Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thực trạng và giải pháp khai thác hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh quảng ngãi vào phát triển du lịch địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.13 KB, 102 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
----------

MAI THỊ LAN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI
THÁC HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN
HĨA TỈNH QNG NGÃI VÀO PHÁT
TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại với những căng thẳng về công
việc, gia đình đã khiến khơng ít người rơi vào tình trạng stress. Và du lịch là
một giải pháp tối ưu được nhiều người lựa chọn để thư giãn, phục hồi sức
khỏe sau những giờ lao động mệt nhọc. Có lẽ vì vậy mà ngành du lịch trên thế
giới không ngừng phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, bên cạnh các loại hình du
lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch mice…thì loại hình du lịch tìm hiểu văn
hóa lịch sử đang được rất nhiều khách du lịch quan tâm.
Đất nước ta, với một bề dày lịch sử vẻ vang đã ghi dấu lại bằng hàng
nghìn di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Những di tích lịch sử là quà tặng vô
giá mà lịch sử để lại cho chúng ta. Chúng vừa chứa đựng những giá trị vật thể


và phi vật thể, phản ánh bản sắc tâm hồn, bản lĩnh, khí phách của dân tộc Việt
Nam. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa cũng
chính là bảo tồn và phát huy nội lực và là nguồn lực góp phần cho sự phát
triển bền vững của đất nước. Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết
của hội nghị lần V Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII “ văn hóa vừa
là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - văn hóa xã hội”.
Hịa vào dịng lịch sử chung của đất nước, Quảng Ngãi- quê hương
của nhà cách mạng, nhà văn hóa lớn Phạm Văn Đồng – mảnh đất giàu truyền
thống yêu nước, hiếu học, đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo. Trong suốt
chiều dài lịch sử của mình, Quảng Ngãi khiến người ta khơng khỏi ngạc nhiên
bởi đóng góp của mảnh đất này vào sự phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nơi đây từng là cái nôi của nền văn minh
Sa huỳnh với những di chỉ khảo cổ hết sức phong phú và đa dạng, hay những


3

cơng trình kiến trúc đồ sộ của văn hóa Chăm pa. Đặc biệt, trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc, Quảng Ngãi
cũng là nơi chịu nhiều đau thương mất mát, điển hình là vụ thảm sát Sơn Mỹ
làm chấn động thế giới và lương tâm loài người. Trải qua các cuộc chiến tranh
vệ quốc, Quảng Ngãi đã xuất hiện biết bao tấm gương hi sinh vì nước, rèn đúc
được nhiều nhà lãnh đạo, nhiều vị tướng tài ba như Nguyễn Chánh, Trần Văn
Trà, Phạm Kiệt, Nguyễn Đơn…Và nổi bật là đồng chí Phạm Văn Đồng,
người đã hiến dâng cả cuộc đời cho cách mạng.
Với một số lượng lớn các di tích lịch sử văn hóa có giá trị, Quảng
Ngãi là một trong những trọng điểm của con đường di sản miền Trung, là nơi
có đầy đủ tiềm năng để phát triển du lịch tìm hiểu lịch sử văn hóa. Tuy nhiên,
hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở Quảng Ngãi chưa được quan tâm và khai

thác hiệu quả để phát triển du lịch. Với những lí do trên cùng với sự quan tâm
của mình về các di tích lịch sử văn hóa ở Quảng Ngãi, tơi đã chọn đề tài
“Thực trạng và giải pháp khai thác hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh
Quãng Ngãi vào phát triển du lịch địa phương” làm khóa luận tốt nghiệp
chuyên nghành văn hóa-du lịch của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, nguồn tài liệu nói về di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam
rất ít và chưa được đề cập thành một hệ thống hoàn chỉnh.
Trong cuốn “Việt Nam Văn hóa và du lịch” (2005) của Trần Mạnh
Thường ( biên soạn) đã giới thiệu các danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử
văn hóa, dến lễ hội, phong tục tập quán… của 64 tỉnh thành trong cả nước.
Ngoài ra, trên tạp chí du lịch Việt Nam có bài “ Phát huy giá trị di sản văn
hóa và làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch” của Ths.Nguyễn Tư
Lương đã đi vào nghiên cứu tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch của một


4

số điểm di tích như Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn… đồng
thời đưa ra một số giải pháp khai thác hiệu quả các di tích lịch sử văn hóa và
làng nghề truyền thống.
Xét về phạm vi lãnh thổ, thì việc nghiên cứu đề tài này ở Quảng
Ngãi cịn rất ít và chưa đi sâu. Như trong sách “Di tích và thắng cảnh Quảng
Ngãi” (2001) do Sở Văn hóa thơng tin Quảng Ngãi xuất bản, chỉ đề cập đến
một số di tíc lịch sử văn hóa tiêu biểu như: Di tích chiến thắng Vạn Tường,
chùa Thiên Ấn, khu chứng tích Sơn Mỹ…Hay trong “Quảng Ngãi – đất nước
– con người- văn hóa” (2001) của Bùi Hồng Nhân; “Địa chí Quảng Ngãi”
(2008) của Ts.Nguyễn Kim Hiệu (chủ biên) cũng chỉ nói đến một vài di tích
lịch sử văn hóa tiêu biểu.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên chỉ mang tính chất trình

bày, giới thiệu một số di tích của Quảng Ngãi mà chưa đi sâu vào khai thác
giá trị du lịch tại các di tích này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng từ đó đưa ra giải pháp khai thác
hệ thống di tích lịch sử-văn hóa để phát triển du lịch trên địa bàn Quảng Ngãi.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Do nhiều điều kiện chủ quan và khách quan nên đề tài được nghiên
cứu trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi trên khía cạnh khai thác các di tích lịch sử
văn hóa cấp quốc gia để phát triển du lịch.
4. Mục đích và phương pháp nghiên cứu.
4.1 Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng khai thác, quản lý
các di tích lịch sử - văn hóa để phát triển du lịch. Trên cơ sở đó định hướng và


