Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử việt nam giai đoạn (1975 2000) (chương trình chuẩn) ở trường thpt trên địa bàn tp đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRANH ẢNH VÀ PHIM TƢ LIỆU LỊCH SỬ
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN (1975 - 2000) (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƢỜNG THPT
TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG.

GVHD

: Th.S Nguyễn Mạnh Hồng

SVTH

: Trần Thị Thu Hằng

LỚP

: 13 SLS

CHUYÊN NGÀNH: Sƣ phạm Lịch sử

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2017


Lời cảm ơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của
trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng, đặc biệt là các thầy cô khoa Lịch sử


của trường đã tạo điều kiện cho em tìm kiếm tài liệu cho khóa luận tốt nghiệp. Và
em cũng xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Mạnh Hồng đã nhiệt tình hướng dẫn
hướng dẫn em hồn thành tốt khóa tốt nghiệp.
Trong quá trình tìm kiếm tài liệu, cũng như là trong q trình hồn thành
khóa luận tốt nghiệp, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cơ bỏ qua. Đồng
thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên khóa luận
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy
cơ.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3
3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 3
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 4
4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 4
6. Đóng góp của đề tài................................................................................................. 5
7. Bố cục của đề tài. .................................................................................................... 5
NỘI DUNG ................................................................................................................ 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ
THỐNG TRANH ẢNH VÀ PHIM TƢ LIỆU PHỤC VỤ GIẢNG DẠY LỊCH
SỬ Ở

TRƢỜNG THPT ................................. 6


1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 6
1.1.1. Hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử ............................... 6
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học
lịch sử ở trường trung học phổ thông ......................................................................... 8
1.1.2.3. Về phát triển ................................................................................................... 9
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 9
1.2.1. Thực tiễn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa .......................................... 9
1.2.2. Thực tiễn sử dụng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử ở trường
THPT ......................................................................................................................... 10
CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG TRANH ẢNH VÀ PHIM TƢ LIỆU LỊCH SỬ
PHỤC VỤ NỘI DUNG DẠY HỌC LỊCH SỬ CHƢƠNG V, SGK LỚP 12
(CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƢỜNG THPT ............................................. 11
2.1. Nội dung cơ bản trong chương V, sách giáo khoa lớp 12 (chương trình chuẩn),
ở trường THPT .......................................................................................................... 11


2.1.1. Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước năm 1975 ............................................................................................. 11
2.1.2. Bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc
(1976 – 1986) ............................................................................................................ 11
2.1.3. Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000)14
2.1.4. Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 ..................... 15
2.2 Tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử được sử dụng trong chương V, sách giáo khoa
lớp 12 (chương trình chuẩn), ở trường THPT ........................................................... 17
2.2.1. Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước năm 1975 ............................................................................................. 17
2.2.2. Bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc
(1976 – 1986) ............................................................................................................ 19
2.1.3. Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000)21

2.1.4. Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 ..................... 25
2.2. Hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu được sử dụng để dạy học các bài lịch sử
Việt Nam (1975 – 2000) sách giáo khoa lớp 12, trường THPT................................ 36
2.2.1. Hệ thống tranh ảnh ......................................................................................... 36
2.2.2. Hệ thống phim tư liệu ...................................................................................... 38
CHƢƠNG 3. SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ PHIM TƢ LIỆU GÓP PHẦN
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1975 – 2000)
(CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ
NẴNG. ...................................................................................................................... 41
3.1. Những nguyên tắc chung đối với việc sử dụng tranh ảnh và phim tư liệu để dạy
học lịch sử ................................................................................................................. 41
3.1.1 Phải nắm vững yêu cầu chương trình và nội dung mơn học ........................... 41
3.1.2 Đảm bảo tính Đảng và khoa học ..................................................................... 42
3.1.3 Phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động nhận thức lịch sử ......... 44
3.2. Các hình thức và biện pháp sử dụng tranh ảnh và phim tư liệu để dạy học các
bài lịch sử Việt Nam từ năm (1975 – 2000) sách giáo khoa lớp 12, trường THPT .. 45
3.2.1. Sử dụng phim tư liệu lịch sử để giới thiệu bài mới gây hứng thú cho học sinh45
3.2.2. Đưa vào bài giảng các tranh ảnh nhằm minh họa những sự kiện đang học
làm cho bài học thêm phong phú, giờ học thêm sôi động ......................................... 45


