Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp trong phóng sự cạm bẫy người, kĩ nghệ lấy tây, lục xì của vũ trọng phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.07 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

PHẠM THỊ BÍCH NGỌC

TỪ NGỮ LĨNG VÀ TỪ NGỮ NGHỀ NGHIỆP
TRONG PHÓNG SỰ CẠM BẪY NGƯỜI,
KĨ NGHỆ LẤY TÂY VÀ LỤC XÌ
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

TỪ NGỮ LÓNG VÀ TỪ NGỮ NGHỀ
NGHIỆP TRONG PHÓNG SỰ CẠM
BẪY NGƯỜI, KĨ NGHỆ LẤY TÂY VÀ
LỤC XÌ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:
PGS.TS. BÙI TRỌNG NGỖN
Người thực hiện:


PHẠM THỊ BÍCH NGỌC
(Khóa 2014 – 2018)

Đà Nẵng, tháng 5/2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS Bùi Trọng Ngoãn – Giảng viên khoa Ngữ Văn,
trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính khoa học cũng như nội dung trích dẫn
và các tài liệu tham khảo của khóa luận
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2018
Tác giả khóa luận
Phạm Thị Bích Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ
của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
trong tổ Ngôn ngữ và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Bùi Trọng
Ngỗn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho em hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do hạn chế về điều kiện, thời gian và
trình độ nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự
đóng góp chân thành của thầy cơ để đề tài được hồn thiện và mang tính khả
thi hơn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Bích Ngọc



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................... 7
3.1 Mục đích nghiên cứu.............................................................................. 7
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 8
5. Dự kiến đóng góp của đề tài ....................................................................... 8
6. Bố cục của đề tài .......................................................................................... 9
NỘI DUNG..................................................................................................... 10
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ................................................. 10
1.1 Từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp ...................................................... 10
1.1.1 Từ ngữ lóng ......................................................................................... 10
1.1.2 Từ ngữ nghề nghiệp ............................................................................ 12
1.1.3. Mối quan hệ giữa từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp....................... 14
1.2 Vũ Trọng Phụng và ba tập phóng sự Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây,
Lục xì .............................................................................................................. 15
1.2.1 Đơi nét về Vũ Trọng Phụng ................................................................ 15
1.2.2 Ba tập phóng sự Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Lục xì ................ 18
1.3 Tiểu kết chƣơng một ............................................................................... 20
CHƢƠNG II: KHẢO SÁT TỪ NGỮ LÓNG VÀ TỪ NGỮ NGHỀ
NGHIỆP TRONG PHÓNG SỰ “CẠM BẪY NGƯỜI”, “KĨ NGHỆ LẤY
TÂY”, “LỤC XÌ” CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG ............................................ 21
2.1 Từ ngữ lóng trong phóng sự Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Lục xì
…………………………………………………………………………….21
2.1.1 Đặc điểm cấu tạo từ ngữ lóng ............................................................. 21
2.1.1.1 Các đơn vị lóng có cấu tạo là từ ................................................... 21

2.1.1.2 Các đơn vị lóng có cấu tạo là ngữ ................................................ 23


2.1.2. Đặc điểm từ loại của từ ngữ lóng....................................................... 24
2.1.2.1. Đặc điểm từ loại của các đơn vị lóng có cấu tạo là từ ................. 24
2.1.2.2. Đặc điểm từ loại của yếu tố chính trong các đơn vị lóng có cấu
tạo là ngữ................................................................................................... 26
2.1.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng trong phóng sự Cạm bẫy người,
Kĩ nghệ lấy Tây và Lục xì. ........................................................................... 28
2.1.3.1 Các từ ngữ lóng thuộc trường nghĩa biểu vật chỉ người ............... 28
2.1.3.2 Các từ ngữ lóng thuộc trường nghĩa biểu vật chỉ vật ................... 34
2.1.3.3 Các từ ngữ lóng thuộc trường nghĩa biểu vật chỉ cách thức ......... 35
2.1.3.4 Các từ ngữ lóng thuộc trường nghĩa biểu vật chỉ hoạt động ........ 40
2.1.3.5 Các từ ngữ lóng thuộc trường nghĩa biểu vật chỉ tính chất .......... 44
2.1.3.6 Các từ ngữ lóng thuộc trường biểu vật chỉ trạng thái ................... 46
2.2 Từ ngữ nghề nghiệp trong phóng sự Cạm bẫy ngƣời, Kĩ nghệ lấy
Tây, Lục xì .................................................................................................. 47
2.2.1. Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ nghề nghiệp ......................................... 47
2.2.1.1 Các đơn vị từ nghề nghiệp có cấu tạo là từ .................................. 47
2.2.1.2 Các đơn vị từ nghề nghiệp có cấu tạo là ngữ................................ 49
2.2.2. Đặc điểm từ loại của từ ngữ nghề nghiệp .......................................... 51
2.2.2.1 Đặc điểm từ loại của đơn vị từ nghề nghiệp có cấu tạo là từ ....... 51
2.2.2.2 Đặc điểm từ loại của yếu tố chính trong các đơn vị từ nghề nghiệp
có cấu tạo là ngữ ....................................................................................... 52
2.2.3 Đặc điểm ngữ nghĩa từ ngữ nghề nghiệp trong phóng sự Cạm bẫy
người, Kĩ nghệ lấy Tây, Lục xì ..................................................................... 53
2.2.3.1 Các từ ngữ nghề nghiệp thuộc trường nghĩa biểu vật chỉ người .. 53
2.2.3.2 Các từ ngữ nghề nghiệp thuộc trường nghĩa biểu vật chỉ vật ....... 56
2.2.3.3 Các từ ngữ nghề nghiệp thuộc trường nghĩa biểu vật chỉ cách thức
................................................................................................................... 57

