Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước tại văn phòng đài tiếng nói việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.61 KB, 15 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU
Đài TNVN là Đài phát thanh quốc gia, là cơ quan trực thuộc Chính phủ,
có chức năng thơng tin, tun truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước. Đó là một nhiệm vụ chính trị vô cùng quan trọng đồng thời cũng là một
nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng và Nhà nước giao cho Đài TNVN. Chất lượng
của làn sóng phát thanh phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện kỹ thuật của các
đài phát sóng ở trung ương với địa phương. Từ đó chất lượng của các DAĐT
ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của làn sóng phát thanh và như vậy sẽ ảnh
hưởng tới nhiệm vụ chính trị của Đài TNVN.
Các DAĐT bằng vốn NSNN tại Đài trong thời gian vừa qua đã đem lại
những hiệu quả thiết thực, góp phần vào hiệu quả đó có phần đóng góp khơng
nhỏ của cơng tác QLTC. Song cơng tác QLTC vẫn cịn một số tồn tại như
chậm quyết tốn dự án hồn thành, tiến độ giải ngân cịn chậm và khơng đồng
đều… Để cơng tác QLTC các dự án đem lại hiệu quả cao hơn và khắc phục
các tồn tại đó, thì cần đưa ra các giải pháp và kiến nghị để tăng cường hoạt
động QLTC DAĐT tại đơn vị.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NSNN

1.1.

Khái quát về dự án đầu tư bằng vốn NSNN

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, và phân loại dự án đầu tư
1.1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư
DAĐT là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới,
mở rộng hoặc cải tạo những CSVC nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng
về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc



dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định.
1.1.1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư
1.1.1.3. Phân loại các dự án đầu tư
1.1.2. Dự án đầu tư bằng vốn NSNN
1.1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư bằng vốn NSNN
DAĐT bằng vốn NSNN là những dự án sử dụng vốn NSNN để thực hiện
những chương trình và kế hoạch của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.
1.1.2.2. Đặc điểm của dự án đầu tư bằng vốn NSNN
1.2.

Quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn NSNN

1.2.1. Khái quát về quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn NSNN
1.2.1.1. Khái niệm quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn NSNN
QLTC DAĐT bằng vốn NSNN là việc quản lý nguồn vốn đầu tư, và sử
dụng vốn đầu tư vào các chi phí đầu tư của dự án sao cho đạt được hiệu quả cao
nhất, đảm bảo đúng mục tiêu đề ra đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong
phạm vi TMĐT, TKKT, TDT được duyệt, hợp đồng kinh tế, định mức, đơn giá
XDCB của nhà nước.
1.2.1.2. Đặc trưng quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn NSNN
- Thứ nhất, nhà nước quản lý tồn bộ q trình đầu tư. Người quyết
định đầu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án.
- Thứ hai, chi phí DAĐT của các dự án sử dụng vốn NSNN do Nhà
nước bảo lãnh và quản lý.
- Thứ ba, TMĐT đối với các dự án sử dụng vốn NSNN là chi phí tối đa
mà CĐT được cấp và được phép sử dụng để đầu tư.
- Thứ tư, trước khi khởi công xây dựng phải có TKTC, TDT được phê
duyệt.
- Thứ năm, CĐT chịu trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư để
trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.2.1.3. Mục tiêu quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn NSNN
- Thứ nhất, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh


doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển KT-XH của đất nước
trong từng thời kỳ.
- Thứ hai, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong đầu tư.
- Thứ ba, sử dụng có hiệu quả cao nhất vốn của nhà nước, thực hành
tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong suốt q trình thực hiện dự án.
1.2.1.4. u cầu quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn NSNN
Thứ nhất, yêu cầu về quản lý vĩ mô: bảo đảm hiệu quả KT-XH cao nhất,
bảo đảm định hướng thống nhất cho các dự án, tạo điều kiện thuận lợi về mơi
trường để các dự án được hình thành, bảo đảm chủ dự án thực hiện đúng với
quy định của pháp luật.
Thứ hai, yêu cầu về quản lý vi mô: bảo đảm sự liên kết trong tất cả hoạt
động, bảo đảm phát hiện và giải quyết sớm những khó khăn, bảo đảm chi phí,
thời gian và tiến độ, bảo đảm sản phẩm và dịch vụ được tạo ra có chất lượng
cao.
1.2.1.5. Bộ máy quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn NSNN
Gồm có người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban QLDA,
các nhà thầu chính và phụ, các tổ chức tư vấn ĐTXD.
1.2.2. Nội dung quản lý tài chính các dự án đầu tư bằng vốn NSNN
1.2.2.1. Lập và thông báo kế hoạch vốn đầu tư bằng vốn NSNN
Trong kế hoạch hàng năm, từ tháng 6 năm trước, lãnh đạo cơ quan có dự
án căn cứ vào nhiệm vụ được Thường vụ Bộ Chính trị, TTCP giao để lập các
kế hoạch cơng tác và các yêu cầu đầu tư cho năm kế hoạch kế tiếp.
Sau khi trao đổi với Bộ KH & ĐT, Bộ Tài chính, ngay trong tháng 7 năm
đó (1 tháng sau), đối với các cơng trình nhóm A thì phải lập dự án tiền khả thi,
đối với các dự án nhóm B và C thì phải có TKTC và dự tốn sơ bộ để có cơ
sở cho Bộ KH & ĐT, Bộ Tài chính xem xét, cân đối và bố trí phân bổ nguồn

vốn NSNN.
Các Bộ phân bổ KHVĐT cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đã đủ
các điều kiện theo quy định, đảm bảo khớp đúng với các chỉ tiêu đã được


giao về TMĐT; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh
tế, mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết
Quốc hội, các chỉ đạo của Chính phủ về vệc điều hành kế hoạch phát triển
KT-XH và kế hoạch dự toán NSNN hàng năm.
Sau khi việc phân bổ vốn đã được cơ quan Tài chính có liên quan thẩm
tra, chấp thuận, các Bộ và UBND các tỉnh, các huyện giao chỉ tiêu kế hoạch
và thông báo kế hoạch vốn thực hiện dự án cho các CĐT để thực hiện, đồng
thời gửi thông báo tới KBNN nơi dự án mở tài khoản để kho bạc theo dõi,
làm căn cứ kiểm soát và thanh toán vốn và CĐT duyệt KHĐT triển khai thực
hiện.
1.2.2.2. Giải ngân vốn đầu tư bằng vốn NSNN
a) Tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng
Kế toán đơn vị CĐT lập hồ sơ đề nghị tạm ứng gửi phòng thanh toán vốn
đầu tư KBNN để làm căn cứ cấp phát vốn đầu tư theo quy định. Quy trình cấp
phát, thanh toán vốn trực tiếp tại KBNN được thực hiện như sau:
- Hợp đồng kinh tế, bảo đảm thực hiện hợp đồng.
- Quyết định phê duyệt đơn vị trúng thầu hoặc Quyết định chỉ định thầu
và các bảo lãnh theo quy định của hợp đồng (nếu có).
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư và giấy rút vốn đầu tư.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của CĐT, kế toán KBNN kiểm tra hồ sơ và trình
Lãnh đạo KBNN ký duyệt và chuyển hồ sơ đến phịng kế tốn KBNN thực
hiện tạm ứng cho các nhà thầu.
Đối tượng và mức vốn tạm ứng tuân theo quy định của luật Đấu thầu.
b) Thanh tốn khối lượng hồn thành
CĐT gửi KBNN những chứng từ như sau để làm thủ tục thanh toán

KLHT:
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Giấy đề nghị thanh tốn tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm
ứng);


