Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Quản lý chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lào cai (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.29 KB, 6 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Hoạt động tín dụng là một hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng trong nền kinh
tế thị trường, nhưng cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất, tác động và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế xã hội nói chung. Do đó,
bất cứ lúc nào rủi ro tín dụng cũng ln mang tính thời sự và việc quản lý chất lượng tín
dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro là vấn đề sống còn được quan tâm hàng đầu của
các NHTM.
Là một trong những chi nhánh đầu tiên được thành lập trong hệ thống BIDV, với
truyền thống 60 năm xây dựng và trưởng thành, trong những năm qua BIDV Lào Cai đã
không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị thế là NHTM dẫn đầu trên địa bàn
tỉnh. Để thực hiện mục tiêu phát triển an toàn - bền vững, trong hoạt động của mình BIDV
Lào Cai ln quan tâm đến việc quản lý chất lượng, hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn cịn bộc lộ nhiều
hạn chế cần sớm được khắc phục, điều chỉnh để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, học viên đã chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý
chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh
Lào Cai” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
• Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định khung nghiên cứu về quản lý chất lượng tín dụng tại NHTM;
- Phân tích thực trạng quản lý chất lượng hoạt động tín dụng tại BIDV Lào Cai;
xác định được điểm mạnh, điểm yếu về quản lý chất lượng hoạt động tín dụng thời gian
qua và nguyên nhân của điểm yếu;
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý chất lượng tín
dụng của BIDV Lào Cai đến năm 2020.
• Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng
TMCP


• Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý chất lượng tín dụng tại


BIDV Lào Cai và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất lượng tín dụng tại
BIDV Lào Cai.
+ Về không gian: Nghiên cứu quản lý chất lượng tín dụng tại BIDV chi nhánh Lào
Cai
+ Về thời gian: Phân tích thực trạng quản lý chất lượng tín dụng tại BIDV Lào Cai
trong khoảng giai đoạn từ năm 2014 – 2016, tầm nhìn đến năm 2020. Điều tra, phỏng vấn
thực hiện tháng 5-6/2017, đề xuất giải pháp đến năm 2020.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Đây là chương cung cấp hệ thống lý thuyết cơ bản về hoạt động quản lý tín dụng
trong NHTM với các nội dung là:
Thứ nhất, tác giả nêu tổng quan về tín dụng ngân hàng, gồm: (1) khái niệm tín
dụng, (2) phân loại tín dụng và (3) vai trị của tín dụng ngân hàng đối với khách hàng, đối
với ngân hàng và đối với nền kinh tế.
Thứ hai, tác giả trình bày về chất lượng tín dụng của NHTM với 2 nội dung chính:
(1) khái niệm và (2) các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM.
Chất lượng tín dụng là một khái niệm phản ánh khả năng mở rộng tài trợ của
ngân hàng phù hợp với nhu cầu của các khách hàng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
ngân hàng cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Đánh giá chất lượng khách hàng gồm các chỉ tiêu định tính (sự đa dạng của sản
phẩm tín dụng cung cấp, năng lực phục vụ của ngân hàng, thái độ của nhân viên ngân
hàng) và các chỉ tiêu định lượng (dư nợ và kết cấu dư nợ, hiệu suất sử dụng vốn,trích lập
dự phịng rủi ro, rủi ro tín dụng)
Thứ ba, trong chương 1 đã trình bày về nội dung quản lý tín dụng của NHTM, cụ
thể
(1) Khái niệm:Quản lý CLTD ngân hàng là tổng hợp các hoạt động từ xây dựng
kế hoạch chất lượng tín dụng đến tổ chức thực hiện chất lượng tín dụng và kiểm soát,


