Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của yasunari kawabata thể hiện trên các bình diện không gian, thời gian, nhân vật và chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.41 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

DƯƠNG THỊ HÀ

Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của
Yasunari Kawabata thể hiện trên các bình
diện khơng gian, thời gian, nhân vật và chi tiết

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tư tưởng duy tân của Minh
Trị thiên hồng đã thổi một luồng gió mới vào Nhật Bản – vốn được coi là
“ốc đảo” của thế giới. Tinh thần học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây,
vượt lên phương Tây đã đưa lịch sử Nhật sang một trang mới. Sự đổi mới về
kinh tế khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc và đã tác động mạnh mẽ đến văn
học Nhật Bản. Nền văn học Nhật Bản trong kỷ nguyên hiện đại này đã sản
sinh ra rất nhiều tài năng nổi tiếng thế giới như: Ryunosuko, Akutagawa,
Yokomitsu Riichi, Ito Sei, Hori Tatsuuo… Trong đó có một tài năng vượt trội
cả về nghệ thuật biểu hiện lẫn độ phong phú của thể tài, tư tưởng…đó là
Yasunari Kawabata - nhà văn Nhật Bản đầu tiên đạt giải Nobel văn học.
Yasunari Kawabata (1899 - 1972) là niềm tự hào của văn hóa xứ sở hoa
anh đào, là người lữ khách suốt đời chủ trương lưu giữ di sản văn học truyền
thống của dân tộc. Đến với Kawabata là đến với phong cảnh thiên nhiên, rừng
thông, hoa anh đào, những bộ áo Kimono, những chùa chiền, lễ hội truyền
thống. Tất cả những cái đẹp đó hịa quyện vào nhau tạo cho tác phẩm của


Kawabata có sức hút kỳ diệu.
Trong văn nghiệp của mình, Kawabata đã để lại một di sản văn học có
giá trị lớn cho nhân loại. Trong đó, thể loại truyện ngắn đem lại nhiều thành
tựu đáng kể. Tạo nên thành công cho thể loại truyện ngắn của Kawabata có
nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố kỳ ảo là một chất liệu quan trọng, độc
đáo làm nên sức hấp dẫn lôi cuốn độc giả vào một thế giới vừa thực vừa ảo
của xứ sở Phù Tang.
Trong truyện ngắn Kawabata, yếu tố huyền ảo không chỉ tạo ra một thế
giới hình tượng đầy sức hấp dẫn, vừa lạ vừa quen mà yếu tố huyền ảo còn góp
phần tạo nên tính hiện thực và làm cho những bài học triết lý nhân văn của


các truyện ngắn được hiện lên một cách giản dị. Nó bắt ta phải chìm sâu vào
cái bức tranh thực - ảo để khám phá. Do đó nghiên cứu thể loại truyện ngắn
của Kawabata trên phương diện huyền ảo hứa hẹn sẽ mang lại cho chúng ta
rất nhiều điều thú vị.
Mặt khác, nghiên cứu yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Kawabata
là tiếp tục cuộc hành trình của những người đi trước u thích đã khai phá nó.
Bởi vậy đây thực sự là một “mảnh đất” cần những người u thích truyện
ngắn Kawabata “khai phá” và chúng tơi khi nghiên cứu đề tài này cũng mong
được góp một phần cơng sức vào cơng cuộc “khai phá” đó.
Ngồi ra, nghiên cứu yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Kawabata
cũng là một cách để chúng tôi bày tỏ niềm yêu thích của bản thân đối với nhà
văn Kawabata với những sáng tác được xem như là “quốc bảo” của nước
Nhật. Đồng thời, đây cũng là bước đi đầu tiên trong cơng việc tìm hiểu thế
giới nghệ thuật của một nhà văn mà tên tuổi được đánh giá “chừng nào cái
đẹp cịn được tơn thờ, chừng nào Nhật Bản cịn tồn tại trên hành tinh này,
chừng nào nhân loại còn hướng đến những lý tưởng nhân bản nhất, những vẻ
đẹp tuyệt mỹ nhất thì tác phẩm của Kawabata vẫn cịn được đón đọc, vẫn cịn
làm say đắm lịng người” [6, tr.9].

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là yếu tố huyền ảo trong truyện
ngắn của Yasunari Kawabata thể hiện trên các bình diện không gian, thời
gian, nhân vật và chi tiết.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu khảo sát ở một số truyện
ngắn: Cánh tay, Vịnh cánh cung, Vũ nữ Izu, Trăng soi đáy nước, Tiếng gieo
xúc xắc ban khuya và Truyện ngắn trong lòng bàn tay gồm 47 truyện ngắn in
trong tập Yasunari Kawabata, Tuyển tập tác phẩm, Nxb Lao động, Trung tâm
văn hóa ngơn ngữ Đơng Tây, 2005.


Ngồi ra chúng tơi cịn khảo sát, đối chiếu với một số truyện của G.
Maquez để tìm thấy nét tương đồng cũng như nét khác biệt trong địa hạt
huyền ảo giữa hai nhà văn nổi tiếng này.
3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu
Tiếp cận một số truyện ngắn và Truyện ngắn trong lòng bàn tay dựa
trên phương thức huyền ảo, chúng tôi muốn làm rõ hơn những biểu hiện của
huyền ảo trong truyện ngắn của Kawabata cũng như ý nghĩa của nó trong việc
tạo nên sức hấp dẫn, lơi cuốn kỳ lạ của thể loại truyện ngắn trong sự nghiệp
văn chương của nhà văn.
Qua đó thấy được tài năng và đặc trưng phong cách riêng của
Kawabata trong việc tiếp thu và cách tân những giá trị truyền thống.
Cũng do cách tiếp cận riêng, nên đề tài này có những giá trị, ý nghĩa
riêng. Cụ thể, nó sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về con người, cuộc đời văn
nghiệp của Kawabata nói chung và các truyện ngắn nói riêng của ông.
Bên cạnh đề tài cũng đưa ra một hướng nghiên cứu mới về thể loại
truyện ngắn của ông, mong được đóng góp một phần nhỏ bé vào cơng cuộc
đào sâu, kiếm tìm những yếu tố làm nên giá trị của thể loại này.
Mặt khác, chúng tôi cũng hy vọng đề tài này khi đề cập đến một nhà
văn Nhật Bản đầu thế kỷ XX với những tác phẩm lưu giữ nét đẹp truyền

thống của xứ sở Phù Tang, sẽ giúp ích cho cơng tác giảng dạy và học tập bộ
môn văn học Nhật Bản sau này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã thực hiện các phương pháp nghiên
cứu sau:
Phương pháp thống kê - phân loại: Phương pháp này giúp chúng tôi rất
lớn trong việc thống kê các biểu hiện của yếu tố huyền ảo trong một số truyện