2.2.3.4 Các từ nghề nghiệp thuộc trường nghĩa biểu vật chỉ hoạt động ... 62


2.2.3.5 Các từ ngữ nghề nghiệp thuộc trường nghĩa biểu vật chỉ tính chất
................................................................................................................... 64
2.2.3.6. Các từ ngữ nghề nghiệp thuộc trường nghĩa biểu vật chỉ về bệnh
tình dục...................................................................................................... 64
2.2.3.7 Các từ ngữ nghề nghiệp thuộc trường nghĩa biểu vật chỉ địa điểm
................................................................................................................... 65
2.3 Tiểu kết chƣơng hai ............................................................................. 66
CHƢƠNG III: VAI TRỊ CỦA TỪ NGỮ LĨNG VÀ TỪ NGỮ NGHỀ
NGHIỆP ĐỐI VỚI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG “CẠM BẪY
NGƢỜI”, “KĨ NGHỆ LẤY TÂY”, “LỤC XÌ” CỦA VŨ TRỌNG
PHỤNG .......................................................................................................... 67
3.1 Vai trị của từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp đối với nội dung thể
hiện của ba phóng sự..................................................................................... 67
3.1.1 Vai trị của từ ngữ lóng đối với nội dung thể hiện của ba phóng sự... 67
3.1.2 Vai trò của từ ngữ nghề nghiệp đối với nội dung thể hiện của ba
phóng sự ....................................................................................................... 69
3.2 Năng lực biểu đạt của từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp đối với nghệ
thuật cá tính hóa nhân vật ............................................................................ 71
3.2.1 Năng lực biểu đạt của từ ngữ lóng đối với nghệ thuật cá tính hóa nhân
vật ................................................................................................................. 71
3.2.2 Năng lực biểu đạt của từ ngữ nghề nghiệp đối với nghệ thuật cá tính
hóa nhân vật ................................................................................................. 73
3.3 Tầm tác động của từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp đối với phong
cách nghệ thuật của nhà văn ........................................................................ 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 79



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đọc một văn bản nghệ thuật là quá trình tương tác giữa người sáng tạo
và người tiếp nhận từ những hệ mã tín hiệu thẩm mĩ (Bùi Bích Hạnh, “Lời
giới thiệu” [11, tr.5]). Tiếp cận một tác phẩm văn học là cả một quá trình. Q
trình đó cần có “cầu nối” là phương tiện ngơn ngữ của văn bản nghệ thuật.
Đứng trên cái nhìn này, việc giải mã tín hiệu thẩm mĩ qua các lớp ngơn từ là
điều cần thiết. Để đọc hiểu phóng sự của Vũ Trọng Phụng thì bước tiếp cận
đầu tiên là ngơn từ, ngữ nghĩa. Riêng với phóng sự Vũ Trọng Phụng, lớp
ngôn từ nổi bật hẳn là từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp. Đó là định hướng
nghiên cứu từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp trong phóng sự của Vũ Trọng
Phụng.
Trong thực tế, ở Việt Nam có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Có điều
tra sưu tầm đầy đủ các từ ngữ nghề nghiệp mới thấy hết sự phong phú của và
đa dạng của từ vựng tiếng Việt mà bất cứ cuốn từ điển giải thích tiếng Việt
nào cũng khơng phản ánh hết được... Ngồi ra, “mọi nghề, mọi nghiệp, có thể
mọi ngẫu nhiên của hệ thống xã hội và hết thảy các hình thức của trí tuệ, đều
có tiếng lóng của nó” (Victor Hugo) [15]. Nghiên cứu cách gọi tên trong các
từ ngữ nghề nghiệp và tiếng lóng trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng sẽ giúp
chúng ta hiểu rõ thêm đặc trưng của tiếng Việt, tính độc đáo trong cách nhìn,
nếp nghĩ của người Việt, trên cơ sở đó có phương hướng đúng trong việc sử
dụng từ và xây dựng các hệ thống thuật ngữ khoa học hiện nay.
Là sinh viên sư phạm, kết quả nghiên cứu từ ngữ lóng và từ ngữ nghề
nghiệp trong ngòi bút của Vũ Trọng Phụng sẽ là tài liệu bổ trợ học tập và
phục vụ công việc sau này. Bên cạnh đó, đây là một đề tài thú vị bởi nó tạo cơ
hội để khám phá, tìm hiểu sự phong phú của từ vựng tiếng Việt với những lớp
từ được dùng hạn chế về mặt xã hội.



2

Từ những lí do trên, chúng tơi thực hiện đề tài: Từ ngữ lóng và từ ngữ
nghề nghiệp trong phóng sự Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Lục xì của Vũ
Trọng Phụng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vũ Trọng Phụng là nhà văn sớm tạo được tiếng vang ngay từ những tác
phẩm đầu tay. Với nghệ thuật trào phúng và khuynh hướng “tả chân”, ông đã
đặt cho dư luận, giới nghiên cứu nhiều câu hỏi. Xoay quanh nhà văn và các
sáng tác của ơng có rất nhiều ý kiến, nhận xét của dư luận. Những đề tài liên
quan với chủ đề trên cũng đã được nghiên cứu nhiều.
Đánh giá về nhà văn Vũ Trọng Phụng, giới cầm bút có nhiều nhận xét.
Đỗ Tất Lợi viết: “Trước khi lên Hà Nội, ở Hải Phịng, chỉ đọc Vũ Trọng
Phụng, tơi hình dung một Vũ Trọng Phụng láu cá, trác táng bệ rạc mới với
viết được những tảng viết sắc bén như vậy, nhưng khi gặp nhà văn lần đầu
tiên ở nhà xuất bản của chú tôi cùng nhà văn Ngô Tất Tố, tôi cứ không tin ở
tôi: làm sao một con người nhỏ nhắn, hiền lành ốm yếu như vậy lại đẻ ra
những tác phẩm vĩ đại như vậy?”. [2, tr.224].
Lưu Trọng Lư từng viết: “Tất cả sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng là phơi
bày, là chế nhạo tất cả những cái rởm, cái xấu, cái bần tiện, cái đồi bại của
một hạng người, của một thời đại. Vũ Trọng Phụng đối với thời đại Vũ Trọng
Phụng, cũng giống như Balzac đối với thời đại của Balzac”. [2, tr.643].
Lê Thị Đức Hạnh đánh giá cao Vũ Trọng Phụng: “Có thể coi Vũ Trọng
Phụng là một thiên tài, một ngôi sao rực sáng của văn học Việt Nam giai
đoạn 1932 – 1945. Không chỉ đương thời mà cho đến nay, nhiều người đã nói
đến tài năng và sức sáng tạo của nhà văn này với một sự ngưỡng mộ, khâm
phục, thậm chí “kinh sợ”. Tên tuổi ông xuất hiện trên báo từ năm 1929 (mới
17 tuổi), rồi chỉ trong vòng 10 năm, nhà văn đã cho ra đời 17 tác phẩm dài,

