Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bài giảng De tai lich su da chuyen doi font

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.21 KB, 21 trang )


PHÒNG GDĐT HUYỆN TRỰC NINH
TRƯỜNG THCS LIÊM HẢI

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào trong tiết dạy môn Lịch sử dể tạo sự
hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh
NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI THỊ VÂN HUYỀN
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
TRƯỜNG THCS LIÊM HẢI
NĂM HỌC 2010-2011

MỤC LỤC
SỐ THỨ TỰ CÁC PHẦN- BƯỚC TRANG
1 Tóm tắt đề tài
2 Giới thiệu đề tài
3 Phương pháp
- Khách thể nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu
- Quy trình nghiên cứu
- Đo lường và thu thập dữ liệu
4 Phân tích dữ liệu
5 Kết luận và kiến nghị
6 Tài liệu tham khảo

ĐỀ TÀI : "Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào trong tiết dạy môn
Lịch sử 7 để tạo sự hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh"

Người thực hiện: Bùi Thị Vân Huyền
Trường THCS Liêm Hải


PHẦN I : TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, chương trình SGK mới của bộ GD-ĐT đã có rất nhiều
những thay đổi. Những thay đổi đó nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục ở đối
tượng học sinh phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp dạy học của giáo viên
Nếu như trước đây, việc truyền thụ kiến thức là nhiệm vụ quan trọng và đòi hỏi
người dạy phải đóng vai trò chủ đạo,tận dụng hết mọi năng lực của mình để giúp học
sinh nắm vấn đề bằng phương pháp thuyết giảng cho học sinh tiếp thu là chính. Thì nay
phương pháp này không hợp lý trong chương trình SGK mới.
Đề tài nghiên cứu : "Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào trong tiết dạy
môn Lịch sử 7 để tạo sự hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh" đã đưa
ra những giải pháp tích cực nhằm giúp các em trong nhóm tự giải quyết được vấn đề.
Các em sẽ tự tin bạo dạn,yêu mến bộ môn và ham học hỏi nhiều hơn. Bên cạnh đó các
em còn có được sự đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong học tập theo
hướng tích cực. Học sinh có thể chia sẻ những băn khoăn ,kinh nghiệm của bản thân
cùng nhau xây dựng nhận thức mới.Bằng cách nói ra những điều đang suy nghĩ mỗi
người có thể nhận rõ trình độ nhận thức của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần
học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải
chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
- Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu toàn bộ Bộ môn lịch sử 7 và nghiên cứu
được tiến hành trên 2 nhóm tương đương :2 lớp 7 của trường THCS Liêm Hải. Lớp 7 A
là thực nghiệm ,lớp 7B là đối chiếu thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi
dạy các bài từ bài 1 đến bài 12, kết quả cho thấy lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn
lớp đối chứng.

PHẦN II. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
I. HIỆN TRẠNG:
Thực tế SGK thường chỉ cung cấp thông tin, chủ yếu học sinh phải chủ động so
sánh phân tích ,nhận xét, đánh giá… để tiếp thu kiến thức ,nếu GV cứ cung cấp kiến
thức cho học sinh theo kiểu thầy giảng- trò nghe hoặc cứ thầy hỏi- trò trả lời thì dễ
dẫn đến học sinh thụ động, không có hứng thú, hiệu quả học tập không cao.