5

đưa ra giải pháp để khai thác các di tích lịch sử-văn hóa vào phát triển du lịch
một cách hiệu quả và bền vững.
4.2 Phương pháp nghiên cứu.
4.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
Việc tiến hành nghiên cứu đề tài cần đến rất nhiều nguồn tài liệu
khác nhau của nhiều cơ quan, ban nghành liên quan. Do đó, cần phải thu thập
nhiều số liệu thơng tin, trên cơ sở đó xử lý phù hợp với nội dung đề tài.
4.2.2 Phương pháp thực địa.
Đây là phương pháp dùng kiểm tra đối chứng các thông tin, để các
thông tin thu được chính xác hơn, thuyết phục hơn. Trong quá trình thực địa
tác giả tiến hành chụp một số bức ảnh để tăng tính khoa học cho đề tài.
4.2.3 Phương pháp chuyên gia.

Là phương pháp phỏng vấn ý kiến của các lãnh đạo, chính quyền, cán
bộ chuyên nghành để các những kiến thức, kinh nghiệm để nghiên cứu đề tài.
Đồng thời dựa vào đây đánh giá đúng được thực trạng của các di tích lịch sử văn hóa.
5. Nguồn tư liệu.
Đề tài đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu, tài liệu khác nhau.
-Tài liệu thành văn:
+ các sách chuyên nghành
+ các bài viết trên báo tạp chí.
+các khóa luận tốt nghiệp.
-Tài liệu điền dã:
Đây là nguồn tài liệu quan trọng, góp phần khơng nhỏ vào thành cơng
của đề tài.
-Trang web điện tử:


6

+
+
+
6. Đóng góp của đề tài.
6.1. Về mặt khoa học:
Đề tài đã góp phần vào việc nghiên cứu các di tích lịch sử - văn hóa
của tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó giúp chúng ta nhận ra giá trị của các di
tích lịch sử - văn hóa Quảng Ngãi cùng với khả năng khai thác du lịch rất lớn.
Đồng thời đưa định hướng và giải pháp tối ưu để phát triển, bảo tồn các giá trị
của di tích lịch sư-văn hóa và đưa chúng vào phát triển du lịch hiệu quả hơn.
6.2. Về mặt thực tiễn.
Giúp các nhà quản lý, kinh doanh, du lịch thấy được tiềm năng lớn
của loại hình du lịch văn hóa, và đưa ra những chiến lược phát triển hiệu quả.

Ngồi ra, đề tài cịn giúp người dân địa phương hiểu biết sâu sắc về những giá
trị văn hóa, tinh thần của các di tích lịch sử-văn hóa mà phát triển và bảo tồn
chúng.
7. Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở bài, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo thì phần
nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về du lịch và di tích lịch sử văn hóa
Chương 2: Thực trạng khai thác lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Ngãi trong
phát triển du lịch.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các di
tích lịch sử-văn hóa tỉnh Quảng Ngãi vào phát triển du lịch.


7

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ DI TÍCH
LỊCH SỬ VĂN HĨA.
1.1. Một số khái niệm về du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch
Thuật ngữ du lịch có nguồn gốc từ rất xa xưa, nó bắt nguồn từ tiếng Hy
Lạp “Tornos” với nghĩa là đi một vịng. Thuật ngữ này được La Tinh hóa
thành “Tornus” và sau đó thành “Tourisme” (Tiếng Pháp), “Tourism” (Tiếng
Anh). Từ trước thế kỷ XIX du lịch chỉ là một hiện tượng tự phát của giai cấp


8

quý tộc. Đến thế kỷ XX nhiều người đi du lịch với nhiều lý do khác nhau
nhưng phải tự túc việc ăn ở và đi lại. Vì vậy, du lịch thời kì này chỉ là một

hiện tượng nhân văn:“ Du lịch là hiện tượng những người đi đến một nơi khác
ngồi nơi cư trú thường xun của mình theo nhiều nguyên nhân khác nhau
ngoại trừ mục đích kiếm tiền và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được ở
nơi khác.” [15;98]
Từ sau thế chiến thứ hai, dòng khách du lịch ngày càng đông, việc giải
quyết nhu cầu ăn, ở, giải trí… đã trở thành một cơ hội kinh doanh, với góc độ
đó du lịch khơng chỉ là một hiện tượng nhân văn mà nó cịn là một hoạt động
kinh tế:“ Du lịch được coi là toàn bộ những hoạt động và những công việc
phối hợp nhau nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách du lịch”.[15;99]
Du lịch càng phát triển, các hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng gắn
bó và phối hợp nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn và chặt chẽ. Với góc độ
này du lịch được xem là:“ một ngành công nghiệp với toàn bộ các hoạt động
mà mục tiêu là kết hợp giá trị của các tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân
văn với các dịch vụ, hàng hóa để tạo ra sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu
của khách”.[15;99]
Với tư cách là đối tượng nghiên cứu của môn du lịch học thì du lịch được
hiểu:“ Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh
từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du
lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu
hút và lưu giữ khách du lịch”.[15;100]
Tuy đến nay khái niệm du lịch được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia
khác nhau và nhiều góc độ khác nhau. Nhưng với đặc thù riêng của mình, du
lịch đã đóng góp một phần khơng nhỏ vào nền kinh tế quốc dân và thương
mại quốc tế. Vai trò thiết thực của du lịch trong hoạt động kinh tế quốc dân,


