Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá sức sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn ngô thị hồng gấm xã hợp thanh huyện lương sơn tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.32 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ ĐIM
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT CỦA ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔI
TẠI TRẠI LỢN NGÔ THỊ HỒNG GẤM, XÃ HỢP THANH,
HUYỆN LƢƠNG SƠN, TỈNH HỊA BÌNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành : Chăn ni Thú y
Khoa

: Chăn ni - Thú y

Khố học

: 2013 - 2017

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ ĐIM



Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT CỦA ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔI
TẠI TRẠI LỢN NGÔ THỊ HỒNG GẤM, XÃ HỢP THANH,
HUYỆN LƢƠNG SƠN, TỈNH HỊA BÌNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chun ngành:
Lớp:
Khoa :
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn:

Chính quy
Chăn nuôi Thú y
K45 - CNTY
Chăn nuôi Thú y
2013 – 2017
PGS.TS. Trần Huê Viên

Thái Nguyên - 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự phân công của Khoa Chăn nuôi Thú y và sự tiếp nhận của cơ sở, em
đƣợc về thực tập tốt nghiệp tại trại lợn nái Ngô Thị Hồng Gấm, xã Hợp Thanh,

huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình, với chuyên đề: “Đánh giá sức sản xuất của đàn
lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm, xã Hợp Thanh, huyện Lương
Sơn, tỉnh Hịa Bình”.
Sau thời gian triển khai thực hiện chuyên đề một cách khẩn trƣơng, nghiêm
túc, em đã hồn thành chƣơng trình thực tập tốt nghiệp của mình.
Trang đầu bản Khố luận tốt nghiệp này, em xin đƣợc bày tỏ và gửi lời cảm
ơn chân thành, sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo của Trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên trong bốn năm qua đã tận tình giúp đỡ em trong học tập và nghiên cứu
khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban chủ nhiệm khoa cùng
các thầy, cô giáo của khoa Chăn nuôi Thú y.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Trần Huê
Viên, ngƣời đã hƣớng dẫn, giúp đỡ em tận tình trong quá trình em triển khai chuyên
đề thực tập tốt nghiệp cũng nhƣ giúp em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn chủ trang trại, bà Ngơ Thị Hồng Gấm cùng tồn
thể các bác, các anh chị em công nhân trong trại đã giúp đỡ, tạo điều kiện để em thu
thập thông tin, số liệu chính xác, phục vụ chun đề có hiệu quả nhất.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè và ngƣời thân đã
động viên, giúp đỡ tơi hồn thành báo cáo này.
Em xin chân thành và trân trọng cảm ơn tất cả!
Thái Nguyên, ngày

tháng 6 năm 2017

Sinh viên
Phạm Thị Đim


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu sản xuất của trại .................................................................... 7
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái ngoại CP40 .................... 27
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu về số lƣợng đàn con của lợn nái kiểm định(n=20) ..... 29
Bảng 4.3: Các chỉ tiêu về chất lƣợng đàn con của lợn nái kiểm định (n=20). 31
Bảng 4.4: Các chỉ tiêu về số lƣợng đàn con của lợn nái cơ bản ..................... 33
Bảng 4.5: Các chỉ tiêu về chất lƣợng đàn con của lợn nái cơ bản .................. 37
Bảng 4.6: Khả năng sản xuất của lợn nái kiểm định....................................... 39
Bảng 4.7: Khả năng sản xuất của lợn nái cơ bản ............................................ 40
Bảng 4.8: Sơ bộ hoạch toán kinh tế của một lợn nái sinh sản/năm ................ 41


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

L:

Landrace

Y:

Yorkshire

Cs:

Cộng sự

Nxb:


Nhà xuất bản


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1 ................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu .................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
Phần 2 ................................................................................................................ 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập ............................ 3
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 3
a. Vị trí địa lý..................................................................................................... 3
b. Địa hình, khí hậu, thủy văn ........................................................................... 4
c. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 4
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngồi nƣớc có liên
quan đến nội dung của chuyên đề ..................................................................... 8
2.2.1. Đặc điểm của một số giống lợn ngoại..................................................... 8
2.2.1.1. Giống lợn Yorkshire: ........................................................................... 8
2.2.1.2. Giống lợn Landrace:............................................................................. 9
2.2.1.3. Lợn lai CP40 (Tài liệu trại cung cấp) ................................................ 10

2.2.2. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái.......................................... 10


v

2.2.2.1. Sự thành thục về tính.......................................................................... 10
2.2.2.2. Sự thành thục về thể vóc .................................................................... 11
2.2.2.3. Tuổi động dục lần đầu (TĐDLĐ) ...................................................... 12
2.2.2.4. Tuổi phối giống lần đầu (TPGLĐ)..................................................... 12
2.2.2.5. Chu kỳ động dục (ngày) ..................................................................... 12
2.2.2.6. Thời giang mang thai ......................................................................... 15
2.2.2.7. Tuổi đẻ lứa đầu (TĐLĐ) .................................................................... 15
2.2.3. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái ................................. 15
2.2.3.1. Các chỉ tiêu về số lƣợng ..................................................................... 15
2.2.3.2. Các chỉ tiêu về chất lƣợng đàn con .................................................... 17
2.2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc ........................................... 19
2.2.4.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc .................................................. 19
2.2.4.2. Tình hình nghiên cứu ở ngồi nƣớc ................................................... 20
Phần 3 .............................................................................................................. 22
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 22
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp theo dõi........................................ 22
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 22
3.4.1.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái ngoại CP40 ................... 22
3.4.1.2. Khả năng sinh sản của lợn nái CP40.................................................. 23
3.4.1.3. Khả năng sản suất của lợn nái CP40 ................................................. 24

