Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Giá trị thẩm mĩ của yếu tố kì ảo trong sáng tác của phan hồn nhiên, thể hiện trên các bình diện cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, kết cấu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.25 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

LÊ THỊ HUỆ

Giá trị thẩm mĩ của yếu tố kì ảo trong sáng
tác của Phan Hồn Nhiên, thể hiện trên các
bình diện cốt truyện, không gian, thời gian,
nhân vật, cốt truyện, ngơn ngữ, kết cấu

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Yếu tố kì ảo trong tác phẩm văn chương đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật,
khiêu khích tư duy bình thường của con người bằng những điều khác lạ, mới mẻ
để người đọc không nhẵn mặt với cuộc sống. Từ cổ chí kim, phương diện này ln
được nhà văn sử dụng tài tình như một phương tiện nghệ thuật đắc lực để biểu đạt
nội dung, tư tưởng tác phẩm.
Thế giới kì ảo, thế giới của ma quỷ thần tiên với những phép màu hư ảo,
huyền diệu có mặt ngay ở buổi bình minh trong lịch sử văn chương nhân loại,
được xuất phát và nuôi dưỡng từ truyền thống văn hóa kết tinh qua ngàn đời thành
một dịng chảy miên viễn khơng ngừng nghỉ. Từ Đơng sang Tây, nó đã quyến rủ,
làm đắm say bao thế hệ độc giả với những tác phẩm có âm hưởng độc đáo và sức
vang vọng đến lạ lùng.
Trong văn học viết Việt Nam, yếu tố kì ảo tuy xuất hiện với mức độ đậm
nhạt khác nhau nhưng thời nào cũng có. Từ giai đoạn sau 1986, yếu tố kì ảo có
chiều hướng gia tăng và trở thành “một hiện tượng văn học” trong sáng tác của Hồ


Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo…Họ đã góp phần làm
mới diện mạo văn xuôi Việt Nam trong mấy thập niên vừa qua. Hòa vào dòng
chảy ấy, Phan Hồn Nhiên là nhà văn góp phần tạo ra xu hướng cách tân trong nền
văn xuôi Việt Nam đương đại. Phan Hồn Nhiên đã thực sự tỏa sáng, có vị thế nhất
định trong văn học kì ảo đương đại với những tác phẩm Những đôi mắt lạnh,
Chuỗi hạt Azoth, Xuyên Thấm. Tác phẩm của chị đã vẽ lên trước mắt độc giả một
bức tranh lung linh sắc màu kì ảo, bức tranh của những điều kì bí, của thực hư đan
quyện, của sự mơ hồ, giữa sống và chết. Phía sau các yếu tố đặc trưng của thể loại
fantasy, đây thực sự là một câu chuyện xúc động về tình yêu thương, tình yêu giữa
bố mẹ, tình yêu của những trái tim non trẻ với những gắn kết bền bỉ, băng qua


khơng gian và thời gian để tìm đến nhau. Yếu tố kì ảo đã tạo ra một thế giới hình
tượng đầy sức hấp dẫn, vừa lạ lại vừa quen trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên.
Đây cũng chính là một trong những gam màu chủ đạo làm nên bức tranh đầy mê
hoặc và lôi cuốn trong những sáng tác của nữ văn sĩ trẻ tuổi, sung sức này.
Nghiên cứu yếu tố kì ảo trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên, chúng ta có
thêm cơ sở khoa học để nghiên cứu, khẳng định những đổi mới trong nghệ thuật tự
sự của văn xuôi Việt Nam đương đại, đồng thời sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn
về thế giới nghệ thuật của nhà văn, cũng như có những nhìn nhận, đánh giá xác
đáng hơn về quá trình vận động của văn xuôi Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu về văn học kì ảo nói chung
Trong dòng chảy của văn học Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, yếu
tố kì ảo đã tạo nên những nét độc đáo trong diện mạo văn học. Cái kì ảo trong văn
chương nghệ thuật đã trở thành đối tượng hấp dẫn, lơi cuốn giới nghiên cứu, phê
bình văn học khơng chỉ trong nước mà cịn ở các nước trên thế giới. Yếu tố kì ảo
xuất hiện trong văn học với một mật độ không ngừng.
Lúc đầu người ta thấy xuất hiện những chuyên san về văn học kì ảo trên các
tạp chí lớn, ví như tạp chí Europe của Pháp. Ở Mỹ có chuyên san Les Fantastique

américain. Ở Liên Xơ cũ và nước Nga hiện nay có hàng trăm tạp chí chun
ngành dành riêng cho văn học kì ảo, nghệ thuật kì ảo và thế giới ảo như một sinh
hoạt văn hoá đại chúng trên mạng Internet.
Cho đến ngày hơm nay, đã có biết bao cơng trình trong và ngồi nước
nghiên cứu về yếu tố kì ảo:
Trong tiểu luận Tìm hiểu các dạng truyện kì ảo trong văn học cổ trung đại
và cận đại Đông Tây nhà nghiên cứu pêh bình văn học Nguyễn Huệ Chi đã luận
giải khá rõ về lý thuyết và thực tiễn truyện kì ảo trong đời sống văn học Phương
Tây và Trung Hoa từ cổ đại cho đến cận đại. Bài viết cũng đã xác lập được diện
mạo “Truyện truyền kì” trong văn học cổ cận đại Việt Nam trong quan hệ đối sánh


với văn học kì ảo nước ngồi. Ơng nhận định: “Văn học Việt Nam trong hàng
nghìn năm chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn học và văn hóa Trung Quốc, lẽ dĩ
nhiên, cái kì ảo Trung Quốc tưởng cũng nên nhìn sang chân trời xa hơn, thử xem
cái kì ảo phương Tây có những đặc sắc gì, có những biểu hiện gì chung với cái kì
ảo phương Đơng, hoặc giả có thể soi tỏ được chút gì cho việc tìm tịi các dạng
thức, các đặc điểm của cái kì ảo trong văn học dân tộc” [4].
Tzevan Todorov (2007), Dẫn luận về văn chương kì ảo, Nxb Đại học Sư
phạm Hà Nội, Todorov cho rằng: “Cái kì ảo giống như một giới hạn nhất định
giữa cái kì diệu và cái kì lạ, và ông khẳng định thái độ lưỡng lự, do dự hoài nghi
của độc giả khi tiếp xúc với những hiện tượng khác lạ sẽ tạo nên cái kì ảo” [21,
tr.34].
Ở nước ta những năm gần đây cũng có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về
yếu tố kì ảo. Lê Nguyên Cẩn trong Cái kì ảo của Banzắc, (Nxb Giáo dục, 1999),
đưa ra định nghĩa “Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, là sản phẩm của
trí tưởng tượng. Nó hiện diện dưới hình thức thần linh, quái dị, ma quỷ, khác lạ,
phi thường, siêu nhiên” [3, tr.29]. Nhà nghiên cứu Lê Nguyên Long lại nhấn mạnh
cái kì ảo phải gắn liền với tính hiện thực và yếu tố kì ảo “chỉ tồn tại khi đối diện
với nó” trong sự độc lập giữa những cái siêu nhiên, hư huyễn với thế giới thực tại

