Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển (FULL) biến động cơ cấu tuổi dân số và tăng trưởng kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

LÊ PHAN CẨM HÀ

BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU TUỔI DÂN SỐ VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ơ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – 10/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

LÊ PHAN CẨM HÀ

BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU TUỔI DÂN SỐ VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ơ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tê Phát triển
Ma số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY

Thành phố Hồ Chí Minh – 10/2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Tác động của biến động cơ cấu tuổi dân số đến
tăng trưởng kinh tế Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các
tài liệu tham khảo, số liệu thống kê trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng. Kết quả của Luận văn chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015

LÊ PHAN CẨM HÀ


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
M ỤC L ỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
TĨM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐÊ............................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................... 3
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................ 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 3
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 4
1.5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN.............................................................................. 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN

QUAN....................................................................................................................... 5
2.1. TỞNG QUAN LÝ THÚT......................................................................... 5
2.1.1...........................................................................Tăng trưởng kinh tế
5
2.1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế và cách đo lường.............................5
2.1.1.2. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế..................................................... 6
2.1.1.3. Các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trưởng kinh tế....................10


2.1.2. Cơ cấu tuổi dân số và biến động cơ cấu tuổi dân số.............................. 10
2.1.2.1. Cơ cấu tuổi dân số và các khái niệm có liên quan.......................... 10
2.1.2.2. Biến động cơ cấu tuổi dân số và cơ cấu dân số vàng.....................12
2.1.3. Mối quan hệ giữa dân số và tăng trưởng kinh tế................................... 13
2.1.3.1. Lý thuyết “Dân số học bi quan”: Gia tăng dân số hạn chế phát triển
kinh tế............................................................................................ 13
2.1.3.2.Lý thuyết “Dân số học lạc quan”: biến dộng dân số giúp tăng trưởng
kinh tế............................................................................................ 14
2.1.3.3. Lý thuyết “Dân số học trung tính”: biến dộng dân số khơng ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế....................................................... 15
2.1.3.4. Lý thuyết “Quá độ dân số”............................................................. 16
2.1.4. Lý thuyết về mối quan hệ giữa biến động cơ cấu tuổi dân số và tăng
trưởng kinh tế.................................................................................................. 18
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN....................................................... 24
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH BIẾN ĐỞI CƠ CẤU T̉I DÂN SỐ
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 32
3.1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY............................................................. 32
3.2. KHUNG PHÂN TÍCH................................................................................. 35
3.3. XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TA CÁC BIẾN SỐ..................................................... 36
3.3.1. Biến phu thuộc...................................................................................... 36
3.3.2. Biến độc lập.......................................................................................... 36

3.3.2.1. Các biến nhân khẩu học................................................................. 36
3.3.2.2. Các biến kiểm sốt khác (X).......................................................... 39
3.4. THỚNG KÊ MƠ TA.................................................................................... 48
3.5. XƯ LÝ SỐ LIỆU......................................................................................... 51


3.5.1. Xử lý các giá trị dị biệt (Outliers)......................................................... 51


3.5.2. Mơ hình hồi quy dữ liệu bảng............................................................... 52
3.5.2.1. Ưu điểm của dữ liệu bảng.............................................................. 52
3.5.2.2. Mơ hình các hiệu ứng ngẫu nhiên (REM)...................................... 52
3.5.3. Vấn đề nội sinh khi nghiên cứu về dân số và tăng trưởng kinh tế.........53
3.5.3.1. Biến nội sinh và biến công cu........................................................ 53
3.5.3.2. Các mối quan hệ nhân quả ngược.................................................. 53
3.5.3.3. Kiểm tra vấn đề nội sinh................................................................ 55
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 61
4.1. BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU DÂN SỐ VIỆT NAM............................................. 61
4.1.1. Khái quát tình hình dân số Việt Nam.................................................... 61
4.1.2. Biến động cơ cấu tuổi dân số và sự già hóa dân số của Việt Nam.........63
4.2. GIAI THÍCH KẾT QUA HỒI QUY............................................................ 67
4.3. VAI TRO CỦA LAO ĐỘNG NƯ TRONG NÊN KINH TẾ........................72
4.4. CÁC KÊNH TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN KHẨU HỌC................................. 77
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH..................................... 79
5.1. KẾT LUẬN.................................................................................................. 79
5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH............................................................................... 80
5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
Tài liệu Tiếng Anh

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viêt tắt

Viêt đầy đủ

2SLS

Phương pháp hồi quy hai giai đoạn (Two Stage Least of Square)

BS

Bác sy

DS

Dân số

ĐH

Đại học

EU

Liên minh Châu Âu (European Union)

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GMM

Phương pháp moment tổng quát (Generalized Method of Moments)

GNP

Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product)

MH

Mô hình

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

ILO

Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization)