ngắn và Truyện ngắn trong lòng bàn tay thể hiện trên các bình diện: khơng
gian, thời gian, nhân vật và chi tiết liên truyện.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Dựa vào xuật hiện lối viết ảo hóa
sử dụng trong các tình huống, tình tiết truyện…để tìm hiểu xem nó được biểu
hiện như thế nào, có tác dụng gì và nhà văn đã có sự kế thừa văn học truyền
thống cũng như sự sáng tạo như thế nào trong thể loại truyện ngắn của mình.
Từ đó tập hợp chúng lại để có một cái nhìn tổng hợp hơn về việc sử dụng yếu
tố huyền ảo trong một số truyện ngắn của Kawabata.
Phương pháp so sánh - đối chiếu: Khi nghiên cứu yếu tố huyền ảo
trong một số truyện ngắn của Kawabata, chúng tơi có sử dụng, đối chiếu với
yếu tố huyền ảo trong một số tác phẩm của G. Marquez để thấy được sự khác
nhau về mặt tính chất và biên độ sử dụng cũng như ý nghĩa mà hai tác giả sử
dụng yết tố huyền ảo trong các tác phẩm của mình.
5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đến với Kawabata là đến với con người trót sinh ra với định mệnh cô
đơn, là đến với trang văn của những cuộc hành trình, là mở lịng ra đón nhận
những vẻ đẹp bình dị, mong manh, huyền ảo nhưng có sức quyến rũ mê hồn
của thiên nhiên, đất nước, con người Nhật. Kawabata với những tác phẩm
mang đậm tính duy mỹ, duy tình trở thành hình ảnh đại diện cho cả xứ sở hoa
anh đào. Là cây bút có vị trí cao trên văn đàn thế giới với giải Nobel năm
1968, Kawabata được giới hàn lâm đánh giá cao và nhà văn chiếm một vị trí

quan trọng trong lịng độc giả các nước phương Tây, Nhật Bản, Việt Nam.
Những bài viết, cơng trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của Kawabata
vì thế cũng khá phong phú.
Do điều kiện thời gian và năng lực hạn chế dưới đây chúng tôi xin điểm
qua một số bài nghiên cứu, phê bình tiêu biểu được Đào Thị Thu Hằng giới


thiệu trong cuốn Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata viết về cuộc đời,
sự nghiệp và đặc trưng nghệ thuật của Kawabata như:
Bình minh trước phương Tây của nhà nghiên cứu Donald Keene đã có
cái nhìn tồn diện và sâu sắc về Kawabata. Cơng trình như một cuốn phim
quay chậm xi chiều đi theo đúng trình tự thời gian cuộc đời Kawabata.
Lồng vào đó là những hoạt động liên quan đến văn học nghệ thuật của ông từ
lúc khởi nghiệp cho đến cuối đời cùng với những nhận xét đánh giá của tác
giả và cả những ý kiến của chính Kawabata về tư duy nghệ thuật, phong cách,
ngôn ngữ...cũng như những ảnh hưởng của văn học phương Tây hiện đại, văn
học truyền thống cổ điển Nhật Bản đến các sáng tác của ơng. Trong cơng
trình này tác giả cũng đã bàn đến nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, người
kể chuyện, các phương pháp, kỹ thuật...mà Kawabata sử dụng.
Lịch sử văn học Nhật Bản của nhà nghiên cứu Shuichi Kato giới thiệu
tương đối kỹ về Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô ở phạm trù “cái đẹp”, “cảm
giác” và đặc biệt đề cao “tính nữ” trong tác phẩm của ông. Shuichi Kato viết
“tình yêu của Kawabata là các cô gái trẻ và đồ gốm... Cả phụ nữ lẫn đồ gốm
đều không chỉ là vẻ đẹp duy nhất để ngắm nhìn mà cịn để sờ mó và cảm giác
từ đầu các ngón tay của nhân vật mang lại chính là cốt lõi mối quan hệ của
ông với từng đối tượng...”.
Bách khoa thư Nhật Bản Itashaka chủ biên cũng phần nào giới thiệu
khái quát về Kawabata với những tác phẩm và phong cách của ông. Itashaka
khẳng định “Kawabata vẫn giữ nguyên phong cách của người lữ khách muôn
đời luôn coi trọng truyền thống và đi tìm cái đẹp”.

Các nhà văn Nhật bản hiện đại của Aono Xuêtuti đã có cảm nhận rất
tinh tế về tác dụng thanh lọc của Kawabata “mỗi lần đọc tác phẩm của
Kawabata, tôi lại cảm thấy các thanh âm xung quanh tựa hồ lắng đi, khơng
khí bỗng trở nên trong trẻo, cịn tơi thì hịa vào trong đó. Tơi khơng biết có tác


phẩm nào khác có sức tác động mạnh mẽ đến như thế khơng? Và sở dĩ có
hiện tượng như vậy có lẽ vì trong sáng tác của Kawabata khơng có gì là “vẩn
đục hay dung tục”.
Đặc biệt, Tùy bút của Kawabata - con mắt nhìn thấu cái đẹp của viện
sỹ Nga Fedorenko do Thái Hà dịch in trên tạp chí văn học nước ngoài số 4,
1994 đã mang lại cho ta nhiều hiểu biết sâu sắc không chỉ về văn chương mà
còn về con người và cuộc đời của một nhà văn điển hình cho tính cách Nhật
Bản trầm lặng nhưng sâu sắc với “chân lý ngồi ngơn từ”. Tác giả cho rằng
“ngơn ngữ Kawabata ngắn gọn, súc tích, sâu xa mang tính biểu tượng và ẩn
dụ kỳ diệu. Chất thơ trong văn xuôi, nghệ thuật ngôn từ điêu luyện, suy nghĩ
giàu chất nhân đạo, thái độ trân trọng với con người và thiên nhiên. Tất cả
những cái đó làm cho sáng tác của Kawabata trở thành hiện tượng xuất sắc
trong văn học Nhật và văn học thế giới.
Ngoài ra cịn có một số cơng trình khác dù khơng nghiên cứu chuyên
sâu như Hướng dẫn người đọc đến với văn học Nhật Bản của J. Thomas
Rimer, Cái nhìn chủ thể - cái nhìn khách thể “Tái định dạng cái nhìn trong
tiểu thuyết Yasunari Kawabata thời kỳ 1939 - 1962” của Gloria R.
Montebuno, “Kawabata Yasunari: sự giao hòa giữa bài ca cổ điển phương
Đông với những kỹ thuật tiên tiến” của Setsuko Tsutsumi, Văn học Nhật Bản
đương đại, Hiện thực và hư cấu trong văn học Nhật Bản hiện đại ...
Nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu là một trong số những người dành
nhiều tâm huyết, tình yêu và bút lực cho văn học xứ sở Phù Tang, đặc biệt
cho văn hào Kawabata. Nhật Chiêu từng nhận định “Thực chất của thẩm mỹ
chiêc gương soi là hồn thơ khao khát hướng tới điều chưa biết trong

Kawabata đã vận dụng thần tình mỹ cảm phương Đông, mỹ cảm Nhật Bản và
cả mỹ cảm hiện đại, phản ánh tất cả trong một giọt sương sáng tạo đầy bản
lĩnh”. Trong bài viết Kawabata - người cứu rỗi cái Đẹp đăng trên tạp chí Văn,


