Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Đánh giá sinh trưởng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng mỡ tại xã chu hương huyện ba bể tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.72 KB, 52 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ VĂN ĐÔN
ĐÁNH GIÁ SINH TRƢỞNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
RỪNG TRỒNG MỠ TẠI XÃ CHU HƢƠNG, HUYỆN BA BỂ,
TỈNH BẮC KẠN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Nơng lâm kết hợp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khố học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ VĂN ĐÔN
ĐÁNH GIÁ SINH TRƢỞNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
RỪNG TRỒNG MỠ TẠI XÃ CHU HƢƠNG, HUYỆN BA BỂ,
TỈNH BẮC KẠN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Nơng lâm kết hợp

Lớp

: K43 - NLKH

Khoa

: Lâm nghiệp

Khố học


: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Văn Thái

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng bản
thân tôi.Các kết quả và số liệu nghiên cứu trình bày trong khóa luận là kết quả
của quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực khách quan.

Thái Nguyên, ngày 31 tháng 5 năm 2015
Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn

Ngƣời viết cam đoan

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là khâu quan trọng và khơng thể thiếu đối với mỗi
sinh viên. Đó khơng chỉ là điều kiện cần thiết để mỗi sinh viên có thể hồn
thành khóa học và tốt nghiệp ra trường , mà đó cịn là cơ hội cho mỗi sinh
viên ôn lại kiến thức và áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Ngồi ra,
qua q trình trình thực tập, mỗi sinh viên cịn có thể học tập, trau dồi những

kiến thức quý báu ngoài thực tế, để sau khi ra trường trở thành một cán bộ
vừa có trình độ, kiến thức chun mơn vững vàng, vừa có kiến thức thực tiễn,
tính sáng tạo trong cơng việc, đáp ứng nhu cầu của xã hội, góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Được sự đồng ý của Khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi xin tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá sinh trưởng và đề
xuất giải pháp phát triển rừng trồng Mỡ tại xã Chu Hương, huyện Ba Bể,
tỉnh Bắc Kạn”. Để thực hiện đề tài này, ngoài sự nỗ lực cả bản thân cịn có sự
giúp đỡ của các thầy (cô) giáo trong kha Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên, các cán bộ thuộc UBND xã Chu Hương cùng nhân dân
trong xã, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo – TS. Nguyễn Văn
Thái trong suốt thời gian thực tập của mình.
Qua đây cho tơi xin bày tỏ lịng lời cảm ơn chân thành đến tất cả sự
giúp đỡ quý báu đó. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ chun
mơn của bản thân cịn hạn chế, thời gian có hạn nên khơng thể tránh khỏi
những sai sót. Vì vậy, tơi kính mong nhận được sự góp ý của q thầy cô và
các bạn dồng nghiệp để đề tài của tôi hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Ngun, ngày 31 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Lê Văn Đôn


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4-1. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phân tích sai tiêu chuẩn (D1.3, Hvn, Dt)
của rừng trồng Mỡ tuổi 3 ...................................................................... 19
Bảng 4-2. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phân tích phương sai (D1.3,Hvn,Dt)của

rừng trồng Mỡ tuổi 4............................................................................. 21
Bảng 4-3. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phân tích phương sai (D1.3,Hvn,Dt) của
rừng trồng Mỡ tuổi 5............................................................................. 23
Bảng 4-4. Đánh giá chất lượng rừng trồng tuổi 3,4,5 ..................................... 26
Bảng 4-5. Hiện trạng đất dưới tán rừng trồng mỡ tuổi 3 ............................... 28
Bảng 4-6. Hiện trạng đất dưới tán rừng mỡ tuổi 4 .......................................... 30
Bảng 4-7. Hiện trạng đất dưới tán rừng trồng Mỡ tuổi 5 ................................ 32


iv

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

D1.3

Đường kính ngang ngực

2

Hvn

Chiều cao vút ngọn


3

Dt

Đường kính tán

4

S

Sai tiêu chuẩn mẫu

5

OTC

Ơ tiêu chuẩn

6

ĐT

Chiều đơng tây

7

NB

Chiều nam bắc


8

TB

Trung bình

9

UBND

Ủy ban nhân dân

10

TDTT

Thể dục thể thao

11

STT

Số thứ tự


v

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1

1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
1.2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu ............................................................. 2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 3
2.1. Cơ sở khoa học....................................................................................... 3
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc. ......................................... 4
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................... 4
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................... 6
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ............................................................ 8
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 8
2.4.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa-xã hội......................................................... 10
PHẦN 3 ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 13
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 13
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 13
3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 13
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 13
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 13
3.4.2. Phương pháp xử lí số liệu ................................................................. 15


vi

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 16
4.1. Kết quả tìm hiểu một số đặc điểm hình thái, kỹ thuật trồng, điều
kiện sinh trƣởng và phát triển cây Mỡ...................................................... 16
4.1.1. Đặc điểm hình thái cây Mỡ ............................................................... 16

