Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Luan van thac si Hoa hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.5 MB, 121 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Luận văn thạc só



<i><b>MỞ ĐẦU</b></i>



Từ thời xa xưa, con người đã biết sử dụng các dược thảo để chữa bệnh rất
hiệu quả. Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được phần lớn cấu trúc hóa
học của các hợp chất có trong cây cỏ có hoạt tính sinh dược học, giải thích được
cơ chế chữa bệnh trong dân gian của các hợp chất. Từ đó, có thể làm giàu và
tăng tác dụng sinh dược của chúng. Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các
hợp chất có cấu trúc từ cây cỏ, con người cịn nghiên cứu tổng hợp ra các dẫn
xuất có hoạt tính sinh dược học mạnh hơn, góp phần vào lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe con người ngày một nâng cao.


Trên cơ sở Hesperidin, một loại flavonoid có trong nhiều cây thuộc họ
cam quít, đặc biệt với hàm lượng rất lớn trong vỏ qt, một loại cây có sẵn và
trồng nhiều ở Việt Nam, chúng tôi thủy phân ra Hesperetin. Hesperetin cũng là
một loại flavonoid đang được nghiên cứu khá nhiều trên thế giới vì tác dụng của
nó lên nhiều loại bệnh khác nhau. Với mong muốn góp phần vào việc nghiên
cứu sâu hơn cho việc sử dụng tốt các hợp chất thiên nhiên ở Việt Nam, chúng tôi
thực hiện đề tài này, bước đầu tổng hợp hợp chất trung gian Triacetyl Hesperetin
để tiến hành tổng hợp một vài dẫn xuất của Hesperetin sau này, xét nghiệm tính
kháng nấm, kháng khuẩn của các hợp chất tìm được. Từ đó làm nền tảng để thực
hiện những bước tổng hợp các dẫn xuất khác tiếp theo trong những nghiên cứu
sâu hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Luận văn thạc só



<i><b>Phần I:</b></i>



TỔNG QUAN




</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Luận văn thạc só



I. FLAVONOID.



<b>I.1. Phân bố. </b>

[1],[3].


Flavonoid là một nhóm hợp chất lớn thường gặp trong thực vật. Hơn một
nửa rau quả thường dùng có chứa flavonoid. Cho đến nay đã có khoảng 4000
chất đã được xác định cấu trúc. Chỉ riêng 2 nhóm flavon và flavonol với nhóm
thế là OH hoặc OCH3 thì theo lý thuyết có thể gặp 38.627 chất. Phần lớn các


chất flavonoid có màu vàng. Tuy nhiên, một số có màu xanh, tím, đỏ, một số
khác khơng có màu.


Trong thực vật cũng có một số nhóm hợp chất khác không thuộc
flavonoid nhưng lại có màu vàng như Carotenoid, Anthranoid, Xanthon.


<b>I.2. Cấu trúc hóa học. </b>

[1],[2],[3].


Flavonoid là những chất màu thực vật, có cấu trúc cơ bản là
1,3-diphenylpropan nghĩa là 2 vòng benzen A và B nối nhau qua một dây có 3
carbon hay nói cách khác là khung cơ bản gồm 2 vòng bezen A và B nối với
nhau qua một mạch 3 carbon ( C6-C3-C6). Cấu trúc là một vịng kín hoặc mở.


Cách đánh số tùy theo dây C3 đóng hay hở. Nếu dây C3 đóng, thì đánh số


bắt đầu từ dị vòng với dị nguyên tố oxigen mang số 1 rồi đánh tiếp đến vòng A,
còn vòng B đánh số phụ. Nếu dây C3 hở, thì đánh số chính trên vịng B và đánh


số phụ trên vòng A.



Cấu trúc flavonoid


Thường các flavonoid có mang một hoặc nhiều nhóm –OH ở vị trí 5 và 7
trên nhân A và ở vị trí 3; 4; 5 trên nhân B. Các flavonoid có thể hiện diện ở dạng
tự do hoặc dạng glycosid. Các đường thường gặp nhất là đường D- glucose; kế đó
là D-galactose; L-Rhamnose; L-Arabinose; D-Xylose; D-Apiose và acid Uronic.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Luận văn thạc só



Trong đa số trường hợp thì mạch 3 carbon đóng vịng với vịng A và tạo
nên dị vịng C có chứa oxy. Dị vịng C có thể là Dihydroxy pyran, -pyron,


Dihydro -pyron.


Dihydropyran -pyron Dihydro -pyron


Tại các vịng có đính một hoặc nhiều nhóm hydroxy tự do hoặc đã thay
thế một phần, vì vậy về bản chất chúng là các polyphenol có tính acid.


Các polyphenol có thể phản ứng lẫn nhau qua các nhóm hydroxy để tạo
thành các phân tử phức tạp hơn hoặc có thể liên kết với các hợp chất khác trong
cây như các oza (dạng glycozide), hoặc protein.


<b>I.3. Phân loại flavonoid.</b>

[1],[3].


Sự phân loại các flavonoid dựa vào vị trí gốc aryl (vịng B) và các mức độ
oxy hóa của mạch 3 carbon.


<i>I.3.1. Flavon.</i>



Flavon có cấu trúc chung 2 vịng benzen A và B. vòng B gắn vào vòng C
(pyran) qua dây nối ở C2.


Cấu trúc chung của Flavon


Học viên Nguyễn Thị Bích Trâm Trang 4



O O
O
O
O
O
A C
B
2


2' 3'
4'
7 8


6
5


6' 5'
O


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Luận văn thạc só



Flavon thường gặp nhất là Apigenin và Luteolin.



Apigenin Luteolin


Hiện nay, người ta đã phát hiện hơn 130 hợp chất flavon ở dạng tự do
cũng như glycoside.


<i>I.3.2. Flavanon.</i>


Flavanon khác với flavon ở chỗ khơng có nối đơi ở vị trí C2 và C3. Tất cả


các flavanon được phát hiện cho đến nay đều có nhóm OH ở vịng A hoặc B.
Trong tự nhiên chúng thường có bên cạnh flavon tương ứng, có nhiều trong các
họ Rosaceae, Rutaceae, Leguminosaea, Asteraceae. Chất tiêu biểu là Naringin,
Prunnin, Hesperidin.


Flavonon Naringin


Prunnin Hesperidin


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Luận văn thạc só



Flavanon là những chất khơng màu nhưng khi làm phản ứng với cyanidin
thì cho màu rõ hơn flavon, ngồi ra flavanon có điểm chảy thấp hơn flavon tương
ứng.


<i>I.3.3. Flavonol.</i>


Khác với flavon là có thêm nhóm OH ở C3. Flavonol rất phổ biến trong tự


nhieân.



Flavonol


Flavonol kết tinh từ vàng nhạt đến vàng. Hai chất quan trọng nhất thường
gặp trong cây là Kaemferol, Quercetin, thứ đến là Myricetin.


Kaempferol Quercetin


Học viên Nguyễn Thị Bích Trâm Trang 6


O


O


OH
3


O


OH


O
OH
HO


OH


OH
O


OH



O
OH
HO


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Luận văn thạc só



Thống kê trên 1000
lồi thuộc thực vật hạt kín thì
thấy 48% lồi có
Kaempferol, 26% lồi có
Quercetin và Myricetin
chiếm 10% trong tổng số lồi
có flavonol.


Myricetin


Học viên Nguyễn Thị Bích Trâm Trang 7


O


OH


O
OH
HO


OH


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Luận văn thạc só




<i>I.3.4. Dihydroflavonon.</i>


Cấu trúc cơ bản giống flavonol nhưng không có nối đôi C2-C3. Còn gọi là


3-hydroxyflavanol hoặc flavanol.


Chất phổ biến và đơn giản nhất là 7-hydroxydihidroflavonol.


Dihyroflavonol 7-hydroxydihydroflavonol


<i>I.3.5. Chalcon.</i>


Chalcon có 2 vịng A và B nối với nhau bởi 1 mạch hở 3 carbon, khơng có
dị vịng như các flavonoid khác và số thứ tự carbon bắt đầu từ vòng B.


Trong tự nhiên, chalcon đều có nhóm OH ở vịng A hoặc B, là những chất
có màu vàng đến vàng cam, đã tạo ra màu vàng tươi của nhiều loại hoa. Chalcon
có chủ yếu trong một số hoa của họ Cúc-Asteraceae. Chalcon cũng có thể có
trong các bộ phận khác của cây như vỏ, lá, gỗ, quả, rễ ở một số loài như
Acacia… chất chalcon phổ biến nhất là Butein. Để nhận biết chalcon, có thể dùng
hơi amoniac hoặc khói kiềm của thuốc lá, màu chuyển sang đỏ cam hay đỏ.


Chalcon Butein


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Luận văn thạc só



<i>I.3.6. Dihydrochalcon.</i>


Là chalcon mất dây nối đơi , . Loại này ít gặp trong tự nhiên. Chất tiêu



biểu là Phloridzin (trong quả táo), chất này có đặc tính ngăn sự hấp thu glucose
ở ruột non và ngăn sự tái hấp thu glucose ở tiểu quản thận. Một số
dihydrochalcon có vị ngọt gấp 2000 lần đường mía.


Phloridzin
<i>I.3.7. Auron.</i>


Là nhóm flavonoid có màu vàng sáng. Khung của auron cũng có 12
carbon như các flavonoid khác, nhưng dị vịng C chỉ có 5 cạnh. Số lượng cũng
như sự phân bố trong cây cũng hạn chế. Chất tiêu biểu là Sulfuretin (có trong
nhiều loại hoa), Aureusidin.


Aureusidin Sulfureti


Học viên Nguyễn Thị Bích Trâm Trang 9


HO
O
OH
Gl
OH
O
4'


O


O


CH


OH


OH


4



5



6

7

2' 3'



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Luận văn thạc só



<i>I.3.8. Anthoxyanidin (2-phenylbenzo pyrilium).</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Luận văn thạc só



Về cấu trúc, nhóm này
khác các flavonoid khác ở chỗ
khơng có nhóm carbonyl ở C4


và luôn luôn có các nhóm oza
gắn vào OH. Các oza phổ biến
là glucoza, galactoza, arabinoza,
fructoza. Sau khi thủy phân


chúng cho các anthoxyanin là Pelargonidin


Pelargonidin màu vàng cam hoặc hồng, Xyanidin màu hồng xỉn và Delfinidin
màu đỏ hoặc tím.


Xyanidin Delfinidin


<i>I.3.9. Leucoanthoxyanidin</i>

<i>.</i>

<i> </i>


Là 3,4-diol flavan, không màu, nhưng gặp acid biến thành
anthoxyanidin có màu hồng hoặc đỏ, rất phổ biến trong cây, nhất là trong vỏ


cây và gỗ.


3,4-diol flavan
<i>I.3.10. Isoflavon</i>

<i>.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Luận văn thạc só



Là nhóm isoflavonoid phổ biến nhất và có nhiều giá trị về tác dụng
chữa bệnh, thường gặp trong các họ Rosaceae, Amaranthaceae, Iridacea, ví dụ:
Daidzein có trong sắn dây, hoặc Formonometin có trong cam thảo.


Cấu trúc Isoflavon Daidzein: R1 = R2 = H


Formonometin: R1 = H, R2 = CH3


<i>I.3.11. Rotenoid.</i>


Người ta đã biết khoảng 15 chất rotenoid, chất điển hình nhất là
Rotenon có trong cây thuốc cá Derris elliptica. Tác dụng quan trọng của nhóm
hợp chất này là diệt sâu bọ, do hạn chế khả năng thu nhận oxy của sâu bọ.


Học viên Nguyễn Thị Bích Traâm Trang 12


O


O


O


O
R<sub>1</sub>O



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Cấu trúc chung của Rotenoid Rotenon


<i>I.3.12. Neoflavonoid</i>

<i>.</i>

<i> </i>


Thuật ngữ Neoflavonoid dùng để chỉ một nhóm hợp chất có khung cơ
bản 4-aril croman. Chất đầu tiên phân lập là calophylolid chiết từ hạt cây Mù u
Calophyllum inophyllum và một số lồi Calophyllum khác, họ Guttiferae.


Cấu trúc Neoflavonoid Calophylolid


<i>I.3.13. Biflavonoid.</i>
O
O
O
O
O
O
O
C
CH3
CH2
OCH3
OCH3

O


1 2


3


4


2'


3'



4'


5'


6'


8


7


6


5



CH

<sub>3</sub>

O



O



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Harborne xem các Biflavonoid như các dime của Apigenin. Ví dụ nhóm
Biflavon và Flavanonyl-flavon được gọi là nhóm Agathisflavon.


Agathisflavon


<b>I.4. Vai trò của Flavonoid.</b>

[1],[3].


<i>I.4.1. Vai trò của Flavonoid trong cây. </i>


 Các nhóm phenol của flavonoid có vai trị trong sự hịa tan các chất và di


chuyển dễ dàng qua các màng sinh lý. Một số flavonoid có tác dụng như
một số chất chống oxy hóa, bảo vệ acid Ascorbic (vitamin C) – một thành
phần quan trọng trong tế bào thực vật. Một số có tác dụng ức chế các
enzym và các chất độc của cây.


 Nhiều cơng trình nghiên cứu về tác dụng ức chế và kích thích sinh trưởng



cây của flavonoid. Nhóm chức hydroxy có vai trị quyết định về tác dụng
này, ví dụ : trong cây ổi, các flavonoid có nhóm OH ở vị trí 4’ làm tăng
cường hoạt tính của enzym trong khi các flavonoid có OH ở 3’ và 4’ lại
có tính ức chế. Flavonoid cịn tham gia vào sự hơ hấp-quang hợp.


 Flavonoid đóng vai trị tạo màu sắc hấp dẫn cho cây, góp phần thúc đẩy


sự sinh tồn của cây và phát triển hoa quả. Nhờ hệ thống thị giác đặc biệt,
sâu bọ rất nhạy cảm với các màu sắc của cây cỏ. Thực nghiệm cho thấy,
các lồi ong thích màu xanh và màu vàng, các lồi bướm thích màu hồng
và trắng, các lồi ruồi thích màu trắng, các lồi chim sâu thì lại thích màu


O



O


OH



HO



OH


O



O



OH



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

đỏ. Trong việc tạo màu, các flavon, flavonol, auron, chalcon cho màu
vàng, trong khi các anthocyanine cho các màu hồng, đỏ, tím hoặc xanh
thẫm.



 Một số flavonoid khơng màu có trong lá đóng vai trị như một chất bảo vệ


cây. Vị đắng và khó chịu của flavonoid làm cho động vật khi ăn mất cảm
giác ngon và khơng thích ăn các loại cây cỏ này. Quercetin với nồng độ
rất thấp đã có cảm giác mất ngon, nhưng với liều 0.2% sẽ gây ức chế sự
bài tiết nước bọt.


<i>I.4.2. Vai trò của flavonoid trong y học.</i>


 Powers (1964) đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của 24 loại flavonoid


trên 10 chủng vi khuẩn. Hầu hết các flavonoid đều ức chế hô hấp và sự
tái sinh sản ở nồng độ 1-2 mol trong môi trường glucoza. Với 24 chất


khử khơng có chất nào khơng có tác dụng dưới 9 trong số 10 vi khuẩn thử.


 Trong chương trình sàng lọc chất tác dụng với khối u đã phát hiện một số


flavonoid có tác dụng với một số dạng ung thư. Các dẫn chất flavonoid có
khả năng dập tắt các gốc tự do như HO, ROO. Các gốc này sinh ra
trong tế bào bởi nhiều nguyên nhân và khi sinh ra cạnh ADN thì sẽ gây ra
những ảnh hưởng nguy hại như gây biến dị, hủy hoại tế bào, gây ung thư,
tăng nhanh sự lão hố. Một số tài liệu gần đây có nói đến tác dụng chống
ung thư của một số chất Leucocyanidin, Leucopelargonidin và tác dụng
kháng HIV của một số dẫn chất thuộc nhóm flavon như Chrysin, Acacetin
7-

<sub>-</sub> -D-galactopyranosid.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Eupatoretin : R=Me ) Centaureidin


 Flavonoid tạo được phức với các ion kim loại mà chính các ion kim loại



này là xúc tác của nhiều phản ứng oxy hố. Các flavonoid có
3,5,3’,4’-hydroxy có khả năng liên kết tốt với các ion kim loại đó theo phức
oxychromon, oxycarbonyl hoặc 3’,4’-orthodioxyphenol.