gồm 11 tiểu thuyết, 4 phóng sự, 2 vở kịch, hơn 30 truyện ngắn, phóng sự, kịch


3

ngắn và nhều bài tiểu luận các loại, (ngoài ra ơng cịn cịn dịch 2 vở kịch),
trong đó có khơng ít tác phẩm bất hủ với những nhân vật, những câu nói đã
trở thành những biểu tượng sinh động cứ lừng lững những cái rởm, cái xấu,
cái bần tiện, cái đồi bại của một hạng người, của một thời đại.” [2, tr.643].
Cũng Lê Thị Đức Hạnh viết: “Con người Vũ Trọng Phụng phải gánh chịu
biết bao vất vả, gian lao, đã thế những đứa con tinh thần của ông lại phải lận
đạn, truân chuyên. Gấp hai lần hơn hẳn nàng Kiều, chúng đã ba mươi năm
lưu lạc, chìm nổi rồi mới được trở về sum họp trong cái gia đình văn học
đông vui này. Nhưng để bù lại, chúng ngày càng đẹp đẽ, cao sang. Âu cũng là
sự công bằng của tạo hóa!” [2, tr.644].
Đánh giá về nội dung các thiên phóng sự của Vũ Trọng Phụng, giới cầm
bút đã có nhiều tranh luận. Vấn đề nổi cộm là câu hỏi “Dâm hay không dâm?”
với lối “tả chân” của Vũ Trọng Phụng.
Nhà phê bình Nguyễn Hồi Thanh đánh giá cao nội dung phóng sự Vũ
Trọng Phụng:“Phóng sự Vũ Trọng Phụng là những cuộc săn lùng tận ổ của
những tội ác hoặc sự điều tra từ bên trong những tệ nạn, những thảm trạng
xã hội, để tìm ra cái “mặt trái cuộc đời” của chế độ phong kiến nửa thực dân
thuộc thời Pháp. Vì vậy, ơng đã thu nhập được nhiều chứng cứ, chứng tích,
khai thác được nhiều tư liệu…để “làm bằng cho bức tranh cuộc sống ngồn
ngộn chất hiện thực của mình.” [2, tr.322]
Lê Thanh từng viết: “Bằng một thể văn tả thực, mới mẻ chua chát, viết
thiên phóng sự Kĩ nghệ lấy Tây, ông Vũ Trọng Phụng đã lột hẳn tinh thần của
đối tượng. Đáng chú ý hơn nữa là giữa lúc người ta đua nhau tả tấn kịch do
sự tiếp xúc của hai thế hệ gây nên – mới cũ xung đột – ơng thốt ly hẳn gia
đình nhỏ hẹp sân khấu của tấn kịch này, ông sứng biệt ra hẳn một nơi, ghi lại

từng mảnh một tấn kịch vĩ đại hơn, hiện đang diễn ra ở xứ ta do sự gặp gỡ
của hai làng sóng, của hai thế giới gây nên.” [12, tr.137]


4

Vừa có ý khen, vừa có ý chê, Vũ Ngọc Phan viết: “Thật nhiều lời phê
phán quá. Giá tác giả cứ để tự việc nó làm cho người đọc suy nghĩ, thì hơn.
Tác giả lại phê bình bằng những lời chua chát, không đáng. Đối với hạng
người ấy, xã hội nên thương không nên trách”. [5, tr.90].
Ngược lại, luồng ý kiến phê bình, đả kích Vũ Trọng Phụng khơng phải là
ít. Trên tờ Ngày nay, số 52 (14-3-1937), Nhất Chi Mai viết: “Trong văn Vũ
Trọng Phụng có nhiều chỗ nhơ nhớp, những câu sống sượng, trần truồng.
Khơng ai có quyền cấm nhà văn Vũ Trọng Phụng dùng những chữ bẩn thỉu để
tả những sự bẩn thỉu. Nhưng trong khi viết những câu văn mà mình cho là
khối trá tưởng cũng nên nghĩ cho độc giả một chút…[5, tr.147]. Cũng Nhất
Chi Mai đã nhận xét: “Đọc văn Vũ Trọng Phụng không bao giờ cho tôi thấy
tia hy vọng, một tư tưởng lạc quan. Đọc xong, ta phải tưởng tượng nhân gian
là một nơi địa ngục và chung quanh toàn những giết người, làm đĩ, ăn tục,
nói càn, một thế giới khốn nạn vơ cùng.” [5, tr.148].
Một cây bút khác trong nhóm Tư lực văn đoàn gay gắt: “Khi vào trại
con gái lính Tây, khi vào đám bạc, khi len lỏi vào nhà lục xì, khi đi theo Thị
Mịch, khi đứng ngắm bà Phó Đoan cũng như khi lẻn vào nhà ơng lão lịa, Vũ
Trọng Phụng vẫn chỉ nhìn thấy cái gì ông muốn nhìn, thấy những cái khốn
nạn đê hèn, bẩn thỉu của người đời. Rồi ông tức tối, rồi ông lên tiếng nghiền
rủa nhiếc móc”. [5, tr.169]
Vũ Trọng Phụng là nhà văn đáp ứng trúng yêu cầu bức xúc của đời sống
văn học và mong đợi của người đọc. Xã hội trong tác phẩm của nhà văn là
hiện thực “nhâng nháo” (chữ dùng của Nguyễn Đăng Mạnh), lố lăng với đủ
chân dung mặt người. Cũng vì vậy mà nhiều ý kiến cho rằng tác phẩm văn

chương của Vũ Trọng Phụng là loại “văn chương dâm uế”, và cho đến nay
vấn đề này vẫn còn đang được bàn luận.


