Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đề tài Lịch sử THCS (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.1 KB, 37 trang )

ĐỀ TÀI KHOA HỌC
BƯỚC ĐẦU
THỬ NGHIỆM VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
GIỜ THẢO LUẬN Ở CÁC HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
CHƯƠNG TRÌNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THCS
Tác giả đề tài: Bùi Thị Lan
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
a. Cơ sở lý luận:
Tính hệ thống của chương trình:
Kiến thức lịch sử cơ bản không phải là những sự kiện đơn lẻ mà bao gồm một hệ
thống những hiểu biết cần thiết về các sự kiện cụ thể, niên đại, nhân vật, nguyên
lý…
Đối với môn lịch sử nói chung và các học phần lịch sử Việt nam nói riêng, học sinh
cần nắm rõ những giai đoạn kế tiếp nhau. Qua đó, nêu được nội dung chủ yếu và
mối quan hệ giữa các giai đoạn. Không có cái nhìn bao quát chung sẽ không hiểu
được bối cảnh lịch sử, tiền đề, điều kiện, mối quan hệ nhân quả của các sự kiện
đang học mà chỉ nắm sự kiện một cách rời rạc.
Vì vậy, muốn học sinh nắm chắc kiến thức lịch sử người giáo viên phải giúp học
sinh hệ thống được chương trình.
Lý luận dạy học nói chung:
Phương pháp dạy học lịch sử là một khoa học. Nó nghiên cứu và phát triển quy luật
của quá trình dạy học lịch sử. Từ thực tiễn của việc dạy học lịch sử hiện nay và
những thành tựu của lý luận dạy học hiện đại, việc phát hiện những quy luật của
quá trình dạy học lịch sử dựa trên cở sở khách quan của những mối quan hệ giữa
việc giáo dưỡng – giáo dục và phát triển tư duy của học sinh. Cốt lõi của quá trình
dạy học là việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo những nguyên tắc
khoa học giáo dục.
Đối với sinh viên Cao đẳng sư phạm, ngoài giờ học trên lớp quá trình nhận thức
còn được tiếp tục ở những giờ tự học. Vì vậy, giáo viên cần có sự hướng dẫn để


hoạt động nhận thức trong giờ tự học có hiệu quả hơn.
Những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt nam (1986) đã coi
Giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu.Đại hội cũng đề
cập đến vấn đề cải tiến chất lượng dạy học, bồi dưỡng nguồn lực con người.
Nghị quyết T.Ư. 2 của Đảng (1998) cũng đã dành riêng chủ đề về Giáo dục –Đaò
tạo.
Từ đó vấn đề dạy học ngày càng được sự quan tâm của các cấp, các ngành. Các bộ
môn khoa học xã hội trước đây bị xem nhẹ, dần dần được đề cao để tránh sự học
lệch của học sinh.Càng ngày vấn đề giáo dục càng được yêu cầu đào tạo toàn diện.
Năm 1996 Hội giáo dục lịch sử-Khoa sử Đại học quốc gia Hà nội-Trung tâm nội
dung phương pháp thuộc Viện khoa học giáo dục cũng đã tổ chức hội thảo về “Đổi
mới dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm”.Thực hiện việc đổi mới phương
pháp dạy học lịch sử là chúng ta đã góp phần vào việc thực hiện đường lối của
Đảng trong chiến lược phát triển đất nước lấy con người làm trung tâm.
b. Cơ sở thực tiễn:
Thực tiễn dạy học lịch sử trong những năm gần đây:
Trong hơn 15 năm công tác trong ngành giáo dục,tại trường chuyên nghiệp,tôi đã
chứng kiến nhiều hội nghị,nhiều biện pháp được đưa ra để nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Như Hội thảo khoa học,Hội
nghị nghiên cứu khoa học,các phong trào thao giảng,dự giờ,thi giáo viên giỏi, khen
thưởng giáo viên và học sinh xuất sắc…
Những việc làm đó giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn,tạo cho học sinh
có ý thức phấn đấu, nhưng thực tế nhà trường chưa có hội nghị khoa học bàn về
việc đổi mới phương pháp dạy học.Đặc biệt là vấn đề tự học, tự nghiên cứu của học
sinh sinh viên. Trong xu thế giáo dục hiện nay,nhiều tác giả nghiên cứu về giáo dục
cho rằng nên sử dụng phương pháp “học sinh nói nhiều giáo viên nói ít”. Theo tôi
để thực hiện phương châm đó, cần có biện pháp để các em tự nghiên cứu nhiều
hơn.