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic
Cooperation and Development)

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất


PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness
Index)

PIM

Phương pháp kê khai thường xun (Perpetual Inventory Method

REM

Mơ hình các hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects Model)

TH

Thành phố

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TFP

Năng suất các nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity)



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Số năm đi học tương ứng với trình độ học vấn......................................... 39
Bảng 3.2 Tóm tắt các biến trong mơ hình................................................................ 47
Bảng 3.3 Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình................................................... 48
Bảng 4.1 Quy mơ dân số và tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm, 1979 - 2013....61
Bảng 4.2 Phân bố diện tích, dân số và mật độ dân số chia theo vùng kinh tế - xã hội
năm 2013................................................................................................................. 62
Bảng 4.3 Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, 1979 – 2013............................................. 65
Bảng 4.4 Tỷ số phu thuộc, tỷ trọng dân số và chỉ số già hóa, 1979 – 2013.............66
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy theo phương pháp hồi quy hai giai đoạn (2SLS)............68
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy khi hồi quy đồng thời cho biến lao động nam (GMWAS)
và lao động nữ (GFWAS)........................................................................................ 73
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy khi hồi quy độc lập cho biến lao động nam (GMWAS) và
lao động nữ (GFWAS)............................................................................................. 75


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 2.1 Q độ dân số........................................................................................... 17
Hình 2.2 Các kênh tác động của quá trình biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng
trưởng kinh tế.......................................................................................................... 20
Hình 3.1 Mối quan hệ giữa biến động cơ cấu tuổi dân số và tăng trưởng kinh tế....35
Hình 3.2 Đường cong Rahn..................................................................................... 45
Hình 3.3 Biểu đồ tương quan giữa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và
các biến nhân khẩu học............................................................................................ 50
Hình 4.1 Tháp dân số Việt Nam, 1989 – 2013......................................................... 64
Hình 4.2 Biểu đồ tương quan biểu thị mối quan hệ giữa lao động nam (GMWAS)
và lao động nữ (GFWAS)........................................................................................ 74



TÓM TẮT
Cơ cấu tuổi dân số thể hiện sự phân bố tổng dân số theo tuổi hay nhóm tuổi.
Mỗi tuổi hoặc nhóm tuổi trong dân số sẽ có những đặc trưng khác nhau về khả năng
lao động, mức độ tiêu dùng, tích lũy nên chúng sẽ có những tác động khác nhau về
mặt kinh tế. Cũng như nhiều nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, Việt
Nam đang ở giai đoạn sau của thời kỳ quá độ dân số, chuyển đổi từ một nước có
mức độ sinh và mức độ chết cao sang một nước có mức độ sinh và mức độ chết
thấp, điều đó đã làm thay đổi đáng kể cấu trúc tuổi và giới tính của dân số Việt
Nam. Tỷ trọng nhóm dân số dưới 15 tuổi giảm, trong khi tỷ trọng nhóm dân số
trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 59 tuổi) ngày càng tăng. Khi quy mơ của các
nhóm tuổi này thay đổi cũng đồng nghĩa với sức ép và cơ hội kinh tế sẽ thay đổi
theo. Nghiên cứu nhằm muc đích chỉ ra vai trò của biến động cơ cấu tuổi dân số đến
tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng, việc giảm tăng trưởng của nhóm dân số dưới 15 tuổi và gia
tăng nhóm dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 59 tuổi) có tác động tích cực
đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh đó, nghiên cứu
cũng chỉ ra những đóng góp của lao động nữ và vấn đề bình đẳng giới trong thị
trường lao động, gia tăng lực lượng lao động nữ đóng vai trị thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của quốc gia.


12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐÊ
Các nhà kinh tế học đưa ra nhiều ý kiến bất đồng về ảnh hưởng của dân số đến
tăng trưởng kinh tế. Malthus (1798) cho rằng tăng trưởng dân số làm hạn chế tăng
trưởng kinh tế, Simon (1981) nhận định gia tăng dân số có tác động thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, trong khi đó Srinivan (1988) lại lập luận gia tăng dân số là trung
tính, khơng liên quan đến tăng trưởng kinh tế. Hầu hết quan điểm của các nhà kinh