Bản thân tôi rất trăn trở vì là một giáo viên dạy bộ môn xã hội lại ở vùng nông
thôn kinh tế khó khăn , hiểu biết của người dân còn hạn chế.Không ít ý kiến cho đây là
môn học phụ nhàm chán, dài, khó nhớ, khó thuộc. Hơn nữa tâm lý người dân luôn
hướng cho con mình học môn khoa học tự nhiên, làm ảnh hưởng nhiều đến việc học của
học sinh. Tôi quyết định sẽ áp dụng mọi phương pháp dạy học bộ môn để tạo sự say mê
,hứng thú ,yêu thích học bộ môn lịch sử trong tất cả các đối tượng học sinh. Muốn vậy,
phải biết phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập cụ thể là qua
phương pháp thảo luận nhóm.
Theo kinh nghiệm và trong thực tế giảng dạy cho thấy khi hoạt động cả lớp ,có một
số em không tập trung , tâm trí để đâu đâu; một số em thì nói chuyện hoặc làm việc
riêng,…khi giáo viên gọi đến thì giật mình không biết trả lời một vấn đề gì. Chỉ có
những học sinh khá giỏi tập trung thì thường hay phát biểu và trả lời câu hỏi dạn dĩ lưu
loát và chính xác nội dung yêu cầu , kết quả học tập của nhiều em không cao lại không
tiến bộ. Chính vì vậy để các em tập trung học tập có hứng thú và hiệu quả, tất cả các em
được cùng làm việc, cùng động não phát huy tốt tư duy sáng tạo hiện có , tôi đã quyết
định đưa ra phương pháp thảo luận nhóm trong một hoặc hai tiểu mục của tiết
dạy,nhằm mục đích tạo điều kiện cho tất cả các đối tương học sinh có điêù kiện tiếp xúc
kiến thức, nắm được kiến thức( học sinh thuộc dạng trung bình, yếu), thuộc bài tại lớp
(học sinh thuộc dạng khá, giỏi)
Tôi cũng đã nhiều lần gặp một nhóm học sinh đang cùng nhau giải một bài tập khó.
Trong thời gian khá lâu ,không em nào giải ra (vì chưa tìm ra chìa khoá của bài tập, câu
hỏi đó ) Bất ngờ sau vài phút nghỉ giải lao, có em đẫ ồ lên là giải được rồi, em đó lại
nêu cách giải cho các bạn và tất cả cùng ồ lên một câu quen thuộc "Dễ quá!" Từ đó tôi
thấy phương pháp thảo luận nhóm đem lại thành công rất cao, không thể thiếu được
trong tiết dạy.
Để việc giảng dạy môn lịch sử đạt hiệu quả cao hơn, tôi đã mạnh dạn áp dụng
phương pháp thảo luận nhóm vào trong bài dạy Lịch sử 7 THCS. Một trong những điểm
mà tôi đã làm là Tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả dạy - học môn lịch sử 7 ở THCS
bằng việc giúp các em có thể cùng nhau đưa ra suy nghĩ của mình để "giải quyết các
vấn đề" áp dụng vào đời sống thực tiễn mà không gây nhàm chán và xa lạ, lại có tác

dụng kích thích tính chủ động ,tự giác, sáng tạo, hứng thú trong môn học.
II. GIẢI PHÁP :
Đề tài này theo tôi không mới mẻ xong nó rất quan trọng ,nó gắn liền với đổi mới
phương pháp dạy học, sách giáo khoa mới ,phát huy tính tích cực ,chủ động ,sáng tao
của học sinh.
1. Đặc điểm của phương pháp thảo luận
Thảo luận là sự trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa GV và HS cũng như giữa
học sinh với nhau.Đây là sự hợp tác phối hợp với nhau để tìm tòi khám phá và cùng tiếp
thu kiến thức làm tăng hiệu quả học tập nhất là khi gặp những vấn đề gay cấn.
Mục đích của thảo luận là khuyến khích ,phân tích một vấn đề hoặc các ý kiến
khác nhau của học sinh và trong những trường hợp nhất định nó mang lại sự thay đổi
thái độ của những con người tham gia. Đặc biệt ngày nay xu thế hội nhập quốc tế đã
xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia và việc áp dụng phương pháp này không chỉ
tạo hứng thú nâng cao hiệu quả học tập mà còn giúp các em hoà nhập ,có kỹ năng giao
tiếp tập thể .Đây cũng là mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị tốt cho các em.
2.Ý nghĩa của phương pháp thảo luậ n .
Giúp học sinh mở rộng đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sở nhìn
nhận một cách có suy nghĩ, phân tích có lý lẽ ,có dẫn chứng minh hoạ, phát triển được
tư duy khoa học.
Giúp học sinh phát triển kỹ năng nói ,giao tiếp, tranh luận ,bồi dưỡng các
phương pháp nghiên cứu một cách vừa sức như các phương pháp tìm đọc tài liệu tham
khảo ,phương pháp quan sát và ghi chép ngoài thực địa, trong sách giáo khoa,sách có
liên quan,…
Thông qua thảo luận có thể làm thay đổi quan điểm của cá nhân trên cơ sở các
sự kiện , thông tin một cách lôgic từ các học sinh trong lớp .
Quá trình thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên còn tạo mối quan hệ hai
chiều giữa GV và HS, giúp GV nắm được hiệu quả giáo dục về mặt nhận thức , thái độ,
quan điểm, xu hướng, hành vi của học sinh .
3. Các khâu quan trọng khi thảo luận :
a. Chuẩn bị :