- Giấy rút vốn đầu tư.
Ngồi ra, tùy từng gói thầu mà sẽ yêu cầu thêm về thủ tục giấy tờ.
1.2.2.3. Quyết toán vốn đầu tư bằng vốn NSNN
- Thứ nhất, quyết toán năm: Các DAĐT thực hiện quyết toán hàng năm
theo quy định tại Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ Tài
chính quy định về việc quyết tốn vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN
theo niên độ ngân sách hàng năm và các văn bản bổ sung, sửa đổi hoặc thay
thế thông tư này.
- Thứ hai, quyết tốn kết thúc dự án: Các DAĐT khi hồn thành phải
thực hiện quyết tốn dự án theo Thơng tư số 19/2011/TT-BTC ngày
14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết tốn dự án hồn thành thuộc
nguồn vốn NSNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thông tư này.
1.2.2.4. Kiểm soát vốn đầu tư
a) Kiểm soát hệ thống kế toán
Hệ thống kế toán phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tổ chức với hình thức
phù hợp với mơ hình quản lý và quy mơ của dự án đó. Đồng đều trong tất cả
các yếu tố: con người; hệ thống sổ chứng từ, sổ sách; hệ thống các quy trình,
quy định xử lý nghiệp vụ; thực hiện đầy đủ các chức năng cơ bản từ ghi chép
để phản ánh thơng tin tài chính; lập báo cáo, quyết tốn; cho đến kế hoạch tài
chính dự án, giám sát kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó.
b) Báo cáo tài chính và kiểm tốn báo cáo tài chính dự án
BCTC dự án là sản phẩm của hệ thống kế toán. Theo định kỳ hàng quý,
năm, trưởng ban QLDA phải lập báo cáo tình hình tiếp nhận và sử dụng vốn
gửi cơ quan chủ quản dự án, Bộ Tài chính. Cơ quản chủ quản dự án có trách

nhiệm tổng hợp tồn bộ tình hình tiếp nhận và sử dụng của các dự án thuộc
phạm vi quản lý.
1.3. Những nhân tố tác động đến quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn
NSNN
1.3.1. Nhân tố chủ quan


1.3.1.1. Tổ chức bộ máy
1.3.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất
1.3.1.3. Năng lực cán bộ
1.3.2. Nhân tố khách quan
1.3.2.1. Môi trường kinh tế - xã hội
1.3.2.2. Môi trường pháp lý
1.3.2.3. Công tác đấu thầu và năng lực nhà thầu thực hiện dự án
1.3.2.4. Sự hợp tác của các cơ quan hữu quan
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU
TƯ BẰNG VỐN NSNN TẠI VĂN PHÒNG ĐÀI TNVN
2.1. Tổng quan về các dự án đầu tư bằng vốn NSNN tại Văn phòng Đài
TNVN
2.1.1. Khái quát về Văn phòng Đài TNVN
2.1.1.1. Khái quát về Đài TNVN
2.1.1.2. Khái quát về Văn phòng Đài TNVN
Văn phòng Đài TNVN là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Đài TNVN, là đơn
vị dự toán cấp 2, có con dấu và tài khoản riêng. Gồm có 6 phịng, 01 Chánh
Văn phịng và các phó Chánh Văn phòng.
2.1.2. Tổng quan về các dự án đầu tư bằng vốn NSNN tại Văn phòng
Đài TNVN
2.1.2.1. Nhiệm vụ của Văn phòng Đài TNVN đối với QLTC DAĐT
2.1.2.2. Đặc điểm các dự án đầu tư tại Văn phòng Đài TNVN
- Thứ nhất, ĐTXD, đầu tư nâng cấp và đầu tư trang thiết bị, công nghệ

nhằm thực hiện công tác PSPT cho trong nước và ra nước ngoài.
- Thứ hai, chủ yếu là dự án nhóm B và C, chỉ có 2 dự án nhóm A.
- Thứ ba, đều sử dụng vốn NSNN thuộc danh mục dự án phục vụ


