Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học cao nước của lá cây chùm ngây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 58 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA

LÊ THỊ HỒNG HẠNH

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC
ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CAO
NƢỚC CỦA LÁ CÂY CHÙM NGÂY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƢ PHẠM

Đà Nẵng - 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC
ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CAO
NƢỚC CỦA LÁ CÂY CHÙM NGÂY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƢ PHẠM

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: LÊ THỊ HỒNG HẠNH


LỚP

: 13SHH

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN : TS. TRẦN MẠNH LỤC

Đà Nẵng - 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐHSP
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHOA HÓA
___________
_______
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ HỒNG HẠNH
Lớp: 13SHH
1. Tên đề tài: Nghiên cứu
tt

n t àn p ần
o nƣớc
của lá cây Chùm ngây.
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị:
- Nguyên liệu: Lá cây Chùm ngây thu hái tại Đà Nẵng tháng 1/2017.
- Thiết bị:
+ Máy đo sắc ký khí ghép khối phổ GC/MS 7890A/5975C của hãng Agilent.
+ Máy đo quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS 100 Perkin Elmer (Phịng thí

nghiệm khoa Sinh - Môi trƣờng, trƣờng Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng).
+ Tủ sấy, lị nung, cân phân tích, bếp cách thủy, sinh hàn hồi lƣu, bình cầu,
bếp điện, nhiệt kế, cốc thủy tinh, cốc sứ, đũa thủy tinh, bình tam giác, ống đong,
phễu lọc, phễu chiết, các loại pipet, bình định mức, bình hút ẩm, lọ thủy tinh.
3. Nội dung nghiên cứu:
- Xác định các chỉ số hóa lý: độ ẩm, hàm lƣợng tro, hàm lƣợng các kim loại
nặng.
- Xác định thành phần hóa học trong các cao chiết chloroform,
dichlomethane, ethyl acetate từ tổng cao nƣớc của lá cây Chùm ngây.
4. Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Trần Mạnh Lục.
5. Ngày giao đề tài: 17/01/2017.
6. Ngày hoàn thành: 27/4/2017.
Chủ nhiệm khoa
Giáo viên hƣớng dẫn
(Ký và ghi rõ họ, tên)
(Ký và ghi rõ họ, tên)


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Trần Mạnh Lục đã tận tình hƣớng
dẫn, giúp đỡ cho em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành tốt khóa luận tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn và các thầy cơ cơng tác
phịng thí nghiệm khoa Hóa trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng đã nhiệt
tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian làm khóa luận tốt
nghiệp vừa qua.
Đƣợc tiến hành trong khoảng thời gian ngắn nên bài báo cáo này khơng tránh
khỏi thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, bổ sung của thầy cơ
để em tiếp thu thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân sau này.
Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong

cuộc sống cũng nhƣ sự nghiệp giảng dạy của mình. Em xin chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng, ngày 26 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Lê Thị Hồng Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu .........................................................................2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3
5. Bố cục bài nghiên cứu khoa học .............................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................4
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI CHÙM NGÂY ................................................................4
1.2. ĐẠI CƢƠNG VỀ CÂY CHÙM NGÂY .............................................................4
1.2.1. Tên gọi ...........................................................................................................4
1.2.2. Nguồn gốc ......................................................................................................5
1.2.3. Phân bố, cách trồng, thu hái...........................................................................5
1.2.4. Mô tả cây Chùm ngây ....................................................................................6
1.2.4.1. Đặc điểm sinh thái ..................................................................................6
1.2.4.2. Đặc điểm hình thái ..................................................................................6
1.3. GIÁ TRỊ CỦA CÂY CHÙM NGÂY ...................................................................9
1.3.1. Giá trị dinh dƣỡng ......................................................................................9
1.3.2. Giá trị dƣợc liệu........................................................................................10
1.4. CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CHÙM NGÂY .........................16
1.4.1. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................16
1.4.2. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ...................................................16
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ V


HỰC NGHIỆM ............19

2.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU .........19
2.1.1. Nguyên liệu ..................................................................................................19
2.1.2. Xử lý nguyên liệu ........................................................................................19
2.1.3. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu ....................................................20
2.1.4. Sơ đồ nghiên cứu .........................................................................................21
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................22


2.3.1. Phƣơng pháp phân tích trọng lƣợng.............................................................22
2.3.2. Cơ sở lý thuyết của phƣơng pháp hấp thụ nguyên tử AAS .........................23
2.3.3. Phƣơng pháp chiết lỏng – lỏng ....................................................................23
2.3.3.1. Mục đích ................................................................................................23
2.3.3.2. Kỹ thuật chiết lỏng – lỏng .....................................................................23
2.3.4. Phƣơng pháp sắc ký khí ghép phổ (GC – MS) ............................................24
2.4. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ SỐ VẬT LÍ ............................................................27
2.4.1. Độ ẩm, hàm lƣợng hữu cơ ...........................................................................27
2.4.2. Xác định hàm lƣợng tro ...............................................................................28
2.4.3. Xác định hàm lƣợng kim loại nặng .............................................................29
2.5. CHIẾT TÁCH CÁC CHẤT BẰNG CÁC DUNG MÔI KHÁC NHAU THEO
PHƢƠNG PHÁP CHIẾT LỎNG LỎNG BẰNG PHỄU THƢỜNG........................29
2.5.1 Mục đích………………………………………………………………......39
2.5.2 Cách tiến hành…………………………………………………………….29
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................30
3.1. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ SỐ VẬT LÝ ...........................................................30
3.1.1. Độ ẩm, hàm lƣợng tro ..................................................................................30
3.1.2. Xác định hàm lƣợng một số kim loại máy quang phổ hấp thụ nguyên tử
(AAS) .....................................................................................................................31