tế học trước đây tập trung nhiều vào vấn đề quy mô dân số và tăng trưởng kinh tế
hơn là mối quan hệ thực chất giữa cơ cấu tuổi dân số (sự phân bố các nhóm tuổi
khác nhau của dân số) và tăng trưởng kinh tế.
Theo Bloom và cộng sư (2001), hành vi kinh tế của con người thay đổi theo
từng giai đoạn khác nhau của cuộc đời, và do vậy những thay đổi trong cơ cấu tuổi
dân số của một quốc gia có thể gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế của
quốc gia đó. Các quốc gia có tỷ lệ trẻ em cao sẽ phải dành nhiều nguồn lực hơn
trong việc đầu tư cho chăm sóc trẻ em, do vậy làm chậm đi nhịp tăng trưởng của
kinh tế. Ngược lại, nếu phần lớn dân số nằm trong độ tuổi lao động, năng suất lao
động tăng thêm của nhóm dân số này có thể tạo ra lợi tức dân số và kéo theo tăng
trưởng kinh tế, với giả thiết có được các chính sách phù hợp để phát huy triệt để lợi
thế này. Cũng giống như các quốc gia có tỷ lệ trẻ em cao, nếu một quốc gia có
người già chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dân số cũng sẽ tạo áp lực cho hệ thống an
sinh xã hội, dịch vu chăm sóc sức khỏe, làm thâm hut vốn và giảm tích lũy; đồng
thời, dân số già hóa làm giảm quy mô lực lượng lao động, ảnh hưởng trực tiếp tới
thu nhập của xã hội, kiềm hãm tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Chính vì vậy, trong
các nghiên cứu của mình, Bloom đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng đối với tăng
trưởng kinh tế là những biến đổi về quy mô dân số trong độ tuổi lao động liên quan
đến dân số phu thuộc, tức là những người quá trẻ hoặc quá già không thể lao động.
Thế kỷ XX là giai đoạn biến động dân số chưa từng có trong lịch sử. Dân số
tồn cầu đã tăng gần gấp bốn lần, từ 1,6 tỷ người năm 1900 lên 6 tỷ người năm


2000 (Cohen, 1995). Tỷ lệ gia tăng dân số, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát
triển, tăng nhanh hơn trong suốt nửa đầu thế kỷ và đạt đỉnh điểm vào cuối những
năm 1960. Trước tình hình đó, Chính phủ các nước đã theo đuổi mạnh mẽ những
chính sách nhằm làm chậm tốc độ gia tăng dân số, mức sinh chung giảm đáng kể và
sự phát triển dân số đã chậm lại. Nằm trong xu thế chung, dân số Việt Nam trải qua
nhiều thời kỳ phát triển khác nhau, chính sách kế hoạch hóa gia đình được tiến hành
từ những năm 1960 đến nay, dân số Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi

nhân khẩu học với sự biến động mạnh mẽ của cơ cấu dân số theo tuổi, cu thể:
(1) Dân số trẻ em giảm về mặt số lượng và tỷ trọng trong tổng dân số: Tỷ trọng
dân số dưới 15 tuổi giảm đáng kể theo thời gian, từ 42,6% năm 1979 xuống
còn 24,2% năm 2013. Trong vòng mười năm từ năm 1999 đến năm 2009, số
lượng trẻ em từ 0 đến 14 tuổi giảm gần 4 triệu người, từ 25,3 triệu người
năm 1999 xuống 21,5 triệu người năm 2013.
(2) Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn
trong tổng dân số: Năm 1979, dân số trong tuổi lao động (từ 15 đến 59 tuổi)
của Việt Nam là 53,74 triệu người, chiếm 50,4% trong tổng dân số cả nước
thì đến năm 2013, con số này đã tăng lên 58,44 triệu người, chiếm 65,3%
tổng dân số.
(3) Dân số cao tuổi gia tăng: từ 6,9% năm 1979 lên 10,5% năm 2013, tương ứng
với mức tăng từ 3,71 triệu người lên 9,39 triệu người và theo dự báo, dân số
từ 60 tuổi trở lên sẽ tiếp tuc gia tăng không ngừng trong thời gian tới.
Theo kết quả Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, Việt Nam đã bước
vào thời kỳ mà các nhà nhân khẩu học và kinh tế học gọi là thời kỳ “cơ cấu dân số
vàng”. Thời kỳ này thường kéo dài khoảng 30 đến 40 năm trong lịch sử phát triển
của mỗi quốc gia và là cơ hội duy nhất trong quá trình quá độ nhân khẩu học. Các
nghiên cứu về tác động của biến động cơ cấu dân số đến tăng trưởng kinh tế đều
nhận định “cơ cấu dân số vàng” có đóng góp đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia. Điển hình như trong nghiên cứu của Bloom và Williamson (1998) đã


kết luận quá trình chuyển đổi cơ cấu tuổi dân số có đóng góp quan trọng vào “kỳ
tích kinh tế thần kỳ” của Đông Á, với tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người giai
đoạn 1965 – 1990 trung bình khoảng 6% mỗi năm.
Theo Bloom và cợng sư (2001), “lợi tức” của sự biến động trong cơ cấu tuổi
dân số sẽ làm gia tăng cung lao động, tiết kiệm và tích lũy vốn của nền kinh tế cao,
đồng thời làm gia tăng vốn con người. Như vậy, sự tiến dần đến “cơ cấu dân số
vàng” sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc

gia. Tuy nhiên, để có thể tận dung được “lợi tức” này thì các quốc gia phải đảm bảo
nhóm dân số trong độ tuổi lao động được trang bị đầy đủ ky năng, kiến thức, và
phải có các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp.
Nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp các bằng chứng về tác động của biến
động cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, đồng
thời đề xuất các chính sách hợp lý để có thể tận dung tốt cơ hội dân số này.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung phân tích mối quan hệ của biến động cơ cấu tuổi dân số
đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu sự biến động trong cơ cấu tuổi dân số, tăng
trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa biến động cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng
kinh tế, tập trung phân tích cho trường hợp của Việt Nam.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu cho 63 tỉnh, thành phố của Việt
Nam, phân tích quy mơ, tốc độ gia tăng dân số, sự thay đổi cơ cấu tuổi dân
số, lực lượng lao động và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

-

Về mặt thời gian: Trong 8 năm, từ năm 2005 đến năm 2013.


1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để phù hợp với nội dung nghiên cứu, luận văn sử dung các phương pháp
thống kê mơ tả, so sánh đối chứng, phương pháp phân tích kinh tế lượng.
-


Phương pháp thống kê: Số liệu sử dung trong Luận văn được tổng hợp từ các
nguồn như Tổng Cuc Thống Kê, Tổng Cuc Dân số và Kế hoạch hóa gia đình,
Các cuộc Điều tra Biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình hàng năm và
Các cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở mười năm một lần nhằm làm rõ tình
hình dân số và tăng trưởng kinh tế.

-

Phương pháp so sánh đối chứng: Dựa trên các số liệu thu thập được, sử dung
để so sánh sự thay đổi cơ cấu tuổi dân số và tăng trưởng kinh tế qua các thời
kỳ, góp phần đưa ra những đánh giá toàn diện cho vấn đề nghiên cứu.

-

Phương pháp phân tích định lượng: Luận văn sử dung phương pháp hồi quy
hai giai đoạn (2SLS) kết hợp với phương pháp hồi quy dữ liệu bảng cho
nghiên cứu thực nghiệm từ năm 2005 đến năm 2013.

1.5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Cấu trúc Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan đến tác động
của biến động cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế.
Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dung.
Chương 4: Tổng quan tình hình biến động cơ cấu tuổi dân số trong thời gian
qua tại Việt Nam và phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.



CHƯƠNG 2: TỞNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN
2.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1.1.
2.1.1.1.

Tăng trưởng kinh tê

Khái niệm tăng trưởng kinh tê và cách đo lường
• Khái niệm Tăng trưởng kinh tế
Đến nay, hầu hết các nhà kinh tế học đều thống nhất với nhau về khái niệm
tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng thực tế được tính cho tồn
bộ bền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm (Trần Thọ
Đạt, 2007). Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu
người hoặc thu nhập bình quân đầu người. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc thu nhập
bình quân đầu người trong một thời gian nhất định.
• Cách đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế, người ta thường sử dung chỉ tiêu tốc độ tăng
trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô
kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mơ kinh tế kỳ trước,
thường được tính bằng mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo thời gian hoặc
mức tăng GDP bình quân đầu người theo thời gian (tính theo giá cố định). Tốc độ
tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
���� − ����−1
�𝐺𝐺




=

���

� 100%

�−1

Trong đó

���� : giá trị tổng sản phẩm quốc nội tại thời điểm t
����−1: giá trị tổng sản phẩm quốc nội tại thời điểm (t–1)


�𝐺𝐺� : tăng trưởng kinh tế tại thời điểm t.
Tuy nhiên cơng thức tính tốn trên chưa phản ánh đúng tăng trưởng kinh tế
của một quốc gia, vì nó khơng tính đến tác động của gia tăng dân số đến tốc độ tăng
trưởng GDP. Cơng thức tính tốn chỉ tiêu tăng trưởng GDP bình quân đầu người:
�� − ��−1
�� =

��

� 100%

−1

Trong đó


��: GDP thực bình qn đầu người tại thời điểm t.
��−1: GDP thực bình quân đầu người tại thời điểm (t – 1).

2.1.1.2.

