Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

phuong phap hoc tot dia li 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.42 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHƯƠNG PHÁP ĐỂ HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ 12</b>


<i><b>NGƯỜI VIẾT: NGUYỄN THỊ VÂN - </b></i>

<i><b>GV THPT SÀO NAM</b></i>


KIẾN THỨC ĐỊA LÍ 12 GỒM 2 MẢNG: Phần lí thuyết và thực hành: Khi học và làm bài thi
môn Địa lý học sinh cần phải có những kỹ năng sau:


1/ Nắm vững các nội dung của chương trình địalí 12


2/ Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ, các loại biểu đồ, đồ thị, bảng số liệu.


3/. Vẽ các loại biểu đồ, đồ thị. Biết chọn biểu đồ phù hợp với nội dung cần thể hiện.


4/. So sánh, phân tích các mối quan hệ: giữa tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với kinh tế - xã hội,
giữa các yếu tố kinh tế - xã hội với nhau.


<i><b>A/ Phần lý thuyết:</b></i>


I/ <b>NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG</b>


Xu hướng phát triển của nền kinh tế xã hội thế giới và khu vực. Công cuộc đổi mới nền kinh tế
-xã hội ở nước ta.


<i><b>Chương I. </b></i><b>Các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hội</b>


1. Vị trí, lãnh thổ Việt Nam và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Đánh giá
nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta.


2. Tình hình dân cư, nguồn lao động và chiến lược phát triển dân số, sử dụng có hiệu quả nguồn
lao động của Nhà nước.


3. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở vật chất kĩ thuật.


<i><b>Chương II. </b></i><b>Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội</b>


1.Đặc điểm của nguồn lao động, tình hình sử dụng lao động và vấn đề việc làm.


2.Thực trạng nền kinh tế và nguyên nhân; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh
thổ.


3. Tình hình vốn đất đai, hiện trạng và các biện pháp sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng khác
nhau.


4.Tầm quan trọng của sản xuất lương thực, thực phẩm; tình hình sản xuất lương thực, thực phẩm;
các vùng trọng điểm lương thực thực phẩm.


5. Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố các cây công
nghiệp, các vùng chuyên canh cây công nghiệp.


6. Cơ cấu ngành cơng nghiệp, sự phân hố lãnh thổ cơng nghiệp.


7. Những hoạt động cơ bản của kinh tế đối ngoại, tình hình phát triển của kinh tế đối ngoại và
những tồn tại cần khắc phục.


<i><b>Chương III. </b></i><b>Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong các vùng</b>


1. Đồng bằng sông Hồng: Vấn đề dân số và biện pháp giải quyết; những thuận lợi và khó khăn
trong vấn đề sản xuất lương thực thực phẩm, thực trạng và biện pháp khắc phục những khó khăn.
2. Đồng bằng sông Cửu Long: Vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiên; vấn đề lương thực, thực phẩm.
3. Duyên hải miền Trung: Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế, vấn đề hình
thành cơ cấu nơng - lâm - ngư nghiệp, vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và xây dựng kết cấu
hạ tầng.



4. Trung du và miền núi phía Bắc: ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh của vùng; vấn đề khai
thác các thế mạnh: khai thác và chế biến khống sản, thuỷ điện; trồng cây cơng nghiệp, cây dược
liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới; chăn nuôi đại gia súc; kinh tế biển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

6. Đơng Nam Bộ: Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế, vấn đề khai thác
lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp, dịch vụ, nông - lâm nghiệp, phát triển tổng hợp kinh tế
biển.


<b>II/ NHỮNG KĨ NĂNG CẦN NẮM:</b>


1/ Tững mục kiến thức cần nắm các nội dụng cơ bản để trên cơ sở tổng quát đó đi đến kiến thức
chi tiết, cụ thể.