Về phân phối chương trình:

Một thực tế nữa là bộ môn lịch sử Việt nam ở chương trình đào tạo giáo viên
T.H.C.S. trình độ C.Đ.S.P. là một môn chuyên ngành nhưng thời gian dành cho nó
rất ít. Ví dụ: Năm thứ nhất, học kì I, lớp sử- giáo dục công dân có 28 đơn vị học
trình nhưng chỉ có 2 học trình phần lịch sử thế giới (không có lịch sử Việt nam).
Học kì II, có 27 đơn vị học trình thì chỉ có 2 đơn vị học trình lịch sử Việt nam và 2
đơn vị học trình lịch sử thế giới. Trong khi đó,các môn đại cương,không chuyên
đều chiếm từ 4 đến 5 đơn vị học trình / một môn. Sang năm thứ II, (học kì III và
IV) số đơn vị học trình lịch sử Việt nam và thế giới có tăng nhưng không đáng kể.
Chính điều này cũng được các sinh viên phản ánh là “môn chuyên ngành chúng em
được học ít thời gian quá”
Vì vậy, giáo viên muốn nói nhiều cũng không có thời gian để nói.
Thực tế học tập của học sinh, sinh viên trường CĐSP Đắc Lắc
Thường thường mỗi giáo viên khi lên lớp tiết đầu của một học phần đều giới thiệu
cho học sinh về tài tiệu tham khảo. Trong đó, phần cơ bản là giáo trình. Ngoài ra
còn có nhiều tài liệu tham khảo khác. Nhưng thực tế các em chỉ tiếp cận được với
một cuốn giáo trình, vì nhiều lí do:
-Sinh viên không có tiền mua sách
-Sách thư viện cho mượn hạn chế
-Thời gian đọc sách ở thư viện ít, vừa do các em cókhi bận những công việc khác
nhưng cũng có phần do các em chưa ý thức được sự quan trọng của vấn đề tự học,
tự nghiên cứu.
Vì vậy, các em chỉ tiếp cận với những kiến thức cơ bản mà chưa hiểu sâu, hiểu
rộng kiến thức xã hội khác.
Vì những suy nghĩ đó, tôi mạnh dạn thay đổi phương pháp của các giờ thảo luận
trên lớp, để tạo điều kiện cho các em có điều kiện tự học, tự nghiên cứu, tiếp xúc
với nhiều tài liệu tham khảo, để nâng cao chất lượng bài học môn chuyên ngành.
Có thêm vốn kiến thức để sau này ra trường các em giảng dạy đỡ vất vả hơn.
Trong quá trình thực hiện, do khả năng và thời gian hạn chế, chắc chắn sẽ không
tránh khỏi thiếu sót, sai lầm, rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng
nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn.

2. Giới hạn đề tài:
Trong phạm vi đề tài này, cá nhân tôi chỉ đưa ra một thử nghiệm bước đầu về đổi
mới các giờ thảo luận ở các lớp chuyên ngành Sử-GDCD
Như đề tài đã nêu, phần thử nghiệm này chỉ sử dụng ở các học phần lịch sử Việt
Nam. Chưng trình đào tạo giáo viên T.H.C.S trình độ CĐSP. Tuy nhiên do khả
năng và thời gian có hạn, tôi chỉ tiến hành ở một số học phần, chứ không thử
nghiệm tất cả các học phần.
