Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sang kien kinh nghiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.81 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

- Tên Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng chuyên môn trong
<b>Trường Nuôi Dạy Trẻ Khuyết Tật.</b>


- Họ và tên người viết : Nguyễn Hữu Dũng.
- Chức vụ : Phó Hiệu Trưởng.


- Đơn vị : Trường Nuôi Dạy Trẻ Khuyết Tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
<b>1- Đặt vấn đề :</b>


Nhận thức, tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học, nhầm nâng
cao chất lượng dạy học trong xã hội. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy
học trong toàn tỉnh nói chung và Trường Ni Dạy Trẻ Khuyết Tật nói riêng đã và
đang thực hiện chủ trương cải tiến phương pháp dạy học mạnh mẽ tất cả các môn học.


Tôi xin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình về cách thức
nâng cao chất lượng chuyên môn đối với trường chuyên biệt giáo dục trẻ khuyết tật.


Trên thực tế chất lượng chuyên môn của trường cũng thực hiện đầy dủ và đúng
theo nội dung chương trình của Tiểu học, nhưng có điều chỉnh cho phù hợp với đặc
điểm tâm lý học sinh khuyết tật, chính vì vậy việc lựa chọn hướng đi, các giải pháp
phù hợp với đặc điểm của đơn vị là suy nghĩ trăn trở của tôi nên tôi chọn đề tài:
<b>“Nâng cao chất lượng chuyên môn trong Trường Nuôi Dạy Trẻ Khuyết Tật”.</b>
<b>2- Phạm vi đề tài:</b>


Đề tài chỉ áp dụng cho đơn vị trường khuyết tật, điều kiện cơ sở vật chất, đội
ngũ giáo viên và đặc biệt trình độ của cha mẹ học sinh.


<b>3- Thực trạng và giải pháp:</b>
<b>3.1- Thực trạng vấn đề :</b>


Trường Nuôi Dạy Trẻ Khuyết Tật thuộc phường Long Tâm Thị xã Bà Rịa, đa


số phụ huynh học sinh là lao động làm thuê. Tỉ lệ học sinh Khuyết tật nặng chiếm
90%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Việc quan tâm chăm sóc của một bộ phận Phụ huynh học sinh chưa đáp ứng với
nhu cầu giáo dục hiện nay như:


- PHHS chưa nắm rõ quan điểm giáo dục, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ
ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục trẻ ở gia đình mang tính áp đặt, ít để
trẻ thể hiện sự hiểu biết của mình, sử dụng mệnh lệnh, roi vọt, …và chưa làm gương
tốt cho trẻ noi theo.


- Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập “Lo
cái ăn trước rồi đến cái học”. Bên cạnh tệ nạn xã hội, những thói quen xấu vẫn tồn tại
khá phổ biến và những bất cập khác.


Điều kiện về cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, thiết kế khơng đúng với một
ngơi Trường Ni Dạy Trẻ Khuyết Tật. Vì vậy tơi đã mạnh dạn đưa ra một số giải
pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị theo hướng đi riêng, nhằm giúp đơn
vị nâng cao chất lượng chuyên môn phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ khuyết tật nói
chung, học sinh khiếm thính của trường nói riêng.


<b>3.2- Giải pháp giải quyết vấn đề.</b>


<b>3.2.1 – Tăng cường về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học:</b>


Trường lớp, thư viện thiết bị dạy học trong nhà trường rất quan trọng trong hoạt
động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhiều mặt cho cả thầy và trò.
Trong nhiều năm qua việc phát triển hệ thống trường lớp rất chậm. Trường Nuôi Dạy
Trẻ Khuyết Tật hoạt động trong một điều kiện môi trường chưa thuận lợi. Ví dụ :
trường lớp khơng đúng qui cách, trang thiết bị thiếu và không phù hợp với đối tượng


học sinh….


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Từ khi về nhận công tác quản lí năm 1999, bản thân phát huy nhiều nguồn lực
để tập trung phục vụ cho công tác dạy và học. Sử dụng triệt để nguồn kinh phí trong
ngân sách và ngoài ngân sách. Ngoài ra phải kết hợp “nguồn lực” từ phía PHHS và
địa phương để xây dựng CSVC.