5

Về nghệ thuật tiểu thuyết và ngôn ngữ văn chương Vũ Trọng Phụng,
chúng tôi xin kể đến ý kiến của một số nhà nghiên cứu dưới đây.
Nguyễn Đăng Mạnh nói về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng
như sau: “Nói đến đặc sắc của ngịi bút của Vũ Trọng Phụng khơng thể khơng
nói đến nghệ thuật trào phúng bậc thầy ở nhà văn này.
Tài nghệ trào phúng của Vũ Trọng Phụng trước hết kết tinh ở những bức
chân dung hý họa độc đáo của ông.
Nghệ thuật hý họa rất cần tới thủ pháp phóng đại. Người ta bật cười
trước một vẻ mặt di hình, ở đó có một tật xấu đã trở thành cố định, một tật
xấu bị ngưng kết lại, cứng nhắc, máy móc, đồ vật hóa trên bộ mặt vốn linh
hoạt của con người…” [2, tr.212].
Ý kiến của Đinh Trí Dũng như sau: “Quả thực, so với nhiều cây bút tiểu
thuyết đương thời, Vũ Trọng Phụng quả có biệt tài quan sát, bao qt hiện
thực trên bình diện rộng. Thế giới nhân vật trong các tiểu thuyết hiện thực
của ông thật phong phú và đa dạng. Trong Giông tố, Vũ Trọng Phụng đã
“quản lý” được vài ba chục nhân vật, chưa kể những đám đông không tên
tuổi bao gồm đủ mọi giai cấp, mọi tầng lớp xã hội. Số đỏ, Vỡ đên cũng không
thua kém Giông tố bao nhiêu.” [2, tr.521].
Bùi Văn Tiến đã viết rằng: “Về phương diện nghệ thuật, chất tiểu thuyết,
tư duy tiểu thuyết trước hết thể hiện ở việc nhà văn tạo ra trong tác phẩm một
thời gian trần thuật đa chiều, một thế giới nhân vật sống nhiều thời gian đa
chiều.” [2, tr.539].
Nhận xét về nghệ thuật trần thuật của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Quang
Trung có viết: “Cùng với Nam Cao, Nguyễn Cơng Hoan, kịch hóa trần thuật

là một nỗ lực đổ mới hình thức tự sự của Vũ Trọng Phụng. Nhờ nét mới mẻ
này, tiếng cười của nhà văn mang giá trị nhân bản, và dân chủ sâu sắc hơn.
Những kinh nghiệm trần thuật đa dạng, phong phú của Vũ Trọng Phụng sẽ là


6

đóng góp quý giá cho nghệ thuật tự sự của văn học Việt Nam hiện đại”. [2,
tr.560]
Nhà phê bình Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng: “Để có được một tài năng
bậc thầy đáng nể trọng, Vũ Trọng Phụng đã biết tiếp thu vốn trào phúng dân
gian, học tập sáng tạo kỹ thuật bố cục và cách viết của tiểu thuyết phương
Tây mà ơng đã được đọc, đưa tiểu thuyết, phóng sự của ta đi nhanh vào quỹ
đạo hiện đại, trước hết trong tư duy nghệ thuật về thể loại. Với tinh thần tơn
trọng sự thật, để sự thật tự nói lên một cách khách quan, khơng dài dịng
nhiều lời bình luận, Vũ Trọng Phụng đã cố gắng sử dụng tiếng Việt một cách
sinh động, khai thác tận độ sự đa nghĩa và tính hàm ngơn của nó. Nhà văn có
biệt tài trong quan sát tinh tường, miêu tả xác thực,…” [5, tr. 527].
Tác giả Nguyễn Văn Phượng viết về nghê thuật ngơn từ của Vũ Trọng
Phụng như sau: “Khi viết phóng sự, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã đem vào
ngôn ngữ báo chí thêm nhiều tính văn học. Ngơn từ Vũ Trọng Phụng đúng là
một ngôn từ thiếu chừng mực. Nhưng, như người ta nói, có sự thiếu chừng
mực tạo nên vẻ đẹp và cũng sự thiếu chừng mực tạo nên sự xơ bồ, thơ thiển,
thậm chí thơ tục. Dường như trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng có cả hai
phẩm chất này… Ơng tạo ra một hệ thống ngơn ngữ thơ, sắc, gai góc mang
đậm tính chất khẩu ngữ đời thường để lột trần vẻ thơ mộng của các khuynh
hướng văn học chạy theo thời thượng, chiều theo thị hiếu nhất thời của người
đọc. Bằng cách này, ngôn từ Vũ Trọng Phụng trở thành ngơn từ nghệ thuật
khi nó khẳng định mạnh mẽ một quan niệm thẩm mĩ mới trong đời sống văn
học đương thời: cái thực là cái đẹp” [13].

Trong loạt bài phê bình của Lê Tràng Kiều in trong tập Văn hóa tạp chí,
ngày 8/6/1935 có viết “Vũ Trọng Phụng thực là một tay thiện nghệ trong văn
tả thực.Văn ông không giống như văn Flôbe, Banzăc, cũng không giống như