9

trong trao đổi kinh tế và trong sự cân bằng cán cân thanh tốn đang đặt du
lịch vào vị trí một trong số các nghành hoạt động kinh tế thế giới quan trọng

nhất.
1.1.2. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là nền tảng để du lịch hình thành và phát triển. Nó
ảnh hưởng trực tiếp đến loại hình du lịch, hình thành chun mơn hóa vùng
du lịch.
Theo Pirojnik: “ Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa
lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và
phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của
họ trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại, tương lai, trong khả năng kinh tế kĩ
thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những
dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi.” [39;19]
Theo các nhà khoa học du lịch Trung Quốc định nghĩa là:“Tất cả giới tự
nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho
ngành du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và mơi trường đều
có thể gọi là tài nguyên du lịch” [39;19]
Trong khoản 4 ( Điều 4 chương 1) của Luật du lịch Việt Nam năm 2005
ghi rõ: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích
lịch sử văn hóa, cơng trình sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch , là yếu tố cơ bản để
hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”
[39;19].
Thực chất tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn
hóa lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã
hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch


10

càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt
động du lịch càng cao bấy nhiêu.

Hiện nay, có nhiều cách phân loại tài nguyên du lịch khác nhau, căn cứ
trên đặc điểm, đồng thời dựa vào thực tiễn bảo tồn, khai thác và thực trạng
của tài nguyên du lịch Việt Nam, Bùi Thị Hải Yến đã chia tài nguyên du lịch
thành 3 loại chính là: Tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân
văn, tài nguyên kinh tế-kĩ thuật và bổ trợ.
1.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo khoản 1 ( Điều 3 chương 2) Luật du lịch việt Nam 2005 quy định:
“Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố điều kiện địa hình, địa mạo,
khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc
có thể được sử dụng vào mục đích du lịch” [39;39].
Như thế, tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong
môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta, ở Việt Nam có rất nhiều tài nguyên
du lịch phong phú và đa dạng.
Nước ta có các dạng địa hình, địa mạo phong phú như đồng bằng, đồi
núi, cao nguyên, ven biển, đảo. Mỗi dạng địa hình thích hợp cho nhiều loại
hình du lịch. Đối với địa hình núi với nhiều cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ có thể
thực hiện loại hình du lịch dã ngoại, leo núi, sinh thái, chữa bệnh... Đồng bằng
là nơi hình thành các nền văn minh, văn hóa lớn, nơi lưu giữ những giá trị văn
hóa lớn của lồi người nên phát triển loại hình du lịch sinh thái nhân văn, du
lịch văn hóa…
Tài ngun khí hậu là sự tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, áp suất
khơng khí, tốc độ gió, hướng gió, bức xạ nhiệt ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe
con người. Vì vậy, khí hậu là yếu tố quan trọng trong quyết định điểm đến


11

của du khách cũng như ảnh hưởng sâu sắc đến thời vụ du lịch. Khí hậu cũng
trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc như mưa, tuyết.
Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm tạo ra các

loại hình du lịch biển, sơng, hồ, đặc biệt là nguồn tài ngun nước khống có
giá trị lớn về mặt nghỉ dưỡng.
Hệ thống tài nguyên sinh vật phong phú cũng tạo ra nhiều loại hình du
lịch hấp dẫn như du lịch sinh thái, lặn biển, tham quan…
1.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, có những điểm khác
biệt so với tài nguyên du lịch tự nhiên. Tuy nhiên, chỉ những tài nguyên có
sức hấp dẫn du khách, có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả
kinh tế, xã hội mới được gọi là tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm:
Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa là những nguồn
tài nguyên du lịch quan trọng. Các tài nguyên này gắn liền với lịch sử phát
triển của con người. Chúng dễ bị tác động từ mơi trường xung quanh và khó
khơi phục lại vì vậy cần phải có những biện pháp bảo tồn hợp lý.
Các lễ hội cũng là một dạng của tài nguyên du lịch nhân văn. Lễ hội là
loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một
kiểu sinh hoạt của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hay là dịp để
con người hướng vào một sự kiện trọng đại mang ý nghĩa tâm linh như thờ
mẫu, thờ tổ nghề…
Các đối tượng gắn liền với dân tộc học như tập tục lạ về cư trú, về tổ
chức xã hội…của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia cũng là tài nguyên thu hút khách
du lịch.


12

Các đối tượng văn hóa – thể thao và hoạt động nhận thức khác: là các
trung tâm của các viện khoa học, các trường đại học, thư viện lớn và nổi
tiếng…
1.1.2.3. Tài nguyên kinh tế-kĩ thuật và bổ trợ.