��: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người tại thời điểm t.
Các lý thuyêt tăng trưởng kinh tê
• Mơ hình tăng trưởng cổ điển
Adam Smith và David Ricardo là các nhà kinh tế học tiêu biểu của trường phái

kinh tế học cổ điển. Trong tác phẩm “Của cải của các quốc gia”, Adam Smith đã
nghiên cứu các tính chất và nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Ơng chỉ ra chính lao
động được sử dung trong những cơng việc có ích và hiệu quả là nguồn gốc tạo ra
giá trị cho xã hội. David Ricardo kế thừa tư tưởng của Adam Smith và chịu ảnh
hưởng tư tưởng dân số học của T.R. Mathus (1776 – 1834). Lý thuyết tăng trưởng
kinh tế của David Ricardo nhấn mạnh: Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng
nhất, các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn trong
từng ngành và phù hợp với một trình độ ky thuật nhất định. Các yếu tố này kết hợp
với nhau theo một tỷ lệ cố định, khơng đổi. Ơng đặc biệt nhấn mạnh tích lũy tư bản
là nhân tố chủ yếu quyết định tăng trưởng kinh tế, cịn các chính sách của Chính
phủ khơng quan trọng.
Những mơ hình tăng trưởng kinh tế cơ bản nhất dựa vào một số phương trình
liên hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, và tăng trưởng dân số với quy mơ lực lượng lao động
và trữ lượng vốn. Mơ hình đơn giản gồm năm phương trình: (1) Hàm tổng sản
lượng, (2) Phương trình xác định mức tiết kiệm, (3) Đồng nhất thức tiết kiệm - đầu


tư, (4) Phương trình liên hệ giữa đầu tư mới và thay đổi trữ lượng vốn, và (5) Biểu
thức về tỉ lệ tăng trưởng lực lượng lao động.
-


Phương trình (1) là một hàm tổng sản lượng.
Nếu Y tượng trưng cho tổng sản lượng (tổng thu nhập), K là trữ lượng vốn, và

L là cung lao động; ở dạng tổng quát nhất, hàm tổng sản lượng có thể được biểu thị
như sau:
� = �(�, �)
Biểu thức cho thấy sản lượng là một hàm số (ký hiệu F) theo trữ lượng vốn và
cung lao động. Khi trữ lượng vốn và cung lao động tăng, sản lượng sẽ gia tăng.
-

Phương trình (2), (3) và (4) mô tả sự thay đổi trữ lượng vốn (K) theo thời
gian.
Phương trình (2) tính tổng tiết kiệm, với giả định tiết kiệm là một tỷ trọng cố

định của thu nhập, với S là tổng giá trị tiết kiệm, và s tiêu biểu cho tỉ lệ tiết kiệm
bình quân:
� = ��
Phương trình (3) liên hệ giữa tiết kiệm (S) với đầu tư mới (I), giả định khơng
có thương mại quốc tế, trong một nền kinh tế đóng, tiết kiệm phải bằng đầu tư:
�=�
Phương trình (4) mơ tả cách thức đầu tư mới làm thay đổi qui mô trữ lượng
vốn. Với d là tỉ lệ khấu hao, sự thay đổi của trữ lượng vốn là ∆K, được xác định:
∆� = � − ��
Để đơn giản, kết hợp phương trình (2), (3) và (4), ta có:
∆� = �� − ��
Phương trình này phát biểu rằng thay đổi trữ lượng vốn (∆K) bằng tiết kiệm
(sY) trừ khấu hao (dK).



-

Phương trình (5) tập trung vào cung lao động
Giả định tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động bằng tốc độ tăng trưởng

của tổng dân số. Nếu n bằng tỉ lệ tăng trưởng dân số và cũng là tỉ lệ tăng trưởng lực
lượng lao động, thì sự thay đổi lực lượng lao động (∆L) được biểu thị bằng:
∆� = ��
• Quan điểm của K. Marx về tăng trưởng kinh tế
Theo K. Marx (1992), các yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất là đất đai,
lao động, vốn và tiến bộ ky thuật. Ông đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động
trong việc tạo ra giá trị thặng dư và các chính sách kinh tế của Nhà nước có ý nghĩa
quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
Marx cho rằng các nhà tư bản cần nhiều vốn hơn để khai thác tiến bộ ky thuật
nhằm nâng cao năng suất lao động của công nhân nên các nhà tư bản phải chia giá
trị thặng dư thành hai phần: một phần để tiêu dùng cho nhà tư bản, một phần để tích
lũy phát triển sản xuất và đây là nguồn gốc của tích lũy tư bản.
• Quan điểm Tân Cổ Điển về tăng trưởng kinh tế
Cuối thế kỷ XIX là thời kỳ đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học
công nghệ, sự chuyển biến này có ảnh hưởng quan trọng đến các nhà kinh tế, hình
thành một trường phái kinh tế mới – trường phái Tân cổ điển, đứng đầu là Alfred
Marshall (1842 – 1924).
Các nhà kinh tế học Tân cổ điển bác bỏ quan điểm cổ điển cho rằng sản xuất
trong một tình trạng nhất định địi hỏi những tỷ lệ nhất định về lao động và vốn, họ
lập luận lao động và vốn có thể thay thế được cho nhau và trong q trình sản xuất
có nhiều cách kết hợp các yếu tố đầu vào. Đồng thời họ cũng khẳng định tiến bộ
khoa học công nghệ là yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế và Chính phủ
khơng có vai trị quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế.
Lý thuyết Tân cổ điển còn được gọi là lý thuyết trọng cung.