Cụ thể là học phầnViệt Nam III.
3. Mục đích-yêu cầu
Với việc nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi muốn thực hiện được điều trăn trở bấy
lâu là làm sao cho các em có thói quen tự học, tự nghiên cứu, trên tinh thần đó các
em sẽ tự giác sưu tầm tài liệu, có thêm nhiều kiến thức, hiểu sâu hơn về lịch sử Việt
Nam, từ đó biết rút ra nhận xét, đánh giá… Khi ra trường các em đã tích lũy được
nhiều tư liệu sử dụng cho việc giảng dạy.
4. Phương pháp nghiên cứu
Qua nhiều năm giảng dạy phần lịch sử Việt Nam, tôi đã cố gắng nghiên cứu kỹ
chương trình phân phối của Bộ GD-ĐT, sau đó tôi tiến hành sưu tầm nhiều tài liệu
để bổ sung vào bài dạy. Trong quá trình dạy học, tôi thường kiểm tra lại kiến thức
của học sinh. Mặc dù đã giới thiệu tài liệu, yêu cầu các em tham khảo trước nhưng
các em vẫn nắm kiến thức rất mơ hồ. Vì vậy, tôi đã suy nghĩ chọn ra biện pháp
khắc phục tình trạng trên. Khi hình thành ý tưởng về việc đổi mới giờ thảo luận, tôi
đã chọn lựa kiến thức sưu tầm được, chọn ra một số câu hỏi.
Sau khi giảng xong một giai đoạn, tôi yêu cầu các em chuẩn bị câu hỏi thêm ở nhà,
đến giờ thảo luận cho các em tiến hành theo phương pháp mới (tôi bắt đầu thực
hiện phương pháp này ở đầu năm học 2001-2002)
Sau buổi thảo luận, tôi có tham khảo ý kiến của học sinh về hai phương pháp thảo
luận (cũ và mới), sau đó, tôi tập hợp các tư liệu, chọn tên đề tài vào đầu năm học
2001-2002.
Phần đề cương được hoàn thành vào tháng 1/2002. Sau khi hoàn thành đề cương,
tôi tiến hành nghiên cứu và biên soạn đề tài này. Dự định hoàn thành bản chính vào

tháng4/2002. Trong quá trình thông qua đề cương tôi đã nhận được dự góp ý rất
chân tình của các đồng nghiêph, đặc biệt là ý kiến của các đồng chí: Lê Xuân Diệu
– tổ trưởng chuyên môn-thạc sĩ, Nguyễn Trung Hòa – chủ nhiệm khoa-thạc sĩ, Lê
Xuân Mợi – phó chủ nhiệm khoa, và đồng nghiệp- thạc sĩ Lê Hải Thanh. Rất mong
được các đồng chí tiếp tục đóng góp ý kiến cho đề tài của cá nhân tôi. Tôi xin chân
thành cảm ơn các đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
B. PHẦN NỘI DUNG
I.Về việc thực hiện phương pháp cũ
1. Cách tiến hành
Theo “chương trình đào tạo giáo viên THCS trình độ CĐSP”, ban hành theo quy
định số 3086 GD-ĐT ngày 27/7/1996, và quy định số 3637 / GD-ĐT ngày 30 / 8 /
1996 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT (áp dụng từ năm học 1996-1997), thì sau mỗi
học phần lịch sử Việt Nam thường có các tiết thực hành gồm nội dung tham quan
di tích lịch sử địa phương và các tiết Xêmina. Ví dụ:
+Học phần lịch sử Việt Nam I: có 4 tiết Xêmina, trong chương trình của bộ yêu cầu
thảo luận chủ đề sau:“những chiến thắng tiêu biểu của nhân dân ta trong hơn nghìn
năm đấu tranh chống Bắc thuộc”
+Học phần lịch sử Việt Nam II: có 8 tiết Xêmina, trong chương trình của bộ yêu
cầu thảo luận hai chủ đề sau:
Chủ đề 1: Sự hình thành, phát triển, suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam (4
tiết)
Chủ đề 2: Những thắng lợi tiêu biểu của nhân dân ta trong dựng nước và giữ nước
ở các thế kỷ X-XVIII (4 tiết)