Tài nguyên kinh tế- kỹ thuật và bổ trợ không phải là tài nguyên trực
tiếp hấp dẫn khách du lịch mà là những nguồn lực, nhân tố quan trọng để tạo
ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Theo hệ thống phân loại tài nguyên du lịch của UNWTO thì tài
nguyên kinh tế - kỹ thuật và bổ trợ gồm:
Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch để đưa sản phẩm tới khách
du lịch. Do sản phẩm du lịch không thể vận chuyển đến nơi ở của khách hàng
mà thường bán tại chỗ nên du khách không thể trực tiếp thử nghiệm, đánh giá
chất lượng sản phẩm, niềm tin của họ vào sản phẩm là khơng cao.Vì thế cần
có những hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch để du khách nắm
rõ thơng tin về sản phẩm, kích thích nhu cầu du lịch của khách hàng. Hoạt
động xúc tiến du lịch diễn ra với nhiều hình thức như in ấn, phát hành sách,
báo, tạp chí, thành lập trung tâm thơng tin, xúc tiến du lịch, lâp trang wed…
Đường lối và chính sách phát triển du lịch của từng địa phương,
từng quốc gia rất quan trọng. Nếu địa phương, quốc gia nào có những chính
sách phát triển du lịch đúng đắn, phù hợp thuận lợi cho phát triển du lịch thì
ngành du lịch nước đó sẽ phát triển nhanh chóng, trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những chính sách thuận lợi
cho phát triển du lịch như: chính sách đầu tư phát triển du lịch, hệ thống văn
bản luật, quy phạm làm hành lang pháp lý kiểm tra, an ninh xã hội, môi
trường…


13

Hợp tác, đầu tư phát triển du lịch và quy hoạch du lịch là những
nhân tố thúc đẩy du lịch phát triển. Ngành du lịch là ngành mang tính quốc tế
hóa cao. Vì vậy nhiều quốc gia đã ra nhập các tổ chức du lịch trong khu vực
và quốc tế, kí kết các hiệp định phát triển du lịch khu vực. ngoài ra, việc lập
quy hoạch du lịch là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng các chương trình, kế

hoạch phát triển du lịch có tổ chức.
Các cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch như: các cơ sở lưu trú, ăn uống,
các cơ sở vui chơi, các phương tiện vận chuyển, các trạm đón tiếp, trung tâm
mua sắm, các khu du lịch. Cơ sở vật chất kĩ thuật tạo ra sự tiện nghi và mức
độ hấp dẫn du khách rất lớn.
Tổ chức nhà nước về du lịch và nguồn lao động du lịch là nguồn tài
nguyên mang tính quyết định sự phát triển của du lịch mỗi quốc gia cũng như
mỗi địa phương. Tổ chức quản lý nhà nước về du lịch bao gồm mơ hình tổ
chức quản lý, các cán bộ quản lý, nội dung, nhiệm vụ và cách thức quản lý
trực tiếp và gián tiếp đến tất cả mọi hoạt động du lịch ở mỗi địa phương, quốc
gia.
Các kết cấu hạ tầng như hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy,
nhà ga, bén cảng, hệ thống thông tin liên lạc, cấp thốt nước, xử lý chất thải
khơng chỉ riêng ngành du lịch sử dụng nhưng đây là nguồn lực quan trọng tạo
sức hút với du khách và thuận lợi cho phát triển du lịch tại điểm đến.
1.1.3. Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch khá quen thuộc với du khách, và là
một trong những loại hình du lịch thu hút đơng đảo du khách nhất hiện nay.
Theo GS.TS.Nguyễn Văn Đính thì du lịch văn hóa là “du lịch với mục
đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch


14

sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng
các phong tục tập quán của đất nước du lịch”.[4; 66]
Du lịch văn hóa được phân làm hai loại:
Du lịch văn hóa với mục đích cụ thể: khách du lịch thuộc thể loại này
thường đi du lịch với mục đích đã định sẵn. Thường họ là những cán bộ khoa
học, sinh viên và các chun gia.

Du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp: gồm đơng đảo những người ham
thích mở mang kiến thức về thế giới và thỏa mãn tị mị của mình.
1.2. Di tích lịch sử - văn hóa
1.2.1. Khái niệm di tích
Trong từ điển Hán Việt “Di là sót lại, rơi lại, để lại. Tích là tàn tích, dấu
vết. Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lịng đất hoặc trên mặt
đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử”.
Từ điển Bách Khoa Việt Nam ghi: “ Di tích là loại dấu vết của quá khứ,
đối tượng cuả khảo cổ học, sử học. Có nhiều loại di tích nhưng phổ biến nhất
là di tích cư trú và mộ táng. Phần lớn di tích khảo cổ học đều bị chơn trong
lịng đất, nhưng cũng có một số di tích ở trên mặt đất như đền, chùa, tháp ,
các pho tượng, các bức vẽ ở vách hang v.v. Nơi thờ cúng, lò gốm cổ, lò luyện
kim cổ, kho chức, hầm lị…cũng là di tích khảo cổ. Di tich cũng là di sản văn
hóa – lịch sử được pháp luật bảo vệ, không ai được tùy tiện dịch chuyển, thay
đổi, phá hủy”
1.2.2. Di tích lịch sử - văn hóa
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy định riêng về di tích lịch sử
văn hóa. Theo quy định trong hiến chương Vơnidơ – Italia, 1964 “di tích lịch
sử văn hóa bao gồm các cơng trình xây dựng riêng lẻ, những khu di tích ở đơ