3.2. KHỐI LƢỢNG CAO CỦA CÁC DỊCH CHIẾT TỪ DUNG MÔI ...................32
3.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÁC DỊCH CHIẾT LÁ CÂY CHÙM NGÂY .32
3.3.1. Thành phần hóa học của dịch chiết chloroform của lá cây Chùm ngây ..........32
3.3.2. Thành phần hóa học của dịch chiết dichlometan của lá cây Chùm ngây ...........34
3.3.3. Thành phần hóa học của dịch chiết ethyl acetate của lá cây Chùm ngây...........37
3.3.4. Tổng kết thành phần hóa học trong các dịch chiết lỏng - lỏng từ tổng cao
nƣớc của lá cây Chùm ngây ...................................................................................39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................47


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAS

: Atomic Absorption Spectrophotometric

GC

: Gas Chromatography

MS

: Mass Spectrometry

STT

: Số thứ tự

TCVN


: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCS

: Tiêu chuẩn cơ sở


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

1.1

Phân loại khoa học của cây Chùm ngây

4

2.1

Hóa chất đƣợc sử dụng trong q trình làm thí nghiệm

20

3.1

Kết quả khảo sát độ ẩm và hàm lƣợng tro trong lá cây
Chùm ngây


30

3.2

Kết quả khảo sát hàm lƣợng tro trong lá cây Chùm ngây

30

3.3

Hàm lƣợng kim loại nặng trong lá cây Chùm ngây

31

3.4

Khối lƣợng cao của các dịch chiết

32

3.5

3.6

3.7

3.8

Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết

chloroform của lá cây Chùm ngây
Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết
dichlomethane của lá cây Chùm ngây
Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết
ethyl acetate của lá cây Chùm ngây
Thành phần hóa học trong các dịch chiết lỏng - lỏng từ
tổng cao nƣớc của lá cây Chùm ngây

33

35

37

40


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên bảng

Trang

1.1

Cây Chùm ngây

7


1.2

Lá Chùm ngây

7

1.3

Hoa Chùm ngây

8

1.4

Quả Chùm ngây

8

1.5

Hạt Chùm ngây

8

1.6

Ứng dụng của Chùm ngây trong ngành thực phẩm

15


1.7

Ứng dụng của Chùm ngây trong ngành dƣợc phẩm

15

1.8

Ứng dụng của Chùm ngây trong ngành mỹ phẩm

16

2.1

Lá cây Chùm ngây

19

2.2

Bột lá Chùm ngây

19

2.3

Tủ sấy

20


2.4

Máy đo quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS 100 Perkin
Elmer

21

2.5

Máy đo sắc ký khí ghép khối phổ GC/MS

21

2.6

Sơ đồ nghiên cứu

22

2.7

Phƣơng pháp chiết lỏng – lỏng

23

2.8

Sơ đồ thiết bị sắc kí khí kết hợp khối phổ (GC-MS)

24


2.9

Chƣơng trình nhiệt độ lị cột

26

2.10

Mẫu xác định hàm lƣợng ẩm lá cây Chùm ngây

28

2.11

Mẫu xác định hàm lƣợng tro của lá cây Chùm ngây

29

3.1
3.2
3.3
3.4

Sắc ký đồ GC dịch chiết chloroform của lá cây Chùm
ngây
Sắc ký đồ GC dịch chiết dichlomethane của lá cây Chùm
ngây
Sắc ký đồ GC dịch chiết ethylacetate của lá cây Chùm
ngây

Thuốc D-manose cho ngƣời và động vật

32
34
37
44


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do ch n ề tài
Việt Nam là đất nƣớc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thảm thực vật quanh năm
xanh tốt. Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia có bề dày lịch sử, qua hàng ngàn năm thì
văn hóa, khoa học, y học có nhiều phát triển đáng ghi nhận. Theo các tài liệu công
bố hiện nay khoảng từ 70%-80% các loại thuốc chữa bệnh đang đƣợc lƣu hành hoặc
đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng có nguồn gốc từ các hợp chất thiên
nhiên. Tuy nhiên, phần lớn các dƣợc phẩm hiện đang đƣợc lƣu hành trong nƣớc ta
đều phải nhập khẩu do khả năng nghiên cứu và cung cấp dƣợc liệu cho ngành công
nghiệp hố dƣợc nƣớc ta cịn rất hạn chế trong khi tiềm năng về tài nguyên thiên
nhiên của nƣớc ta đƣợc đánh giá là phong phú vào loại bậc nhất thế giới. Mặc dù
chúng ta đã có những thành cơng nhất định trong việc nghiên cứu tạo ra các sản
phẩm thuốc chữa bệnh, nhƣng mới chỉ đáp ứng đƣợc chừng vài phần trăm nhu cầu.
Rõ ràng những kết quả đó chƣa tƣơng xứng với tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên
nhiên của nƣớc ta.
Chùm ngây hay cây ba đậu dại là loài thực vật thân gỗ phổ biến nhất trong chi
chùm ngây (danh pháp khoa học : moringa) thuộc họ chùm ngây (Moringaceae),
xuất xứ vùng Nam Á nhƣng cũng mọc hoang và đƣợc trồng, khai thác, sử dụng
nhiều nơi trên thế giới do có giá trị kinh tế cao. Lồi cây này đã vƣợt ra ngồi khn
khổ là một loại rau mà đƣợc sử dụng rộng rãi và đang dạng trong dƣợc phẩm, mỹ

phẩm, nƣớc giải khác dinh dƣỡng và thực phẩm chức năng. Các quốc gia đang phát
triển sử dụng Chùm ngây nhƣ dƣợc liệu kết hợp chữa hàng trăm loại bệnh hiểm
nghèo, bệnh thơng thƣờng nhƣ phịng ngừa và trị ung thƣ, tiểu đƣờng, thiếu máu,
còi xƣơng, tim mạch, kinh phong, sƣng tấy, viêm nhiễm, mỡ máu, đau dạ dày, ngừa
thai, ung loét, lão hóa, suy nhƣợc cơ thể, suy nhƣợc thần kinh, trị chứng bất lực.
Thống kê cho thấy Chùm ngây có thể đƣợc sử dụng để điều trị đến 300 căn bệnh.
Cây Chùm ngây là một trong những cây hữu dụng bậc nhất thế giới. Tuy
nhiên, loại cây này lại mới lạ so với ngƣời dân miền Trung nói chung và Đà Nẵng
nói riêng, có khá ít cơng trình nào nghiên cứu về các hợp chất trong lá cây Chùm