4.1.2. Điều kiện sinh trưởng và phát triển cây Mỡ ..................................... 16
4.1.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng Mỡ ................................................ 17
4.2. Kết quả điều tra sinh trƣởng của cây Mỡ .......................................... 18
4.2.1. Kết quả điều tra sinh trưởng rừng trồng Mỡ tuổi 3 .......................... 19
4.2.2. Kết quả điều tra sinh trưởng rừng trồng Mỡ tuổi 4 .......................... 21
4.2.3. Kết quả điều tra sinh trưởng rừng trồng Mỡ tuổi 5 .......................... 23
4.3. Mỗi liên hệ giữa đặc điểm sinh trƣởng của các lâm phần Mỡ với địa
hình đất đai. ................................................................................................ 28
4.3.2. Phân tích mỗi liên hệ giữa sinh trưởng của rừng, cây bụi, thảm tươi
và đặc điểm đất đai. ..................................................................................... 33
4.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng rừng Mỡ
tuổi 3,4,5 ..................................................................................................... 34
PHẦN 5 KẾT QUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................... 37
5.1. Kết luận ................................................................................................ 37
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 40
I. Tiếng việt ................................................................................................. 40
II. Tiếng anh ............................................................................................... 41


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà Nước, nhằm thúc đẩy sự
phát triển nền kinh tế - xã hội của xã Chu Hương cũng như nhiều xã trên địa
bàn huyện Ba Bể. Nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Trước những nhu cầu cấp bách đó đồi hỏi xã cần có những quy hoạch tổng thể
mang tính định hướng lâu dài để sử dụng nguồn tài nguyên đất đai, tài ngun
rừng, khai thác khống sản và có sự đầu tư, phát triển tốt để xã Chu Hương có

thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế, trở thành trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa
của các cụm khu trung tâm huyện Ba Bể.
Xã Chu Hương là xã miền núi, nên việc trồng những loại cây lâm nghiệp
phù hợp với điều kiện địa lý, thổ nhưỡng là cần thiết nhằm thúc đẩy nền kinh tế
của xã cũng như cải thiện đời sống của người dân. Trong những nẳm gần đây
công tác trồng rừng tại địa bàn xã đã được đẩy mạnh và được người dân hưởng
ứng nên diện tích rừng trồng ngày càng tăng.
Xác định Lâm Nghiệp là thế mạnh của tỉnh Bắc Kạn, thực hiện quyết định
số147/2007/ QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách phát triển
rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị
quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 07/10/2011 về việc phê duyệt chính sách
thiết thực nhằm khuyến khích người dân tham gia trồng rừng, đồng thời tạo điều
kiện thuận lợi cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh Bắc Kạn nói chung
cũng như xã Chu Hương nói riêng.
Thực tế trên địa bàn xã hiện nay nhân dân đã tập trung phát triển rừng
trồng. trong đó cây Mỡ chiếm phần lớn.nhưng do điều kiện kinh tế, chưa áp
dụng được khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cùng những hạn chế về kiến thức của
người dân nên hiệu quả kinh tế chưa được cao. Để phát triển ngành lâm nghiệp
của xã một cách bền bững và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, khắc
phục những tồn tại hạn chế trong thực hiện công tác trồng rừng của xã trong


2
những năm qua. Tôi đề xuất đề tài: “Đánh giá sinh trưởng và đề xuất giải pháp
phát triển rừng trồng Mỡ tại xã Chu Hương huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn”.
1.2.

Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng cơng tác trịng và phát triển cây Mỡ của xã góp phần
nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người trồng rừng. Góp phần phát
triển kinh tế-xã hộ.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được một số đặc điểm sinh thái của cây Mỡ
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của cây Mỡ trên địa bàn xã
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng cây Mỡ cho năng suất cao.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Trong học tập và nghiên cứu: giúp sinh viên kiểm chứng lại những kiến
thức lý thuyết đã học, biết vận dụng vào thực tế và có thể tích lũy được những
kiến thúc đã học vào thực tiễn . Phục vụ cho q trình cơng tác trong tương lai.
Trong thực tiễn sản xuất: Trang bị cho sinh viên cách tiếp cận với thực
tiễn sản xuất. Từ đó đánh giá được khả năng sinh trưởng của cây mỡ làm cơ sở
phục vụ cho việc phát triển cây mỡ tại địa phương.
Kết quả đề tài làm tài liệu tham khảo các đề tài nghiên cứu sau có liên
quan đến địa phương.


3
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Sinh trưởng là sự tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hóa
của một vật sống (theoV.Bertalanfly) hoặc là sự biến đổi của nhân tố điều tra
theo thời gian (theo Vũ Tiến Hinh–Phạm Ngọc Giao (1997).[6]
Do sinh trưởng được gắn liền với thời gian nên cịn được gọi là q trình
sinh trưởng. Các đại lượng sinh trưởng được xác định trực tiếp hoặc gián tiếp
qua chi tiêu nào đó của cây. Ví dụ: chiều cao(H), đường kính (D), thể tích (V).
sự biến đổi theo thời gian của các đại lượng này đều có quy luật.
Sinh trưởng của cây rừng và lâm phần là trọng tâm nghiên cứu của sản