[13]. Phùng Hữu Hải trong bài Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại
từ sau 1975, cũng cho rằng: “Yếu tố kì ảo khơng phải là cái gì hư vơ bên ngồi
con người mà nó được bắt nguồn từ chính thế giới tưởng tượng, tinh thần, thế giới
nội tâm bí ẩn của con người” [5].
Trong những mười năm trở lại đây, song song với sự phát triển chất kì ảo
trong văn học đương đại, đã có nhiều bài phê bình, luận án đề cập đến vấn đề này:
Luận án tiến sĩ: Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam
của Bùi Thanh Truyền cũng là một cơng trình nghiên cứu đáng chú ý. Trong luận
án, tác giả đã đi tìm nguyên nhân về sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xi
đương đại. Theo tác giả, sự có mặt trở lại của yếu tố kì ảo trong văn học giai đoạn


này xuất phát từ những nguyên nhân: từ những thay đổi của đời sống xã hội – văn
học, từ sự mở rộng quan niệm về hiện thực và đối tượng phản ánh của văn học, từ
sự mở rộng quan niệm về phương pháp sáng tác tiếp cận hiện thực và xuất phát từ
truyền thống văn hóa văn học dân tộc. Phải thấy rằng, đây là cơng trình nghiên
cứu có giá trị khoa học lớn góp phần giúp người đọc hình dung được sắc diện của
dịng văn xi kì ảo trong thời đại mới.
Yếu tố kì ảo trong văn xi nghệ thuật sau 1975, đặc biệt là văn xuôi đương
đại lại được quan tâm trong những năm gần đây. Có thể kể đến luận văn thạc sĩ và
luận án tiến sĩ: Yếu tố kì ảo trong văn xi đương đại Việt Nam của Bùi Thanh
Truyền. Hay đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Yếu tố huyền ảo trong văn xuôi
nghệ thuật Việt Nam sau 1975 của Hoàng Thị Vân. Phương thức huyền thoại
trong Văn học Việt Nam từ sau 1975 của Lê Thị Hường…Các bài viết trên đã đưa
ra những nhận định, phân tích, lý giải hiệu quả nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong
văn xi hiện đại Việt Nam sau 1975 ở những góc nhìn khác nhau.
Có thể nói, yếu tố kì ảo là đề tài thu hút rất nhiều sự quan tâm chú ý của các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, là mảnh đất màu mỡ để cho những ai có niềm
say mê khai phá và nghiên cứu.
Trên đây là một vài nhận xét của chúng tơi về các cơng trình nghiên cứu

yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam. Vì những nguyên nhân khách quan và năng
lực chủ quan, chúng tôi chưa thể tiếp cận và thống kê thật đầy đủ các bài viết,
công trình nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong văn học đã được cơng bố. Trong phạm
vi của một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi rất trân trọng những ý kiến, quan điểm,
cách đánh giá, nhận xét của các nhà khoa học đã đề xuất. Những ý kiến quý báu
đó sẽ giúp chúng tơi có những định hướng đúng đắn, vững chắc về mặt phương
pháp luận và phương pháp nghiên cứu, cũng như về mặt tư liệu tham khảo để có
thể hồn thành mục tiêu đề ra của luận văn.
2.2. Các bài viết về yếu tố kì ảo trong tác phẩm Phan Hồn Nhiên
Phan Hồn Nhiên là nhà văn trẻ xuất sắc, là cây bút nổi tiếng của báo Hoa
học trò xưa và nay. Đọc truyện ngắn của Phan Hồn Nhiên, chúng ta dễ lạc vào lối


viết truyện thông minh, dịu dàng và rất nhân hậu. Có thể nói, đọc truyện ngắn của
Phan Hồn Nhiên, người đọc sẽ thấy mình khơng cịn là “những biển cơ độc”, nơi
những trang sách của chị mà như tìm thấy tiếng nói chung, tiếng nói đồng cảm.
Tuy nhiên, nhiều độc giả chỉ biết đến nhà văn qua những tập truyện ngắn như:
Cánh trái, Người mưa, Dạt vịm, Đơi giày vng, Giao mùa…
Cho đến lúc, đến với dịng văn học kì ảo – fantasy, ngồi những cây bút trẻ
như Tơ Đức Quỳnh, Hà Thủy Nguyên, Phan Hồn Nhiên đã tạo ấn tượng đặc biệt
với những tác phẩm Những đôi mắt lạnh, Chuỗi hạt Azoth, Xuyên Thấm. Từ khi ra
đời, ba tác phẩm này nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn trẻ. Khơng ít
những lời nhận xét khen chê về thể loại này.
Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh phát biểu tại Hội nghị
viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII: “Văn chương là biển chứa tài năng vô tận, điều
quan trọng là người viết có đủ sức trở thành một thủ lĩnh xứng đáng tài hoa hay
khơng. Có cảm giác rằng dịng fantasy có thể mở ra nhiều cho cây bút trẻ Việt
Nam một lối đi “cũ người mới ta”, mang đến cảm hứng mới, phù hợp với những
sáng tạo, tưởng tượng của tuổi trẻ, tận dụng được nhiều kiến thức khoa học công
nghệ mới”. Từ đó ơng hướng đến nhận xét: “Ngay trong bộ ba tác phẩm của Phan

Hồn Nhiên, cuốn sau cùng chặt chẽ hơn hai quyển trước, và ba tác phẩm này vẫn
có thể hay hơn khả năng viết của Nhiên”
Dưới ngịi bút tinh tế giàu hình ảnh, Chuỗi hạt Azoth được độc giả tuổi mới
lớn đánh giá là hấp dẫn không kém những tác phẩm cùng thể loại của nước ngoài
như Trăng non, Chạng vạng. Chuỗi hạt Azoth hội tụ đầy đủ những yếu tố cần có
của một tác phẩm văn học giả tưởng, từ cốt truyện, kết cấu, tình huống đến bút
pháp.
Bộ ba tác phẩm Những đôi mắt lạnh, Chuỗi hạt Azoth, Xuyên Thấm đã
được đăng trên báo Hoa học trò và nhận được nhiều ủng hộ của bạn độc.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là những lời nhận xét, đánh giá về tác phẩm và
Phan Hồn Nhiên chứ chưa có một cơng trình cụ thể nào nghiên cứu về nhà văn và
yếu tố kì ảo trong những sáng tác của tác giả. Việc nghiên cứu Yếu tố kì ảo trong


sáng tác của Phan Hồn Nhiên là vấn đề có tính chất của một sự khai phá. Qua đây,
chúng tơi hi vọng sẽ giúp cho mọi người hiểu hơn về tác phẩm và có một cái nhìn
tồn diện hơn về bút pháp kì ảo của Phan Hồn Nhiên.
3. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ những vấn đề lý thuyết cơ bản về cái kì ảo trong văn học, khóa
luận sẽ khảo sát, phân tích và miêu tả các dạng thức biểu hiện của yếu tố kì ảo,
khám phá giá trị của yếu tố kì ảo trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên.
Tìm ra phương thức tiếp cận những yếu tố kì ảo trong sáng tác của Phan
Hồn Nhiên nói riêng và trong văn xi đương đại nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là giá trị thẩm mĩ của yếu tố kì ảo
trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên, thể hiện trên các bình diện cốt truyện, không
gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, kết cấu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tơi chủ yếu khảo sát trong ba tác phẩm

chính của Phan Hồn Nhiên: Những đôi mắt lạnh, Nxb trẻ năm 2009, Chuỗi hạt
Azoth, Nxb trẻ năm 2010, Xuyên thấm, Nxb trẻ năm 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
5.1. Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh và đối chiếu với các dòng văn
học khác, đồng đại cũng như lịch đại để thấy được sự gặp gỡ ảnh hưởng và đặc
biệt làm rõ những đóng góp mới của Phan Hồn Nhiên.
5.2. Phương pháp thống kê, phân loại: Nhằm nhận biết những tín hiệu “kì
ảo” trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên.
5.3. Phương pháp phân tích tổng hợp: Nhằm chỉ ra nét chung trong thế giới
kì ảo của cây bút nữ này.


6. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của đề
tài được triển khai thành 3 chương:
-

Chương 1: Phan Hồn Nhiên và những sáng tác đậm tính kì ảo trong văn
xi Việt Nam đương đại.

-

Chương 2: Yếu tố kì ảo trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên nhìn từ góc
độ thế giới hình tượng .