3.4.2. Phƣơng pháp tiến hành .......................................................................... 25


vi

3.4.2.1. Phƣơng pháp theo dõi gián tiếp ......................................................... 25
3.4.2.2. Phƣơng pháp theo dõi trực tiếp .......................................................... 25
3.4.2.3. Phƣơng pháp sử lý số liệu .................................................................. 26
Phần 4 .............................................................................................................. 27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 27
4.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái ngoại CP40 ......................... 27
4.2. Khả năng sinh sản của lợn nái ngoại CP40 .............................................. 29
4.2.1. Khả năng sinh sản của lợn nái kiểm định ............................................. 29
4.2.2. Khả năng sinh sản của lợn nái cơ bản ................................................... 32
4.3. Khả năng sản xuất của lợn nái ngoại CP40 ............................................. 39
4.4. Hiệu quả kinh tế của một lợn nái sinh sản/năm ...................................... 41
Phần 5 .............................................................................................................. 43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 43
5.1. Kết luận .................................................................................................... 43
5.1.1. Chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái ngoại dòng CP40 ........................ 43
5.1.2. Khả năng sinh sản của lợn nái ngoại dòng CP40.................................. 43
5.1.3. Khả năng sản xuất của lợn nái ngoại dòng CP40 ................................. 43
5.1.4. Hiệu quả kinh tế của chăn ni lợn nái ngoại dịng CP40 .................... 43
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 44
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 44
II. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài ............................................................................ 45


1


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn ni lợn có vai trị hết sức quan trọng trong hệ thống chăn ni ở
Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Lợn là lồi gia súc có nhiều
đặc điểm q nhƣ có khả năng sinh sản cao, khả năng chịu đựng kham khổ
tốt, năng suất thịt cao, chất lƣợng thịt mỡ tốt và có khả năng thích nghi cao
với các điều kiện khí hậu khác nhau, dễ huấn luyện vì vậy ngành chăn nuôi
lợn đang đƣợc phát triển rộng rãi và đã áp dụng những thành tựu khoa học kỹ
thuật vào sản xuất để nâng cao chất lƣợng và số lƣợng đàn lợn.
Việt Nam là một trong những nƣớc nuôi nhiều lợn. Theo số liệu thống
kê của FAO(1999), năm 1998 Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới, đứng đầu
các nƣớc Đông Nam Á và đứng thứ 2 ở Châu Á. Tuy ni lợn với số lƣợng
nhiều nhƣng tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở nƣớc ta không đồng đều giữa
các địa phƣơng kể cả việc phát triển số lƣợng đàn lợn cũng nhƣ năng suất
nuôi lợn. Vùng Đồng bằng sơng Hồng có số lƣợng đàn lợn cao nhất chiếm
27,34% tổng đàn lợn trong cả nƣớc, vùng Tây nguyên và Đơng Nam Bộ có số
lƣợng lợn thấp nhất chỉ chiếm từ 5,58% - 6,66%.
Trong những năm gần đây, để cải tiến giống lợn nƣớc ta đã nhập các
giống lợn ngoại nhƣ: lợn Landrace từ Trung Quốc, lợn Duroc từ Mỹ, lợn
Yorkshire từ Anh… để nhằm cải tạo đàn lợn bằng việc tăng cƣờng công tác
chọn lọc và lai tạo giữa các giống lợn. Việc lại tạo có ý nghĩa quan trọng
trong việc nâng cao khả năng và hiệu quả sản xuất của vật nuôi. Con lai vừa
kết hợp đƣợc các ƣu điểm của những giống đem lại vừa tận dụng đƣợc ƣu thế
lai của công thức lai.


2


Với mục đích góp phần nâng cao năng suất sinh sản cho đàn lợn nái
ngoại nhập, đồng thời bổ sung thêm tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực sinh sản
của giống lợn ngoại nhập, em tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Đánh giá sức
sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm, xã Hợp
Thanh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình”.
1.2. Mục tiêu và u cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu
- Đánh giá sức sản xuất của chăn nuôi đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn
Ngô Thị Hồng Gấm, Xã Hợp Thanh, Huyện Lƣơng Sơn, Tỉnh Hịa Bình.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại
lợn Ngô Thị Hồng Gấm, Xã Hợp Thanh, Huyện Lƣơng Sơn, Tỉnh Hịa Bình.
1.2.2. u cầu
- Sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm
trong việc chăn nuôi lợn nái sinh sản trong các cơ sở sản suất. Từ đó tự nâng
cao, củng cố kiến thức bản thân.
- Hồn thành tốt cơng việc đƣợc phân cơng, nghiêm chỉnh chấp hành
nội quy sản xuất - kinh doanh, kỷ luật lao động, an toàn lao động của trang
trại.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Lƣơng Sơn là huyện cửa ngõ phía đơng của tỉnh Hịa Bình, tiếp giáp
với Thủ đơ Hà Nội, gần với khu Cơng nghệ cao Hịa Lạc, khu đơ thị Phú Cát,