7

văn E. Zola. Văn ông là bao gồm cả những giọng mạnh mẽ , hùng hồn, nhí
nhảnh và lẹ làng, nhất là lẹ làng…” [5, tr. 335].
Liên quan đến đề tài này đã có một số luận văn nghiên cứu. Xin được
nhắc đến luận án Ngôn từ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng trong phóng sự và
tiểu thuyết, năm 2002, tác giả Nguyễn Văn Phượng bảo vệ tại Đại học sư
phạm Hà nội. Luận án này đã trình bày chủ nghĩa hiện thực Vũ Trọng Phụng
và quan niệm thẩm mĩ về ngôn từ; ngôn ngữ Vũ Trọng Phụng, khuynh hướng
đặc tả trần trụi hiện thực, nhịp điệu tự sự của Vũ Trọng Phụng; những đột
biến bất ngờ của văn học nghệ thuật.
Đề tài từ ngữ lóng trong phóng sự Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Lục
xì của Vũ Trọng Phụng đã có nhiều người chạm đến. Riêng với từ ngữ nghề
nghiệp trong ba phóng sự này thì chưa có đề tài nghiên cứu nào. Chúng tôi sẽ
lấy những nghiên cứu trước làm tiền đề cho đề tài này. Qua đề tài khóa luận,
chúng tơi sẽ tìm hiểu văn phong của ông trên phương diện ngôn ngữ mà cụ
thể là từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp trong phóng sự Cạm bẫy người, Kĩ
nghệ lấy Tây, Lục xì.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Tổng hợp, liệt kê, phân loại toàn bộ là từ ngữ lóng và từ ngữ nghề
nghiệp trong phóng sự Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Lục xì.
- Miêu tả từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp trong phóng sự Cạm bẫy
người, Kĩ nghệ lấy Tây, Lục xì trên các phương diện sau: đặc điểm cấu tạo từ,
đặc điểm từ loại, đặc điểm ngữ nghĩa.

- Góp phần làm rõ vai trị của từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp trong
phóng sự của Vũ Trọng Phụng và phong cách nghệ thuật của nhà văn.


8

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lí luận về từ ngữ lóng, từ ngữ nghề nghiệp, nhà
văn Vũ Trọng Phụng và ba thiên phóng sự của ơng.
- Tái hiện tồn bộ diện mạo từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp trong
trong phóng sự Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Lục xì của Vũ Trọng Phụng.
- Nghiên cứu tầm tác động của từ ngữ lóng, từ ngữ nghề nghiệp trong
phóng sự Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Lục xì của Vũ Trọng Phụng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng một số thủ pháp và phương pháp cơ
bản sau:
- Thủ pháp thống kê: Sử dụng thủ pháp này để thống kê hệ thống các từ
ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp được dùng trong ba phóng sự Cạm bẫy
người, Kĩ nghệ lấy Tây, Lục xì của Vũ Trọng Phụng.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Sử dụng phương pháp này nhằm tiếp
cận trực tiếp với tác phẩm trên mọi phương diện từ đó khát quát làm rõ vấn đề
nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và miêu tả: Với phương pháp này, chúng tơi sẽ
tiến hành phân tích, miêu tả từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp trên 3 bình
diện là đặc điểm cấu tạo từ, đặc điểm từ loại, đặc điểm ngữ nghĩa.
5. Dự kiến đóng góp của đề tài
Luận văn “Từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp trong phóng sự Cạm bẫy
người, Kĩ nghệ lấy Tây, Lục xì của Vũ Trọng Phụng” có một số đóng góp mới
sau đây:
- Góp phần làm sáng tỏ năng lực biểu đạt của từ ngữ lóng và từ ngữ nghề

nghiệp trong phóng sự Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Lục xì của Vũ Trọng
Phụng.


9

- Chỉ ra tầm tác động của từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp đối với
phong cách nghệ thuật của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài có ba chương
sau:
Chương I. Một số vấn đề chung
Chương II. Khảo sát từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp trong “Cạm bẫy
người”, “Kĩ nghệ lấy Tây”, “Lục xì”.
Chương III. Vai trị của từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp đối với thế
giới nghệ thuật trong ba phóng sự “Cạm bẫy người”, “Kĩ nghệ lấy Tây”,
“Lục xì”.


10

NỘI DUNG
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp
1.1.1 Từ ngữ lóng
Từ ngữ lóng hay tiếng lóng là một tiểu loại của phương ngữ xã hội.
Tiếng lóng được sử dụng trong phạm vi hẹp bởi nhóm tập thể người nhất
định. Có thể nói tiếng lóng là ngơn ngữ xã hội mang tính bí mật cao, những
người ngồi nhóm tập thể đó khó có thể hiểu được. Đến bây giờ, trong giới
ngôn ngữ học tồn tại khơng ít quan niệm về tiếng lóng. Luận văn xin được

nhắc đến một số quan niệm về tiếng lóng của các nhà ngơn ngữ học.
Nguyễn Văn Tu cho rằng: Nó khơng phải là cơng cụ giao tiếp của xã hội
mà chỉ là một số từ với ý nghĩa bí hiểm của một nhóm người với mục đích
khơng cho người khác biết. [16]
Đồn Tử Huyến quan niệm: “Tiếng lóng là loại ngơn ngữ riêng của một
nhóm xã hội nhằm tạo ra sự tách biệt với những người không liên đới; sự
tách biệt này có thể là nhằm mục đích giữ bí mật, nhưng cũng có thể chỉ
nhằm tạo ra một nét riêng cho nhóm xã hội mình.” [6, tr.9].
Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, cho rằng tiếng lóng bao
gồm các đơn vị từ vựng thuộc loại thứ hai trong các biệt ngữ tức là những tên
gọi “chồng lên” trên những tên gọi chính thức.
Hiện tượng tiếng lóng là phổ biến đối với mọi tập thể xã hội. Hầu như
tất cả các tập thể xã hội nào đã có cái gì chung đó về sinh hoạt hay về sản
xuất, làm việc… thì đều có những tiếng lóng của riêng mình.
Thực ra, điều này khơng có gì ngạc nhiên: nó chỉ là mộtt biểu hiện của
cách thức tồn tại của ngôn ngữ. Ngôn ngữ là cái chung, nhưng cái chung đó
chỉ tồn tại được trong những cái riêng: trong từng cá nhân, trong từng tập thể