2/ Ý nghĩa của từng thành phần địa líđối vớitự nhiên, kinh tế , xã hội


3/ Cần liên hệ thực tế để nắm , khai thác kiến thức dễ dàng và khơng mau qn
4/ Các kiến thức địa lí luôn ở dưới dạng các vấn đề sau:


- Đặc điểm
- Cơ cấu


- Tình hình phát triển và phân bố


- Các tác nhân tác động đến đối tượng địa lí ( Tự nhiên, kinh tế xã hội )


- Các đối tượng địa lí đó tác động đến Tự nhiên, kinh tế xã hội ( Tích cực, tiêu cực )
- Các định hướng, giải pháp của các đối tượng địa lí


<i><b>B/ Phần thực hành: </b></i>



<b>I/ Biểu đồ:</b>


1/ Biểu đồ đường:


-Thường thể hiện tình hình phát triển hay tốc độ tăng trưởng của 1 hay nhiều đối tượng
+ Nếu thể hiện tình hình phát triển thì vẽ theo giá trị đã cho


+ Nếu thể hiện tốc độ tăng trưởng thì vẽ theo giá trị tương đối ( Có khâu xử lí số liệu rồi mới vẽ:
Lấy năm đầu là 100% làm chuẩn)


- Cần lưu ý tỉ lệ khoảng cách trên trục tung, trục hoành , tên biểu đồ, chú thích, đơn vị...
Nếu các đối tượng có đơn vị tính khác nhau thì vẽ hệ trục có 2 trục tung


2/ Biểu đồ cột: -Thường thể hiện tình hình phát triển hay tốc độ tăng trưởng của 1 đối tượng hoặc
so sánh tình hình phát triển của nhiều đối tượng


- Các dạng biểu đồ cột :
+ Cột đơn


+ Cột nhóm


+ Cột chồng: Thể hiện cơ cấu các thành phần trong tổng thể của đối tượng diễn ra nhiều năm
* Theo giá trị tuyệt đối ( số liệu cho) : Độ cao các cột khác nhau tuỳ thuộc vào số liệu cho ở các
năm


* Theo giá trị tương đối ( % : xử lí số liệu) : Khi vẽ biểu đồ nên lưu ý các cột bằng nhau về độ
cao


3/ Biểu đồ tròn:



- Thể hiện qui mô,cơ cấu các thành phần trong tổng thể
- Khi vẽ có khâu xử lí số liệu


+ Tính tỉnh lệ % ( Nếu đề bài chưa có)
+ Tính bán kính R


4/ Biểu đồ Miền:


- Thể hiện các thành phần trong tổng thể theo giá trị % ( miền kín)


- Thể hiện các thành phần trong tổng thể theo giá trị tuyệt đối (miền hở)
5/ Biểu đồ kết hợp:


- Kết hợp cột và đường: Thường 1 đường và 1 cột hoặc 1 đường và 2 cột
- Kết hợp cột và tròn


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

7/ Biểu đồ vành khăn: ( Hai nữa hình trịn ) Thường thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu các nhóm
nước trong các năm


<b>II/ Các phép tính thường gặp:</b>


- Tính bán kính R: Nếu biểu đồ trịn năm trước nhỏ hơn biểu đồ trịn năm sau thì:
Chọn R1 =1 đơn vị thì Rn = <i><sub>Sn</sub>S</i>1 đơn vị


- Tính tỉ lệ % của các thành phần trong tổng thể: Lấy giá trị tuyệt đối của từng thành phần <b>:</b>


Giá trị tuyệt đối của tổng rồi X 100


- Tính tốc độ tăng trưởng của đối tượng : Lấy giá trị tuyệt đối của từng năm sau <b>: </b>Giá trị
tuyệt đối của năm chuẩn rồi X 100



- Tính mật độ dân số ( người/ Km2<sub> ) = Số dân </sub><b><sub>:</sub></b><sub> diện tích</sub>