<b>3.2.2- Bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn cho đội ngũ. </b>
<b>3.2.2.1- Bồi dưỡng về công tác chính trị:</b>


Chất lượng chun mơn phụ thuộc rất lớn vào tập thể sư phạm, yếu tố con
người đóng vai trị quyết định mà các văn kiện của Đảng & nhà nước điều nêu rõ
trong chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng,
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Người thầy cần giỏi
về chun mơn đồng thời lại phải tốt về nhân cách mới thực hiện hồn hảo nhiệm vụ
của mình, thực sự là những “Kĩ sư tâm hồn”.


Mặt khác, nhận thức của đội ngũ cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Mọi
suy nghĩ đều dẫn dắt hành động của chúng ta, do đó nếu nhận thức đúng và “thơng”
thì vấn đề “vận hành” đúng là chuyện tất nhiên. Vì vậy, với một đội ngũ hay mặc cảm
“trường khuyết tật” tôi đã dần dần từng bước xoá bỏ ý nghĩ này để giúp đơn vị đi lên.
Tôi thường xuyên an ủi và luôn gợi cho đội ngũ giáo viên thấy được sự phát triển về
qui mô trường lớp, niềm tin về mái trường khang trang đẹp của mình.


Bản thân người quản lí cũng ln khơng hài lịng về những gì đạt được, ln đặt
ra những u cầu cao hơn cho CB-GV-CNV. Ln tìm cách động viên và khuyến
khích vào đội ngũ như đưa ra những chuẩn thi đua, phát động những phong trào hỗ trợ
chuyên môn thật phù hợp với điều kiện của đơn vị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trong cách quản lí đối với đội ngũ CBGV-NV: Góp ý xây dựng cho mọi người


hơn là ghi nhận những sai sót họ đã làm. Và đặc biệt hạn chế nêu những khuyết điểm
cá nhân khơng đáng đưa ra tập thể sư phạm, điều đó dễ gây sự xúc phạm, bất mãn và
họ cảm thấy thiếu sự tơn trọng.


<i><b>Tóm lại</b></i>: Ngồi cơng tác giáo dục về nhận thức chính trị tư tưởng, truyền thống
dân tộc, … người Quản lí phải biết khơi dạy tiềm tàng mỗi con người lòng tự trọng, ước
muốn phát triển và xác định đúng hướng đi phù hợp.


<b>3.2.2.2- Bồi dưỡng về công tác chuyên môn :</b>


Qua công tác tại Trường Nuôi Dạy Trẻ Khuyết Tật làm ví dụ, tơi nhận thấy
việc xây dựng đơn vị đi lên là trước hết cần tập trung vào công tác chun mơn. Tìm
ra vấn đề để giải quyết yếu kém về chất lượng giảng dạy, từ đó từng bước lấy uy tín
với Phụ huynh Học sinh và uy tín với địa phương.


Trước hết phải ổn định công tác nhân sự theo nguyên tắc quản lí như sắp xếp
lớp học, bố trí nhận sự phải có trẻ có già & có người có kinh nghiệm lẫn thiếu kinh
nhiệm xen kẻ, phân công đội ngũ phù hợp sở trường và năng lực của mỗi người.


Ví dụ: ưu tiên lớp cuối cấp và đầu cấp nhằm tăng cường chất lượng bộ môn; ưu
tiên bố trí giáo viên có năng lực và điều kiện về thời gian để dạy lớp.


Đặt ra những yêu cầu đối với Giáo viên và Học sinh: Giáo viên phải thay đổi
cách dạy cũ, học sinh phải có kĩ luật thì mới dạy tốt & học tốt “thầy ra thầy- trò ra
trò”.


Đổi mới phương pháp giảng dạy là quá trình phối hợp linh hoạt và hợp lí những
kinh nghiệm, thành tựu sử dụng, điều kiện CSVC và cải tiến các phương pháp dạy học
của đội ngũ giáo viên .



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Với những hiểu biết của bản thân về đổi mới phương pháp giảng dạy tôi đã đặt
ra những yêu cầu cho GV khi tổ chức một tiết dạy.


<b>a. Đối với thầy.</b>


Nghiên cứu kĩ mục đích yêu cầu bài dạy:


- Soạn kế hoạch lên lớp, xác định trọng tâm kiến thức, kĩ năng bài học và các
hình thức tổ chức hoạt động trong tiết dạy.


- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi: những nội dung khó, mục đích giải quyết ở lớp, ở
nha,ø chú ý phát triển kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi, khá, năng khiếu bộ mơn. Dự
kiến những sai sót của học sinh (nếu có) và cách khắc phục .


- Khai thác nội dung giáo dục tư tưởng tình cảm thẩm mĩ , dân số, môi trường.
- Chuẩn bị phiếu giao việc: Việc dùng phiếu trong tiết dạy hạn chế bớt bệnh
nói nhiều, giảng nhiều, lấn át phần luyện tập của học sinh, phiếu giao việc là bản
thiết kế hành động học tập của học sinh theo ý định sư phạm của giáo viên trong tiết
dạy nhằm tạo ra sự phối hợp việc làm của thầy và trò theo cùng một nhịp điệu. Giúp
học sinh làm những gì có thể làm được nhờ sự giúp đỡ của giáo viên, đó là một cách
để các em tự làm được những cơng việc khó hơn, tự khẳng định mình. Giảm bớt thời
gian chép đề. Tuy nhiên nếu làm dụng phiếu giao việc thì học sinh sẽ mất dần kỉ năng
trình bày sáng tạo, chữ viết ,…


- Khi sọan phiếu giao việc phải chú ý đến tính vừa sức của học sinh. Vì các em
là học sinh khuyết tật, nên đưa tối đa là hai câu hỏi đơn giản giúp các em trả lời.


- Căn cứ vào những chỉ lệnh trong phiếu giao việc tổ chức cho học sinh làm
việc cá nhân với SGK, với phương tiện sẵn có hoặc trao đổi nhóm hay học tập tịan
lớp .



- Chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện CSVC của lớp, phù hợp
với nội dung bài dạy và môn dạy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

+ Nếu đối tượng nhận thức quá mới mẽ vơí học sinh cần vai trị chủ đạo
của giáo viên trong việc thơng báo, giải thích thì nên tổ chức cho các em học tập theo
lớp.


+ Còn đối với những bài có đối tượng nhận thức mà bản thân học sinh ít
nhiều có kinh nghiệm hoặc chứa đựng các hiểu biết khác nhau, dễ phân hóa thành các
nhóm ý kiến để tranh luận, bàn cải… chúng ta tổ chức cho học sinh học nhóm để kích
thích họat động từng cá nhân. Nhờ việc thảo luận trong nhóm nhỏ, kiến thức các em
sẽ lướt phần chủ quan, phiến diện làm tăng thêm tính khách quan khoa học. Việc học
tập theo nhóm càng chứng tỏ quan điểm “học thầy khơng tày học bạn” qua việc trao
đổi, hợp tác với bạn mà trí thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn.
Khi mỗi nhóm trình bày xong để khắc sâu kiến thức GV phải kết luận ngắn gọn ý
kiến nào đúng, sai, vì sao và đưa ra bài học. Chú ý tuyên dương, khen thưởng, động
viên, các em kịp thời.


<i><b>Chuẩn bị đồ dùng dạy học</b></i> : Nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh khuyết tật
là tư duy còn rất cụ thể do đó trong tiết dạy việc sử dụng đồ dùng dạy học đã thực sự
góp phần nâng cao chất lượng tiết dạy, giúp các em nắm vững kiến thức một cách kĩ
lưỡng hơn cũng như gây hứng thú học tập cho HS trong tiết dạy. Chú ý bố trí bàn ghế
phù hợp với hình thức tiết dạy.


<i><b>Chọn phương pháp đặc trưng của bộ môn</b></i>: Vận dụng và phối hợp các phương
pháp dạy học trẻ khuyết tật với phương pháp “Lấy HS làm trung tâm” luôn phải hết
sức linh hoạt, uyển chuyển, nhẹ nhàng để nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao
hiệu quả giáo dục học sinh.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Ngoài ra phải chú trọng tạo điều kiện cho CB-GV- CNV học nâng chuẩn trình
độ để góp phần nâng cao trình độ chun mơn cũng như nhận thức cho đội ngũ.


<b>b. Đối tượng học sinh. </b>


- Học sinh phải có kĩ luật tốt, lễ phép.
- Học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa.


