KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 3
THỨ TIẾT MÔN BÀI HỌC
Hai
30/8
1
2
3
4
5
6
Tập đọc – KC
Tập đọc - KC
Ja rai
Toán
Đạo đức
Chào cờ
Chiếc áo len
Chiếc áo len
Giáo viên bộ môn
Ôn về hình học
Giữ lời hứa (tiết 1)
Tập trung
Ba
31/8
1
2
3
4
5
6
Tập đọc
Toán
Chính tả
Tự nhiên – XH
Thể dục
Mỹ thuật
Quạt cho bà ngủ
Ôn tập về giải toán
Nghe viết: Chiếc áo len,
Bệnh lao phổi
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
Giáo viên bộ môn
Tư
01/9
1
2
3
4
5
Toán
Luyện từ và câu
Tập viết
Tự nhiên – Xã hội
Thủ công
Xem đồng hồ
So sánh. Dấu chấm
Ôn chữ hoa B
Máu và cơ quan tuần hoàn
Gấp con ếch (Tiết 1)
Năm
02/9
1
2
3
4
5
Toán
Chính tả
Ja rai
Ja rai
Âm nhạc
Xem đồng hồ tiếp theo
Tập chép: Bài chị em
Giáo viên bộ môn
Giáo viên bộ môn
Giáo viên bộ môn
Sáu
03/9
1
2
3
4
5
Toán
Tập làm văn
Thể dục
Hoạt động tập thể
Ja rai
Luyện tập
Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn
Ôn đội hình, đội ngũ. Chò chơi tìm người chỉ
huy
Tuần 3
Giáo viên bộ môn
Thứ hai, ngày 30 tháng 8 năm 2010
TIẾT 1+2: TẬP ĐỌC + KỂ CHUYỆN
CHIẾC ÁO LEN
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.Tập đọc:
Đọc đúng: lạnh buốt, phụng phịu, … biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa
các cụm từ. Đọc phân biệt lời nhân vật, lời người dẫn chuyện, biết nhấn giọng từ gợi tả,
gợi cảm: lạnh buốt, ấm ơi là ấm, bối rối, phụng phịu … , hiểu nghĩa từ bối rối, thì thào,
nắm được diễn biến câu chuyện, hiểu: anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan
tâm đến nhau.
2. Kể chuyện:
-Dựa vào gợi ý SGK , học sinh biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu
chuyện theo lời nhân vật Lan , biết thay đổi giọng kể phù hợp với lời kể , điệu bộ , với
nội dung .
- Chăm chú nghe bạn kể , biết nhận xét , đánh giá lời kể , kể tiếp được lời bạn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Tranh minh họa , bảng phụ viết gợi ý từng đoạn truyện .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A.Tập đọc:
1.Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2HS lên bảng đọc bài " Cô giáo tí hon " và
trả lời câu hỏi SGK
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b. Luyện đọc giải nghĩa từ:
- GV đọc mẫu
-2HS lên bảng thực hiện theo yêu
cầu
-HS lắng nghe
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp :
+GV hướng dẫn đọc câu 2,3,4
+ Yêu cầu HS đặt câu với từ : thì thào , bối rối
-Đọc từng đoạn trong nhóm
-Gọi 2 nhóm đọc đồng thanh đoạn 1 đến đoạn 4
- 4 HS nối tiếp đọc (lượt)
- 5HS đọc
-HS phát biểu
-HS đọc theo nhóm đôi
-Đọc đồng thanh
2
2
-Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn 3 ,4 -2HS đọc
c.Tìm hiểu bài:
-Gọi HS đọc thầm từng đoạn rồi trả lời câu hỏi
sau
H: Chiếc áo len của ban Hoa đẹp và tiện lợi như
thế nào ?
-HS đọc thầm
-Áo màu vàng , có dây kéo ở giữa ,
có mũ đội
H: Vì sao Lan dỗi mẹ ?.
H : anh Tuấn nói với mẹ như thế nào ?
H: Vì sao Lân ân hận ?
H : Tìm một tên khác cho truyện ?
-Vì mẹ nói rằng không thể mua
chiếc áo đắt tiền như vậy .
-Mẹ hãy dành ít tiền mua áo cho em
Lan .
-HS đọc thầm đoạn 4 , thảo luận và
phát biểu .
-HS thảo luận , phát biểu : VD Mẹ
và hai con , cô bé ngoan
d. Luyện đọc lại:
-GV đọc mẫu. -3 nhóm thi đọc
-Gọi đọc theo cách phân vai. - HS đọc phân vai .
B .Kể chuyện :
1.Giáo viên nêu nhiệm vụ , yêu cầu :
2. Hướng dẫn HS kể lại từng đoạn truyện
theo gợi ý :
-Giúp HS nắm được nhiệm vụ :
+ GV giải thích 2 ý trong yêu cầu : kể theo gợi
ý : lấy gợi ý làm điểm tựa ; kể theo lời của Lan :
người kể đóng vai Lan phải xưng là em , tôi
mình .