3.2.3. Xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử kết hợp với đồ dùng trực
quan ........................................................................................................................... 49
3.2.4. Sử dụng phim tư liệu lịch sử để củng cố bài học ở cuối bài ........................... 51
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 53


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Lịch sử là một bộ phận quan trọng nhất của nền văn hóa nhân loại, Từ khi
con người sinh ra đã có ý thức về nguồn cội, tổ tiên của mình. Điều đó thể hiện sự
tơn kính, biết ơn, tự hào những thế hệ đi trước và có trách nhiệm đối với dân tộc.
Trong các bộ mơn học ở trường THPT thì lịch sử là một trong những bộ mơn
có vị trí quan trọng đối với các em học sinh. Bởi vì học lịch sử sẽ giúp giáo dục cho
học sinh lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc, giúp học
sinh hiểu được lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.
Hiện nay môn lịch sử không được các em học sinh chú trọng đến, đa số các
em cảm thấy đây là một bộ mơn khó nhớ, khơ khan và nhàm chán, các em có xu
hướng chú trọng học các bộ môn tự nhiên hơn các môn khoa học - xã hội. Có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên, một trong những nguyên nhân quan
trọng đó là trong dạy học giáo viên và nhà trường vẫn chưa chú trọng đến đổi mới
phương pháp dạy học vào bài giảng lịch sử.
Để giúp các em học sinh có sự say mê và hứng thú đối với bộ môn học này
thì người giáo viên khi giảng dạy khơng chỉ dựa vào những kiến thức trong sách
giáo khoa mà còn sử dụng đến các nguồn tư liệu khác hay việc sử dụng các tranh
ảnh và phim tư liệu lịch sử để giảng dạy vào bài học. Thông qua các tư liệu và hình
ảnh minh họa sẽ giúp cho người giáo viên giảng dạy và truyền đạt cho các em
những kiến thức tốt hơn.
Vấn đề đặt ra là người giáo viên phải sử dụng các tư liệu tranh ảnh và phim
tư liệu một cách phù hợp trong dạy học và nâng cao hiệu quả tốt về mặt bồi dưỡng
giáo dục và giáo dưỡng cho các em học sinh trong giảng dạy bộ mơn lịch sử. Việc
đưa vào các hình ảnh và phim tư liệu lịch sử trong giảng dạy sẽ giúp cho người giáo
viên truyền đạt được một cách đầy đủ nội dung của bài giảng mà còn giúp học sinh
thể hiện được tính sáng tạo và khám phá trong việc tìm hiểu thông qua các tranh
ảnh và phim tư liệu lịch sử mà giáo viên đưa ra.
Điều này đòi hỏi người giáo viên phải biết trau dồi hơn về kiến thức chun
ngành, kiến thức bộ mơn có liên quan đến chương trình giảng dạy, tích cực đổi mới
phương pháp giảng dạy, thường xuyên sưu tầm các tư liệu, tài liệu, các tranh ảnh và
phim tư liệu lịch sử tạo nên tư liệu riêng phục vụ cho quá trình giảng dạy của mình,

