Tải bản đầy đủ (.pdf) (268 trang)

Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Đô thị Nam Định - Quá trình hình thành, thực trạng và khuynh hướng biến đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.3 MB, 268 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

Vũ Đại An

ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH,
THỰC TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG BIẾN ĐỔI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

Vũ Đại An

ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH,
THỰC TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG BIẾN ĐỔI
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 62220113

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc
2. TS. Vũ Kim Chi
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ



Người hướng dẫn khoa học

GS.TS. Phạm Hồng Tung

GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả của
luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc
thu thập từ các nguồn khác nhau, có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Vũ Đại An

năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án này, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, TS Vũ Kim Chi, thầy cô khơng chỉ hƣớng dẫn
khoa học mà cịn ln động viên, khuyến khích tơi trong q trình học tập và nghiên

cứu khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể giảng viên, cán bộ của Viện Việt Nam học
và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tơi về chun
mơn trong q trình tơi làm Nghiên cứu sinh.
Tơi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, ngƣời dân Nam Định đã cung cấp tài
liệu và tạo điều kiện để tơi có thể hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, xin gửi lời tri ân tới gia đình, bè bạn, những ngƣời ln bên cạnh
động viên, khích lệ, sẻ chia, gánh vác cơng việc để tơi có thể hồn thành nhiệm vụ
khoa học của mình.
Xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất của tôi!

Tác giả

Vũ Đại An


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ, HÌNH ẢNH ................................... 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, LỊCH SỬ VẤN ĐỀ,
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 12
1.1. Tổng quan địa bàn thành phố Nam Định ........................................................... 12
1.1.1. Vị trí địa lý và sự thay đổi hành chính ..................................................... 12
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, địa hình ..................................................................... 16
1.1.3. Đánh giá chung về thành phố Nam Định hiện nay .................................. 19
1.2. Nguồn tƣ liệu ..................................................................................................... 20
1.2.1. Nguồn tư liệu lưu trữ ................................................................................ 20
1.2.2. Thư tịch và các cơng trình nghiên cứu ..................................................... 22
1.2.3. Nguồn tư liệu ảnh, bản đồ ........................................................................ 23

1.2.4. Nguồn tư liệu điền dã tại thành phố Nam Định ....................................... 23
1.3. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................ 24
1.3.1. Các công trình nghiên cứu chung về hệ thống đơ thị ở Việt Nam ........... 24
1.3.2. Những nghiên cứu về thành phố Nam Định trước năm 1945 .................. 27
1.3.3. Những cơng trình nghiên cứu về thành phố Nam Định từ 1945 đến nay... 29
1.4. Cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu .............................. 34
1.4.1. Một số khái niệm và lý thuyết nghiên cứu ................................................ 34
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật phân tích, xử lý số liệu ................. 42
1.5. Tiểu kết .............................................................................................................. 47
Chƣơng 2. KHÁI LƢỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 1986.......................................................... 49
2.1. Diện mạo đô thị Nam Định trƣớc thời Pháp thuộc ............................................ 49
2.1.1. Sự ra đời của đô thị Nam Định ................................................................ 49
2.1.2. Kinh tế ...................................................................................................... 52
2.1.3. Dân cư - Xã hội - Văn hóa ...................................................................... 58
1


2.2. Thành phố Nam Định dƣới thời Pháp thuộc ...................................................... 61
2.2.1. Quy hoạch và kiến thiết cơ sở hạ tầng đô thị ........................................... 61
2.2.2. Kinh tế ...................................................................................................... 68
2.2.3. Dân cư - Xã hội - Văn hóa ....................................................................... 75
2.3. Thành phố Nam Định giai đoạn 1945 - 1986 .................................................... 77
2.3.1. Quy hoạch, kiến thiết thành phố............................................................... 77
2.3.2. Kinh tế ...................................................................................................... 81
2.3.3. Dân cư - Xã hội - Văn hóa ....................................................................... 87
2.4. Tiểu kết .............................................................................................................. 90
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
GIAI ĐOẠN 1986 - 2018 ......................................................................................... 92
3.1. Thành phố Nam Định giai đoạn (1986-1996).................................................... 92

3.1.1. Quản lý xây dựng đô thị ........................................................................... 92
3.1.2. Kinh tế ...................................................................................................... 95
3.1.3. Dân cư - Xã hội - Văn hóa ..................................................................... 102
3.2. Thành phố Nam Định giai đoạn 1997-2018 .................................................... 104
3.2.1. Quản lý xây dựng đô thị ........................................................................ 104
3.2.2. Kinh tế .................................................................................................... 112
3.2.3. Dân cư - Xã hội - Văn hóa ..................................................................... 124
3.3. Tiểu kết ............................................................................................................ 139
Chƣơng 4. ĐẶC ĐIỂM VÀ KHUYNH HƢỚNG BIẾN ĐỔI CỦA ĐÔ THỊ
NAM ĐỊNH ............................................................................................................ 141
4.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế ....................................................................... 141
4.1.1. Các yếu tố quốc tế và khu vực ................................................................ 141
4.1.2. Các yếu tố trong nước ............................................................................ 142
4.2. Đặc điểm, vai trò của thành phố Nam Định trong mối liên kết vùng.
Những cơ hội và thách thức trên con đƣờng phát triển .......................................... 144
4.2.1. Đặc điểm, vai trò của thành phố Nam Định trong mối liên kết vùng .... 144
4.2.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức .............................. 152

2


4.3. Dự báo khuynh hƣớng biến đổi thành phố Nam Định..................................... 156
4.3.1. Định hướng xây dựng và phát triển thành phố Nam Định..................... 156
4.3.2. Dự báo và đánh giá khuynh hướng biến đổi thành phố Nam Định ....... 160
4.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển thành phố Nam Định .............................. 165
4.4.1. Nhóm giải pháp chung ........................................................................... 165
4.4.2. Nhóm giải pháp cụ thể ........................................................................... 174
4.5. Tiểu kết ............................................................................................................ 180
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 182
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................... 186
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 187
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

FDI

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GS

Giáo sƣ

GRDP


Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product)

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

KHXH&NV

Khoa học xã hội và nhân văn

LATS

Luận án tiến sĩ

Nxb

Nhà xuất bản

ODA

Hỗ trợ phát triển (Official Development Assistance)


PGS

Phó giáo sƣ

PPP

Mơ hình hợp tác công - tƣ (Public Private Partnership)