đánh giá chất lượng tín dụng nhằm cải tiến CLTD ngân hàng trong khuôn khổ một hệ

thống chất lượng xác định và đảm bảo an tồn tăng trưởng, tăng tính cạnh tranh và hiệu
quả hoạt động.
(2) Mục tiêu của quảnlý chất lượng tín dụng gồm: quy mơ và tốc độ tăng trưởng
tín dụng, thu nhập từ hoạt động tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn huy động.
(3) Nội dung quản lý chất lượng tín dụng ngân hàng, qua các bước (3.1)Xây dựng
kế hoạch chất lượng tín dụng ngân hàng, (3.2). Tổ chức thực hiện kế hoạch chất lượng tín
dụng, (3.3)Kiểm sốt sự thực hiện kế hoạch chất lượng tín dụng.
Thứ tư, chương 1 đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng tín dụng
ngân hàng, phân chi thành các nhân tố bên trong ngân hàng: cơng tác tổ chức, quy trình
cho vay thơng tin tín dụng chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng và các nhân tố bên ngồi
ngân hàng: Nhân tớ từ phiá khách hàng (nhu cầ u vố n của khách hàng, vố n tự có của DN,
năng lực tài chính và uy tín trong kinh doanh của khách hàng) và Nhân tố từ môi trường
kinh doanh (môi trường kinh tế , môi trường chính tri ̣ – xã hội, môi trường pháp lý).
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG TẠI BIDV LÀO CAI
Kế thừa cơ sở lý luận đã được trình bày trong chương 1, ở chương 2, tác giả đi
phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý chất lượng tín dụng tại BIDV trong giai
đoạn 2014 – 2016 với 4 nội dung.
Thứ nhất là, khái quát tình hình phát triển của BIDV Lào Cai. Trong đó điểm qua
những nét chính về q trình hình thành phát triển, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức
và kết quả kinh doanh.
Thời gian qua, vốn huy động của chi nhánh các năm đều vượt kế hoạch được giao
và chiếm gần 10% thị phần huy động vốn trên địa bàn. Giai đoạn 2014 – 2016, BIDV Lào Cai có tổng dư nợ tăng qua các năm, là một trong những chi nhánh chiếm thị phần
dư nợ lớn của tỉnh. Ngồi các hoạt động mang tính truyền thống, hoạt động dịch vụ có sự
tăng trưởng một cách mạnh mẽ, nhanh chóng, doanh thu đều tăng qua các năm. Đó là lý do
cho kết quả kinh doanh khởi sắc của BIDV Lào Cai giai đoạn vừa qua. Mặc dù nền kinh tế


có bất ổn, gây ra nhiều khó khăn cho các ngân hàng nhưng với bề dày kinh nghiệm của
mình, BIDV Lào Cai ln có lợi nhuận và tăng qua các năm. Đây xứng đáng là thành tích