• Các quan điểm hiện đại về tăng trưởng kinh tế
Các nhà kinh tế học hiện đại ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp,
trong đó thị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của hoạt động kinh tế,
Nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt trái của thị trường.
Thực chất nền kinh tế hỗn hợp là sự kết hợp giữa lý thuyết kinh tế Tân cổ điển và lý
thuyết kinh tế của Maynard Keynes (1883 – 1946) trong điều tiết kinh tế, Keynes đề
cao vai trò của Chính phủ trong việc sử dung những chính sách kinh tế nhằm thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Những ý tưởng cơ bản của học thuyết hiện đại về tăng
trưởng kinh tế được trình bày trong tác phẩm “Kinh tế học” của P.Samuelson xuất
bản năm 1948.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với mơ hình tăng trưởng Tân
cổ điển về việc xác định các yếu tố tác động đến sản xuất. Họ cho rằng tổng cung
(Y) của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất là lao động
(L), vốn (K), tài nguyên thiên nhiên (R) và khoa học công nghệ (A), để tăng trưởng
thì các nhà sản xuất có thể lựa chọn công nghệ sử dung nhiều vốn hoặc công nghệ
sử dung nhiều lao động. Kế thừa mơ hình Solow trong việc đưa thêm nhân tố lao
động và tiến bộ công nghệ vào phương trình tăng trưởng, mơ hình Solow cho biết
tiết kiệm, tăng dân số và tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng đến mức sản lượng và tốc
độ tăng trưởng của một nền kinh tế theo thời gian.
Tuy nhiên, mơ hình tăng trưởng Tân cổ điển khơng giải thích đầy đủ những
thực tế của tăng trưởng, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Trong mơ hình Tân
cổ điển, yếu tố quyết định thu nhập bình quân đầu người là tính hiệu quả của lao
động (A) nhưng khơng xác định rõ hành vi gây ra các biến đổi trong hiệu quả của
lao động và xem nó là một yếu tố ngoại sinh.
Mơ hình “Tăng trưởng nội sinh” đã khắc phuc được nhược điểm này, lý thuyết
này khẳng định ngồi vai trị quan trọng của vốn (K) và lao động (L) đối với tăng
trưởng, nghiên cứu phát triển và vốn con người là kênh quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Đồng thời yếu tố khoa học công nghệ (A) là một biến nội sinh, nó



được xác định một phần thơng qua các chính sách Chính phủ, cơ cấu kinh tế và
chính nhịp độ phát triển.
2.1.1.3.

Các nhân tố kinh tê tác động đên tăng trưởng kinh tê
Như vậy, các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế đã chỉ rõ các yếu tố của tăng

trưởng kinh tế và động lực của phát triển được kết hợp từ bốn yếu tố của tăng
trưởng là nguồn nhân lực (L), nguồn tài nguyên (R), vốn (K) và công nghệ (A).
Hàm sản xuất có dạng:
� = �(�, �, �, 𝐺 )
Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp khác nhau cũng
tạo ra các kết quả tương ứng khác nhau ở mỗi nước.
2.1.2. Cơ cấu tuổi dân số và biên động cơ cấu tuổi dân số
2.1.2.1.

Cơ cấu tuổi dân số và các khái niệm có liên quan
• Khái niệm cơ cấu tuổi dân số
Theo định nghĩa của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, cơ cấu tuổi

dân số là sự phân chia tổng số dân của địa phương theo tuổi hoặc nhóm tuổi. Trong
dân số học, cơ cấu dân số theo độ tuổi có ý nghĩa quan trọng vì nó thể hiện tổng hợp
tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một
quốc gia. Tổng số dân thường được chia thành ba nhóm tuổi chính:
-

Nhóm dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi.

-


Nhóm tuổi trong độ tuổi lao động: 15 – 59 tuổi (hoặc 15 – 64 tuổi).

-

Nhóm trên tuổi lao động: 60 tuổi trở lên (hoặc 65 tuổi trở lên).
• Cơ cấu tuổi và tăng trưởng dân số
Cùng với tỷ suất sinh, cơ cấu tuổi là một “động cơ” nhân khẩu học, nó thúc

đẩy (hoặc làm chậm) sự tăng trưởng dân số. Ở nhiều nước đang phát triển, tỷ lệ lớn
người trẻ gần như bảo đảm cho dân số đó tiếp tuc tăng trong thời kỳ mức sinh giảm.