lượng rừng và là vấn đề có tính chất nền tảng để nghiên cứu các phương pháp dự
đoán sản lượng cũng như xác định hệ thống biện pháp tác động nhằm nâng cao
năng suất của rừng.
Đất là nhân tố quyết định sự phân bố sinh trưởng phát triển, cấu trúc sản
lượng và tính ổn định của rừng. Đá mẹ là cơ sở vật chất đầu tiên cấu tạo nên đất
có ảnh hưởng trực tiếp đặc điểm lý học và hóa học của đất thơng qua đó nó ảnh
hưởng đên sự phân bố. Sinh trưởng và phát triển của cây rừng và sản lượng
rừng.
Ngoài ra, các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm ánh sáng, gió….. đều có
tác động mạnh mẽ đến q trình hình thành đất. Nó có thể tác động trực tiếp hay
gián tiếp thơng qua thảm thực bì. Nước và nhiệt độ ảnh hưởng đến qua trình
hình thành đất thơng qua phá hủy đá, hịa tan vật chất, xói mịn rửa trơi, tổng
hợp và phân giải chất hữu cơ trong đất.
Nghiên cứu sinh trưởng dựa trên những kiến thức về sinh thái rừng trong
suốt q trình sinh trưởng của cây rừng nói riêng và của cả quần xã rừng nói
chung đều chịu tác động của điều kiện tự nhiên và ngược lại nó cũng ảnh hưởng,
gây biến đổi điều kiện tự nhiên trong quần xã rừng. Điều kiện tự nhiên và quần
xã rừng có quan hệ qua lại hữu cơ. Vì vậy nghiên cứu cây rừng phải xem xét


4
được sự thay đổi của địa hình, đất đai, phương thức gây trồng và điều kiện khí
hậu thời tiết….
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc.
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trước đây để nghiên cứu sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng hay
lâm phần người ta đi tìm những nhân tố có tính chất tác động rõ rệt đến quá trình
sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng như khí hậu, đất đai, nước, khơng
khí…. ở Phần Lan, Canada nhiều tác giả dã phân chia lâm phần, thơng qua
những thực vật chỉ thị.

Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu khá cơng phu, nhưng khi đánh giá
sức sản xuất của rừng và đất rừng thì chưa gắn với một loài cây cụ thể mà chỉ
dừng lại ở mức độ tổng hợp các điều kiện sinh thái. Mặt khác trong q trình tác
động đó cùng một lúc sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng qua lại.
Sinh trưởng cây rừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố di truyền: lồi cây, mơi
trường sống, thời gian…. Vì vậy sinh trưởng của cây rừng là một hàm số biến
đổi thời gian.Các nhà khoa học đã mơ phỏng q trình sinh trưởng cảu cây rừng
bằng hàm toán học. Như các nhà lâm học Đức Thommasius, Gompezt…. Đã mơ
hình hóa tốn học sinh trưởng của các loài cây gỗ là hàm đồng biến giới hạn
theo thời gian.
Mặc dù mỗi tác giả đều có hướng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề khác
nhau của thực tiến nhưng đều có chung một mục đích là tìm hiểu những quy luật
kết cấu lâm phần, kết hợp với những thành tựu khoa học tự nhiên để mô phỏng
những quy luật đó bằng mơ hình tốn học chặt chẽ, như các cơng trình xây dựng
biểu đầu tiên ở Châu Âu của Hartig (1805), Cotta (1821), Shumacher (1823), Fis
(1866), Meyer, Stevenson (1994).
Mật độ trồng rừng ban đầu là một trong những biện pháp kỹ thuật lâm
sinh quan trọng có ảnh hưởng khá rõ đến năng suất rừng trồng. Vẫn đề này đã có
rất nhiều cơng trình nghiên cứu với nhiều loài cây khác nhau trên các dạng lập
địa khác nhau điển hình như: Cơng trình nghiên cứu của Evans J (1992)[18], tác


5
giả đã bố trí 4 cơng thức mật độ trồng khác nhau (2985, 1680, 1075, 750 cây/ha)
cho Bạch đàn E. deglupta ở Papua New Guinea, số liệu thu được sau 5 năm
trồng cho thấy đường kính bình qn của các cơng thức thí nghiệm tăng theo
chiều giảm của mật độ, có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy tăng trưởng về
đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng của rừng vẫn cịn nhỏ hơn
những cơng thức trồng ở mật độ cao.
Như vậy, mật độ trồng ảnh hưởng khá rõ đến năng suất, chất lượng sản

phẩm và chu kỳ kinh doanh. Vì thế cần phải căn cứ vào mục tiêu kinh doanh cụ
thể để xác định mật độ trồng cho phù hợp. Theo nghiên cứu của Thomas Enters
và Patrick B. Durst (2004)[21], để phát triển trồng rừng sản xuất đạt hiệu quả kinh
tế cao ngoài sự tập trung đầu tư vào kinh tế và kỹ thuật còn phải nghiên cứu
những vấn đề có liên quan đến chính sách và thị trường. Nhận biết được 2 vấn
đề then chốt đóng vai trị quyết định đối với sản xuất nên tại các nước phát triển
như Mỹ, Canada, Nhật,…nghiên cứu kinh tế lâm nghiệp ở các quốc gia phát
triển hiện nay được tập trung vào thị trường và khả năng cạnh tranh của sản
phẩm.
Các tác giả trên thế giới cũng quan tâm nhiều đến các hình thức khuyến
khích trồng rừng. Điển hình có những nghiên cứu của Nrong Mahanop (2004)[20]
ở Thailand, Ashadi và Nina Mindawati, Indonesia (2004)[19]. Qua những nghiên
cứu của mình, các tác giả cho biết hiện nay có 3 vấn đề được xem là quan trọng,
khuyến khích người dân tham gia trồng rừng tại các quốc gia Đông Nam Á
chính là:
- Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất
- Quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ trồng rừng
- Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của ngườì dân