của chi nhánh.
Thứ hai, tác giả trình bày thực trạng chất lượng tín dụng tại BIDV Lào Cai giai
đoạn 2014 – 2016 thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu định tính (sự đa dạng của sản
phẩm tín dụng cung cấp, năng lực phục vụ của ngân hàng, thái độ của nhân viên ngân
hàng) và các chỉ tiêu định lượng (dư nợ và kết cấu dư nợ, hiệu suất sử dụng vốn, trích lập
dự phịng rủi ro, rủi ro tín dụng).
Nội dung chính và chủ yếu của chương 2, tác giả phân tích thực trạng quản lý chất
lượng tín dụng tại BIDV Lào Cai thông qua (1) thực trạng xây dựng kế hoạch chất lượng
tín dụng tại BIDV Lào Cai (như chiến lược cho vay, chính sách tín dụng, kế hoạch cho
vay); (2) Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch chất lượng tín dụng tại BIDV Lào Cai
(thực trạng tổ chức thực hiện, và thực trạng phối hợp giữa các phòng ban); và (3) Thực
trạng cơng tác kiểm sốt chất lượng tín dụng tại BIDV Lào Cai (Thực trạng hệ thống
thông tin quản lý chất lượng tín dụng và thực trạng đánh giá sự thực hiện chính sách phát
triển tín dụng)
Thứ tư và cũng là nội dung cuối trong chương 2, tác giả đi đánh giá quản lý chất
lượng tín dụng tại BIDV Lào Cai, về (1) đánh giá mục tiêu chất lượng tín dụng và (2)
đánh giá các hoạt động quản lý chất lượng tín dụng. Trong đó, nội dung đánh giá các hoạt
động quản lý chất lượng tín dụng là việc nêu những điểm mạnh, điểm yếu của: công tác
lập kế hoạch chất lượng tín dụng ngân hàng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch tín dụng, và kiểm
sốt sự thực hiện kế hoạch chất lượng tín dụng và nguyên nhân của các điểm yếu.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI BIDV LÀO CAI
Sau khi hệ thống hóa cơ sở lý luận và đi sâu phân tích cơng tác quản lý chất lượng
tín dụng tại BIDV Lào Cai, nhận thấy những điểm mạnh cũng như hạn chế trong cơng tác
này của chi nhánh thì ở chương 3, tác giả tập trung đưa ra những giải pháp phát huy điểm
mạnh, khắc phục những hạn chế trong quản lý chất lượng tín dụng, đảm bảo phù hợp với
điều kiện, định hướng phát triển của chi nhánh.


Thứ nhất, chương 3 nêu lên định hướng hoàn thiện quản lý chất lượng tín dụng

của BIDV Lào Cai đến năm 2020 thơng qua (1) Định hướng phát triển tín dụng của
BIDV Lào Cai và (2) Định hướng hoàn thiện quản lý chất lượng tín dụng tại BIDV Lào
Cai.
Thứ hai, đưa ra những giải pháp pháp hoàn thiện quản lý chất lượng tín dụng tại
BIDV Lào Cai. Các giải pháp được phân thành các nhóm: (1) Nhóm giải pháp hồn thiện
lập kế hoạch chất lượng tín dụng: Giải pháp về chiến lược cho vay, Giải pháp về lập kế
hoạch tín dụng hàng năm, Giải pháp về chính sách tín dụng. (2) Nhóm giải pháp hồn
thiện tổ chức thực hiện kế hoạch chất lượng tín dụng: Về việc tổ chức thực hiện kế hoạch
CLTD, Về việc hồn thiện cơng tác phối hợp giữa các phịng ban. 3. Nhóm giải pháp
hồn thiện kiểm tra, kiểm sốt, đánh giá chất lượng tín dụng: Hồn thiện hệ thống thơng
tin quản lý chất lượng tín dụng, Hoàn thiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng tín dụng.
(4) Nhóm các giải pháp khác: Hồn thiện bộ máy quản lý chất lượng tín dụng, Tăng
cường chính sách khách hàng, Xây dựng đội ngũ CBTD có trình độ chuyên môn và đạo
đức nghề nghiệp.
Cuối cùng trong chương 3, đã đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và các cơ
quan chức năng, với ngân hàng Nhà nước Việt Nam và với ngân hàng BIDV Việt Nam
để các giải pháp đã nêu trên được khả thi.
KẾT LUẬN
Luận văn “Quản lý CLTD tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi
nhánh Lào Cai” đã giải quyết được những vấn đề sau:
Thứ nhất là, luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng, CLTD
và quản lý CLTD của NHTM.
Thứ hai là, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng quản lý CLTD tại ngân hàng
BIDV Lào Cai, để từ đó đưa ra các nhận xét đánh giá về kết quả đã đạt được và những
hạn chế cần khắc phục.
Thứ ba là, trên cơ sở trình bày mục tiêu phát triển của ngân hàng BIDV Việt Nam –
chi nhánh Lào Cai, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý
CLTD.



Luận văn cũng có một số kiến nghị, đề xuất đối với NHNN và Chính phủ để các
giải pháp mang tính khả thi hơn.



×