ĐTXD cơng trình phát thanh, truyền hình khơng có khả năng thu hồi vốn.
- Thứ tư, hình thức thực hiện dự án là hình thức CĐT trực tiếp QLDA
hoặc chủ nhiệm điều hành dự án. Hình thức đấu thầu thường là chỉ định thầu,
chào hàng cạnh tranh, chào hàng cạnh tranh rút gọn, đấu thầu rộng rãi.
2.1.2.3. Các dự án đầu tư bằng vốn NSNN của Văn phòng Đài TNVN
Từ năm 2003 đến 2015 có tổng cộng 21 dự án. Trong đó đi sâu vào 06
dự án sau: Dự án đài PSPT Nam Bộ, dự án đài PSPT Bắc Bộ, dự án trong bị
hai mát phát thanh và Anten + phiđơ sóng ngắn, cơng suất 10 KW để phủ
sóng khu vực Trung Quốc và Nhật Bản, dự án phủ sóng tại tỉnh Quảng Ninh
và khu vực Đông Bắc, dự án trang bị máy phát thanh sóng trung 50 KW tại
đài PSPT Đắc Lắc, dự án trang bị đồng bộ máy phát thanh FM 5 KW tại đài
PSPT Đắc Lắc.
2.2.

Thực trạng quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn NSNN

tại Văn phòng Đài TNVN
2.2.1. Các cơ sở pháp lý cho quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn
NSNN
2.2.1.1. Các văn bản quản lý ngân sách
2.2.1.2. Các văn bản pháp quy về đầu tư xây dựng
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính dự án đầu tư
2.2.2.1. Cơ quan quản lý dự án đầu tư
Gồm có phịng KH-TC, phòng Quản trị, trung tâm Kỹ thuật Phát thanh,
Trung tâm RITC, Ban KH-TC, Ban QLDA.

2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức trong cơng tác quản lý tài chính
- Thứ nhất, trong lập kế hoạch vốn: Bộ Tài chính, Ban KH-TC, Văn
phịng Đài TNVN, Ban QLDA.
- Thứ hai, trong cấp phát vốn: Bộ Tài chính, KBNN, Văn phịng Đài
TNVN, Ban QLDA, các nhà thầu.
2.2.3. Nội dung quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn NSNN của


Văn phịng Đài TNVN
2.2.3.1. Lập và thơng báo kế hoạch vốn đầu tư hàng năm
- Thứ nhất, vào khoảng thời gian tháng 6 năm trước, Chính phủ và Bộ
KH & ĐT hướng dẫn lập kế hoạch khung ngân sách năm sau.
- Thứ hai, trong tháng 7, Ban KH – TC của Đài TNVN lập kế hoạch
ngân sách của năm sau, sau đó nộp và bảo vệ kế hoạch Ngân sách năm sau
đối với Bộ KH & ĐT, Bộ Tài chính.
- Thứ ba, tháng 10 và 11 hàng năm, Bộ KH & ĐT rà soát phối hợp
cùng Ban KH - TC của Đài TNVN đề xuất mức vốn Kế hoạch cho năm sau
của đơn vị.
- Thứ tư, tháng 11, kế hoạch ngân sách được Ủy ban thường vụ Quốc
hội và Chính phủ thông qua và quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch cho năm sau.
- Thứ năm, trong tháng 1 năm sau, Đài TNVN ra thông báo kế hoạch
vốn ngân sách và chuyển cho các đơn vị để liên hệ KBNN để triển khai dự án.
Tất cả các DAĐT đều có TMĐT phê duyệt thấp hơn so với TMĐT đề
nghị.
2.2.3.2. Giải ngân vốn đầu tư
- Thứ nhất, về đấu thầu thiết bị: do đặc thù của ngành phát thanh nên
thiết bị dùng cho phục vụ PSPT chủ yếu là thiết bị nhập ngoại hiện đại, kỹ
thuật tiên tiến, khai thác an toàn nên CĐT yêu cầu thực hiện gọi thầu quốc tế
cung cấp thiết bị đồng bộ cho các hạng mục như: máy PSPT, Anten và phider,
hệ thống thiết bị điện, hệ thống thiết bị máy phát điện dự phòng.