Miếu Môn, Đại học Quốc gia, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Huyện nằm ở tọa độ:
- 105025’14” – 105041’25” Kinh độ Đông.
- 20036’30” – 20057’22” Vĩ độ Bắc.
- Phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn.
- Phía Nam giáp các huyện Kim Bơi và Lạc Thủy.
- Phía Đơng giáp các huyện Mỹ Đức, Chƣơng Mỹ.
- Phía Bắc giáp huyện Quốc Oai (thành phố Hà Nội).
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 36.488,85 ha, đƣợc chia thành 20
đơn vị hành chính, bao gồm 19 xã và 1 thị trấn. Trung tâm huyện đóng tại thị
trấn Lƣơng Sơn - là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện; cách Thủ
đơ Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây và cách thành phố Hịa Bình khoảng 30
km về phía Đơng. Có đƣờng quốc lộ số 6A, đƣờng Hồ Chí Minh đi qua, có tài
nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào.
Lƣơng Sơn có lợi thế về vị trí địa lí, là đầu mối giao lƣu kinh tế, văn
hóa – xã hội giữa miền núi Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng (cũng
nhƣ Thủ đô Hà Nội).


4

b. Địa hình, khí hậu, thủy văn
Về địa hình, huyện Lƣơng Sơn thuộc vùng trung du – nơi chuyển tiếp
giữa đồng bằng và miền núi, nên địa hình rất đa dạng. Địa hình đồi núi thấp
có độ cao sàn sàn nhau khoảng 200 - 400m đƣợc hình thành bởi đá macma, đá
vơi và các trầm tích lục ngun, có mạng lƣới sơng, suối khá dày đặc.
Khí hậu Lƣơng Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa đơng
lạnh, ít mƣa; mùa hè nóng, mƣa nhiều. Nền nhiệt trung bình cả năm 22,9 –
23,30C.
Lƣơng Sơn có mạng lƣới sơng, suối phân bố tƣơng đối đồng đều trong

các xã. Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sơng Bùi, ngồi sơng Bùi trong
huyện cịn một số sơng, suối nhỏ “nội địa” có khả năng tiêu thốt nƣớc tốt.
Đặc điểm của hệ thống sơng, suối trong huyện có ý nghĩa về mặt kinh
tế, rất thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa sử dụng chống lũ và kết hợp
với tƣới tiêu, phục vụ sản xuất nơng nghiệp.
Có thể thấy, điều kiện khí hậu, thủy văn, sơng ngịi đã tạo cho Lƣơng
Sơn những thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa các loại cây
trồng, vật ni, thâm canh tăng vụ và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống sông
suối, hồ đập không những là nguồn tài nguyên cung cấp nƣớc cho sinh hoạt
và đời sống nhân dân mà cịn có tác dụng điều hịa khí hậu, cải thiện mơi
trƣờng sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản.
c. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số toàn huyện 98.856 ngƣời gồm 3 dân tộc chính là Mƣờng, Dao,
Kinh, trong đó ngƣời Mƣờng chiếm khoảng 70% dân số. Lực lƣợng lao động
đông, số lao động phi nông nghiệp ngày càng gia tăng, tỷ lệ lao động qua đào
tạo chiếm 55%, điều này cho thấy huyện có thế mạnh về nguồn lực lao động.


5

2.1.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở thực tập
a. Hệ thống chuồng trại
Hệ thống chuồng trại bao gồm 3 chuồng đẻ mỗi chuồng đẻ có 2 ngăn
mỗi ngăn có 58 lợn nái đẻ, 2 chuồng bầu, 2 chuồng cách ly, 1 chuồng úm lợn
con, 1 phòng tinh đƣợc xây dựng trên nền đất cao, dễ thoát nƣớc và tách biệt
với khu hành chính, hộ gia đình. Xây dựng theo hƣớng Đông Nam – Tây Bắc,
đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Xung quanh khu sản xuất có hàng
rào bao bọc và có cổng ra vào riêng.
Hiện nay trại xây dựng với quy mô phù hợp theo hƣớng chăn nuôi công
nghiệp. Hệ thống chuồng lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái chờ phối và lợn

nái chửa. Chuồng lồng, nền sàn nhựa cho lợn nái đẻ, lợn con và lợn con sau
cai sữa cùng với hệ thống nƣớc uống tự động. Hệ thống che chắn kín đáo
thống mát về mùa hè, ấm áp về mùa đơng. Hệ thống mái che hai ngăn có độ
thơng thống tốt, có tƣờng rào bao quanh chuồng trại. Ở cuối mỗi ơ chuồng
đều có hệ thống thốt phân và nƣớc thải. Hệ thống nƣớc sạch đƣợc đƣa về
từng ô chuồng đảm bảo cho việc cung cấp nƣớc uống tự động cho lợn, nƣớc
tắm cho lợn và nƣớc rửa chuồng hàng ngày. Trại đã lắp đặt hệ thống nƣớc
máy đảm bảo cung cấp nƣớc sạch cho lớn uống, tắm và vệ sinh chuồng trại.
b. Các cơng trình khác
Gần khu chuồng, trại cho xây dựng một phòng kĩ thuật, một nhà kho,
một phòng thay đồ, phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà ăn trƣa riêng cho cơng nhân.
Phịng kĩ thuật đƣợc trang bị đầy đủ các dụng cụ thú y nhƣ: Panh, dao
mổ, bơm tiêm, kìm bấm số tai, kìm bấm nanh, bình phun thuốc sát trùng, cân,
các loại thuốc thú y đồng thời cũng là phòng trực của cán bộ kĩ thuật.
Nhà kho đƣợc xây dựng gần khu chuồng, là nơi chứa thức ăn phục vụ
cho sản xuất.