ông cũng khẳng định thế giới trong tác phẩm của Kawabata “thường hiện ra
trong một vẻ đẹp bất ngờ trước khi ta tìm cách giải thích chúng”. Cái đẹp và
thời gian là những cái ta cảm nhận rõ ràng nhưng giải thích thì vơ phương.
Tiếp đến trong bài viết Thế giới Yasanara Kawabata hay là cái đẹp: hình và
bóng, in trên tạp chí Văn học số 3 một lần nữa khẳng định thế giới của
Kawabata là thế giới “hiện hữu của cái đẹp và cái đẹp của của hiênh hữu” và
cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác Nhật Chiêu cũng nhấn mạnh đến vẻ đẹp,
nỗi buồn, sự cô đơn…dưới nhãn quan duy mĩ của Kawabata.
Trong ấn phẩm Dạo chơi vườn văn Nhật Bản do nhà xuất bản Giáo
Dục phát hành, nhà văn hóa Hữu Ngọc cho rằng “tính cách lưỡng phân giữa
lối sống cổ truyền và lối sống hiện là cái nền cho sáng tác của Kawabata. Ơng
ln nhung nhớ khôn nguôi tới cố đô, cụ thể là thời Hean với một nền văn
hóa ngọt ngào nữ tính”.
GS. Lưu Đức Trung là một trong số những nhà nghiên cứu có công lớn
trong giới thiệu văn học Nhật, đặc biệt văn hào Kawabata đến độc giả Việt.
Theo ông phong cách nghệ thuật của Kawabata được thể hiện ở “cái chất trữ
tình sâu lắng, nỗi buồn êm dịu đó phải chăng Kawabata đã kế thừa được từ
trong dịng Văn học “nữ tính” trong thời đại Hean (794 – 1192), từ tác phẩm
Genji Monogatari của Murasaki Sibiku (978 – 1104) đầy chất bi cảm”. Vẫn
bám theo mạch phong cách đó, trong bài viết Thi pháp tiểu thuyết Yusanari
Kawabata, nhà văn lớn của Nhật Bản in trên tạp chí văn học số 9, Lưu Đức
Trung lại một lần nữa khẳng định thi pháp tiểu thuyết của Kawabata là thi
pháp chân không - một đặc điểm trong thơ Haiku.
Trong tham luận Cái đẹp qua hình ảnh của người phụ nữ qua tác phẩm
của Yusanara Kawabata và Tagore tác giả Đỗ Thu Hà đã so sánh về quan

niệm về cái đẹp qua hình ảnh người phụ nữ của hai nhà văn nổi thiếng châu
Á, trong đó tác giả nhấn mạnh vẻ đẹp trong tác phẩm của Kawabata là “vẻ


đẹp tinh khôi, không vụ lợi” song hành cùng với nó là sự chân thành và nỗi
buồn. Đặc biệt tác giả đã chỉ ra ba đối tượng nhận biết về cái đẹp đúng đắn
nhất của ông là “trẻ em, phụ nữ và người già sắp chết”.
Cũng bàn về cái đẹp trong bài viết Yasunari Kawabata - người lữ
khách muôn đời đi tìm cái đẹp của Nguyễn Thị Mai Liên, trên tạp chí nghiên
cứu Văn học đã nhấn mạnh đến cái Đẹp mà Kawabata phản ánh trong tác
phẩm với các tiêu chí khiêm nhường, thanh tao, trong sáng, thanh xn, hài
hịa, u buồn và hư ảo.
Các bài viết khác về Kawabata cũng có ý nghĩa khơng nhỏ trong việc
giới thiệu diện mạo của nhà văn này tại Việt Nam. Có thể kể đến Yasunari
Kawabat dưới nhãn quan của phương Tây in trên tạp chí Sài Gịn của Chu Sỹ
Hạnh. Ơng đã có những cảm nhận sắc sảo về bút pháp của nhà văn nay như
âm hưởng chung về cái cô đơn, những suy ngẫm nội tâm…trong các tác phẩm
của Kawabata. Hay như trong bài viết Yusanari Kawabata, nhà văn Nhật Bản
đầu tiên được lãnh giải thưởng văn học Nobel của Mai Chưởng Đức cũng cho
rằng mỗi tác phẩm của ông “đều mang đầy đủ nét tình cảm tươi sáng, trữ tình
huyền diệu, nét tượng trưng can đảm, mỗi nét điệu đều kết tựu thành văn học
biểu hiện trong sắc thái dân tộc Nhật Bản”.
Nguyễn Đức Dương trong lời giới thiệu tập truyện tình Nhật Bản đã
đánh giá Kawabata là “một tâm hồn lớn lao đầy yêu thương”, tâm hồn của
một nhà thơ bị đóng đinh trên cây thánh giá văn xi, một tâm hồn đầy bí ẩn,
cũng như những tâm hồn lớn lao khá của nhân loại…”
Có thể dễ dàng nhận thấy các cơng trình nghiên cứu về Kawabata ở
trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã tập trung đi sâu khai thác cuộc đời, sự
nghiệp cũng như các khía cạnh nghệ thuật cụ thể. Các tác giả trên đã góp
phần làm phong phú thêm diện mạo nghiên cứu vốn ít ỏi về Kawabata.



Nghiên cứu về yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Kawabata như
Truyện ngắn trong lòng bàn tay, Cánh tay, Thủy nguyệt… cũng đã có một số
ít bài dành riêng cho mảng này để bước đầu mở vào cánh cửa khó khăn nhưng
thú vị của Kawabata Yasunari.
Trong bài viết Yasunari Kawabata giữa dịng chảy Đơng - Tây của Đào
Thị Thu Hằng đã khẳng định “tác phẩm của Kawabata tuy phong phú về đề
tài và chủng loại, nhưng bao giờ cũng có những địa danh cụ thể của Nhật Bản.
Có thể là tự truyện, có thể là hư cấu nhưng các địa danh rất có thật có một thư
pháp khác: khơng gian giấc mơ huyền ảo. Nhờ cách khai thác các giấc mơ tài
ba của mình, Kawabata đã tạo được các tác động trở lại trước lối viết huyền
ảo của phương Tây, cụ thể qua G. Maraquez” và “Thế giới huyền ảo trong các
giấc mơ của Kawabata còn xuất hiện ở một số tác phẩm khác như quả trứng,
con rắn…dưới nhiều hình thức thú vị và thế giới ấy đã thực sự gây cho độc
giả cũng như giới nghiên cứu rất nhiều tranh cãi. Đương thời, Nhật Bản đã có
những chuyên đề rất dài in nhiều kỳ trên các tạp chí chỉ để nghiên cứu vế giấc
mơ trong tác phẩm của Kawabata”. Đồng thời Đào Thị Thu Hằng cũng khẳng
định thế giới huyền ảo cùng với một số đặc điểm nổi bật đã khẳng định sự
hiện diện của chủ nghĩa hiện đại trong bút pháp của Kawabata.
Trong chuyên luận Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata của Đào Thị
Thu Hằng cũng đã đi vào nghiên cứu không gian nghệ thuật: không gian bối
cảnh, không gian tâm tưởng – không gian đồng hiện, không gian huyền ảo
trong tác phẩm của Kawabata. Không gian huyền ảo cũng được nghiên cứu
theo hai khía cạnh: không gian của những giấc mơ và không gian trong những
tấm gương. Và trong chuyên luận này Đào Thị Thu Hằng cũng đã có bài
nghiên cứu so sánh yếu tố huyền ảo trong tác phẩm của Kawabata và G.
Marequez trên những bình diện như: khơng gian huyền ảo, thời gian huyền
ảo, chi tiết, giọng điệu, nhịp điệu kể truyện. Bà khẳng định “huyền ảo trong