- Nội dung thảo luận .
- Tổ chức thảo luận
- Tổng kết thảo luận.
b. Những yêu cầu cơ bản của mỗi khâu trong quá trình thảo luận:
* Chuẩn bị nội dung thảo luận :
Trước tiên giáo viên cần chọn bài , chọn vấn đề thích hợp cho học sinh thảo luận .
Cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận phải xem xét nghiên cứu xem học sinh đã biết
gì về chủ đề đã nêu ra.
Khi chọn được vấn đề thảo luận đúng yêu cầu, GV cần thông báo cho học sinh
chuẩn bị ý kiến (có thể viết thành văn bản) tham gia thảo luận.
Từ đó học sinh ý thức được yêu cầu của đề tài , các nguồn tài liệu chính, kế hoạch
thực hiện và nhiệm vụ của tập thể cũng như của từng cá nhân .
* Tổ chức thảo luận
- Mở đầu thảo luận
GV phân nhóm ,quy định thời gian
GV nên thông báo về chủ đề cần thảo luận, quy trình và nguyên tắc thảo
luận
- Hướng dẫn thảo luận.
Trong quá trình thảo luận GV làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không tham gia
ý kiến thảo luận ,không cắt ngang lời học sinh, không tỏ phản ứng nếu câu trả lời tranh
luận không đúng với ý mình. Tuy nhiên nhằm làm tăng thêm hứng thú khi thảo luận
,GV cũng có thể đưa ra các câu ,giống như "ván nhún" hoặc nêu ra cách thảo luận để
tạo không khí sôi nổi cho buổi thảo luận , tạo không khí thân mật ,cởi mở, khuyến khích
sự tham gia của mỗi HS trong thảo luận .Khi thảo luận ,GV phải nghe cẩn thận những
điều học sinh nói để hiểu học sinh nói gì.
* Tổng kết thảo luận :
GV tổng kết những ý kiến phát biểu , nêu lên một cách súc tích và có hệ thống
những ý kiến thống nhất và chưa thống nhất .
Tham gia ý kiến về những điều chưa thống nhất và bổ sung thêm những điều
cần thiết .Những ý kiến chưa thống nhất có thể sắp xếp vào buổi thảo luận sau

GV cần đánh giá ý kiến phát biểu , nhận xét tinh thần thái độ làm việc chung
của tập thể ,của nhóm ,cá nhân HS
Các hình thức thảo luận
- Thảo luận theo nhóm nhỏ
( 2 bàn tạo thành 1 nhóm hoặc mỗi dãy tạo thành 1 nhóm)
- Thảo luận cả lớp .
4. Các phương pháp, biện pháp tiến hành thực nghiệm đề tài có hiệu quả là.
a. Về sự chuẩn bị dụng cụ để hoạt động
Theo tôi thì mỗi lớp có 8 bàn nên chia thành 4 nhóm (để tránh di chuyển nhiều tốn
thời gian và ồn ào mất trật tự, chỉ hai bàn quay mặt lại là được.
Mỗi nhóm phải có hai bảng phụ , kích thước không nhỏ và cũng không quá to, quy
định cỡ 50cm - 70cm là vừa + bút lông xoá được, 1 bút màu đỏ và một bút màu xanh
hoặc đen.
GV phân nhóm và cử nhóm trưởng nhóm phó (phòng khi nhóm trưởng vắng) để
điều hành chung và chuẩn bị dụng cụ cho tốt.
b. Về phương pháp cách thức hoạt động:
*Về phía giáo viên:
- Chọn nội dung hoạt động nhóm thường là nội dung có nhiều ý , nội dung
trọng tâm ,có tính tư duy ,học sinh trung bình và yếu khó giải quyết.
- Xây dựng trong giáo án hệ thống câu hỏi , tình huống vấn đề phải cụ thể rõ
ràng có dàn ý hệ thống chi tiết,giúp HS dễ biết cách thức nhanh chóng và có hệ thống
(vì thời gian có hạn)
- GV nên cho học sinh về nhà xem trước , phân tích tìm hiểu toàn bài học
mới , nhưng để chuẩn bị thì có thể 2 nhóm hoặc 3 nhóm chuẩn bị một nội dung.Không
nên đưa ra nhiều nội dungthảo luận quá (4) hoặc ít quá (1) nên chọn sao cho hợp lý tuỳ
nội dung và thời gian trong tiết học
- GV cũng quy định rõ thời gian ít nhất là 2 phút , nhiều nhất là 5 phút tuỳ nội
dung kiến thức .
GV không nên cho thời gian thảo luận quá dài làm ảnh hưởng đến nội dung khác .
*Về phía học sinh:

- Phải chuẩn bị nội dung trước ở nhà .
- Khi đến lớp có lệnh thảo luận phải nhanh chóng vào vị trí , phải biết dựa
vào SGK, kiến thức cũ đã học,lược đồ ,bản đồ ,bài tập, câu hỏi để bàn bạc thảo luận.
- Nhóm trưởng phải tôn trọng tất cả các ý kiến của thành viên trong nhóm
,phải làm sao (giảng giải ,phân tích …)cho các học sinh trung bình,yếu trong nhóm hiểu
được vấn đề và có thể thay mặt nhóm lên trình bày trước lớp .
- HS thảo luận nhỏ đủ nghe trong nhóm ,không cãi và và ồn ào ,đi lại trong
lớp ,khi có hiệu lệnh hết thời gian phải nhanh chóng quay về vị trí và tiếp tục chú ý theo
dõi để tiếp thu kiến thức hoặc bổ sung thêm ý kiến …
- Có thể cho nhóm này vấn đáp nhóm kia để kiểm tra độ sâu kiến thức .
* Trước khi thảo luận về một vấn đề ( một nội dung cần phân tích ,giải thích…)nên
cho mỗi cá nhân trong nhóm tự ghi ý kiến riêng vào phiếu học tập( hoặc giấy nháp
riêng )rồi đưa ra thảo luận thống nhất ý kiến đúng.
Với các bước thảo luận nhóm khi tiến hành giảng dạy tôi đã bàn bạc với đồng
nghiệp khác và tham khảo tài liệu rồi rút ra những đặc điểm chung là:
1. Giáo viên phải chọn nội dung thảo luận ,ghi lên bảng phụ
2. Phân nhóm và quy định nội dung cho từng nhóm hoạt động
3. Quy định thời gian thảo luận
4. Tất cả các đối tượng học sinh đều tham gia bàn bạc và đóng góp ý kiến
a. Đại diện nhóm ghi nội dung đã thống nhất vào bảng phụ
b. Các đối tượng còn lại trong nhóm ghi nội dung đã thống nhất vào phiếu
học tập ( hoặc ghi vào vở)
5. Cử đại diện của nhóm lên thuyết minh phần nội dung thảo luận cuả nhóm (Bất
kỳ học sinh nào, không nhất thiết phải cử học sinh khá,giỏi. Vì đây là nội dung đã thống
nhất)
6. GV cho các nhóm góp ý bổ sung nội dung của nhóm vừa trình bày cho đầy đủ.
7.Giáo viên chốt lại và cho học sinh chỉnh sửa những nội dung còn thiếu sót.
*Các tư liệu tôi tham khảo thêm:
- Sách giáo viên ,Sách giáo khoa, Sách bài tập, Sách thiết kế bài dạy môn Lịch sử 7
- Những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử THCS (Nhà xuất bản

Giáo dục)
- Một số vấn đề về đổi mới Giáo dục THCS môn Lịch sử (Nhà xuất bản Giáo dục)
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (Nhà xuất bản Đại học sư phạm)
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Lich sử THCS
- Thư viện Giáo án điện tử…bạchkim.com.com.vn
- Thư viện tài liệu: bạchkim.com.
* Vấn đề nghiên cứu:
Việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy bộ môn Lịch sử 7 có tạo
hứng thú cho học sinh lớp 7 không?
Việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy bộ môn Lịch sử 7 có nâng
cao kết quả học tập của học sinh lớp 7 không?
*Giả thiết nghiên cứu :
Việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy bộ môn Lịch sử 7 sẽ tạo
hứng thú cho học sinh lớp 7 .
Việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy bộ môn Lịch sử 7 sẽ nâng
cao kết quả học tập của học sinh lớp 7 .
III. PHƯƠNG PHÁP :
1. Khách thể nghiên cứu:
* Giáo viên:
Giáo viên :Bùi Thị Vân Huyền là một GV trẻ có lòng nhiệt tình và trách
nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh
* Học sinh:
Hai lớp 7A,7B được lựa chọn ngẫu nhiên để tham gia nghiên cứu
Bảng 1. Giới tính của học sinh 2 lớp 7A,7B trường THCS Liêm Hải

Đối tượng
Lớp
Số HS các nhóm
Tổng số Nam Nữ
Lớp 7A 32 18 14

Lớp 7B 32 18 14

×