 Thành phần của màng tế bào có các chất lipid dễ bị peroxyd hoá, tạo ra


những sản phẩm làm rối loạn sự trao đổi chất cũng dẫn đến sự hủy hoại
tế bào. Đưa ra các chất chống oxy hoá như flavonoid vào cơ thể bảo vệ tế
bào thì có khả năng ngăn ngừa các nguy cơ như : xơ vữa động mạch, tai
biến mạch, lão hoá, tổn thương do bức xạ, thoái hố gan.


 Một tác dụng quan trọng của flavonoid là nâng cao tính bền của thành


mạch máu. Flavonoid cùng với acid ascorbic tham gia trong quá trình hoạt
động của enzym oxy hố – khử. Flavonoid cịn ức chế tác động của
hyaluronidase. Enzym này làm tăng tính thấm của mao mạch, khi enzym
này thừa thì gây hiện tượng xuất huyết dưới da mà y học gọi là bệnh thiếu
vitamin P (P-avitaminose). Các chế phẩm chứa flavonoid chiết từ các loài
<i>Citrus như Cemaflavon, Circularine,… flavonoid từ lá bạc hà như Daflon,</i>
Diosmin, flavonoid từ hoa hoè (Rutin) với nhiều biệt dược khác nhau đã
chứng minh tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính “dịn” và tính
thấm của mao mạch. Tác dụng này được hợp lực cùng với acid Ascorbic.
Tác dụng này có liên quan đến cấu trúc của flavonoid. Thực nghiệm cho
thấy các flavonoid có nhóm OH tự do ở vị trí 3’, 4’ có tác dụng tốt đối với
sự nâng cao tính bền vững của thành mạch. Rutin là chất tiêu biểu về tác
dụng này.


 Flavonoid được dùng trong các trường hợp rối loạn tĩnh mạch, tĩnh mạch



bị suy yếu, giãn tĩnh mạch, trĩ, các bệnh trong nhãn khoa như xung huyết
kết mạc, rối loạn tuần hoàn võng mạc. Các dẫn chất Anthocyanisid có tác
dụng tái tạo tế bào võng mạc và được chứng minh có tác dụng tăng thị lực
vào ban đêm.


 Tác dụng chống độc của flavonoid thể hiện làm giảm thương tổn gan, bảo


vệ được chức năng gan khi một số chất độc được đưa vào cơ thể súc vật
thí nghiệm (CCl4, Benzen, Ethanol, CHCl3, Quinin, Norarseol,…) dưới tác


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Glycogen trong gan tăng. Sự tích lũy Glycogen có ý nghĩa quan trọng
trong việc nâng cao chức năng giải độc gan. Việc sử dụng một số cây cỏ
trong điều trị viêm gan, xơ gan, bảo vệ tế bào gan rất hiệu quả như : cây
Artiso, có biệt dược là Chophytol, cây Silibum marianum có biệt dược
“Legalon”, cây bụp dấm –Hibiscus sabdariff.


 Tác dụng kích tiết mật thể hiện ở các chất thuộc nhóm flavanon, flavon,


flavonol vaø flavan -3-ol.


 Flavonoid thể hiện tác dụng chống co thắt những tổ chức cơ nhẵn (túi mật,


ống dẫn mật, phế phản,…). Thí du ï: Apigenin có tác dụng làm co thắt phế
quản gây ra bởi Histamin, Acethylcholin.


 Trên bộ máy tiết niệu, nhiều flavonoid thuộc nhóm flavon, flavanon,


flavonol thể hiện tác dụng thông tiểu rõ rệt. Thí dụ : Scoparosid trong
<i>Sarothammis seoparius, Lespecapitosid trong caây Lespedeza capitata,</i>
Quercitrin trong lá diếp cá, Orthosiphol của cây râu mèo Orthosiphonis.



 Tác dụng chống loét của flavanon và chalcon glycoside của rễ cam thaûo


đã được ứng dụng và chữa đau dạ dày. Một số dẫn chất khác như
catechin, 3-O-methycatechin cũng đã được thử nghiệm và thấy có tác
dụng chống loét.


Tác dụng chống viêm của nhiều flavonoid thuộc nhóm flavon, flavanon,
dihydroflavonol, anthocyanin… đều được chứng minh bằng thực nghiệm do
các chất flavonoid này ức chế con đường sinh tổng hợp prostagladin.
Người ta đã sử dụng Rutin, Citrin, Leucodelphinidin, Quercetin để điều trị
ban đỏ, viêm da, tổn thương da và màng nhầy.


 Trên hệ tim mạch, nhiều flavonoid thuộc nhóm flavonol, flavan-3-ol,


anthocyanin như Quercetin, Rutin, Myricetin, hỗn hợp Catechin của trà có
tác dụng làm tăng biên độ co bóp. Thí nghiệm làm phục hồi tim khi bị
ngộ độc bởi CHCl3 , Quinin, Methanol, bình thường lại sự rối loạn nhịp.


 Cao chiết từ cây Bạch quả Ginko biloba chứa các dẫn chất 3-rutinosid của


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

hoàn máu trong động mạch, tĩnh mạch, và mao mạch. Thuốc dùng cho
người có biểu hiện lão suy, rối loạn trí nhớ, khả năng làm việc bằng trí óc
sút kém, mất tập trung tư tưởng, hay cáu gắt. Trên hệ thần kinh một số
flavon glycoside của hạt táo Ziziphus vulgavis var. Spinsus (chứa Spinosin,
Swertisin và các dẫn chất acyl của Spinosin) có tác dụng an thần rõ rệt.


 Một số nhóm hợp chất flavonoid có tác dụng estrogen . Hiện tượng xẩy


thai của cừu ở Úc là một vấn đề lớn đã được nghiên cứu phổ biến.


Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này là do cừu ăn một lồi cây có
chất Isoflavon là Genistein với hàm lượng 0.7% trong lá. Thực nghiệm
chứng minh chất này có tác dụng estrogen trên chuột nhắt. Tác dụng
estrogen có thể giải thích là do có sự giống nhau về cấu trúc hóa học
giữa chúng với chất estrogen tổng hợp Dietylstiboestrol.


Genistein Dietylstibostrol


O


O
OH
HO


OH


OH


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

II. HESPERIDIN.



<b>II.1. Các loại cây có chứa Hesperidin.</b>



Hesperidin thuộc nhóm flavonoid, được tìm thấy ở các lồi cây thuộc họ
cam qt như quít, cam, chanh, bưởi… Hesperidin chiếm hàm lượng lớn trong vỏ
của cây qt.


<i>Mô tả cây qt. [4],[5].</i>


- Tên khoa hoïc : Citrus deliciosa Tenore, Citrus nobilis var.
<i>deliciosa Swigle, Citrus reticulata Blanco.</i>



- Thuộc họ : Cam qt ( Rutaceae ).
<i>a) Mô tả cây.</i>


Cây qt là một loại cây nhỏ, lá mọc so le, đơn, mép lá có răng cưa, vỏ
có mùi thơm đặc biệt. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu
hai đầu dẹt, màu vàng cam hay đỏ, vỏ mỏng nhẵn hay hơi sần sùi, dễ bóc, mùi
thơm ngon, nhiều hạt.


<i>b) Phân bố, thu hái và chế biến.</i>


Qt là một loại cây được trồng khắp nơi trong nước ta. Nhiều nhất tại
các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên, Nam Định, Hà Nam, Bắc
Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, … Tại Trung Quốc, ngồi cây cùng
lồi với qt của ta, người ta cịn trồng một số lồi qt khác như : cây Đại Hồng
Cam ( Citrus chachiensis hay Citrus nobilis var. chachiensis Wong ), cây Phúc
Quyết ( Citrus tangeriana Hort et Tanaka hay Citrus reticulata var. deliciosa H.
<i>H. Hu ) và cây Châu quyết ( Citrus erythrosa Tanaka hay Citrus reticulata</i>
<i>Blanco var. erythrosa H. H. Hu ). Ở Việt Nam, ngồi cây qt ngọt, ta cịn nhiều</i>
loại cây qt khác chưa ai xác định tên khoa học như : quít giấy, quít tàu, quít
nuốm, …


<i>c) Thành phần hóa học.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>II.2. Cấu tạo cuûa Hesperidin</b>

<b>.</b>

[8],[13],[15],[16].


 Các tên thường gọi : Hesperidin;


Hesperetin-7-rhamno-glucoside; Hesperetin-7-rutinoside và
(S)-7-[[6-0-(6-deoxy-alpha-L-mannop-yranosyl)-beta-D-glucopyranosyl]-2,


3-dihydro-5-hydroxy-2-(3-hydroxy-4-methoxyphenyl)-4H-1-benzopyran-4-one.


 Cơng thức phân tử : C28H34O15.


 Khối lượng phân tử : 610.55.
 Cơng thức cấu tạo :


<i>Hình 1: Cấu trúc hóa học của Hesperidin.</i>


<b>II.3. Tính chất vật lý.</b>

[6],[8].


Hesperidin có dạng bột vô định hình, màu trắng, không màu, không mùi,
không vị.


Hesperidin khó tan trong nước (độ hòa tan : 1 gam hòa tan trong 50 lít
nước). Độ tan tăng dần trong các dung môi sau : Benzen, Chloroform, nước,
Axeton, Methanol. Tan tốt trong dung dịch kiềm.


Tnc = 258  262 0C


OH
H H
H
OH
OH
H
H
CH3


O O CH2



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>II.4. Ứng dụng của Hesperidin.</b>



 <i>Chữa bệnh trong dân gian [5].</i>


Trong y học cổ truyền, vỏ quít đã trở thành những vị thuốc phổ biến trong
nhân gian, thường được tiêu thụ một lượng rất lớn để làm thuốc chữa ho, tiêu
thực, trừ đờm, riêng hạt được dùng để chữa các chứng thoát vị rất có hiệu quả.
Hesperidin từ vỏ qt có tác dụng làm bền thành mạch, chữa trĩ, lợi mật, kháng
nấm, kháng khuẩn và chống ngưng tập tiểu cầu.


 <i>Trong chữa trị ung thư. [7]</i>


Ung thư đại tràng là loại ung thư ác tính. Tăng ăn mỡ, giảm lượng
carbohydrat thì càng tăng tỷ lệ ung thư đại tràng.


Ung thư đại tràng ít xảy ra ở những người ăn nhiều rau quả. Điều đó có
thể giải thích như sau:


- Ăn nhiều rau quả thì có khả năng loại trừ các carcinogen trong thịt
và mỡ.


- Rau quả chứa nhiều chất anticarcinogen, phong bế sự phát triển
ung thư đại tràng. Thực tế trong các thí nghiệm ở động vật, người ta
thấy các thành phần trong rau quả ngăn cản sự phát sinh ung thư.
Hiện nay người ta biết trong rau quả là giàu flavonoid, chính chất này
làm giảm tỷ lệ ung thư đại tràng.


Một cơng trình nghiên cứu năm 1997 của Nhật có liên quan đến
flavonoid trong ung thư đại tràng là sử dụng 2 chất: Diosmin và Hespiridin từ


quả thuộc họ cam chanh để theo dõi hiệu quả phòng ung thư của chúng.


Diosmin và Hespiridin là hai chất thuộc flavonoid, người ta biết rất rõ
chúng có bản chất antioxydant, tác dụng chống viêm và tác dụng ức chế tổng
hợp prostaglandin. Sự làm thay đổi sinh hợp prostaglandin có thể làm biến điệu
sự sinh ra ung thư đại tràng ở cả người và động vật. Cả hai dùng riêng rẽ hoặc
phối hợp đều làm giảm tỷ lệ ung thư đại tràng ở chuột.


Mặt khác người ta còn thấy Diosmin và Hesperidin có tác dụng chống
biến dị, làm biến điệu các enzym chuyển hoá thuốc và tác dụng chống khởi phát
ung thư giống như các tác nhân ngăn cản hoá học chống ung thư đại tràng khác .


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

hạn chế tốc độ sinh tổng hợp các polyamin (như Diamin, Spermidin và
Spermin ), mà những chất này có liên quan chặt chẽ đến tốc độ tăng sinh sản
trong một số mô, sự tăng nồng độ ODC được thấy sau sự biểu hiện của các tác
nhân carcinogen. Vậy có thể làm giảm ung thư đại tràng của các chất flavonoid
nói trên nghĩa là qua sự ức chế ODC dẫn đến tổng hợp các polyamin cũng giảm
trong máu và sự sinh sản biểu mô đại tràng cũng từ đó bị giảm.


 <i>Hesperidin, Hesperetin giúp ngăn ngừa và chữa trị bệnh tim.[14],[20].</i>


Hesperidin và Hesperetin làm giảm nguy cơ phát triển của bệnh tim
mạch : xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, … gây ra bởi enzym HMG-CoA
(3-hydroxy-3-methylglutaryl CoA). Hesperidin và Hesperetin ức chế enzym
HMG-CoA, là tác nhân gián tiếp tổng hợp ra acid mevalonic-hợp chất trung gian trong
quá trình tổng hợp sterol hoặc isoprenoid làm tăng lượng cholesterol trong máu.


Một nguyên nhân nữa gây ra bệnh tim mạch là tác dụng của enzym
ACAT (Acyl CoA cholesterol-O-ocyltransferase), enzym này đẩy mạnh sự ester
hóa của cholesterol trong máu, làm phát triển các đại thực bào lipic ở thành


mạch tạo nên chứng xơ vữa động mạch. Hesperidin và Hesperetin có tác dụng
ức chế hoạt tính ACAT, góp phần đẩy lùi nguy cơ mắc phải các bệnh về tim
mạch.


 <i>Hesperidin, Hesperetin ảnh hưởng lên sự chuyển hóa xương.[12], [15],</i>


[17],[24].


Hesperidin, Hesperetin có khả năng kích thích sự hình thành và ức chế sự
thối hóa xương. Hoạt tính của phosphatase alcalin chuyển hóa tạo hình xương
được kích thích bởi sự có mặt của Hesperidin, Hesperetin. Với phát minh này,
Hesperidin và Hesperetin vừa là nguồn dinh dưỡng, vừa là dược phẩm quan
trọng cho con người trong việc phát triển xương, phịng và chống bệnh lỗng
xương.


 <i>Hesperidin, Hesperetin giúp ngăn ngừa và chữa trị bệnh gan.[20].</i>


Một số nghiên cứu mới đây cho thấy Hesperidin và Hesperetin được đưa
vào sử dụng để phòng ngừa và chữa trị bệnh gan : viêm gan, xơ gan, ung thư
gan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Hesperidin được sử dụng rộng rãi trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực
phẩm. Hesperidin là chất có hoạt tính chống oxy hóa, kháng viêm,
hypolipidemic, kháng khối u, làm bền vững thành mao mạch, ngăn ngừa sự chảy
máu và điều chỉnh huyết áp. Hesperidin có thể ức chế các enzym :
phospholipase A2, lipoxygennase, HMG-CoA reductase và cyclo-oxygenase.


Hesperidin làm tăng độ bền thành mao mạch bởi làm giảm độ thấm của
mao mạch. Hesperidin được sử dụng để làm giảm sốt và các dị ứng khác do ức
chế sự phóng thích histamine. Và hoạt tính chống ung thư được giải thích bởi sự


ức chế tổng hợp polyamine.