tác phẩm của Kawabata và G. Marequez, về mặt tính chất và biên độ, là hoàn
toàn khác nhau. Marequez sử dụng huyền ảo như một thứ tôn chỉ sáng tác, tạo
thành đặc trưng phong cách, góp phần tạo nên một chủ nghĩa, một trào lưu
văn học. Còn với Kawabata, huyền ảo chỉ là một trong rất nhiều cách thức
nhằm chuyển tải thơng điệp”.
Trên đây là những cơng trình nghiên cứu về yếu tố kỳ ảo trong truyện
ngắn của Kawabata. Những cơng trình nghiên cứu này mặc dù đã có đóng góp
rất lớn cho người đọc hiểu hơn về bức chân dung nhà văn nổi tiếng của xứ
Phù Tang nhưng chưa thật hệ thống. Chúng tôi xin tiếp thu những ý kiến của
những nhà nghiên cứu đi trước và tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu yếu tố huyền
ảo trong truyện ngắn của Kawabata Yasunari.
6. Bố cục khóa luận
Đề tài này của chúng tơi được chia làm ba phần. Ngồi phần Mục lục,
Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận của chúng tơi được chia
làm ba chương như sau:
Chương I: Yasunari Kawabata và thể loại truyện ngắn
Chương II: Màu sắc huyền ảo trong truyện ngắn của Kawabata.
Chương III: Yếu tố huyền ảo - Cái nhìn “huyền ảo” thế giới thực của
Kawabata


CHƯƠNG 1
YASUNARI KAWABATA VÀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN
1.1 Yasunari Kawabata - Người lữ khách u sầu đi tìm cái đẹp
Khi nhắc tới Kawabata Yasunari, người ta thường nhắc đến một nhà
văn “sinh ra với định mệnh cô đơn”. Và thực sự các tác phẩm của Kawabata
đã thể hiện rõ điều những đau thương mất mát. Cuộc sống của ông là những
chuỗi thăng trầm ngay từ khi còn là một đứa trẻ.
Kawabata chào đời vào năm 1899 tại một làng quê gần thành phố

Osaka. Cha ông là một y sỹ, rất yêu thương văn chương nghệ thuật. Nhưng
thật bất hạnh khi Kawabata chưa đầy 4 tuổi thì cả cha mẹ ơng lần lượt qua
đời. Cậu bé ốm yếu, côi cút Kawabata trở về sống với ông bà ngoại. Vậy mà
chỉ bốn năm sau người bà và người chị của ông cũng lần lượt ra đi. Và như
một định mệnh, khi bước vào tuổi 15 Kawabata một lần nữa phải đối diện với
sinh ly tử biệt, người ơng già yếu, mù lịa - người thân thiết duy nhất của
Kawabata trên cõi đời này cũng đi vào cõi vĩnh hằng. Dường như số phận đã
an bài cho Kawabata một cuộc đời cô đơn, hiu quạnh ngay từ thưở ấu thơ. Và
kể từ đây cái chết của người thân trở thành một “vết thương tâm linh” sâu
thẳm trong tâm thức của Kawabata.
Sau bao nhiêu biến động của thời thơ ấu ơng đã sớm hịa mình vào nhịp
đập của cuộc sống đời thường bằng một trái tim u thương. Với ơng bây giờ
“tình u là một sợi dây độc nhất giữ tơi lại”. Ngồi tình yêu với hội họa, văn
chương, từ thời học phổ thông Kawabata đã có mối tình “con trẻ” với cơ bạn
cùng lớp. Đấy là mối tình mà 30 năm sau khi hồi tưởng lại chính ơng đã gọi là
“cú sốc ngọt ngào”. Mối tình lãng mạn và dang dở tuổi đơi mươi mới thật sự
ghi dấu ấn trong đời tư và sự nghiệp của Kawabata. Khi còn là sinh viên năm
2, lịng ơng nảy nở cảm xúc mãnh liệt và tình yêu say đắm với thiếu nữ 15
tuổi, người mà ông gọi Chio và trở thành nguyên mẫu cho hầu hết những


“người đẹp trong trắng” trong các tác phẩm của ông sau này. Với một tình
u nồng nàn say đắm ơng quyết định cưới người con gái ấy dù đang trong
hoàn cảnh vô sản. Tiếc thay bao nhiêu mộng mơ Kawabata một lần nữa rơi
vào trạng thái cô đơn, gục ngã. Chio bất ngờ hủy hơn mà khơng giải thích lý
do. Mối tình sâu sắc và mãnh liệt này có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời cũng như
văn nghiệp của ông, bản thân nhà văn cũng phải thừa nhận sự ảnh hưởng ấy.
Cô dâu bé nhỏ ra đi nhưng để lại q nhiều kỷ niệm và ám ảnh trong
lịng Kawabata. Hình ảnh Chio luôn trở đi trở lại trong các sáng tác của ơng
với nhiều dáng vẻ nhưng có phẩm chất chung của sự trong trắng đến vô song.

Những ký ức đậm sâu về một tuổi thơ đau buồn và một tình u khơng
thành ln là người bạn đồng hành trong sự nghiệp sau này của nhà văn.Tuy
những bi kịch đó khơng hề đánh bại Kawabata, nhưng chúng quả có sức ám
ảnh vô cùng to lớn, để lại dấu ấn ở hầu hết các tác phẩm văn chương của ông.
Cảm giác mất mát, phai tàn về những gì tốt đẹp đã qua luôn ngự trị trong tác
phẩm. Mang cảm thức đơn cơi, tác phẩm của Kawabata là những câu chuyện
khơng có kết, những câu chuyện không bao giờ đi đến tận cùng. Đó là đặc
điểm chung của những tác phẩm bơ vơ ám ảnh về cái chết, về tình yêu mất
mát cứ đi theo Kawabata suốt đời, theo cả vào những giấc mơ, len lỏi vào
những trang văn của ông.
Một trong những cột mốc quan trọng trong cuộc đời của Kawabata là
việc ông thi vào khoa Văn tại trường Đại học Hồng Gia Tơk năm 1920.
Tại đây ơng nghiên cứu cả văn học Anh lẫn văn học Nhật. Ông say mê thơ
văn dân tộc như truyện Genji, Sách gối đầu…lẫn các tác giả hiện đại như
Marcel Proust, James Joyce…Cuối cùng sau bao nhiêu lựa chọn Kawabata
quyết định làm luận văn tốt nghiệp với đề tài Tiểu thuyết Nhật Bản. Phải
chăng, đó là quá trình người lữ khách Kawabata trở về với truyền thống. Cuộc
đời về sau này của Kawabata rất khó xác định chính xác. Lo sợ phải truyền lại