2

ngây một cách đầy đủ và hệ thống. Việc nghiên cứu chiết tách và xác định thành
phần, công thức cấu tạo của các chất trong lá cây Chùm ngây có ý nghĩa rất lớn đối
với sự phát triển dƣợc liệu và cơng nghiệp của Việt Nam.
Vì vậy, tơi chọn đề tài “Ng ên ứu chi t t
h

o nƣớc củ l



nh thành phần hóa

ây C ùm ngây ”

2. Đố tƣợng và mụ

í


ng ên ứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Lá cây Chùm ngây ở quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, đƣợc hái vào tháng 1
năm 2017, quá trình thực nghiệm đƣợc tiến hành tại phịng thí nghiệm hóa học của
trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Đà Nẵng.
2.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu quy trình chiết tách các hợp chất hóa học trong dịch chiết lá cây
Chùm ngây tại thành phố Đà Nẵng.
- Xác định thành phần hóa học, cơng thức cấu tạo của một số hợp chất hóa học
trong lá cây Chùm ngây.
- Đóng góp thêm những thơng tin, tƣ liệu khoa học về cây Chùm ngây, tạo cơ
sở khoa học ban đầu cho những nghiên cứu về sau.
3. P ƣơng p

p ng ên ứu

Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phƣơng pháp sau
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tham khảo các cơng trình nghiên cứu trên thế giới về loài nghiên cứu.
- Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu, tƣ liệu về đặc điểm hình thái thực
vật, nguồn ngun liệu, thành phần hóa học, ứng dụng của lá cây Chùm ngây.
- Tổng hợp tài liệu về phƣơng pháp lấy mẫu, chiết tách và xác định thành phần
hóa học các chất từ thực vật.
3.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Thu tập nguyên liệu
Xử lý, sơ chế mẫu
Xác định một số chỉ tiêu vật lý
- Xác định độ ẩm hàm lƣợng tro bằng phƣơng pháp trọng lƣợng.



3

- Phƣơng pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử để xác định hàm lƣợng các kim
loại trong lá cây Chùm ngây.
3.3. Phương pháp hóa học
- Chiết tách các chất bằng các dung môi khác nhau theo phƣơng pháp chƣng
ninh và chiết lỏng lỏng bằng phễu thƣờng.
- Phƣơng pháp GC-MS để định danh các chất trong các dịch chiết.
4. Ý ng ĩ k o

c và thực tiễn củ

ề tài

4.1 . Ý nghĩa khoa học
- Những kết quả nghiên cứu trong công trình này sẽ góp phần cung cấp các
thơng tin có ý nghĩa khoa học về thành phần hóa học đƣợc chiết tách từ lá cây
Chùm ngây.
- Cung cấp số liệu thực nghiệm cho các nghiên cứu tiếp theo sâu hơn về lá cây
Chùm ngây.
4.2 . Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp các tƣ liệu về ứng dụng của dịch chiết từ lá cây Chùm ngây với các
dung môi khác nhau, từ đó có thể đề ra các quy trình phù hợp.
- Giải thích một cách khoa học những kinh nghiệm dân gian liên quan đến cây
Chùm ngây.
- Góp phần nâng cao giá trị ứng dụng trong ngành dƣợc liệu, mỹ phẩm, thực
phẩm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nƣớc nhà.
5. Bố cục bài nghiên cứu khoa h c

Luận văn gồm có 49 trang, 10 bảng, 24 hình và 36 tài liệu tham khảo
Ngồi phần mở đầu, kí hiệu các chữ viết tắt, danh mục các bảng, hình, luận
văn có cấu trúc nhƣ sau:
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN (14 trang)
CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (10 trang)
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (15 trang)
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (1trang)
TÀI LIỆU THAM KHẢO (3 trang)


4

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI CHÙM NGÂY
Chi Chùm ngây (danh pháp khoa học: Moringa) là chi duy nhất trong họ
Chùm ngây (Moringaceae). Chi này chứa 13 loài, tất cả trong số chúng đều là các
cây thân gỗ sinh sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tên gọi khoa học
của chi này có nguồn gốc từ tiếng Tamil murungakkAi. Tại Gujarati, ngƣời ta gọi
chúng là saragvo. Khu vực phân bổ chủ yếu của chúng là đông bắc và tây nam châu
Phi, Madagascar, bán đảo Ả Rập, Nam Á.
1.2. ĐẠI CƢƠNG VỀ CÂY CHÙM NGÂY
1.2.1. Tên g i
Tên g i khác : ba đậu dại [2], cây cải ngựa, cây sẹo trâu, cây dùi trống, cây
dầu bel, cây kì diệu [1].
Tên ti ng Anh : Horseradish tree, Drumstick tree, Bel-oil tree [15].
Tên khoa h c : Moringa oleifera hay M. Pterygosperma. (Moringaceae R. Br.
ex Dumort.; 1829).