15

thị hay ở nông thôn, là những bằng chứng của một nền văn minh riêng biệt
của một sự tiến hóa có ý nghĩa hay là một biến cố về lịch sử”.[39; 62]
Theo đạo luật 16 về Di sản lịch sử ban hành ngày 25/06/1985 của Tây
Ban Nha, di tích lịch sử văn hóa được gọi là di tích lịch sử: “Di tích lịch sử
bao gồm các bất động sản và các động sản có lợi ích nghệ thuật, có lợi ích
sinh vật học, khảo cổ học, dân tộc học, khoa học hoặc kĩ thuật, cũng kể cả di
sản thiên nhiên và thư mục, các lớp mỏ, các khu vực khảo cổ, các thắng cảnh

thiên nhiên, các công viên, các vườn có giá trị nghệ thuật lịch sử hay nhân
chủng học” ”. [39; 62]
Nước ta với nền văn hóa đa dạng, bề dày lịch sử vẻ vang được ghi dấu lại
bằng hàng nghìn di tích lịch sử - văn hóa có giá trị. Theo từ điển Tiếng Việt
“di tích lịch sử- văn hóa là tổng thể những cơng trình, địa điểm, đồ vật hoặc
tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch sử hay giá trị văn hóa được lưu lại.”
Trong từ điển Bách Khoa Việt Nam viết: “ Di tích lịch sử - văn hóa là
những cơng trình xây dựng, những đồ vật, hiện vật …có liên quan đến những
sự kiện lịch sử, q trình phát triển văn hóa, xã hội của một dân tộc, một đất
nước.
Theo pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam
thắng cảnh ngày 4/4/1984, di tích lịch sử văn hóa được quan niệm như sau:
“Di tích lịch sử văn hóa là những cơng trình xây dựng địa điểm, đồ vật, tài
liệu và các tác phẩm nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hóa khác, hoặc liên
quan đến các sự kiện lịch sử, q trình phát triển văn hóa- xã hội”. ”. [39;
62]
Luật di sản văn hóa của nước CHXHCN Việt Nam 2003 ghi rõ: “Di tích
lịch sử văn hóa là cơng trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia


16

thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử- văn hóa và khoa học”.[39;
62]
Như vậy, di tích lịch sử - văn hố là cơng trình xây dựng, địa điểm và các
di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử,
văn hoá, khoa học.
Theo tiêu chuẩn xếp hạng của Việt Nam thì di tích lịch sử văn hóa bao
gồm:
Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá

trình dựng nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền
Hùng, Cổ Loa, cố đô Hoa Lư, chùa Thiên Mụ, Cột cờ...
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này
như khu di tích lịch sử Kim Liên, đền Kiếp Bạc, Đền Mẫu Đợi , Lam Kinh,
đền Đồng Nhân...
Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các
thời kỳ cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như khu
di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, khu di tích lịch sử cách
mạng Pắc Bó…
1.3. Vai trị của di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch.
Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã đem lại
cho Việt Nam nhiều di tích lịch sử văn hóa rất có giá trị trải dọc theo chiều
dài của đất nước.
Trong đó có những di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa cực kỳ quan trọng,
là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, đã được Unesco cơng nhận là di sản văn
hóa thế giới như: Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An. Những giá


17

trị đó là nguồn tài nguyên quan trọng có ý nghĩa sống còn với ngành du lịch
Việt Nam
Hệ thống di tích lịch sử văn hóa Việt Nam chính là minh chứng cho qúa
trình dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Để có nền độc
lập dân tộc ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đánh đổi bằng những giọt mồ
hôi, nước mắt và xương máu của mình. Chính vì vậy, di tích lịch sử văn hóa
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch
sử văn hóa, truyền thống yêu quê hương, đất nước, bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Những bài học lịch sử sẽ trở nên khô cứng nếu như khơng có những di tích,

dấu tích chứng minh. Những người đời sau sẽ khơng thể nào hình dung được
sự tàn ác, dã man của kẻ thù đối với đồng bào, đồng chí của ta nếu chưa được
tận mắt nhìn thấy cảnh giam cầm, tù đầy tại các nhà lao của địch, dù chỉ là
hình ảnh tái hiện.
Du khách quốc tế thường rất ham học hỏi, tìm hiểu văn hóa truyền thống
của đất nước khác. Khách du lịch khi đến một nơi nào đó, họ khơng chỉ muốn
tham quan cảnh đẹp, hay nghỉ dưỡng mà họ luôn muốn tìm hiểu về lịch sử,
văn hóa đất nước họ đặt chân đến. Vì vậy, di tích lịch sử văn hóa là điểm nhấn
quan trọng để thu hút khách du lịch, tài nguyên này càng đa dạng, phong phú
thì càng hấp dẫn khách du lịch.
Với những giá trị lịch sử và văn hóa to lớn như vậy, hệ thống di tích lịch
sử văn hóa Việt là tài nguyên, là cơ sở hình thành và phát triển các sản phẩm
du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa góp phần đưa Việt Nam trở thành một
trong những trung tâm du lịch của khu vực, thu hút lượng khách quốc tế ngày
càng tăng, đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốc dân.


18

Tại các địa phương, các di tích lịch sử được bảo tồn, du lịch phát triển
tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương, người dân được hưởng lợi
nhiều hơn thông qua việc tham gia dịch vụ du lịch, các ngành nghề thủ công
truyền thống được phục hồi giải quyết vấn đề lao động nên đời sống người
dân được nâng cao hơn.


19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN
HÓA TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.