“thiên hướng mồ côi” cho đời sau, sợ làm cho người thân của mình khơng
hạnh phúc Kawabata đã khơng có con.
Kawabata lớn lên và sáng tác trong thời kỳ Nhật Bản có nhiều biến
động. Trước tiên đó là sự phát triển đến chóng mặt về kinh tế và tất nhiên sự
biến đổi đó khơng thể khơng có tác động tới văn hóa. Mặt khác, do tác động
của trận động đất lịch sử ở Canto (1923), chiến tranh thế giới lần thứ hai
(1939 – 1945) và đặc biệt là việc Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống
thành phố Nagasaki và Hirosima, cướp đi tính mạng hàng vạn người và để lại
những dư chấn nặng nề. Sau những biến động đó, Kawabata tuyên hứa rằng
sẽ như hồn thiêng sông núi Nhật Bản và chỉ tìm vẻ đẹp “mơ hồ, mong manh”

của nỗi buồn. Ơng thừa nhận “Khơng bao giờ tơi trút được ám ảnh rằng mình
là người lang thang ưu sầu. Là người luôn luôn mơ mộng. Tuy rằng chẳng
bao giờ chìm đắm hồn tồn trong mơ mà vẫn ln ln thức giữa khi
mơ…Từ sau thất bại tơi chìm vào nỗi buồn - một nỗi buồn ngự trị triền miên
trong tâm thức người Nhật chúng tơi. Từ đó trở đi tơi chỉ viết những khúc bi
thương” [8, tr.15].
Với cách sống ôn nhã cùng tài năng văn học của mình, Kawabata bước
vào nghề văn với nhiều thuận lợi. Ơng có tiếng nói quan trọng trong cả văn
giới lẫn chính giới Nhật Bản đến mức người ta cho rằng những bài viết giới
thiệu các nhà văn trẻ của ông là lá bài quyết định sự nghiệp của nhà văn ấy.
Ông cũng từng giữ chức Chủ tịch Hội văn bút Nhật Bản trong một thời gian
khá dài từ năm 1948 đến năm 1965.
Mặt khác Kawabata còn nhận được sự giúp đỡ của nhà viết kịch tên
tuổi và uy tín trong giới văn thời đó Kikuchi Kan. Theo lời của Kan, Kan đã
bị ấn tượng bởi cách cư xử ơn hịa của Kawabata trong lần gặp đầu tiên. Có
thể nói, với một nhà văn trẻ sự đỡ đầu của một bậc tiền bối có tên tuổi trên
văn đàn có ý nghĩa vơ cùng. Và sau này khi đã nổi tiếng, Kawabata cũng luôn


rộng lòng làm việc này cho lớp đàn em nếu đó là những người tài năng thực
sự.
Là người chịu nhiều đau thương, mất mát từ nhỏ luôn cần một mái ấm,
một tình cảm thân thiết Kawabata cực lực phản đối việc tự sát là một việc
không quá xa lạ trong “văn hóa chết” của người Nhật. Kawabata từng bày tỏ
thái độ bất bình trước những người tự sát, ngay cả khi đó là Akutagawa
Ruynosake - người mà ơng vơ cùng kính trọng, rằng “cho dù một người có
thể chán ghét thế giới này đến thế nào, thì tự sát cũng khơng phải là hình thức
của khai sáng, cho dù có thể đáng khâm phục thì người tự sát cũng cịn lâu
mới tới được cõi niết bàn” [6, tr.41]. Ông bất bình và đau đớn bởi cách chết bi
thảm ấy đã lấy đi khơng ít bạn bè thân thiết quanh mình. Thế nhưng cả nước

Nhật đã phải bàng hồng và khó hiểu, tại sao một người luôn phản đối những
cái chết phi tự nhiên như Kawabata mà ngày 16 tháng 4 năm 1972 lại giam
mình trong căn phịng đầy khí ga bên bờ biển Kamakura, nơi ông chọn để kết
thúc cuộc đời thành công nhưng mang nặng dấu ấn bất hạnh từ tuổi thơ. Có lẽ
“người lữ khách mn đời đi tìm cái đẹp” ấy muốn có một chuyến khởi hành
đến một vùng đất nơi ông chưa từng đặt chân tới” [6, tr.41].
Suốt đời hoạt động không mệt mỏi, văn nghiệp của Kawabata phong
phú đồ sộ và thành công ở nhiều thể loại. Dù ở bất cứ thể loại nào mà
Kawabata thử nghiệm, chúng luôn là những “mỹ thư” được yêu mến và trân
trọng như bất kỳ báu vật nào trong di sản mà ông để lại cho nhân loại.
1.2. Về thể loại và truyện ngắn Trong lòng bàn tay của Kawabata
1.2.1. Khái niệm truyện ngắn
Thể loại truyện ngắn là một thể loại văn học được coi là “xung kích”
của đời sống văn học, một thể loại có tính chất “thuốc thử” đối với hầu hết
các nhà văn trên con đường sáng tạo nghệ thuật đầy cam go.


Trước hết chúng ta có thể khẳng định rằng trong tiến trình phát triển
chung của văn học thể loại truyện ngắn xuất hiện tương đối muộn trong lịch
sử văn học. Nó xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí xuất bản đầu thế kỷ XIX ở
phương Tây, phát triển lên đến đỉnh cao nhờ những sáng tác xuất sắc của văn
hào E.T.A Hoffmann và Anton Chekhov, sau đó trở thành một hình thức nghệ
thuật lớn của văn học thế kỷ XX.
Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện
của đời sống, đời tư, thế sự, hay sử thi nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. “Tác
phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền
một mạch khơng nghỉ” [6, tr.360]. Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời
hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật
nhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn
tự sự đối với cuộc đời, tái hiện cuộc sống đương thời.

Truyện ngắn nói chung khơng phải vì truyện của nó “ngắn” mà vì cách
nắm bắt thể loại. Tác giả của truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một
hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống
tâm hồn của con người. Chính vì vậy mà trong truyện ngắn thường rất ít
nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Nếu so sánh trong tương quan với thể loại tiểu
thuyết nhân vật chính là một thế giới thì nhân vật chính trong truyện ngắn là
một mảnh nhỏ của thế giới. Truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắc
họa những tính cách điển hình có cá tính đầy đặn và nhiều mặt trong tương
quan với hồn cảnh. Nhân vật trong truyện ngắn thường là hiện thân cho
một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con
người.
Cốt truyện của truyện ngắn có thể là nổi bật, hấp dẫn nhưng chức năng
của nó nói chung là để nhận ra một điều gì. Cái chính của truyện ngắn là gây
một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người.