+Học phần lịch sử Việt NamIII: có 12 tiết Xêmina, chương trình của Bộ yêu cầu
thảo luận những chủ đề sau:
Chủ đề 1: Chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam
và tác động của chúng đến tình hình kinh tế xã hội nước ta (3 tiết)
Chủ đề 2: Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt nam đầu
thế kỉ XX:xu hướng bạo động của Phan Bội Châu – xu hướng cải lương của Phan
Chu Trinh (3 tiết)

Chủ đề 3: Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam. Nguyễn Ai
Quốc với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 1930 (3 tiết)
Chủ đề 4: Cách mạng Tháng Tám (chuẩn bị, thời cơ…) và sự ra đời của nước Việt
Nam Dân chủ cộng hòa1945 (3 tiết)
+Học phần lịch sử Việt Nam IV: có 9 tiết Xêmina, chương trình của bộ yêu cầu
thảo luận 3 chủ đề sau:
Chủ đề 1: Hậu phương kháng chiến chống Pháp1945-1954 (3 tiết)
Chủ đề 2: Vai trò của hậu phương kháng chiến chống Pháp và hậu phương miền
Bắc đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc (3 tiết)
Chủ đề 3: Những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của 30 năm chiến tranh giải
phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc 1945-1975 (3 tiết)
+Học phần lịch sử Việt Nam V: có 4 tiết Xêmina, chương trình của Bộ yêu cầu
thảo luận chủ đề sau: “về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo định
hướng Xã hội chủ nghĩa từ 1975 đến nay.
Với những nội dung trên, giáo viên thường tiến hành bằng cách: sau mỗi học phần
hoặc giữa học phần, khi giáo viên đã giảng được một khối kiến thức nhất định, giáo
viên thường yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị một nội dung trên để các tiết sau thảo
luận tại lớp. Sau khi nhận được đề tài thảo luận, các em phải tìm tài liệu tham khảo,
soạn thành một bài viết khoảng từ 3 đến 4 trang. Đến tiết thảo luận, có thể là giáo
viên hoặc một học sinh chủ trì buổi thảo luận. Sau khi người chủ trì nêu tên đề tài,
các học sinh phát biểu ý kiến của mình dựa theo phần đã chuẩn bị. Do nhận thức
khác nhau nên ý kiến của các em có thể không giống nhau. Nhiều vấn đề được đưa
ra tranh cãi và cũng có những vấn đề không đi đến thống nhất được. Khi buổi thảo
luận kết thúc, giáo viên là người có vai trò kết luận, giải thích để củng cố lại một
lần nữa kiến thức đã học, đồng thời thống nhất lại quan điểm mà các học sinh nêu
ra để đi đến kết luận cuối cùng về một vấn đề. Sau đó, giáo viên đánh giá chất
lượng giờ thảo luận, góp ý, phê bình những điều cần thiết mà giáo viên phát hiện
qua buổi thảo luận.
2. Ưu điểm và hạn chế
a. Ưu điểm

Trước hết, với sự chuẩn bị ở nhàhọc sinh có điều kiện tiếp xúc tài liệu, tìm hiểu
nghiên cứu sâu hơn một vấn đề.
Với thời gian 3 đến 4 tiết để xoay quanh một vấn đề, các học sinh được đưa ra ý
kiến theo cách suy nghĩ của mình. Nếu chưa thỏa đáng thì được sự giải quyết của
bạn bè và thầy, cô giáo. Vấn đề đó sẽ được sáng tỏ.
Như vậy, với cách làm trên học sinh sẽ có điều kiện tham khảo tài liệu nghiên cưú
thêm và qua buổi thảo luận sẽ hiểu sâu hơn một vấn đề trong khối kiến thức đã
được học. Từ đó, giúp các em đánh gía nhân vật, sự kiện một cách chính xác hơn.
