Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Dchuyen mot nguoi linh tro ve sau 17 nam bao tudoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.44 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Chuyện một người lính trở về từ nước ngoài sau 17 năm được báo tử </b>



<b>Bài 2: Hành trình nước mắt tìm về cố hương</b>


Ngày 28/2/1992 ơng Lê Đức Luận được chính quyền
địa phương xã Lạc Đạo tổ chức truy điệu theo dạng
liệt sỹ mất tin. Trong ngày truy điệu ông Luận, nhiều
người đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến
cảnh hai người phụ nữ (mẹ ông Luận và bà Nhài) nức
nghẹn trong cơn đau vô vọng. Tuy nhiên, có một điều
lạ là anh Luân - người con trai duy nhất của ông lại
không hề rơi một giọt nước mắt nào. Trực giác mách
bảo với anh rằng bố anh chưa chết, bố anh vẫn còn
sống ở đâu đó, rất gần.


<b>Nhớ ra mình là ai nhờ nghe đài </b>


Về phần ông Luận, sau khi trở lại với cuộc sống hịa bình, nhờ sự chăm sóc của vợ con ở
Campuchia nên sức khỏe dần hồi phục. Những kí ức nhạt nhịa, đứt đoạn về bản thân mình,
về gia đình và quê hương... cứ liên tục hiện về trong mỗi giấc mơ, ám ảnh ông khôn nguôi.
Thế rồi những ký ức ấy bùng phát lên dữ dội khi năm 2006 ông cùng bà vợ người Campuchia
và hai cô con gái về định cư ở Siêm Riệp. Chính nơi đây, ông đã được nghe lại ngôn ngữ
của quê hương mình thơng qua Đài Tiếng nói Việt Nam. Thứ tiếng nói mẹ đẻ thân thương đã
khơi dậy trong ông bao "tư liệu" về cuộc đời mình. Ơng nhớ ra rằng mình ở Hải Hưng (tên
tỉnh Hưng Yên khi chưa tách tỉnh - PV), Việt Nam, mình vẫn cịn mẹ già, cịn các em và đặc
biệt là mình có vợ, có con trai...


"Mỗi lần nhớ ra tôi chỉ muốn chạy ngay đến bến xe tàu để tìm về với mẹ tơi, với vợ con và
các em, nhưng sức khỏe còn yếu, tiền bạc khơng có. Cả gia đình tơi lúc đó chỉ trơng chờ vào
chiếc xe bán nước mía dạo trên các đường phố Xiêm Riệp, kiếm ăn qua ngày đã khó, nói gì
đến chuyện đi xa" - ơng Luận bồi hồi nhớ lại. Cũng thời gian này, những vết thương cũ liên


tục tái phát khiến cho cả gia đình ơng Luận nhiều phen điêu đứng. Những tài sản có giá trị
trong căn nhà tồi tàn của vợ chồng ông lần lượt đội nón ra đi để kiếm tiền thuốc men, chạy
chữa.


Tuy nhiên, cũng trong cơn khốn cùng của bệnh tật và nghèo khó, ơng Luận đã có cơ dun
được gặp ông Hùng - Hội trưởng Hội Việt kiều tại Campuchia. Sau những lần gặp gỡ, trị
chuyện, thương cảm cho hồn cảnh của ông Luận, ông Hùng đã cố gắng liên lạc với Đại sứ
quán Việt Nam tại Campuchia cùng một số người quen ở Việt Nam và nhờ họ tìm hộ quê
hương ông Luận theo những thông tin mà ông cung cấp.


Anh Ln cho hay: "Tơi cịn nhớ rất rõ, vào một buổi chiều trời hơi âm u của một ngày tháng
8/2009, cả hai mẹ con tôi đang chuẩn bị đi làm đồng thì có hai người đàn ơng tìm đến. Sau
khi hỏi han tên tuổi, họ thơng báo với chúng tơi là bố tơi cịn sống. Hiện bố tơi đang định cư ở
Campuchia và đã có gia đình nhưng ông rất muốn trở về quê hương. Hai mẹ con tôi sau khi
nghe tin báo xong bỗng nhiên chết lặng nửa phần người. Mẹ tơi lúc đó chỉ biết khóc, khóc rất
nhiều nhưng khơng thành tiếng. Cịn tơi thì tai như bị ù đi, khơng nghe thấy gì xung quanh
nữa. Phải mất một lúc sau tôi mới sực tỉnh khi có tiếng gọi của vợ con".


Cả bà Nhài và cả anh Luân đều không thể tin nổi, hai mẹ con lại tìm ra ơng Luận dễ dàng đến


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thế. Những người bà con thân thích và làng xóm sau khi nghe tin đã kéo đến chật nhà để
cùng chia vui với niềm hạnh phúc "khó tưởng" mà đại gia đình anh Ln đang có.


<b>Tái ngộ trên đất khách</b>


Theo lời dặn của hai người đàn ông nọ, ngay tối hơm đó, anh em chú bác đã có mặt ở nhà
anh Luân từ rất sớm, nôn nóng chờ đến giờ gọi điện sang Đại sứ quán Việt Nam ở
Campuchia gặp ông Luận. Lần thứ nhất, anh Luân là người trực tiếp bấm máy gọi sang, bên
kia đầu dây là giọng của một người đàn ơng lạ. Giọng ơng run run, có vẻ như khơng được
khỏe và nói lơ lớ tiếng Việt. Sau khi hỏi han tình hình sức khỏe, anh Luân hỏi một số chuyện


quá khứ và người đàn ông chỉ trả lời được vài điều cịn lại khơng nhớ gì thêm. Sau khi gác
máy, anh Luân thấy hơi thất vọng và khơng tin người vừa nói chuyện với mình chính là bố
đẻ. "Lúc đó tơi chỉ tin có 30% vì ơng nói tiếng Việt khơng sõi lại nhớ rất đứt đoạn, chắp nối"
-anh Ln chia sẻ.