11

người, trong từng ngành hoạt động, trong từng khu vực địa lí, trong từng
phong cách sử dụng…
Do nhiều động lực khác nhau, như muốn “tự bộc lộ” cái vẻ riêng của
tập thể mình, do muốn gây ra được những sự chú ý đặc biệt, muốn che dấu
những điều mà những người ngồi tập thể khơng nên biết, muốn biểu thị thái
độ một cách mạnh mẽ…mà hằng ngày hằng giờ trong các tập thể xã hội đều
xuất hiện tiếng lóng. Những tiếng lóng này rất “phù du” khơng hệ thống, lẻ
tẻ, xuất hiện rồi lại mất ngay.
… Tuy nhiên, cũng có những tiếng lóng mà tính mục đích khá rõ ràng,

tức là để giữ bí mật trong tập thể, có hệ thống rõ ràng và do đó tương đối bền
vững. [9,tr.256]
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: Tiếng lóng là những từ ngữ dùng hạn chế
về mặt xã hội, tức là những từ ngữ khơng phải tồn dân sử dụng mà chỉ một
tầng lớp xã hội nào đó sử dụng mà thơi. [16]
Hồng Thị Châu từng viết: Tiếng lóng là loại ngơn ngữ chỉ cốt nói cho
một nhóm người biết mà thơi, những người khác khơng thể biết được. Vì mục
đích của biệt ngữ và tiếng lóng là che đậy việc làm khơng cho người ngồi
nhóm biết, cho nên tất cả những từ gì có thể khiến người ta phỏng đốn được
nội dung của công việc đều bị thay thế nhất là trong đám người làm nghề bất
lương, bị xã hội ngăn cấm như bọn cờ bạc bịp, bọn ăn cắp, bọn buôn lậu.
[16]
Lưu Vân Lăng quan niệm: Tiếng lóng là một thứ tiếng có tính chất bí
mật, một lối nói kín của bọn nhà nghề dùng để giấu những ý nghĩa, việc làm
của mình cho người khác khỏi biết. Nó thường có trong những hạng làm nghề
bất lương, tầng lớp lưu manh hoặc tầng lớp con bn trong xã hội có giai
cấp. [16]


12

Nguyễn Văn Khang sử dụng quan niệm sau: Từ lóng được coi là “ngơn
ngữ riêng của một nhóm xã hội hoặc nghề nghiệp có tổ chức gồm các yếu tố
của một hoặc một số các ngôn ngữ tự nhiên đã được chọn lọc và biến đổi đi
nhằm tạo sự cách biệt ngôn ngữ với những người không liên đới”. [ 5, tr.117]
Kết luận cuối cùng, luận văn này sẽ được viết theo quan điểm sau: Tiếng
lóng là một dạng của biệt ngữ và chúng được xếp vào lớp từ này bởi chỉ được
sử dụng một phạm vi xã hội hạn hẹp. Nếu biệt ngữ là những từ ngữ độc lập
trong hệ thống từ vựng thì tiếng lóng là những tên gọi chồng lên, hay những
tên gọi song song, của các sự vật, hiện tượng. [17, tr.30]

1.1.2 Từ ngữ nghề nghiệp
Là một tiểu loại của phương ngữ xã hội, từ ngữ nghề nghiệp sinh ra từ
môi trường giao tiếp và liên quan đến thuộc tính xã hội của người giao tiếp.
Dưới đây xin nhắc đến một số quan niệm về từ ngữ nghề nghiệp của các nhà
ngôn ngữ học.
Nguyễn Văn Khang xếp từ nghề nghiệp vào phương ngữ xã hội. “Con
người vì mưu sinh mà tìm nghề, chọn nghề (theo nghĩa được xã hội phân
công), học nghề, làm nghề và lập nghiệp. Q trình xã hội hóa con người
cũng là một q trình “nghề nghiệp hóa”. Đó là q trình nhận được tri thức
và kĩ năng. Sự phân công xã hội càng nghiêm trọng thì xã hội càng hồn
chỉnh và con người theo hướng chun mơn hóa càng cao. (Nhưng phải
chăng vì thế mà con người bị trói buộc vào vịng kim cô của nghề nghiệp
giống như một câu của người Trung Quốc đời xưa đã đúc kết “sinh sự nghệ,
tử ư nghiệp?). Và có lẽ chính lí do đó đã tạo nên những sự phân cách nhất
định giữa người hoặc nhóm người làm nghề khác nhau trong đó có ngơn ngữ.
Xét về mặt ngôn từ nghề nghiệp là cơ sở để tạo ra những hệ thống từ nghề
nghiệp riêng và cùng với đó là sự hình thành một phong cách ngơn ngữ có
dấu ấn nghề nghiệp.


13

…Từ nghề nghiệp, theo chúng tơi, có thể coi đây là một “hệ mã” ghi
nhận thành quả tri thức và thành quả thực tế của con người trong một lĩnh
vực nhất định. Từ ngữ của một nghề bao giờ cũng gồm từ ngữ chỉ công cụ, từ
ngữ của hành vi thực hiện và từ ngữ chỉ sản phẩm làm ra. Mọi phương thức
cấu tạo từ của từ nghề nghiệp nói chung, khơng khác gì với phương thức vốn
từ chung của một ngơn ngữ, có khác chăng, chỉ là “cái nội dung ngữ nghĩa”
chúng mang tải mà thôi.” [5, tr.118-119]
Đỗ Hữu Châu quan niệm khác, ông cho rằng “từ nghề nghiệp bao gồm

những đơn vị từ vựng được sử dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất và
hành nghề của các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các
ngành lao động trí óc (nghề thuốc, ngành văn thư vv..) [9, tr. 253].
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: Từ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị
những công cụ, sản xuất lao động và quá trình sản xuất của một ngành nghề
nào đó trong xã hội
Những từ ngữ này thường được những người cùng trong ngành nghề đó
biết và sử dụng.” [18, tr.390]
Mai Ngọc Chừ viết: “Từ nghề nghiệp là một lớp từ bao gồm những đơn
vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi những người cùng làm một
nghề nào đó. Ví dụ, các từ: chng, lò chợ, lò thượng, đi là …là những từ
thuộc nghề thợ mỏ. Các từ bó, vét, xịt, phủ, bay, hom…là nghề sơn mài” [18,
tr.390].
Nguyễn Văn Tu quan niệm: “Những từ nghề nghiệp khác thuật ngữ ở
chỗ được chuyên dùng để trao đổi miệng về chuyên môn chứ không phải dùng
để viết. Từ nghề nghiệp còn khác với thuật ngữ ở chỗ chúng gợi cảm gợi hình
ảnh, có nhiều sắc thái vui đùa.” [18, tr.389]
Tóm lại, trên cơ sở kết hợp các quan điểm trên, chúng tôi chọn cách
quan niệm rằng từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ,