QL

Quốc lộ

TBCN

Tƣ bản chủ nghĩa

TK

Thế kỷ

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TL


Tỉnh lộ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TS

Tiến sĩ

TTLTQG

Trung tâm lƣu trữ Quốc gia

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ, HÌNH ẢNH
I. DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Nam Định.................................................. 15
Hình 1.2. Hệ thống sơng hồ và địa hình thành phố Nam Định................................. 17
Hình 2.1. Bản đồ thành phố Nam Định cuối thế kỷ XIX ......................................... 51

Hình 2.2. Bản đồ Thành phố Nam Định 1924 .......................................................... 64
Hình 3.1. Phân khu chức năng thành phố Nam Định ............................................. 105
Hình 3.2. Sơ đồ cấu trúc thành phố Nam Định ....................................................... 109
Hình 3.3. Mật độ dân cƣ tại thành phố Nam Định.................................................. 125
Hình 4.1. Sơ đồ giao thơng thành phố Nam Định .................................................. 153
Hình 4.2. Sơ đồ dự kiến điều chỉnh mở rộng ranh giới hành chính
thành phố Nam Định ............................................................................................... 163

II. DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích đồn điền của ngƣời Pháp lập tại thành phố Nam Định ............. 73
Bảng 2.2. Phát triển nông nghiệp thành phố Nam Định giai đoạn 1960-1962 ......... 85
Bảng 3.1. Giá trị tổng sản lƣợng cơng nghiệp ngồi quốc doanh trên địa bàn tỉnh
Nam Định (Giá so sánh 1994) .................................................................................. 97
Bảng 3.2. Diện tích trồng trọt thành phố Nam Định giai đoạn 1991 - 1995 .......... 101
Bảng 3.3. Dân số trung bình và số nhân khẩu nông nghiệp thành phố Nam Định
giai đoạn 1991 – 1996 ............................................................................................. 102
Bảng 3.4. Tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 - 2015 ............................ 113
Bảng 3.5. Quy mô và tăng trƣởng công nghiệp thành phố Nam Định
giai đoạn 2000 - 2015 ............................................................................................. 114
Bảng 3.6. Số lƣợng các công ty sản xuất tại 2 KCN thành phố Nam Định ............ 116
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu ngành thƣơng mại dịch vụ ............................................. 118
Bảng 3.8. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp giai đoạn 2010-2015 ............. 122
Bảng 3.9. Thống kê dân số thành phố Nam Định năm 1999, 2009, 2019 .............. 124

5


Bảng 3.10. Tốc độ tăng/giảm dân số thành phố Nam Định
qua hai cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 và 2019 .............................. 126
Bảng 3.11. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân ........................... 128

Bảng 3.12. Lao động trong ngành công nghiệp thành phố Nam Định
giai đoạn 2000 - 2018 ............................................................................................. 129
Bảng 3.13. Phân bố lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
trên địa bàn thành phố Nam Định giai đoạn 2010-2016 ......................................... 130

III. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Diễn biến dân số của thành phố Nam Định giai đoạn 1954-1976 ....... 88
Biểu đồ 3.1. Tổng sản lƣợng lƣơng thực thành phố giai đoạn 1990-1995 ............. 100
Biểu đồ 3.2. Quy mô lao động các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn
thành phố Nam Định tại thời điểm năm 2017......................................................... 115
Biểu đồ 4.1. Số sinh viên tuyển sinh tại các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp,
cao đẳng và đại học giai đoạn 2010 - 2019............................................................. 148

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2016 dân số đơ thị tồn cầu là hơn 4 tỷ ngƣời, chiếm 54,3% dân số thế
giới. Dự báo đến năm 2030 dân số đô thị sẽ tăng lên 5 tỷ ngƣời, chiếm 61% dân số
thế giới. Đơ thị hóa đang và sẽ diễn ra nhanh chóng nhất ở các nƣớc đang phát
triển. Tốc độ tăng dân số trung bình là 2,3% mỗi năm trong giai đoạn 2000-2030,
đƣa tỷ lệ dân số đô thị của các nƣớc đang phát triển từ 42% năm 2003 tăng lên
57% năm 2030 [131].
Các khu vực đô thị ngày càng đóng vai trị quan trọng trong tăng trƣởng.
Q trình đơ thị hố sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động và tăng trƣởng kinh
tế nhờ hiệu ứng tập trung, chẳng hạn nhƣ thị trƣờng lao động sẽ có quy mơ lớn
hơn và hoạt động hiệu quả hơn, chi phí giao dịch thấp hơn và tri thức đƣợc lan tỏa
dễ dàng hơn.
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện đổi mới đất nƣớc vào năm 1986, dân số đô thị

bắt đầu tăng nhanh. Q trình đơ thị hóa nhanh chóng là một điểm nhấn quan trọng
trong q trình phát triển của Việt Nam trong những thập kỷ qua. Nếu nhƣ năm
1991, Việt Nam có tổng số 458 đơ thị thì tính đến tháng 5/2019, cả nƣớc có 833 đơ
thị, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 20 đơ thị
loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 85 đô thị loại IV và 652 đô thị loại V, tỉ lệ
đơ thị hóa đạt 38,5% [147].
Dân số đô thị hiện nay là 33.122.548 ngƣời, chiếm 34,4% tổng dân số cả
nƣớc. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực đô thị giai đoạn 2009 - 2019 là
2,64%/năm, gấp hơn hai lần tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của cả nƣớc và gấp sáu
lần so với tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực nông thôn cùng giai đoạn [78].
Thành phố Nam Định là một đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nam Định. N m tại
vị trí trung tâm nam đồng b ng sông Hồng, Nam Định đã sớm trở thành một trung
tâm chính trị, văn hóa ngay từ thế kỷ XIII. Năm 1262, với sự kiện vua Trần Thánh
Tông cho xây dựng phủ Thiên Trƣờng đã đặt dấu mốc đầu tiên cho một đô thị Nam
Định sau này. Trải qua suốt chiều dài lịch sử với nhiều sự phát triển thăng trầm,