1


góp phần quan trọng giúp cho các em học sinh nhận thức đúng về quá khứ của dân
tộc mình, phát triển tính năng động, sáng tạo, suy luận khám phá của các em, đồng
thời sẽ giúp các em học sinh đạt được hiệu quả tốt về bộ môn lịch sử.
Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000 là một giai đoạn đầy những sự
kiện có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển đất nước sau này, đặc biệt với đại thắng
mùa Xuân 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã kết thúc
thắng lợi cùng với 9 năm kháng chiến chống pháp. Đây lâ một trong những chiến
thắng lịch sử oanh liệt nhất, lẫy lừng nhất của dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã đánh
bại đế quốc Mỹ - một đế quốc có thế lực kinh tế, quân sự hùng mạnh vào bậc nhất
thế giới. Một kỷ nguyên phát triển rực rỡ của cách mạng Việt Nam đã được mở
ra: Kỷ nguyên cả nước độc lập, thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Thông qua học tập lịch sử giai đoạn này sẽ góp phần bồi dưỡng cho các em
học sinh truyền thống yêu nước, giúp các em nhận thức đầy đủ về đất nước ta sau
khi thống nhất có những khó khăn và thuận lợi gì, qua đó các em biết được các kế
hoạch của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn này.
Xuất phát từ những lí do trên đây tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống tranh
ảnh và phim tư liệu lịch sử nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử Việt Nam giai
đoạn (1975 - 2000) (chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến đề tài đã có một số cơng trình của các nhà nghiên cứu giáo
dục đề cập ở các mức độ khác nhau, cụ thể là:
Về lí luận dạy học lịch sử có rất nhiều cơng trình đề cập tới, đó là các cơng
trình tiêu biểu về phương pháp dạy học lịch sử nói chung và việc sử dung tranh ảnh
và phim tư liệu lịch sử trong dạy học nói riêng như: Trong cuốn “phương pháp dạy
học lịch sử” của Phan Ngọc Liên (chủ biên) đã trình bày hệ thống các phương pháp
dạy học lịch sử, cơ sở của việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước, chính điều này
đã góp phần đánh giá các phương pháp trực quan là một trong những biện pháp tích

cực để đổi mới phương pháp dạy học.
Cuốn “Thiết kế bài giảng ở trường Trung học phổ thông” do giáo sư Phan
Ngọc Liên (chủ biên) giúp giáo viên áp dụng tốt hơn việc đổi mới phương pháp dạy
học lịch sử.

2


Đairi với tác phẩm “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” đã khẳng định
vai trò, tầm quan trọng của nguồn tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan trong dạy
học lịch sử.
Cuốn “Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông” tập 1:
Lịch sử Việt Nam của Nguyễn Thị Côi (chủ biên) đã cung cấp một tài liệu để nâng
cao chất lượng bộ môn. Trong đó trình bày về phương pháp sử dụng kênh hình
trong sách giáo khoa, các tranh ảnh, đồ dùng trực quan cho việc dạy, học lịch sử
nhằm kiểm tra, đánh giá việc học tập của học sinh hay rèn luyện kĩ năng cho học
sinh.
Ở phạm vi hẹp hơn, có một số cơng trình luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt
nghiệp, hay tiểu luận nghiên cứu vấn đề sử dụng đồ dung trực quan, ứng dụng công
nghệ thông tin là bộ phận của việc xây dựng tranh ảnh hay phim tư liệu lịch sử.
Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Phạm Kiều Trang, Trường Đại học sư
phạm Hà Nội 2, với đề tài “ Ứng dụng phần mềm microsoft powerpoint nhằm tạo
biểu tượng về nhân vật lịch sử”.
Kết quả nghiên cứu từ các cơng trình trên là cơ sở quan trọng để tôi kế thừa
và làm rõ hơn nội dung đề tài của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm khẳng định tầm quan trọng cũng
như vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử để
phục vụ việc dạy học ở trường THPT mà cụ thể là phần lịch sử Việt Nam từ năm

1975 đến năm 2000.
Đề tài còn làm rõ những mặt thuận lợi và hạn chế trong quá trình xây dựng
hệ thống hình ảnh và phim tư liệu lịch sử trong việc dạy học để tìm ra biện pháp
góp phần nâng cao chất lượng bài học, hiệu quả học tập ở trường THPT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên, khóa luận hướng vào giải quyết các nhiệm vụ
sau:
- Tìm hiểu nội dung lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000 ở lớp 12
(chương trình chuẩn) để sưu tầm và xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử cho
phù hợp.
3


