Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng nghiên cứu trường hợp trẻ em từ 12 18 tuổi ở thành phố vinh nghệ an (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.5 KB, 7 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây, tại Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung, thiên tai
đang diễn ra với những diễn biến bất thường và xu hướng khó dự đốn. Từ thực tế đó,
cơng tác quản lý rủi ro thiên tai ngày càng được chú trọng. Trong cộng đồng, trẻ em là
một trong bốn đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi đối mặt với các rủi ro. Trang bị đầy đủ
những kiến thức và kỹ năng phịng chống và ứng phó với thiên tai là cách tốt nhất để bảo
vệ các em khỏi rủi ro thiên tai trong cuộc sống. Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đề
tài “Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: Nghiên cứu trường hợp trẻ em từ 12-18
tuổi ở thành phố Vinh, Nghệ An” làm luận văn của mình.
Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu luận văn đã hồn thành với 3 chương có
nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của trẻ em vào quản lý
rủi ro thiên tai dựa vào cộng động.
Trong chương này, luận văn đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về thiên tai,
quản lý rủi ro thiên tai, sự tham gia của trẻ em trong quản lý rủi ro thiên tai…Đây là
những căn cứ quan trọng để phân tích, đánh giá thực trạng sự tham gia của trẻ em vào các
hoạt động quản lý rủi ro thiên tai tại thành phố Vinh- tỉnh Nghệ An.
Bên cạnh đó, từ các lý thuyết về quản lý rủi ro thiên tai và quản lý rủi ro thiên tai
dựa vào cộng đồng, luận văn đã đi sâu phân tích 3 nội dung của quản lý rủi ro thiên tai (
phòng, chống thiên tai; ứng phó và khắc phục hậu quả) và 4 giai đoạn trong quy trình
quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (xác định cộng đồng và đánh giá rủi ro thiên
tai có sự tham gia, lập kế hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai, thực hiện các hoạt động giảm
nhẹ rủi ro thiên tai, theo dõi và đánh giá có sự tham gia ). Quan trọng nhất , luận văn đã
dựa vào 5 cấp độ của sự tham gia (trẻ em được thông báo/cung cấp thông tin, trẻ em được
tham vấn /hỏi ý kiến , trẻ em cùng ra quyết định , trẻ em cùng thực hiện , trẻ em tự chịu
trách nhiệm về việc ra quyết định và thực hiện) làm cơ sở để phân tích sự tham gia của
trẻ em vào quản lý rủi ro thiên tai tại thành phố Vinh- tỉnh Nghệ An.


Đồng thời, luận văn đã tìm hiểu một số mơ hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào
cộng đồng có sự tham gia của trẻ em trên thế giới và Việt Nam như mơ hình dạy bơi cho


phụ nữ và trẻ em ở tỉnh thường xuyên bị ngập nặng trong mùa lũ trên thế giới, dự án của
Hội chữ thập đỏ đã triển khai các hoạt động giáo dục về giảm nhẹ rủi ro thiên tai trọng
tâm vào công tác phịng ngừa, theo hình thức dành cho học sinh trong trường học tại
Inđônêxia, Dự án Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng - Sử dụng mạng lưới tình
nguyện viên để phổ biến, giáo dục truyền thơng tai Hương Khê- Hà Tĩnh, Dự án Nâng
cao năng lực Cộng đồng thông qua sự tham gia của trẻ em tại 7 tỉnh (Yên Bái, Thanh
Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận và Tiền Giang), Dự án chương
trình Trường học an tồn trong vùng lũ tại huyện Cái Bè, Cai Lậy và Châu Thành. Từ đó,
rút ra bài học cho việc triển khai các mơ hình, hoạt động có sự tham gia của trẻ em vào
quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
Chương 2:Thực trạng tham gia của trẻ em vào quản lý rủi ro thiên tai dựa vào
cộng đồng tại thành phố Vinh-Nghệ An.
Ở chương này, luận văn đã khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của thành
phố Vinh- tỉnh Nghệ An, một số thiên tai thường xảy ra, những ảnh hưởng do thiên tai đối với
con người và các ngành kinh tế trong giai đoạn 2012-2015. Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu và
thảo luận nhóm, luận văn đã xử lý và phân tích các thơng tin thu được, kết quả như sau:
Về nhận diện chung về thiên tai: đa phần các em chỉ mới nhận thức được các biểu
hiện của thiên tai, chưa phân biệt được rõ “thuật ngữ” thiên tai và các hiện tượng của
thiên tai. Bão lũ và hạn hán là hai thiên tai được các em biết đến nhiều nhất; tiếp theo là
ngập lụt, sạt lở đất; một số ít trẻ em biết thêm về lốc xoáy, cháy rừng. Tất cả các thiên tai
này được các em biết đến là nhờ thường xuyên được các phương tiện thông tin đại chúng
nhắc đến. Riêng bão là thiên tai các em phải đối phó hàng năm nên các em biết khá rõ.
Về tổn thất do thiên tai: Làm chết người và mất mùa là những thiệt hại được các
em cho là dễ xảy ra nhất; sau đó là đến giao thông vận tai, nhu cầu đi lại và làm ô nhiễm
môi trường.
Đối tượng bị ảnh hưởng