-

Chương 3: Yếu tố kì ảo trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên nhìn từ góc

độ phương thức trần thuật.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
PHAN HỒN NHIÊN VÀ NHỮNG SÁNG TÁC ĐẬM TÍNH
KÌ ẢO TRONG VĂN XI ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Yếu tố kì ảo trong văn học.
1.1.1. Khái niệm về yếu tố kì ảo
Trong rất nhiều phương tiện, chất liệu dùng để khám phá và phản ánh đời
sống khách quan thì trí tưởng tượng, sự hư cấu là một trong những chất men đem
lại hiệu quả thẩm mĩ tích cực. Nó được xem như một biện pháp nghệ thuật thể
hiện sức sáng tạo dồi dào của người nghệ sĩ trong việc tiếp cận và chiếm lĩnh hiện
thực. Bằng cách dùng một hình thức khơng có thực để phản ánh cái có thực, nhà
văn đã tạo nên một thế giới hoàn toàn mới mẻ, sinh động và khác lạ. Thế giới ấy
mở ra cánh cửa thu hút niềm say mê của con người. Đó chính là cái kì ảo. Và
khơng q khi cho rằng, cái kì ảo đã phát huy hết khả năng góp phần làm nên diện
mạo tinh thần và vẻ đẹp riêng cho tác phẩm.
Bàn về khái niệm kì ảo trong văn học, đến nay không chỉ ở Việt Nam mà
trên thế giới, giới nghiên cứu vẫn chưa tìm được định nghĩa thống nhất. Gần đây
trên nhiều sách, báo, tạp chí, ngồi thuật ngữ “truyện kì ảo”, chúng ta cịn thấy
nhiều thuật ngữ khác như: truyện kinh dị, truyện kì lạ, truyện huyền ảo, truyện
huyễn tưởng…để gọi tên những truyện mà nội dung và hình thức có chứa đựng
yếu tố kì ảo. Theo cách chia của TS Bùi Thanh Truyền, có thể chia hệ thống thuật
ngữ trên làm ba hướng:
Chú trọng đến chức năng tâm lý mà loại truyện này gây ra, nhấn mạnh
nhiều đến tính chất khác thường, khơng thực. Nó có chức năng giải trí, tiêu khiển.
Những khái niệm: truyện kinh dị, truyện huyễn hoặc, truyện dị thường…được xếp
theo hướng này.



Cái kì ảo như một thủ pháp nghệ thuật đắc lực để nhận thức và phản ánh
cuộc sống, nhưng vẫn chú trọng đến tính truyền thống vốn có. Ví dụ: Lê Nguyên
Cẩn sử dụng khái niệm truyện kì ảo. Đỗ Lai Thúy sử dụng khái niệm truyện kinh
dị…
Hướng thứ ba bao gồm những nhà nghiên cứu như Nguyễn Văn Dân, Đặng
Anh Đào, Lê Huy Bắc với các thuật ngữ như: Truyện huyễn tưởng, truyện qi dị,
truyện huyền ảo…
Chính sự khơng thống nhất trên đã khiến cho việc xác định nội hàm khái
niệm kì ảo gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
Nét chung giữa các thuật ngữ này là yếu tố lạ lẫm, bất thường, nửa hư nửa
thực. Trong Hán Ngữ đại tự điển, “kì” là khác thường. cịn “ảo” là khơng thực. Nó
thiên về tính chất li kì, hiếm thấy.
Nhưng “kì” cịn được coi là một hình thức tư duy nghệ thuật để tạo nên cái
“kì văn”. Cịn “ảo” là khơng thực, nó biểu hiện trạng thái mơ hồ của con người.
Nó xuất hiện do sự kích thích của một hiện thực cụ thể thường có tính chất kì lạ,
siêu phàm và trở thành cái bóng của hiện thực [24]. Tức là kì ảo phải bao hàm
trong nó cả cái ảo và cái kì, nghĩa là phân biệt nổi ranh giới giữa thực – hư, hoặc
cũng hồn tồn có thể có thật – cái thật mà người ta chưa bít hoặc ít thấy.
Tác giả Ngơ Tự Lập nhận định: “Kì ảo, đó chính là mê lộ nghệ thuật, và
cũng như trong những lĩnh vực khác, nó xuất hiện ở mọi nơi, khi trật tự đã trở nên
bó buộc, vừa đáng ghét vừa đáng sợ và tính hợp lý của trật tự ấy đã bị đặt thành
câu hỏi. Tuy nhiên, những thiết chế văn minh càng chặt chẽ, càng ráo riết thì sự
xuất hiện của nó càng kịch tính, như những gì chúng ta chứng kiến ở phương Tây”
[10, tr.29].
Roger Caillor cho rằng mọi cái kì ảo đều là một sự vi phạm trật tự quen
thuộc, một sự đảo lộn của cái khơng thể tiếp nhận được trong lịng những quy luật
bất biến của đời thường [3].



Như vậy, thuật ngữ Fantastique hay Fantastic, cái kì ảo chính là một phạm
trù tư duy nghệ thuật, một sản phẩm của trí tưởng tượng, được hiện diện dưới hình
thức thần linh, ma quỷ, khác lạ, phi thường, siêu nhiên. Tồn tại trong thực tế nghệ
thuật đặc thù, cái kì ảo tạo ra “sự đứt gãy trong chuỗi liên kết vũ trụ”, tạo nên “sự
do dự, phân vân trong lòng độc giả. Là sự xâm nhập của cái siêu nhiên trong cuộc
sống đời thường, là sự xâm lấn của yếu tố phi lơgic trong thế giới lơgic. Từ đó, nó
trở thành một lăng kính thẩm xét con người và cuộc đời, trở thành một phương
tiện nghệ thuật được sử dụng rộng rãi” [3, tr.29].
Khi nói về yếu tố kì ảo thì có rất nhiều cách gọi, cách định nghĩa khác nhau
về khái niệm này. Tuy nhiên từ những phân tích, định nghĩa trên, chúng ta có thể
đưa ra một kết luận chung rằng: Là một phạm trù của tư duy nghệ thuật, yếu tố kì
ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng. Nó tồn tại trên trục thực ảo và được tạo ra bởi
sự kết hợp, chuyển giao giữa cái bình thường và cái siêu nhiên, giữa cái lơgic và
cái phi lơgic. Được đặc trưng bởi tính chất mơ hồ, nó được thể hiện dưới hình thức
siêu nhiên, hư ảo, khác lạ, phi thường và độc đáo…và có khả năng gây ra một hiệu
ứng thẩm mỹ trong lòng người đọc. Ngồi ra, khơng chỉ là tấm gương phản chiếu
thế giới và con người, nó cịn là phương tiện để nhà văn khám phá hiện thực vừa là
công cụ thể hiện tư tưởng của nhà văn.
1.1.2. Con đường hình thành và phát triển của yếu tố kì ảo trong văn học
Được xem là một công cụ hữu hiệu của hoạt động sáng tác nghệ thuật, yếu
tố kì ảo ra đời đem lại cho văn học một sắc diện mới mẻ. Tuy vậy, sự xuất hiện
của yếu tố kì ảo khơng phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà có nhiều cơ sở, tiền
đề khác nhau thuộc về tâm lý con người và hoàn cảnh xã hội.
Cơ sở tâm lý của yếu tố kì ảo xuất phát từ tưởng tượng của con người.
Trước hiện thực cuộc sống đa dạng, đầy bí ẩn và luôn biến đổi. Con người từ bao
đời nay vẫn hằng khát khao tìm hiểu và chinh phục nó.
Bên cạnh cơ sở tâm lý, yếu tố kì ảo cũng bắt nguồn từ những tiền đề xã hội
nhất định. Lich sử đã chứng minh khi xã hội càng có nhiều mâu thuẫn, càng có