Cả lớp soạn chung một đề nên có thể bổ sung cho những thiếu sót mà người này,
người khác không nhận ra. Những sinh viên có ý thức học tập tốt thường cố gắng
sưu tầm tư liệu làm sáng tỏ vấn đề mà giáo viên yêu cầu thảo luận, trăn trở với
những nội dung, thắc mắc chưa giải quyết được.
b. Hạn chế
Nếu nghiên cứu nội dung các chương trong các học phần, chúng ta sẽ thấy các đề
tài thảo luận chưa bao quát hết chương trình.
Ví dụ 1: ở phần lịch sử Việt Nam I có 3 chương.
Chương I: thời kì nguyên thủy
Chương II: thời kì bắt đầu dựng nước.
Chương III: thời kì đấu tranh giành độc lập, chống Bắc thuộc (từ 179 TCN đến
938)
Với đề tài thảo luận đã nêu ở trên (phần I.1) thì nội dung thảo luận chỉ nằm ở
chương III.
Ví dụ 2: Ơ phần lịch sử Việt Nam III, là học phần có nhiều đề tài thảo luận nhất.
Chương trình lịch sử Việt Nam III được chia thành 5 chương
Chương I: Việt Nam từ cuộc nổi dậy của nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược
đến khi nhà nước phong kiến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp (1858-1884)
Chương II: Việt Nam từ cuộc nổi dậy của phái chủ chiến ở kinh thành Huế đến khi
kết thúc phong trào Cần vương chống Pháp (1885-1896)
Chương III: Việt Nam từ sau phong trào Cần vương đến khi kết thúc chiến tranh
thế giới thứ nhất (1897-1918)

Chương IV: Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi một Đảng cách
mạng của giai cấp vô sản ra đời (1919-1930)
Chương V: Việt Nam trong cuộc vận động giải phóng dân tộc giành chính quyền
(1930-1945)
Như vậy, với 4 chủ đề trên (phần I.1), nội dung thảo luận chỉ xoay quanh chương
III,IV,V. Còn chương I và II không có đề tài nào để thảo luận.
Ví dụ 3: Cũng tương tự như trên, học phần lịch sử Việt Nam IV có 3 đề tài thảo
luận với nội dung 7 chương
Chương I: Bước đầu công cuộc xây dựng chính quyền, đấu tranh chống ngoại xâm,
nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)
Chương II: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946-
1950)
Chương III: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp
(1950-1953)
Chương IV: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-
1954)
Chương V: Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh chống Mĩ – ngụy ở miền
Nam (1954-1965)
Chương VI: Nhân dân 2 miền Nam – Bắc trực tiếp đương đầu với đế quốc Mĩ xâm
lược (1965-1973)
Chương VII: Cả nước dồn sức giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc (1973-1975)
Ba đề tài thảo luận của phần lịch sử Việt Nam IV (phần I.1) thì hai đề tài xoay
quanh phần hậu phương kháng chiến. Đề tài còn lại mạng tính bao quát nhưng chỉ
thể hiện được những chiến thắng có ý nghĩa chiến lược của ta. Còn âm mưu thủ
đoạn của Pháp, của Mĩ rất nham hiểm, thâm độc. Đặc biệt là đối với đế quốc Mĩ
trong quá trình leo thang chiến tranh ở Việt Nam thì không có thời gian cho học
sinh thảo luận đề tìm hiểu sâu hơn. Vì theo tôi, muốn thấy được chiến thắng của ta
là to lớn thì trước hết phải hiểu được âm mưu của kẻ thù như thế nào. Vì kẻ thù
càng mạnh thì chúng ta càng khó khăn, mà càng khó khăn thì chiến thắng của ta

càng oanh liệt.
Như vậy, hạn chế thứ nhất của cách làm cũ là không bao quát được chương trình.