ên ồng ng ĩ : Moringa pterygosperma.
C

loà tƣơng ận:

Moringa arborea (Chùm ngây Ấn Độ).
Moringa stenopetala (Chùm ngây Châu Phi).
Phân loại khoa h c : [16]
Bảng 1.1: Phân loại khoa học của cây Chùm ngây
Giới ( regnum)

Thực vật (plantae)

Bộ (ordo)

Cải (Brassicales)

H (familia)

Chùm ngây (Moringaceae)

Chi (genus)

Chùm ngây (Moringa)

Loài (species)

Chùm ngây: Moringa oleifera



5

1.2.2. Nguồn gốc
Cây Chùm ngây tên khoa học là Moringa oleifera hay M.pterygoserma thuộc
họ Moringaceae còn đƣợc gọi với nhiều tên khác tùy quốc gia: Moringa, cây thần
diệu, cây độ sinh, behen. Xuất xứ cây Chùm ngây từ vùng Nam Á, có lịch sử phát
hiện và sử dụng hơn 4000 năm, nhƣng ngày nay đƣợc trồng rộng rãi ở Châu phi và
Châu Á 5 , 17 .
1.2.3. Phân bố, cách trồng, thu hái
Phân bố
Cây Chùm ngây vốn đƣợc coi có vùng bản địa là vùng tây bắc Ấn Độ và
Pakistan, sau đó đƣợc trồng rộng rãi ở Ấn Độ và các nƣớc Đơng Nam Á khác. Hiện
nay vẫn cịn tồn tại quần thể Chùm ngây mọc hoang dại ở cận Hymalaya, từ vùng
Chenab phía đơng Sarda (Ấn Độ). Khu vực phân bổ chủ yếu của chúng là Đông Bắc
và Tây Nam Châu Phi, Madagascar, bán đảo Ả Rập và Nam Á [17].
Chùm ngây có ở Việt Nam từ lâu đời, mọc hoang nhiều ở các tỉnh phía Nam,
từ Quảng Nam trở vào, đặc biệt các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú
Quốc. Cây ƣa sáng, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có thể sống trên nhiều loại đất, phát
triển phù hợp với độ cao dƣới 700 m. Ở An Giang, phát hiện cũng có mọc rải rác
một số nơi ở vùng Bảy Núi [5].
Có 2 lồi phổ biến nhất là:
- Cây Chùm ngây (cải ngựa, Moringa oleifera), có nguồn gốc ở vùng Nam
Á từ khu vực thuộc bang Kerala của Ấn Độ. Lồi cây này đã có lịch sử trồng trọt tới
hơn 4.000 năm. Nó rất phổ biến ở Châu Á và Châu Phi. Cây Chùm ngây Châu Phi
(Moringa stenopetala) ít phổ biến hơn.
- Cây Chùm ngây (Moringa oleifera) đƣợc trồng ở những vùng đất khô, nhiệt
đới hoặc bán nhiệt đới. Cây này chuộng đất ráo nƣớc, nhiều cát, dù là đất xấu cũng
dễ mọc, chịu đƣợc hạn hán.
Cách trồng: [3]
Ngâm hạt trong nƣớc ấm 24 giờ, Hạt sau khi ngâm , vớt ra trộn với cát, ủ trong

bao tải, hoặc rơm rạ mỗi ngày tƣới một lần, 3 - 6 ngày sau hạt nẩy mầm, đem hạt
ƣơm vào bao nhựa hoặc chậu nhựa chứa đất tơi xốp có khoét lỗ rút nƣớc, tƣới nƣớc


6

vừa đủ ẩm, tránh sũng nƣớc, 3 - 5 ngày cây sẽ nhú lên, chờ từ 6 - 8 tuần cây khỏe,
đem ra trồng.
Cây ƣơm đã đâm rễ và cây đã cứng cáp. Đào lỗ rộng gấp đôi và sâu gấp đôi
chậu nhựa, mỗi lỗ đào cách nhau từ 1,5 m – 2 m. Cắt đáy, rạch hai bên,nếu đƣợc xé
toạc lấy chậu và bao ra khỏi lỗ, lƣu ý không để phạm vào rễ cái. Đổ một lớp đất xốp
trƣớc khi đặt chậu hoặc bao nylon xuống, cuối cùng là phủ, nén lớp đất xốp chung
quanh và mặt trên, giữ ẩm 2 - 3 tuần cây sẽ sống khoẻ, đến lúc đó khơng cần phải
thƣờng xun tƣới nƣớc nữa. Nhiều nơi để chỉ thu hoạch lá và hoa ngƣời ta ƣơm
trồng ngay trên luống đất xốp bằng cách ƣơm hạt sâu 25 mm và cách nhau 40 cm
nhƣ trồng ớt trồng cà.
Thu hái: [4]
Cây trồng bằng hạt hay bằng cành, sau 2 năm bắt đầu có hoa. Cây trồng ở
miền Nam thƣờng ra hoa quả một vụ trong năm. Ở vùng nam Ấn Độ, hằng năm có
2 vụ hoa quả thậm chí có hoa quả rải rác quanh năm. Ngƣời ta thu hái quả non sau
55 – 77 ngày kể từ ngày hoa nở và quả chín sau 100 – 115 ngày.
1.2.4. Mô tả cây Chùm ngây
1.2.4.1. Đặc điểm sinh thái [5]
Cây có khả năng sống từ vùng cạn nhiệt đới khô đến ẩm, cho đến vùng nhiệt
đới rất khô đến vùng rừng ẩm. Chịu lƣợng mƣa từ 480 – 4000 mm/năm, chịu đƣợc
nhiệt độ từ 18,7 - 28,50C và pH 4,5 - 8. Chịu đƣợc hạn và có thể sinh trƣởng trên đất
cát khơ.
1.2.4.2. Đặc điểm hình thái [6]
- Thân: Chùm ngây là cây gỗ nhỏ, cao từ 8 đến 10 mét, phân nhánh nhiều,
thân có tiết diện trịn, thân non màu xanh có lơng, thân già màu xám có nốt sần.