7


vùng đất này đã nhiều lần đổi tên nhƣ Thiên Trƣờng, Vị Hoàng, Sơn Nam rồi Trấn
Nam Định vào năm 1822, tỉnh Nam Định năm 1831.
Sang thế kỷ XX, với sự kiện Tồn quyền Đơng dƣơng ra nghị định Nam
Định trở thành thành phố cấp III vào ngày 17/10/1921 đã là cột mốc đánh dấu Nam
Định trở thành một đô thị hiện đại, một thành phố với sự phát triển về công thƣơng
nghiệp vƣợt trội so với xung quanh.
Trong những giai đoạn tiếp theo, với một bề dày truyền thống và vai trị quan
trọng trong lịch sử, q trình thay đổi địa giới hành chính, Nam Định ln ln trở
thành tỉnh lỵ của các tỉnh hợp nhất nhƣ Nam Hà (1965), Hà Nam Ninh (1976), rồi
tỉnh Nam Hà (1992) và tỉnh Nam Định từ 1996 đến nay.
Có thể nói, bắt đầu từ hành cung Tức Mặc – Thiên Trƣờng đến Vị Hoàng rồi

đến thành phố Nam Định hiện nay là một quá trình vận động, chuyển biến theo thời
gian để phát huy một cách có hiệu quả những lợi thế mà Nam Định đã và đang nắm
giữ. Tính hiệu quả ở đây chính là sự phát triển của một đơ thị đã đƣợc khẳng định
với những thành tựu vừa là nơi hội tụ vừa có sức lan tỏa cả về văn hóa, kinh tế và
chính trị.
Tuy nhiên, bƣớc sang thời kỳ hội nhập mạnh mẽ nhƣ hiện nay, thành phố
Nam Định sẽ làm cách nào để tiếp tục khẳng định vị thế đó. Những lợi thế để làm
nên một trung tâm chính trị nhƣ Thiên Trƣờng hay trung tâm kinh tế nhƣ Vị
Hoàng và thành Nam vào đầu thế kỷ XX có cịn là nguồn lực phát triển đơ thị
Nam Định hiện nay không và thành phố Nam Định sẽ phát huy những tiềm lực đó
nhƣ thế nào.
Từ việc nghiên cứu này, trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá q trình phát triển
của đơ thị Nam Định trong lịch sử sẽ góp phần cho các nhà quản lý và hoạch định
chính sách có nhận thức đúng đắn và tồn diện hơn về tiềm năng và thế mạnh của
Nam Định. Với mong muốn đóng góp vào việc giải quyết một vần đề cấp bách của
thực tiễn hiện nay, nghiên cứu sinh chọn tên đề tài “Đô thị Nam Định: Quá trình
hình thành, thực trạng và khuynh hướng biến đổi” làm chủ đề nghiên cứu của
luận án tiến sĩ chuyên ngành Việt Nam học.

8


2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục tiêu
- Nghiên cứu xác định những đặc trƣng chủ yếu và khuynh hƣớng biến đổi
của đô thị Nam Định trong suốt quá trình hình thành và phát triển.
- Đề xuất giải pháp góp phần thực hiện chủ trƣơng xây dựng thành phố Nam
Định trở thành trung tâm đồng b ng nam sơng Hồng.
2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa và xác định cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu quá trình hình

thành, thực trạng và xu hƣớng biến đổi của thành phố Nam Định.
- Khái quát quá trình hình thành và phát triển của thành phố Nam Định trong
chặng đƣờng lịch sử từ TK XIII cho đến năm 2018.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và khuynh hƣớng biến đổi của
thành phố Nam Định.
- Tƣ vấn, phản biện chính sách và chiến lƣợc phát triển thành phố Nam Định
trong bối cảnh hiện nay.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển với tƣ cách là một
khơng gian lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội của thành phố Nam Định theo các
phƣơng diện chủ yếu nhƣ: thể chế; đô thị; hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về không gian: phạm vi nghiên cứu của luận án là địa bàn thành
phố Nam Định hiện nay, bao gồm các xã ngoại thành, phƣờng nội thành và một số
vùng lân cận.
- Về thời gian: Khung thời gian nghiên cứu của luận án bao gồm thành phố
Nam Định từ giai đoạn hình thành cho đến năm 2018.
Đơ thị Nam Định bắt đầu hình thành từ thế kỷ XIII rồi trở thành đô thị hiện đại
vào năm 1921. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có tiêu chí đánh giá hoặc phân loại
đô thị Việt Nam qua các thời kỳ. Đối với đô thị cổ, do hạn chế về nguồn tƣ liệu thống
kê nên cho đến nay có rất ít cơng trình nghiên cứu cấu trúc đô thị cổ Việt Nam dựa
trên những phân tích thực nghiệm mang tính chất hệ thống mà đa số là đánh giá đặc
9


điểm và chức năng của các đô thị. Đối với tiêu chí đánh giá đơ thị hiện nay, mặc dù
Luật Quy hoạch đô thị đã xây dựng hệ thống tiêu chí để xếp loại đơ thị song có thể
thấy một số tiêu chí về cơ sở hạ tầng, kiến trúc cảnh quan cịn mang nhiều định tính
mà chƣa cụ thể. Điều đó lại càng khó khăn hơn khi áp dụng hệ thống tiêu chí hiện nay

để quy chiếu lại các giai đoạn trƣớc vì sự khơng đồng nhất về nguồn tƣ liệu. Chính vì
vậy luận án chỉ tập trung đánh giá về đô thị Nam Định dựa trên 3 tiêu chí chủ yếu là
quy hoạch, kiến thiết đơ thị; Kinh tế; Văn hóa – Xã hội – Kinh tế. Trong đó, từng giai
đoạn lịch sử sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
+ Giai đoạn thành phố Nam Định dƣới thời phong kiến cho đến năm 1945:
Trình bày khái lƣợc lịch sử hình thành và biến đổi của thành phố Nam Định với tƣ cách
là một đô thị trung đại và cận đại ở hạ châu thổ sông Hồng; Giai đoạn 1945 đến 1986:
Đánh giá khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Nam Định vừa kế thừa các
tiềm lực truyền thống vừa có những bƣớc phát triển trong điều kiện lịch sử mới.
+ Giai đoạn 1986 đến 2018: Trên cơ sở các tiêu chuẩn của phân loại đô thị do
Bộ Xây dựng ban hành đánh giá mức độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
Nam Định. Phân tích thực trạng và đánh giá vai trị, vị trí của Nam Định trong mối
liên kết với các địa phƣơng trong tỉnh và khu vực đồng b ng nam sơng Hồng. Từ đó
đề xuất giải pháp phù hợp với xu hƣớng biến đổi của Nam Định trong giai đoạn tới.
4. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Xây dựng cơ sở lý luận với những tiêu chí cụ thể để làm căn cứ đánh giá
thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển thành phố Nam Định.
- Góp phần tái hiện lại khơng gian lịch sử văn hóa thành phố Nam Định với
những đặc trƣng của một đô thị trung tâm vùng dun hải châu thổ sơng Hồng.
- Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà quản lý, hoạch định
chính sách có thêm một góc nhìn về giá trị truyền thống, thực trạng và xu hƣớng
biến đổi của thành phố Nam Định. Qua đó có thể đƣa ra chính sách quy hoạch phát
triển thành phố Nam Định trong thời gian tới.
- Luận án góp phần nghiên cứu về thành phố Nam Định b ng phƣơng pháp liên
ngành theo hƣớng tiếp cận khu vực học. Nội dung luận án và hệ thống tƣ liệu tham
khảo đƣợc sƣu tầm trong quá trình nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu phục vụ cho công
tác nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành Việt Nam học, đô thị học, lịch sử đô thị...
10