- Tiến hành sưu tầm, chọn lựa các tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử phù hợp
với nội dung lịch sử Việt Nam giai đoạn 1975 đến năm 2000 ở lớp 12 (chương trình
chuẩn) để xây dựng hồ sơ tư liệu phục vụ cho dạy học.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá về kết quả sau khi sử dụng các tranh ảnh
và phim tư liệu lịch sử vào để dạy học tại trường THPT.
- Qua đó, đề xuất một số biện pháp sư phạm để sử dụng tranh ảnh và phim tư
liệu lịch sử phục vụ trong việc dạy học lịch sử.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử phục vụ
dạy học lịch sử Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử phục vụ dạy học lịch sử
Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000
- Về không gian: Đề tài được tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số
trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Về phương pháp luận: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục
lịch sử.
Về phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Nghiên cứu lí thuyết thơng qua việc đọc và nghiên cứu các tài liệu về
phương pháp dạy học, giáo dục lịch sử, các cơng trình đổi mới về phương pháp dạy
học, các tài liệu tham khảo khác.
+ Điều tra thực tế với nhiều hình thức khác nhau như: dự giờ, quan sát, gặp
gỡ và trao đổi với giáo viên và học sinh về các vấn đề nghiên cứu…Từ đó, rút ra kết
luận chính xác và khoa học về việc xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử để
phục vụ trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT hiện nay.
+ Tiến hành điều tra thực nghiệm ở một số trường THPT, so sánh, đối chiếu,
từ đó rút ra kết luận, khái quát.

4


+ Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng một số phép thống kế tốn học
để trình bày kết quả thực nghiệm và kiểm định kết quả của hai nhóm đối chứng và
thực nghiệm trong q trình điều tra.
6. Đóng góp của đề tài.
Việc hồn thành khóa luận sẽ có những đóng góp cụ thể sau:
- Việc xây dựng hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử trong dạy học
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1975 – 2000 sẽ là nguồn tư liệu cho giáo viên tham
khảo khi dạy học phần này.
- Đề ra một số nguyên tắc chung và các biện pháp sư phạm cần thiết để sử
dụng tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử phục vụ trong dạy học.
- Đồng thời đề tài này thành công sẽ cung cấp và bổ sung thêm vào nguồn tư
liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập của học sinh, sinh viên
và những ai quan tâm đến vấn đề này.

7. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của đề tài
gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống tranh ảnh
và phim tư liệu lịch sử phục vụ giảng dạy lịch sử ở trường THPT
Chương 2: Hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử phục vụ nội dung dạy
học lịch sử chương V, SGK lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường THPT
Chương 3: Sử dụng tranh ảnh và phim tư liệu lịch sử góp phần nâng cao chất
lượng dạy học lịch sử Việt Nam (1975 – 2000) (chương trình chuẩn) ở trường
THPT trên đại bàn thành phố Đà Nẵng

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ
THỐNG TRANH ẢNH VÀ PHIM TƢ LIỆU PHỤC VỤ GIẢNG DẠY LỊCH
SỬ Ở TRƢỜNG THPT
1.1. Cơ sở lí luận
Từ trước đến nay đã có nhiều quan niệm khác nhau trong việc xây dựng hệ
thống tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử. Một số người cho rằng trong
dạy học chỉ cần áp dụng phương pháp dạy học truyền thống là đủ, không cần phải
xây dựng khai thác thêm các phương pháp dạy học đổi mới trong việc giảng dạy bộ
mơn lịch sử vì nó khơng phù hợp với u cầu và nhận thức của học sinh. Nhiều
người khác lại chú ý đến việc xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch
sử tham khảo trong việc cụ thể hoá, làm phong phú thêm kiến thức của học sinh.
Thực trạng của việc dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thơng hiện nay
cịn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan với nhiều sự
kiện lịch sử nặng về chiến tranh cách mạng, chính vì vậy việc dạy lịch sử mang tính
chất truyền thống sẽ làm cho học sinh khơng có hứng thú trong học tập.

Việc đưa vào xây dựng các tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử sẽ
làm cho nội dung thêm phong phú, thu hút các em học sinh vào bài học, tạo nên
điểm mới trong quá trình dạy học.
Để xây dựng được phương pháp dạy học mới địi hỏi giáo viên dạy sử
khơng chỉ có kiến thức vững vàng về bộ mơn lịch sử mà cịn có những hiểu biết khá
vững về các bộ môn địa lý, văn học nghệ thuật và các bộ môn khác để vận dụng vào
bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng.
1.1.1. Hệ thống tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử
1.1.1.1. Hệ thống tranh ảnh
Đồ dùng trực quan tranh ảnh lịch sử có vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc
khơi phục tái tạo quá khứ lịch sử. Bởi vì đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu
sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành khái
niệm lịch sử, quan trọng nhất là làm cho học sinh nắm vững các qui luật của sự phát
triển của xã hội.
Kênh hình lúc nào cũng được sử dụng hợp lí nhất, trong trình bày kiến thức
mới hay là củng cố kiến thức kỹ năng đã học hoặc ra bài tập về nhà.Tóm lại cần
6