- Lá: Lá kép dài 30 – 60 cm, hình lơng chim, màu xanh mốc; mặt trên có màu
xanh đậm hơn mặt dƣới, lá chét dài 12 – 20 mm hình trứng, mọc đối có 6 - 9 đôi,
phiến lá chét dài 1,5 – 2 cm, rộng 2 - 2,5 cm, lá non có kích thƣớc lớn hơn lá già,
gân lá hình lơng chim, nổi rõ ở mặt dƣới. cuống lá dài 18-25cm.
- Hoa: Cụm hoa dạng chùm sim, mọc ở nách hay đầu cành. Hoa không đều
lƣỡng tính, màu trắng hơi vàng, mùi thơm, cuống hoa dài 1 – 2 cm. Trục phát hoa


7

màu xanh, có lơng, dài 10 – 15 cm. Lá bắc hình vảy nhỏ, có lơng, 5 lá đài hoa, đều,
rời nhau, hơi cong hình lịng muỗng dài 1cm, rộng 0,4 cm. Có 5 cánh hoa, kích thƣớc
khơng đều nhau, dạng muỗng, màu trắng kem, mặt trong ở dƣới có nhiều lông. Nhị 5,
rời nhau, mang bao phấn xen kẽ với 5 nhị bât thụ tạo thành 2 vòng, nhị mang bao
phấn nằm ngoài, dài hơn nhị bất thụ và đối diện với cánh hoa, nhị bất thụ nằm xen kẽ
với cánh hoa. Chỉ nhị có kích thƣớc to ở dƣới, màu vàng, dài 0,6-1 cm, có lơng. Bao
phấn có 2 ơ, hình bầu dục, màu vàng, hƣớng trong. Bộ nhụy : 3 lá nỗn dính tạo
thành bầu trên 1 ơ , mang nhiều nỗn, đính nỗn bên, có nhiều lơng. Vịi nhụy màu
xanh, dài 1,8 cm, có nhiều lơng. Đầu nhụy hình trụ, màu vàng, có lơng.
- Quả: Quả dạng nang treo, dài 25 – 40 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có
hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh, quả khơ màu xám.
- Hạt: hạt màu đen, kích thƣớc 1,5x1 cm, 3 cạnh có 3 cánh trắng dạng màng
mỏng.

Hình 1.1. Cây Chùm ngây

Hình 1.2. Lá Chùm ngây


8


Hình 1.3. Hoa Chùm ngây

Hình 1.4. Quả Chùm ngây

Hình 1.5. Hạt Chùm ngây


9

1.3. GIÁ TRỊ CỦA CÂY CHÙM NGÂY
1.3.1. Giá tr d n dƣỡng
Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) có rất nhiều công dụng thực tế, qua
kết quả nghiên cứu của lƣơng y Nguyễn Công Đức (Đại học Y Dƣợc -2006) và một
số nhà khoa học khác nhƣ: Lockett (2000); Fuglie LJ (1999); Jed W. Fahey
(2005);…cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) chứa hơn 90 chất dinh dƣỡng
tổng hợp với một số công dụng chính sau: [5], [18].
- Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm,
vitamin, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Cây Chùm ngây cung
cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm nhƣ zeatin, quercetin, alphasitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol.
- Lá cây đƣợc dùng làm rau ăn (lá, chồi, cành non và cả cây con đƣợc dùng
trộn dầu dấm ăn thay rau diếp), làm bột cà-ri, ủ chua làm gia vị, làm trà giải khát, ....
Ở châu Phi, nó đƣợc dùng để chống suy dinh dƣỡng cho trẻ con. Lá Chùm ngây
chứa nhiều vitamin (vitamin B) và muối khống có ích, các acid amin có lƣu huỳnh
nhƣ methionin, cystein và nhiều acid amin cần thiết khác. Sau khi thử nghiệm,
ngƣời ta thấy 100gr lá Moringa cung cấp vitamins C của bảy trái cam, calcium của
bốn ly sữa, vitamin A của bốn củ carrot, hai lần lƣợng protein của một ly sữa, ba lần
chất potassium của một trái chuối, sắt cao gấp 3 lần trong rau diếp [33].
- Hoa Chùm ngây có thể dùng để làm rau ăn hoặc làm trà (nhiều nƣớc Tây
phƣơng sản xuất trà hoa Chùm ngây bán ngoài thị trƣờng), cung cấp tốt nguồn muối

khống calcium và potassium. Nó cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu rất tốt cho
ngƣời ni ong. Quả non của nó có thể chiên xào để ăn với hƣơng vị nhƣ măng tây.
- Hạt Chùm ngây chứa nhiều dầu, lƣợng dầu chiếm đến 30 - 40% trọng lƣợng
hạt, có nơi trồng Chùm ngây ép dầu, năng suất dầu đạt 10 tấn / ha. Dầu hạt Chùm
ngây chứa 65,7% acid oleic, 9,3% acid palmitic, 7,4% acid stearic và 8,6% acid
behenic. Ở Malaysia, hạt Chùm ngây đƣợc dùng để ăn nhƣ đậu phụng.
- Các đoạn rễ non đƣợc dùng làm rau thay cho cải ngựa. Cải ngựa là một loài
rau diếp với tên khoa học là Armoracia rusticana = Cochlearia armoracia, tên tiếng
Anh là Horseradish, vì thế cây Chùm ngây cịn có tên tiếng Anh là "Horsradish tree"
và cũng từ đó ngƣời Việt cịn gọi nó là "cây cải ngựa".