Trong các đề tài thảo luận, chỉ có đề tàiở phần lịch sử Việt Nam II là có thể hoàn
toàn thực hiện theo phương pháp này. Vì 2 đề tài đó đã bao quát được toàn bộ
chương trình.
Ở cách làm này, như trên đã nói, một số học sinh có ý thức học tập tốt thường cố
gắng sưu tầm tư liệu làm rõ vấn đề, trăn trở với những nội dung chưa giải quyết
được. Nhưng không phải sinh viên nào cũng có ý thức học tập tốt. Một số em vì lí
do này hay lí do khác mà không chịu tìm đọc tài liệu, soạn bài ở nhà. Giáo viên và
ban cán sự lớp cũng không giám sát được việc này. Nếu giáo viên yêu cầu phải có
bài chuẩn bị ở nhà nộp lên để lấy điểm học trình thì các em đối phó bằng cách chép
bài của bạn. Vả lại, những em đó cũng thường nghĩ nếu mình không có ý kiến trong
giờ thảo luận cũng không sao. Do đó, hạn chế thứ hai của cách làm này là chưa
phát huy hết tính tích cực của học sinh, sinh viên, tạo điều kiện cho một số em chây
lười, ỷ lại. Nếu những em có ý thức kém chiếm số đông thì giờ thảo luận sẽ không
sôi nổi, không khí tẻ nhạt. Vì không qua tìm tòi nghiên cứu nên bản thân học sinh
đó không cảm thấy vấn đề được sáng tỏ như những bạn khác và giờ thảo luận đối
với những em đó trở nên vô vị.
Cũng chính vì những lẽ trên nên đến giờ thảo luận do cảm thấy không bổ ích, các
em đã tự ý hoặc xin phép nghỉ học. Do đó, hạn chế thứ ba của cách làm này là
không thu hút được đông đảo học sinh tham gia.
Với cách làm này, chúng ta chỉ cho các em thảo luận một số chủ đề gợi ý của Bộ
như đã trình bày ở trên. Vì vậy, nó chỉ đi sâu vào một vấn đề chứ không tìm hiểu
được nhiều nội dung khác.
Vì những hạn chế trên, bản thân đã cố gắng suy nghĩ tìm cách thay đổi phương
pháp Xêmina cho có chất lượng. Vì theo tôi, những giờ giảng của giáo viên chỉ
giúp các em nắm được nội dung, kiến thức cơ bản (do giờ lý thuyết của môn
chuyên ngành rất hạn chế-như đã trình bày ở trên). Những kiến thức trong tài liệu
tham khảo, hoặc vấn đề đánh giá, nhận xét một sự kiện, một nhân vật ít có thời gian
hướng dẫn cho các em. Vì vậy, chỉ có giờ Xêmina mới giúp các em hiểu sâu hơn về

kiến thức lịch sử đã học, biết đánh giá, nhận xét, rút ra quy luật lịch sử.
Vì những trăn trở đó, tôi mạnh dạn thử nghiệm việc đổi mới phương pháp giờ thảo
luận ở chương trình lịch sử Việt Nam.
II. Phương pháp mới
1. Nhận thức về vấn đề đổi mới
Khi nói về vấn đề đổi mới của bộ môn lịch sử, có thể một số người cho rằng
chỉ cần đổi mới về nội dung kiến thức, vì nó liên quan tới quan điểm chính trị.
Nhưng cần phải hiểu rằng nội dung cũng liên quan đến phương pháp. Phương pháp
dạy học lịch sử cũng mang tính chính trị, tính thờiđại nhất định. Nói về đổi mới
cũng không có nghĩa là phải thay đổi tất cả cái cũ bằng cái mới. Vì như vậy, nó
chưa thể hiện được mối quan hệ giữa đổi mới với kế thừa và phát triển. Vì nhận
thức đó, nên ở phạm vi đề tài này tôi chỉ mới thử nghiệm việc đổi mới. Trong các
giờ thảo luận ở các lớp, chưa phải hòan toàn đoạn tuyệt hẳn với phương pháp cũ,
những ưu điểm vẫn được giữ lại và phát huy.