Ngồi ra Hesperidin cịn làm tăng hoạt tính của vitamin-C, đóng vai trò
như một “vitamin P”, được sử dụng trong việc điều trị bệnh chảy máu lợi và các
bệnh do thiếu vitamin-C.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

III. HESPERETIN.



<b>III.1. Cấu tạo.</b>

[8],[18].


 Các tên thường gọi : Hesperetin; 4-Methyl este xianidanon;


3,5,7-Trihydroxi-4-metoxiflavon;
(S)-2,3-dihydro-5,7-dihydroxy-2-(3-hydroxy-4-methoxyphenyl)-4-H-1-bezopyran-4-one.


 Công thức phân tử : C16H14O6


 Khối lượng phân tử : 302.27
 Cơng thức cấu tạo :


<i>Hình 2 : Cơng thức cấu tạo của Hesperetin</i>


<b>III.2. Tính chất vật lý.</b>

[6],[8].


Hesperetin có dạng tinh thể hình kim hay lục giác, màu trắng, không
mùi, không vị.


Ít tan trong nước, Chloroform, Benzen. Tan trong Methanol, Axeton và
dung dịch kiềm.



Tnc = 226  228 0C


O


OH


OCH3


O
HO


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>III.3. Phản ứng điều chế.</b>

[19].


Hesperetin được điều chế bằng phản ứng thủy phân Hesperidin trong môi
trường acid.




Glucose Rhamnose Hesperetin


<b>III.4. Ứng dụng của Hesperetin</b>

<b>.</b>



 Hesperetin là chất chống oxy, có khả năng làm sạch hiệu quaû


peroxynitrite. [23]


Peroxynitrit là chất oxy hóa hoạt động do hai tác nhân oxy hóa
superoxide ( O<sub>2</sub>- ) và nitric oxyde ( NO), có thể oxy hóa các thành phần của tế
bào như : các protein thiết yếu, no-protein thiols, ADN, protein tỉ trọng thấp,
màng nhày phospholipid. Peroxynitrite đóng góp làm phát sinh các bệnh nguy


hiểm như đột quỵ, bệnh tim, tâm thần, xơ vữa động mạch do thiếu enzym nội
sinh ngăn cản (ONOO)-<sub> hoạt động.</sub>


H<sub>2</sub>SO<sub>4</sub>


O
OH
OCH<sub>3</sub>
O
HO
OH
C<sub>6</sub>H<sub>12</sub>O<sub>6</sub> <sub>C</sub><sub>6</sub><sub>H</sub><sub>12</sub><sub>O</sub><sub>5</sub>


OH
H H
H
OH
OH
H
H
CH3


O O CH2


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Hesperetin đã được chứng minh là có khả năng làm sạch (ONOO)- <sub>hiệu</sub>


quả và đáng tin cậy. Hesperetin cũng chứng tỏ khả năng bảo vệ tế bào từ tác
nhân gây hại bởi (ONOO)-<sub>. Phát hiện ra loại thuốc đặc hiệu làm sạch (ONOO)</sub>


-là một bước ngoặt lớn trong lĩnh vực chữa bệnh.



 Hesperetin làm giảm nguy cơ ung thư. [21].


Hesperetin làm giảm nguy cơ phát triển ung thư. Các nhà khoa học đã
nhận dạng vài bioflavonoid từ họ cam quít ức chế cytochrome enzym P450. Tác
hại của những enzym này rất nghiêm trọng, chúng kích hoạt các procarcinogen :
khói thuốc, thuốc trừ sâu, … trở thành những chất sinh ung thư. Các
procarcinogen này không thể tự sinh ra ung thư, nhưng có thể trở thành chất sinh
ung thư sau khi vào cơ thể con người.


Hesperetin có khả năng ức chế được enzym P450 1B1- tránh sự chuyển
các tác nhân procarcinogen thành các chất sinh ung thư, làm giảm nguy cơ ung
thư vú, tuyến tiền liệt và ức chế quá trình giảm hocmon sinh dục nữ do enzym
này gây ra. Không chỉ ngăn chặn enzym P450 1B1, Hesperetin cịn có tác dụng
mạnh lên các khối u. Ảnh hưởng của Hesperetin lên enzym P450 1B1 dẫn đến
nhiều khả năng trong việc chữa bệnh bằng hóa học trị liệu.


 <i>Hesperetin có khả năng chữa trị các bệnh về da hiệu quả như viêm da, mụn</i>


<i>trứng cá, …[25].</i>


Đối với các bệnh do viêm tuyến nhờn dưới da, mụn trứng cá, …
Hesperetin đã được chứng nhận là dược phẩm sử dụng an tồn, có hiệu quả điều
trị và thẩm mỹ cao hơn so với các phương pháp chữa trị khác. Hesperetin tác
động trực tiếp lên sự bài tiết bả nhờn ở dưới da và bả nhờn. Hesperetin làm
giảm lượng bả nhờn, dầu dưới da và da đầu hoặc tóc mà không gây tác dụng phụ
như teratogenecity, suy yếu tuyến yên, cơ thể suy yếu đối với nam khi kết hợp
với antiandrogens và acid retinoid. Hơn nữa Hesperetin có thể ức chế sự phát
triển của vi khuẩn P. acnes, một loại vi khuẩn gây ra mụn trứng cá.



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

IV. TRIACETYL HESPERETIN.

[8],[26].


<b>IV.1. Cấu tạo.</b>



 Cơng thức phân tử : C22H20O9.


 Khối lượng phân tử : 428.
 Công thức cấu tạo :


<i>Hình 3 : Cơng thức cấu tạo của Triacetyl Hesperetin.</i>


<b>IV.2 . Tính chất vật lý.</b>



Triacetyl Hesperetin có dạng bột, vô định hình, màu trắng, không vị.
Tan tốt trong Aceton, Etylacetat, tan trong Methanol, Ethanol, dung dịch
kiềm, không tan trong Ether dầu hỏa.


Tnc= 139  1410C


O


O


OCH<sub>3</sub>


O
O


C
H<sub>3</sub>C



O


O
C
O
CH<sub>3</sub>


C
O


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>IV.3. </b>

<b>Điều chế.</b>



Hesperetin Triacetyl Hesperetin


<b>IV.4. Ứng dụng.</b>



Triacetyl Hesperetin là chất trung gian để tổng hợp các dẫn xuất của
Hesperetin có hoạt tính sinh học cao như Diosmin, Diosmetin có nhiều ứng dụng
quan trọng trong lĩnh vực y học.


O


OH


OCH3


O
HO



OH


C
O


CH<sub>3</sub>


CH<sub>3</sub>COONa
(CH<sub>3</sub>CO)2O


O


O


OCH3


O
O


C
H3C


O


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

V. XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG NẤM, KHÁNG KHUẨN.



<b>V.1. Các phương pháp định tính phát hiện tính kháng khuẩn.</b>



Phương pháp này cho ta thấy rõ phạm vi tác dụng và những hiểu biết sơ
bộ về khả năng của loại kháng khuẩn tố đang cịn ở giai đoạn thơ .



<i>V.1.1. Phương pháp trộn thuốc vào môi trường thạch.[9]. </i>


Chất chiết được pha lỗng với dung dịch đệm có nồng độ xác định. Dung
dịch này trộn đều với môi trường nuôi cấy, để ở nhiệt độ 480<sub>C – 50</sub>0<sub>C, sau đó đổ</sub>


ra từng hộp lồng với một lượng nhất định. Khi thạch đông lại ta cấy các chủng vi
sinh vật đã được chuẩn bị từ trước. Dùng que cấy vô trùng lấy các chủng vi sinh
vật gốc cấy lên trên mặt môi trường thạch thành từng vạch thẳng. Để hộp lồng
trong điều kiện thích hợp, từ 18 đến 20 giờ cho vi khuẩn mọc lên.


Chúng ta nhận định kết quả bằng sự quan sát vi khuẩn mọc thành từng
khuẩn lạc, hay không mọc được so với mẫu đối chứng.


<i>V.1.2. Phương pháp đục lỗ trong môi trường thạch.</i>[9].


Trong hộp lồng, đổ mơi trường thạch nóng chảy, để đơng lại, sau đó cấy
vi khuẩn đều khắp trên mặt. Dùng ống khoan lỗ có kích thước quy định khoan
vào thạch để tạo ra một lỗ tròn. Đổ mẫu thuốc cần nghiên cứu vào lổ trịn đó rồi
để vào tủ ấm 370<sub>C sau 18 giờ.</sub>


Phương pháp này cho kết quả rõ ràng, do chất kháng khuẩn ngấm trực
tiếp vào mơi trường.


<i>V.1.3. Phương pháp thấm giấy.</i> [9].


Giấy thấm cắt thành hình trịn có đường kính khoảng 33.5 – 34.0 mm, sấy
vô trùng. Cho các mẫu giấy này thấm vào dung dịch có chứa chất kháng khuẩn,
rồi hong khô. Đặt các giấy này lên mặt môi trường thạch đã gieo cấy vi khuẩn,
cất vào tủ ấm 370<sub>C sau 18 -20 giờ, đem ra đọc kết quả. Chỗ thạch có chất kháng</sub>



</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Phương pháp này chỉ thích hợp khi phát hiện loại vi khuẩn có hoạt tính
mạnh. Ngồi ra cịn ảnh hưởng khá nhiều đến lượng vi khuẩn cho vào mơi
trường mỗi thí nghiệm khơng hằng định.


<i>V.1.4. Phương pháp ống trụ của “Heatley”.</i>[9].


Dùng hộp lồng có đường kính 10 cm, đáy bằng, đổ vào khoảng 10 ml môi
trường thạch đã đun chảy, để cho đặc lại. Đun chảy một bình mơi trường thạch
khác có chứa 20 ml, chờ khi nhiệt độ môi trường trở về 420<sub>C - 44</sub>0<sub>C, cho vào 0.2</sub>


ml vi khuẩn đã cấy vào canh thang mọc tốt, trước đó 12 giờ, lắc đều môi trường
và vi khuẩn rồi đổ ra hộp thạch nói trên ở một lớp mỏng khoảng 4 ml. Lớp này
sẽ đông lại sau 10 – 15 phút. Đặt lên mặt lớp thạch những vịng kim loại khơng
gỉ, vịng này cao 9.6mm, đường kính ngồi 7.2 mm, đường kính trong 5 mm, mỗi
vịng kim loại có khối lượng khơng nhẹ quá 1.7 gam để đảm bảo độ lún vào
thạch. Đổ dung dịch cần nghiên cứu vào các vịng nói trên với nồng độ và khối
lượng nhất định, rồi nhẹ nhàng để vào tủ ấm 370<sub>C khoảng 18 giờ. Sau thời gian</sub>


này ta sẽ thấy vi khuẩn phát triển thành một màu trắng đục, đều khắp mặt mơi
trường, cịn quanh vịng kim loại có thể có một vùng trong, vùng này chứng tỏ vi
khuẩn không mọc được.


Phương pháp này rất thường dùng cho việc phát hiện tính kháng khuẩn,
có ưu điểm đảm bảo an toàn cho người thực hành kỹ thuật, ít bị nhiễm trùng, kết
quả rõ ràng.


<i>V.1.5. Phương pháp đào rãnh của Fleming (1932).</i>[9].


Phương pháp này dùng để kiểm nghiệm tính kháng khuẩn của các giống


điều chế ra Penixilin. Môi trường thạch nấu chảy đổ vào các hộp lồng, chờ cho
đông lại, dùng dao nhỏ vô trùng cắt hai đường song song gần giữa hộp ( hai
đường này cách nhau 0.3 cm ), bỏ thỏi thạch ở giữa đi, đổ dung dịch thuốc định
thử vào rãnh. Cấy vi khuẩn thành đường thẳng góc với rãnh. Để vào tủ ấm 370<sub>C</sub>


khoảng 18 giờ. Đọc kết quả bằng cách đo vùng vô khuẩn từ chân rãnh trở ra.
<i>V.1.6. Phương pháp viên nén Đặng Văn Ngữ (1956).[9].</i>


Các mẫu thuốc được nghiền nát, ép thành viên hình trụ, cao 0.8 cm,
đường kính 1 –2 cm. Đặt những viên đó lên một hộp môi trường thạch, đặt hộp
này và tủ lạnh 40 <sub>C trong 6 giờ, để hoạt chất kháng khuẩn từ dược liệu khuếch</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

dùng một dụng cụ đặc biệt phun lên trên mặt môi trường một lớp vi khuẩn, đậy
nắp lại, để vào tủ ấm 370 <sub>C trong 12 -18 giờ. Đọc kết quả bằng cách đo vùng vơ</sub>


khuẩn quanh viên nén.


Phương pháp này tránh được phải dùng nhiều vòng kim loại nhưng phải
dùng những thiết bị cồng kềnh khác. Cũng cần phải rất thận trọng để tránh lây
lan khi phải dùng những loại vi khuẩn độc để thí nghiệm.


<i>V.1.7. Phương pháp thử những chất kháng khuẩn bay hơi.</i> [9].
Phương pháp này được Rundat đề xuất lần đầu tiên khi nghiên cứu chất
kháng khuẩn bay hơi từ hạt đu đủ.


Nội dung của phương pháp này là : dùng hai nữa hộp lồng có đường kính
bằng nhau, đổ mơi trường thạch nóng chảy vào nữa hộp lồng phía đáy, để cho
môi trường đông lại, cấy vi khuẩn thành từng đường thẳng. Nữa hộp lồng kia để
các chất tinh dầu hay những thực vật có chất bay hơi giã dập. Gắn khe hở bằng
băng dính hoặc paraphin, để vào tủ ấm 370 <sub>C, sau 12 -18 giờ đọc kết quả, so</sub>



sánh với đối chứng. Chất bay hơi có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật
đem thử.


Phương pháp này cho phép phát hiện được những chất bay hơi mang tính
kháng khuẩn mà các phương pháp kể trên khơng thể phát hiện được.


<i>V.1.8. Phương pháp sắc ký kháng khuẩn.</i> [9].


Việc phân tích kháng khuẩn tố ở giai đoạn đầu trong quá trình nghiên
cứu bằng phương pháp sắc ký giấy được nhà bác học Ichida (80) áp dụng trước
tiên, sau đó đã được nhiều người cải tiến thêm. Mặc dù có rất nhiều tài liệu đề
cập đến việc sử dụng phương pháp sắc ký trên giấy nhưng cho đến nay, vẫn
chưa có một quan điểm thống nhất về hệ thống hóa các kháng khuẩn tố bằng
phương pháp này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

băng giấy trên môi trường thạch đã cấy vi khuẩn, để ở nhiệt độ 370 <sub>C trong 12</sub>


giờ cho vi khuẩn phát triển ta sẽ được vùng vơ khuẩn ở vết sắc ký mang hoạt
tính kháng khuẩn.


Phương pháp này có ưu điểm tách biệt được chất kháng khuẩn ra khỏi
nhiều chất khác. Xác định được chỉ số Rf của vết kháng khuẩn, cho phép ta đi


sâu nghiên cứu thành phần và cấu trúc của chúng.


<i>V.1.9. Phương pháp hiện đại của Vanden Benergher và Vlietlinck (1994).[12 ].</i>


Phương pháp này tiến hành thử hoạt tính kháng vi sinh vật trên phiến vi
lượng 96 giếng của các mẫu chiết theo 2 bước :



<i>Bước 1 : Sàng lọc sơ bộ tìm chất chiết có hoạt tính;</i>


<i>Bước 2 : Tìm nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của chất có hoat tính.</i>


Nấm và vi khuẩn được duy trì trong môi trường dinh dưỡng. Các chủng
kiểm định được hoạt hóa trước khi tiến hành thử nghiệm trong mơi trường dinh
dưỡng dịch thể (24 giờ đối với vi khuẩn, 48 giờ đối với nấm).