2.1. Khái quát chung về tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền Trung, tựa vào dãy
Trường Sơn, hướng ra biển Đơng (với chiều dài bờ biển 144 Km), phía Bắc
giáp Quảng Nam (với chiều dài đường địa giới 98 Km), phía Nam giáp Bình
Định (với chiều dài đường địa giới 83 Km), phía Tây Nam giáp Kon Tum
(với chiều dài đường địa giới 79 Km). Quảng Ngãi có quốc lộ 1A chạy qua
tỉnh, cách Hà Nội 883km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 838 km
về phía Bắc; quốc lộ 24A nối Quảng Ngãi với Tây Nguyên, Lào và vùng
Đông Bắc Thái Lan. Bờ biển với nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp.Tỉnh
Quảng Ngãi nằm ở toạ độ địa lý: Từ 14°31'50" đến 15°25'30" vĩ độ Bắc, từ
108°14'05" đến 109°05'00" kinh độ Đơng.
Quảng Ngãi có diện tích 5.135,2 km2 (2012) với 14 đơn vị hành chính
gồm 01 thành phố ( Quảng Ngãi) và 13 huyện. Trong đó có 01 huyện đảo (Lý
Sơn), 06 huyện đồng bằng (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ
Đức, Đức Phổ), 06 huyện miền núi ( Ba Tơ, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tây, Sơn
Hà, Minh Long); 180 xã phường, thị trấn (8 phường, 10 thị trấn và 162 xã).
2.2.1.2. Sông ngòi
Quảng Ngãi là vùng đất trù phú được phù sa bồi đắp bởi 04 con sơng
chính:
 Sơng Trà Bồng: dài 55 km, phát nguyên từ nguồn Thanh Bồng (Trà
Bồng), chảy xuyên qua huyện Trà Bồng và huyện Bình Sơn, đến thơn Giao
Thuỷ (xã Bình Dương) lại chảy về hướng Đơng Bắc, đổ ra cửa Sa Cần. Sông


20

Trà Bồng có các phụ lưu như: Sa Thin, Trà Pốt, Trà San, Bán Điền. Nước
sông cạn, về mùa nắng thuyền bè từ 3 đến 5 tấn không đi lại được.

 Sông Trà Khúc: dài 120 km, phát nguyên từ núi Đac Tơrôn với đỉnh
cao 2.350m do hợp nước của 4 con sơng lớn là sơng Rhe, sơng Xà Lị, sông
Rinh, sông Tang, chảy xuống hướng Đông qua ranh giới các huyện Sơn Hà,
Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi và đổ ra cửa biển Cổ Luỹ (cửa
Đại). Sông Trà Khúc cịn có các phụ lưu như Đac Lang, Nước Lác, Đăc Sêlơ,
Tam Dinh, Xã Điệu, Tầm Rao, sông Giang, sông Phước…
 Sông Vệ: dài khoảng 80km, phát nguyên từ vùng rừng núi phía Bắc
huyện Ba Tơ, thượng nguồn là sông Liên chảy theo hướng Tây Nam – Đông
Bắc, xuyên qua các huyện Ba Tơ, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa và đổ ra
cửa Lở (An Chuẩn, Đức Lợi, Mộ Đức) và cửa Cổ Luỹ. Sơng vệ có các phụ
lưu: Trà Nu, sông Lã, sông La Châu… Chi lưu của sông Vệ là sông Thoa
chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam tưới cho đại bộ phận đồng lúa Mộ
Đức.
 Sông Trà Câu: dài 40 km, phát nguyên từ vùng Hồng Thuyền, Vực
Liêm (phía Nam đèo Đá Chát) chảy xuyên qua huyện Đức Phổ để ra cửa biển
Mỹ Á.
Ngoài 04 con sơng chính trên, Quảng Ngãi cịn có các sơng nhỏ như Trà
Ích (Trà bồng), sơng Cái (Tư Nghĩa), sông Phước Giang (Nghĩa Hành), sông
La Vân (Đức Phổ).
2.2.1.3. Địa hình
Quảng Ngãi nằm ở miền Trung Trung bộ, có nhiều núi đồi cao, gị,
thung lũng có những cánh đồng lúa, mía và biển cả chia làm các miền riêng
biệt:


21

- Miền núi : Rộng gần bằng 2/3 diện tích tồn tỉnh. Miền này thuộc loại
đất núi có nhiều đá, khả năng khai thác kém. Núi cao hiểm trở, rừng rậm bao
la, nơi đây có nguồn lâm sản dồi dào, đặc biệt có quế Trà Bồng, một lâm sản