Khi thiên tai xảy ra, các em cho rằng mọi người đều có khả năng bị ảnh hưởng.
Mỗi đối tượng khác nhau sẽ bị những ảnh hưởng khác nhau. Trẻ em, người già và người

tàn tật là ba đối tượng các em đánh giá bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các em cũng đánh giá
người lớn là đối tượng ít bị tổn thương nhất do đây là những người có đầy đủ sức khoẻ,
tiền bạc, sự hiểu biết. Sự tổn thương của người lớn chủ yếu ở mức độ bị cảm, ốm, chỉ cần
uống thuốc là khỏi.
Các cấp độ tham gia của trẻ em
Từ kết quả thu được qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, cho thấy có sự khác
nhau giữa hai nhóm trẻ trong các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai: nhóm khơng tham gia
vào các đội thanh thiếu niên của xã/phường (tạm gọi là nhóm 1), và nhóm có tham gia
vào các đội thanh thiếu niên của phường/xã (tạm gọi là nhóm 2).
Cấp độ 1: Trẻ em được thông báo/ cung cấp thông tin
Qua các cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm, trẻ em ở thành phố Vinh cho biết, các
em nhận được thông báo về kế hoạch đối phó với bão từ nhà trường, bố mẹ và từ
khối/xóm địa phương. Ở trường, cơ giáo chủ nhiệm và cô phụ trách đội là người thông
báo cho các em biết các thông tin. Ở nhà là bố mẹ và ở địa phương là bác tổ trưởng tổ
dân phố, khối trưởng thơng báo kế hoạch phịng chống thiên tai.
Ngồi ra, trẻ em trong nhóm 2 cịn được thơng báo kế hoạch phòng chống bão
ngay trước khi bão đổ bộ và kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai trong năm tại địa phương.
Cấp độ 2 : Trẻ em được tham vấn/ hỏi ý kiến.
Ở cấp độ này, trẻ em ở nhóm 1 tại thành phố Vinh cho biết, trong kế hoạch chuẩn
bị ứng phó với bão hầu như các em khơng được tham gia góp ý kiến, cũng như khơng
được tham vấn chuyện gì. Mọi kế hoạch người lớn tự đưa ra và tự thực hiện, các em chỉ
biết thơng tin nếu được thơng báo hoặc tự mình quan sát.
Đối với các em trong nhóm 2, trước khi bão về, các em được hỏi ý kiến có thể
tham gia vào các hoạt động phòng chống với bão hay không? Trong các buổi sinh hoạt
hè, cuộc họp do phường xã tổ chức, các em rất nhiệt tình tham gia góp ý kiến về các hoạt
động quản lý rủi ro thiên tai trong năm.


Cấp độ 3 : Trẻ em cùng ra quyết định
Ở cấp độ này, các em ở trong nhóm 1 đều khơng tham gia đưa ra quyết định vì các