14

sản phẩm lao động, quá trình sản xuất, quá trình hành nghề của một nghề
nghiệp nào đó. Những từ ngữ này thường được những người trong ngành
nghề đó biết và sử dụng.
1.1.3. Mối quan hệ giữa từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp
Về sự giống nhau, từ lóng và từ nghề nghiệp đều thuộc phương ngữ xã
hội, là ngôn ngữ được dùng cho một quần thể xã hội nhất định do nhu cầu
cuộc sống mưu sinh. Do nhiều lí do khác nhau, những người ngồi quần thể

thường ít biết về hệ thống ngơn ngữ đó.
Về sự khác nhau, từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp có 2 điểm khác
nhau cơ bản.
Thứ nhất, từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nhiệp khác nhau ở cách định danh
từ ngữ. Từ ngữ lóng là cách định danh lần hai những tên gọi của sự vật, hiện
tượng.
Ví dụ:
Định danh lần 1

Định danh lần 2

1 điểm

gậy

0 điểm

con ngỗng

tiền bạc

đạn

những kẻ cầm đầu một bọn

đầu gấu

thanh niên hung hãn
kẻ tự xưng là đàn anh trong nhà


đại bàng


thiếu niên

chọi, chọi con, chíp hơi

Ở ví dụ trên, các từ ngữ: gậy, con ngỗng, đạn, đầu gấu, đại bàng, chọi,
chọi con, chíp hơi được gọi là từ ngữ lóng.


15

Khác với từ ngữ lóng, từ ngữ nghề nghiệp là cách định danh lần một
những tên gọi của các sự vật, hiện tượng. Và từ nghề nghiệp thường là tên gọi
các nguyên liệu, sản phẩm, công cụ sản xuất, thao tác lao động,…của riêng
nghề đó. Ví dụ:
Thuộc nghề làm trống có: nạo da, néo, sảm, chạy mực, đai trống,…
Thuộc nghề sơn mài có: bay, thép, đá ngói, đá mài, lơ cơn, mài tranh,…
Thuộc nghề thợ mộc có: bào cóc, bào phá, bào xoa, chàng tách, mộng
vuông, mộng nanh sấu, mộng mỏ sẻ, xảm, phạt mộc, cất nóc, cầu bẩy, thuận,
bức bàn,...
Thuộc nghề hát tuồng có: đào kép, lão, mụ, vai ấu, đào thương, đào
chiến, đào điên, đào võ, đào lẳng, đào yêu, đào đẻ, đào tiên, kép văn, kép võ,
kép xanh, kép phong tình, kép trắng, kép đỏ, kép rằn, kép núi, kép biển, lão
đỏ, lão trắng, lão đen, lão văn, lão võ, mụ ác, mụ lành,…
Thứ hai, từ ngữ lóng và từ ngữ nghề nghiệp khác nhau ở cách tồn tại,và
lưu giữ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Với từ lóng, nó ít có điều kiện để
phát triển và sẽ mất đi khi nhóm người sử dụng nó mất đi. Khác với từ ngữ
lóng, từ ngữ nghề nghiệp khơng mất đi mà sẽ lưu truyền trong nhóm người

hoạt động theo nghề nghiệp ấy và có khả năng thẩm thấu vào từ vựng tồn
dân. Ví dụ, từ ngữ nghề nghiệp của nghề nông đã thẩm thấu và trở thành từ
vựng tồn dân: cày vỡ, cày ải, bón lót, bón thúc, lúa con gái, lúa đứng cái,
vvv…
1.2 Vũ Trọng Phụng và ba tập phóng sự Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây,
Lục xì
1.2.1 Đơi nét về Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) là nhà văn sớm tạo tiếng vang ngay từ
những tác phẩm đầu tay. Nổi bật với khuynh hướng “tả chân” cùng nghệ thuật


16

trào phúng, nhà văn được dư luận đương thời đặc biệt chú ý và đặt danh hiệu
“Ơng vua phóng sự đất Bắc”.
Vũ Trọng Phụng là con người tài cao, phận thấp, cuộc đời chịu nhiều
sóng gió. Ơng sinh ra tại Hà Nội, xuất thân từ gia đình lao động nghèo. Bố là
thợ tiện, mất từ khi Vũ Trọng Phụng mới 7 tháng. Mẹ ở vậy nuôi con, sống
bằng nghề khâu vá thuê. 15 tuổi, nhà văn thôi học để đi bơn chen kiếm sống.
Ơng từng làm rất nhiều nghề, nhiều lần bị sa thải, cuối cùng chuyển hẳn sang
nghề báo. Cuộc sống của ông cũng như nhiều người lao động nghèo đều chật
vật, bấp bênh trong khi ở xung quanh là cả cái xã hội thành thị đang Âu hóa
ăn chơi phè phỡn. Phong trào Âu hóa rầm rộ ở thành thị với các tệ nạn ăn
chơi đàng điếm, trụy lạc như “cơn lốc xoáy” đảo lộn bao nề nếp, lề thói khiến
con người hoang mang, bất lực, cảm thấy vơ nghĩa lý trước thực tại. Vũ Trọng
Phụng có lần nói: “Tư tưởng xã hội của tơi nó đã kết lại từ trong mạch
máu”[10, tr 420]. Đến cuối đời, nhà văn vẫn chết trong cảnh nghèo túng và
bệnh tật.
Theo đó, có thể nói Vũ Trọng Phụng thấm thía nỗi cơ cực của người
nghèo và cũng chứng kiến được quá trình Âu hóa của xã hội thành thị. Điều