Việc lựa chọn cơng nghệ và thiết bị qua hai vịng: Ở vịng 1 loại những
nhà thầu có thiết bị khơng phù hợp, những nhà thầu còn lại được lọt vào 2 để
xét tiếp về điều kiện kỹ thuật (sự phù hợp của cơng nghệ và thiết bị) và điều
kiện tài chính, thương mại. Khi đã có kết quả xét thầu, CĐT sẽ tiến hành
thương thảo hợp đồng một cách chi tiết với các nhà thầu.
Về thủ tục thanh toán: Nhà thầu phải nộp 10% giá trị hợp đồng để bảo


lãnh thực hiện hợp đồng trước khi ký hợp đồng (mở chứng từ LC). Trong
vòng 30 ngày sau khi ký hợp đồng, bên A (bên mua) trả trước cho bên B (bên
bán) 10% giá trị hợp đồng (sau khi bên A nhận được chứng từ LC của bên B).
Khi hàng được vận chuyển lên tàu, bên mua nhận được đầy đủ lý lịch đi
theo hàng thì sẽ thanh tốn cho bên bán 70% giá trị hợp đồng thơng qua thư
tín dụng. 10% giá trị hợp đồng bên mua sẽ thanh toán tiếp cho bên bán khi đã
nhận được hàng. 10% giá trị cịn lại của hợp đồng sẽ thanh tốn nốt ngay sau
khi bên bán thực hiện xong nghĩa vụ bảo trì, bảo hành hàng hóa.
Khi thiết bị được lắp đặt xong, bên cung cấp thiết bị phải có các chuyên
gia hướng dẫn, đào tạo việc khai thác, sử dụng và bảo trì thiết bị.
- Thứ hai, đối với các gói thầu xây lắp: Thực hiện gọi thầu trong nước
theo thiết kế và TDT đã được Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt.
Các hợp đồng xây lắp trong nước phải được bàn bạc chi tiết, chu đáo, có
các ràng buộc pháp lý về giải pháp thi công, thời gian thi công, tiến độ thi
công, nhất là chất lượng của nguyên vật liệu đưa vào cơng trình phải có sự
giám sát của CĐT trước khi đưa vào thi cơng, có như vậy đảm bảo được chất
lượng cơng trình.
Về điều kiện thanh tốn: Bên A chỉ thanh tốn cho bên B khơng quá
70% giá trị từng hạng mục xây lắp đã thực hiện hồn thành có BBNT, biên
bản giám sát và có cả đại diện của cơ quan thiết kế. 20% còn lại sẽ thanh tốn
khi tồn bộ cơng trình hồn thành đã được nghiệm thu. 10% còn lại của giá trị
hợp đồng sẽ thanh toán khi bên B làm hết trách nhiệm bảo hành. Nếu bên B

không thực hiện việc bảo hành, khắc phục những hư hỏng trong xây lắp khi
có yêu cầu của CĐT thì sẽ bị trừ 10% giá trị mà CĐT đang giữ lại.
Ban KH - TC không tham gia vào quá trình gọi thầu, xét thầu, nhưng
thực hiện trách nhiệm cấp phát và giám sát kinh phí.
Cả 6 dự án đều giải ngân hoàn thành theo kế hoạch vốn đã bố trí trong