5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
5.1.

m t

u n

Luận án làm r một số vấn đề lý luận cơ bản về quá trình hình thành và phát
triển đô thị, phƣơng pháp đánh giá, phân loại vai trị, vị trí, tầm quan trọng của
thành phố Nam Định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định nói
riêng và vùng Nam đồng b ng sơng Hồng nói chung, khẳng định các yếu tố ảnh
hƣởng tới phát triển và phát huy vai trò của thành phố Nam Định trong cả tiến trình
phát triển lịch sử của mình.
Góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho phƣơng pháp nghiên cứu khu
vực học hiện đại, đánh giá thực trạng phát triển và khuynh hƣớng biến đổi các đô
thị trong bối cảnh hiện nay.
5. .

m t thực ti n
Khái quát bức tranh tổng thể về quá trình hình thành, sự ra đời và phát triển

của thành phố Nam Định từ thế kỷ XIII đến nay, trong đó có đánh giá mức độ CNH,
HĐH và đơ thị hóa của thành phố Nam Định sau hơn 30 năm đổi mới (giai đoạn từ
1986 đến 2018) với các tiêu chí trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Đặc biệt là phân tích
tiềm lực và những nguyên nhân phát triển của thành phố Nam Định từ thời phong
kiến cho đến thời Pháp thuộc, luận án sẽ phân tích những ƣu điểm, tồn tại và hạn
chế trong sự phát triển của thành phố Nam Định trong bối cảnh hiện nay. Từ đó
nhận định khuynh hƣớng phát triển, đề xuất các giải pháp tăng cƣờng phát huy các
tiềm lực s n có góp phần cho sự phát triển của thành phố Nam Định trong tƣơng lai.
6.


t cấu của luận n
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án bao

gồm 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu, lịch sử vấn đề, cơ sở lí thuyết và
phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 2. Khái lƣợc quá trình hình thành và phát triển thành phố Nam Định
đến năm 1986.
Chƣơng 3. Thực trạng thành phố Nam Định giai đoạn 1986 – 2018.
Chƣơng 4. Đặc điểm và khuynh hƣớng biến đổi của đô thị Nam Định.

11


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, LỊCH SỬ VẤN ĐỀ,
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan địa bàn thành phố Nam Định
1.1.1. Vị trí địa lý và sự thay đổi hành chính
Thành phố Nam Định có vị trí địa lý phía đơng giáp tỉnh Thái Bình và các
huyện Nam Trực, Mỹ Lộc; phía tây giáp các huyện Vụ Bản, Mỹ Lộc; phía nam giáp
các huyện Vụ Bản, Nam Trực; phía bắc giáp huyện Mỹ Lộc.
Thời Hùng Vƣơng, vùng đất này là bộ Lục Hải; thời Hán thuộc quận Giao
Chỉ. Các sách Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh và Đại
Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn cho biết sang tới thời Lý, vùng
đất này thuộc lộ Hải Thanh. Đến đời Trần Thái Tông đổi tên là Thiên Thanh. Năm
1262, vua Trần Thánh Tông đổi tên Thiên Thanh thành Thiên Trƣờng. Khu vực
thành phố Nam Định hiện nay với hai cung điện Trùng Quang và Trùng Hoa là thủ
phủ của phủ Thiên Trƣờng, đƣợc coi là kinh đô thứ hai của vƣơng triều Trần bên
cạnh kinh đô Thăng Long.

Thời thuộc Minh, vùng đất này thuộc huyện Mỹ Lộc của phủ Phụng Hóa
(phủ Thiên Trƣờng đổi ra). Thời vua Lê Thái Tổ thuộc Nam đạo, đến năm 1466 đặt
làm Thiên Trƣờng thừa tuyên, năm 1469 gọi là Sơn Nam thừa tuyên. Thời Hồng
Đức gọi là xứ Sơn Nam; thời Tây Sơn nơi đây là thủ phủ của trấn Sơn Nam hạ.
Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi tên là trấn Nam Định. Trong suốt giai đoạn thế
kỷ XVIII-XIX, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, khu vực thành phố Nam
Định chính là lỵ sở của trấn Sơn Nam Hạ.
Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), huyện Mỹ Lộc đƣợc tách làm 2 là huyện
Thƣợng Nguyên và huyện Mỹ Lộc thuộc phủ Thiên Trƣờng (thời Tự Đức gọi là phủ
Xuân Trƣờng) tỉnh Nam Định. Thành phố Nam Định hiện nay là một phần đất của
cả hai huyện Thƣợng Nguyên và Mỹ Lộc.
Thời gian này, huyện Mỹ Lộc có 7 tổng (Đệ Nhất, Nhƣ Thức, Mỹ Trọng, Kim
Lũ, Cảo Môn, Đông Mặc, Ngũ Trang), địa phận thành phố Nam Định gồm các tổng
Đông Mặc, Mỹ Trọng và một phần các tổng Đệ Nhất, Nhƣ Thức, Cao Đài. Huyện
Thƣợng Nguyên gồm 5 tổng (Cổ Viễn, Cao Đƣờng, Đồng Phù, Hƣ Tả, Bách Tính);
địa phận thành phố Nam Định gồm có tổng Đồng Phù và một phần tổng Cao Đƣờng.