được đưa ra khi học sinh cần được minh hoạ, cần tìm hiểu nhất về nội dung bài học,
tránh đưa ra đồng loạt phân tán sự chú ý của học sinh.
Giáo viên chỉ tập chung giới thiệu thuyết minh một số hình vẽ, sơ đồ, lược
đồ, tranh ảnh (nếu bài nhiều tranh ảnh) .Với những hình ảnh khác giáo viên chỉ
dừng lại ở việc cho học sinh quan sát sơ lược để học sinh nắm được những biểu
tượng ban đầu. Cần phải bố trí thời gian ở những kênh hình một cách hợp lí mà
khơng bỏ qua phần cơ bản là kênh chữ.
Kết hợp sử dụng kênh hình sách giáo khoa với các đồ dùng được trang bị:
Như bản đồ sơ đồ, tranh ảnh phóng to, các tài liệu thành văn có liên quan. Với
những kênh hình khó quan sát hoặc chưa cụ thể giáo viên có thể phóng to hoặc cụ
thể hoá để các em dễ nhận biết và tiếp thu hơn. Nội dung thuyết minh kênh hình

phải sinh động hấp dẫn, kết hợp với những lời nói truyền cảm sẽ có sức thuyết phục
cao đối với học sinh.
Hiệu quả sử dụng kênh hình cịn phụ thuộc vào sự ham muốn của học sinh,
giáo viên cần là người đưa ra tình huống có vấn đề kích thích sự hiểu biết của học
sinh, khơi dậy niềm đam mê của học sinh đối với môn học.
1.1.1.2. Hệ thống phim tư liệu lịch sử
Việc sử dụng các đoạn phim tư liệu trong dạy học là một trong những biện
pháp có hiệu quả giáo dục cao. Phim tư liệu không chỉ cung cấp cho học sinh những
tri thức lịch sử cụ thể mà còn gợi ra nhiều vấn đề để học sinh suy nghĩ và tự giải
đáp.
Hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong các đoạn phim tư liệu tạo cho học sinh có
biểu tượng sinh động về quá khứ mà không một sách giáo khoa nào, một bài giảng
nào có thể làm được điều này. Đây là sự kết hợp hiệu quả nhất giữa giáo dục với
khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học
tích cực, phát huy sáng tạo của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học,
nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, giúp học sinh nắm được bài ngay tại lớp, nhớ
nhanh, nhớ sâu và lâu những nội dung của bài học.
Việt Nam hiện nay đã quan tâm đến việc sản xuất phim tư liệu phục vụ dạy
học môn lịch sử. Có rất nhiều Compact disc (C ) tư liệu được phát hành như
C Hồ Chí Minh tồn tập của Nhà xuất bản (Nxb) Chính trị Quốc gia, năm 2001,
C Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện
7

iên


Phủ của Nxb Giáo dục và Nxb ản đồ, năm 2004, C Đất nước và Cuộc sống con
người Việt Nam của ộ Văn hóa Thơng tin, Nxb Văn hóa dân tộc, C Tư liệu dạy
học điện tử môn lịch sử, sách và C


hướng dẫn sử dụng các hình ảnh, đoạn video

về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử của Nxb Đại học Sư phạm… tạo
điều kiện cho giáo viên khai thác và lựa chọn những đoạn phim phù hợp với nội
dung bài học.
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy
học lịch sử ở trường trung học phổ thông
1.1.2.1. Về giáo dục
Làm thay đổi nội dung và phương pháp truyền đạt trong dạy học: Nhờ các
công cụ đa phương tiện như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, hoạt cảnh, giáo
viên sẽ xây dựng được bài giảng sinh động thu hút sự tập trung của người học, dễ
dàng thể hiện được các phương pháp sư phạm.
Phương pháp dạy học xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu, thực hiện đánh giá
và lượng giá học tập toàn diện, khách quan ngay trong q trình học…tăng khả
năng tích cực chủ động tham gia học tập của người học
Học sinh tiếp nhận kiến thức lịch sử qua tranh ảnh, đồ dùng trực quan kết
hợp với bài viết sách giáo khoa và các loại tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng
thú hơn. Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học
sinh.
1.1.2.2. Về giáo dưỡng
Việc xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử ở trường
trung học phổ thông nhằm dựng lại những bức tranh toàn cảnh về quá khứ một cách
khách quan, sống động, về truyền thống đấu tranh bất khuất trong dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam anh hùng, truyền thống nhân đạo sâu sắc và rất nhiều
những truyền thống, giá trị cao đẹp khác của dân tộc Việt Nam.
Sử dụng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử có vai trị vơ cùng
quan trọng trong giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định: “ ân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt
Nam”. Điều đó có nghĩa là muốn giữ gìn và phát huy được những truyền thống hào
hùng đó thì trước tiên phải nắm và hiểu rõ được lịch sử của dân tộc mình, mơn học