Kết cấu của truyện ngắn thường là một sự tương phản, liên tưởng. Bút
pháp trần thuật thường là chấm phá. Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất
của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang nhiều ẩn ý
tạo cho tác phẩm mang chiều sâu chưa nói hết. Ngồi ra giọng điệu, cái nhìn
cũng hết sức quan trọng làm nên cái hay của truyện ngắn.
Yếu tố qua trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cơ đúc, có
dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những
chiều sâu chưa nói hết.
Từ những gì đã phân tích trên, ta có thể đưa ra một kết luận chung rằng:
Truyện ngắn là tác phẩm từ sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xi thành
những câu chuyện có cốt truyện. Cốt truyện thông qua các hành động của
nhân vật mà diễn ra, nhân vật thông qua các hành động của mình mà bộc lộ
tính cách; xung đột giữa các tính cách và hồn cảnh tạo ra vấn đề của truyện
ngắn. Và đằng sau mỗi câu chuyện có khả năng gây ra một hiệu ứng thẩm mỹ

trong lòng người đọc.
1.2.2. Khái niệm Truyện ngắn trong lòng bàn tay
Một số cách hiểu về tên gọi: Cái tên Truyện ngắn trong lòng bàn tay đến
từ tiếng Nhật Tenohira no shosetsu (chưởng tiểu thuyết) như cách gọi hầu hết
các nhà văn học sử. Đó là một thể loại văn học có đặc điểm là ngắn, ngắn đến
nỗi có thể gói gọn trong lịng bàn tay. Thể loại này cịn được nhà phê bình văn
học Chiba Kameo (1878 - 1935), một người cổ vũ cho phong trào đại chúng
dưới thời Taisho (1912 - 1926) gọi là Shơhen ShơSetSu (chưởng biên tiểu
thuyết). Ngồi ra nhà phê bình HaseganaIzumi (sinh năm 1918), một người
thân cận với Kawabata đã chủ trương phải đọc là Tangakoro ShôSetSu tuy
viết cùng ba chữ Hán Chưởng biên tiểu thuyết. Hangana kể lại mình vì thắc
mắc nên đã hỏi ý kiến của Kawabata và chính nhà văn đã đồng ý với cách độc
này.


Chúng ta thấy rằng có rất nhiều cách hiểu khác nhau về việc dịch nhan
đề truyện ngắn Kawabata từ tiếng Nhật sang tiếng Việt Nam. Điều này gây rất
nhiều khó khăn khi dịch ra tiếng Việt, không biết nên gọi Trong lòng bàn tay
hay Một gang tay hay Trong gan bàn tay. Sau khi tham khảo cả lối hiểu của
người Tây phương nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất cách gọi Truyện ngắn
trong lịng bàn tay.
Cho nên chúng tơi sẽ đồng nhất với cách gọi tập truyện ngắn Kawabata
là Truyện ngắn trong lịng bàn tay.
Có thể nói Truyện ngắn trong lòng bàn tay của Kawabata đứng giữa biên
giới của thơ, tùy bút, hồi ký và truyện ngắn. Nhiều khi ta thấy ơng như kể lại
những gì xảy ra trong giấc mơ. Thay vì làm thơ, ơng lồng khung những gì
định viết trong tác phẩm văn xuôi. Thể loại văn chương này phù hợp với bản
tính ơng - một con người mơ mộng, tinh tế, nhạy cảm.
Thời gian sáng tác và số lượng: Kawabata bắt tay vào viết các Truyện
trong lòng bàn tay từ năm 1921 đến năm 1972. Truyện ngắn đầu tiên mang

tên Dầu (Abura), được đăng trên tạp chí Shinshicho tháng 7 năm 1921. Nếu
theo như tuyển tập của Hasegawa Izumi thì có 147 truyện
Trong ghi chép về Xứ tuyết (Yukiguni –sho), Truyện ngắn trong lòng
bàn tay cuối cùng đã đăng trên tạp chí Sunday ngày 13 tháng 8 năm 1972.
Ngồi ra Kawabata cịn viết rất nhiều truyện ngắn nữa song do một số điều
kiện chưa được đăng hoặc bị thất lạc nên có thể nói rằng Truyện ngắn trong
lịng bàn tay đến nay vẫn chưa có một số liệu cụ thể chính xác nào. Truyện
ngắn trong lịng bàn tay của Kawabata có nội dung rất phong phú và đa dạng
nếu đọc kỹ, phân tích có thể chia thành nhiều chùm mang đặc điểm khác nhau
và sau khi tìm hiểu và tham khảo một số tài liệu chúng tôi có thể chia thành
các dạng sau, cụ thể:


1. Chùm truyện có tính cách tự thuật liên quan đến hồn cảnh mồ cơi
cha mẹ và cuộc sống bên cạnh người đàn ơng mù lịa như: Hồn cốt (Hone
hiroi, 1949), Hương nắng (Hinata, 1923), Mẹ (Haha, 1926), Hai mươi năm
(Nijuunen, 1925)…
2. Chùm truyện có tính chất tự thuật liên quan đến mối tình đầu như
Món đồ dễ vỡ (yowki Utsuwa, 1924), Người con gái đi về phía lửa (Hi ni yuku
kanojo, 1924)…
3. Chùm truyện lấy bối cảnh miền Izu thơ mộng với các bến cảng, suối
nước nóng nơi đó có những nàng con gái tươi tắn (Gensha), đầy sinh lực, biết
vượt khó khăn trong cuộc sống như Tóc (Kami, 1924), Nàng O – Shin tâm bồ
tát (O – Shin, 1925), Bến cảng (Minato, 1924), Chiếc giày mùa hạ (Natsu no
Kutsu, 1926), Chiếc nhẫn (Yubiwa, 1924), Mùa đong gần kề (Fuyu chikashi,
1926), Kẻ trộm quả dâu lá bạc (Gumi nusutto), Lời nguyện cầu của người
trinh nữ (Shojo ni inori, 1926), Người đẹp trên lưng ngựa (Umabijin), Có ơng
trời (Kami imasu, 1926), Đôi mắt mẹ (Haha no me, 1928), Ghềnh đá trơn trợt
(Suberi iwa, 1925), Tòa lâu đài (Gyokudai, 1925), Cám ơn (Airgato, 1925),
Biển (Umi, 1925), Cô tiểu thư ở Suruga (Suruga reijo,1927)…

4. Chùm truyện với bối cảnh của xóm bình dân Asakura nơi còn đọng
cái duyên thầm của Edo lịch sử. Phần này tuy khơng nhiều nhưng cũng có thể
kể đến Xướng ngôn viên người Nhật (Nihonjin anna, 1929), Con gà và cô đào
hát (Tori to Odoriko, 1930), Phấn và xăng dầu (Oshiroi to gasolin), Ơn g
chồng bị trói (Shibarareta Otto, 1930)…
5. Chùm truyện giống như những bức ảnh chụp quang cảnh thời hậu
chiến, nói đến nhiều thể nghiệm tâm lý trong sinh hoạt bản thân và con đường
đi về cõi người già như trong Người đàn ông không cười (Warawannu otoko,
1929), Thuyền lá tre (Sarabune, 1950), Hoa mơ hồng (Kôbai, 1948), Quả
trứng (Tamago, 1963)…