12


Sách Nam Định địa dư chí mục lục của Nguyễn Ôn Ngọc cho biết vào cuối
TK XIX, khu vực thành phố Nam Định luôn trong cảnh thuyền bè chật bến, buôn
bán tấp nập chỉ sau Hà Nội. Lúc này thành phố Nam Định có tổng cộng 12 phố là:
Vị Xuyên, Vĩnh Lại, Đô Xá, Đồng Lạc, Hai Cơ, Cửa Bắc, Vĩnh Ninh, Yên Lạc,
Đông Thành, Tả Trƣờng, Định Tĩnh, Năng Tĩnh.
Sau khi chiếm đƣợc thành phố Nam Định, thực dân Pháp gấp rút xây dựng
các cơ sở kinh tế công thƣơng nghiệp. Chính vì vậy, Nam Định nhanh chóng trở
thành một trung tâm cơng nghiệp lớn của Bắc Kỳ nói riêng, tồn xứ Đơng Dƣơng
nói chung. Trên cơ sở đó, ngày 17/10/1921, Tồn quyền Đơng Dƣơng ra Nghị định
thành lập thành phố Nam Định đƣợc hƣởng quy chế thành phố cấp III.

Sau Cách mạng tháng 8/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa quy định trong Sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945, Nam Định là thành
phố đặt dƣới quyền cấp kỳ (Bắc Bộ) và là đơn vị hành chính tƣơng đƣơng và tồn tại
song song với tỉnh Nam Định.
Ngày 24/1/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời nƣớc
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiếp tục ký sắc lệnh số 11 về việc tổ chức chính
quyền nhân dân tại các thị xã lớn. Theo nhƣ tinh thần của sắc lệnh mới thì thành
phố Nam Định đƣợc gọi là thị xã Nam Định và trực thuộc sự quản lý của tỉnh Nam
Định và tƣơng đƣơng với các huyện khác trong tỉnh.
Tới năm 1950, sáp nhập 4 xã Lộc An, Mỹ Xá, Lộc Hoà, Lộc Hạ của huyện
Mỹ Lộc vào Thị xã Nam Định
Ngày 3/9/1957 Phủ Thủ tƣớng đã ban hành nghị định số 405/ TTg sáp nhập
thành phố Nam Định vào tỉnh Nam Định và đặt Ủy ban hành chính thành phố Nam
Định trực thuộc sự chỉ đạo của Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định [109].
Ngày 8/8/1964, chuyển 5 xã: Lộc An, Lộc Hạ, Lộc Hòa, Lộc Vƣợng, Mỹ Xá
về huyện Mỹ Lộc quản lý.
Năm 1965, hai tỉnh Hà Nam và Nam Định sáp nhập thành tỉnh Nam Hà,
thành phố Nam Định trở thành tỉnh lỵ tỉnh Nam Hà.
Ngày 13/6/1967, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 76/CP về việc sáp
nhập toàn bộ huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định.

13


Năm 1975, hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình sáp nhập thành tỉnh Hà Nam
Ninh, thành phố Nam Định là tỉnh lỵ tỉnh Hà Nam Ninh, gồm 10 phƣờng: Cửa Bắc,
Năng Tĩnh, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Quang Trung, Trần Đăng Ninh, Trần
Hƣng Đạo, Trần Tế Xƣơng, Trƣờng Thi, Vị Xuyên và 15 xã: Lộc An, Lộc Hạ, Lộc
Hòa, Lộc Vƣợng, Mỹ Hòa, Mỹ Hƣng, Mỹ Phúc, Mỹ Tân, Mỹ Thắng, Mỹ Thành,
Mỹ Thịnh, Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Trung, Mỹ Xá.

Ngày 27/4/1977, sáp nhập 9 xã: Mỹ Thịnh, Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Thành,
Mỹ Hà, Mỹ Thắng, Mỹ Phúc, Mỹ Hƣng, Mỹ Trung vào huyện Bình Lục.
Ngày 12/1/1984, sáp nhập 2 xã Mỹ Trung và Mỹ Phúc thuộc huyện Bình
Lục vào thành phố Nam Định.
Năm 1985, phƣờng Trƣờng Thi đƣợc chia thành hai phƣờng là Trƣờng Thi
và Văn Miếu; phƣờng Năng Tĩnh thành hai phƣờng Ngô Quyền và Năng Tĩnh;
phƣờng Cửa Bắc chia thành Cửa Bắc và Bà Triệu; phƣờng Vị Xuyên thành Vị
Xuyên và Vị Hoàng; phƣờng Trần Tế Xƣơng thành Hạ Long và Trần Tế Xƣơng.
Tháng 8/1991, tỉnh Hà Nam Ninh tách thành hai tỉnh là Nam Hà và Ninh
Bình, thành phố Nam Định là tỉnh lỵ của tỉnh Nam Hà. Tháng 11/1996, tỉnh Nam
Hà lại tách thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam, thành phố Nam Định tiếp tục là
tỉnh lỵ của Nam Định. Cùng với sự chia tách giữa hai tỉnh Nam Định và Hà Nam thì
đồng thời chuyển 7 xã Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Hà, Mỹ Thịnh, Mỹ Thành, Mỹ
Thắng, Mỹ Hƣng thuộc huyện Bình Lục về thành phố Nam Định quản lý.
Ngày 2/1/1997, tiếp tục sáp nhập hai xã Nam Vân và Nam Phong của huyện
Nam Ninh vào thành phố Nam Định. Thành phố Nam Định lúc này có diện tích tự
nhiên 6.760 ha, dân số 263.600 ngƣời, đƣợc chia thành 25 phƣờng, xã.
Ngày 26/2/1997, Chính phủ lại tách 11 xã: Mỹ Trung, Mỹ Hƣng, Mỹ Hà,
Mỹ Thắng, Mỹ Thịnh, Mỹ Tiến, Mỹ Thuận, Mỹ Thành, Mỹ Tân, Lộc Hòa để tái
lập huyện Mỹ Lộc. Thành phố Nam Định sau khi điều chỉnh địa giới hành chính
cịn lại 3.887,02 ha diện tích tự nhiên, dân số 232.640 ngƣời, đƣợc chia thành 15
phƣờng, 6 xã.
Ngày 6/9/1997, chuyển xã Lộc Hòa của huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam
Định. Thành phố Nam Định có 4.545,14 ha diện tích tự nhiên, dân số 240.784