-Kể mẫu đoạn 1 :
+Gọi HS đọc 3 gợi ý kể đoạn 1 và 3HS nhìn gợi
ý kể đoạn 1
-Yêu cầu từng cặp kể đoạn 1
-Gọi HS kể trước lớp
+GV mời 8 HS kể trước lớp đoạn 1,2,3,4 .
+GV gọi HS nhận xét .
+Kết luận chung
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết TĐ sau
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết TĐ sau.
-Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì ?
-GV Yêu cầu HS về nhà tự tập kể .
-2HS đọc yêu cầu đề bài
-1HS đọc gợi ý , 3HS kể lại đoạn 1
-HS kể , bình chọn bạn kể tốt nhất
-HS lắng nghe
3
3
TIẾT 3: TOÁN
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
A/ Mục tiêu:
-Ôn tập củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc , tính chu vi hình tam
giác , tứ giác
-Củng cố về nhận dạng hình vuông , hình tứ giác , hình tam giác qua bài “đếm hình: và
“vẽ hình”.
B/ Đồ dùng dạy học: - Sách toán 3.
C/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 3HS lên bảng mỗi em tính 1 bài : 5
×
3
+132 = 15+132 =147 ; 32 : 4 + 106 = 8 + 106 =
114 ; 20
×
3 : 2 = 60 : 2 = 30
-GV nhận xét và cho điểm
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
b. Hướng dấn luyện tập:
*Bài tập 1a : Yêu cầu HS nêu tên các đoạn của
đường gấp khúc và cách tính rồi tự giải vào vở
-GV giúp đỡ HS yếu
*Bài tập 1b : Yêu cầu HS nêu độ dài các cạnh
hình tam giác MNP , sau đó tự tính chu vi hình
tam giác MNP .
-GV giúp HS thấy hình tam giác MNP có thể là
đường gấp khúc ABCD khép kín .
-GV giúp đỡ HS yếu
*Bài tập 2 : Hướng dẫn HS ôn lại cách đo độ dài
đoạn thằng ( đo được AB =3cm , BC =2cm , DC
=3cm , AD = 2cm )
-GV giúp đỡ HS yếu
*Bài tập 3 : Tổ chức cho HS đếm hình
-GV giúp đỡ HS yếu
3.Củng cố, dặn dò:
-Hệ thống bài
-Nhận xét tiết học
-3HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu ,
lớp làm vào bảng con .
-HS lắng nghe
-HS tự giải
-HS nêu độ dài mỗi cạch
MN = 34cm , NP = 12cm
MP = 40 cm
-HS tự giải vào vở
- HS đo độ dài các cạnh hình chữ nhật
rồi tính chu vi hình chữ nhật
- HS đếm và trả lời
-HS lắng nghe
4
4
-Dặn HS về nhà làm BT số 1/SGK
ĐẠO ĐỨC
GIỮ LỜI HỨA (Tiết 1)
A. Mục tiêu: Học sinh hiểu: thế nào là giữ lời hứa, vì sao phải giữ lời hứa. Học sinh biết
giữ lời hứa với mọi người , học sinh có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa
và không đồng tình với những người hay thất hứa.
B.Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa truyện Chiếc vòng bạc, các tấm bìa màu đỏ, xanh,
trắng.
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ Em đã thực hiện được những điều
nào trong năm điều Bác Hồ dạy ? thực hiện ntn ? còn
những điều nào chưa thực hiện tốt .
2. Bài mới :
a.Giới thiệu bài :
b. Thảo luận truyện “ Chiếc vòng bạc “
- Mục tiêu: HS hiểu thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa
của truyện
-Cách tiến hành:
+Gv kể chuỵên ( minh họa tranh )
+Thảo luận lớp : Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau
2 năm xa cách ? Em bé và mọi người thấy thế nào trước
việc làm của Bác ? Việc làm của Bác thể hiện điều gì ?
Qua câu chuyện trên , em rút ra điều gì ? Thế nào là giữ
lời hứa ? người giữ lới hứa sẽ được mọi người đánh giá
ntn ?
-GV kết luận : Bác tuy bận nhưng Bác không quên lời
hứa của mình với một em bé dù qua một thời gian dài .
việc làm của Bác khiến mọi người cảm động , kính phục
. Qua câu chuyện trên chúng ta cần phải giữ đúng lời
hứa .
c. Xử lý tình huống:
-Mục tiêu : Giúp HS biết được vì sao cần phải giữ lời
hứa và cần phải làm gì nếu không giữ lời hứa với người
khác .
-Cách tiến hành :
+GV chia lớp thành 6 nhóm để thảo luận : nhóm 1,2,3
với tình huống 1 (BT2/6) , nhóm 4,5,6 với tình huống 2
-HS thực hiện theo yêu cầu
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe , một HS
đọc lại truyện
-HS thảo luận
-Đại diện nhóm trình bày
kết quả thảo luận
5
5
(BT2/6) , gọi các nhóm trình bày .
+Thảo luận cả lớp
d. Tự liên hệ:
-Mục tiêu: HS biết cách tự đánh giá việc giữ lời hứa của
bản thân.