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng trong giảng dạy nên sử
dụng phương pháp giáo viên nói ít, học sinh nói nhiều. Theo sự nhận thức của tôi,
thì đổi mới phương pháp dạyhọc lịch sử là phải lấy học sinh làm trung tâm. Vì vậy,
chúng ta cần có biện pháp phát huy tính tích cực của các em, tạo cho các em có thói
quen tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn. Đến các giờ lên lớp, phải để cho các em thể
hiện nhiều hơn quan điểm, nhận xét, đánh giá của mình về các sự kiện và nhân vật
lịch sử. Cho nên việc đổi mới này cũng giúp các em đạt được điều đó.
Theo Các-mác, “lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy cũng bắt đầu từ
đó” (Các-mác, Ang-ghen – tuyển tập - tập một. Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội
1962). Vì vậy, hiểu theo một nghĩa rộng việc giáo dục có từ lâu. Ngày nay, lịch sử
đã được thừa nhận ý nghĩa, tác dụng của nó đối với giáo dục thế hệ trẻ. Càng đi vào
tương lai, con người càng phải nắm vững kiến thức lịch sử dân tộc và lịch sử thế
giới để gíup họ trở thành người chủ có kiến thức trên hành tinh chúng ta. Khi hiểu
được lịch sử, họ sẽ hiểu sống và lao động để làm gì. Đặc biệt đối với lịch sử dân tộc
ta, một dân tộc có lịch sử từ lâu đời, có nhiều truyền thống quý báu. Những bài học
lịch sử sẽ giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp. Từ trước đến nay,

lịch sử vẫn bị coi là một môn phụ. Vì vậy, người giáo viên cần nhận thức đúng, sâu
sắc ý nghĩa, vị trí của bộ môn lịch sử trong chương trình giáo dục.
Nhận thức là một quá trình từ không biết đến biết, từ hiểu sơ lược đến hiểu
sâu sắc. Quá trình dạy học là quá trình nhận thức, nó không chỉ có nội dung mà còn
có phương pháp. Việc đổi mới nội dung phải gắn liền với đổi mới phương pháp. Vì
vậy giáo viên cần giúp học sinh để cho biết, biết để “ tường” tức là hiểu cặn kẽ,
chính xác về lịch sử, từ đó hình thành tư duy lịch sử. Như Bác Hồ đã nói:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tương gốc tích nước nhà Việt Nam”
2. Cách làm:
+ Chuẩn bị ở nhà:
Sau khi giảng xong một giai đoạn lịch sử hoặc một học phần, tôi yêu cầu các
sinh viên phải sưu tầm tài liệu, đặt ra các câu hỏi, chuẩn bị đáp án cho các câu hỏi
đó. Các câu hỏi phải được giữ bí mật. Sau một tuần chuẩn bị mỗi tổ có trên mười
câu hỏi (có thể giữa các tổ sẽ bị trùng câu hỏi nhưng rất ít). Việc định hướng va
giao nhiệm vụ cho học sinh là giai đoạn quan trọng, giúp học sinh nhận thức được
nhiệm vụ và mức độ nhiệm vụ của mình trong quá trình lĩnh hội tri thức lịch sử.
Khi nhận thức được nhiệm vụ của mình học sinh sẽ chủ động, tự giác, tích cực
chấp nhận và hứng thú bắt tay vào thực hiện công việc. Đồng thời cũng tạo mâu
thuẫn giữa vốn hiểu biết của mình, những kiến thức đã học với cái chưa biết và
kiến thức mới để buộc các em có sự suy nghĩ tìm tòi lĩnh hội kiến thức mới.