Mẫu thử được hòa tan các chiết phẩm trong dung môi Dimethyl sulfoxid
(DMSO) 100%, với 4 – 10 thang nồng độ được pha loãng từ dịch gốc rồi nhỏ
sang phiến vi lượng 96 giếng. Vi sinh vật kiểm định sau khi được hoạt hóa, pha
lỗng bằng môi trường dinh dưỡng cho tới nồng độ tương đương 0.5 đơn vị
McLand (khoảng 108<sub> vsv/ml). Để trong tủ ấm 37</sub>0<sub>C trong thời gian 24 giờ đối với</sub>


vi khuẩn và 300<sub>C trong thời gian 48 giờ đối với nấm. Sau đó đọc kết quả và tính</sub>


giá trị ức chế tối thiểu (MIC).


<i>Mẫu thơ có MIC </i><i> 200 </i><i>g/ml; mẫu tinh có MIC </i><i> 50</i><i>g/ml là có hoạt</i>
<i>tính</i>


<b>V.2. Các loại vi khuẩn, vi nấm sử dụng để xác định hoạt tính.</b>

[10],[11].
<i>V.2.1. Vi khuẩn.</i>


 <i>Staphylococcus aureus :</i>


- Là vi khuẩn Gram (+), không giáp mô, không tạo bào tử.


- Sức đề kháng : nhạy cảm với Penicilin, Authromycin và Ampicilin.


- Khả năng gây bệnh :


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

+ gây ung nhọt, áp xe,
+ viêm vú ở bò, cừu,


+ gây nhiễm trùng máu dẫn đến viêm phổi, viêm
thận cấp, viêm tuyến sữa và viêm tủy xương.


 <i>Bacillus subtilis :</i>


- Là vi khuẩn Gram (+), trực khuẩn.
- Là vi khuẩn có lợi, có mặt ở đường ruột.


 <i>Pseudomonas aeruginosa :</i>


- Là vi khuẩn Gram (-), có tiêm mao, vi khuẩn sinh sắc tố màu
xanh.


- Khả năng gây bệnh :


+ Gây bệnh mủ xanh ở người và động vật,
+ viêm bàng quan, viêm tai có mủ ở người.


 <i>E.coli:</i>


- Là vi khuẩn Gram (-), không bào tử.


- Sức đề kháng : nhạy cảm với Chloramphenicol, Streptomycine,
Sulfamid, Trimrthoprim.



- Khả năng gây bệnh : E.coli có sẵn trong ruột, khi cơ thể bị suy
yếu, sức đề kháng giảm thì E.coli mới gây bệnh :


+ Gây tiêu chảy,


+ bệnh phù thủng ở heo con,
+ viêm ruột.


 <i>Enterococcus faecalis :</i>


- Enterococcus là một phụ nhóm của Streptococcus, nhóm D.
- Là vi khuẩn Gram (+), dạng cầu, không bào tử.


- Khả năng gây bệnh : trên da, đường tiêu hóa, dạ dày, ruột và niệu
sinh dục.


<i>V.2.2. Naám.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

- Là loại nấm mốc có khả năng sinh độc tố gây ung thư là Aflatoxin.
- Đặc điểm hình dạng : hình bơng màu lục, cuống sinh bào tử.


+ Aspergillus flavus : thể bình, 1 hay 2 tầng trên cùng một
bọng. Bơng hình phóng xạ hay hình cột lỏng lẻo, cuống
sinh bào tử.


+ Aspergillus oryzae : cuống sinh bào tử dài 1 – 2 mm.
Thể bình hai lớp, khi già màu hơi nâu.


- Khả năng gây bệnh của Aflatoxin :



+ Ở gia súc : - Khi trúng độc cấp tính : chết đột ngột.
- Khi trúng độc mãn tính : con vật kém ăn,
chậm lớn, sụt cân.


- Khi nhiễm độc kéo dài : gây ung thư.
+ Ở người : gây ung thư.


 <i>Trichoderma sp :</i>


- Thuộc dạng vi nấm, sống trong mơi trường đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<i><b>Phần II :</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b>NỘI DUNG NGHIÊN CỨU</b>

:



Trên cơ sở Hesperidin, một flavonoid được chiết tách từ vỏ quít, chúng
tôi tiến hành tổng hợp Hesperetin.Theo các tài liệu, Hesperidin và Hesperetin là
những hợp chất có hoạt tính sinh học cao, kháng nấm, kháng khuẩn tốt, là chất
chống oxy hóa mạnh. Bên cạnh Hesperidin và Hesperetin, chúng tơi cịn nghiên
cứu tổng hợp Triacetyl Hesperetin-một hợp chất trung gian, để tiến hành tổng
hợp các dẫn xuất của Hesperetin sau này.


<b>Mục tiêu nghiên cứu của đề tài</b><i><b> :</b></i>
- Tách chiết Hesperidin,
- Tổng hợp Hesperetin,


- Tổng hợp Triacetyl Hesperetin,


- Xác định hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của Hesperidin,
Hesperetin và Triacetyl Hesperetin.



</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i>Sơ đồ 1 : Sơ đồ nghiên cứu</i>
Lựa chọn ngun


liệu (vỏ qt)


Xử lý ngun liệu


Chiết tách Hesperidin


Tinh chế Hesperidin


Khảo sát q trình tổng hợp Hesperetin


Tinh chế Hesperetin


Khảo sát quá trình tổng hợp
Triacetyl Hesperetin


Tinh chế Triacetyl Hesperetin Định tính,
định
lượng


Xác
định
cấu
trúc


Hoạt
tính


sinh
học
Xác định tính chất của


sản phẩm


Đánh giá tính chất, khả
năng ứng dụng
Hesperidin tinh


Hesperetin tinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>A. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.</b>



I. LỰA CHỌN XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU.



Trong các lồi thực vật có ở Việt Nam, cây qt có hàm lượng Hesperidin
cao, đặc biệt ở vỏ qt với hàm lượng trên 3.0% tính theo dược liệu khơ kiệt. Vì
vậy chúng tơi chọn ngun liệu chính là vỏ quít.


<i>Sơ đồ 2 :</i><b> </b>Xử lý ngun liệu.
Vỏ qt


Loại tạp


Nghiền mịn


Vỏ qt
dạng bột



</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

II. TÁCH CHIẾT HESPERIDIN.



<b>II.1. Phương pháp và điều kiện chiết Hesperidin.</b>



Hesperidin là một hợp chất có thể tan trong nhiều dung môi, độ tan tăng
dần trong các dung môi sau:


+ Benzen
+ Chloroform
+ Nước


+ Aceton
+ Methanol


+ Dung dịch NaOH loãng


Hesperidin tan tốt trong dung dịch NaOH loãng. Tuy nhiên khi chiết
Hesperidin từ bột vỏ quít bằng dung dịch NaOH loãng bằng phương pháp ngâm
dầm, tốn nhiều thời gian nhưng hiệu suất chiết khơng cao. Do đó chúng tơi chọn
phương án chiết Hesperidin từ vỏ qt bằng dung mơi Methanol.


Điều kiện tiến hành


Chúng tơi chọn điều kiện tối ưu để tiến hành chiết tách Hesperidin như
sau:


 Dụng cụ chiết : soxhlet.


 Chiết loại chất béo, chất màu :



+ Dung môi : Ether dầu hỏa


+ Nhiệt độ chiết : nhiệt độ sơi của dung dịch.


 Chiết Hesperidin :


+ Dung môi : Methanol.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<i>Quy trình chiết :</i>




<i>Sơ đồ 3 :</i>Quy trình chiết Hesperidin.
Bột vỏ qt


Chiết chất béo, chất màu


Lọc Dịch chiết


Methanol


(Thu hồi dung môi)


Lọc


Dịch chiết
Chiết Hesperidin


Lọc, rửa



Hesperidin
thô



Ether dầu hỏa


MeOH lạnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>II.2. Tinh cheá Hesperidin.</b>



.


Hesperidin chiết xuất được đem tinh chế và kết tinh nhiều lần trong
Methanol.


<i>Sơ đồ 4 : Quy trình tinh chế Hesperidin.</i>
Hesperidin thơ


Hòa tan
Metanol


Lọc nóng






Dịch lọc



Loại bớt dung mơi


Kết tinh


Lọc, rửa


Sấy


Hesperidi
n tinh


Nước qua lọc
Cặn


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

III. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỔNG HỢP HESPERETIN



<b>III.1. Điều kiện và quy trình tổng hợp.</b>





Điều kiện tiến hành :


Chúng tơi chọn điều kiện tối ưu để tiến hành quá trình thuỷ phân
Hesperidin thành Hesperetin như sau :


- Khối lượng nguyên liệu : 5 gam Hesperidin.


- Lượng MeOH : 100 ml.


- Lượng H2SO4 96% : 5 ml.



- Nhiệt độ phản ứng : tsôi của dung dịch.


- Thời gian phản ứng : 6 giờ.


- Quá trình thủy phân được khuấy liên tục.


Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của thời gian, lượng Methanol, acid H2SO4


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Chúng tơi chọn quy trình tổng hợp Hesperetin như sau :


<i>Sơ đồ 5 : Quy trình thủy phân Hesperidin thành Hesperetin.</i>
Hesperidin


Thủy phân


Lọc


Thu hồi dung môi
Methanol


H<sub>2</sub>SO<sub>4</sub> 96%


Dd NaCl 15%
Ethylacetat


Sấy


Hespereti
n thô



rửa
Nước


cất


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>III.2</b>

<i><b>. </b></i>

<b>Tinh cheá Hesperetin</b>

<i><b>.</b></i>



Hesperetin tổng hợp được đem tinh chế và kết tinh nhiều lần trong
Ethanol.


Hesperetin thô


Hòa tan
Ethanol


Lọc nóng






Dịch lọc


Loại bớt dung mơi


Kết tinh


Lọc, rửa



Sấy


Hespereti
n tinh


Nước qua lọc
Cặn


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<i>Sơ đồ 6 : Quy trình tinh chế Hesperetin.</i>


IV. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỔNG HỢP TRIACETYL


HESPERETIN



<b>IV.1. Điều kiện và quy trình tổng hợp.</b>





Điều kiện tiến hành :


Chúng tôi chọn điều kiện tối ưu để tiến hành quá trình tổng hợp
Hesperetin thành Triacetyl Hesperetin như sau :


- Khối lượng nguyên liệu : 0.2000 gam Hesperetin.
- Lượng CH3COONa : 0.075 gam.


- Lượng (CH3CO)2O : 3 ml.


- Nhiệt độ phản ứng : tsôi của dung dịch.



- Thời gian phản ứng : 1 phút.
- Quá trình phản ứng được khuấy liên tục.


Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của thời gian, lượng (CH3CO)2O, lượng


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

Chúng tơi chọn quy trình tổng hợp Triacetyl Hesperetin như sau :


<i>Sơ đồ 7 : Quy trình tổng hợp Hesperetin thành Triacetyl Hesperetin.</i>
Hesperetin


Ester hóa


Cốc nước đá


Lọc, rửa


Saáy
CH<sub>3</sub>COONa


Nước
cất


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<b>IV.2. Tinh cheá Triacetyl Hesperetin.</b>



Triacetyl sau khi được tạo thành đem tinh chế và kết tinh nhiều lần trong
Ethanol.




<i>Sơ đồ 8 : Quy trình tinh chế Hesperetin.</i>


Nước lạnh


Triacetyl Hesperetin
thô


Hòa tan
Ethanol


Lọc nóng






Dịch lọc


Loại bớt dung mơi


Kết tinh


Lọc, rửa


Sấy


Triacetyl
Hesperetin


tinh



</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

V. NHẬN DANH SẢN PHẨM.



Sản phẩm được nhận danh bằng các phương pháp phân tích hố lý hiện
đại : sắc ký lớp mỏng, đo nhiệt độ nóng chảy, UV-Vis, IR, HPLC, LC-MS, 1<sub></sub>


H-NMR, 13<sub>C-NMR.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>B. THỰC NGHIỆM.</b>



I. LỰA CHỌN XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU.



Nguyên liệu sử dụng chính là vỏ quiùt khơ được mua ở khu vực bán thuốc
bắc đường Hải Thượng Lãn Ông, đem sàng để loại tạp chất : đất, cát; sấy khơ ở
nhiệt độ 50-600<sub>C. Sau đó nghiền mịn, bảo quản kín để tránh hút ẩm trở lại. </sub>


II. TÁCH CHIẾT HESPERIDIN.



<b>II.1. </b>

<b>Phương pháp và điều kiện chiết tách Hesperidin</b>

<i><b>. </b></i>


Các điều kiện tiến hành :


- Nhiệt độ chiết : nhiệt độ sôi của dung dịch.
- Dung môi : Ether dầu hỏa, Methanol.
- Chiết liên tục trong soxhlet.


<b>II.2. Tinh chế Hesperidin.</b>



Kết tinh lại trong Methanol.


Cân 0.5 gam Hesperidin thơ, hịa tan trong 750 ml Methanol. Đun sôi và
khuấy nhẹ bằng khuấy từ cho đến khi tan hồn tồn. Lọc nóng dung dịch bằng


thiết bị lọc hút chân không. Dịch qua lọc được tiếp tục sử dụng cô quay chân
không để loại bớt dung môi, để lạnh dung dịch, Hesperidin sẽ kết tinh lại, lọc,
rửa, sấy chân không ở 800<sub>C. Đem cân Hesperidin thu được để tính hiệu suất tinh</sub>


chế.


III. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỔNG HỢP HESPERETIN.



<b>III.1. Khảo sát q trình tổng hợp Hesperidin thành Hesperetin.</b>



Lấy 5 gam Hesperidin tinh, 100 ml Methanol vaø 5 ml H2SO4 96% cho vaøo


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

trong 6 giờ. Lấy dung dịch này đem lọc qua phễu lọc hút chân khơng, hỗn hợp
phản ứng hịa tan vào 400 ml Ethylacetat, sau đó rửa với 100 ml dung dịch NaCl
15% (1 lần), 150 ml nước cất (3 lần), tiếp tục sử dụng cô quay chân không để
loại bớt dung môi. Sản phẩm thu được đem sấy chân không ở 80o<sub>C đến khối</sub>


lượng khơng đổi, thu và cân thơ.


<i>Hình 4 : Hệ thống đun hồi lưu.</i>


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp :
- Thời gian phản ứng : 4, 5, 6, 7 và 8 giờ.


- Lượng dung môi tham gia phản ứng : 50, 75, 100, 125, 150 ml
Methanol.


- Lượng xúc tác tham gia phản ứng : 3, 4, 5, 6, 7 ml H2SO4 96%.


Sau khi khảo sát từng yếu tố, chọn ra thông số phù hợp nhất. Thơng số


đó được sử dụng để tiếp tục khảo sát yếu tố tiếp theo.




<b>III.2. Tinh chế Hesperetin. </b>



Kết tinh lại trong ethanol :


Cân 1 gam Hesperetin thô, hòa tan trong 50 ml Ethanol 800 <sub>thêm 0.2 gam</sub>


than hoạt tính, đun sôi và khuấy nhẹ bằng khuấy từ cho đến khi tan hồn tồn.


1


2


3
4
5


1 : Ống sinh hàn.
2 : Nhiệt kế.
3 : Bình cầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51></div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

IV. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỔNG HỢP TRIACETYL


HESPERETIN.



<b>IV.1. Khảo sát quá trình tổng hợp Hesperetin thành Triacetyl</b>


<b>Hesperetin.</b>




Lấy 0,2 gam Hesperetin tinh, 5 ml Anhydric acetic và 0.2 gam Natri
acetat cho vào bình cầu sau đó đun hồi lưu cách cát, khuấy nhẹ bằng khuấy từ,
dung dịch được khuấy sôi trong 1 phút. Lấy dung dịch này đem đổ vào hỗn hợp
nước đá, khuấy đều rồi để yên cho sản phẩm kết tinh xuống. Lọc và rửa lại thật
sạch với nước lạnh trên phễu lọc Buchner. Sản phẩm thu được đem sấy chân
không ở 80o<sub>C đến khối lượng không đổi, thu và cân thô.</sub>


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp :
- Thời gian phản ứng : 1, 5, 10, 15 và 20 phút.