- Tính năng suất bình qn ( tấn /ha ) = Sản lượng <b>:</b> diện tích


- Tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên ( % ) : Tỉ lệ sinh ( %o ) <b>–</b> Tỉ lệ tử ( %o ) <b>:</b> 10
- Tính cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu <b>– </b>Giá trị nhập khẩu


- Tính cự ly vận chuyển trung bình ( km ) = Khối lượng luân chuyển <b>:</b> khối lượng vận
chuyển


- Tính sản lượng bình quân: Sản lượng <b>:</b> Số dân (kg/người)


<b>III/ Nhận xét biểu đồ, bảng thống kê:</b>


1/ Bước nhận xét: Thông thường có 2 bước nhận xét
- Nhận xét khái quát: Nhìn tổng thể :


+ Thường so thời điểm cuối với thời điểm đầu để biết đối tượng <b>tăng</b> hay <b>giảm</b>


+ So sánh các đối tượng để biết <b>nhiều</b> hay <b>ít </b>


- Nhận xét chi tiết: Chia từng giai đoạn để nhận xét nhưng không vụn vặt
2/ Cách nhận xét: Chọn 1 trong 2 cách sau để nhận xét:


-Nhận xét theo giá trị tuyệt đối : Lấy giá trị nhiều <b>- </b> giá trị ít = đơn vị đã cho
- Nhận xét theo giá trị tương đối: Lấy giá trị nhiều <b>: </b> giá trị ít = số lần


<i><b> Một số điều khi Sử dụng ngơn ngữ trong lời nhận xét, phân tích biểu đồ.</b></i>



Khi nhận xét biểu đồ tròn hoặc miền hay nhận xét bảng số liệu thể hiện các thành phần trong
tổng thể đạt giá trị 100% thì phải dùng từ<b> tỉ trọng</b> hoặc <b>tỉ lệ </b>( Nếu đối tượng là dân số thì
dùng từ tỉ lệ ) tức là trong các loại biểu đồ cơ cấu: số liệu đã được qui thành các tỉ lệ (%). Khi
nhận xét phải dùng từ “tỷ trọng” trong cơ cấu để so sánh nhận xét. Ví dụ, nhận xét biểu đồ cơ
cấu giá trị các ngành kinh tế ta qua một số năm. Không được ghi: ”Giá trị của ngành nông –
lâm ngư có xu hướng tăng hay giảm”. Mà phải ghi: “Tỉ trọng giá trị của ngành nông – lâm
-ngư có xu hướng tăng hay giảm”.


- Khi nhận xét biểu đồ tốc độ tăng trưởng hoặc bảng thống kê số liệu thể hiện tốc độ tăng
trưởng thì dùng từ <b>giá trị tăng trưởng </b>


- Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng trên biểu đồ. Cần sử dụng những từ
ngữ phù hợp. Ví dụ:


▪ Về trạng thái tăng: Ta dùng những từ nhận xét theo từng cấp độ như: “Tăng”; “Tăng
mạnh”; “Tăng nhanh”; “Tăng đột biến”; “Tăng liên tục”,… Kèm theo với các từ đó, bao giờ cũng
phải có số liệu dẫn chứng cụ thể tăng bao nhiêu (triệu tấn, tỉ đồng, triệu người; Hay tăng bao
nhiêu (%), bao nhiêu lần?).v.v.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

▪ Về nhận xét tổng quát: Cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển như:”Phát triển nhanh”;
“Phát triển chậm”; ”Phát triển ổn định”; “Phát triển không ổn định”; ”Phát triển đều”; ”Có sự
chệnh lệch giữa các vùng”.v.v.


▪ Những từ ngữ thể hiện phải: Ngắn, gọn, rõ ràng, có cấp độ; Lập luận phải hợp lý sát với
yêu cầu...