Ở khâu này, giáo viên có thể giới thiệu tài liệu cho các em tham khảo. Ví dụ:
học phần lịch sử Việt nam III tài liệu tham khảo gồm:
-Đại cương lịch sử Việt Nam - tập 2 - Lê Mậu Hãn - NXB giáo dục-1997
-Almanach những nền văn minh thế giới - NXB văn hóa thông tin, Hànội
1997
-Thời thanh niên của Bác Hồ - Hồng Hà- NXB thanh niên 2000
-Thành Thái người điên đầu thế kỉ - Thái Vũ - NXB văn học- 1996
-Từ điển nhân vật lịch sử Việt nam - Nguyễn Quang Thắng - NXB văn hóa
1997

-Phan Bội Châu - thân thế và sự nghiệp -Thế Nguyên - NXB văn hóa thông
tin 1997
-Việt sử giai thoại - Nguyễn Khắc Thuần - NXB giáo dục 1997
-Danh tướng Việt Nam - Nguyễn Khắc Thuần - NXB giáo dục 2000
-Sức mạnh giữ nước vĩ đại của dân tộc-NXB sự thật 1999
-Những mẩu chuyện lịch sử-Trần Quốc Vượng-NXB giáo dục 1976
-Nguyễn Trường Tộ-Thanh Đạm-NXB văn nghệ 1998
-Tìm hiểu về tổ tiên ta đánh giặc-NXB quân đội 1972
-Những vì sao đất nước-Quỳnh Cư-NXB thanh niên 1985
-Kể chuyện 4000 năm giữ nước-Nguyễn Nhã, Huy Cần-NXB quân đội 1977
Để giờ thảo luận thành công và nhằm nâng cao chất lượng học tập của học
sinh, ở khâu này giáo viên cũng chuẩn bị một số câu hỏi và đáp án.
Ví dụ: Học phần lịch sử Việt Nam III (1858-1945) có thể hỏi những câu sau:
Câu hỏi 1: Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên?
Đáp án: -Liên quan đến hiệp ước Véc-xây (năm 1787 Nguyễn Anh và thực
dân Pháp đã kí với nhau hiệp ướcVéc-xai. Nội dung chủ yếu là Pháp giúp Nguyễn
Anh đánh Tây Sơn, Nguyễn Anh nhường cho Pháp cửa biển Đà Nẵng)
-Đà Nẵng là cổ họng kinh thành Huế (cách 100 km)
-Là vị trí quan trọng về quân sự và thương mại
-Có hậu phương trù phú là Nam-Ngãi
-Có đường bộ thông sang vương quốc Lào và Campuchia
-Cửa cảng rộng, tàu bè lớn vào dễ dàng
-Thực hiện kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh
Câu hỏi 2: Sau thất bại ở Đà Nẵng, vì sao Pháp chon Gia Định?
Đáp án: -Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại
rộng lớn.
-Giàu sản vật
-Chiếm Gia Định sẽ gây sức ép với triều đình Huế bằng cách cắt đường vận
chuyển lương thực.
-Có thể bành trướng sang Cao Miên (Campuchia)

Câu hỏi 3:Lí do nào đưa nhà Nguyễn đến việc kí kết các điều ước với Pháp
(1858-1884)?
Đáp án: -Thực trạng nước ta lúc đó: có hai trận tuyến đấu tranh vũ trang là
chiến tranh nông dân chống phong kiến và chiến tranh chống áp bức dân tộc.
-Thái độ của nhà Nguyễn: sợ dân hơn sợ giặc nên đã từ bỏ trận tuyến
đấu tranh dân tộc để giải quyết chiến tranh nông dân.
-Kiên quyết cự tuyệt những đòi hỏi Duy Tân xứ sở
Câu hỏi 4:Tại sao nói việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp thuộc trách
nhiệm của nhà Nguyễn?
Đáp án: -Khách quan: Pháp mạnh nhưng cũng có lúc yếu (năm 1860 điều
gần hết quân sang Trung Quốc, năm 1871 công xã Pa-ri bùng nổ)
-Chủ quan: +trước khi Pháp xâm lược, các chính sách của nhà
Nguyễn đã làm cho nền kinh tế nước ta suy yếu.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×