• Tỷ số phụ thuộc dân số
Tỷ số phụ thuộc là tỷ số phản ánh mối quan hệ giữa nhóm dân số trong độ tuổi
lao động và các nhóm khơng nằm trong độ tuổi lao động (trẻ em và người cao tuổi –
thường được gọi là nhóm dân số phu thuộc).
Nhóm dân số phụ tḥc là bộ phận dân số phu thuộc về mặt kinh tế (những
người dưới độ tuổi lao động – phu thuộc trẻ và những người trên độ tuổi lao động –
phu thuộc già) so với bộ phận sản xuất (quy ước là dân số trong độ tuổi lao động).
Hiện nay có nhiều cách chia khác nhau về số tuổi của nhóm dân số phu thuộc,
nhưng để phù hợp với độ tuổi nghỉ hưu theo Luật Lao động của Việt Nam, nghiên
cứu sử dung nhóm tuổi của dân số phu thuộc là nhóm dân số dưới 15 tuổi và trên 60
tuổi.
Tỷ số phu thuộc được chia thành tỷ số phu thuộc già - tỷ số phu thuộc già
được tính bằng tỷ số giữa số người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) với 100 người trong
độ tuổi lao động (từ 15 đến 59 tuổi) và tỷ số phu thuộc trẻ em - tỷ số phu thuộc trẻ
em được tính bằng tỷ số giữa số trẻ em (từ 0 đến 14 tuổi) với 100 người trong độ
tuổi lao động (từ 15 đến 59 tuổi).
Cơng thức tính:

-

Tỷ số phu thuộc chung:
14+

�� =

�0 −

�60+

� 100
�15 − 59
�0 −

-

Tỷ số phu thuộc trẻ:

��0−14

=

14

�15 −

� 100

59


�60
+

-

Tỷ số phu thuộc già:

��60+

�15

� 100

=
−59
Tỷ số phu thuộc thường được dùng như một chỉ báo về gánh nặng kinh tế mà
bộ phận dân số sản xuất phải cáng đáng. Những nước có mức sinh rất cao thường có
tỷ số dân số trong độ tuổi phu thuộc cao nhất vì một tỷ lệ lớn của dân số là trẻ em.


• Già hóa dân số
Chỉ số già hóa: Theo Vu Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc (UNDESA,
2005), chỉ số già hóa được tính bằng tỷ số giữa số người cao tuổi và 100 người dưới
dưới 15 tuổi (hay trẻ em). Khi chỉ số này lớn hơn 100 tức là dân số cao tuổi lớn hơn
dân số trẻ em.
Dân số già: Theo phân loại của Cowgill và Holmes (1970) (trích dẫn từ Quỹ
Dân số Liên Hợp Quốc, 2010), khi dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% đến 9,9%
tổng dân số thì dân số được coi là già hóa. Tương tự, khi dân số từ 65 tuổi trở lên
chiếm từ 10% đến 19,9% gọi là dân số già; từ 20% đến 29,9% gọi là dân số rất già

và từ 30% trở lên gọi là dân số siêu già.
Một số báo cáo sử dung tuổi từ 60 trở lên để phân loại. Dân số được coi là già
hóa khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% dân số; tương ứng cho già, rất già
và siêu già là 20%, 30% và 35%.
2.1.2.2.

Biên động cơ cấu tuổi dân số và cơ cấu dân số vàng
• Biến động cơ cấu tuổi dân số
Biến động cơ cấu tuổi dân số là sự thay đổi tỷ trọng của các nhóm dân số theo

tuổi.
• Cơ cấu dân số vàng
Một nước được coi là có “cơ cấu dân số vàng” khi tỷ số phu thuộc dân số của
nước đó nhỏ hơn 50, nghĩa là cứ hơn hai người trong tuổi lao động mới phải gánh
một người phu thuộc. Theo cách khác, trong Báo cáo kết quả của Tổng điều tra Dân
số và Nhà ở năm 2009, Tổng cuc Thống kê định nghĩa “cơ cấu dân số vàng” xảy ra
khi tỷ lệ trẻ em (nhóm dân số dưới 15) thấp hơn 30% và tỷ lệ người cao tuổi (65 trở
lên) thấp hơn 15%.
Trong nhiều nghiên cứu tiếp cận bằng tỷ số hỗ trợ - đo bằng tỷ số giữa dân số
hoạt động kinh tế với dân số không hoạt động kinh tế - và khi nào tốc độ tăng của tỷ
số lớn hơn 0 thì dân số được coi là bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”.