6

Bên cạnh đó trại cịn cho xây dựng một giếng khoan, 4 bể chứa nƣớc, 2
máy bơm nƣớc đảm bảo cung cấp nƣớc sạch cho sinh hoạt của công nhân và
đội ngũ cán bộ kĩ thuật trong trại.
c. Cơ cấu tổ chức của trại
Cơ cấu trại bao gồm:
- 2 kĩ sƣ: kĩ sƣ trƣởng và kĩ sƣ phó.
- 1 quản lí chịu trách nhiệm quản lí trại.
- 1 kế tốn
- 28 công nhân
- 10 sinh viên thực tập

Với đội ngũ cơng nhân trên, trại phân ra làm các tổ nhóm khác nhau
nhƣ tổ chuồng đẻ, tổ chuồng nái chửa, nhà bếp. Mỗi một khâu trong quy trình
chăn ni, đều đƣợc khốn đến từng cơng nhân, nhằm nâng cao tinh thần
trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của trang trại.
 Đánh giá chung
- Thuận lợi
Đƣợc sự quan tâm tạo điều kiện và có các chính sách hỗ trợ đúng đắn
của các ngành, các cấp có liên quan nhƣ UBND xã Hợp Thanh, Trạm thú y
huyện Lƣơng Sơn tạo điều kiện cho sự phát triển của trại.
Đƣợc Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cung cấp về con giống,
thức ăn, thuốc thú y có chất lƣợng tốt.
Trang trại có vị trí thuận lợi, địa hình, đƣờng đi khá thuận tiện cho việc
vận chuyển con giống cũng nhƣ thức ăn chăn ni.
Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt đƣợc tình hình xã hội, ln
quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân.


7

Kèm theo đó là đội ngũ kỹ thuật với chuyên mơn vững vàng, cơng nhân
nhiệt tình, năng động và có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc. Do đó
đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại.
- Khó khăn
Đội ngũ cơng nhân trong trại cịn thiếu, do đó ảnh hƣởng đến tiến độ
cơng việc.
Thời tiết diễn biến phức tạp cho nên chƣa tạo đƣợc vành đai phòng dịch
triệt để.
Trang thiết bị vật tƣ, hệ thống chăn nuôi còn thiếu chƣa đáp ứng đƣợc
nhu cầu sản xuất.
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở (trong 3 năm)

2.1.2.1. Đối tượng sản xuất
Trang trại chăn nuôi Ngô Thị Hồng Gấm chuyên nuôi lợn sinh sản, cung
cấp 2 giống lợn là Landrace - Yorkshire và Pietrain - Duroc. Lợn sau khi sinh
21 - 26 ngày thì đƣợc xuất chuồng.
2.1.2.2. Kết quả sản xuất của cơ sở trong những năm gần đây
Trang trại chăn nuôi Ngô Thị Hồng Gấm là một trong những trang trại
có quy mơ lớn của tỉnh Hịa Bình. Với số vốn đầu tƣ lớn, áp dụng khoa học
kỹ thuật vào trong sản xuất, trại luôn đạt kết quả sản xuất cao. Dƣới đây là
một số chỉ tiêu mà trại đã đạt đƣợc trong 3 năm gần đây:

Loại lợn
Lợn nái
Lợn hậu bị
Lợn đực
Lợn con

Bảng 2.1. Cơ cấu sản xuất của trại
Số lƣợng lợn của các năm (con)
2014
2015
2016
1347
1382
1439
449
462
479
20
23
24

29400
31200
31800
(Nguồn: Cán bộ kĩ thuật trại cung cấp)


8

Qua bảng trên ta có thể thấy, kết quả sản xuất của trại tăng lên theo
từng năm, điều đó cho thấy tình hình chăn ni của trang trại khá ổn định và
không ngừng tăng lên về số lƣợng đầu nái cũng nhƣ số lƣợng lợn con đƣợc
xuất đi trong 1 năm. Theo đánh giá của Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam thì
trại hoạt động vào mức khá, tháng 11/2016 kết quả của trại đứng thứ 1 toàn
miền Bắc của cơng ty.
Để đạt đƣợc những kết quả nhƣ trên, ngồi việc áp dụng khoa học kỹ
thuật, đầu tƣ trang thiết bị cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên có tay nghề cao…
trang trại đã tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về vệ sinh thú y, với phƣơng
châm “phòng dịch hơn dập dịch”. Trang trại chăn nuôi Ngô Thị Hồng Gấm là
một gƣơng sáng điển hình về mơ hình chăn ni gia cơng theo hƣớng cơng
nghiệp hóa hiện nay.
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngồi nƣớc có
liên quan đến nội dung của chun đề
2.2.1. Đặc điểm của một số giống lợn ngoại
2.2.1.1. Giống lợn Yorkshire:
- Nguồn gốc: Giống lợn Yorkshire đƣợc hình thành ở vùng Yorkshire
của nƣớc Anh.
- Đặc điểm ngoại hình: Lợn Yorkshire hay lợn trắng lớn có lơng trắng
ánh vàng, đầu cổ hơi nhỏ và dài, mõm thẳng dài, mặt rộng, tai to trung bình
và hƣớng về phía trƣớc, mình dài lƣng hơi cong, bụng gọn 4 chân dài chắc
chắn, có 14 vú. Da có màu trắng, tuy nhiên thỉnh thoảng có một số nốt đen.