10

- Moringa đầy chất dinh dƣỡng cho trẻ em, ngƣời già, sản phụ, và là loại rau
đầy dinh dƣỡng cho ngƣời ăn chay, suy dinh dƣỡng và ngƣời mới khỏi bệnh.
- Bột lá Moringa có rất nhiều chất dinh dƣỡng tốt cho trẻ em, ngƣời già và các
sản phụ. Ở Ấn Độ, Moringa rất thông dụng trong các bữa ăn. Thƣờng thì họ ăn
Moringa từ ba đến bốn lần ăn trong tuần. Ngoài lá, nhu cầu về quả Moringa rất cao.
Hƣơng vị đậm đà của Moringa còn đƣợc di dân Ấn Độ mang theo khi tới các nƣớc
Tây Phƣơng.
- Ở các nƣớc Á châu, ngƣời dân trồng Moringa đã lâu, nên họ đã chế biến
thành nhiều món ăn nhƣ mì sợi trộn Moringa, các loại bánh trộn Moringa, các món
ăn đóng hộp, ….
- Hột Moringa non dùng để nấu nhƣ các loại đậu hồ lan, đậu xanh có rất
nhiều chất dinh dƣỡng.
1.3.2. Giá tr dƣợc liệu
Trong y học, hầu hết bộ phận của cơ thể cây Chùm ngây đã đƣợc dùng làm
thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau.
Lá và hoa đã đƣợc dùng để chữa nhiều bệnh nhƣ cảm cúm, bao tử, gan, tiểu

đƣờng, tim. Trong y học cổ truyền, sử dụng Chùm ngây chống ung thƣ, chữa u xơ
tuyến tiền liệt, huyết áp cao, tăng mỡ máu, … 34 , 35 .
Lá, hoa và rễ: đƣợc dùng trong y học cộng đồng, chữa trị các khối u.
Lá dùng uống để điều trị chứng hạ huyết áp và vò xát vào vùng thái dƣơng để
trị chứng nhức đầu. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, lá Chùm ngây có tính
chất nhƣ một kháng sinh chống các viêm nhiễm nhỏ. Lá còn đƣợc dùng để điều trị
các vết cắt ở da, vết trầy sƣớt, sƣng tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu của lão hóa
da. Dịch chiết từ lá có tác dụng duy trì ổn định huyết áp, trị chứng bần thần, chống
nhiễm trùng da. Nó cũng đƣợc dùng để điều khiển lƣợng đƣờng máu trong trƣờng
hợp bị bệnh tiểu đƣờng. Dịch chiết từ lá có thêm nƣớc cà-rốt là một thức uống lợi
tiểu. Bột làm từ lá tƣơi có khả năng cung cấp năng lƣợng làm cho năng lƣợng tăng
gấp bội khi dùng thƣờng xuyên. Lá cũng đƣợc dùng chữa sốt, viêm phế quản, viêm
nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ. Sản phụ ăn lá sẽ
làm tăng tiết sữa. Ở Philippines lá đƣợc chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứa
lƣợng sắt cao [5], [17], [18], [35].


11

Vỏ, lá và rễ đƣợc dùng tăng cƣờng tiêu hóa. Theo Hartwell, hoa, lá, và rễ còn
đƣợc dùng trị sƣng tấy; cịn hạt dùng trị trƣớng bụng.
Hạt có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày. Dầu hạt đƣợc dùng bơi ngồi để
điều trị nấm da. Bột nghiền từ hạt để khử trùng nƣớc sông bị nhiễm khuẩn trong
mùa lũ (Tổng số trực trùng Escherichia coli lên tới 1.600 - 18.000 / 100 ml,
đƣợc xử lý bằng bột hạt Chùm ngây trong vài giờ đồng hồ đã giảm xuống còn 1
- 200 / 100 ml) [5], [19], [35].
Rễ có vị đắng, đƣợc xem nhƣ một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi,
điều kinh, long đàm, lợi tiểu nhẹ, nƣớc sắc từ rễ đƣợc dùng chữa bệnh phù
thủng. Dịch rễ cây dùng ngoài để điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng.
Trong rễ và hạt, cũng có chất kháng sinh Pterygospermin [5], [35].

 Một số bài thuốc dân gian Việt Nam từ cây Chùm ngây [8], [9]
a) Bài thuốc trị u xơ tiền liệt tuyến
U xơ tuyến tiền liệt là một trong những bệnh thƣờng gặp ở nam giới ở tuổi
trung niên. Một trong những triệu chứng nhận biết là bệnh nhân tiểu khó, tiểu rắt
(nhắt), đang tiểu bị ngắt giữa dòng, dòng tiểu bị giảm đột ngột.
Bài thuốc 1: Cây Chùm ngây và dây sống chua
Vỏ cây Chùm ngây 50 g -Dây Sống chua (Lá nấu canh chua, mọc nhiều ở
Quảng ngãi) 50 g xắt nhỏ, phơi khô, sao vàng. Nấu nƣớc uống hằng ngày. Liên tục
1 - 2 tháng bệnh sẽ đƣợc cải thiện đáng kể.
Bài thuốc 2: Cây Chùm ngây, trinh nữ hoàng cung
Dùng 100 g rễ Chùm ngây tƣơi và 80 g lá trinh nữ hoàng cung tƣơi (hoặc dùng
rễ Chùm ngây khô 30 g và lá trinh nữ hồng cung khơ 20 g). Đem sắc với 2 lít nƣớc,
nấu cịn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày. Liên tục 1 - 2 tháng bệnh sẽ
đƣợc cải thiện đáng kể.
Bài thuốc trị suy nhƣợc cơ thể, suy nhƣợc thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn
định đƣờng huyết, bảo vệ gan.
Mỗi ngày dùng 150 g lá Chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nƣớc
sạch vắt lấy nƣớc cốt, thêm 2 thìa mật ong, ngày uống 3 lần, Uống hàng ngày hoặc
chia theo đợt điều trị, (10 - 15 ngày/đợt).