- Lượng dung môi tham gia phản ứng : 1, 2, 3, 4, 5 ml Anhydric
acetic.


- Lượng xúc tác tham gia phản ứng : 0.025, 0.05, 0.075, 0.10, 0.125
gam Natri acetat.


Sau khi khảo sát từng yếu tố, chọn ra thơng số phù hợp nhất. Thơng số
đó được sử dụng để tiếp tục khảo sát yếu tố tiếp theo.


<b>IV.2. Tinh chế Triacetyl Hesperetin.</b>



Kết tinh lại trong Ethanol :


Cân 1 gam Triacetyl Hesperetin thơ, hịa tan trong 20 ml Ethanol, đun sôi
và khuấy nhẹ bằng khuấy từ cho đến khi tan hồn tồn, lọc nóng dung dịch bằng
giấy lọc, để n cho tinh thể kết tinh, lọc áp suất thấp để thu tinh thể Triacetyl
Hesperetin, sau đó sấy chân khơng ở 80o<sub>C. Đem cân Triacetyl Hesperetin thu</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

V. NHAÄN DANH SẢN PHẨM.




<b>V.1. Nhận danh Hesperidin.</b>



Xác định bằng sắc ký lớp mỏng, nhiệt độ nóng chảy, UV-Vis, IR, LC-MS :
<i>V.1.1. Sắc ký lớp mỏng, đo nhiệt độ nóng chảy.</i>


- <i>Sắc ký lớp mỏng :</i>


Hồ tan một ít Hesperidin vào dung dịch MeOH. Dịch MeOH vừa pha
được chấm lên bản mỏng Silicagel chạy với hệ dung môi n-butanol – acid acetic
- nước với tỷ lệ 4 :1 : 5 (lấy lớp trên). Bản mỏng loại 25DC-Alufolien 20x20 cm,
Kiesegel 60 F254, Merk.


- <i>Đo nhiệt độ nóng chảy :</i>


Chọn ống mao quản thủy tinh có độ dày đều nhau, đường kính 1-12 mm,
dài 70 -100 mm, một đầu hàn kín. Ống phải thật sạch và khô, cho Hesperidin
vào ống mao quản, sau đó xác định điểm chảy bằng máy đo điểm chảy. Điểm
chảy được đo 2 lần, kết quả lấy trung bình của 2 lần đo điểm chảy. Sử dụng máy
đo điểm chảy ELECTRONTHERMAL 9000 tại phòng hợp chất thiên nhiên Viện
Cơng nghệ Hóa học Việt Nam.


<i>V.1.2. Xác định bằng phổ UV–Vis.</i>


Pha dung dịch Hesperidin trong Methanol với các nồng độ xác định. Dùng
máy UV 2450 Shimadzu tại Viện Cơng Nghệ Hố Học, đo độ hấp thu dung dịch
trong vùng bước sóng từ 200 - 800 nm. Quan sát phổ, xác định cực đại.


<i>V.1.3. Xác định bằng phổ IR .</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<i>V.1.4. Xác định bằng phổ LC-MS.</i>


Phổ LC-MS được ghi trên hệ thống Sắc ký lỏng cao áp LC 1090 Hewlett
Parkard ghép khối phổ của hãng MSD-Trap 1100 Aginent.


<i><b>V.2. </b></i>

<b>Nhaän danh Hesperetin.</b>

<i><b> </b></i>


Xác định bằng sắc ký lớp mỏng, nhiệt độ nóng chảy, UV-Vis, IR, HPLC :
<i>V.2.1. Sắc ký lớp mỏng, đo nhiệt độ nóng chảy.</i>


Tương tự phần V.1.1.


<i>V.2.2. Xác định bằng phổ UV-Vis.</i>
Tương tự phần V.1.2.


<i>V.2.3. Xác định bằng phổ IR.</i>
Tương tự phần V.1.3.


<i>V.2.4. Xác định bằng phoå HPLC.</i>


Phổ HPLC được ghi trên hệ thống Sắc ký lỏng cao áp LC 1090 Hewlett
Parkard.


<i><b>V.3. </b></i>

<b>Nhaän danh Triacetyl Hesperetin.</b>



Xác định bằng sắc ký lớp mỏng, nhiệt độ nóng chảy, UV-Vis, IR, HPLC, NMR :
<i>V.3.1. Sắc ký lớp mỏng, đo nhiệt độ nóng chảy.</i>


Tương tự phần V.1.1.



<i>V.3.2. Xác định bằng phổ UV–Vis.</i>
Tương tự phần V.1.2.


<i>V.3.3. Xác định bằng phổ IR. </i>
Tương tự phần V.1.3.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<i>V.3.5. Xác định bằng NMR.</i>


Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1<sub>H-NMR, </sub>13<sub>C-NMR ghi trên máy cộng hưởng từ</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

VI. XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG NẤM, KHÁNG


KHUẨN.



Các mẫu được thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm tại phòng Sinh học
thực nghiệm – Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên – Viện KH & CN Việt
Nam.


<b>VI.1. Các loại vi khuẩn, nấm thử nghiệm.</b>



Việc thử nghiệm được tiến hành trên các chủng sau :


 Vi khuaån :


- Vi khuaån Gr(-) :
+ Escherichia coli,


+ Pseudomonas aeruginosa.
- Vi khuaån Gr(+) :


+ Bacillus subtillis ,



+ Staphylococcus aureus.


 Naám :


- Nấm sợi :


+ Aspergillus niger,
+ Fusarium oxysporum.
- Naám men :


+ Candida albicans,


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>VI.2. Môi trường thử nghiệm.</b>



Nấm và vi khuẩn được duy trì trong mơi trường dinh dưỡng : Saboraud
dextrose broth và Trypease soya broth (TSB).


<b>VI.3. Chất thử nghiệm.</b>



- Hesperidin,
- Hesperetin,


- Triacetyl Hesperetin.


<b>VI.4. Tiến hành khảo sát.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<i><b>Phần 3</b></i>

<b> :</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

I. TÁCH CHIẾT HESPERIDIN.




<b>I.1. Tách chiết Hesperidin.</b>



 Hiệu suất chiết Hesperidin trong Methanol:
 (%) = <i>m<sub>m</sub></i>'* 100%



= 6.<sub>100</sub>2170 * 100%


= 6.22%


m’: khối lượng Hesperidin thu được (gam)
m : khối lượng vỏ quít đem chiết (gam)


<b>I.2. Tinh cheá Hesperidin.</b>



.


Hesperidin chiết xuất được đem tinh chế và kết tinh nhiều lần trong
Methanol. Kiểm tra bằng sắc ký lớp mỏng cho thấy có một vết trịn đẹp, với
Rf = 0.58.


 Hiệu suất tinh chế Hesperidin :
Khối lượng Hesperidin tinh


H% =  * 100 %


Khối lượng Hesperidin thô



</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

II. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỔNG HỢP HESPERETIN



<b>II.1. Khảo sát quá trình tổng hợp.</b>



Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của thời gian, lượng Methanol, acid H2SO4


96% lên khối lượng của sản phẩm phản ứng :


<i>II.1.1. Khảo sát về thời gian phản ứng.</i>
Điều kiện thí nghiệm:


+ Khối lượng nguyên liệu : 5,0000 gam Hesperidin.


+ Lượng dung môi tham gia phản ứng : 100 ml MeOH , 5 ml H2SO4 96%.


+ Nhiệt độ phản ứng : nhiệt độ sôi của dung dịch.


<i>Bảng 1 : Kết quả khảo sát biến đổi Hesperidin thành Hesperetin theo</i>
thời gian phản ứng.


Thời gian (giờ) 4 5 6 7 8


Khối lượng Hesperetin


thu được (gam) 1.4190 1.8086 2.3616 2.3612 2.3614




<i>Đồ thị 1 :</i> Biểu diễn sự biến đổi khối lượng sản phẩm Hesperetin theo
thời gian.


0
0.5
1
1.5
2
2.5


0 2 4 6 8 10


Thời gian (giờ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

 <i>Nhận xét :</i>


- Thời gian phản ứng ảnh hưởng khá lớn đến phản ứng.


- Từ 3 giờ đến 6 giờ lượng sản phẩm tăng tương đối đáng kể, tuy
nhiên khi tiếp tục tăng thêm thời gian thì khối lượng sản phẩm
hầu như khơng thay đổi nên có thể xem thời gian phản ứng
trong 6 giờ là tối ưu.


- Sau khi làm tinh một lần, qua kết quả sắc ký lớp mỏng với dung
môi khai triển là n-BuOH : AcOH : H2O = 4 :1 :5 (lấy lớp trên),


tất cả các mẫu thí nghiệm đều cho một vết, điều này chứng tỏ
phản ứng xảy ra thuận lợi, sản phẩm là Hesperetin. Sử dụng
điều kiện này để khảo sát các yếu tố tiếp theo.


<i>II.1.2. Khảo sát về lượng Methanol tham gia phản ứng. </i>


Điều kiện thí nghiệm :



- Khối lượng nguyên liệu : 5,0000 gam Hesperidin.


- H2SO4 96% : 5 ml.


- Thời gian phản ứng : 6 giờ.


- Nhiệt độ phản ứng : nhiệt độ sôi của dung dịch .
<i>Bảng 2 :</i> Kết quả khảo sát biến đổi Hesperidin thành Hesperetin theo lượng


Methanol tham gia phản ứng.


Lượng dung môi (ml) 50 75 100 125 150


Khối lượng Hesperetin


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<i>Đồ thị 2 :</i>Biểu diễn khối lượng sản phẩm Hesperetin theo lượng MeOH tham
gia phản ứng.


 <i>Nhận xét :</i>


- Lượng sản phẩm thay đổi theo lượng Methanol. Khi ta thay đổi
thể tích của Methanol từ 50 -100 ml thì khối lượng Hesperetin
tăng vọt và đạt giá trị cao nhất tại 100 ml. Sau đó khối lượng
sản phẩm hầu như không thay đổi khi ta tăng thêm lượng
MeOH.


- Khi tăng thêm lượng MeOH sẽ giúp quá trình hòa tan
Hesperidin tốt hơn. Do vậy, khi phản ứng hết lượng Hesperidin
thì khối lượng sản phẩm khơng đổi, khi ta tiếp tục tăng lượng


MeOH.


<i>II.1.3.Khảo sát về lượng H2SO4 96% tham gia phản ứng. </i>


Điều kiện thí nghiệm :


- Khối lượng nguyên liệu : 5 gam Hesperidin.
- Thời gian phản ứng : 6 giờ.


- Lượng MeOH :100 ml.


0
0.5
1
1.5
2
2.5


0 50 100 150 200


Lượng dung môi (ml)


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<i>Bảng 3 :</i> Kết quả khảo sát biến đổi Hesperidin thành Hesperetin theo lượng
H2SO4 96%.


H2SO4 96%(ml) 3 4 5 6 7


Khối lượng Hesperetin
thu được (gam)



1.7180 2.2105 2.3616 2.3611 2.3616


<i>Đồ thị 3 :</i>Biểu diễn khối lượng sản phẩm Hesperetin theo lượng H2SO4 96%


tham gia phản ứng<b>.</b>


 <i>Nhận xét :</i>


- Lượng acid có ảnh hưởng rất lớn đến phản ứng, đóng vai trò tác
nhân cắt mạch.


- Lượng sản phẩm thay đổi theo lượng acid. Khi tăng lượng acid 3
đến 5 ml thì khối lượng sản phẩm tăng và đạt giá trị cao nhất tại
5 ml.


- Khi tăng thêm lượng acid (6 ml, 7 ml) thì lượng sản phẩm hầu
như khơng đổi (vì phản ứng đã chuyển hoá hết thành
Hesperitin) và với lượng acid trên cũng không làm cháy sản
phẩm.
0
0.5
1
1.5
2
2.5


0 2 4 6 8


Lượng acid (ml)



</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

 <i>Kết luận :</i>


Dựa trên các kết quả phản ứng ở trên, ta có thể chọn điều kiện tối
ưu cho phản ứng tổng hợp Hesperetin như sau :


- Khối lương nguyên lieäu : 5 gam Hesperidin.


- Lượng MeOH : 100 ml.


- Lượng H2SO4 96% : 5 ml.


- Nhiệt độ phản ứng : tsôi của dung dịch.


- Thời gian phản ứng : 6 giờ.


- Lượng sản phẩm : 2.3616 gam Hesperetin.


 Hiệu suất phản ứng tổng hợp Hesperetin :


Khối lượng Hesperetin thu được 610.55
H% =  *  * 100 %


Khối lượng Hesperidin đem phản ứng 302.27


= 95.40 %


610.55 = phân tử lượng Hesperidin
302.27 = phân tử lượng Hesperetin



<b>II.2</b>

<i><b>. </b></i>

<b>Tinh cheá Hesperetin</b>

<i><b>.</b></i>



Hesperetin tổng hợp được đem tinh chế và kết tinh nhiều lần trong
Ethanol. Kiểm tra bằng sắc ký lớp mỏng cho thấy có một vết trịn đẹp, với Rf =


0.93.


 Hiệu suất tinh chế Hesperetin :
Khối lượng Hesperetin tinh


H% =  * 100 %


Khối lượng Hesperetin thô


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

III. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỔNG HỢP TRIACETYL


HESPERETIN.



<b>III.1. Khảo sát quá trình tổng hợp Hesperetin thành Triacetyl</b>


<b>Hesperetin.</b>





Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của thời gian, lượng (CH3CO)2O, lượng


CH3COONa lên khối lượng của sản phẩm phản ứng :


<i>III.1.1. Khảo sát về thời gian phản ứng.</i>
Điều kiện thí nghiệm :



- Khối lượng nguyên liệu : 0.2000 gam Hesperetin.
- Lượng dung môi (CH3CO)2O : 5 ml.


- Lượng CH3COONa : 0.2000 gam.


- Nhiệt độ phản ứng : nhiệt độ sôi của dung dịch.
<i>Bảng 4 :</i>Kết quả khảo sát biến đổi Hesperetin thành Triacetyl


Hesperetin theo thời gian phản ứng.


Thời gian (phút) 1 5 10 15 20


Khối lượng Triacetyl
Hesperetin thu được (gam)


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<i>Đồ thị 4 : Biểu diễn khối lượng sản phẩm Triacetyl Hesperetin theo thời gian.</i>


 <i>Nhận xét :</i>


- Thời gian phản ứng ảnh hưởng khá lớn đến phản ứng.


- Sau thời gian 1 phút thì khối lượng sản phẩm đạt giá trị cao
nhất.


- Tiếp tục tăng thời gian (5, 10, 15, 20 phút) thì khối lượng sản
phẩm giảm dần cho thấy càng kéo dài thời gian phản ứng thì
sản phẩm phản ứng sẽ giảm do phản ứng chuyển dịch theo
chiều làm giảm khối lượng sản phẩm.



- Sau khi làm tinh một lần, qua kết quả sắc ký lớp mỏng với dung
môi khai triển là n-BuOH : AcOH : H2O = 4 :1:5 (lấy lớp trên),


tất cả các mẫu thí nghiệm đều có một vết, điều này chứng tỏ
phản ứng xảy ra thuận lợi, sản phẩm là Triacetyl Hesperetin. Sử
dụng điều kiện này để khảo sát các yếu tố tiếp theo.


0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25


0 5 10 15 20 25


Thời gian (phút)


K


h


ối


l


ươ


ïn



g


(g


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<i>III.1.2. Khảo sát về lượng (CH3CO)2O tham gia phản ứng. </i>


Điều kiện thí nghiệm :


- Khối lượng nguyên liệu : 0.2000 gam Hesperetin.
- Lượng CH3COONa : 5 ml.


- Thời gian phản ứng : 1 phút.