<b>3. Một số gợi ý khi lựa chọn và vẽ các biểu đồ</b>


<b>3.1. Đối với các biểu đồ: </b>Hình cột; Đường biểu diễn (đồ thị); Biểu đồ kết hợp (cột và
đường); Biểu đồ miền. Chú ý:



▪ <i>Trục giá trị (Y) thường là trục đứng:</i>


Phải có mốc giá trị cao hơn giá trị cao nhất trong chuỗi số liệu. Phải có mũi tên chỉ chiều
tăng lên của giá trị. Phải ghi danh số ở đầu cột hay dọc theo cột (ví dụ: tấn, triệu, % ,..). Phải ghi
rõ gốc tọa độ, có trường hợp ta có thể chọn gốc tọa độ khác (0), nếu có chiều âm (-) thì phải ghi
rõ.


▪ <i>Trục định loại (X) thường là trục ngang:</i>


Phải ghi rõ danh số (ví dụ: năm, nhóm tuổi.v.v.). Trường hợp trục ngang (X) thể hiện các
mốc thời gian (năm). Đối với các biểu đồ đường biểu diễn, miền, kết hợp đường và cột, phải chia
các mốc trên trục ngang (X) tương ứng với các mốc thời gian. Riêng đối với các biểu đồ hình cột,
điều này khơng có tính chất bắt buộc, nhưng vẫn có thể chia khoảng cách đúng với bảng số liệu
để ta dễ dàng quan sát được cả hai mặt qui mô và động thái phát triển. Phải ghi các số liệu lên đầu
cột (đối với các biểu đồ cột đơn).


Trong trường hợp của biểu đồ cột đơn, nếu có sự chênh lệch quá lớn về giá trị của một vài
cột (lớn nhất) và các cột cịn lại. Ta có thể dùng thủ pháp là vẽ trục (Y) gián đoạn ở chỗ trên giá
trị cao nhất của các cột còn lại. Như vậy, các cột có giá trị lớn nhất sẽ được vẽ thành cột gián
đoạn, như vậy biểu đồ vừa đảm bảo tính khoa học và thẩm mĩ.


▪ <i>Biểu đồ phải có phần chú giải và tên biểu đồ.</i> Nên thiết kế ký hiệu chú giải trước khi vẽ các
biểu đồ thể hiện các đối tượng khác nhau. Tên biểu đồ có thể ghi ở trên, hoặc dưới biểu đồ


<b>3.2. Đối với biểu đồ hình trịn: </b>Cần chú ý:


▪ <i>Thiết kế chú giải trước khi vẽ các hình quạt thể hiện các phần của đối tượng.</i> Trật tự vẽ các
hình quạt phải theo đúng trật tự được trình bày ở bảng chú giải.



▪ <i>Nếu vẽ từ 2 biểu đồ trở lên</i>: Phải thống nhất qui tắc vẽ, vẽ hình quạt thứ nhất lấy từ tia 12
giờ (như mặt đồng hồ), rồi vẽ tiếp cho hình quạt thứ 2, 3... thuận chiều kim đồng hồ. Trường hợp
vẽ biểu đồ cặp hai nửa hình trịn thì trật tự vẽ có khác đi một chút. Đối với nửa hình trịn trên ta
vẽ hình quạt thứ nhất bắt đầu từ tia 9 giờ, rồi vẽ tiếp cho thành phần thứ 2, 3 ... thuận chiều kim
đồng hồ; đối với nửa hình trịn dưới ta cũng vẽ hình quạt thứ nhất từ tia 9 giờ và vẽ cho thành
phần còn lại nhưng ngược chiều kim đồng hồ


▪ <i>Nếu bảng số liệu cho là cơ cấu</i> (%): thì vẽ các biểu đồ có kích thước bằng nhau (vì khơng
có cơ sở để vẽ các biểu đồ có kích thước lớn, nhỏ khác nhau).


▪ <i>Nếu bảng số liệu thể hiện là giá trị tuyệt đối</i>: thì phải vẽ các biểu đồ có kích thước khác
nhau một cách tương ứng. Yêu cầu phải tính được bán kính cho mỗi vòng tròn.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×