- Khả năng sản xuất:
+ Lợn Yorkshire sinh trƣởng phát dục nhanh. Khối lƣợng khi trƣởng
thành của con đực từ 250 - 300 kg, con cái từ 200 - 250 kg.


9

+ Lợn Yorkshire có mức tăng khối lƣợng bình qn từ 650 - 750
gam/con/ngày; tiêu tốn thức ăn từ 2,80 - 3,10 kg/kg tăng khối lƣợng, tỷ lệ thịt
nạc/thịt xẻ từ 55% - 59%.
+ Lợn Yorkshire có khả năng sinh sản tƣơng đối cao, đẻ bình quân 10 11 con/lứa, khối lƣợng sơ sinh đạt 1,1 - 1,2 kg/con.
2.2.1.2. Giống lợn Landrace:
- Nguồn gốc: Lợn Landrace là giống lợn nổi tiếng đƣợc tạo ra ở Đan
Mạch.
- Đặc điểm ngoại hình: Lợn Landrace có dạng hình nêm (hay cịn gọi là
hình tên lửa) màu lơng trắng tuyền, mình dài, có từ 16 - 17 đôi xƣơng sƣờn,
đầu dài hơi hẹp, tai to, dài rủ xuống che cả mặt, bốn chân hơi yếu. Lƣng vồng
lên, mặt lƣng bằng phẳng, mông phát triển, trịn. Lợn Landrace có từ 12 - 14
vú, là giống lợn hƣớng nạc.
- Khả năng sản xuất:
+ Lợn Landrace có khối lƣợng cơ thể của lợn đực từ 280 - 320kg, của
lợn cái từ 220-250kg.
+ Giống lợn Landrace là giống lợn có năng suất cao. Tốc độ sinh trƣởng
nhanh, tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lƣợng thấp từ 2,70 - 3,01kg. Tăng khối
lƣợng bình quân/ngày từ 700 - 800g, tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ từ 58 - 60%.
+ Lợn Landrace có khả năng sinh sản khá cao và khả năng ni con
khéo. Lợn thƣờng đƣợc chọn làm “dịng nái” trong các công thức lai giữa lợn
ngoại cao sản với nhau.
+ Ở Việt Nam, lợn Landrace đƣợc dùng để lai kinh tế và ni thuần
dùng trong chƣơng trình nạc hóa đàn lợn. Các công thức lai chủ yếu hiện

đang dùng là:


10

Lợn đực Landrace x Lợn nái Móng Cái (hoặc lợn địa phƣơng) để lấy
con lai F1 nuôi thịt.
Lợn đực Landrace x lợn F1 (YR x MC) lấy con lai F2 ¾ máu ngoại
nuôi thịt cho khối lƣợng lúc 6 tháng tuổi đạt 100 kg, tỷ lệ nạc đạt 46 - 48%.
2.2.1.3. Lợn lai CP40 (Tài liệu trại cung cấp)
- Đặc điểm ngoại hình: Lợn CP40 là con lai giữa giống lợn Landrace và
giống lợn Yorkshire, có dạng hình nêm, màu lơng trắng tuyền, mình dài, đầu
dài hơi hẹp, tai to, dài rủ xuống che cả mặt, bốn chân hơi yếu. Lƣng vồng lên,
mặt lƣng bằng phẳng, mơng phát triển, trịn. Lợn CP40 có từ 12 - 14 vú, là
giống lợn hƣớng nạc.
- Khả năng sản xuất:
+ Lợn CP40 có tốc độ sinh trƣởng phát dục nhanh, khối lƣợng khi
trƣởng thành của con đực lên tới 340 kg, của con cái là 250 kg.
+ Lợn CP40 có khả năng sinh sản cao, trung bình 10 - 12 con/lứa, khối
lƣợng sơ sinh trung bình 1,5 kg/con.
2.2.2. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái
2.2.2.1. Sự thành thục về tính
- Gia súc sau một thời gian sinh trƣởng và phát triển nhất định thì có
khả năng sinh sản. Tuổi con vật bắt đầu có khả năng sinh sản gọi là tuổi thành
thục về tính. Sự thành thục về tính đƣợc tính từ khi con đực có phản xạ sinh
tinh, con cái các nỗn bào trứng chín và rụng. Nếu gặp đƣợc tinh trùng thì có
khả năng thụ thai. Ở giai đoạn này dƣới ảnh hƣởng của nội tiết sinh dục, cơ
thể có những biến đổi đặc trƣng, cơ quan sinh dục phát triển, sinh ra các giao
tử hoạt động, có khả năng kết hợp với giao tử đực để sinh ra con cái. Đồng
thời gia súc có những thay đổi về hành vi và biểu hiện bên ngoài.