12

b) Bài thuốc trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm
giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate
Mỗi ngày dùng 100 g rễ Chùm ngây tƣơi (hoặc 30 g khơ) rửa sạch, nấu với 1
lít nƣớc, nấu sơi 15 phút, để uống cả ngày có tác dụng giảm mỡ máu, giảm
cholesterol, giảm acid uric, ngăn ngừa sự tái phát sỏi oxalate.
c) Bài thuốc chữa phụ nữ sinh xong, đau dạ con (Tử cung co bóp)
Rễ cây Chùm ngây 100 g rửa sạch, thái mỏng, phơi khô sao vàng, hạ thổ. Sắc

với 250 ml nƣớc , còn 150 ml nƣớc thuốc , chia làm 2 lần. Uống lúc đói. Sau 5 - 7
ngày sẽ giảm đau.
d) Bài thuốc dưỡng da, trị mụn
Giã nhuyễn 20 g lá, để không hoăc trộn với dầu lấy từ hat Moringa thoa đắp 2
lần, mỗi lần 7 phút, trong một ngày , trong một tuần sẽ thấy hiệu nghiệm. Tuy nhiên
chị em không nên ủ đắp trên da mặt quá lâu trên 10 phút.
 Một số cơng trình nghiên cứu trên th giới về dƣợc lý từ cây Chùm ngây
Hoạt tính kháng nấm gây bệnh: [20], [21].
Nghiên cứu tại Institute of Bioagricultural Sciences, Academia Sinica, Đài
Bắc (Taiwan) ghi nhận dịch chiết từ lá và hạt Chùm Ngây bằng ethanol có các hoạt
tính diệt đƣợc nấm gây bệnh loại Trichophyton rubrum, Trichophyton
mentagrophytes, Epidermophyton floccosum và Microsporum canis. Các phân tích
hóa học đã tìm đƣợc trong dầu trích từ lá Chùm Ngây đến 44 chất hóa học.
Tác dụng của quả Chùm Ngây trên cholesterol và lipid trong máu: [20]
Nghiên cứu tại ĐH Baroda, Kalabhavan, Gujarat (Ấn Độ) về hoạt tính trên các
thơng số lipid của quả Chùm Ngây, thử trên thỏ, ghi nhận : Thỏ cho ăn Chùm ngây
(200 mg/kg mỗi ngày) hay uống lovastatin (6 mg/kg/ngày) trộn trong một hổn hợp
thực phẩm có tính tạo cholesterol cao, thử nghiệm kéo dài 120 ngày. Kết quả cho
thấy Chùm Ngây và Lovastatin có tác dụng gây hạ cholesterol, phospholipid,
triglyceride, hạ tỷ số cholesterol/ phospholipid trong máu..so với thỏ trong nhóm
đối chứng. Khi cho thỏ bình thƣờng dùng Chùm Ngây hay Lovastatin : mức HDL
lại giảm hạ nhƣng nếu thỏ bị cao cholesterol thì mức HDL lại gia tăng. Riêng Chùm
ngây cịn có thêm tác dụng làm tăng sự thải loại cholesterol qua phân.


13

Các hoạt tính chống co-giật, chống sƣng và gây lợi tiểu: [20]
Dịch trích bằng nƣớc nóng của hoa, lá, rễ, hạt..vỏ thân Chùm ngây đã đƣợc
nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên cứu Kỹ Thuật (CEMAT) tại Guatamala City về

các hoạt tính dƣợc họ thử trên chuột. Hoạt tính chống co giật đƣợc chứng minh
bằng thử nghiệm trên chuột đã cô lập, hoạt tính chống sƣng thử trên chân chuột bị
gây phù bằng carrageenan và tác dụng lợi tiểu bằng lƣợng nƣớc tiểu thu đƣợc khi
chuột đƣợc nuôi nhốt trong lồng. Nƣớc trích từ hạt cho thấy tác động ức chế khá rõ
sự co giật gây ra bởi acetylcholine ở liều ED50= 65.6 mg/ml môi trƣờng ; tác động
ức chế phụ gây ra do carrageenan đƣợc định ở 1000mg/kg và hoạt tính lợi tiểu cũng
ở 1000 mg/kg. Nƣớc trích từ rễ cũng cho một số kết quả
Các chất gây ột bi n genes từ hạt Chùm ngây rang chín [20]
Một số các hợp chất gây đột biến genes đã đƣợc tìm thấy trong hạt Chùm ngây
rang chín : Các chất quan trọng nhất đƣợc xác định là 4 (alpha Lrhamnosyloxy)
henylacetonitrile; 4 – hydroxyphenylacetonitril và 4-hydroxyphenyl-acetamide.
Khả năng ngừa thai của Rễ Chùm ngây :[20]
Nghiên cứu tại ĐH Jiwaji, Gwalior (Ấn độ) về các hoạt tính estrogenic, kháng
estrogenic, ngừa thai của nƣớc chiết từ Rễ Chùm ngây ghi nhận chuột đã bị cắt
buồng trứng, cho uống nƣớc chiết, có sự gia tăng trọng lƣợng của tử cung. Hoạt tính
estrogenic đƣợc chứng minh bằng sự kích thích hoạt động mơ tế bào tử cung. Khi
cho chuột uống nƣớc chiết này chung với estradiol dipropionate (EDP) thì có sự tiếp
nối tụt giảm trọng lƣợng của tử cung so sánh với sự gia tăng trọng lƣợng khi chỉ cho
chuột uống riêng EDP. Trong thử nghiệm deciduoma liều cao nhất 600mg/kg có tác
động gây rối loạn sự tạo deciduoma nơi 50 % số chuột thử . Tác dụng ngừa thai của
rễ Chùm ngây đƣợc cho là do nhiều yếu tố phối hợp.
Hoạt tính kháng sinh của Hạt Chùm ngây : [20]
4 (alpha-L-Rhamnosyloxy)benzyl isothiocyanate đƣợc xác định là có hoạt
tính kháng sinh mạnh nhất trong các hoạt chất trích từ hạt Chùm ngây ( trong hạt
Chùm Ngây cịn có benzyl isothiocyanate). Hợp chất trên ức chế sự tăng trƣởng
của nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh. Nồng độ tối thiểu để ức chế Bacillus