6
Quan điểm chung về phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế
cao là trồng rừng cung cấp ngun liệu cho cơng nghiệp chế biến và xuất khẩu
có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và đa dạng hóa các hình thức sở
hữu trong mỗi loại hình tổ chức kinh doanh sản xuất rừng trồng.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta khoa học nghiên cứu về sản lượng rừng hình thành tương đối
muộn hơn so với các nước khác, nhưng việc nghiên cứu và dự đốn sản lượng
rừng phục vụ cơng tác điều tra kinh doanh rừng ở nước ta đã được các nhà khoa
học thuộc Viên khoa học lâm nghiệp, Viện điều tra quy hoạch rừng, Trường Đại

học Lâm nghiệp và các trung tâm nghiên cứu trong cả nước tiến hành nghiên
cứu, lúc đầu chỉ là thăm dị, mơ tả định tính. Cho đến nay thì mơ hình tốn học
cũng đã dần làm rõ nghành khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Đầu tiên các tác giả Nguyễn Ngọc Nhị và Nguyễn Văn Khánh phân vùng
sinh trưởng cho thực vật rừng Việt Nam dựa vào các đặc trưng về khí hậu, thủy
văn, thổ những và thực vật với hệ thống chi tiết gồm 6 cấp, tổng số khu vực sinh
trưởng 100 cấp cho toàn quốc.
Theo Phùng Ngọc Lan (1895) đã khảo nghiệm một số phương trình sinh
trưởng cho một số lồi cây như: Thơng Đi ngựa, Mỡ… Tác giả cho thấy các
đường thực nghiệm và đường sinh trưởng về lý thuyết đa số gặp nhau tại một
điểm, từ đó chứng tỏ sai số của phương trình là rất nhỏ, song có hai giai đoạn sai
số ngược nhau một cách hệ thống. [9]
Nguyễn Ngọc Lung (1987) nghiên cứu sinh trưởng và định lượng bằng
các mơ hình tốn, hóa học.Tác giả cũng nhận xét tương tự khi áp dụng hàm sinh
trưởng Gompezt và một số hàm khác cho một số loài cây rừng Việt Nam.Tác giả
cũng kiến nghị sử dụng hàm Schumacher xây dựng mơ hình sinh trưởng cho lồi
Thơng 3 lá tại Tây Ngun. [11]
Vũ Tiến Hinh (1988) xây dựng phương pháp xác định quy luật sinh trưởng
cho từng lồi cây rừng tự nhiên và mơ phỏng động thái phân bổ đường kính trên
cơ sở sinh trưởng định kỳ của lâm phần hỗn loài, khác tuổi.


7
Trân Quốc Dũng (2000) và các cộng sự Viện điều tra qui hoạch rừng đã
nghiên cứu phân tích đánh giá tang trưởng rừng thường xanh cây gỗ lá rộng
vùng Bắc Trung Bộ dựa trên 1187 cây giải tích của 43 loài ưu thế.
Vũ Tiến Hinh và cộng sự (2000) thuộc trường Đại học Lâm Nghiệp đã lập
biểu sinh trưởng và sản lượng cho 3 loài cây: xa bộc, mỡ và thơng đi ngựa ở
các tỉnh phía Bắc và Đơng Bắc Việt Nam.[6]
Đào Công Khanh (2001) thông qua đề tài nghiên cứu cấp Bộ đã lập biểu

quá trình sinh trưởng và sản lượng cho rừng trồng các loài cây Bạch đàn,
Urophylla (Eucalyptus urophylla), Tếch ( Techtonagrangdis), Keo tai tượng
(Acacia mangium), Thông nhựa (Pinusmerkuxisii) và kiểm tra biểu sản lượng
các loài Đước (Rhiizophoraapiculata) và Tràm (melaleucaleucadendra).
Trần Quốc Dũng và cộng sự (2004) Viện Điều tra quy hoạch rừng đã
nghiên cứu xây dựng một số chỉ tiêu tang trưởng một số trạng thái rừng tự nhiên
vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên dựa trên 631 cây giải tích của 26 lồi ưu thế
của cùng Đơng Nam Bộ và 587 cây giải tích của 27 loài ưu thế của vùng Tây
Nguyên.
Đỗ Xuân Lân (2004) Viện Điều tra quy hoạch rừng đã nghiên cứu tăng
trưởng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh đã qua tác động.
Những cơng trình nghiên cứu đã đề xuất được hướng giải quyết và
phương pháp luận trong nghiên cứu sinh trưởng và phát triển.Từ đó có các biện
pháp tác động hiệu quả tốt nhất trong kinh doanh và nuôi dưỡng rừng.
Qua kết quả nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước cho ta thấy việc
nghiên cứu tình hình sinh trưởng của một số lồi cây nào đó đều dựa vào các chỉ
tiêu về đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn, đường kính tán, tuổi lâm
phần và vịng năm. Từ đó tính tốn các chỉ tiêu về tăng trưởng và đưa ra những
nhận xét, đánh giá chính xác. Thơng qua những nghiên cứu có liên quan đến đề
tài này có thể kế thừa những kết quả nghiên cứu cho rừng trồng nói chung và
rừng trồng Mỡ nói riêng.