11

- Lợn cái thành thục về tính vào khoảng 4 - 9 tháng tuổi. Thơng thƣờng
các giống lợn nội có độ tuổi thành thục về tính sớm hơn lợn lai và lợn ngoại,
ở lợn nội thƣờng từ 120 - 150 ngày, lợn ngoại từ 180 - 210 ngày.
- Các nhân tố ảnh hƣởng đến tuổi thành thục về tính:
+ Giống: Hầu hết các giống nội thành thục sớm hơn các giống nhập ngoại,
giống có tầm vóc nhỏ thƣờng thành thục sớm hơn giống có tầm vóc lớn.
+ Chế độ dinh dƣỡng: Gia súc đƣợc nuôi dƣỡng với khẩu phần thức ăn
đầy đủ, phù hợp nhu cầu dinh dƣỡng thành thục về tính sớm hơn với gia súc
đƣợc ni dƣỡng với khẩu phần thức ăn có giá trị dinh dƣỡng thấp.
+ Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng: Cũng là nhân tố ảnh hƣởng rõ rệt tới
tuổi động dục. Mùa hè lợn cái hậu bị thành thục sớm hơn mùa Thu – Đơng,
điều đó có thể do ảnh hƣởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền với mức
tăng trọng thấp trong các tháng nóng bức.
+ Ngồi ra tuổi thành thục về tính cịn phụ thuộc vào việc tiếp xúc với
con đực. Sự có mặt của con đực trong giai đoạn trƣớc tuổi động dục sẽ làm
tăng nhanh quá trình thành thục về tính.
2.2.2.2. Sự thành thục về thể vóc
- Sự thành thục về thể vóc thƣờng diễn ra chậm hơn sự thành thục về
tính. Sau một thời kì sinh trƣởng và phát triển, đến một thời điểm nhất định
con vật đạt tới mức độ trƣởng thành về thể vóc. Có nghĩa là cơ thể tƣơng đối
hoàn chỉnh về sự phát triển của các cơ quan bộ phận nhƣ não, xƣơng, tầm vóc
ổn định… Nói cách khác, khi gia súc đã thành thục về tính thì sự sinh trƣởng,
phát triển của cơ thể vẫn còn phát triển đến độ trƣởng thành. Đây là điểm cần
chú ý trong chăn nuôi, không nên sử dụng gia súc vào mục đích sinh sản quá
sớm vì đối với gia súc cái nếu cho phối giống sớm dinh dƣỡng sẽ tập chung
cho phôi, con mẹ sẽ yếu dần và ảnh hƣởng đến thai. Đặc biệt, con cái khung



12

xƣơng chậu chƣa phát triển hoàn toàn, nhỏ, hẹp làm cho con vật đẻ khó gây chết
thai (Hồng Tồn Thắng và Cao Văn, 2006) [11]. Đối với con đực, khai thác
sớm con đực sẽ yếu dần sinh dục giảm dẫn đến chất lƣợng tinh trùng kém.
- Thời gian thành thục về thể vóc của lợn nội là 7 - 8 tháng (40 - 45kg),
lợn ngoại là 8 - 10 tháng (70 - 90kg).
2.2.2.3. Tuổi động dục lần đầu (TĐDLĐ)
- Là tuổi khi lợn nái có biểu hiện động dục đầu tiên. Tuổi động dục lần
đầu khác nhau phụ thuộc vào giống lợn ví dụ nhƣ lợn nội có tuổi động dục lần
đầu sớm hơn lợn ngoại. Lợn cái hậu bị ni nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục
lần đầu muộn hơn lợn chăn thả. TĐDLĐ đƣợc tính theo cơng thức:
TĐDLĐ = ngày động dục lần đầu – ngày sinh của lợn nái.
- Theo Phùng Thị Vân và cs (2002) [16], chỉ tiêu này ở lợn Landrace là
219,4 ± 4,09 ngày.
2.2.2.4. Tuổi phối giống lần đầu (TPGLĐ)
- Thông thƣờng ở lần động dục đầu tiên ngƣời ta chƣa tiến hành phối
giống cho lợn cái vì ở thời điểm này lợn chƣa thành thục về thể vóc, số lƣợng
trứng rụng cịn ít. Ngƣời ta thƣờng tiến hành phối giống cho lợn nái vào chu
kỳ thứ 2 hoặc thứ 3 (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [8].
- Tuổi phối giống lần đầu đƣợc tính bằng cách cộng tuổi động dục lần
đầu với thời gian động dục của một hoặc hai chu kỳ nữa hoặc tuổi tại thời
điểm phối giống lần đầu.
2.2.2.5. Chu kỳ động dục (ngày)
- Chu kỳ động dục đƣợc tính từ khi lợn nái đã thành thục về tính tiếp
tục xuất hiện và kết thúc hoàn toàn khi cơ thể đã già yếu. Nó tạo ra hàng loạt
điều kiện cần thiết để tiến hành giao phối, thụ tinh và phát triển bào thai.