14


subtilis là 56 micromol/l và để ức chế Mycobacterium phlei là 40 micromol/l
(Planta Medica Số 42-1981).
Hoạt tính của Rễ Chùm ngây trên Sạn thận loại Oxalate: [20]
Thử nghiệm tại ĐH Dƣợc K.L.E.S, Nehru Nagar, Karnakata (Ấn Độ) trên
chuột bị gây sạn thận, oxalate bằng ethylen glycol ghi nhận dịch chiết bằng nƣớc và
alcohol rễ cùng lõi gỗ Chùm ngây làm giảm rõ rệt nồng độ oxalate trong nƣớc tiểu
bằng cách can thiệp vào sự tổng hợp oxalate trong cơ thể. Sự kết đọng tạo sạn trong
thận cũng giảm rất rõ khi cho chuột dùng dịch chiết này nhƣ một biện pháp phòng
ngừa bệnh sạn thận.
Dùng hạt C ùm ngây ể l

nƣớc : Hạt Chùm ngây có chứa một số hợp

chất “đa điện giải” (polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để
làm trong nƣớc.Kết quả thử nghiệm lọc nƣớc : Nƣớc đục (độ đục 15-25 NTU,
chứa các vi khuẩn tạp 280-500 cfu ml(-1), khuẩn coli từ phân 280-500 MPN 100
ml(-1). Dùng hạt Chùm ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đƣa đến kết quả
rất tốt (độ đục còn 0.3-1.5 NTU; vi khuẩn tạp còn 5-20 cfu; và khuẩn coli còn 510 MPN..) Phƣơng pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông thôn của các
nƣớc nghèo..và đƣợc áp dụng khá rộng rãi tại Ấn độ (Journal of Water and
Health Số 3-2005) [7].
 Một số sản phẩm từ cây Chùm ngây
Cây Chùm Ngây Moringa Oleifera hiện đƣợc 80 quốc gia trên thế giới , những
quốc gia tiên tiến sử dụng rộng rãi và đa dạng trong công nghệ dƣợc phẩm, mỹ
phẩm, nƣớc giải khát dinh dƣỡng và thực phẩm chức năng. Các quốc gia đang phát
triển sử dụng Moringa nhƣ dƣợc liệu kỳ diệu kết hợp chữa những bệnh hiểm nghèo,
bệnh thông thƣờng và thực phẩm dinh dƣỡng.
a) Thực phẩm
Cây Chùm ngây đƣợc sử dụng nhƣ một loại thực phẩm thơng thƣờng, ngƣời ta
có thể chế biến thành các loại thực phẩm tƣơi và đóng gói nhƣ mì ăn liền, bánh kẹo,
trà, nƣớc uống, cháo dinh dƣỡng, dầu ăn, ….



15

Hình 1.6: Ứng dụng của Chùm ngây trong ngành thực phẩm (nguồn Internet)
b) Dược phẩm
Cây Chùm ngây đƣợc mệnh danh là thần dƣợc trị đƣợc bách bệnh nên nó đƣợc
ứng dụng để làm nhiều loại thuốc khác nhau.
Viên nang Chùm ngây MoriS

Hình 1.7: Ứng dụng của Chùm ngây trong ngành dược phẩm (Nguồn Internet)
Công dụng


Giúp ổn định hệ thống tuần hoàn não, ổn định huyết áp, tim mạch.



Tăng cƣờng giải độc gan, lợi tiểu, giảm lipid trong máu.



Bồi bổ sức khoẻ, tăng sức đề kháng cho cơ thể.



Cung cấp các vitamin, axit-amin và các khống chất cần thiết.




Kích thích lợi sữa cho bà mẹ sau sinh, giúp chống suy dinh dƣỡng ở trẻ nhỏ.



Phòng và ức chế sự tăng trƣởng tế bào ung thƣ.



Làm đẹp da.


16

c) Mỹ phẩm
Tại Mỹ và các nƣớc Âu châu, cây Chùm ngây đƣợc sử dụng rộng rãi trong
công nghệ dƣỡng da , mỹ phẩm cao cấp.

Hình 1.8: Ứng dụng của Chùm ngây trong ngành mỹ phẩm (Nguồn Internet)
1.4. CÁC THÀNH PHẦN HĨA HỌC CỦA CÂY CHÙM NGÂY
1.4.1. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
rung tâm Sâm và dƣợc liệu Tp.HCM (2010) đã khảo sát đƣợc trong lá
Chùm ngây có những hợp chất: tinh dầu, chất béo, carotenoid, triterpenoid,
coumarin, flavonoid, tannin, acid hữu cơ. Cơng trình này đã định lƣợng đƣợc
flavonoid tồn phần có trong lá cây Chùm ngây mọc tại Tp.HCM và Đồng Nai, giữa
lá non và lá già. Từ đó rút ra đƣợc mối tƣơng quan giữa hàm lƣợng flavonoid trong
lá với nơi cây mọc, cụ thể hàm lƣợng flavonoid sẽ gia tăng khi cƣờng độ chiếu sáng
cây (cƣờng độ tia UV) tăng và hàm lƣợng flavonoid trong cây non sẽ cao hơn trong
cây già.
1.4.2. Các cơng trình nghiên cứu trên th giới
Nghiên cứu rộng rãi nhất về giá trị của Chùm ngây đƣợc thực hiện tại ĐH

Nông Nghiệp Falsalabad, Pakistan : Chùm ngây (Moringaceae) là một cây có giá trị
kinh tế cao, cây phân bố tại nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây vừa là


×