra 2 trong số 7 biến
độc lập đưa vào mơ hình thực sự có tác động đến tổng tỷ suất sinh, đó là: tỷ lệ dân số từ



15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết và tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng thực hiện các
BPTT.
Kết luận rút ra từ kết quả mơ hình hồi quy:
- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ có mối liên hệ nghịch với tổng tỷ suất sinh.
Khi tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ tăng 1% thì tổng tỷ suất sinh trung bình
sẽ giảm 0,069 con/phụ nữ.
- Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng thực hiện các BPTT và tổng tỷ suất sinh có mối
liên hệ nghịch. Khi tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng thực hiện các BPTT tăng
1%, tổng tỷ suất sinh trung bình sẽ giảm 0,008 con/phụ nữ.
3.2. Khuyến nghị
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một số khuyến nghị liên quan tới
việc điều chỉnh chính sách dân số như sau:
Thứ nhất, chuyển đổi từ chính sách DS-KHHGĐ với mục tiêu giảm sinh sang chính
sách dân số và phát triển. Những vấn đề mới đặt ra cần được giải quyết từng bước đó là:
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển việc làm có giá trị cao để tận dụng cơ cấu
dân số vàng; phát triển hệ thống giáo dục và y tế phù hợp với cơ cấu dân số thay đổi
mạnh mẽ.
Thứ hai, thực hiện các biện pháp KHHGĐ phù hợp theo đặc điểm mức sinh từng
vùng. Đối với những địa phương có trình độ phát triển khá tốt, tỷ lệ áp dụng các BPTT
cao, công tác dân số cần chuyển trọng tâm từ giảm sinh sang dân số phát triển ứng phó
với cơ cấu dân số già. Đối với các tỉnh có trình độ phát triển thấp, cần tiếp tục duy trì vận
động KHHGĐ kết hợp với đầu tư cho phát triển nhằm hướng tới mục tiêu giảm sinh.
Thứ ba, đẩy mạnh thông tin, truyền thông, giáo dục về dân số và phát triển. Các vấn
đề như: cơ cấu dân số thay đổi nhanh và đã hình thành cơ cấu dân số “vàng”, già hóa dân
số, mất cân bằng giới tính khi sinh,… là những vấn đề mới. Vì vậy, những thơng tin này
cần được tun truyền, phổ biến rộng rãi không những cho người dân mà cho cả cán bộ,
đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách.



Thứ tư, tăng cường giám sát thực thi pháp luật về cấm lựa chọn giới tính thai nhi,
lồng ghép giới vào các kế hoạch phát triển. Để tránh những tác động xấu trong tương lai,
đẩy mạnh giám sát thực thi pháp luật về cấm lựa chọn giới tính thai nhi và lồng ghép giới
vào các kế hoạch phát triển là một việc làm thực sự cần thiết.
Thứ năm, cân đối nguồn ngân sách đầu tư cho cung ứng phương tiện tránh thai
(PTTT) kết hợp với triển khai rộng rãi tiếp thị xã hội các PTTT và dịch vụ dân số. Những
năm tới, nhu cầu sử dụng các BPTT sẽ tiếp tục tăng, địi hỏi nhà nước cần có đầu tư thỏa
đáng cũng như đẩy mạnh hoạt động tiếp thị xã hội các PTTT và dịch vụ dân số nhằm
hướng tới tính bền vững của hành vi sử dụng các BPTT.
Thứ sáu, thúc đẩy các hoạt động trưng cầu dân ý và lấy ý kiến chuyên gia về dự
thảo Luật Dân số. Đây là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo Luật Dân số sẽ giải quyết
được các thách thức cũng như tận dụng các cơ hội của giai đoạn biến động nhân khẩu học
hiện nay.
Bên cạnh những khuyến nghị liên quan đến chính sách dân số, luận văn cũng đưa
ra khuyến nghị về công tác thống kê dân số. Với tư cách là các cơ quan đầu ngành về lĩnh
vực thống kê nói chung và lĩnh vực thống kê dân số nói riêng, Tổng cục Thống kê và
Tổng cục Dân số nên đẩy mạnh hơn nữa công tác tổng hợp, quản lý và lưu trữ dữ liệu,
qua đó xây dựng một cơ sở dữ liệu dân số đầy đủ, kịp thời và chính xác nhằm phục vụ
nhu cầu nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức cũng như các cơ quan nhà nước trong hoạt
động quản lý vĩ mô nền kinh tế.



×