8

2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu
Vị trí địa lí : Xã Chu Hương là một xã vùng cao của huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn, cách trung tâm huyện khoảng 25 km, có diện tích 35,06 km².

- Bắc giáp xã Yên Dương, xã Hà Hiệu.
- Đông giáp thị trấn Nà Phặc
- Nam giáp xã Mỹ Phương.
- Tây giáp xã Đồng Phúc, xã n Dương.
Xã có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - văn
hóa– xã hội với các xã và các huyện khác trong tỉnh. Tuy nhiên do cơ sở hạ
tầng, nhất là giao thông chậm phát triển nên chưa khai thác được tiềm năng thế
mạnh của địa phương.
2.3.1.2. Đất đai
Xã có nhiều loại đất khác nhau. Nhiều vùng có tầng đất khá dầy, hàm
lượng mùn tương đối cao, đặc biệt một số loại đất là sản phẩm phong hố từ đá
vơi, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Nói chung, cùng
với khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đất đai trong tỉnh còn
khá tốt và là cơ sở quan trọng để phát triển nông – lâm nghiệp. Về cơ cấu sử
dụng đất, diện tích được khai thác hiệm chiếm hơn 60%, trong đó chủ yếu là đất
lâm nghiệp.Hiện diện tích chưa sử dụng cịn khá lớn.
- Tổng diện tích sản xuất đất nơng nghiệp của xã có 387.14 ha chiếm 11%
tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất trồng cây hang năm khoảng 138.91 ha
chiếm 35.8% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đất nuôi trồng thủy sản là
4.76 ha.
- Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tồn xã là 1.769.01 ha trong đó:
+ Đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên sản xuất là 1.175.81 ha


9
+ Đất có rừng trồng sản xuất là: 557.20 ha
- Đất phi nơng nghiệp của tồn xã là: 143.96 ha
- Đất chưa sử dụng: tổng diện tích đất chưa sử dụng cịn khá lớn khoảng
917.81 ha. diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là đồi núi cao khó có khả năng
phát triển lâm nghiệp. Diện tích có khả nagw làm nơng nghiệp cịn ít, điều kiện

khai thác cịn tương đối khó khăn.
2.3.1.3. Khí hậu thủy văn
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt.mùa khô từ
tháng 10/11 đến tháng 3/4 năm sau, đây là thời kỳ khô hạn đối với sự phát triển
của hệ sinh thái; mùa mưa từ tháng 4/5 đến tháng 10/11.
Số giờ nắng trung bình của tỉnh là 1400 - 1600 giờ.Lượng mưa trung bình
năm ở mức 1400 - 1600mm và tập trung nhiều vào mùa hạ. Độ ẩm trung bình
trên là 84%
Nhiệt độ trung bình năm từ 21oC - 23oC, vào mùa đông thường xuất
hiện sương muối. Là vùng khuất gió mùa đơng bắc, nhưng lại đón gió mùa Tây
Nam nên mưa nhiều, lượng mưa trung bình hơn 1.600 mm
Bên cạnh những thuận lợi, cũng có nhiều khó khăn do khí hậu như sương
muối, mưa đá, lốc... làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động kinh tế tiên địa
bàn xã.
Chu Hương có nhiều suối lớn nhỏ chảy trên địa bàn và tạo thành một hệ
thống suối Tả Cáp, thượng lưu của sơng Hà Hiệu. Có một nhánh nguồn của
Sơng năng chảy qua gọi là suối Chu Hương, được bắt nguồn từ hai nhánh chính,
một nhánh bắt nguồn từ địa phận thơn Nà Đơng, nhánh cịn lại được bắt nguồn
từ địa bàn xã Mỹ Phương. Ngoài ra hai bên sườn cịn có nhiều khe suối đều chảy
vào tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản và phục vụ
sinh hoạt của người dân. Nhìn chung xã có hệ thống song suối khá dày, trực tiếp
chi phối chế độ thủy văn của xã, song các sông suối đều có lịng hẹp, độ dốc lớn
nên thường xảy ra lũ quét vào mùa mưa.
Tỉnh lộ 258 đi qua địa bàn xã.


