Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quản lý sản xuất khuôn tại công ty TNHH ge shen việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.55 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

ĐẶNG TRÍ

QUẢN LÝ SẢN XUẤT KHUÔN TẠI
CÔNG TY TNHH GE-SHEN VIỆT NAM
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

HÀ NỘI, NĂM 2013


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Quản lý hệ thống sản xuất là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mọi doanh nghiệp.
Thiết lập, phát triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ sở và yêu cầu bảo
đảm cho mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường
cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Sau hơn năm năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất khuôn, công ty TNHH GeShen Việt Nam đã có những thành cơng nhất định trong thị trường khn. Hiện tại Cơng
ty đã trở thành nhà cung cấp chính thức của ba nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn đó là
Cơng ty Panasonic Việt Nam, Cơng ty Brother Việt Nam và Công ty Sato Việt Nam. Tuy
nhiên với chiến lược mở rộng khách hàng, tiếp tục duy trì và nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp thì Cơng ty hiện vẫn cịn đứng trước nhiều khó khăn và thử thách.
Một trong những việc làm cấp thiết hiện nay là hồn thiện hệ thơng quản lý sản xuất tại
Công ty.
Nhận thức rõ về tầm quan trọng của quản lý sản xuất đối với sự phát triển sản xuất,
và năng lực cạnh tranh của Công ty, trong những năm qua, Cơng ty đã có những thay đổi
trong nhận thức quản lý sản xuất, tuy nhiên hiện tại hệ thống quản lý sản xuất tại Cơng ty
vẫn cịn nhiều tồn tại và hạn chế.
Xuất phát từ lí do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý sản xuất khuôn tại công ty
TNHH Ge-Shen Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, hy vọng góp phần
vào sự phát triển của Công ty trong thời gian tới. Luận văn được kết cấu thành 3 chương


như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý sản xuất của doanh
Chuong 2: Phân tích thực trạng quản lý sản xuất khuôn tại công ty TNHH Ge-Shen
Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện quản lý sản xuất khn tại cơng ty TNHH GeShen Việt Nam.
Trong chương 1, tác giả trình bày những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất
và quản lý sản xuất, khái niệm và vai trò của quản lý sản xuất trong doanh nghiệp. Các
nội dung chính của hoạt động quản lý sản xuất, mục tiêu và các yếu tố ảnh hưởng tới kết


quả của hoạt động quản lý sản xuất.
Hoạt động sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu của con
người. Một hệ thống sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu thơ, con
người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật cơng nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác
để chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự chuyển đổi này là hoạt động trọng
tâm và phổ biến của hệ thống sản xuất. Thực chất sản xuất chính là q trình chuyển hóa
các yếu tố đầu vào biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra.
Quản lý sản xuất là quá trình hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm soát hệ thống
sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đề ra.
Nhiệm vụ của quản lý sản xuất là thiết kế và tổ chức hệ thống sản xuất nhằm biến
đổi yếu tố đầu vào thành đầu ra sau mỗi quá trình biến đổi, nhưng với một lượng lớn hơn
đầu tư ban đầu. Đó chính là tạo ra giá trị thặng dư cho doanh nghiệp. Như vậy quản lý
sản xuất quyết định đến sự thành bại của hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. Hoạt
động quản lý sản xuất cần xem xét đầy đủ trên khác khía cạnh khác nhau của hoạt động
sản xuất. Dựa trên việc tìm hiểu và phân tich các nội dung chính của quản lý sản xuất
như: nghiên cứu và dự báo nhu cầu của thị trường, thiết kế sản phẩm và công nghệ, hoạch
định năng lực sản xuất (máy moc, nguyên vật liêu), bố trí sản xuất trong doanh nghiệp,
lập kế hoạch sản xuất, kiểm soat hệ thống sản xuất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm các yếu
tố khác nhau: các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiêp, các yếu tố thuộc về mơi trường

bên ngồi. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp bao gồm: năng lực quản lý, nguồn nhân lực,
nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơng nghệ sản xuất và trình độ kỹ thuật và
trình độ cơng nghệ sản xuất. Các yếu tố thuộc về bao gồm: mơi trường tồn cầu, mơi
trường khoa học – công nghệ, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường ngành
(sự xuất hiện của các ngành công nghiệp phụ trợ, tính cạnh tranh trong ngành, khách
hàng, khả năng gia nhập mới của doanh nghiệp).Vì vậy, để hoạt động quản lý sản xuất
phát huy được tính hiệu quả, các nhà quản lý cần phải xem xét kỹ càng tất cả các yếu tố
nêu trên.
Trong chương 2, tác giả giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Ge-Shen Việt