em cho biết mình khơng được tham gia vào các kế hoạch phịng chống bão.
Đối với các em trong nhóm 2, các em cho biết đã từng cũng bạn bè tham gia ra
quyết định khi thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Cấp độ 4 : Trẻ em cùng thực hiện
Đối với các em nhóm 1, sau khi được sự đồng ý của gia đình về việc tham gia
qun góp, ủng hộ sau thiên tai. Các em sẽ căn cứ vào điều kiện của bản thân, gia đình và
ý kiến của bố mẹ để thực hoạt động quyên góp. Đối với các em nhóm 2, ngồi việc tham
gia qun góp, ủng hộ như các bạn nhóm 1, các em cịn cùng nhau bàn bạc, triển khai kế
hoạch, nhiệm vụ đã được đề ra trước đó.
Cấp độ 5: Trẻ em tự chịu trách nhiệm về việc ra quyết định và thực hiện
Ở cấp độ này, trẻ em trong cả nhóm 1 và nhóm 2 đều không tham gia. Các em cho
biết, ở địa phương các chưa hề triển khai bất kỳ một dự án quản lý rủi ro thiên tai nào để
các em có thể tham gia.
Như vậy, trong các cấp độ của sự tham gia, cấp độ 1(trẻ em được thông báo/ cung
cấp thông tin) và cấp độ 4 (trẻ em cùng thực hiện) hầu hết trẻ em ở thành phố Vinh đều
có sự tham gia. Ở cấp độ 2 (trẻ em được tham vấn/ hỏi ý kiến) và cấp độ 3 (trẻ em cùng
ra quyết định), chỉ trẻ em trong nhóm 2 có sự tham gia. Trong khi đó, cấp độ 5, tất cả các
trẻ em đều chưa từng được tham gia. Hoạt động chủ yếu của các em trong nhóm 1 là tiến
hành quyên góp, ủng hộ cùng mọi người để khắc phục hậu quả sau thiên tai. Và các em
trong nhóm 2 là tiến hành triển khai một số nội dung trong kế hoạch quản lý rủi ro thiên
tai tại địa phương như: tuyên truyền kiến thức về phòng chống bão; thu thập thông tin về
đối tượng dễ bị tổn thương; kêu gọi sự tham gia, hỗ trợ của cộng đồng cho hoạt động
quản lý rủi ro thiên tai.
Ý kiến của trẻ em.
Các em rất mong muốn nhà trường sẽ có nhiều tiết thực hành, nhiều giờ ngoại
khố khơng chỉ đối với các kiến thức về thiên tai và quản lý rủi ro mà cịn trong tất cả các
mơn học để có thể tiếp thu bài tốt hơn. Trong các tiết học lý thuyết nên đưa ra nhiều ví


dụ, dẫn chứng từ chính thực tế của địa phương để các em dễ hình dung. Đối với các kiến

thức quản lý rủi ro nếu tổ chức được thành các trị chơi vận đồng, các buổi sinh hoạt tập
thể thì các em sẽ tham gia nhiều.
Ý kiến của cán bộ phường, xã
Cán bộ phường xã mong muốn trong tương lai sẽ tổ chức được nhiều hoạt động
hơn nữa để đưa kiến thức quản lý rủi ro thiên tai vào đời sống. Cơ quan các cấp, các tổ
chức trong xã hội sẽ cùng tham gia, tổ chức các dự án, các mơ hình quản lý rủi ro thiên
tai tại địa phương để các em có điều kiện tham gia vào các hoạt động cụ thể. Về phía gia
đình, cán bộ phường xã cũng mong muốn bố mẹ hãy tạo điều kiện cho các em được tham
gia nhiều hơn nữa các hoạt động tập thể, các hoạt động xã hội, không để các em chỉ chú
tâm vào học mà khơng có sự tiếp xúc bên ngoài.
Ý kiến của giáo viên
Các giáo viên cho rằng, khi thiết kế nội dung giảng dạy, Bộ Giáo dục và Đào tạo
nên lồng ghép nhiều kiến thức thực tế về QLRRTT vào bài giảng, thiết kế sao cho cân
bằng giữa lý thuyết và thực tế. Tận dụng các tiết học thực hành, tổ chức các hoạt động
thực hành để học sinh có cơ hội áp dụng lý thuyết vào thực tế và ngược lại, đem thực tế
để minh hoạ cho lý thuyết. Gia đình nên tạo điều kiện, ủng hộ và khyến khích con tham
gia nhiều hơn nữa các hoạt động tập thể, các hoạt động ngoại khoá.
Từ kết quả thu được, luận văn đã tiến hành phân tích SWOT để thấy được điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức khi trẻ em tham gia vào các hoạt động quản lý rủi ro
thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chương 3:Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của trẻ em vào quản lý
rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại thành phố Vinh- Nghệ An.
Để đưa ra các giả pháp nhằm tăng cường sự tham gia của trẻ em trong quản lý rủi
ro thiên tai tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Luận văn đã căn cứ vào một số văn bản
như: Luật Phòng chống thiên tai năm 2013, Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày
13/0732009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và
Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, Quyết định số 172/2007/QĐ-TTG của Thủ


tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược quốc gia phịng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến

năm 2020.
Đồng thời, dựa vào quan điểm của các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An như sau:
Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cần được thực hiện với phương châm “ nhà
nước và nhân dân cùng làm, sử dụng hiệu quả nguồn lực của nhà nước, đồng thời huy
động mọi nguồn lực của cộng đồng, của các tổ chức trong và ngoài nước” quản lý rủi ro
thiên tai dựa vào cộng đồng khi thực hiện cần có sự kế thừa và phát triển.
Từ đó, luận văn đã đưa ra một số giải pháp như sau:
Đối với các cấp chính quyền: Khuyến khích các trường học lồng ghép kiến thức
quản lý rủi ro thiên tai vào chương trình học chính khố. Xây dựng mạng lưới tình
nguyện viên trong phịng chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Sử dụng các hoạt động
văn hố để truyền tải thơng điệp phịng chống thiên tai cho trẻ em. Thành lập nhóm hành
động để phịng chống thiên tai trong đó trẻ em và thanh niên là chủ yếu
Đối với nhà trường: Thiết kế, lồng ghép các kiến thức quản lý rủi ro thiên tai,
quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng vào bài giảng các mơn học. Phát động các cuộc
thi tìm hiểu, cuộc thi vẽ tranh, kể chuyện, sáng tác thơ, kịch…với chủ đề liên quan đến
phòng chống thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai cho các em trong trường hoặc giữa các
trường với nhau. Phối hợp với gia đình trong việc dạy dỗ trẻ.
Đối với gia đình: Hướng dẫn, truyền đạt các kinh nghiệm dân gian trong phòng
chống thiên tai cho trẻ em. Cha mẹ, người lớn trong gia đình cần làm gương cho trẻ học
tập. Tạo điều kiện cho trẻ giao lưu, tiếp xúc với mơi trường bên ngồi. Phối hợp với nhà
trường, với các tổ chức tình nguyện để có thêm kiến thức, kỹ năng để dạy trẻ quản lý rủi
ro thiên tai. Nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của trẻ em trong quản lý rủi ro thiên
tai.
Đối với trẻ em: Chủ động tham gia quản lý rủi ro thiên tai với gia đình và cộng
đồng. Chủ động học hỏi, tìm kiếm kiến thức về quản lý rủi ro thiên tai. Nhận thức được
vai trò, nghĩa vụ của mình trong cộng đồng, trong quản lý rủi ro thiên tai.
Nhìn chung, với sự nỗ lực của tác giả và sự giúp đỡ của nhiều thành viên, luận văn
đã thu được một số kết quả như sau :



Thứ nhất, hệ thống hố một cách có chọn lọc cơ sở lý luận về quản lý rủi ro thiên
tai dựa vào cộng đồng và đưa ra các ví dụ điển hình về sự tham gia của trẻ em trong quản
lý rủi ro thiên tai trên thế giới và tại Việt Nam, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho
tỉnh Nghệ An.
Thứ hai, đã tiến hành phỏng vấn sâu cá nhân và thảo luận nhóm ở 5 xã/phường
của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An để phân tích sự tham gia của trẻ em vào quản lý rủi ro
thiên tai dựa vào cộng đồng; chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức khi triển
khai các mơ hình quản lý rủi ro cớ sự tham gia cả trẻ em tại thành phố Vinh.
Thứ ba, đưa ra các đề xuất đối với chính quyền tỉnh Nghệ An, với gia đình, với
nhà trường và với chính trẻ em ở thành phố Vinh nhằm tăng cường sự tham gia của trẻ
em trong quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại thành phố Vinh.
Do quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là một lĩnh vực khá rộng, tài liệu
cịn hạn chế, kinh nghiệm thực tế khơng nhiều, kinh phí khơng cho phép cho nên nội
dung của Luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự tham
gia đóng góp ý kiến của các thầy các cơ, các bạn để có thể nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn
nữa vấn đề này.



×