nhiều yếu tố chi phối, ràng buộc đến con người thì yếu tố kì ảo lại càng có cơ sở
để phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, khi xã hội càng hiện đại, càng văn minh thì yếu
tố kì ảo lại càng có cơ sở để tồn tại.
Trên cơ sở của những yếu tố tâm lý và xã hội, cái kì ảo đã ra đời và tạo
thành một dòng chảy xuyên suốt theo chiều dài lịch sử văn học nhân loại. Mặc dù
ở mỗi thời kì, ở mỗi quốc gia khác nhau, yếu tố kì ảo trong văn học lại mang
những sắc thái biểu hiện và ý nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung là chưa bao giờ
đứt mạch, chưa bao giờ vắng mặt trong hoạt động sáng tác nghệ thuật của con
người. Trong mạch nguồn phát triển của yếu tố kì ảo, ta có thể hình dung chặng
đường phát triển của yếu tố kì ảo qua ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn thứ nhất thuộc thời kì cổ đại (Khoảng năm 2000 TCN đến thế kỷ
XIII – trước thời Phục Hưng). Yếu tố kì ảo là một phương thức lý giải cuộc sống
thơng qua mơ hình đồng chất. Ở giai đoạn này, cái kì ảo thiên tính chất kì ảo thần
diệu, vì thời kì này con người nhìn cuộc đời bằng thế giới quan thần linh và suy
nghĩ bằng tư duy huyền thoại. Họ xem những yếu tố siêu nhiên, những cái kì quái,
hoang đường diễn ra trong cuộc sống của mình như những lẽ tất nhiên và khơng
hề hồi nghi hay băn khoăn gì cả. Với họ những ơng Bụt, bà Tiên, những con quái
vật, quỹ dữ…đều là có thật. Và họ tồn tại ngay trong thế giới của loài người hay ở
cõi bên kia thế giới mà chỉ khi chết đi hoặc có sự trợ giúp của quỷ, thần thì con
người mới đến được đó. Tính chất hoang tưởng, thần diệu của yếu tố kì ảo trong
giai đoạn này một mặt phản ánh nhận thức còn ngây thơ của con người thời cổ đại
khi giải thích các hiện tượng tự nhiên hay xã hội chỉ thơng qua trí tưởng tượng chủ
quan. Mặt khác thể hiện ước mơ khám phá, chinh phục thế giới của con người dù
đây chỉ dừng lại ở mức độ sơ khai.
Giai đoạn thứ hai, thời trung - cận đại (từ thế kỷ XIV đến hết thế kỷ XIX).
Yếu tố kì ảo trong văn học được soi dưới con mắt lí trí. Nhân loại tin vào lí trí nên
tiếp tục lí giải yếu tố kì ảo kiểu lí trí, những gì vượt ra ngồi giới hạn đó thì được
quy vào phần khả biến. Yếu tố kì ảo trong văn học giai đoạn này chịu sự chi phối
của thế giới quan khoa học. Nhờ sự soi sáng của lí trí và tư duy khoa học cái kì ảo



giai đoạn này cũng không hướng vào thế giới thần thánh, ma quỷ một cách chủ
yếu như trước, mà đã chú tâm nhiều hơn đến thế giới của con người. Yếu tố kì ảo
trong giai đoạn này là nơi con người giải bày những tâm tư thầm kín trước cuộc
sống, kì ảo vừa là nơi con người giải thốt khỏi những ràng buộc của quan niệm,
tư tưởng xã hội để sống thật hơn với bản thân, vừa là nơi con người thể hiện
những chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời. Mặt khác sự xuất hiện của yếu tố kì
ảo trong thời kì trung – Cận đại cịn gắn với việc thể hiện ý thức cá nhân của nhà
văn.
Giai đoạn thứ ba, thời kì hiện đại và hậu hiện đại (từ thế kỷ XIX trở đi). Cái
kì ảo trong văn học giai đoạn này có sự thay đổi to lớn so với cái kì ảo ở giai đoạn
trước. Bước sang thế kỉ hiện đại, các nhân vật thần linh, ma quỷ đã hoàn toàn biến
mất. Dù vẫn thiên về cái siêu nhiên, nhưng về bản chất đã có sự chuyển hướng từ
thế giới bên kia sang những sự kiện, những hiện tượng lạ về con người hay thế
giới. Yếu tố kì ảo giai đoạn này khước từ bị giải thích theo một logic nhất định.
Người ta không thể chỉ ra logic mà phải nhìn nhận tính đa diện và thơng hợp của
sự vật hiện tượng: đó là con đường của yếu tố kì ảo đi từ chủ nghĩa hiện đại và
ngày càng đậm hơn trong chủ nghĩa hậu hiện đại. Đó là quan niệm về không gian
và thời gian, về bản chất của sự vật hiện tượng, đó là sự nâng cao trên cùng một
mơ hình đồng chất và con người chợt nhận ra mình sai lầm khi phân biệt. Vì thế
các tác giả giai đoạn này không cần phải chứng minh tính chất thực của yếu tố kỳ
ảo mà trái lại chấp nhận hiển nhiên, thậm chí có phần giễu nhại, lật ngược nó như
một cơng cụ để soi vào hiện thực.
Như vậy trải qua q trình bồi đắp, tích tụ lâu dài. Văn học kì ảo như một
dịng sơng chảy miệt mài, bất tận đến văn học hiện đại và hậu hiện đại, nó phát
triển trở thành một trào lưu với sự đóng góp của đội ngũ nhà văn đông đảo, xuất
sắc với số lượng tác phẩm đồ sộ giàu giá trị nghệ thuật. Và cùng với thời gian, yếu
tố kì ảo đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu cho tâm hồn con người.
1.2. Nhà văn Phan Hồn Nhiên và những tác phẩm mang yếu tố kì ảo
1.2.1. Phan Hồn Nhiên – nhà văn trẻ nhiều triển vọng



Là cây bút nổi tiếng của báo Hoa học trò, là một nhà văn trẻ xuất sắc viết
cho lứa tuổi teen và bạn đọc nói chung. Phan Hồn Nhiên đã để lại những ấn tượng
khó quên cho độc giả.
Nhà văn Phan Hồn Nhiên tên thật là Phan Thị Mỹ Phương, sinh năm 1973
tại Hà Nội, sau đó chuyển vào TP Hồ Chí Minh cùng gia đình, là một người có
năng khiếu về viết văn, vẽ tranh từ nhỏ. Những năm học cấp ba, Mỹ Phương học
lớp chuyên văn của TP Hồ Chí Minh tại trường Lê Q Đơn, cùng lớp với nhà báo
Thùy Ngân, chuyên mục về thời sự học đường Báo Thanh Niên. Phan Hồn Nhiên
tốt nghiệp khoa Thiết kế, trường Đại học sân khấu điện ảnh Hà Nội. Hiện tại chị
đang công tác tại báo Sinh viên Việt Nam – Hoa học trò, Phan Hồn Nhiên là biên
tập viên giỏi, là Phó Trưởng ban đại diện báo sinh viên Việt Nam, một trong số tờ
báo, có số lượng phát hành cả ở hai miền Bắc Nam.
Chị viết văn từ rất sớm, song Phan Hồn Nhiên cho biết chị viết văn khơng
vì mục đích được in hay tìm kiếm tên tuổi. Viết văn với chị đơn thuần là một cách
kiểm tra năng lực: “Viết văn với tôi giống như làm tốn. Thật hứng thú khi tơi có
thể tự đặt ra cho mình một bài tập khó, trong đó một thời hạn nhất định và phải
tìm được cách giải tốt nhất thuyết phục chính mình. Đây là cơng việc thuần túy
đầu óc, hồn tồn cá nhân và thật tự do, nên tôi không bao giờ hết hứng thú với
sáng tác”. Chính vì phong cách làm việc như vậy nên Phan Hồn Nhiên ln tạo
được ấn tượng mạnh mẽ trong lịng người đọc. Dù vào nghề văn chưa được bao
lâu, song chị nhanh chóng được người đọc biết đến. Chị được đánh giá là một
trong những cây bút sắc sảo đầy cá tính. Chị ln thể hiện nỗ lực khai phá cho
mình những con đường mới lạ. Những giới trẻ thị dân, những trí thức trẻ làm việc
cho các cơng ty nước ngồi, hay cơng dân tồn cầu, hay nói cụ thể hơn là lớp
thanh niên đang mới trưởng thành trẻ trung, năng động, hiếu kì, thích mạo hiểm
ln khiến chị muốn khám phá chiều sâu bên trong lớp trẻ này, và luôn được chị
thể hiện trên từng trang viết của mình.
Bằng tài năng đặc biệt của mình, và những kinh nghiệm từ lúc làm phóng