13

- Chu kỳ động dục (chu kỳ tính) của lợn nái là hoạt động sinh dục đƣợc
lặp đi lặp lại nhiều lần trong những khoảng thời gian nhất định. Thời gian một
chu kỳ động dục đƣợc tính từ lần rụng trứng trƣớc đến lần rụng trứng sau.
- Chu kỳ động dục thƣờng kéo dài 18 – 24 ngày (thƣờng là 21 ngày).
Đây là thời gian đƣờng sinh dục cái chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo. Lúc này cơ
quan sinh dục cái có sự biến đổi nhƣ âm hộ, âm đạo, tử cung xung huyết; các
tuyết sinh dục tăng cƣờng hoạt động, ở bên trong buồng trứng có q trình
nỗn bào thành thục, chín và rụng. Sự phát triển của trứng dƣới sự điều khiển
của hormone thùy trƣớc tuyến yên làm cho trứng chín và rụng một cách có
chu kỳ. Nắm vững đƣợc chu kỳ động dục chúng ta sẽ có nhiều lợi ích trong
chăn ni:
+ Phát hiện kịp thời hiện tƣợng động dục và rụng trứng, nâng cao đƣợc
tỷ lệ thụ thai, góp phần phát triển đàn lợn.
+ Chủ động điều khiển kế hoạch sinh sản, nuôi dƣỡng, khai thác sản
phẩm.
+ Góp phần đề phịng hiện tƣợng vơ sinh.
- Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [11] chu kỳ động dục
của gia súc đƣợc chia làm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn trƣớc động dục: Bao noãn phát triển, các tế bào vách ống
dẫn trứng tăng sinh. Hệ thống mạch quản trong dạ con phát triển. Các tuyến
trong dạ con bắt đầu tiết dƣới tác dụng của hormone estrogen. Thay đổi của
đƣờng sinh dục tử cung, âm đạo, âm hộ bắt đầu xung huyết.
+ Giai đoạn động dục: Bao noãn phát triển mạch nổi lên bề mặt buồng
trứng. Bao noãn tiết nhiều estrogen và đạt cực đại. Các thay đổi ở đƣờng sinh
dục cái càng sâu sắc hơn, để chuẩn bị đón trứng. Biểu hiện của con vật: hƣng
phấn về tính dục, đứng yên cho con khác nhảy, kêu rống, bồn chồn, thích



14

nhảy lên lƣng con khác, ít ăn hoặc bỏ ăn, tìm đực. Âm hộ ƣớt, đỏ, tiết dịch
nhày, càng tới thời điểm rụng trứng thì âm hộ đỏ tím, dịch tiết keo lại, mắt đờ
đẫn. Cuối giai đoạn này thì trứng rụng.
+ Giai đoạn sau động dục: Thể vàng bắt đầu phát triển và tiết ra
progesteron có tác dụng ức chế co bóp của đƣờng sinh dục. Niêm mạc tử cung
vẫn còn phát triển, các tuyến nhờn giảm bài tiết, mô màng nhầy tử cung bong
ra cùng với lớp tế bào biểu mơ âm đạo hóa sừng thải ra ngồi. Biểu hiện hành
vi về sinh dục: con vật không muốn gần con đực, không muốn cho con khác
nhảy lên, dần trở lại trạng thái bình thƣờng.
+ Giai đoạn yên tĩnh: Thể vàng teo dần đi, con vật trở lại trạng thái bình
thƣờng, biểu hiện hành vi sinh dục khơng có. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi, yên
tĩnh để phục hồi lại cấu tạo, chức năng cũng nhƣ năng lƣợng để chuẩn bị cho
chu kỳ tiếp theo.
- Còn theo Shostak, B.B (1999) [25] chu kỳ động dục chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn hƣng phấn: Những biến đổi về tính rõ rệt nhất, tồn thân
hƣng phấn và có những biểu hiện động dục về tính dục, phát tình, nỗn bào
thành thục và rụng trứng.
+ Giai đoạn ức chế: Ngƣợc lại giai đoạn hƣng phấn, nỗn bào co lại
hình thành thể vàng ở buồng trứng. Trạng thái cơ thể bình thƣờng không
muốn gần con đực. Nếu trứng đƣợc thụ tinh, thể vàng tồn tại và phát triển để
tiết ra progesteron, ngƣợc lại nếu trứng không đƣợc thụ tinh, thể vàng teo đi,
tử cung, âm đạo phục hồi nhƣ cũ.
+ Giai đoạn thăng bằng: Sau giai đoạn hƣng phấn và ức chế.
Tóm lại, sự điều tiết hoạt động của chu kỳ tính là do hệ thống thần kinh
và thể dịch. Khi Pheromon của lợn kích thích vào vỏ đại não lợn cái thì



15

hypothalamus sẽ tiết ra hormone, kích thích thùy trƣớc tuyến yên tiết ra
Gonadotropin Release Hormone (GRH) bao gồm 2 loại:
+ Folliculine Stimuline Hormone (FSH): Hormone này kích thích bao
nỗn làm cho bao noãn phát triển và tiết ra oestrogen.
+ Lutein Hormone (LH): Thúc đẩy bao nỗn chín và hình thành thể
vàng. FSH và LH luôn ổn định về tỷ lệ và trình tự tiết. FSH đƣợc tiết ra trƣớc
và LH đƣợc tiết ra sau.
Perry J.S. (1954) [23], cho rằng: Số trứng rụng trong chu kì ở lợn
trƣởng thành khoảng 15 - 25 trứng, ngồi ra nó cịn phụ thuộc vào giống, độ
tuổi, chế độ chăm sóc và dinh dƣỡng hợp lý.
2.2.2.6. Thời giang mang thai
Là thời gian đƣợc tính từ khi thụ tinh (phối giống đạt) đến khi đẻ.
2.2.2.7. Tuổi đẻ lứa đầu (TĐLĐ)
Là tuổi lợn nái sinh con lứa đầu tiên. TĐLĐ đƣợc xác định là khoảng
thời gian từ ngày sinh lợn nái đến ngày lợn nái sinh con lứa đầu tiên.
TĐLĐ = ngày lợn nái đẻ lứa đầu – ngày sinh của lợn nái
2.2.3. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái
2.2.3.1. Các chỉ tiêu về số lượng
- Số con sơ sinh/lứa (con):
Là số con đƣợc sinh ra của cả ổ kể cả con sống và con chết, đƣợc tính
khi lợn mẹ đẻ con cuối cùng
- Số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ/lứa (con):
Đây là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng. Nó phụ thuộc vào khả năng đẻ
nhiều hay ít con của giống, trình độ kĩ thuật của đãn tinh viên và điều kiện
ni dƣỡng chăm sóc lợn nái chửa. Trong vịng 24 giờ sau sinh, những lợn
con khơng đạt khối lƣợng sơ sinh trung bình của giống (q bé), khơng phát