- Nhiệt độ phản ứng : nhiệt độ sôi của dung dịch .


<i>Bảng 5 :</i> Kết quả khảo sát biến đổi Hesperetin thành Triacetyl Hesperetin theo
lượng (CH3CO)2Otham gia phản ứng.


Lượng (CH3CO)2O (ml) 1 2 3 4 5


Khối lượng Triacetyl


Hesperetin thu được (gam) 0.1652 0.2124 0.2376 0.2373 0.2369


<i>Đồ thị 5 : Biểu diễn khối lượng sản phẩm Triacetyl Hesperetin theo lượng</i>
(CH3CO)2O tham gia phản ứng.


 <i>Nhận xét :</i>


- Lượng sản phẩm thay đổi theo lượng (CH3CO)2O. Khi ta thay



đổi thể tích của (CH3CO)2O từ 1 - 3 ml thì khối lượng Triacetyl


Hesperetin tăng vọt và đạt giá trị cao nhất tại 3 ml. Sau đó khối


0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25


0 2 4 6


Lượng dung mơi (ml)


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

lượng sản phẩm hầu như không thay đổi khi ta tăng thêm lượng
(CH3CO)2O.


- Khi tăng thêm lượng (CH3CO)2Osẽ giúp quá trình phản ứng xảy


ra theo chiều thuận. Tuy nhiên khi tăng đến một nồng độ thích
hợp thì khối lượng sản phẩm không đổi.


<i>III.1.3. Khảo sát về lượng CH3COONa tham gia phản ứng. </i>


Điều kiện thí nghiệm :


- Khối lượng nguyên liệu : 0.2000 gam Hesperetin.
- Lượng (CH3CO)2O : 3 ml.



- Thời gian phản ứng : 1 phút.


- Nhiệt độ phản ứng : nhiệt độ sôi của dung dịch .


<i>Bảng 6 :</i> Kết quả khảo sát biến đổi Hesperetin thành Triacetyl Hesperetin theo
lượng CH3COONa tham gia phản ứng.


Lượng CH3COONa (gam) 0.025 0.05 0.075 0.10 0.125


Khối lượng Triacetyl
Hesperetin thu được (gam)


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Đồ thị 6 : Biểu diễn khối lượng sản phẩm Triacetyl Hesperetin theo lượng xúc
tác CH3COONa tham gia phản ứng.


 <i>Nhận xét :</i>


- Lượng sản phẩm thay đổi theo lượng CH3COONa. Khi ta thay


đổi lượng CH3COONa từ 0.025 - 0.075 gam thì khối lượng


Triacetyl Hesperetin tăng vọt và đạt giá trị cao nhất tại 0.075
gam. Sau đó khối lượng sản phẩm hầu như không thay đổi khi ta
tăng thêm lượng CH3COONa.


 <i>Kết luận :</i>


Dựa trên các kết quả khảo sát ở trên, ta có thể chọn điều kiện tối
ưu cho phản ứng tổng hợp Triacetyl Hesperetin như sau :



- Khối lượng nguyên liệu : 0.2000 gam Hesperetin.
- Lượng CH3COONa : 0.075 gam.


- Lượng (CH3CO)2O : 3 ml.


- Nhiệt độ phản ứng : tsôi của dung dịch.


- Thời gian phản ứng :1 phút.


- Lượng sản phẩm : 0.2376 gam Triacetyl Hesperetin.


0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25


0 0.05 0.1 0.15


Lượng xúc tác (g)


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

 Hiệu suất phản ứng tổng hợp Triacetyl Hesperetin :


Khối lượng Triacetyl Hesperetin thu được 302.16
H% =  *  * 100 %


Khối lượng Hesperetin đem phản ứng 428
= 83.87 %



302.27 = phân tử lượng Hesperetin


428 = phân tử lượng Triacetyl Hesperetin


<b>III.2. Tinh cheá Triacetyl Hesperetin.</b>



Triacetyl Hesperetin sau khi được tạo thành đem tinh chế và kết tinh
nhiều lần trong Ethanol. Kiểm tra bằng sắc ký lớp mỏng cho thấy một vết tròn
đẹp, với Rf = 0.93


 Hiệu suất tinh chế Triacetyl Hesperetin :
Khối lượng Triacetyl Hesperetin tinh
H% =  * 100 %


Khối lượng Triacetyl Hesperetin thô


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

IV. NHẬN DANH SẢN PHẨM.



<b>IV.1 Nhận danh Hesperidin.</b>



Hesperidin sau khi được tinh chế nhiều lần bằng Methanol đươc sử dụng
để nhận danh :


<i>IV.1.1. Sắc ký lớp mỏng, T0<sub> </sub></i>
<i>nc</i>.
- Dạng bột mịn.


- Màu sắc : màu trắng.



- Sắc ký lớp mỏng với dung môi khai triển : n-butanol : acid
acetic : H2O = 4 :1 :5 (lấy phần trên) : cho một vệt trịn màu


vàng nâu.


- Nhiệt độ nóng chảy (T0


nc ) : 258  2600.


<i>IV.1.2. Phổ UV-Vis (Ethanol).</i>


Kết quả phổ UV-Vis cho thấy có 2 mũi cực đại tại :<i>(xem phụ lục 1).</i>
+  = 285 nm.


+  = 329 nm.


<i>IV.1.3.Phổ IR.</i>


Kết quả phổ IR cho thấy : (xem phụ lục 4).


- Mũi ở 3472 cm-1 : là dao động của liên kết –OH
- Mũi ở 2917 cm-1 : là dao động của liên kết –CH
- Mũi ở 1648 cm-1 : là dao động của liên kết –C=O
- Mũi ở 1606 cm-1 : là dao động của liên kết C=C


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<i>IV.1.4. Phoå LC – MS :(xem phụ lục 7,10,11,12)</i>


 Phổ LC :



Điều kiện phân tích :


- Coät : ZORBAX SB_C18, 4.6 x 150 mm, 5 m, (P/N


883975-902)


- Pha động : A : H2O 50%


B : MeOH 50%


<i>Gradient :</i> at 1 min : 50% B
at 6 min : 80% B
at 10 min : 100%
- Tốc độ : 1 ml/min.


- Nhiệt độ : 400C.


- Đầu dò : DAD 254 nm, bandwith : 4nm, Ref : off.
Kết quả cho thấy độ sạch của mẫu : 94.48% (xem phụ lục 7)


 Phổ MS :


Điều kiện phân tích :


+ Dung moâi : Acetonitril.


+ Nhiệt độ của nguồn tạo ion : 3500<sub>C.</sub>


+ Chế độ phân tích negative : [M - H+<sub> ].</sub>



Kết quả (xem phụ luïc 11) cho : [M - H+<sub> ] = 609.</sub>


 <b>Biện luận :</b>


- Mẫu Hesperidin sau khi làm tinh có nhiệt độ nóng chảy 2580C. Kết
quả sắc ký lớp mỏng với dung môi khai triển : n-butanol : acid
acetic : H2O ( 4 :1 :5 lấy phần trên) cho một vệt tròn màu vàng


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

- Phổ UV-Vis có mũi hấp thu cực đại ở  = 285 nm và  = 329 nm,


coù băng II trong vùng (275 – 295 nm), băng I trong vùng (300 –
330 nm) đặc trưng cho 2 hệ thống benzoyl và cinamoyl của vòng A
và B của flavanon.


Kết quả so sánh điểm chảy, phổ UV-Vis của Hesperidin dùng nhận
danh và Hesperidin trong tài liệu :


Chất khảo sát Điểm chảy (0<sub>C)</sub>


max (nm)


Hesperidin / nhận danh 258  260 285 329


Hesperidin / tài liệu 258  262 283 326


- Phổ IR cho các mũi hấp thu đặc trưng của các nhóm OH, C=O,
C=C và C-H của hợp chất hydrocacbon.


- Phoå LC – MS :



+ Kết quả phổ HPLC cho thấy độ sạch của mẫu : 94.48%.


+ Khối Phổ MS cho kết quả [M – H+<sub>] = 609, tương ứng với m/z =</sub>


610 là phân tử lượng của Hesperidin.


Các kết quả nhận danh trên so với các số liệu về Hesperidin cho phép
nhận định sản phẩm chiết tách có được chính là Hesperidin.


<b>IV.2. Nhận danh Hesperetin.</b>



Hesperetin sau khi được tinh chế nhiều lần bằng Ethanol được sử dụng để
nhận danh :


<i>IV.2.1. Sắc ký lớp mỏng, T0<sub> </sub></i>
<i>nc.</i>
- Dạng tinh thể hình lục giác.
- Màu sắc : màu trắng.


- Sắc ký lớp mỏng với dung môi khai triển : n-butanol : acid
acetic : H2O = 4 :1 :5 (lấy phần trên) : cho một vệt trịn màu


vàng nâu.


- Nhiệt độ nóng chảy (T0


nc ) : 227  2300C.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Kết quả phổ UV-Vis cho thấy có 1 mũi cực đại tại : (xem phụ lục 2)
+  = 288 nm.



<i>IV.2.3.Phoå IR</i>


Kết quả phổ IR cho thấy : (xem phụ lục 5).


- Mũi ở 3498 cm-1<sub> : là dao động của liên kết –OH.</sub>


- Mũi ở 3116 cm-1<sub> : là dao động của liên kết –CH.</sub>


- Mũi ở 1641 cm-1<sub> : là dao động của liên kết C=O.</sub>


- Mũi ở 1508 cm-1<sub> : là dao động của liên kết C=C vòng thơm.</sub>


- Mũi ở 1176 cm-1<sub> : là dao động của liên kết C-O.</sub>


<i>IV.2.4. Phổ HPLC.(phụ lục 8).</i>


Điều kiện phân tích :


- Cột : ZORBAX SB_C18, 4.6 x 150 mm, 5 m, (P/N


883975-902)


- Pha động : A : H2O 50%


B : MeOH 50%


<i>Gradient :</i> at 1 min : 50% B
at 6 min : 80% B
at 10 min : 100%


- Tốc độ : 1 ml/min.


- Nhiệt độ : 400C.


- Đầu dò : DAD 254 nm, bandwith : 4nm, Ref : off.
Kết quả cho thấy độ sạch của mẫu : 98.14% (xem phụ lục 8)


 <b>Biện luận :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

acetic : H2O ( 4 :1 :5 lấy phần trên) cho một vệt tròn màu vàng


nâu.


- Phổ UV-Vis có mũi hấp thu cực đại ở  = 288 nm, có băng II trong


vùng (275 – 295 nm), băng I trong vùng (300 – 330 nm) đặc trưng
cho 2 hệ thống benzoyl, cinamoyl của vòng A và B của flavanon.
Kết quả so sánh điểm chảy, phổ UV-Vis của Hesperetin dùng nhận
danh và Hesperetin trong tài liệu :


Chất khảo sát Điểm chảy (0<sub>C)</sub>


max (nm)


Hesperetin / nhận danh 227  230 288


Hesperetin / tài liệu 226  228 288


- Phổ IR cho các mũi hấp thu đặc trưng của các nhóm OH, C=O,
C=C và C-H của hợp chất hydrocacbon.



- Kết quả phổ HPLC cho thấy độ sạch của mẫu : 98.14%.


Các kết quả nhận danh trên so với các số liệu về Hesperetin cho phép
nhận định sản phẩm tổng hợp chính là Hesperetin.


<b>IV.3. Nhaän danh Triacetyl Hesperetin.</b>



Triacetyl Hesperetin sau khi được tinh chế nhiều lần bằng Ethanol đươc
sử dụng để nhận danh :


<i>IV.3.1. Sắc ký lớp mỏng, T0<sub> </sub></i>
<i>nc.</i>
- Dạng bột vơ định hình.
- Màu sắc : màu trắng .


- Sắc ký lớp mỏng với dung môi khai triển : n-butanol : acid
acetic : H2O = 4 :1 :5 (lấy phần trên) : cho một vệt trịn màu


vàng nâu.


- Nhiệt độ nóng chảy (T0


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<i>IV.3.2. Phổ UV-Vis (Methanol).</i>


Kết quả phổ UV-Vis cho thấy có 2 mũi cực đại tại : (xem phụ lục 3).
+  = 315 nm.


+  = 261 nm.



<i>IV.3.3.Phổ IR.</i>


Kết quả phổ IR cho thấy : (xem phụ lục 6).


- Mũi ở 1771 cm-1<sub> : là dao động của liên kết C=O ester.</sub>


- Mũi ở 1692 cm-1<sub> : là dao động của liên kết C=C vòng thơm.</sub>


- Mũi ở 1436 cm-1<sub> : là dao động biến dạng bất đối xứng của liên</sub>


keát –CH3.


- Mũi ở 1373 cm-1<sub> : là dao động biến dạng đối xứng của liên kết</sub>


–CH3.


- Mũi ở 1192 cm-1<sub> : là dao động của liên kết C-O.</sub>


<i>IV.3.4.Phổ HPLC. (Xem phụ lục 9).</i>


Kết quả cho thấy độ sạch của mẫu : 84.34%


<b> </b><i>IV.3.5. Phoå NMR. </i>


Kết quả 1<sub>H-NMR</sub><i><sub>(xem phụ lục 13, 14, 15).</sub></i>


<i>Bảng 7 : </i>1<sub>H-NMR cuûa Triacetyl Hesperetin.</sub>


3



</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

- CH3 (3 x OAc)


- OCH3


H3a
H3b
H2
H8
H6
H5’
H2’
H6’


2.264 ( x 3H, s)
2.273 ( x 3H, s)
2.295 ( x 3H, s)
3.794 ( x 3H, s)


3.300 – 3.240 (1H, dd, J = 13Hz vaø J = 16.5Hz)
2.736 – 2.697 (1H, dd, J = 3Hz vaø J = 16.5Hz)
5.630 – 5.604 (1H, dd, J = 13Hz vaø J = 3Hz)
6.691 – 6.687 (1H, d, J = 2Hz)


6.875 – 6.871 (1H, d, J = 2Hz)
7.186 – 7.169 (1H, d, J = 8.5Hz)
7.304 – 7.300 (1H, d, J = 2Hz)


7.422 – 7.401 (1H, dd, J = 2Hz vaø J = 8.5Hz)


Kết quả 13<sub>C-NMR (xem phụ lục16, 17, 18)</sub>



<i>Bảng 8: </i>13<sub>C-NMR của</sub><sub>Triacetyl Hesperetin.</sub>


Ví trí C Loại C Độ chuyển dịch hóa học ( , ppm )


- OCOCH3


- OCOCH3


3
- OCH3


2
8
6
10
5’
2’
6’
1’
3’
5
4’
7
9


- CH3


C tứ cấp C = O



- CH2


- CH3


- CH
- CH
- CH
- CH
- CH
- CH
C tứ cấp
C tứ cấp
C tứ cấp
C tứ cấp
C tứ cấp


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

4 C tứ cấp
C tứ cấp
C = O


155.814
162.819
189.350


 <b>Biện luận :</b>


- Mẫu Triacetyl Hesperetin sau khi làm tinh có nhiệt độ nóng chảy
1350<sub>C. Kết quả sắc ký lớp mỏng với dung môi khai triển : </sub>


n-butanol : acid acetic : H2O ( 4 :1 :5 lấy phần trên) cho một vệt tròn



màu vàng nâu.


- Phổ UV-Vis có mũi hấp thu cực đại ở  = 261 nm và  = 315 nm,


có băng II trong vùng (275 – 295 nm), băng I trong vùng (300 –
330 nm) đặc trưng cho 2 hệ thống benzoyl và cinamoyl của vòng A
và B.