viên báo Sinh viên, làm biên tập viên tờ Hoa học trò. Phan Hồn Nhiên từ lần này


đến lần khác đem đến sự ngạc nhiên cho bạn đọc bằng những đứa con tinh thần
của mình.
Phan Hồn Nhiên đã cho xuất bản nhiều tập truyện ngắn như: Cánh trái,
người mưa, Dạt vịm. Một nắm mưa trên ngơi nhà Mondrian, Nằm ở lưng đồi, Đôi
giày vuông, Cú nhảy ban mai, Giao mùa…Truyện ngắn của Phan Hồn Nhiên thể
hiện một sự quan sát, hiểu biết, suy nghĩ về cuộc sống của con người. Đó là tâm
trạng tự dằn vặt của bản thân vì đã đánh mất bản chất mình trước những cám dỗ
của cuộc đời. Họ luôn sống trong đau khổ, hối hận bởi tội lỗi mình gây ra. Tuy
nhiên cuối cùng họ cũng nhận ra được ý nghĩa đích thực của cuộc đời này. Truyện
ngắn của Phan Hồn Nhiên ln khiến người đọc khơng khỏi thắc thỏm, và đây
chính là một “điểm mù” trong văn chương của chị.
Với lối viết nhẹ nhàng, bình thản, đi thẳng vào nội tâm lớp người trẻ sống
đô thị thời công nghệ cao. Đặc biệt với sự am hiểu vể giới trẻ và sở thích u mến
của mình, Phan Hồn Nhiên tiếp tục ra mắt bạn đọc với những truyện dài như:
Công ty, Mắt bão. Đây là một thể loại truyện dài, sau một thời gian chuyên tâm
viết truyện ngắn. Với nội dung là viết về những con người trẻ tuổi sống và làm
việc, trăn trở, yêu, mâu thuẫn nội tâm, thành công, thất bại, ước mơ và cả thất
vọng trong bối cảnh đô thị. Như vậy, với một cách viết mới lạ ấy đã đem lại nét
riêng hấp dẫn của kiểu văn chương đầy suy tư mang tên Phan Hồn Nhiên, để rồi từ
đó người ta nhớ đến những truyện chị kể mang lại dường như lâu hơn mức bình
thường.
1.2.2. Những sáng tác đậm chất kì ảo của Phan Hồn Nhiên
Sau thành cơng của những truyện ngắn, truyện dài như: Cánh trái, Người
mưa, Công ty, Mắt bão...Phan Hồn Nhiên tiếp tục đem đến sự ngạc nhiên cho bạn
đọc, với dòng văn học Fantasy, theo phong cách kì ảo, sẽ có một chút rùng rợn,
một chút mê hoặc.
Sự kết hợp ăn ý giữa cây bút viết Phan Hồn Nhiên và cây bút vẽ Phan Vũ

Linh, đã cho ra đời Bộ ba tác phẩm mang phong cách kì ảo: Sách nằm trong tủ
sách tuổi teen thế kỉ XIX của báo Hoa học trò và do NXB trẻ xuất bản:


Những đơi mắt lạnh, (2009), Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh.
Chuỗi hạt Azoth, (2010), Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh.
Xuyên Thấm, (2011), Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh.
Những đơi mắt lạnh là cuốn sách đầu tiên trong bộ ba tác phẩm mang
phong cách kì ảo của nhà văn Phan Hồn Nhiên và Phan Vũ Linh. Lạnh lùng vơ
cùng ở tính cách nhưng ẩn sâu là vịng xốy ấm áp tình người là nội dung mà
truyện mang đến. Một quyền lực ma quái bỗng giúp Duy giành được tất cả những
gì cậu muốn. Cái giá phải trả chỉ là mạng sống của những người xung quanh. Một
tình yêu tuổi teen chân thành đã giữ chân cậu lại bên này ranh giới thiện ác, để
linh hồn của cậu khơng hóa thành sói, dù cậu có rời bỏ cuộc sống của mình. Cuốn
truyện là thơng điệp rất có ý nghĩa về tình bạn, tình thương, tình yêu.
Chuỗi hạt Azoth là cuốn sách mang phong cách kì ảo thứ hai mà nhà văn
Phan Hồn Nhiên cho ra mắt, chị cùng họa sĩ Phan Vũ Linh Làm việc cật lực trong
một năm. Là một câu truyện lấy bối cảnh đời sống học đường, với những mối
quan hệ quen thuộc như học sinh, giám thị, thầy cô…được khắc họa sống động
gần gũi. Các nhân vật hiện ra sinh động qua từng sự kiện. Ở đó, cơ gái nhỏ Bình
Ngun chuyển đến học từ năm lớp 11 và trở thành kẻ bị tình nghi gây ra một loạt
vụ tai nạn bí ẩn trong ngơi trường vốn dĩ bình n này. Tính cách khép kín, kiệm
lời và cơ độc của Bình Ngun khiến cho thầy cơ và bạn bè cùng phịng cảm thấy
ngột ngạt. Nhưng vượt qua mọi kỳ thị và bất đồng về tính cách, các bạn đã đón
nhận Bình Ngun với tấm lịng chân thành. Bình Ngun và các bạn khám phá
mọi sự kiện kì lạ xảy đến trong trường đều do chuỗi hạt huyền bí Azoth mà Bình
Ngun đang cất giữ gây ra. Để hóa giải mọi chuyện, Bình Nguyên phải truy lùng
hạt Azoth cuối cùng cho chuỗi hạt. Đó cũng chính là hành trình cơ gái nhỏ tìm ra ý
nghĩa đích thực của tình bạn, tình u. Chuỗi hạt Azoth vượt qua ý nghĩa của một
tác phẩm giải trí, mà hướng người đọc có cái nhìn tích cực, lạc quan.

Xuyên thấm là mảnh ghép cuối cùng trong bộ ba Fantasy. Tác phẩm sẽ đưa
bạn đọc vào hành trình truy lùng những dấu vết về một tội lỗi của quá khứ đã bị


thời gian che phủ. Đan xen giữa thế giới hiện thực của âm mưu và tội lỗi là một
thế giới huyền ảo của những phép thuật, linh hồn.
Một chàng trai lạ tình cờ xuất hiện trong cuộc sống của Minh, cô gái trẻ
vừa chuyển đến sống ở ngôi nhà lớn đầy đủ tiện nghi, được xây dựng trên khu đất
mà hơn nửa thế kỷ trước, từng là điền sản thuộc về một gia đình đã mất trong một
tai nạn bí hiểm. Ngay khoảnh khắc đầu tiên gặp gỡ, cô gái nhỏ không thể không
chú ý sức mạnh tinh thần khác thường tỏa ra từ chàng trai trầm lặng tên Nguyên.
Và cũng kể từ thời khắc đó, những sự kiện bất thường bắt đầu liên tiếp xảy ra
chung quanh Minh, ở ngôi nhà, khu vườn và ở trường trung học, với chính bản
thân cơ và những người bạn học cùng lớp với cơ…
Ngờ vực về các sự kiện bí hiểm ngày càng dày đặc. Việc xác định thủ phạm
trở thành một bài toán mà mỗi khi đáp số tưởng như đã gần chạm tới, mọi thứ lại
bẻ ngoặt sang một hướng khác hẳn. Phải chăng kẻ gây nên các xáo trộn là Nguyên,
chàng trai “ngẫu nhiên” chuyển đến ngôi trường nơi Minh đang theo học? Hay đấy
là Hồn, cơ bạn khơng ngại thực hiện các hành vi thô bạo, gây hấn nhưng rồi cũng
trở thành nạn nhân trong một tai nạn thảm khốc? Hay thủ phạm chính là ba của
Minh, người đàn ơng giàu có, cực kỳ thành cơng trong sự nghiệp, nhưng luôn cất
giấu những tâm tư trĩu nặng về cái chết của vợ mình? Bí mật đan cài bí mật. Sợ
hãi chất chồng sợ hãi. Cho đến một lúc, nguyên nhân của những bí mật đáng sợ ấy
đã hiện hình rõ nét khiến căng thẳng và xung đột càng trở nên nghẹt thở khi mỗi
nhân vật buộc phải bộc lộ trọn vẹn tính cách, động cơ tham vọng cũng như những
xúc cảm cốt lõi làm nên con người thật của chính mình.
Mang khơng khí đặc trưng riêng biệt của thể loại fantasy, Xuyên thấm là
một câu chuyện không thể đốn trước, với vơ số tình tiết biến ảo, những bối cảnh
song hành giữa các thế giới thực và ảo, hiện tại và quá khứ, các chân dung nhân
vật tinh tế trong những tính cách sắc nét, ln đem đến bất ngờ nhưng lại vô cùng