-Cách tiến hành: GV nêu yêu cầu: thời gian quan em có
hứa với ai điều gì không ? em có thực hiện được lời hứa
đó không ? vì sao ? em cảm thấy ntn khi thực hiện hay
không thực hiện được điều đã hứa ?
3.Củng cố dặn dò:
- HS đọc bài ca dao VBT/8
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS thực hiện lời hứa với mọi người
-HS tự liên hệ
-1HS đọc
-HS lắng nghe
6
6
Thứ ba, ngày 31 tháng 8 năm 2010
TIẾT1: TẬP ĐỌC
QUẠT CHO BÀ NGỦ
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Đọc đúng các từ dễ phát âm sai : chích chòe , vẫy quạt, biết
ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ, nắm được ý nghĩa và biết cách dùng tự mới (thiu
thiu ). Hiểu được tình yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà. Học
thuộc lòng bài thơ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Tranh minh họa, bảng viết khổ thơ cần luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS lên kể câu
chuyện theo lời của Lan và trả lời câu hỏi , qua
câu chuyện trên em hiểu điều gì ?.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b. Luyện đọc giải nghĩa từ:
-GV đọc mẫu
-2HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu
-HS lắng nghe
- Luyện đọc + giải nghĩa từ.
+Đọc từng khổ thơ
+Đọc từng khổ thơ trước lớp
+GV nhắc cho HS cách đọc khổ thơ
+Gọi HS đọc phần chú giải đặt câu hỏi với từ
“thiu thiu “ .
+Đọc từng khổ thơ trong nhóm
+Bốn nhóm đọc nối tiếp 4 khổ thơ
+Cả lớp đọc đồng thanh cả bài
-HS đọc nối tiếp , mỗi em đọc 2 dòng
.
-4HS đọc 4 khổ thơ
-Một số HS đọc
Ơi/chích chòe ơi ! //
Chim đừng hót nữa , /
Bà em ốm rồi , /
Lặng / cho bà ngủ . //
- 4 nhóm đọc
c.Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì ?
+Cảnh vật trong nhà , ngoài vườn ntn ?
+Bà mơ thấy gì ?
+Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy ?
+Qua bài thơ em thấy tình cảm của cháu đối
với bà ntn ?
-GV chốt lại : Cháu rất hiếu thảo , yêu thương ,
chăm sóc bà .
- Quạt cho bà ngủ
-Mọi vật đang yêu lặng như đang ngủ
…
-Bà mơ cháu quạt hương thơm cho bà
-HS trao đổi rồi trả lời
-HS đọc thầm cả bài rồi trả lời .
7
7
d. Học thuộc lòng bài thơ: -GV hướng dẫn HS
học thuộc lòng theo cách xoá dần bảng.
-Tổ chức thi đọc thuộc cả bài
-HS luyên đọc thuộc lòng theo dãy
bàn , lớp
-4HS thi đọc
3. Củng cố , dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết TĐ sau.
-HS lắng nghe
8
8
TIẾT 2: TOÁN
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
A/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Củng cố về cách giải bài toán “Nhiều hơn , ít hơn “
-Giới thiệu , bổ sung bài toán về “hơn kém nhau một số đơn vị “ ( tìm phần “nhiều hơn”
hoặc “ít hơn”
B/ Đồ dùng dạy học: - Sách toán 3.
C/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 1HS lên bảng giải bài 4
-GV kiểm tra vở của HS dưới lớp .
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1 : GV củng cố cho HS giải toán về
“nhiều hơn “ bằng cách minh họa bằng sơ đồ
đoạn thẳng .
-GV giúp đỡ HS yếu
*Bài tập 2: Củng cố bài toán về “ít hơn “
-GV giúp đỡ HS yếu
*Bài tập 3a : Giới thiệu về bài toán “hơn kém
nhau một số đơn vị , GV hướng dẫn để HS biết
-Hàng trên có mấy quả cam ?
-Hàng dưới có mấy quả cam ?
-Hàng trên nhiều hơn hàng dưới mấy quả cam ?
-GV : muốn tìm số cam ở hàng trên nhiều hơn
hàng dưới mấy quả , ta lấy 7 quả cam bớt đi 5
quả cam còn 2 quản cam ( 7 – 5 = 2 )
-GV giúp đỡ HS yếu
*Bài tập 3b: HS dựa trên bài a , rồi tự giải vào
vở .
-GV giúp đỡ HS yếu
*Bài tập 4: Cho HS tự giải vào vở
GV lưu ý học sinh hiểu từ “nhẹ hơn như là ít hơn
-GV giúp đỡ HS yếu
3.Củng cố, dặn dò: -Hệ thống bài , GV củng cố
cho HS về dạng toán “nhiều hơn”, “ít hơn”
-HS lên bảng thực hiện theo yêu
cầu
-HS lắng nghe
-HS tự giải vào vở
-HS tự giải
-HS đếm và trả lời : 7 quả
5 quả
2 quả
-HS tự viết bài vào vở
-HS tự làm , 1HS lên bảng giải
-HS tự giải vào vở
Bài giải
Bao ngô nhẹ hơn bao gạo là
50 - 35 = 15 (kg)
Đáp số : 15 kg
9
9