quý. Quảng Ngãi có nhiều núi cao như núi Cà Đam tục gọi "Hịn Ơng, Hịn
Bà" cao độ 1.600m ngăn cách Sơn Hà và Trà Bồng, về phía Tây Bắc có
núi Đá Vách (Thạch Bích) cao độ 1.500m ngăn cách Sơn Hà và Minh Long,
núi U Bò cao độ 1.200m. Núi cao trung bình 700m như núi Cao Mơn ở ngồi
Trường Luỹ phía Tây huyện Đức Phổ. Các núi ở Quảng Ngãi có một số được
xếp vào hạng danh sơn, được vịnh làm thắng cảnh như : Thiên Ấn, Thiên Bút,
Thạch Bích, Vân Phong ...
- Miền đồng bằng: đất đai phần lớn là phù sa do các sông bồi lên thành
phần cát khá cao của đất với sự xói mịn huỷ phá do thời tiết mưa nắng. Đặc
biệt ở Quảng Ngãi, người ta thấy rằng chất đất ở đây tương đối nghèo, sự
thốt thuỷ lại khá nhanh, thêm vào đó sự khơ hạn kéo dài chứng tỏ một sự
thiếu nước trong nhiều tháng của năm, một màu sắc nhạt ở bề mặt đất cho biết
sự thiếu chất bùn.
- Hải đảo Lý Sơn : Nằm về phía Đơng Bắc Quảng Ngãi, cách đất liền 24
km, vĩ độ Bắc 15'40 và kinh độ 19' có hải đảo Lý Sơn tục gọi là Cù Lao Ré vì
trước kia có nhiều cây Ré dùng làm dây rất dài và bền.
Hải đảo hình đa giác khơng đều cạnh, chiều dài lớn nhất 7 km, chiều
ngang 3 km, diện tích ước chừng 19 km2. Núi chiếm 1/4 diện tích của đảo,
bốn phía cao, ở giữa trũng thấp, có đồi rẫy nằm vào khoảng giữa núi.
2.2.1.4. Khí hậu
Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới và gió mùa. Nhiệt độ trung bình 250 đến
26,90C, thượng tuần tháng 7 và tháng 8 nóng khơng q 34 0 C, thượng tuần
tháng giêng lạnh nhất không dưới 180C.


22

Thời tiết Quảng Ngãi được chia làm 2 mùa: mưa, nắng rõ rệt. Mùa nắng
từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến thượng tuần tháng 8 âm lịch. Mùa mưa từ
hạ tuần tháng giêng âm lịch đến thượng tuần tháng giêng âm lịch. Gió mùa từ

hạ tuần tháng giêng âm lịch đến tháng 8 âm lịch, gió thổi từ Đơng Nam qua
Tây Bắc, hết sức mát mẻ dễ chịu gọi là gió Nồm. Khí hậu Quảng Ngãi có
nhiều gió Đơng Nam ít gió Đơng Bắc vì địa hình địa thế phía Nam, hơn nữa
do thế núi địa phương tạo ra.
Quảng Ngãi có lượng mưa trung bình hằng năm 2.198 mm nhưng chỉ
quy tụ vào 4 tháng cuối năm còn các tháng khác thì khơ hạn. Trung bình hằng
năm mưa 129 ngày, nhiều nhất vào các tháng 9, 10, 11, 12. Sự phân phối vũ
lượng không đều cũng như sự kéo dài mùa khơ hạn rất có hại cho cây
cối, đất đai và gây khó khăn cho việc dẫn thốt thuỷ. Đặc biệt, ở Quảng Ngãi
các trận bão chỉ có thể xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12
dương lịch nhất là hai tháng 10 và 11.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng với địa hình, sơng
ngịi, khí hậu như vậy, Quảng Ngãi có đầy tiềm năng để phát triển các loại
hình du lịch khác nhau dựa vào nguồn tài nguyên tự nhiên này.
2.2.2. Lịch sử hình thành
Theo các nhà Sử học thì vị trí miền Ấn - Trà ngày nay, xưa kia đời vua
Thuỷ Hoàng nhà Tần, thuộc đất Tượng quận, đời Hán vua Võ Đế năm thứ
111 thuộc quận Nhật Nam. Cuối đời Đông Hán năm 192, viên Công Tào
huyện Tượng Lâm là Khu Liên, nhân trong xứ có loạn, giết quan huyện lệnh,
tự lập làm vua, dựng nước Lâm Ấp. Đời Tuỳ, vua Tùy Dương đế Đại nghiệp
năm đầu, bình định quân Lâm Ấp, chia làm 3 châu Quảng Châu, Xung Châu,
Nông Châu sau đổi quận Hải Âm; đời Đường đổi thuộc Sơn Châu; đời Tống
(960 - 1278) thuộc Cổ Lũy động của Chiêm Thành.


23

Ðầu thế kỷ XIV, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược
Ngun Mơng, triều đình phong kiến Ðại Việt và nhà nước phong kiến
Chămpa nhận thấy sự cần thiết phải chấm dứt những cuộc can qua, ít ra là tạm

hồ hỗn chiến cuộc để khoan thư sức dân và kiến thiết đất nước. Ðỉnh cao
của thời kỳ giao hảo giữa 2 vương quốc lân bang là sự kiện Thượng hồng
Trần Nhân Tơng của nước Ðại Việt gả con gái là Công chúa Huyền Trân cho
vua Chămpa Chế Mân (Jaya Sinhavarman III) vào năm 1306 (niên hiệu Hưng
Long thứ 14). Ðáp lại, vua Chămpa dâng 2 châu Ô và Lý (nay là vùng đất từ
phía Nam đèo Ngang đến Thừa Thiên - Huế và tây bắc Quảng Nam), tiếp giáp
biên giới Ðại Việt, cho vua Trần để làm sính lễ.
Đến đời nhà Lê, năm Hồng Đức thứ 2 (1471), tháng 6, vua Lê Thánh
Tông lấy đất Chiêm Thành vừa chiếm lại đặt đạo Thừa tuyên Quảng
Nam. Đạo Thừa tuyên này là 1 trong số 13 đạo thừa tuyên cả nước, thống
lãnh 3 phủ, 9 huyện trong đó có phủ Tư Nghĩa gồm 3 huyện: Bình Dương
(sau đổi thành Bình Sơn), Mộ Hoa, (đời Thiệu Trị đổi Mộ Đức) và Nghĩa
Giang (năm Thành Thái chia đất Nghĩa Giang nhập vào huyện Nghĩa Hành và
phủ Tư Nghĩa).
Năm Hoằng Định thứ 5 (1604) cải đặt và đổi tên các khu vực hành
chánh Thuận Quảng, đổi phủ Tư Nghĩa thành Quảng Nghĩa phủ đặt chức tuần
vũ, khám lý nhưng cũng thuộc Quảng Nam dinh.
Đời Tây Sơn (1788-1802) cải đặt và đổi tên các khu vực hành chánh
Thuận Quảng, đổi phủ Tư Nghĩa thành Hồ Nghĩa phủ.
Đời Nguyễn, năm 1802 vua Gia Long khơi phục Hoà Nghĩa phủ đặt tên
là Quảng Nghĩa dinh, các chức quan cai trị gọi là Lưu thủ, Cai bộ, Ký lục.
Từ 1909 đến cuối của triều Nguyễn (1945) miền Trung châu Quảng Ngãi
được chia thành 4 phủ: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức: 2 huyện