đó có thể góp phần giải thích cho mâu thuẫn giữa con người thế sự và con
người văn chương trong ông. “Nhà văn chuyên viết về những chuyện ăn chơi
trụy lạc, lưu manh, gái điếm ấy lại là người sống khuôn phép mực thước, một
người con rất có hiếu, một người bạn trọng tín nghĩa; cây bút mang tiếng
khiêu dâm ấy lại mang quan điểm đạo đức phong kiến rất bảo thủ; rất nghèo
song có lúc lại miệt thị người nghèo; căm ghét bọn tư sản lại ca ngợi nhân vật
trí thức tư sản.” [10, tr.419]
Vũ Trọng Phụng là nhà văn tài hoa, là “ơng vua phóng sự đất Bắc” đáng
khâm phục. Với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của ông, một số
người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam. Nhà văn tả thực cái khốn


17

nạn, cơng kích cái xa hoa dâm đãng của bọn người có nhiều tiền, lên tiếng
cho sự thống khổ của dân nghèo bị bóc lột, bị áp chế, bị cưỡng hiếp, muốn
cho xã hội công bằng hơn nữa. Tên tuổi nhà văn được khẳng định ở các
phóng sự Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934). Dư luận biết về ông
hơn khi chỉ trong năm 1936 Vũ Trọng Phụng trình làng ngồi tập Cơm thầy
cơm cơ, các truyện ngắn Bộ răng vàng; Hồ sê líu, hồ líu sê sàng… Nhà văn
lần lượt cho ra mắt bạn đọc 3 tập tiểu thuyết xuất sắc Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê.
Với tất cả vẻ chua chát, phũ phàng, cay đắng, hằn học khiến người ta vừa
thích, vừa ngại, giọng văn Vũ Trọng Phụng đã gây nên khơng ít tranh luận
trong giới nghiên cứu và sự quan tâm của báo chí. “Từ đó cho đến nay, theo
sự thống kê chưa đầy đủ, đã có tới 170 bài tiểu luận, phê bình viết về Vũ
Trọng Phụng. Ngồi ra có 2 cuốn sách viết riêng về ơng. Đó là Vũ Trọng
Phụng – mớ tài liệu cho văn sử Việt Nam của Lan Khia (NXB Minh Phương,
H, 1941) và cuốn Vũ Trọng Phụng – nhà văn hiện thực (NXB Kim Đức, H,
1957) của Văn Tâm. [2, tr. 236]
Hiện tượng văn học Vũ Trọng Phụng trở thành một “vụ án văn học”

nghiêm trọng kéo dài. Ngay từ những sáng tác đầu tay nhất là các phóng sự
Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, ngòi bút “tả chân” sắc xảo của Vũ Trọng
phụng đã được giới văn học và cơng chúng chú ý. Tuy nhiên, khơng ít công
chúng văn học phê phán lối viết về cái dâm có phần sống sượng như Vũ
Trọng Phụng. Nhiều người như Lan Khai, Vũ Ngọc Phan, Lương Đức Thiệp
…tuy ca ngợi Vũ Trọng Phụng nhưng không tán thành với việc ông miêu tả
cái dâm trong một số tác phẩm. Một số bạn văn đã lên tiếng bênh vực và
khẳng định giá trị của tác phẩm ông. Các nhà nghiên cứu vẫn kiên trì lượm
nhặt tài liệu, mài mị phương pháp, đi sâu giải quyết vấn đề một cách khoa
học và khẳng định vị trí của ơng trên văn đàn. Cho đến ngày nay, việc nghiên


18

cứu một cách toàn diện, khoa học để thật sự làm chủ di sản văn học phong
phú và khá phức tạp của Vũ Trọng Phụng vẫn còn đang tiếp tục.
1.2.2 Ba tập phóng sự Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Lục xì
Sinh thời, Vũ Trọng Phụng nổi danh trước tiên ở thể tài phóng sự. Với
phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh
Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời.
Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kĩ nghệ lấy Tây. Với hai phóng sự đó, Vũ
Trọng Phụng trở thành một trong số ít lớp nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự
của nước ta. Lục xì và những phóng sự tiếp theo đã góp phần tạo nên tên tuổi
“ơng vua phóng sự của đất Bắc” cho Vũ Trọng Phụng.
Cạm bẫy người là thiên phóng sự về nạn cờ bạc bịp ở Hà Nội. Trong tác
phẩm, Vũ Trọng Phụng ít chú mục mơ tả những cảnh tượng cảnh đấu đá nhau
giữa những con bạc tại biết bao sịng bạc, mà ơng tập trung vào việc khám
phá cái cơ cấu tổ chức của cả làng bạc bịp. Làng bịp này gồm hai cánh: trùm
Ấm B và Thượng Ký. Ấm B là ơng trùm có tình có nghĩa với “anh em”. Ông
là “quân sư bạc bịp”, được “làng B” nể trọng. Ơng truyền đủ mọi “ngón” bịp

cho đàn em. Dưới trướng ông trùm là cả một tổ chức hoạt động chuyên
nghiệp, có “bộ tham mưu” như Ký Vũ, Tham Ngọc, “chim mồi” câu dẫn con
bạc, …và cả “xưởng chế tạo khí giới” phục vụ đủ mọi “ngón” bịp. Chân rết
của làng bịp là hàng trăm tên “tạ” đầu trâu mặt ngựa, lưu manh đủ loại. Mọi
ngón lừa chun nghiệp cũng chững chiêu trị đánh địn tâm lí khiến con bạc
dù bị bịp mà cũng không hề nghi ngờ.
Sự khám phá ra cái tổ chức bạc bịp đã làm cho bức tranh hiện thực trong
Cạm bẫy người có giá trị hiện thực sâu sắc. Chỉ một xã hội đen tối, thối nát
thì mới có thể dung túng cho một thứ tệ nạn có quy mơ như thế mặc sức
hồnh hành. Nó như một cái “lưới nhện” giăng khắp mọi nơi, trùm khắp mọi
nơi. Cùng với bao nhiêu hiểm họa khác trong cái xã hội thối tha đó, nó thực


×