10

2.3.1.4. Môi trường
Cảnh quan môi trường của xã mang vẻ đẹp của vùng núi phía bắc vói các

dãy núi xen kẽ, dưới là những cánh đồng trồng lúa, hoa màu và các hệ thống
khe, suối kết hợp một cách hài hòa tạo nên một bức tranh thiên nhiên đa dạng.
Trong quá trình khai thác và cử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên và
tập quán sinh hoạt của người dân chưa được hợp lý gây ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái. Trong một thời gian dài, việc bảo vệ rừng khơng dược quan
tam đúng mức dẫn đến diện tích đất rừng, cùng các loài động vật thực vật quý
hiếm giảm sút nghiêm trọng. Cân bằng sinh thái bị phá vỡ làm ảnh hưởng đến
việc tạo nguồn thủy sinh, điều hòa nước, gây xói mịn đất. Song mức độ ơ nhiễm
chưa nhiều, về cơ bản môi trường ô nhiễm của xã còn giữ được sắc thái tự
nhiên. Để đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai, cần tiếp tục đẩy mạnh
các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái, chú trọng phát triển rừng, có chính
sách khuyến khích người dân thay đổi nề nếp sống, sinh hoạt một cách hợp lý
nhất và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong từng thôn bản.
2.4.1.5. Đánh giá điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên của xã Chu Hương có nhiều thuận lợi để phát triển lâm
nghiệp, kinh tế vườn rừng, tuy nhiên quỹ đất để phát triển khá hạn hẹp, không
thuận lợi để phát triển các điểm dân cư tập trung. Do đó việc đầu tư hạ tầng
nhằm cải thiện đời sống và phat triển kinh tế cũng gặp nhiều bất lợi. Chi phí đầu
tư lớn hơn vùng đồng bằng. Địa hình của xã phù hợp với các dạng phân bố dân
cư và sản xuất phân tán, canh tác nhỏ lẻ, dễ có nhiều bất lợi trong điều kiện biến
đổi khí hậu như hiện nay.
2.4.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa-xã hội
2.4.2.1. Dân số và lao động
Dân số: Chu Hương là một xã vùng sâu vùng xa nằm ở phía nam của
huyện Ba Bể. Bao gồm 4 dân tộc anh em là Tày, Nùng, Dao, Kinh cùng sinh
sống trên địa bàn, với 19 thơn, bản trong đó có 15 thơn vùng thấp và 4 thôn


11
vùng cao. Gồm 744 hộ, 3451 nhân khẩu, mật độ phân bố trung bình là

100ng/km2
Chất lượng nguồn nhân lực: tồn xã có 22.2% tổng số dân đang theo học
tại các cấp học phổ thông và chuyên nghiệp với 761học sinh, sinh viên. Nguồn
lao động của xã dồi dào chiếm 48% trong tổng dân số của xã. Tuy nhiên tỷ lệ
lao động có trình độ chun mơn cao cịn rất thiếu, lao động qua đào tạo còn
chiếm tỉ lệ thấp (chiếm 10% lực lượng lao động xã hội). Đây cũng là một hạ chế
lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo của
xã.
2.4.2.2. Về văn hóa lịch sử, thơng tin, thể thao
Chu Hương là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa.Trong lịch sử
phát triển, các dân tộc anh em đã cùng nhau góp sức xây dựng xã đi lên ngày
một giàu đẹp hơn. Mỗi dân tộc anh em đều có phong tục tập quán riêng, tiếng
nói, trang phục, cùng những món ăn đặc thù với truyền thống văn hóa khác
nhau. Nhưng các dân tộc ln đồn kết sát cánh bên nhau trong công cuộc
kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Nhân dân các dân tộc xã Chu Hương tự hào
với truyền thống đấu tranh, chống giặc ngoại xâm và bảo vệ và xây dung quê
hương đất nước.
Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, các lễ hội cũng góp phần bảo vệ gìn
giữ và phát triển nguồn tài nguyên nhân văn – một nguồn tài nguyên quý giá của
địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Hoạt động văn nghệ, thể thao được duy trì và phát triển rộng khắp.đời
sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao. Số hộ dân được nghe đài
và xem truyền hình ngày càng nhiều, đến năm 2014 có trên 98% dân số được
tiếp cạn với các dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Thực hiện tốt cơng tác quản lí văn hóa trên địa bàn, quản lý lễ hội, quản lý
văn hóa thơng tin, TDTT. Phong trào văn nghệ, TDTT phát triển mạnh, có
phong trào hoạt động thường xuyên cụ thể xã đã thành lập được 1 đội bóng


12

truyền nam và 1 đội bóng chuyền nữ. Các phong trào văn hóa tại các khu, cụm
dân cư được khơi dậy. Hàng năm các ngày lễ ngày tết đều tổ chức giao lưu văn
hóa văn nghệ, các mơn TDTT truyền thống như bóng truyền, đẩy gậy….. tham
gia đầy đủ các cuộc thi văn nghệ, TDTT do huyện tổ chức.
2.4.2.3. Về kinh tế
a. Cơ cấu kinh tế
Là xã đặc biệt khó khăn, nằm trong chương trình 30A và chưng trình 135.
Nên xã cịn khơng ít mặt khó khăn trong phát triển kinh tế-xã hội. Nền kinh tế
của xã chủ yếu là sản xuất nơng-lâm nghiệp là chính. Các hoạt động chủ yếu là
trồng lúa, cây màu, cây lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc gia cầm.Trong cơ cấu
kinh tế sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chủ lực của xã. Chiếm tỉ trọng
khoảng 90% tổng giá trị sản phẩm. Trong những năm qua, Đảng và chính quyền
đã vận động người dân trong xã đổi mới cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng vật
nuôi thâm canh tăng vụ, phát triển chăn nuôi, chuyển từ sản xuất nông nghiệp
sang sẳn xuất dịch vụ hàng hóa. Trong đó nơng nghiệp lâm nghiệp là thế mạnh
của xã trong phát triển kinh tế.