Nam, đầu vào và các sản phẩm của doanh nghiệp, thực trạng về hoạt động quản lý sản
xuất tại Công ty.
Phần giới thiệu tổng quan về Công ty tác giả giới thiệu lịch sử thành lập; ngành
nghề kinh doanh, nhiệm vụ và mục tiêu của hoạt động sản xuất; cơ sỏ vật chất, cơ cấu
nguồn vốn; cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban của Công ty TNHH
Ge-Shen Việt Nam
Phần thực trạng của hoạt động quản lý sản xuất, tác giả đã nghiên cứu thực trạng
của quản lý sản xuất tại Công ty theo các nội dung cơ bản của quản lý sản xuất.
Thực trạng về nghiên cứu và dự báo nhu cầu của khách hàng, tác giả đã trình bày
thực trạng dự báo nhu cầu về khuôn của ba khách hàng hiện tại, đánh giá các điểm còn
tồn tại cần cải tiến. Qua việc phân tích số liệu về các khn đã đặt hàng trên tơng số
khn dự tính đặt hàng.
Thực trạng về sản phẩm và cơng nghệ sản xuất, qua phân tích số liệu thu thập
đánh giá của các khách hàng về chất lượng sản phẩm, quy trình cơng nghệ sản xuất hiện
tại của Công ty. Số liệu cho thấy các khách hàng đánh gia cao về chất lượng sản phẩm
cũng như công nghệ đang áp dụng tại Cơng ty. Đây có thể coi là một lợi thế lớn của Công
ty trong việc mở rộng sản xuất và đẩy cao thị phần sản xuất khuôn cung ứng cho các
khách hàng.
Thực trạng về hoạch định năng lực sản xuất, tác giả dựa trên các chỉ tiêu về công

suất thiết kế, công suất hiệu quả và công suât thực tế của doanh nghiêp để đánh giá mức
độ sử dụng công suất của Công ty. Từ đó khẳng định khả năng sản xuất và cung ứng sản
phẩm của Cơng ty.
Thực trạng về bố trí sản xuất, thông qua việc điều tra khảo sát đánh giá của cán bộ
công nhân viên tại Công ty, thông qua việc nghiên cứu các mơ hình bố trí sản xuất để
đánh giá về tính hợp lý của hoạt động bố trí sản xuất hiện tại của Công ty. Tỷ lệ 82.6% số
người được hỏi đánh giá cao về mơ hình bố trí sản xuất hiện tại thể hiện Cơng ty đã thành
cơng trong việc thiết lập bố trí sản xuất.
Thực trạng lập kế hoạch sản xuất, đây là một trong những mặt tồn tại cần khắc
phục tại Công ty. Theo ý kiến khảo sát của tác giả đối với 46 cán bộ của Cơng ty thì có


tới 67.4% đánh gia công tác lập kế hoạch chưa tốt. Có hai ngun nhân chủ yếu dẫn tới
tình trạng này là nguồn nhân lực hạn chế và kế hoạch nguyên vật liệu. Qua việc nghiên
cứu cụ thể về kế hoạch sản xuất một đơn hàng của khách hàng ta có thể nhận thấy rõ các
điểm cần cải thiện và nâng cao trong hệ thống.
Thực trạng công tác điều độ sản xuất tại Công ty, tác giả dựa theo kết quả khảo sát
và tỷ lệ giao hàng đúng tiến độ của Công ty đối với các khách hàng để đánh giá cơng tác
điều độ sản xuất. Bên cạnh đó theo đặc thù của ngành sản xuất khuôn mà công việc điều
độ sản xuất phải xuất phát từ bản kế hoạch tổng quát, bản vẽ chi tiết kỹ thuật mà người
lãnh đạo nhóm sản xuất sẽ lên kế hoạch điều độ sản xuất: Thực hiện tổ chức sản xuất,
phân công công việc cho các thành viên trong nhóm sản xuất, thực hiện việc làm thêm
giờ, chia các ca làm việc, làm thêm các ngày thứ bảy, chủ nhật nếu cần thiết…
Thực trạng kiểm sốt hệ thơng sản xuất, chất lượng sản phẩm, mặc dù chất lượng
sản phẩm được các khách hàng đánh giá cao (điểm 4.2 trên thang điểm 5) tuy nhiên mặt
hạn chế của cơng ty chính là cơng tác kiểm sốt chất lượng chi tiết tại các cơng đoạn.
Điểu này thể hiện trong kết quả điều tra của tác giả trên tổng số 46 cán bộ của Cơng ty.
Có tới 56.6% số người được hỏi đánh giá công tác kiểm soát sản xuất là yếu kém. Sự yếu
kém này cũng là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng chi phí trong hoạt động sản xuất.
Nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động quản lý sản xuất là do các nguyên

nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Về nguyên nhân chủ quan là do năng lực
quản lý của các cán bộ quản lý trong Công ty, nguồn nhân lực còn hạn chế (về kỹ năng,
kinh nghiêm...), về cơ sở vật chất kỹ thuật và vấn đề đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật,
ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Về nguyên nhân khách quan có thể tính đến
vấn đề tồn cầu hóa, mơi trường về kinh tế, mơi trường ngành (tính cạnh tranh trong
ngành, sự yếu kém trong ngành công nghiệp phụ trợ...)
Trong chương 3, tác giả dựa trên việc phân tich thực trạng quản lý sản xuất, các
điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của các điểm yếu để từ đó đưa ra phương hướng
hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất của Cơng ty và một số giải pháp hồn thiện hệ
thống quản lý sản xuất.
Thông qua các chỉ tiêu về mục tiêu của quản lý sản xuất, tác giả đánh giá kết quả


hoạt động quản lý sản xuất của Cơng ty. Tìm các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân
các điểm yếu trong hoạt động quản lý sản xuất.
Trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thể và phương hướng để
hồn thiện cơng tác quản lý sản xuất đối với cơng ty TNHH Ge-Shen Việt Nam.
Hồn thiện về nguồn nhân lực, tiến hành các khoa đào tạo cho các cán bộ kỹ sư và
cả công nhân kỹ thuật. Ứng dụng các phương pháp tạo động lực để thúc đấy tinh thần
làm việc, khả năng sáng tạo của người lao động. Ứng dụng các mơ hình quản lý sản xuất
tiến tiến trong hoạt động quản lý sản xuất của Cơng ty như xây dựng quy trình quản lý
sản xuất theo tiêu chuẩn 4M, công tác cải tiến sản xuất Kaizen, cơng tác 5S trong sản
xuất.
Hồn thiện và khắc phục các mặt yếu trong quản lý sản xuất như vấn đề dự báo
nhu cầu sản xuất, về hoạch định năng lực sản xuất, về công tác lập kế hoạch và kiểm tra.
Về nghiên cứu dự báo nhu cầu sản xuất ngồi việc nghiên cứu khách hàng, Cơng ty cần
tiến hành nghiên cứu cả đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Về hoạch định năng lực sản xuất, Công ty cần tích cực đầu tư cải tiến dây chuyền
cơng nghệ, đầu tư một số loại máy chuyên dụng trong ngành chế tạo khn, bên cạnh đó
là nâng cao kỹ năng tay nghề người lao động để từ đó có thể nâng công suất thực tế trong

sản xuất của doanh nghiệp.
Về công tác lập kê hoạch sản xuất, nghiên cứu và xem xét các bộ phận có tỷ lệ lỗi
cơng đoạn cao để từ đó có phương hướng cải tiến nâng cao năng lực cho bộ phận đó. Bên
cạnh đó là tính cấp bách trong việc ứng dụng hệ thống quản lý ngun vật liệu MRP vào
trong Cơng ty để có thể giảm chi phí tồn kho, đảm bảo thời gian cung ứng và chất lượng
sản phẩm đầu vào.
Về công tác kiểm soat hệ thống và quy trình sản xuất khn, tác giả đề suất quy
trình kiểm tra theo sơ đồ 3.2. Kiểm tra ngay tại công đoạn sản xuất, sản phẩm phải được
đánh giá đạt chất lượng trước khi tiến hành xuất sang bộ phân (công đoạn) kế tiếp.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, tiếp cận thực tế các hoạt động quản lý sản xuất tại
công ty TNHH Ge-Shen Việt Nam, phân tích số liệu một cách logic và hệ thống, luận văn
đã đạt được các kết quả cơ bản sau:
Tóm tắt những cơng trình nghiên cứu cơ bản trong nước đã thực hiện có liên quan


đến đề tài, chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế cơ bản của cơng trình đó và những
đóng góp cơ bản của đề tài.
Hệ thống hóa được về mặt lý luận cơ bản về hoạt động quản lý sản xuất và vai trò
của quản lý sản xuất đối với doanh nghiệp. Khẳng định được tầm quan trọng của quản lý
sản xuất đối với sự phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Nghiên cứu, khảo sát và phân tích thực trạng trong hoạt động quản lý sản xuất trên
các nội dung chính của quản lý sản xuất, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác quản lý sản xuất đối với công ty TNHH Ge-Shen Việt Nam.



×