- Chuẩn bị cơng việc bên ngoài lớp, đưa ra những suy nghĩ nhận xét của mình
khi quan sát để ra lớp thảo luận , trao đổi cùng các bạn.


- Tập trả lời câu hỏi theo SGK.


- Tự đặt câu hỏi sau khi đã đọc trước bài.


- Khuyến khích các em tham các hoạt động phong trào mang tính giáo dục cộng
đồng và tham gia các hoạt động về nguồn, ngoại khoá; vừa giúp thầy trị thư giản và
tạo sự gần gũi, đồn kết.


<b>3.2.3 – Phối hợp Ban đại diện Cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh:</b>


- Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức quần chúng của các gia đình học sinh.
Đây là tổ chức có quan hệ mật thiết với nhà trường, có tiềm năng lớn trong việc giáo
dục HS vì thời gian HS ở với gia đình. Là cầu nối các gia đình học sinh lại với nhau để
thống nhất mục tiêu giáo dục.


- Việc Ban ĐDCMHS hoạt động tích cực trong nhà trường cũng góp phần nâng
chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nhà trường luôn xây dựng mối quan hệ gần gũi
với mỗi gia đình học sinh (tổ chức họp PHHS bài bản, trân trọng họ) do đó cơng tác
tun truyền thơng tin và thu thập thông tin khá hiệu quả, giúp nhà trường liên kết với


mỗi gia đình học sinh tốt hơn.


- Tập thể CB-GV-CNV phải luôn tâm niệm : “Làm sao cho mỗi Phụ huynh ln
có tinh thần hợp tác giáo dục học sinh hơn là chỉ trích, phản bác chúng ta”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>3.2.4 – Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức đoàn thể, ngành và địa phương chăm</b>
<b>lo cho sự nghiệp giáo dục:</b>


Tận dụng nguồn ngân sách nhà nước. Hàng năm, tuy là trường nhỏ nhưng luôn
được Sở Giáo dục & Đào tạo ưu tiên cấp kinh phí sữa chữa, mua sắm theo ngân sách
nhà nước.


Vấn đề chăm lo cho học sinh ngoan, nghèo được các tổ chức đoàn thể quan tâm
-Nhà trường phối hợp với BĐDCMHS, BCH cơng đồn, BCH chi đồn chăm lo cho đội
ngũ có hồn cảnh khó khăn, sức khỏe yếu bằng cách thăm hỏi động viên, tham quan...
BGH cùng BCH công đồn vận động CĐV thực hiện tốt dân chủ hóa trường học.
Tích cực chăm lo quà ngày 20/11, tết cổ truyền, sinh nhật, hỗ trợ đời sống nhân viên,
tham quan cuối năm, học bỗng Nguyễn Đức Cảnh cho con CB.GV.CNV học giỏi…….


Giúp học sinh nghèo đến lớp, HS giỏi tranh đua học tập & tạo khơng khí học tập
sơi nổi như : Tranh thủ sự ủng hộ của Ban đại diện Cha mẹ Học sinh, Hội Chữ thập đỏ
ủng hộ mỗi năm nhiều xuất học bổng.


<b>3.2.5 - Thực hiện tốt công tác xây dựng qui chế dân chủ cơ sở :</b>


Quan trọng nhất là phối hợp tổ chức Đại hội Cán bộ – giáo viên – CNV đầu
năm. Đây là hình thức phát huy dân chủ và tích tích cực của Cơng đồn viên vào tất
cả các mặt hoạt động trong nhà trường.


Đối với Hiệu trưởng :



- Đảm bảo thực hiện tốt, công khai:
 Kế hoạch năm học.


 Vấn đề tuyển sinh.


 Các khoản thu chi từ các nguồn ngân sách và nguồn hỗ trợ.
 Đánh giá & xếp loại thi đua khen thưởng học kỳ, năm học.
Đối với cơng đồn :


- Kinh nghiệâm cho thấy ở bất kì một đơn vị nào nếu có tổ chức cơng đồn lủng
củng, mất đồn kết nội bộ thì hiệu qủa cơng việc của đơn vị đó rất thấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>3.2.6 - Xây dựng bầu không khí tập thể tích cực :</b>


Bầu khơng khí tập thể là khái niệm để chỉ trạng thái tinh thần của một tập thể.
Nếu bầu khơng khí tốt thì mọi người sẽ làm việc, tiếp xúc với nhau vui vẻ, có sự hiểu
biết lẫn nhau và tất cả mọi người đều có ý thức tự giác làm việc cao. Ngược lại, nếu
bầu khơng khí tập thể tiêu cực có thể dẫn đến xung đột sẽ làm suy giảm sức lao động
của tập thể, thái độ làm việc của mọi người sẽ dè dặt cầm chừng, đặc biệt giáo viên
xin chuyển đi nơi khác nhiều và thiếu tinh thần sáng tạo, năng động để hồn thành
cơng việc.