13

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng Mỡ thuần loài đồng tuổi tại xã Chu
Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Xã Chu Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 đến tháng 5
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái, đất đaivà địa hình tại khu vực

nghiên cứu.
- Điều tra sinh trưởng rừng trồng Mỡ ( chỉ tiêu: D1.3, Hvn, Dt)
- Đánh giá sinh trưởng rừng trồng mỡ tại các cấp tuổi khác nhau
- Phân tích mỗi liên hệ giữa các đặc điểm sinh trưởng của các lâm phần
Mỡ với địa hình, đất đai, các thành phần thực vật khác
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc, ni dưỡng rừng trồng Mỡ.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1.1. Công tác chuẩn bị
- Xác định các thơng số kỹ thuật cần tính
-Tìm và tham khảo các thông tin, tài liệu liên quan về cây Mỡ cũng như
việc trồng Mỡ tại xã Chu Hương
- Chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho công tác điều tra như: Thước
dây, Sào mét, Dao, sơn, Bút chì và Bảng biểu…
- Xác định mục tiêu và nội dung nghiên cứu và đi khảo sát thực địa để
chọn địa điểm lập OTC.
3.4.1.2. Công tác ngoại nghiệp


14
a. Điều tra sơ bộ: đi quan sát để nắm bắt được toàn bộ hiện trạng rừng
trồng, khu vực, tuổi rừng, quan sát đánh giá sơ bộ sinh trưởng, chất lượng rừng
trồng.
b. Điều tra tỉ mỉ
- Lập OTC phân đều ở các vị trí chân, sườn, đỉnh. Mỗi OTC có diện tích
là 500m (20x25m).dạng hình vng hay hình chữ nhật tùy thuộc vào địa hình
nghiên cứu.
- Điều tra sinh trưởng cây mỡ trong OTC: để lập các OTC, trước hết ta
phải mơ tả tình hình sinh thái trong ơ, đánh số ơ, vị trí ơ, cấp sinh trưởng, sau đó
đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng: D1.3, Dt, Hvn.

Phương pháp đo:
Trong mỗi OTC đo chu vi thân tất cả các cây có trong OTC bằng thước
dây tại vị trí 1.3m với độ chính xác 0.01cm. Sau đó quy đổi ra đường kính
D1.3theo cơng thức: D1.3 = C1.3 /3.14
Đo chiều cao vút ngọn ( Hvn) bằng thước sào, đo từ mặt đất lên đến đỉnh
sinh trưởng
Đo đường kính tán (Dt) bằng thước dây theo hai chiều Đông Tây (ĐT) và
Nam Bắc (NB) rồi lấy giá trị trung b́ ình của hai chiều theo công thức:
Dt=(DtĐT+DtNB)/2
Đánh giá sơ bộ chất lượng cây theo quan sát, tình hình sâu bệnh hại.
Đánh giá chất lượng cây rừng chia làm ba loại: Tốt, Trung bình, Xấu
+ Tiêu chuẩn cây Tốt: là những cây phát triển cân đối về chiều cao và
đường kính, khơng sâu bệnh, cây thẳng.
+ Tiêu chuẩn cây Trung bình: là những cây có chiều cao thấp hơn so với
cây tốt, khơng sâu bệnh, tán lá phát triển cân đối.
+ Tiêu chuẩn cây Xấu: là những cây cong queo, sâu bệnh, còi cọc, phát
triển không cân đối, lệch tâm, lệch tán.
Điều tra đặc điểm đất đai:


15
Mỗi OTC đào một phẫu diện đất ở chính giữa ô, mặt phẫu diện đất hướng
theo sườn dốc, chiều rộng phẫu diện đất 60cm, chiều sâu tối thiểu là 100cm. Sau
đó mơ tả các đặc điểm cơ bản về đất: độ dày tầng đất, màu sắc, độ chặt, thành
phần cơ giới, tỉ lệ đá lẫn, động vât.
3.4.2. Phương pháp xử lí số liệu
3.4.2.1. Phương pháp tính các chỉ số sinh trưởng
Tính các chỉ số trung bình và sai tiêu chuẩn mẫu của D1.3, Dt, Hvn bằng
Excel trên máy vi tính.
3.4.2.2. Phương pháp tổng hợp các chỉ tiêu về đặc điểm đất đai

- Tiến hành phân tích và tổng hợp các chỉ tiêu trong OTC
- Đối với đặc điểm đất đai: Phân tích những đặc điểm của đất đai về: Độ
dày, Màu sắc, Độ chặt, Độ ẩm, Thành phần cơ giới và Động vật đất.