14


ngƣời, gồm 15 phƣờng: Hạ Long, Trần Tế Xƣơng, Vị Xun, Vị Hồng, Phan
Đình Phùng, Nguyễn Du, Quang Trung, Ngơ Quyền, Bà Triệu, Năng Tĩnh, Cửa

Bắc, Trần Hƣng Đạo, Trƣờng Thi, Văn Miêu, Trần Đăng Ninh và 7 xã: Nam Vân,
Nam Phong, Lộc Vƣợng, Lộc Hạ, Mỹ Xá, Lộc An và Lộc Hồ. Ngày
29/9/1998, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận thành phố Nam
Định là đô thị loại II.
Ngày 9/1/2004, thành lập phƣờng Lộc Vƣợng trên cơ sở xã Lộc Vƣợng;
thành lập phƣờng Lộc Hạ trên cơ sở xã Lộc Hạ; thành lập phƣờng Thống Nhất trên
cơ sở một phần đất của các xã Lộc Vƣợng, xã Lộc Hạ, phƣờng Quang Trung và Vị
Hoàng; thành lập phƣờng Cửa Nam trên cơ sở một phần diện tích đất của xã Nam
Phong và xã Nam Vân; thành lập phƣờng Trần Quang Khải trên cơ sở một phần
diện tích đất của phƣờng Năng Tĩnh. Thành phố Nam Định có 20 phƣờng và 5 xã.
Ngày 28/11/2011, Thủ tƣớng Chính phủ cơng nhận thành phố Nam Định là đô thị
loại I trực thuộc tỉnh Nam Định. Ngày 16/7/2019, chuyển 2 xã Lộc Hòa và Mỹ Xá
thành 2 phƣờng. Thành phố Nam Định có 22 phƣờng và 3 xã với tổng diện tích
4.641 ha nhƣ hiện nay.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Nam Định
(Nguồn: UBND thành phố Nam Định)

15


1.1. . Đi u kiện tự nhiên, địa hình
Tỉnh Nam Định n m giữa hai con sông Hồng và sông Đáy. Tính chất châu
thổ của vùng hạ với những đặc điểm dốc tự nhiên trong tỉnh Nam Định khiến cho
sông Hồng tại đây phải phân ra nhiều chi lƣu để có thể thốt nƣớc nhanh ra biển,
trong đó quan trọng nhất là sông Nam Định (sông Đào), rồi đến sông Ninh Cơ.
Sông Đào là sông vận chuyển nƣớc thứ 3 của sơng Hồng sau trạm Sơn Tây. Nhƣ thế
có nghĩa là tỉnh Nam Định chịu sức ép rất lớn của nƣớc sông Hồng và thuỷ triều
biển Đông. Điều này cũng cắt nghĩa tầm quan trọng của hệ thống đê sông, đê biển
và các dịng sơng chi chít trong nội đồng. Hệ thống sơng ngịi đóng vai trị đặc biệt

quan trọng trong tiến trình lịch sử của tỉnh Nam Định nói chung và thành phố Nam
Định nói riêng. Khơng chỉ đóng vai trò cung cấp phù sa mà còn cung cấp nƣớc phục
vụ tƣới tiêu và giao thông đƣờng thuỷ. Hơn nữa, với vị trí gần sơng giáp biển, Nam
Định có nhiều điều kiện để phát huy lợi thế kiểm soát vùng cửa sông duyên hải, cửa
ngõ của đất nƣớc.
Khu vực thành phố Nam Định hiện nay n m sát sông Hồng (sơng Thái Bình)
và đƣợc bao bọc bởi hai con sông là sông Đào (sông Nam Định) và sông Vĩnh Giang.
Sơng Hồng và ngã ba Tuần Vƣờng có thể coi là cửa ng đƣờng thuỷ vào
Nam Định, có ý nghĩa to lớn khơng chỉ về quốc phịng mà cịn cả trên lĩnh vực kinh
tế. Bên cạnh dịng chảy chính, sơng Hồng và hệ thống chi lƣu ch ng chịt đã sản sinh
ra một khu vực đất đai phì nhiêu khơng chỉ cấu tạo nên hình hài của Nam Định nhƣ
hiện nay mà cịn là một trọng những yếu tố hình thành nên lịch sử, văn hiến của cả
vùng hạ lƣu này.
Sơng Vị Hồng khơng phải là con sơng dài và cũng khơng trực tiếp đổ ra
biển, song lại có vị thế đặc biệt quan trọng. Sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí
đã viết: “Cửa Liêu nhƣ yết hầu, Vị Hồng nhƣ then chốt” [26, tr. 450] để nói lên vai
trị quan trọng của dịng sơng này đối với Nam Định. Với hai điểm đầu và cuối đều
là ngã ba giữa hai con sông lớn là sông Hồng và sông Đáy. Vào thế kỷ XVII-XVIII,
sơng Vị Hồng án ngữ tuyến đƣờng thủy từ biển vào Thăng Long, từ miền đất phía
nam với phố Hiến, Thăng Long. Đây cũng là tuyến đƣờng chiến lƣợc cho các cuộc

16


hành binh và vận chuyển lƣơng thực từ Thăng Long vào vùng Thanh Nghệ. Bên
cạnh đó, dịng sơng Vị Hồng cũng đã thể hiện vai trò quan trọng trong giao thƣơng
với các thị trƣờng nội địa và nƣớc ngoài. Vị trí hợp lƣu giữa sơng Vị Hồng và sơng
Đáy chính là vùng đất Độc Bộ (Yên Nhân - Ý Yên) đã đƣợc ghi chép nhiều trong
các hồi ký của ngƣời nƣớc ngồi vào giai đoạn này.