Kết quả so sánh điểm chảy của Triacetyl Hesperetin dùng nhận
danh và Triacetyl Hesperetin trong tài liệu :


Chất khảo sát Điểm chảy (0<sub>C)</sub>


Triacetyl Hesperetin / nhận danh 135  139


Triacetyl Hesperetin / tài liệu 139  141


- Phổ IR cho các mũi hấp thu đặc trưng của các nhóm C=O, C=C và
C-H của hợp chất hydrocacbon.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

+ 6 nhoùm CH
+ 1 nhoùm CH2


+ 4 nhoùm CH3


- Kết quả phổ 1H-NMR cho thấy phân tử có 20 nguyên tử Hidro,
gồm :


+ 5 nguyên tử H ở các vị trí H’



2, H’6, H’5, H8, H6 đặt trưng cho


C-H của vòng thơm A, B.


+ 9 nguyên tử H của 3 nhóm - CH3 trong gốc ester


+ 3 nguyên tử H của nhóm –CH3 trong gốc ether


+ 2 nguyên tử H của nhóm –CH2 –


+ 1 nguyên tử H của nhóm – CH


- Kết quả phổ HPLC cho thấy độ sạch của mẫu : 84.34%
Kết hợp các kết quả T0


nc, UV-Vis, IR, HPLC, 1H-NMR, 13C-NMR cho


phép kết luận sản phẩm tổng hợp được phù hợp công thức phân tử C22H20O9 của


Triacetyl Hesperetin. Công thức cấu tạo của Triacetyl Hesperetin tổng hợp được
như sau :


O


O


O C


O


CH

3

O


C



O


H

3

C



O


C


O


H

3

C



O CH

3

H


H


H


H


H


H


H


H


1


2


3


4


10


5


6



7

9

1'



</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

V. XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG NẤM, KHÁNG KHUẨN.


<i>(xem phụ lục 19).</i>



Chúng tôi tiến hành thử nghiệm tính kháng nấm kháng khuẩn của
Hesperidin, Hesperetin và Triacetyl Hesperetin nhằm xác định và so sánh hoạt
tính sinh học của các sản phẩm này. Việc thử nghiệm được tiến hành theo
phương pháp hiện đại của Vanden Bergher và Vlietlinck.


<i>Bảng 9 : Kết quả xác định tính kháng nấm kháng khuẩn.</i>


Vi khuẩn Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC : g/ml)


Hesperidin Hesperetin Triacetyl
Hesperetin
E.coli
P. aeruginosa
B.subtilis
S. aureus
( - )
( - )
( - )
( - )
( - )
( - )
( - )
25
( - )
( - )
50
50


Nấm Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC : g/ml)



Hesperidin Hesperetin Triacetyl Hesperetin
Nấ
m
mốc
Asp.niger
F.oxysporum
( - )
50
( - )
( - )
( - )
50
( - )
( - )
( - )
( - )
( - )
( - )
Naá
m
men
C.albicans
S.cerevisiae


 <i>Nhận xét : </i>


- Hesperidin kháng được nấm F.oxysporum.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<i><b>Phaàn 4</b></i>

<b>:</b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở
Việt Nam đang tập trung ngiên cứu tìm kiếm các loại thuốc chữa bệnh, các phụ
gia dùng trong thực phẩm, mỹ phẩm… có nguồn gốc từ thiên nhiên để đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho con người ngày một nâng cao. Trên cơ sở đó,
chúng tơi thực hiện đề tài này xuất phát từ vỏ của cây quít, một loại cây có sẵn
và trồng nhiều ở Việt Nam, tổng hợp nên một số hợp chất để góp phần vào lĩnh
vực nghiên cứu chữa bệnh ở Việt Nam.


Qua q trình nghiên cứu, chúng tơi đã có được những kết quả như sau :
1. Tách chiết Hesperidin, tiến hành thủy phân ra Hesperetin. Quá trình này


được thực hiện với hiệu suất cao, sản phẩm tương đối tinh khiết
(Hesperidin : 94.48%, Hesperetin : 98.14%).


2. Xác định được điều kiện tối ưu để tổng hợp Hesperetin.


3. Xác định được điều kiện tối ưu để tổng hợp Triacetyl Hesperetin.


4. Bằng các phương pháp phân tích hóa lý hiện đại như đo nhiệt độ nóng
chảy, UV, IR, HPLC, LC-MS, 1<sub>H-NMR, </sub>13<sub>C-NMR chúng tôi đã xác định</sub>


được cấu trúc của sản phẩm tổng hợp.


5. Kết quả xác định hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm cho thấy :
Hesperetin và Triacetyl Hesperetin có hoạt tính mạnh hơn so với
Hesperidin.


Đồng thời với kết quả này, chúng ta có thể tiếp tục phát triển nghiên cứu
tổng hợp, thử nghiệm chuyên sâu các hợp chất chiết xuất và dẫn xuất của
chúng, khai tác tối ưu các hoạt tính sinh học nhằm góp phần vào việc tổng hợp


các loại thuốc phòng chống, chữa trị các bệnh nan y ở Việt Nam cũng như trên
thế giới.


Các kiến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo :


1. Tiếp tục nghiên cứu tổng hợp thêm một số dẫn xuất khác từ
Hesperetin cũng như từ một vài flavonoid khác.


2. Thử nghiệm thêm trên các chủng vi khuẩn, vi nấm khác để có
được một cách nhìn tổng quát hơn về hoạt tính của các sản phẩm.
3. Thử tác động trên các loài động vật như chuột, thỏ …


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83></div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<b>TAØI LIỆU THAM KHẢO</b>



[1]. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu, Phương pháp nghiên cứu hóa học
<i>cây thuốc, Nhà xuất bản Y học, 1985.</i>


[2]. Nguyễn Kim Phi Phụng, Các phương pháp nhận danh, trích ly, cơ lập các
<i>hợp chất hữu cơ, Học phần cao học trường Đại học Khoa học Tự nhiên,</i>
2000 - 2001.


[3]. Nguyễn Ngọc Hạnh, Tách chiết và cơ lập hợp chất tự nhiên, Giáo trình
cao học, 2002.


[4]. <i>Dược Điển Việt Nam III, NXB Y học, 2002.</i>


[5]. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học,
2001.


[6]. Nguyễn Hương Thảo, Võ Văn Lẹo, Ngô Thu Vân, Trần Hùng, Khảo sát


<i>Flavonoid từ vỏ quít, Tạp chí Dược học - số 5/2001.</i>


[7]. Đái Duy Ban, Lữ thị Cẫm Vân, Đái Thị Ngân Hà, Đái Thị Hằng Nga,
<i>Phòng chống ung thư, NXB Y học, 1998.</i>


[8]. Nguyễn Đình Chức; Ngơ Tuấn Kỳ, Sách tra cứu hóa sinh, NXB Khoa học
Kỹ Thuật, 1984.


[9]. Nguyễn Đức Minh, Tính kháng khuẩn của Cây Thuốc Việt Nam, Nhà xuất
bản Y học, 1975.


[10]. Nguyễn Đức Lượng, Công nghệ Vi sinh vật, Trường Đại học Bách Khoa
Tp.HCM,1996.


[11]. Nguyễn Đức Lượng, Phạm Minh Tâm, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Đại
học Kỹ Thuật Tp.HCM.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

[13]. Davicco Marie-Jeanne (FR); Horcajada Marie Noelle (FR); Morad
Christine (FR); Coxam Veronique (FR), Use of Hesperidin or one of its
<i>derivatives for Making a madicine for bone formation stimulation,</i>
<i>Agronomique Inst Nat Rech (FR), 2004-01-08.</i>


[14]. Bok Song Hae (KR); Son Kwang Hee (KR); Jeong Tae Sook (KR); Kwon
Byoung Mog (KR); Kim Young Kook (KR); Choi Doil (KR); Kim Sung
Uk; Bae Ki Hwang Ingyu (KR); Moon Surk Sik (KR); Kwon Young Kook
(KR); Ahn Jung Ah (KR); Lee Eun Sook (KR), Hesperidin and Hesperetin
<i>as 3- Hydroxy- 3- Methylglutaryl CoA (HMG-CoA) reductase inhibitor</i>,
Korea inst science technology (KR), 2004-03-25.


[15]. <i>Hesperidin, www.phytochemicals.info/phytochemicals </i>


/hesperidin.php-8k-.


[16]. <i>Hesperidin, </i>www.nutritional-supplement-info.com/hesperidin.html-8k.
[17]. <i>Hesperidin, www.enzy.com/products/searchresults.asp?txtingred. </i>
[18]. <i>Hesperetin,</i>


www.pdrhealth.com/drug_info/nmdrugprofiles/nutsupdrugs/hes_0318.sht


ml-11k- .


[19]. Robert E.Wingard, Palo, Calif, Conversion of Hesperidin into Hesperetin,
Pritchett et al., J. Amer. Chem. Soc., 68, 2018 (1946). Looker et al., J.
Org. Chem., 25, 1829 (1960).


[20]. Song –Hae Bok (KR); Tae – Sook Jeong (KR); Myung Choi (KR),
<i>Hesperidin and Hesperetin as inhibitor of Acyl CoA </i>
<i>cholesterol–o-acyltransferase, inhibitting the accumlation of macrophage-lipid complex</i>
<i>on the arterial endothelium, and preventing or treating hepatic diseases in</i>
<i>a mammal, Korea Inst Science Technology (KR), 2000–12-27.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

[22]. Miyake Toshio (JP); Yumoto Takashi(JP), Enzyme-reated Hesperidin,
<i>Producing the same and Methol of Using Enzyme-treated Hesperidin,</i>
Hayashibara Biochem Lab (JP), 1998-02-25.


[23]. Ji Young Kim, Kyung Jin Jung, Jae Sue Choi, Hae Young Chung,
<i>Hesperetin : a Potent Antioxidant Againt Peroxynitrite, Taylor & Francis,</i>
Volume 38, Number 7 July, 2004.


[24]. Hiroshge Chiba, Mariko Uehara, Xinxiang Wang, Ritsuko Masuyama,
Kazuharu suzuki, Kazuki Kanazawa, Yoshiko Ishimi, Hesperidin, a Citrus


<i>flavonoid, Inhibits Bone Loss and Decreases Serum and Hepatic Lipids in</i>
<i>Ovariectomized Mice, The American Society for Nutritional Sciences J.</i>
Nutr.133:1892-1897, June 2003.


[25]. Warren Raphael (US); Akadiri Adebolat (US), <i>Methods of Using</i>
<i>Hesperetin for Sebum Control and Treatment of Acne<b>, </b></i>Procter and Gamble
(US), 1996–12–24.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<i><b>Phaàn 5 :</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88></div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89></div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90></div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91></div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92></div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93></div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94></div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95></div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96></div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97></div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98></div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99></div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100></div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101></div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102></div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103></div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104></div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105></div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106></div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107></div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

TÓM TẮT



Trên cơ sở Hesperidin, một loại flavonoid có trong nhiều loại cây, đặc
biệt với hàm lượng rất lớn trong vỏ qt, một loại cây có sẵn và trồng nhiều ở
Việt Nam, chúng tôi thủy phân ra Hesperetin. Hesperetin cũng là một loại
flavonoid đang được nghiên cứu khá nhiều trên thế giới vì tác dụng của nó lên
nhiều loại bệnh khác nhau. Để nâng cao hiệu quả sử dụng của các hợp chất
thiên nhiên của Việt Nam trong ngành y tế, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
này để tổng hợp một vài dẫn xuất của Hesperetin, xét nghiệm tính kháng nấm,
kháng khuẩn của chúng.


Kết quả thực hiện đề tài:


1. Tách chiết Hesperidin và tổng hợp được Hesperetin với hiệu suất cao,
tương đối tinh khiết.


2. Xác định điều kiện tối ưu để tổng hợp Hesperetin.


3. Xác định điều kiện tối ưu để tổng hợp Triacetyl Hesperetin.



4. Bằng các phương pháp phân tích hóa lý hiện đại như đo nhiệt độ nóng
chảy, UV, IR, HPLC, LC-MS, 1<sub>H-NMR, </sub>13<sub>C-NMR chúng tôi đã xác định</sub>


được cấu trúc của sản phẩm tổng hợp.


5. Kết quả xác định họat tính kháng nấm, kháng khuẩn cho thấy: Hesperetin
và Triacetyl Hesperetin có hoạt tính mạnh hơn so với Hesperidin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

<i><b>ABSTRACT</b></i>



On the basis of Hesperidin, a type of flavonoid existing in a majority of
plants, particularly in citrus skin, with high content which is present and grows
in many locations in Vietnam, hydrolysis was realised to produce Hesperetin.
Hesperetin is also a type of flavonoid and is a substance on which many studies
have been conducted worldwide because of its effect on many different
diseases. In order to improve the effectiveness of Vietnam natural compounds in
the health sector, this research has been conducted to synthesize Hesperetin
derivatives, to test their antibacterial and antifungal characteristics.


<b>Research results:</b>


1. Hesperidin and Hesperetin were extracted and synthesized with
high yield and in relatively high purity.


2. Optimized conditions for the synthesis of Hesperetin were found.
3. Optimized conditions for the synthesis of Triacetyl Hesperetin were


found.


4. Using physical chemistry analyses such as melting point, UV, IR,


HPLC, LC-MS, 1<sub>H-NMR, </sub>13<sub>C-NMR the synthesized products</sub>


structure was determined.


5. The results of antibacterial and antifungal characteristics testing
demonstrated that Hesperetin, Triacetyl Hesperetin has stronger
antibacterial and antifungal activities than Hesperidin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

<i>LỜI CẢM ƠN</i>



<i>Con xin cảm ơn ba má, anh chị, những người thân yêu nhất.</i>
<i>Em xin chân thành cảm ơn :</i>


<i> </i>


- <i>Thầy Nguyễn Cửu Khoa đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi</i>
<i>cho em trong thời gian thực hiện luận án,</i>


- <i>Thầy Chu Phạm Ngọc Sơn, thầy Bùi Thọ Thanh, thầy Nguyễn Công Hào,</i>
<i>cô Nguyễn Ngọc Sương và các thầy cơ thuộc Viện Cơng nghệ Hóa học đã</i>
<i>tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em trong quá trình học tập. </i>


- <i>Phòng Quản Lý Khoa Học- Sau Đại Học Đại Học Cần Thơ,</i>
- <i>Các thầy cô trong Hội đồng Bảo vệ Luận Án,</i>


- <i>Chị Hoàng Thị Kim Dung cùng các anh chị phịng Cơng nghệ Hữu cơ cao</i>
<i>phân tử – Viện Cơng nghệ Hóa học đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ trong</i>
<i>suốt thời gian làm luận án. </i>


<i>Và tất cả các bạn đã giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và</i>


<i>thực hiện luận án.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

<b>BẢNG TÓM TẮT Q TRÌNH HỌC TẬP, CƠNG TÁC VÀ </b>
<b>HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC KỸ THUẬT</b>


Họ Tên : NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM


Lớp : <b>Cao học Hóa học</b> Khóa : 2003


Ngày sinh : 07 / 08 / 1979 Nơi sinh : Quảng Nam


Cơ quan công tác :


Tốt nghiệp đại học : <b>Cử nhân Sư phạm ngành Hóa học </b>năm 2001
Trường Đại học Sư phạm Huế.


Thời gian và nơi công tác từ ngày ra trường đến nay :


2001-2002 : Giáo viên Trường PTTH Chu Văn An, Đại Đồng, Đại Lộc,
Quảng Nam.


TÓM TẮT Q TRÌNH HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Bồi dưỡng kiến thức trong và ngoài nước (từ sau tốt nghiệp đại học) :
2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài :


3. Luận văn cao hoïc :


Tên đề tài : “ Tách chiết Hesperidin, tổng hợp Hesperetin, Triacetyl
Hesperetin và khảo sát hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn của chúng ”



Cán bộ hướng dẫn chính : Ts NGUYỄN CỬU KHOA – Viện Cơng nghệ Hóa
học.


Cần Thơ, ngày 18 tháng 10 năm
2005.