hợp lý. Đọc “Xuyên thấm”, bạn như tham gia một hành trình truy lùng những dấu
vết bị che khuất. Nhưng thứ bạn tìm thấy khơng chỉ là những bí mật được khám


phá, mà quan trọng hơn cả, là sự thấu hiểu và yêu thương góc khuất sâu thẳm của
những con người đang sống quanh mình.
Như vậy với ba tác phẩm mang phong cách kì ảo, Nhà văn Phan Hồn Nhiên
cùng với cây bút vẽ Phan Vũ Linh đã tạo nên một thế giới vừa hiện thực, vừa kì
ảo. Và chính thế giới thực - ảo đó đã làm say đắm độc giả qua từng trang sách mà
nhà văn đã gửi gắm.
1.3. Phan Hồn Nhiên trong khuynh hướng văn học kì ảo Việt Nam đương đại
Sau 1975, đặc biệt sau 1986, đời sống văn học có nhiều thay đổi. Trong bức
tranh chung ấy, chúng ta rất dễ nhận ra sự khởi sắc của thể loại truyện ngắn. Nhiều
nhà văn, nhà nghiên cứu đã nhận ra xu hướng vận động mới. Nguyên Ngọc từng
hồ hởi nhận định “Vài ba năm trở lại đây chúng ta được mùa truyện ngắn”, Hồng
Minh Tường thì nhiệt tình khẳng định: “Chưa bao giờ truyện ngắn lại tung phá và
biến ảo như thời kì này”. Bên cạnh việc đổi mới nội dung, các tác giả văn học thời
kì này cũng có ý thức đổi mới trên bình diện nghệ thuật. Yếu tố kì ảo trong văn
học có chiều hướng gia tăng và trở thành một hiện tượng văn học độc đáo. Yếu tố
kì ảo được đưa vào trong văn học khá dày đặc, trở thành một dòng riêng với
những tên tuổi như: Võ Thị Hảo, Lưu Sơn Minh, Hịa Vang, Phạm Hải Vân,
Nguyễn Huy Thiệp…Họ chính là những cây bút tích cực góp phần làm mới cho
văn học kì ảo Việt Nam đương đại.
Thơng qua lăng kính kì ảo, cuộc sống hiện lên với mn nghìn dáng vẻ, có
hiện thực vừa quen thuộc, có hiện thực của tâm trạng. Biên độ của hiện thực trong
quan niệm của người cầm bút hôm nay đã được mở rộng hơn, được soi chiếu từ
nhiều góc độ tạo điều kiện để họ có thể thâm nhập vào những địa hạt mới mẻ phù
hợp với cá tính của mình. Quan niệm hiện thực – nói như Hồ Anh Thái – gồm
“những gì ta thấy, ta nghe, ta trải nghiệm là chưa đủ. Hiện thực còn là cái ta cảm
nữa (…) Cả một đời sống tâm linh cũng là hiện thực. Ngô Tự Lập cũng cho rằng:

Ngay cả hiện thực cũng chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ hỗn loạn, vô tận, giấc mơ
với những đường bay của mê lộ.


Như vậy hiện thực của văn học Việt Nam đương đại được chiếu bởi lăng
kính của yếu tố kì ảo ngày càng gia tăng với tần xuất lớn. Như tập truyện Tập
truyện Luân hồi của Tạ Duy Anh, Người đứng một chân của Hồ Anh Thái, Những
ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Tưởng…đều có yếu tố kì ảo. Và những năm
gần đây, sự xuất hiện của những nhà văn trẻ cũng mang đậm phong cách kì ảo. Bộ
ba tác phẩm Fantasy của Phan Hồn Nhiên là Những đôi mắt lạnh, Chuỗi hạt
Azoth, Xuyên thấm, thể hiện một dấu ấn mạnh mẽ trong phong cách kì ảo của nhà
văn, cùng với Phan Hồn Nhiên, trong thời gian vừa qua, cũng có khá nhiều cây bút
trẻ hội về với dịng Fantasy như “Thiên Mã” của Hà Thủy Nguyên, Lục địa MU
của Tô Đức Quỳnh…Và gần đây nhất, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhắc đến một
trường hợp Thần đồng tiểu thuyết.
Văn học Việt Nam đương đại đã trở thành một tấm gương phản chiếu cá
tính sáng tạo của mỗi nhà văn. Hịa chung trong dịng chảy đó, Phan Hồn Nhiên là
một tiếng hát trong dàn đồng ca kì ảo, vừa có điểm tương đồng, vừa có điểm khác
biệt so với các tác giả cùng sử dụng một thủ pháp sáng tác là kì ảo.
Đặc điểm chung mà ta nhận ra là đội ngũ các nhà văn cùng sử dụng kì ảo
như một phương tiện nghệ thuật để phản ánh hiện thực và gửi gắm thông điệp
nhân văn đến bạn đọc. Khi bàn về yếu tố kì ảo, nhà văn Phan Hồn Nhiên đã nói:
“Có thể rất khó để tơi đưa ra một định nghĩa chuẩn về Fantasy trong văn học.
Nhưng theo tôi hiểu, điều nhà văn chú trọng khi viết Fantasy là tạo ra một khối
cảm về nỗi tị mị, kinh ngạc hay thậm chí là trạng thái sợ hãi trong tâm trí độc giả.
Nhà văn cần thỏa mãn trí tưởng tượng của độc giả bằng những điều lạ lùng cùng
tính chất khác thường của những con người và sự kiện được miêu tả. Theo kinh
nghiệm của riêng tôi khi làm việc, viết về thế giới fantasy là tạo ra các thế giới
fantasy tồn tại song song thế giới thực và ảo. Cịn hành động diễn biến, kịch tính
câu chuyện sẽ là cuộc di chuyển vào các xung đột phát sinh của các nhân vật giữa

hai thế giới đó”.
Chính những quan niệm về yếu tố kì ảo, mà Phan Hồn Nhiên đã tự làm
mới và hồn thiện mình bằng nhiều sáng tác có giá trị về nội dung và nghệ thuật.