Hình 1.2. Hệ thống sơng hồ và địa hình thành phố Nam Định
(Nguồn: Thuyết minh điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nam Định
đến năm 2025)
Sơng Vĩnh Giang khơng có lƣu lƣợng nƣớc lớn nhƣ sơng Vị Hồng hay sơng
Đào nhƣng lại có vai trị đặc biệt đối với giao thông đƣờng thuỷ dƣới thời Trần. Từ
kênh Phụ Long, sông Vĩnh Giang chảy qua các cung Đệ Nhị sang cung Đệ Nhất,
cung Đệ Tam, làng Văn Hƣng vòng qua Liễu Nha lên cung Trùng Quang, Trùng

17


Hoa rồi chảy tiếp qua chùa Phổ Minh, qua làng Hậu Bồi, Phú Ốc để cuối cùng đổ
vào kênh Tiểu Cốc, nhập vào dịng An Tiêm. Dịng sơng Vĩnh đã nối toàn bộ các
cung điện, cùng hệ thống điền trang thái ấp của các quan lại nhà Trần với nhau, trở
thành con đƣờng du ngoạn của vƣơng phi công tử nhà Trần. Dọc theo dịng sơng,
bên cạnh các làng Liễu Nha trƣớc kia là vƣờn liễu, làng Lựu Phố trƣớc kia là vƣờn
lựu, làng Phƣơng Bông là nơi múa hát phục vụ cung đình, làng Văn Hƣng là nơi
bình văn thơ cịn có các điền trang thái ấp Lộc Q của Trần Thủ Độ, Hậu Bồi của
Trần Quang Khải. Đặc biệt hơn nữa, nơi đây cũng là nơi đồn trú của đội quân Thiên
Thuộc, một đội quân bản địa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tơn
thất nhà Trần.
Đất đai Nam Định non một nửa có tuổi đời hơn 1000 năm, và già một nửa có
tuổi đời dƣới 1000 năm. Về phía bắc và phía nam đƣờng bờ biển thế kỷ X đƣợc
đánh dấu bởi một vùng cồn cát cổ trên con đƣờng vạch từ cửa sông Đào (ngã ba
sông Đáy) đến xã Nam Hồng huyện Nam Trực.
Cũng chính vì yếu tố địa lý nhƣ vậy mà khảo sát hệ thống các di chỉ khảo cổ
học thời tiền sử cũng nhƣ hệ thống các di tích thờ các nhân vật từ thời Hùng Vƣơng
cho đến nhà Đinh đều tập trung tại địa bàn các huyện phía bắc của tỉnh nhƣ Vụ Bản,
Ý Yên, Thành phố Nam Định và một phần phía bắc của huyện Nam Trực ngày nay.
Cịn cơng cuộc khẩn hoang của các huyện Xn Trƣờng, Giao Thuỷ, Hải Hậu,

Nghĩa Hƣng thì đƣợc trải dài từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX.
Khu vực tiến nhanh nhất là đi từ cửa Trà Lý đến cửa Hà Lạn, tập trung tại hai
bên tả hữu ngạn cửa Ba Lạt. Khu vực thứ hai là cửa Đáy, mà nƣớc cũng nhƣ phù sa
vẫn chủ yếu từ sông Hồng đổ vào sông Đáy, qua sông Đào. Khu vực Giao Thuỷ
hàng năm đƣợc bồi khoảng 90ha và khu vực Nghĩa Hƣng khoảng 32 ha. Đất phù sa
sơng Hồng cịn rất phì nhiêu, ngay cả vùng đất mặn, nhất là đất mặn và ít, nếu đƣợc
rửa mặn thì năng suất cây trồng sẽ rất cao [69, tr. 76].
Về địa hình, nhìn chung địa hình thành phố Nam Định tƣơng đối b ng
phẳng, cao độ từ 0,3 ÷ 5,7m. Thềm phía Nam sơng Đào thuộc một địa hình bãi bồi
cao, trong khi phần phía Bắc sơng thuộc địa hình bãi bồi thấp, có niên đại cổ hơn.

18


Thành phố Nam Định có hƣớng dốc địa hình từ Tây sang Đông. Tuy cùng là
gốc phù sa, nhƣng đất đai khu vực phía Nam màu mỡ, thuận lợi cho việc canh tác hơn
hẳn khu vực phía Bắc. Phía Nam là khu vực những làng hoa, cây cảnh nổi tiếng xã
Nam Điền, xen lẫn với ruộng lúa. Đất ở đây thuộc lọai phù sa ít chua, ít glây, tốt nhất
của tỉnh Nam Định. Trong khi đó phía Bắc, ở những khu vực khơng làm nhà cửa thì
chỉ trồng lúa. Vùng này có năng suất lúa thấp nhất tỉnh Nam Định, vì thổ nhƣỡng
thuộc lớp phù sa cổ glây hóa mạnh. Có thể nói giá trị nơng nghiệp khu vực phía Bắc
sơng khơng cao. Riêng những dải bãi bồi ngồi sơng có đất phù sa bồi mới hàng năm,
là khu vực đặc biệt hấp dẫn cho việc trồng hoa, màu, tuy diện tích khơng lớn.
1.1.3. Đánh giá chung v thành phố Nam Định hiện nay
- Thành phố Nam Định là trung tâm kinh tế, chính trị - xã hội của tỉnh Nam
Định, là đầu mối giao thơng giao lƣu hàng hố giữa các tỉnh và huyện lân cận, có hệ
thống giao thông đối nội, đối ngoại thuận tiện bao gồm cả đƣờng sắt, đƣờng thuỷ và
đƣờng bộ là những động lực cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đô thị.
- N m trong vùng châu thổ sơng Hồng, Nam Định có nền văn hóa dân gian
phong phú với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa đa dạng với các loại hình nghệ

thuật nhƣ hát chèo, hát văn, rối nƣớc... cùng nhiều hội làng truyền thống với các
hoạt động nhƣ vật v , bơi trải, rƣớc kiệu... Đặc biệt khu di tích hành cung Tức Mặc
- Thiên Trƣờng là một khu di tích lịch sử văn hóa lớn, có nhiều giá trị. Nơi đây từng
là một trung tâm văn hóa lớn trong suốt thế kỷ XIII-XIV và chứng kiến nhiều sự
kiện thăng trầm của vƣơng triều Trần trong lịch sử nƣớc ta. Qua mỗi thời kỳ lịch sử,
dấu tích vật chất và giá trị tinh thần của di tích đã gắn bó sâu đậm trong đời sống
của ngƣời dân khu vực nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Xung quanh di
tích cịn có dấu tích của nhiều cung điện, chùa chiền khác của thời Trần nhƣ Đệ Tứ,
Hậu Bồi, Lan Hoa, Bảo Lộc... Tất cả tạo nên một quần thể di tích lớn có giá trị lớn
trong việc giáo dục truyền thống dân tộc cho nhiều thế hệ mai sau cũng nhƣ việc
tham quan du lịch cho tất cả du khách trong và ngoài nƣớc.
- Về hạ tầng đô thị và không gian kiến trúc: thành phố Nam Định là một
trong những đơ thị có hệ thống hạ tầng khá hoàn chỉnh, mật độ đƣờng giao thông
cao, hệ thống cây xanh, chiếu sáng đô thị đƣợc quan tâm đầu tƣ, tạo hình ảnh đơ thị