Một số tên gọi khác của “cơ cấu dân số vàng” là “lợi tức dân số”; “cửa sổ cơ
hội nhân khẩu học” và “quà tặng dân số”.
2.1.3. Mối quan hệ giữa dân số và tăng trưởng kinh tê
Đi từ các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế có thể thấy rõ mối quan hệ giữa dân
số, lao động và tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ này được trình bày dưới dạng các
mơ hình khác nhau như các mơ hình kinh tế của Adam Smith (1776), Cobb và
Douglas (1928), Harrod Domar (1946) và Solow (1956). Các mơ hình đều chỉ ra

bên cạnh các yếu tố vốn và cơng nghệ thì lao động là một nhân tố quan trọng đóng
góp cho tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
Theo Bloom và Williamson (1998), đến những năm 1980 đã có những cuộc
tranh luận giữa trường phái dân số học bi quan (Malthus, 1798 và Ehrlich, 1968) và
trường phái dân số học lạc quan (Kuznets, 1967 và Simon, 1981) về tác động của
dân số đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Dân số học bi quan cho rằng tăng
trưởng dân số gây ra một phản ứng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của một quốc
gia thơng qua sự pha lỗng nguồn lực. Dân số học lạc quan lại lập luận sự tăng
trưởng dân số có tác dung tích cực đến tăng trưởng kinh tế vì nó sẽ thúc đẩy tiến bộ
ky thuật (Ngày nay, mơ hình tăng trưởng với tiến bộ ky thuật nội sinh là phù hợp
với quan điểm này). Trong những năm 1980, các nghiên cứu sử dung dữ liệu xun
quốc gia đã khơng tìm thấy một tác động đáng kể nào của sự gia tăng dân số đối với
tăng trưởng kinh tế (Bloom và Freeman, 1986, Srinivan, 1988 và Kelley, 1988),
nhóm quan điểm thứ ba ra đời gọi là lý thuyết dân số học trung tính.
2.1.3.1.

Lý thuyêt “Dân số học bi quan”: Gia tăng dân số hạn chê
phát triển kinh tê

Lý thuyết được phát biểu bởi Thomas R.Malthus (1766 – 1834), ông cũng là
người đầu tiên nghiên cứu về quan hệ giữa tăng dân số và tăng trưởng kinh tế.
Trong bài viết vào những năm 1790, Malthus đặt vấn đề liệu có thể cải thiện được
xã hội tương lai nếu quy mô dân số càng ngày càng lớn, ông lập luận, dân số nếu


khơng được kiểm sốt sẽ tăng theo cấp số nhân (2, 4, 8, 16...); còn lương thực thực
phẩm, phương tiện sinh hoạt chỉ tăng theo cấp số cộng (1, 2, 3, 4...).
Trong một thế giới mà các nguồn lực để trồng lương thực là có hạn và khoa
học ky thuật tiến bộ rất chậm, Malthus luận giải sản lượng lương thực sẽ nhanh
chóng bị sức ép của gia tăng dân số làm mất đi tác dung. Bữa ăn hàng ngày sẽ giảm

xuống dưới mức chuẩn. Mức chết cao sẽ cản trở dân số gia tăng. Mức sống chỉ
được cải thiện trong một thời gian ngắn trước khi lại bước vào thời kỳ tăng dân số
nhanh hơn. Sự cân bằng giữa dân số và tăng thu nhập là “bộ luật vĩ đại của tự
nhiên”.
Ủng hộ lập luận của Malthus, năm 1968, Ehrlich cho ra đời cuốn sách The
Population Bomb (Quả bom dân số), ơng cho rằng Trái đất chỉ có thể “gánh” tốt
khoảng 1,5 tỉ người (một số tính tốn gần đây cũng cho con số “lý tưởng” này) và
cảnh báo nạn đói tồn cầu nếu dân số tiếp tuc tăng.
Về những đóng góp của Malthus, có thể nói ơng là người có cơng đầu trong
việc nêu lên và nghiên cứu vấn đề dân số, đặc biệt là lên tiếng báo động cho nhân
loại về nguy cơ của sự tăng nhanh dân số. Tuy nhiên, một mặt do những hạn chế về
lịch sử và mặt khác, học thuyết này dựa trên giả định phát triển dân số là quy luật tự
nhiên, vĩnh cửu nên ông đã đưa ra những giải pháp sai lệch để hạn chế nhịp độ tăng
dân số.
2.1.3.2.

Lý thuyêt “Dân số học lạc quan”: biên dộng dân số giúp
tăng trưởng kinh tê

Quan điểm của nhóm “Các nhà nghiên cứu theo thuyết dân số học lạc quan”
cho rằng gia tăng dân số có thể là một quà tặng cho nền kinh tế. Theo Kuznets
(1960) và Simon (1981), gia tăng dân số cũng giống như tạo vốn dự trữ con người.
Với khả năng lợi dung được sự sắp đặt của nền kinh tế, những xã hội có quy mơ lớn
hơn được xác định tốt hơn các cơ hội để phát triển, khai thác và phổ biến các nguồn
tri thức không ngừng tăng lên mà họ có được.


×