16
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả tìm hiểu một số đặc điểm hình thái, kỹ thuật trồng, điều kiện
sinh trƣởng và phát triển cây Mỡ
4.1.1. Đặc điểm hình thái cây Mỡ
Mỡ là cây gỗ nhỡ, cao 20-25m, đường kính 30-60cm. Thân đơn trục
thẳng, trịn đều, độ thon nhỏ, tán hình tháp, cành nhỏ mọc xung quanh. Vỏ nhẵn
màu trám xanh, không nứt, nhiều lỗ trịn. Lớp vỏ trong màu trắng ngà, có mùi
thơm. Lá kèm bao chồi rụng sớm để lại sẹo vịng quanh cành, lá đơn mọc cách,
hình trái xoan hoặc trứng ngược, đầu và đuôi lá nhọn dần, phiến lá dài 15-20cm,
rộng 4-6cm, mặt trên màu lục thẫm mặt dưới nhạt hơn. Hai mặt lá nhẵn, gân lá
nổi rõ, cuống lá dài, mảnh, gốc mang vết lõm.
Hoa lớn, dài 6-8cm, mọc lẻ ở đầu cành. Bao hoa có 9 cánh màu trắng, 3
cánh ngoài cùng phớt xanh. Nhị nhiều, chỉ nhị ngắn, nhị và nhụy xếp sát nhau
trên đế hoa hình trụ. Nhụy gồm nhiều lá nỗn rời, xếp xỗn ốc tạo thành khối
trứng.Quả đại kép, hình trứng hoặc hình trụ. Hệ rễ hỗn hợp.
4.1.2. Điều kiện sinh trưởng và phát triển cây Mỡ
Mỡ thích hợp với nhiệt độ trung bình năm 22-240C, lượng mưa từ 14002000mm/ năm và độ ẩm khơng khí trên 80%. Tuy nhiên cây con mới trồng nếu
gặp sương muối, nhiệt độ xuông thấp cũng bị hại( táp lá, héo ngon).
Mỡ thường phân bố ở độ cao 300-400m trở xuống, trong các hệ đồi bát úp
sinh trưởng tốt trên các loại đất ferarit đỏ vàng, tầng đất sâu, ẩm mát, thoát nước
tốt, nhiều mùn phát triển trên phiến thạch, mica, set… Tốt nhất là trên đất trên
đất rừng vừa khai thác xong. Không trồng được Mỡ trên đất đồi cỏ tranh, đất đồi
trọc. Mỡ tái sinh tự nhiên ít, chỉ thấy ở nơi thảm tươi thưa. Có khả năng tái sinh

chồi khỏe.
Mỡ là cây đặc hữu của miền bắc Việt Nam, phân bố nhiều ở vùng Yên
Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, rải rác đến tận
Quảng Bình.


17

4.1.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng Mỡ
Trồng vụ Xuân vào lúc có mưa phùn, đất đủ ẩm, lượng mưa lớn hơn
lượng bốc hơi.
Trồng vụ Thu từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10.Trồng rừng vào ngày râm
mát, mưa rào, đất đủ ẩm, tránh những ngày nắng nóng, bốc hơi nhiều hoặc mưa
to.
Phát dọn sạch, đốt trên toàn diện tích, cách này chỉ nên áp dụng ở nơi địa
hình thấp, dạng đồi bát úp, dốc dưới 200, đất sâu, dầy. Dùng phương pháp này
thì ngay sau khi dọn sạch phải trồng lại cây phù trợ bằng cách gieo Cốt khí hoặc
Đậu tràm.
Phát dọn theo băng được dùng ở nơi đất dốc trên 20o, nhất là ở vùng núi
cao, dễ xói mịn, tầng đất mỏng, bốc hơi mạnh.
Trồng Mỡ trên băng chặt theo đường đồng mức.
Lợi dụng tàn che của băng chừa giữ lại cây gỗ tái sinh tự nhiên. Phương
pháp này tỏ ra nhiều ưu điểm, giữ được hoàn cảnh của rừng, đất rừng, bảo vệ
môi trường.
Băng chừa rộng 8-12m, băng chặt rộng 25-40m. Hố trồng có kích thước
40x40x40 cm. Lấp hố trước khi trồng khoảng nửa tháng. Khi lấp hố nhặt hết cỏ,
cho đất tơi xốp xuống hố.
Mật độ trồng trên diện tích phát đốt tồn diện 1600 cây/ha (2,5×2,5m)
hoặc 2000 cây/ha (2,5x2m), trồng trong băng thì cự ly cây cách cây 2m, hàng
cách hàng 2,5m.

Cây trước khi đem trồng cần được tưới ẩm ở vườn trong ngày hôm
trước.Tránh làm vỡ bầu khi vận chuyển cây đến nơi trồng.Rạch bỏ vỏ bầu, đặt
cây thẳng, phủ đất nhỏ quá cổ rễ cây 2-5cm, nén chặt vừa phải đất quanh gốc.
Chăm sóc trong 3 năm, mỗi năm 2-3 lần. Làm cỏ sạch, xới đất quanh gốc
rộng 80-100cm, phát hết dây leo xong phải phát quang từ từ, để vừa độ chiếu


×