Q nóng ruột, ơng Lê Văn Nhận là người em kế của ông Luận đã gọi lại để hỏi tiếp người
đàn ông ở đầu dây bên kia một số chuyện thời thơ ấu. Lần này, người đàn ông đầu dây bên
kia cũng chỉ trả lời được một số chuyện chứ không trả lời được nhiều như mong đợi của mọi
người. Mặc dù trong lòng còn đầy nghi ngại nhưng cả đại gia đình vẫn quyết định cử anh
Luân và người em út của ông Luận lên đường sang Campuchia ngay sau đó.


Sang đến Campuchia, anh Luân được ông Hùng trực tiếp dẫn ra bến xe Xiêm Riệp. Chưa kịp
bước chân xuống xe anh đã thấy có một người đàn ơng mặc áo sơ mi màu xanh, tóc bạc
trắng đầu, nước da hơi ngăm đen, đang đi lại vẻ rất bồn chồn bên cạnh nhà chờ. "Khi chạm
mặt nhau, cả hai bố con tôi đứng đờ ra một chỗ. Tôi không thể tin được người đàn ơng trước
mặt tơi là bố mình. Cịn ơng, dường như cũng khơng thể tin nổi vào mắt mình, tơi chính là con
ơng. Nhưng trực giác của tình phụ tử như xóa nhịa mọi nghi ngại trong chúng tơi. Mất
khoảng 10 phút, ông lắp bắp một cách yếu ớt hai tiếng "Ln... con", vừa nói ơng vừa đi thật
nhanh lại phía tôi và tôi cũng thế, hai bố con ôm chầm lấy nhau khơng nói thêm được một lời
nào" - anh Luân kể thêm.


Sau 5 ngày ở lại Campuchia, anh Ln đã quyết định đón ơng Luận về Việt Nam. Trước khi
về, bà vợ Campuchia cùng hai cô con gái đã níu lấy tay áo anh Ln khóc nghẹn ngào khiến
anh Luân xúc động dời chân không nỡ: "Mẹ con tơi ở đây q nghèo nên khơng có điều kiện
chăm sóc ơng ấy tử tế được, thơi thì mong gia đình chăm sóc ơng ấy thay chúng tơi. Vợ
chồng chúng tơi sống với nhau ngần đấy năm, tình cảm đong đầy, nghĩa tình sâu nặng,
khơng biết ơng ấy đi rồi tơi có sống nổi khơng? Chỉ mong khi sức khỏe của ơng ấy đã hồi
phục, thi thoảng gia đình cho ông trở lại thăm ba mẹ con cho chúng tôi đỡ nhớ..." - anh Luân
nhớ lại.



<b>Nỗi buồn ngày trở về</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

như thế. Chỉ đến khi anh Luân nói đó là bà Nhài vợ ơng thì kí ức trong ông mới "trở về" và
ông ôm chầm lấy bà khóc thật nhiều.


Thật không thể diễn tả hết nỗi vui mừng, hạnh phúc của cả đại gia đình ơng Luận khi ông trở
về. Bà con thân thuộc hai bên rồi chòm xóm khi nghe tin ơng trở về đã kéo đến chật kín nhà
để chia sẻ niềm vui. Tấm ảnh thờ trên bàn thờ đã được anh Luân hạ xuống để thay vào một
tấm thư pháp màu hồng chữ Phúc. Tên của ơng Luận cũng được chính quyền địa phương
xóa trong bia tổ quốc ghi công. Những ngày vui ấy hơn ai hết mẹ con bà Nhài cùng bà mẹ già
của ông Luận là người vui mừng nhất. Họ lâng lâng cả ngày trong nụ cười, tất bật đi lại, đứng
ngồi, tiếp khách mà không hề thấy mệt.


Niềm vui ấy rồi cũng nhanh chóng qua đi, ơng Luận vẫn cứ ngơ ngác như một người lạ trong
nhà mình. Một phần vì sức khỏe yếu, một phần vì quen sống trong cuộc sống lạc hậu của
vùng quê nghèo khó ở Campuchia nên ơng Luận hồn tồn chống ngợp trước cuộc sống
mới. "Những ngày mới về, khi ăn ơng tồn dùng tay, cầm đũa không được, tắm rửa cũng
phải nhờ tôi phụ giúp mới tắm được. Hôm nào tôi đi đâu là ở nhà ơng khơng chịu tắm. Móng
tay thì để dài, nhọn hoắt nhưng thuyết phục mãi ông mới chịu cho cắt. Đêm nằm ngủ thì tồn
gặp ác mộng rồi khi tỉnh dậy thì cứ ngồi thẫn thờ hàng tiếng đồng hồ trong đêm tối. Tôi biết,
ông đang phải chiến đấu để xua tan đi những ám ảnh chiến tranh nhưng dường như điều đó
thật khó" - bà Nhài kể lại.


</div>

<!--links-->

×