6. Chùm truyện mô tả thế giới huyền ảo của những giấc mơ như Chiếc
xe tang (Reikyusha, 1926), Lũ cá vàng trên sân thượng (Okujơ no Kingyo,
1926), Chết chung vì tình (Shinijuu, 1926), Vượt qua cái chết (Fuji, 1963)…
Truyện ngắn trong lòng bàn tay, cái tên đầy thú vị làm chúng ta bất giác
hình dung ra những mẫu chuyện trong truyện ngắn giống như những bàn tay
nhỏ xinh đang úp vào nhau để tạo ra một khoảng trống và bên trong bàn tay
ấy chứa đựng cả thế giới vạn vật mang vẻ đẹp và tâm hồn Nhật Bản. Có thể
rất vơ tận nhưng khi chúng ta xịe hai bàn tay ấy ra là có thể cảm nhận được
nét riêng của đất nước Nhật đó là những khoảnh khắc của tuyết rơi, hoa anh
đào trổ bông…là khoảng ngưng đọng của thời gian bất giác xoáy sâu vào tâm
hồn người cảm nhận.
Theo nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, nếu như văn hóa Ấn Độ thiên về tư
duy và thần bí, văn hóa Trung Quốc thiên về hành động và thức tiễn thì văn
hóa Nhật Bản thiên về tình cảm và cái đẹp. Chảy trong mạch nguồn văn hóa
ấy, thơ văn Nhật Bản thể hiện ở mức cao nhất cái tín ngưỡng tơn thờ cái đẹp.
Tiếp nối truyền thống văn học của dân tộc, Kawabata đã viết nên những kiệt
tác văn chương thấm đẫm màu sắc Nhật Bản. Có thể nói rằng với nhiều tác
phẩm để đời, song Truyện ngắn trong lòng bàn tay có lẽ được xem là vẻ đẹp

hiện thân của vẻ đẹp Nhật Bản rõ nét nhất. Ở đó Kawabata đã tìm về với cội
nguồn để yêu cái đẹp, khát khao cái đẹp và thấm nhuần những nguyên lý mỹ
học của dân tộc.
Nếu theo mỹ học Mác xít, cái đẹp là một phạm trù thẩm mỹ dùng để chỉ
một phẩm chất thẩm mỹ của sự vật khi nó phù hợp với quan niệm con người
về sự hồn thiện và tính lý tưởng, có khả năng gợi cho con người thái độ thẩm
mỹ tích cực do sự tác động qua lại giữa đối tượng và chủ thể. Trong Truyện
ngắn trong lòng bàn tay cái đẹp được kết hợp từ sự khơng hồn thiện đơn sơ
với sự thận trọng tỉnh táo, cái đẹp tự nhiên cộng với sự giản dị.


Đọc Truyện ngắn trong lịng bàn tay chúng ta ln bắt gặp hình ảnh
người lữ khách đi tìm cái đẹp, cái đẹp mong manh, đơn sơ giản dị ẩn chứa
trong những sự vật con người bình thường. Thế nhưng bằng tâm hồn nhạy
cảm và đôi mắt tinh tế Kawabata đã vẻ ra trước mắt chúng ta bao nhiêu là vẻ
đẹp, những vẻ đẹp có vẻ bình dị khó nắm bắt trọn vẹn song qua lăng kính,
ngịi bút của ơng trở nên cao quý bởi trong tâm hồn Kawabata luôn biết cách
nâng niu, trân trọng cái đẹp.
Bên cạnh khao khát đi tìm cái đẹp của thiên nhiên, người lữ khách cịn ra
ra đi tìm kiếm cái đẹp ở những người phụ nữ trong trắng. Trong Truyện ngắn
trong lịng bàn tay, hình ảnh các cô gái luôn là những mái ấm hay là chỗ
nương náu của người lữ khách trên mỗi chặng đường ra đi.
Cuộc đời Kawabata là đằng đẵng những chuỗi ngày buồn vì sự sinh li tử
biệt của những người thân yêu, vì sự hưng vong của dân tộc. Thậm chí buồn
cả những nỗi buồn vu vơ như một cơn gió thoảng qua nhưng dịu ngọt và thấm
thía. Chính vì thế mà trong các thể loại văn chương Kawabata sáng tác đều
dành trọn cho nỗi buồn đặc biệt là những mẫu chuyện nhỏ trong chùm Truyện
ngắn trong lòng bàn tay. Với cách kết thúc lửng đã tạo ra những khoảng lặng
vừa có sức ám ảnh cho người đọc, vừa để cho người đọc chìm đắm vào suy
nghĩ để lấp đầy những khoảng trống ấy theo cách nghĩ của mình. Mỗi mẩu

chuyện khi khép lại chúng ta vẫn cảm nhận được dư vị của nỗi buồn. Một nỗi
buồn tinh tế, mênh mông như đang lan tỏa trong không gian và nỗi buồn ấy
bắt nguồn từ quan niệm thẩm mỹ của người dân xứ sở Phù Tang, họ thích
những gì tự nhiên, giản dị và bình lặng. Đó là niềm bi cảm aware “băng qua
bao thế kỷ Tanka và Haicu, niềm bi cảm ấy lại truyền xuống ngòi bút của
Kawabata”.
Truyện ngắn trong lịng bàn tay của Kawabata như một bơng hồng vàng
dâng hiến cho bạn đọc bao thế hệ. Nơi đây đã lưu giữ biết bao vẻ đẹp của con


người, thiên nhiên Nhật Bản. Nó giúp cho con người cảm nhận được sâu sắc
hơn giá trị của cuộc sống. Chính vì thế cho đến hơm nay và mai sau bạn đọc
vẫn nhớ tới ông, vẫn yêu mến ông với những tác phẩm tìm về cội nguồn dân
tộc.
1.2.3. Truyện ngắn và Truyện ngắn trong lòng bàn tay của Kawabata - những
đoản khúc thi ca
Truyện ngắn Kawabata là thế giới của nỗi buồn và cái đẹp. Hướng tới
cái đẹp, dùng cái đẹp làm kim chỉ nam cho sáng tác văn học là truyền thống
của văn học thế giới. Nhưng yêu cái đẹp đến mức tơn thờ, đến mức trở thành
tín ngưỡng và đi vào tâm niệm con người thì chỉ có thể là văn chương xứ sở
Phù Tang. Và tiếp nối truyền thống ấy, Kawabat nguyện suốt đời làm người
lữ hành đơn độc trong hành trình tìm kiếm và gìn giữ, cứu rỗi cái đẹp đang
tàn phai.
Cùng với dòng chảy của thời gian, truyện ngắn của Kawabata ngày càng
khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học hiện đại. Làm nên sức
cuốn hút mãnh liệt đó chắc hẳn khơng phải vì đây là những truyện quá ngắn,
quá đặc biệt về dung lượng mà theo chúng tơi có lẽ ngun nhân nằm ở giá trị
của các truyện ngắn.
Xét về mặt nội dung: Như chúng ta đã biết văn học Nhật Bản ln viết
về những cuộc hành trình tìm đến thiên nhiên như một biểu tượng của cuộc

hành trình tìm kiếm cái đẹp, ý nghĩa đích thức của cuộc đời. Nếu ở thơ Haiku
của Basho chủ đề xuyên suốt là cuộc hành trình đi tìm cái đẹp trong thiên
nhiên và thế giới tinh thần con người, thơ Myoe tràn ngập ánh trăng, đắm
mình trong thứ ánh sáng huyền diệu thì trong truyện ngắn của Kawabata
chúng ta cũng luôn bắt gặp những hình ảnh thiên nhiên đầy màu sắc tươi đẹp,
đó là một bãi biển vào mùa thu, một cơn mưa rào mùa hạ hay một khoảnh
khắc của sự vật lúc giao mùa. Là người duy mỹ, Kawabata luôn yêu cái đẹp,