24

Nghĩa Hành, Đức Phổ gồm 21 tổng, 403 làng. Miền thượng được chia thành 4
nha: Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ với 27 tổng, 199 nóc, miền Trung
duyên hải có nha Lý Sơn 2 làng.

Giữa thế kỉ XIX thực dân Pháp đã dần dần xâm lược nước ta. Triều đình
nhà Nguyễn đã khơng bảo vệ được chủ quyền dân tộc, để đất nước rơi vào tay
thực dân Pháp. Sau khi thơn tính tồn bộ Việt Nam Pháp chia Việt Nam thành
3 kỳ là Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ để cai quản.
Nước Việt Nam, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi, từ một nước tự chủ trở
thành thuộc địa của thực dân Pháp. Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong xứ "Trung
Kỳ bảo hộ" dưới sự cai trị vừa khắc nghiệt vừa bảo thủ của thực dân và Nam
triều bù nhìn.
Ngày 3.2.1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, tháng 3.1930, Đảng
bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi ra đời trên cơ sở thống nhất các
chi bộ "Dự bị Cộng sản", do Nguyễn Nghiêm làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời.
Ngay vừa khi mới thành lập, Đảng bộ Quảng Ngãi và huyện ủy Đức Phổ đã
lãnh đạo nhân dân biểu tình chống đế quốc và phong kiến.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi, nhân
dân Quảng Ngãi đã đấu tranh sôi nổi. Đặc biệt, Cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ là
cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên trong cả nước nổ ra và giành thắng lợi.
Cùng với cả nước, nhân dân Quảng Ngãi đã lợi dụng thời cơ đứng lên
giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám. Đêm 16.8.1945, lực lượng
cách mạng đã giành được chính quyền. Do đó, chính quyền cách mạng các
cấp nhanh chóng được thành lập. Đơn vị hành chính cũng thay đổi, 6 phủ,
huyện ở Trung châu, 4 đồn ở miền núi đều gọi là huyện, đảo Lý Sơn sát nhập
vào huyện Bình Sơn.


25

Sau khi giành được chính quyền, ủng hộ lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí
Minh, nhân dân Quảng Ngãi vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
Từ 1950 đến 1952, địch tăng cường các hoạt động bắn phá, càn quét, đẩy
mạnh do thám, tung gián điệp vào vùng tự do Liên khu V nhằm thực hiện âm

mưu xâm chiếm, phá hoại hậu phương, căn cứ địa của cuộc kháng chiến ở
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ở Quảng Ngãi, địch tiến hành nhiều cuộc đổ
bộ, bắn phá vùng biển, càn quét vào đất liền, cướp phá tàu thuyền, tài sản, đốt
phá lương thực của nhân dân ven biển. Nhân dân cùng với lực lượng vũ trang,
bán vũ trang kịp thời phát hiện và đánh trả quyết liệt các cuộc đổ bộ, càn quét
của địch.
Những thành tích của nhân dân Quảng Ngãi từ 1953 đến tháng 7.1954 đã
góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Xuân - Hè năm 1954 - chiến thắng lớn
nhất của quân và dân Nam Trung Bộ trong 9 năm kháng chiến chống thực dân
Pháp. Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ cùng những chiến
thắng giòn giã của quân và dân ta trên khắp chiến trường, trong đó có sự đóng
góp cơng sức của quân và dân Quảng Ngãi đã góp phần phá tan kế hoạch
Nava, buộc thực dân Pháp ký kết Hiệp định Giơnevơ (Genève) 1954.
Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được ký kết, đế
quốc Mỹ hất cẳng Pháp, trực tiếp xâm lược Việt Nam, lập nên chính phủ bù
nhìn Ngơ Đình Diệm. Ngụy quyền Sài Gịn đổi tên gọi các đơn vị hành chính
lãnh thổ. Huyện đổi thành Quận gồm 10 quận ( Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư
Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ đức, Đức Phổ, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long, Ba
Tơ), thôn đổi thành ấp. Tỉnh lỵ Quảng Ngãi đặt tại thị tứ Cẩm Thành.
Mỹ - Diệm bắt đầu mở các chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng", đánh phá
quyết liệt, hịng gây khơng khí khủng khiếp trong nhân dân, làm cho hàng ngũ
đảng viên và quần chúng cách mạng bị rối loạn. Từ giữa năm 1956 đến năm


×