Tác phẩm của chị không đi “chệch” khỏi mục tiêu coi yếu tố kì ảo là một thủ pháp
đắc lực trong việc biểu hiện đời sống. Thơng qua lăng kính kì ảo, hiện thực hiện ra
với vơ vàn những chiều sâu triết lí và tư tưởng sâu xa.
Điều mà nhà văn Phan Hồn Nhiên muốn gửi gắm qua bộ ba tác phẩm
Fantasy là. Dù giữa hiện thực cuộc sống với những cạm bẫy của quyền lực ma
quái, thế giới của những điều khơng có thực, tuy nhiên nó có sức mạnh lôi cuốn
các bạn trẻ vốn năng động, thông minh, thích khám phá những điều kì bí. Và đằng
sau thế giới kì bí đó, đây thực sự là một câu chuyện xúc động về tình yêu thương
trong gia đình, giữa bố mẹ và con cái. Đây cũng là câu chuyện sống động về tình
yêu của những trái tim non trẻ với những gắn kết bền bỉ, băng qua không gian và
thời gian để tìm đến nhau.
Tuy nhiên ta cũng nhận ra nhiều điều khác biệt giữa Phan Hồn Nhiên và
nhiều nhà văn khác cùng thời. Khác với cách thắt mở nút kịch tính đến nghẹt thở
của Dan Brown trong Angel và Demon hay Davinci Code, nó cũng khác với tài
năng giữ kín bí mật đến phút chót rất tài tình của J.K.Rowling trong Harry Potter.
Với Phan Hồn Nhiên, những bí mật được ẩn đi ngay bên dưới những lời văn tưởng
chừng rất mộc mạc và đơn giản. Từ những điều thầm kín như tình u, tình bạn
đến cả những bí mật động trời như câu chuyện về một Azoth hay những ác thần
đang sống trà trộn trong cộng đồng con người chúng ta.
Đối với những sáng tác khác thời, thì sáng tác của Phan Hồn Nhiên cũng
mang những điểm khác biệt. Ở những sáng trước, yếu tố kì ảo là nhu cầu của con
người trong việc phản ánh đời sống khách quan và đời sống tinh thần, tâm linh của
con người thời hiện đại. Quan niệm của con người về thế giới đa chiều và con
người tâm linh, quan niệm về sự hữu hình hóa cái ác và giấc mơ về những giá trị
chân – thiện – mĩ, cảm hứng nhận thức lại thực tại và chất triết lí. Con người nhận

ra rằng thế giới vẫn mang trong mình nó nhiều bí ẩn, những điều con người chưa
thể biết trước và đầy bất trắc. Nó có thể đem lại cho con người niềm vui, hạnh
phúc nhưng có khi lại là những nỗi đau. Như ở tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát
của Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật nàng Bua. Nàng Bua trở thành người giàu có


nhất bản, nhất mường từ sau khi ngẫu nhiên đào được một chum đầy vàng bạc.
Nàng trở thành người đàn bà hạnh phúc “khi lấy một người thợ săn hiền lành, góa
bụa và khơng có con cái”. Nhưng sự giàu có ấy đã khơng mang lại hạnh phúc trọn
vẹn cho nàng. Nàng đã chết khi trở dạ đẻ giữa “đống chăn mềm ấm áp”. Trong
sáng tác của Võ Thị Hảo thì nhà văn hướng đến ca ngợi những vẻ đẹp từ ngoại
hình đến phẩm chất, trí tuệ và giàu đức hi sinh, nhưng đi liền với vẻ đẹp, những
nhân vật của chị còn chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh và có số phận khơng may mắn.
Như vậy đằng sau mỗi tác phẩm không chỉ là phản ánh hiện thực một cách chân
thực, mà từ đó nhà văn muốn nói lên tiếng nói tố cáo xã hội về những giá trị chân
thiện mĩ.
Trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên, khơng cịn là hiện thực của những đời
sống bất công, con người phải gánh chịu những thiệt thịi trong xã hội, khơng còn
phản ánh những yếu tố tâm linh trong đời sống. Mà sáng tác của Phan Hồn Nhiên
hướng mục tiêu vào các bạn trẻ tuổi. với những khám phá li kì. Bí hiểm về những
quyền lực ma qi. Đó là sự trà trộn, đội lốt người của ma quỷ vào đời sống con
người. Những bí ẩn về những quyền lực cần khám phá. Và bên cạnh những điều
tưởng chừng khơng có thật là bức tranh về đời sống tình cảm của con người, đó là
tình cảm bố mẹ, bạn bè. Tình yêu trai gái. Sự xen lẫn giữa bức tranh hiện thực và
những yếu tố kì ảo đã tạo nên một thế giới vô cùng sinh động, hấp dẫn, nhưng
nguy hiểm trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên.
Như vậy với bộ ba tác phẩm Những đôi mắt lạnh, Chuỗi hạt Azoth, Xuyên
thấm, nhà văn Phan Hồn Nhiên đã tạo ra những hình thức nghệ thuật mới cho
truyện dài. Đây là hình thức sáng tạo biểu hiện cái nhìn nghệ thuật độc đáo của tác
giả.



CHƯƠNG 2
YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA PHAN HỒN NHIÊN NHÌN TỪ
GĨC ĐỘ THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG
2.1. Yếu tố kì ảo trong nhân vật
Nhân vật ln là trung tâm của sáng tác văn học, là tấm gương phản chiếu
tư tưởng và năng lực nghệ thuật của nhà văn. Những sáng tác của Phan Hồn Nhiên
thường gắn với yếu tố kì ảo, do đó, thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của chị
cũng mang đậm dấu ấn của sự kì lạ, khác thường.
Qua khảo sát thế giới nhân vật trong bộ ba tác phẩm Fantasy Những đôi
mắt lạnh, Chuỗi hạt Azoth, Xuyên thấm, chúng tôi nhận thấy, thế giới nhân vật của
các tác phẩm rất đa dạng và phong phú, với nhiều kiểu nhân vật khác nhau. Đó là
những bóng ma ác độc, dã thú đội lốt trên cơ thể con người, trà trộn vào cuộc sống
đời thường nhằm mục đích thực hiện những âm mưu quỷ quái, làm ảnh hưởng đến
cuộc sống của con người, đặc biệt đối với thế hệ trẻ tuổi hiện nay. Hay đó là
những đồ vật có sức mạnh phi thường cuốn hút các bạn trẻ vào những khám phá
vô cùng nguy hiểm. Nhưng dù được miêu tả dưới dạng nào đi chăng nữa thì tất cả
các nhân vật ấy đều mang yếu tố kì ảo.
Trên cơ sở đó, chúng tơi chia nhân vật kì ảo trong sáng tác của Phan Hồn
Nhiên làm hai kiểu nhân vật: Nhân vật biến hình, đội lốt bóng ma, và nhân vật là
những sự vật kì ảo.
2.1.1. Nhân vật biến hình, đội lốt bóng ma
Với bút pháp kì ảo, Phan Hồn Nhiên đã để cho các nhân vật của mình, là
những bóng ma hóa thân, đội lốt thành con người trà trộn vào cuộc sống một cách
thản nhiên. Những bóng ma tồn tại như những cá thể tất yếu, bình thường trong xã
hội hiện đại và tiến hành những âm mưu độc ác của mình.