16

dục hồn tồn, dị dạng… thì sẽ bị loại thải. Ngoài ra, lợn con mới sinh chƣa
nhanh nhẹn, dễ bị lợn mẹ đè chết.
- Số lợn con đẻ ra để lại ni/lứa (con):
Là số lợn con đẻ ra cịn sống để lại ni. Lợn nái thƣờng có 12 - 16 vú,
phổ biến là 14 vú. Nếu số con sinh ra nhiều thì ngƣời ta thƣờng để lại nhiều
nhất là số con bằng số vú, ít hơn số vú thì có thể ghép đàn, lấy thêm con từ
nái đẻ nhiều con.
- Số lợn con cai sữa/lứa (con):
Là số lợn con đƣợc nuôi sống đến cai sữa. Đây là chỉ tiêu kinh tế kĩ
thuật quan trọng, quyết định năng suất trong chăn ni lợn nái. Nó phụ thuộc
vào kĩ thuật chăn ni lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa, khả năng nuôi con
của lợn mẹ và khả năng hạn chế các yếu tố gây bệnh cho lợn con.
- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%)
- Số lợn con cai sữa/nái/năm:
Là chỉ tiêu tổng quát nhất để đánh giá năng suất chăn nuôi lợn nái. Chỉ
tiêu này phụ thuộc vào thời gian cai sữa lợn con và số lƣợng lợn con cai sữa
trong mỗi lứa đẻ. Nếu cai sữa sớm sẽ tăng số lứa đẻ/nái/năm và tăng số lƣợng
con cai sữa trong mỗi lứa thì số lƣợng lợn con cai sữa/nái/năm sẽ cao và
ngƣợc lại.
- Khoảng cách lứa đẻ (ngày):
Là khoảng thời gian từ lứa đẻ này đến lứa đẻ tiếp theo. Khoảng cách lứa
đẻ đƣợc tính bằng tổng thời gian chờ phối, thời gian mang thai và thời gian nuôi
con. Trong đó, thời gian mang thai thƣờng cố định hoặc biến đổi rất nhỏ, nên
khoảng cách lứa đẻ phụ thuộc vào thời gian nuôi con và thời gian chờ phối.
- Số lứa đẻ/nái/năm (lứa):
Là tổng số lứa đẻ của đàn nái trong vịng 1 năm trên tổng số lợn nái
bình quân của đàn.



17

2.2.3.2. Các chỉ tiêu về chất lượng đàn con
- Khối lƣợng sơ sinh/con (kg):
Là khối lƣợng từng con đƣợc cân khi sinh ra.
- Khối lƣợng sơ sinh toàn ổ (kg):
+ Là khối lƣợng lợn con đƣợc cân sau khi đẻ ra đƣợc cắt rốn, lau khô,
và cho bú sữa đầu.
+ Trọng lƣợng sơ sinh tồn ổ nói lên khả năng nuôi dƣỡng thai của lợn
mẹ, kĩ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý và phịng bệnh cho lợn nái chửa của
cơ sở. Trọng lƣợng sơ sinh càng cao càng tốt vì lợn sẽ tăng trọng nhanh ở các
giai đoạn phát triển sau.
- Khối lƣợng cai sữa/con (kg):
Là khối lƣợng của lợn con sau khi cai sữa.
- Khối lƣợng cai sữa toàn ổ (kg):
Khối lƣợng cai sữa toàn ổ cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá đầy
đủ năng suất chăn nuôi lợn nái.
- Khả năng tiết sữa (kg):
+ Khả năng tiết sữa là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá sức sản suất
của lợn nái, vì nó ảnh hƣởng đến tỷ lệ nuôi sống cũng nhƣ khối lƣợng cai sữa
của lợn con sau này.
+ Quá trình tiết sữa của lợn nái là một quá trình phản xạ, do những kích
thích vào bầu vú gây nên. Phản xạ tiết sữa của lợn nái tƣơng đối ngắn chỉ
khoảng 25 - 30 giây và chuyển dần từ trƣớc ra sau. Trong đó yếu tố thần kinh
đóng vai trị chủ đạo, khi lợn con thúc vú sữa mẹ, những kích thích này truyền
lên vỏ não, vào vùng Hypothalamus, từ đó kích thích tuyến yên sản sinh ra
kích tố oxytoxin tiết vào máu, kích tố này đi vào tuyến bào khích thích lợn nái
thải sữa. Do tác động của oxytoxin trong máu khác nhau cho nên các vú khác



×