Theo nghiên cứu của các nhà khoa học quản lí, bầu khơng khí tích cực sẽ làm
tăng năng suất lao động 20% và ngược lại làm giảm 20% năng suất lao động do thiếu
tinh thần hợp tác, tự giác và chỉ lo đối phó lẫn nhau.


Vì vậy người quản lí phải nắm các dấu hiệu sau để xem xét tích chất của bầu
khơng khí tập thể của đơn vị mình phụ trách:Sự hài lịng – Sự tôn trọng hiểu biết lẫn
nhau - Tâm trạng tập thể, cá nhân – Năng suất lao động - Ý thức tổ chức kỉ luật - Tinh


thần đoàn kết.


Muốn tạo nên bầu khơng khí tích cực người quản lí chú ý:


- Thống nhất các kế hoạch và các biện pháp – Phân cơng hợp tình, hợp năng
lực – Đãi ngộ công bằng – Giải quyết tốt các dư luận – Gương mẫu và phát huy đúng
mức vai trò các tổ chức đoàn thể.


- Cần chú ý hoàn thiện phong cách lãnh đạo của mình , vì nó ảnh hưởng rất lớn
đến bầu khơng khí tập thể. Mỗi phong cách lãnh đạo điều có ưu, nhược điểm riêng
của nó. Nếu như mặt trái của nguyên tắc là máy móc, rập khn cứng nhắc thì mặc
trái của độc đốn là áp đặt, thiếu bình đẳng cịn mặc trái của tự do là tùy tiện và mặt
trái cuả dân chủ là dễ bị lôi kéo, lạm dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

nghiệm bao giờ cũng cố gắng tham khảo thêm các ý kiến của các cộng sự mình và
khéo léo chuyển hố các ý định ban đầu của mình thành chủ trương chung của tập thể.
<b>4. Những bài học kinh nghiệm:</b>


Giáo dục nhận thức về chính trị tư tưởng cho đội ngũ ln đặt lên hàng đầu và
không thể thiếu được trong một tổ chức.


Ơû bình diện dạy và học hiện nay, ai cũng thấy cần phải có sự đổi mới để nâng
cao hơn nữa hiệu quả của việc học, của sự nghiệp đào tạo trước những đòi hỏi bức xúc
của sự phát triển xã hội.Tuy nhiên ta không thể đổi mới về phương pháp, SGK, cách
đánh giá một cách vội vã, mà phải tiến hành từng bước nhỏ, dần dần thoát ra những
ràng buộc cịn chưa hợp lí trong hịan cảnh mới. Chú ý đến điều kiện CSVC phục vụ
cho cơng tác giảng dạy.


Ln tìm tịi đổi mới các hình thức tổ chức trong qúa trình tổ chức hoạt động sư
phạm nhằm tăng hưng phấn cho đội ngũ, tránh sự nhàm chán.



Giáo viên vận dụng hài hòa các phương pháp giáo dục thì kết quả học tập của
học sinh sẽ nâng cao. Giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, sưu tầm tài liệu phục vụ bộ
môn. Tự động viên khuyến khích, đặt ra yêu cầu mới và sáng tạo khơng ngừng.


Từng bước hồn thiện phong cách lãnh đạo và học tập các kĩ năng quản lí. Chú
trọng vào cơng tác bồi dưỡng và khen thưởng đội ngũ.


<b>5. Kết quả :</b>


Từ năm 1999 Trường Nuôi Dạy Trẻ Khuyết Tật liên tục đạt trường Tiên Tiến
cấp tỉnh và tình hình đơn vị ngày càng có chiều hướng phát triển tốt.


Rất mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm.
Trân trọng kính bút.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×