19


khang trang. Trung tâm nội thành đƣợc quy hoạch kiến trúc từ thời Pháp thuộc với
hệ thống đƣờng hình ơ bàn cờ cùng hệ thống công viên, vƣờn hoa chạy dọc theo bờ
sông Đào. Cho đến ngày nay, quy hoạch kiến trúc đó cơ bản khơng thay đổi. Ngồi
ra, một số khu đô thị mới của thành phố cũng đã đƣợc triển khai, với hệ số lấp đầy
khá cao, tạo hình ảnh đơ thị phát triển khá sầm uất.
- Các mối liên kết nội vùng đã đƣợc tổ chức khá tốt, đặc biệt là thông qua
quốc lộ 10 và quốc lộ 21. Hiện trạng và các định hƣớng phát triển, đặc biệt là về hạ
tầng kỹ thuật cho thấy thành phố Nam Định đang và sẽ đƣợc bổ sung các hạ tầng
giao thông quan trọng để kết nối tốt hơn với Thủ đô Hà Nội, với hành lang kinh tế
ven biển Bắc Bộ cũng nhƣ với trục động lực phát triển Bắc - Nam của toàn quốc.
- Mục tiêu về kinh tế xã hội của thành phố Nam Định là trở thành trung tâm
của vùng nam Sơng Hồng. Tiêu chí lớn nhất là Nam Định có thể tạo thành thế chân

vạc với trục phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phịng - Hạ Long phía Bắc. Tuy nhiên,
để đạt đƣợc tiêu chí này trong tƣơng lai, cần có những chiến lƣợc kinh tế rất rõ ràng,
tập trung vào một số ngành mũi nhọn, có khả năng khuếch tán cao, không đầu tƣ
dàn trải.
- Trong chiến lƣợc kinh tế chung của tỉnh, dải ven biển tất nhiên có vai trị
quan trọng. Vì vậy, cần có sự nối kết chặt chẽ giữa thành phố và khu vực ven biển.
Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ khai thác khu vực ven biển này nhƣ thế nào, cho mục
đích gì và nối thành phố Nam Định với điểm nào ven biển.
1.2. Nguồn tƣ liệu
1.2.1. Nguồn tư iệu ưu trữ
Tài liệu lƣu trữ là nguồn tƣ liệu đƣợc quan tâm đầu tiên. Tài liệu lƣu trữ
không chỉ đƣợc đánh giá là nguồn sử liệu gốc, có độ tin cậy cao mà đây cịn là
nguồn tƣ liệu đối chứng để kiểm tra, đánh giá tinh chân xác của các nguồn tƣ liệu
khác. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, đặc biệt quan tâm đến các khối tài liệu
lƣu trữ hiện đang đƣợc lƣu giữ tại TTLTQG I, TTLTQG III, Chi cục Văn thƣ lƣu
trữ tỉnh Nam Định và Cục Thống kê tỉnh Nam Định.
Đối với khối tài liệu lƣu trữ tại TTLTQG I, ở khối tài liệu tiếng Pháp sẽ tập
trung khảo cứu tại các phơng Phủ Tồn quyền Đơng Dƣơng, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ

20


và Tòa sứ Nam Định. Các hệ thống văn bản liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội
tổ chức bộ máy quản lý và những bƣớc ngoặt quan trọng trong sự hình thành và
phát triển thành phố Nam Định thời thuộc địa (1884- 1945).
Nguồn tƣ liệu tại TTLTQG III là những tài liệu liên quan đến quá trình quy
hoạch và phát triển thành phố Nam Định thời kỳ hiện đại của các phông Phủ Thủ
tƣớng, Ủy ban Kế hoạch Nhà nƣớc, Văn phịng Chính phủ, Ủy ban Hành chính
Kháng chiến Liên khu 3. Đặc biệt là các tài liệu liên quan đến việc quy hoạch và phát
triển đô thị Nam Định từ sau năm 1954. Khối tài liệu liên quan đến việc Rumani giúp

Việt Nam quy hoạch và phát triển đô thị Nam Định những năm 1973, 1974.
Tài liệu lƣu trữ tại Chi cục Văn thƣ lƣu trữ tỉnh Nam Định chứa đựng những
thông tin quan trọng về quá trình phát triển và hội nhập của thành phố Nam Định
trong những thập niên cuối TK XX - đầu TK XXI. Các tài liệu, báo cáo tổng kết
liên quan đến quy hoạch, tổng kết của các ngành và địa phƣơng là nguồn tƣ liệu vô
cùng quan trọng cung cấp những thơng tin có độ tin cậy cao để phục vụ cho việc dự
báo tình hình phát triển của thành phố Nam Định trong tƣơng lai.
Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm tới các cơng trình thống kê về tình hình
kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định nói chung và thành phố Nam Định nói riêng do
Cục Thống kê Nam Định thực hiện trong thời gian qua. Đó là các cơng trình: Kết
quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp tỉnh Nam Định năm 2002,
Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2003, Niên giám thống kê tỉnh Nam Định từ năm
2000 đến năm 2017, Kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm
2012 tỉnh Nam Định, Niên giám thống kê thành phố Nam Định 2000 đến 2017…
Ngoài ra, bộ sƣu tập Tư liệu vùng đồng bằng sông Hồng do Bộ Khoa học và Công
nghệ biên soạn là khối tƣ liệu cung cấp các số liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội ở vùng đồng b ng sông Hồng thời kỳ 2000 -2016. Trong đó, có tƣ liệu về
dân số, diện tích, đơn vị hành chính của Nam Định năm 1997; các số liệu thống kê
về cơ cấu GDP, sản lƣợng công nghiệp, nông lâm nghiệp, thủy sản so với năm trƣớc
cũng đƣợc thống kê khá đầy đủ. Từ đó có thể so sánh sự phát triên kinh tế - xã hội
của Nam Định với các tỉnh khác trong vùng cùng thời điểm nghiên cứu. Các kết quả
nghiên cứu thống kê đã giúp luận án có cái nhìn hệ thống về các vấn đề liên quan
tới chủ đề nghiên cứu đồng thời tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí nghiên cứu.

21


×