Ma là một mơ típ nghệ thuật kì ảo quen thuộc trong văn chương cũng như

nhiều loại nghệ thuật khác, nó là dạng yếu tố kì ảo mang tính phổ quát toàn nhân
loại. Và đã được Phan Hồn Nhiên sử dụng một cách nhuần nhuyễn. Lợi dụng tâm
trạng luôn lo sợ trước những bất ổn của cuộc sống hay lòng tham vọng trong mỗi
con người. Những con người ma đã dựa vào những điểm yếu đó để lơi cuốn, kích
thích các bạn trẻ vào những vịng xốy của tội lỗi. Xây dựng nên những nhân vật
kì ảo, nhà văn muốn dẫn dắt người đọc theo mạch chảy của tác phẩm, tạo nên
khơng khí kì lạ thậm chí ma qi nhưng vẫn cuốn hút người đọc.
Đến với bộ ba tác phẩm Fantasy, nhân vật kì ảo xuất hiện đầu tiên khiến
người đọc khiếp sợ, đó là sứ giả bóng tối. Đây là nhân vật điển hình làm cho tác
phẩm của Phan Hồn Nhiên trở nên hấp dẫn, sinh động, li kì.
Bao trùm lên nhân vật này từ ngoại hình, giọng nói đến hành động là một
sự rùng rợn đến ghê người. Là một bóng ma đã chết cách đây hàng thế kỉ. Với
mục đích thiết lập nên một thế giới mới, làm cho một người đã chết từ ngàn năm
trước sống lại, bằng cách lấy đi nguồn máu tươi trên những cơ thể khỏe mạnh. Sứ
giả bóng tối đã đội lốt trong những thân phận khác nhau để thực hiện mục đích
ghê rợn. Đó là đội lốt trong thân phận ơng chủ của một tiệm sách củ, trong hình
dáng một cơ gái xinh đẹp. Một Kiara, cô chủ nhỏ tiệm kẹo mang tên chuồn chuồn
xanh.
Trước tiên, trong thân phận là ông chủ của một tiệm sách củ. Sứ giả bóng
tối đã tìm cách tiếp cận Duy, một học sinh thơng minh, đầu óc sáng tạo, tư duy,
say mê trong chương trình đồ họa và kỉ xảo 3D. Duy chính là đối tượng nằm trong
kế hoạch tham gia vào đội quân tinh nhuệ của sứ giả bóng tối. Lần đầu tiên tiếp
xúc với Duy, sứ giả bóng tối xuất hiện trong bộ dạng. “Một làn khí lạnh tốt tràn
vào phổi khi cậu nhìn thấy một người đàn ơng ngồi ba mươi, trang phục đen, cao
lênh khênh, mái tóc dày rậm xõa thẳng khiến vai và đầu ông ta nối vào nhau, tạo
thành một khối đen to lớn. Đôi mắt sâu hoắm bên dưới khoảng xương trán nhô về
trước đang cau lại, như muốn thiêu cậu ra tro. Tay áo rộng bằng thứ vải mềm màu
đen phủ lịa xịa, để lộ ngón tay đeo những nhẫn kim loại mờ xỉn. Ngay trong lúc



sợ hãi nhất, Duy vẫn ôm chặt cuốn sách vào ngực. Khơng cịn là một bóng ma, nó
rõ nét và xác thực, gần đến mức chỉ cần đưa nhẹ tay, cậu sẽ chạm vào được”. [14.
tr.18].
Đây chính là bóng ma mà Duy đã gặp trong siêu thị, lúc cùng Ghi đi mua
đồ trang điểm, chính bóng ma đó đã theo dõi từng cử chỉ, hành động của Duy. Và
dần dần từng bước chinh phục Duy đến với thế giới ma thuật, thế giới của sự
huyền bí, mà ở đó Duy phải đánh đổi bao mạng sống để giữ lại hộp phấn đen, hộp
phấn có sức mạnh ghê gớm.
“Duy nhìn xuống những vệt sáng in xuống nền đá, lung linh, huyền ảo. Bất
chợt cậu nhận ra có một bóng người rất lớn, dáng vẻ khác thường, khơng chuyển
động. Nó cứ im lìm ở đó. Tạo thành vệt tối mờ đục. Như bị thơi miên, cậu khơng
rời mắt khỏi bóng mờ. Rõ ràng nó đang nhìn cậu. tìm cách truyền đi một lời nhắn,
một khẩu cầu, hay thơng điệp gì đó. Đồng thời nó khuya lên trong Duy cảm giác
sợ hãi kì dị. Cái bóng in dưới nền đá tỏa ra những sợi dây thít chặt Duy, khiến cậu
như tê liệt. Mất hơn một phút như thế, Duy mới vùng ra khỏi sự kiềm tỏa của
những sợi dây vơ hình. Cậu đưa mắt nhìn lên. Khơng một bóng người. Khi cậu
chống váng cúi nhìn lại cái bóng, nó đã biến mất” [14, tr.9].
Tiếp tục reo vào lịng chàng trai những bí mật quyền lực của hộp phấn đen,
đem lại niềm tin tuyệt đối trong mục tiêu của mình. Sứ giả đội lốt trong thân hình
một cơ gái, cơ gái cịn hơn cả xinh đẹp nữa. Cô gái nhỏ nhắn, đội chiếc mũ beret
có lẽ nó khơng hợp mode trong thời tiết đầu hè, giọng cô trầm và hơi khản, kiểu
giọng phát ra từ một cổ họng già nua khơng quen nói nhiều. Cơ gái đã ghé sát tai
Duy thì thầm: “Hãy tin rằng, thế giới này đang ẩn nấu dưới bề mặt bình thường
của nó, một sức mạnh hoang dã và ngun thủy. Hầu hết con người hiện đại đều
sợ hãi và lảng tránh sức mạnh đó. Chỉ một số rất hiếm hoi dám nghĩ đến, dám
khám phá, dám giữ lại sức mạnh huyền bí. Và cịn hiếm hơn nữa kẻ nào dám sử
dụng nó. Duy khi bạn điều khiển nó một cách thuần thục, khơng ngần ngại đánh
đổi, thì đó là quyền lực lớn nhất mà bạn có” [14, tr.21].



Những lời nói thì thầm, cộng với những bí mật vừa được hé mở, đem lại
cảm giác cóng lạnh trong lịng Duy. Như vậy để đạt được mục đích của mình, sứ
giả bóng tối đã khơng từ một thủ đoạn nào để tiếp xúc với con người. Con người
chính là cơng cụ trực tiếp để những bóng ma tiến hành theo những kế hoạch đã
được định sẵn. Nhưng dù đội lốt dưới bất kì một cơ thể nào đi chăng nữa, sứ giả
bóng tối vẫn tốt lên sự độc ác, một diện mạo đáng sợ. một khí sắc âm u trong
từng câu chữ. Đem đến cảm giác ghê rợn nhưng cũng hấp dẫn, li kì.
Có thể nói nhân vật Kiara là cơ gái mà sứ giả bóng tối đã đội lốt trong suốt
chặng đường trà trộn vào cuộc sống đời thường, đi tìm những chiến binh tinh nhuệ
có đầu óc thông minh, sáng tạo. Với vẻ đẹp sắc sảo của Kiara để có thể chinh phục
được con người của Duy, trái tim Duy, hướng Duy gia nhập vào đội quân một
cách tình nguyện. Tuy nhiên với sắc đẹp và quyền lực đó đã khơng đánh đổ một
trái tim non trẻ nơi Duy. Những yếu tố kì ảo đó khơng chỉ biểu hiện qua lời nói,
ngoại hình, mà cịn thể hiện một cách đậm nét qua hành động ghê rợn của nhân
vật, một lồi ác nhân, một kẻ đến từ bóng tối đầy ham vọng. Đó là hành động hút
máu người đầy khinh khủng.
“Thế giới mới sẽ tái sinh từ tro tàn của chính nó. Rất nhiều kẻ tồi tệ và sẽ
cịn tồi tệ hơn muốn tranh giành quyền kiểm sốt thế giới này. Chúng ta là những
kẻ được trao quyền năng phi thường. Cần phải thiêu rụi tất cả để những gì tốt đẹp
hơn sẽ được bắt đầu” [14, tr.34].
Lời nói của sứ giả bóng tối như ngân vang cả khơng gian và thời gian. Với
những tiếng nói đầy ma lực, mạnh mẽ, nham hiểm. Lời nói thường đi đơi với hành
động. Lời nói nham hiểm, sắc cạnh, hành động ghê rợn kinh hồng khi chứng kiến
cách sứ giả bóng tối thu nạp năng lượng từ nguồn máu tươi của những nạn nhân.
“Đột nhiên Hoàng chuyển động. Chân cậu ta như hai khúc gỗ, thẳng băng.
Đầu mũi giày vải đắt tiền của Hồng lướt là là, khơng chạm đất. Có một tích tắc,
ánh trăng soi rọi ngay đúng gương mặt sắp tan thành khói của sứ giả kề sát cổ
Hồng. Ngật đầu qua một bên, da cậu trắng bạch như sắp tan thành khói của sứ giả
kề sát cổ Hồng, da cậu trắng bạch như sáp…Ngay giây phút đó, thân thể to béo



×