Người khai


NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM


<b>Ý kiến nhận xét của đơn vị quản lý</b>


Tổng số mơn đã học : mơn


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

Đã hồn thành chương trình học tập


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

<i><b>MUÏC LUÏC</b></i>



Trang


LỜI CẢM ƠN


NHIỆM VỤ LUẬN ÁN
TÓM TẮT


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ
DANH MỤC PHỤ LỤC



<i>MỞ ĐẦU</i>...1


Phần 1 : TỔNG QUAN
I. FLAVONOID...3


I.1. Phân bố. [1],[3]...3


I.2. Cấu trúc hóa học. [1],[2],[3]...3


I.3. Phân loại flavonoid.[1],[3]...4


<i>I.3.1. Flavon.</i>...4


<i>I.3.2. Flavanon.</i>...5


<i>I.3.4. Dihydroflavonon.</i>...7


<i>I.3.5. Chalcon.</i>...7


<i>I.3.6. Dihydrochalcon.</i>...8


<i>I.3.7. Auron.</i>...8


<i>I.3.8. Anthoxyanidin (</i>2-phenylbenzo pyrilium<i>).</i>...9


<i>I.3.9. Leucoanthoxyanidin</i>

<i>.</i>

...9


<i>I.3.10. Isoflavon</i>

<i>.</i>

...10



<i>I.3.11. Rotenoid.</i>...10


<i>I.3.12. Neoflavonoid</i>

<i>.</i>

...11


<i>I.3.13. Biflavonoid.</i>...11


I.4. Vai trò của Flavonoid.[1],[3]...12


<i>I.4.1. Vai trò của Flavonoid trong cây.</i>...12


<i>I.4.2. Vai trò của flavonoid trong y học.</i>...12


II. HESPERIDIN...17


II.1. Các loại cây có chứa Hesperidin...17


II.2. Cấu tạo của Hesperidin

.

[8],[13],[15],[16]...18


II.3. Tính chất vật lý.[6],[8]...18


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

III. HESPERETIN...22


III.1. Cấu tạo.[8],[18]...22


III.2. Tính chất vật lý.[6],[8]...22


III.3. Phản ứng điều chế.[19]...23


III.4. Ứng dụng của Hesperetin

.

...23



IV. TRIACETYL HESPERETIN.[8],[26]...25


IV.1. Cấu tạo...25


IV.2 . Tính chất vật lý...25


IV.3. Điều chế...26


IV.4. Ứng dụng...26


V. XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG NẤM, KHÁNG KHUẨN...27


V.1. Các phương pháp định tính phát hiện tính kháng khuẩn...27


<i>V.1.1. Phương pháp trộn thuốc vào mơi trường thạch</i>.[9]...27


<i>V.1.2. Phương pháp đục lỗ trong môi trường thạch.</i> [9]...27


<i>V.1.3. Phương pháp thấm giấy.</i> [9]...27


<i>V.1.4. Phương pháp ống trụ cuûa “Heatley”.</i> [9]...28


<i>V.1.5. Phương pháp đào rãnh của Fleming (1932).</i> [9]...28


<i>V.1.6. Phương pháp viên nén Đặng Văn Ngữ (1956).</i> [9]...28


<i>V.1.7. Phương pháp thử những chất kháng khuẩn bay hơi.</i> [9]...29


<i>V.1.8. Phương pháp sắc ký kháng khuẩn.</i> [9]...29



<i>V.1.9. Phương pháp hiện đại của Vanden Benergher và Vlietlinck (1994).</i>[12 ]...30


V.2. Các loại vi khuẩn, vi nấm sử dụng để xác định hoạt tính.[10],[11]...30


<i>V.2.1. Vi khuẩn.</i>...30


<i>V.2.2. Nấm.</i>...31


Phần 2 : THỰC NGHIỆM

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :

...34


A. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...36


I. LỰA CHỌN XỬ LÝ NGUN LIỆU...36


II. TÁCH CHIẾT HESPERIDIN...37


II.1. Phương pháp và điều kiện chiết Hesperidin...37


II.2. Tinh chế Hesperidin...39


III. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỔNG HỢP HESPERETIN...40


III.1. Điều kiện và quy trình tổng hợp...40


III.2. Tinh cheá Hesperetin...42


IV. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỔNG HỢP TRIACETYL HESPERETIN...43


IV.1. Điều kiện và quy trình tổng hợp...43



IV.2. Tinh cheá Triacetyl Hesperetin...45


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

VI. XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG NẤM, KHÁNG KHUẨN...46


B. THỰC NGHIỆM...47


I. LỰA CHỌN XỬ LÝ NGUN LIỆU...47


II. TÁCH CHIẾT HESPERIDIN...47


II.1. Phương pháp và điều kiện chiết tách Hesperidin...47


II.2. Tinh chế Hesperidin...47


III. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỔNG HỢP HESPERETIN...47


III.1. Khảo sát quá trình tổng hợp Hesperidin thành Hesperetin...47


III.2. Tinh cheá Hesperetin...48


IV. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỔNG HỢP TRIACETYL HESPERETIN...50


IV.1. Khảo sát quá trình tổng hợp Hesperetin thành Triacetyl Hesperetin...50


IV.2. Tinh cheá Triacetyl Hesperetin...50


V. NHẬN DANH SẢN PHẨM...51


V.1. Nhận danh Hesperidin...51



<i>V.1.1.Sắc ký lớp mỏng, đo nhiệt độ nóng chảy.</i>...51


<i>V.1.2. Xác định bằng phổ UV–Vis.</i>...51


<i>V.1.3</i>. <i>Xác định bằng phổ IR .</i>...51


<i>V.1.4. Xác định bằng phổ LC-MS.</i>...52


V.2. Nhận danh Hesperetin...52


<i>V.2.1. Sắc ký lớp mỏng, đo nhiệt độ nóng chảy.</i>...52


<i>V.2.2. Xác định bằng phổ UV-Vis.</i>...52


<i>V.2.3. Xác định bằng phổ IR.</i>...52


<i>V.2.4. Xác định bằng phổ HPLC.</i>...52


V.3. Nhận danh Triacetyl Hesperetin...52


<i>V.3.1. Sắc ký lớp mỏng, đo nhiệt độ nóng chảy.</i>...52


<i>V.3.2. Xác định bằng phổ UV–Vis.</i>...52


<i>V.3.3. Xác định bằng phổ IR.</i>...52


<i>V.3.4. Xác định bằng phổ HPLC.</i>...52


<i>V.3.5. Xác định bằng NMR.</i>...53



VI. XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG NẤM, KHÁNG KHUẨN...54


VI.1. Các loại vi khuẩn, nấm thử nghiệm...54


VI.2. Mơi trường thử nghiệm...55


VI.3. Chất thử nghiệm...55


VI.4. Tiến hành khảo sát...55


Phần 3 : KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
I. TÁCH CHIẾT HESPERIDIN...57


I.1. Tách chiết Hesperidin...57


I.2. Tinh chế Hesperidin...57


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

II.1. Khảo sát quá trình tổng hợp...58


<i>II.1.1. Khảo sát về thời gian phản ứng.</i>...58


<i>II.1.2. Khảo sát về lượng Methanol tham gia phản ứng.</i>...59


<i>II.1.3.Khảo sát về lượng H2SO4 96% tham gia phản ứng</i>...60


II.2. Tinh cheá Hesperetin...62


III. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỔNG HỢP TRIACETYL HESPERETIN...63



III.1. Khảo sát quá trình tổng hợp Hesperetin thành Triacetyl Hesperetin...63


<i>III.1.1. Khảo sát về thời gian phản ứng.</i>...63


<i>III.1.2. Khảo sát về lượng (CH3CO)2O tham gia phản ứng.</i>...65


<i>III.1.3. Khảo sát về lượng CH3COONa tham gia phản ứng.</i>...66


III.2. Tinh cheá Triacetyl Hesperetin...68


IV. NHẬN DANH SẢN PHẨM...69


IV.1 Nhận danh Hesperidin...69


<i>IV.1.1. Sắc ký lớp mỏng, T0</i>
<i>nc</i>...69


<i>IV.1.2. Phoå UV-Vis (Ethanol).</i>...69


<i>IV.1.3.Phoå IR.</i>...69


<i>IV.1.4. Phoå LC – MS :(xem phụ lục 7,10,11,12)</i>...70


IV.2. Nhận danh Hesperetin...71


<i>IV.2.1. Sắc ký lớp mỏng, T0</i>
<i>nc.</i>...71


<i>IV.2.2. Phoå UV-Vis (Methanol).</i>...71



<i>IV.2.3.Phoå IR</i>...72


<i>IV.2.4. Phổ HPLC.(phụ lục 8).</i>...72


IV.3. Nhận danh Triacetyl Hesperetin...73


<i>IV.3.1. Sắc ký lớp mỏng, T0</i>
<i>nc.</i>...73


<i>IV.3.2. Phoå UV-Vis (Methanol).</i>...73


<i>IV.3.3.Phoå IR.</i>...74


<i>IV.3.4.Phoå HPLC. (Xem phụ lục 9)</i>...74


<i>IV.3.5. Phổ NMR.</i>...74


V. XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG NẤM, KHÁNG KHUẨN. (xem phụ lục 19)...78


Phaàn 4 : KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO...82
PHỤ LỤC


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

<b>DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC</b>


<i>Phụ lục 1: Phổ UV-Vis của Hesperidin...86</i>


<i>Phụ lục 2 : Phổ UV-Vis của Hesperetin...87</i>


<i>Phụ lục 3 : Phổ UV-Vis của Triacetyl Hesperetin...88</i>



<i>Phụ lục 4 : Phổ IR cuả Hesperidin...89</i>


<i>Phụ lục 5 : Phổ IR cuả Hesperetin...90</i>


<i>Phụ lục 6 : Phổ IR cuả Triacetyl Hesperetin...91</i>


<i>Phụ lục 7 : Phổ HPLC cuả Hesperidin...92</i>


<i>Phụ lục 8 : Phổ HPLC cuả Hesperetin...93</i>


<i>Phụ lục 9 : Phổ HPLC cuả Triacetyl Hesperetin...94</i>


<i>Phụ lục 10 : Khối phổ MS cuả Hesperidin...95</i>


<i>Phụ lục 11 : Khối phổ MS cuả Hesperidin...96</i>


<i>Phụ lục 12 : Khối phổ MS cuả Hesperidin...97</i>


<i>Phụ lục 13 : Phổ </i>1<sub>H-NMR cuả Triacetyl Hesperetin...98</sub>


<i>Phụ lục 14 : Phổ cuả </i>1<sub>H-NMR Triacetyl Hesperetin...99</sub>


<i>Phụ lục 15 : Dữ liệu phổ </i>1<sub>H-NMR cuả Triacetyl Hesperetin...100</sub>


<i>Phuï lục 16 : Phổ </i>13<sub>C-NMR cuả Triacetyl Hesperetin...101</sub>


<i>Phụ lục 17 : Phổ </i>13<sub>C-NMR cuả Triacetyl Hesperetin...102</sub>


<i>Phụ lục 18 : Dữ liệu phổ </i>13<sub>C-NMR cuả Triacetyl Hesperetin...103</sub>



</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG</b>


<i>Bảng 1 : Kết quả khảo sát biến đổi Hesperidin thành Hesperetin theo thời gian </i>


phản ứng...58


<i>Bảng 2: Kết quả khảo sát biến đổi Hesperidin thành Hesperetin theo lượng </i>
Methanol tham gia phản ứng...59


<i>Bảng 3 : Kết quả khảo sát biến đổi Hesperidin thành Hesperetin theo lượng </i>
H2SO4 96%...61


<i>Bảng 4 : Kết quả khảo sát biến đổi Hesperetin thành Triacetyl Hesperetin theo </i>
thời gian phản ứng...63


<i>Bảng 5 : Kết quả khảo sát biến đổi Hesperetin thành Triacetyl Hesperetin theo </i>
lượng (CH3CO)2Otham gia phản ứng...65


<i>Bảng 6 : Kết quả khảo sát biến đổi Hesperetin thành Triacetyl Hesperetin theo </i>
lượng CH3COONa tham gia phản ứng...66


<i>Baûng 7: </i>1<sub>H-NMR của Triacetyl Hesperetin...74</sub>


<i>Bảng 8: </i>13<sub>C-NMR của Triacetyl Hesperetin...75</sub>


<i>Bảng 9 : Kết quả xác định tính kháng nấm kháng khuaån...78</i>


<b>DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ</b>
<i>Sơ đồ 1: Sơ đồ nghiên cứu...35</i>



<i>Sơ đồ 2 : Xử lý nguyên liệu...36</i>


<i>Sơ đồ 3 : Quy trình chiết Hesperidin...38</i>


<i>Sơ đồ 4 : Quy trình tinh chế Hesperidin...39</i>


<i>Sơ đồ 5 : Quy trình thủy phân Hesperidin thành Hesperetin...41</i>


<i>Sơ đồ 6 : Quy trình tinh chế Hesperetin...42</i>


<i>Sơ đồ 7: Quy trình tổng hợp Hesperetin thành Triacetyl Hesperetin...44</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

<b>DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ</b>


<i>Đồ thị 1 : Biểu diễn sự biến đổi khối lượng sản phẩm Hesperetin theo thời gian.</i>


...58


<i>Đồ thị 2 : Biểu diễn khối lượng sản phẩm Hesperetin theo lượng MeOH tham gia</i>
phản ứng...60


<i>Đồ thị 3 : Biểu diễn khối lượng sản phẩm Hesperetin theo lượng H</i>2SO4 96%
tham gia phản ứng...61


<i>Đồ thị 4 : Biểu diễn khối lượng sản phẩm Triacetyl Hesperetin theo thời gian...64</i>


<i>Đồ thị 5 : Biểu diễn khối lượng sản phẩm Triacetyl Hesperetin theo lượng </i>
(CH3CO)2O tham gia phản ứng...65



Đồ thị 6 : Biểu diễn khối lượng sản phẩm Triacetyl Hesperetin theo lượng xúc
tác CH3COONa tham gia phản ứng...67


<b>DANH MỤC CÁC HÌNH</b>
<i>Hình 1: Cấu trúc hóa học của Hesperidin...18</i>


<i>Hình 2 : Cơng thức cấu tạo của Hesperetin...22</i>


<i>Hình 3 : Cơng thức cấu tạo của Triacetyl Hesperetin...25</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

<b>NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ</b>


Họ Tên học viên : NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM
Sinh ngày : 07 / 08 / 1979


Chuyên ngành : HÓA HỌC HỮU CƠ.


I. TÊN ĐỀ TAØI : “ Tách chiết Hesperidin, tổng hợp Hesperetin, Triacetyl
Hesperetin và xác định hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn
của chúng”


II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :
- Tách chiết Hesperidin,
- Tổng hợp Hesperetin,


- Tổng hợp Triacetyl Hesperetin,


- Xác định hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn của Hesperidin,
Hesperetin và Triacetyl Hesperetin.



III. NGAØY GIAO NHIỆM VỤ : 15 / 10 / 2004.
IV. NGAØY HOAØN THAØNH NHIỆM VỤ : / 11 / 2005.


V. HỌ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHÍNH : Ts. NGUYỄN CỬU KHOA.
VI. HỌ TÊN CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 1 :


VII. HỌ TÊN CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 2 :


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CÁN BỘ NHẬN XÉT 1 CÁN BỘ NHẬN XÉT
2


Nội dung và đề cương luận văn Thạc Sĩ đã được thơng qua hội đồng chun
ngành.


Ngày tháng năm 2005
PHÒNG QLKH – SĐH




Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc



---BỘ GIÁO DỤC VAØ ĐAØO TẠO


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

CHỦ NHIỆM NGÀNH
CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI


PHỊNG CƠNG NGHỆ HỮU CƠ CAO PHÂN TỬ



<b>VIỆN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC</b>


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :


Ts. NGUYỄN CỬU KHOA.


CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 1 :


CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 2 :


Luận văn được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.


</div>

<!--links-->
<a href=' /> Luận văn thạc sĩ hóa học
  • 155
  • 1
  • 1
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×