năm, khơng để xảy ra lãng phí vốn đầu tư và tiết kiệm vốn cho NSNN. Cơng
tác thanh tốn cho nhà thầu thực hiện còn tập trung vào tháng 12 năm kế
hoạch, gây khó khăn cho việc kiểm sốt, thanh quyết toán.
2.2.3.3. Quyết toán vốn đầu tư
Tất cả các dự án đều có số vốn quyết tốn thấp hơn tổng mức đầu tư.
Phần tiết kiệm chủ yếu là ở mục thiết bị.
Quyết toán vốn đầu tư được thực hiện đúng thời hạn,báo cáo rõ ràng,
mạch lạc, phản ánh đúng bản chất.
2.2.3.4. Kiểm soát vốn đầu tư
Chế độ kế toán áp dụng là “Chế độ kế tốn CĐT”. Cơng tác cập nhật
chứng từ, hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh được thực hiện nghiêm
chỉnh, thường xuyên và sắp xếp có khoa học, liên tục. Trình tự ln chuyển
chứng từ được thực hiện hợp lý. Ứng dụng được PMKT Misa vào hỗ trợ công
tác. Tổ chức bộ máy phù hợp và có cơng tác tập huấn cho cán bộ mới. BCTC
định kỳ hàng quý của dự án được nộp đúng hạn và có chất lượng đạt yêu cầu.
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn
NSNN tại Văn phòng Đài TNVN
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Về mặt chun mơn
2.3.1.2. Về mặt tài chính
Thứ nhất, các đơn vị chuyên môn của dự án đã hoàn thành việc lập kế
hoạch, đăng ký kế hoạch vốn hàng năm đúng thời gian, thủ tục với các cơ
quan chức năng của Bộ và đều được phê duyệt DAĐT từ tháng 8 đến tháng

10 năm trước.
Thứ hai, với khối lượng vốn NSNN giao hàng năm khá lớn nhưng đã
luôn hồn thành chỉ tiêu vốn.
Thứ ba, cơng tác báo cáo định kỳ đã được thực hiện rất đầy đủ và kịp


thời. Cơng tác quyết tốn dự án cũng được thực hiện đúng thời hạn.
Thứ tư, công tác theo dõi công nợ, sử dụng PMKT, lữu trữ chứng từ sổ
sách, hạch toán kế toán được tuân thủ đúng quy định về chế độ kế toán hiện
hành.
2.3.2. Những mặt hạn chế
Thứ nhất, tiến độ thực hiện dự án còn chậm.
Thứ hai, áp dụng PMKT máy cũng bộc lộ một số nhược điểm.
Thứ ba, việc thanh toán và thanh lý một số hợp đồng của các dự án cịn
chậm.
Thứ tư, cơng tác tổ chức đấu thầu chưa đạt được hiệu quả cao.
Thứ năm, cơng tác kiểm tra, giám sát cịn rất hạn chế.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ
ÁN ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NSNN TẠI VĂN PHÒNG ĐÀI TNVN
3.1. Quy hoạch phát triển ngành phát thanh Việt Nam đến năm
2020
3.1.1. Chiến lược phát triển ngành phát thanh Việt Nam đến năm
2020
3.1.1.1. Quan điểm phát triển
3.1.1.2. Các mục tiêu định hướng
3.1.2. Quy hoạch phát triển ngành phát thanh Việt Nam đến năm
2020

3.1.2.1. Quy hoạch truyền dẫn và phủ sóng phát thanh


3.1.2.2. Định hướng phát triển ngành phát thanh đến năm 2020
3.2. Định hướng hoạt động quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn
NSNN
3.2.1. Định hướng hoạt động các dự án đầu tư trong thời gian tới
3.2.2. Yêu cầu về quản lý tài chính dự án đầu tư
3.2.3. Định hướng hoạt động quản lý tài chính dự án đầu tư
- Thứ nhất, tăng cường, đề xuất Lãnh đạo Đài TNVN và Ban KH – TC
ban hành quy định mốc thời gian tối đa một cách cụ thể trong các giao dịch tài
chính.
- Thứ hai, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, phòng ban chuyên ngành
và các cá nhân để tiến hành thực hiện nhanh các gói thầu cịn chưa hoàn thành.
- Thứ ba, giải ngân và thực hiện cơng tác báo cáo tình hình thực hiện
dự án, BCTC dự án và các báo cáo khác đúng hạn, lưu trữ chứng từ kế toán
và hạch toán đúng với quy định.
- Thứ tư, tiến tới đầu tư và áp dụng các PMKT chuyên biệt về QLDA
đầu tư, thống nhất với KBNN để tiện theo dõi, trao đổi.
- Thứ năm, rút kinh nghiệm từ các dự án trước.
- Thứ sáu, theo dõi, bám sát tiến độ và đôn đốc các cơ quan liên quan
để PDQT Dự án Phủ sóng tại tỉnh Quảng Ninh và khu vực Đông Bắc.
- Thứ bảy, đôn đốc các nhà thầu thực hiện công việc nghiệm thu, lập hồ
sơ thanh và quyết toán cho các hạng mục cơng việc đã hồn thành của Dự án
Phủ sóng tại tỉnh Quảng Ninh và khu vực Đông Bắc để kịp giải ngân theo tiến
độ cấp vốn.
3.3.