muốn cái đẹp được tôn vinh. Bức tranh xinh đẹp về thiên nhiên Nhật Bản với
những nét đặc trưng riêng, về con người Nhật với những nét đẹp thuần khiết
được Kawabata gọt dũa dưới ngịi bút, trang văn của mình càng trở nên đẹp
hơn, dịu nhẹ hơn mang đầy hương sắc của dân tộc Nhật.
Hơn nữa, những truyện ngắn của Kawabata tuy được thể nghiệm trong
những hình thức mới nhưng không hề xa lạ với văn chương truyền thống bởi
chúng chuyên chở những giá trị làm nên bản sắc Nhật Bản. Sáng tác của ông
là một minh chứng tuyệt vời cho sự nhạy bén trong tư duy văn hóa của người
Nhật. Chính sức sáng tạo bền bỉ, biết dung hịa giữa truyền thống và hiện đại,
giữa Đông và Tây đã đưa các tác phẩm của ơng nói chung và thể loại truyện
ngắn nói riêng vượt ra khỏi biên giới nước Nhật để hòa vào biển lớn của văn
chương thế giới. Cụ thể đó là kawabata đã biết tiếp thu một cách khoa học
chủ nghĩa hiện đại phương Tây mà ở đó nghệ thuật biểu đạt hiện đại phương
Tây là phương tiện để chuyên chở một tinh thần Nhật Bản.
Ngoài ra, những triết lý, những suy tư về cuộc đời, về thiên nhiên, về
mối giao hòa giữa lòng người với thiên nhiên của Kawabata được hiện lên
một cách giản dị mà sâu sắc trong các truyện ngắn. Từ đó chúng ta phải tự
suy ngẫm, chiêm nghiệm để rút ra những bài học quý báu cho bản thân.
Mặt khác, xét trên phương diện nghệ thuật: Trong truyện ngắn của
Kawabata - nhà văn đã đưa vào và sử dụng các yếu tố huyền ảo như một biện
pháp đặc trưng mang tính nghệ thuật. Chính các sắc thái thẩm mỹ của cái

huyền ảo khơng hề làm giảm giá trị hiện thực của các tác phẩm mà nó cịn
cung cấp cho chúng ta cách nhận diện về cuộc sống, làm gia tăng điểm nhìn
nghệ thuật và các chiều tiếp cận hiện thực. Các yếu tố huyền ảo xuất hiện
không chỉ xuất hiện riêng trong các truyện ngắn mà còn ở một số tiểu thuyết
(Người đẹp ngủ say, Tiếng rền của núi…) nhưng với mức độ đậm đặc khác
nhau. Đọc các sáng tác của Kawabata chúng ta như lạc vào một thế giới mộng


ảo, kỳ dị và ở đó cái huyền ảo thực sự trở thành một phương tiện nghệ thuật
đặc sắc làm nên giá trị tác phẩm.
Điều đặc biệt là ở Kawabata, các yếu tố huyền ảo được nhà văn sử
dụng trong các tác phẩm chỉ là một trong những cách thức chuyển tải thông
điệp. Không giống nhà văn Marquez sử dụng huyền ảo như một thứ tôn chỉ
sáng tác, một trào lưu văn học. Đó cũng là nét khác biệt của văn học huyền ảo
Mỹ Latinh và văn học huyền ảo phương Đơng. Chính văn hóa và tư duy nghệ
thuật trong suốt hàng nghìn năm phát triển của các dân tộc đã hun đúc tạo nên
những giá trị văn hóa nghệ thuật độc đáo khác nhau. Kawabata sử dụng yếu tố
huyền ảo như là một hình thức đặc biệt để chuyển tải các thông điệp nghệ
thuật trong các tác phẩm của mình, đó là hướng đến việc phản ánh cái đẹp hư
ảo trong thiên nhiên và con người Nhật Bản.
Từ đó có thể nói, thành cơng của thể loại truyện ngắn Kawabata bắt
nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau thuộc về phương diện nội dung và nghệ
thuật. Trong đó yếu tố huyền ảo là chất liệu quan trọng nhất làm nên giá trị
nhân văn, sự hấp dẫn lôi cuốn người đọc.
1.3 Yếu tố huyền ảo trong văn học
Theo Từ điển Tiếng Việt “Huyền ảo có vẻ vừa như thực, vừa như hư, như
trong giấc mơ, thường tạo nên vẻ đẹp kỳ lạ và bí ẩn”. Như vậy chúng ta có thể
khẳng định yếu tố hoang đường, thực hư lẫn lộn là thuộc tính khơng thể thiếu
của huyền ảo.
Từ “huyền ảo” được sử dụng như một thuật ngữ trong văn học từ những

năm 60 của thế kỷ XX trong văn học Mỹ Latinh. Do tính chất phong phú của
những khái niệm về trào lưu hiện thực huyền ảo nổi tiếng, chúng tôi nhận
thấy rằng cần thiết phải xác lập một quan điểm riêng làm nền tảng cho những
bước triển khai tìm hiểu đề tài. Bởi mặc dù có những nhận thức khác nhau về
nguồn gốc, đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học nhưng


vẫn có thể tìm ra được một số đặc điểm chung trong quan niệm của các nhà
văn, nhà nghiên cứu trên thế giới. Dựa trên những tài liệu tìm được đồng thời
chọn lọc qua các định nghĩa về thuật ngữ này chúng tôi xác định một số điểm
tựa cho khái niệm như sau:
Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi,
Nxb Giáo Dục, 2006), chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là “Nguyên tác sáng tác
của các nhà văn là “biến hiện thực thành hoang đường mà khơng đánh mất
tính chân thực”. Để gây hiệu quả hoang đường, các tác giả thường sử dụng
hình tượng biểu trưng, ngụ ý, liên tưởng, ám thị, phóng đại, khoa trương,
người và hồn ma bất phân, trật tự thời gian bị xáo trộn, thực và ảo hịa quyện”
[7, tr.66]
Ngồi ra cịn có một số định nghĩa về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo mà
chúng tôi chỉ xin nêu khái quát như sau: Cái huyễn hoặc kết hợp với chủ
nghĩa hiện thực một phong cách nghệ thuật hoặc văn học mô tả những đề tài
kỳ ảo hoặc huyền thoại theo cách thức hiện thực hay Tiểu thuyết và truyện
ngắn hiện thực huyền ảo có đặc trưng là diễn tiếp trần thuật dồn dập, trong đó
hiện thực có thể nhận diện lại trộn lẫn với cái kinh ngạc và không thể giải
thích được, những yếu tố của giấc mơ, truyện thần tiên hoặc huyền thoại kết
hợp với cái thường ngày, thường được khảm vào tác phẩm hoặc được khúc xạ
và tái hiện qua lăng kính văn hóa.
Đồng thời kết hợp với việc tìm hiểu khái quát về thế giới nhân vật, bút
pháp của nhà văn Marquez qua một số tác phẩm nổi tiếng đại diện cho trào
lưu hiện thực huyền ảo, chúng tơi có thể đưa ra một kết luận chung rằng: Là

một phạm trù của tư duy nghệ thuật, yếu tố huyền ảo là sản phẩm của trí
tưởng tượng. Nó tồn tại trên trục thực - hư và được tạo ra bởi sự kết hợp,
chuyển giao giữa cái bình thường và cái siêu nhiên, giữa cái lôgic và phi
lôgic. Được đặc trưng bởi tính chất mơ hồ, nó được thể hiện dưới hình thức


×