Các giải pháp tăng cường cơng tác quản lý tài chính dự án


đầu tư bằng vốn NSNN tại Văn phòng Đài TNVN
3.3.1. Xây dựng lên một quy định về mốc thời gian trong công tác
giao dịch tài chính dự án


3.3.2. Nâng cấp các trang thiết bị công nghệ, và tăng cường ứng
dụng sự tiến bộ của công nghệ thông tin vào phục vụ công tác QLTC dự án
đầu tư
3.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác QLTC dự án
đầu tư của Văn phòng Đài TNVN
3.3.4. Tăng cường quản lý khâu giải ngân vốn NSNN trong q trình
triển khai dự án
3.3.5. Tăng cường cơng tác đấu thầu
3.3.6. Tăng cường hiệu lực của công tác kiểm tra, và giám sát dự án đầu

3.4.

Một số kiến nghị

3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ
Thứ nhất, tạo điều kiện ổn định về môi trường KT-XH.
Thứ hai, cải cách, sửa đổi, bổ sung một số thủ tục hành chính trong tất cả
các khâu đầu tư.
Thứ ba, giải quyết tốt các vấn đề về việc phân bổ vốn thực hiện DAĐT.
3.4.2. Kiến nghị với Đài Tiếng nói Việt Nam
Thứ nhất, giám sát để đảm bảo được chất lượng của cơng trình.
Thứ hai, thành lập cơ quan riêng biệt để phê duyệt BCQT dự án hoàn
thành.
Thứ ba, thành lập các Ban QLDA.
Thứ tư, quy định các tiêu chí cụ thể về thiết kế và đấu thầu thiết kế.

Thứ năm, cần quy định rõ chế tài thưởng, phạt.
3.4.3. Kiến nghị với Ban Kế hoạch – Tài chính
Thứ nhất, làm chặt chẽ cơng tác lập dự tốn dự án.
Thứ hai, tăng cường cơng tác giải ngân vốn NSNN của dự án.
Thứ ba, tăng cường các cơ chế, chính sách cơng tác quyết tốn dự án.


Thứ tư, tăng cường hiệu quả cơ chế kiểm tra, giám sát dự án.

KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển một cách tồn diện của Đài TNVN thì cơng tác
QLTC DAĐT bằng vốn NSNN tại Văn phòng Đài TNVN ngày càng phức
tạp, nó liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp; đồng thời nó là cơng việc có tính
liên tục và lâu dài. Bên cạnh đó, các dự án do Văn phịng Đài TNVN làm
CĐT hầu hết là các dự án quan trọng, đảm bảo phục vụ yêu cầu của Đảng và
Chính phủ. Chính vì vậy, luận văn với đề tài: “Quản lý tài chính dự án đầu tư
bằng vốn Ngân sách Nhà nước tại Văn phịng Đài Tiếng nói Việt Nam”, trên
cơ sở nghiên cứu, phân tích về phương pháp luận và thực trạng QLTC đối với
các DAĐT bằng vốn NSNN tại Văn phòng Đài TNVN, đề tài đề xuất một số
giải pháp tăng cường công tác QLTC đối với các DAĐT bằng vốn NSNN tại
Văn phòng Đài TNVN. Bên cạnh những giải pháp là một số kiến nghị lên cơ
quan cấp trên để đảm bảo QLTC dự án đạt kết quả cao nhất.




×