lịch sử có vai trị quan trọng trong vấn đề này.
8


Giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền thống đạo đức và lối sống
cho học sinh hiện nay không chỉ dừng lại ở các chương, điều trong sách vở mà quan
trọng là phải giáo dục bằng chiều sâu lịch sử, những truyền thống đấu tranh cách
mạng của Đảng và dân tộc, bằng những tấm gương yêu nước tiêu biểu, những anh
hùng, liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân ta.
1.1.2.3. Về phát triển
Học sinh tiếp thu kiến thức bài giảng dễ dàng hơn, thấy được mối liên hệ
hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính tồn diện của lịch sử,
khắc phục được tính rời rạc tản mạn trong kiến thức.
Việc xây dựng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử ở trường
trung học phổ thơng sẽ làm cho học sinh có sự đam mê hơn trong q trình học bộ
mơn và tạo ra được sự hứng thú của người học và tránh được sự nhàm chán đối với
bộ môn này.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực tiễn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa
o đặc trưng của bộ môn lịch sử, không thể trực tiếp tri giác được các sự
kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy ra, không thể tái hiện lịch sử trong phịng thí ngiệm.
Chính vì vậy, việc tái tạo lịch sử bằng cách tạo biểu tượng đúng đắn, sinh động về
các sự kiện, hiện tượng lịch sử vừa là nguyên tắc vừa là một số biện pháp trong việc
dạy học lịch sử giúp cho giờ học thêm sinh động, học sinh hứng thú với mơn học.
Hiện nay tình trạng học sinh nắm kiến thức về địa danh, không gian xảy ra
sự kiện lịch sử một cách mơ hồ, tình trạng nhầm lẫn giữa các địa danh diễn ra phổ
biến. Giáo viên ít chú ý đến việc tạo biểu tượng không gian, cung cấp cho học sinh
kiến thức về địa danh mà chỉ chú ý trình bày về diễn biến, kết quả của sự kiện. Đó
cũng chính là một ngun nhân khiến cho chất lượng hiệu quả của bài học lịch sử
chưa tốt, học sinh ít hứng thú với bài học lịch sử. Để nâng cao hiệu quả bài học lịch

sử, cần sử dụng biện pháp kênh hình nhằm tạo biểu tượng không gian cho học sinh
trong dạy học lịch sử là điều cần thiết.
Vấn đề đặt ra hiện nay các trường THPT vẫn chưa áp dụng phổ biến phương
pháp sử dụng kênh hình vào trong dạy học lịch sử. Các hình thức trong quá trình
dạy học vẫn chưa được chú trọng dẫn đến kết quả học tập bộ môn lịch sử vẫn chưa
chiếm tỉ lệ cao trong nhà trường. Sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa nhằm

9


phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử góp phần nâng cao hiệu
quả bài học lịch sử trong nhà trường.
1.2.2. Thực tiễn sử dụng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử ở
trường THPT
Thực trạng của việc dạy và học Lịch sử trong nhà trường phổ thơng hiện cịn
những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan với nhiều sự kiện
lịch sử nặng về chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật…
nên chưa tạo sự hứng thú học sử đối với học sinh. Học sinh hiểu một cách rời rạc,
nông cạn về kiến thức lịch sử, không nắm được mối liên hệ giữa các tri thức thuộc
lĩnh vực đời sống xã hội.
Việc sử dụng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy hoc lịch sử ở trường THPT
hiện nay rất ít được giáo viên và nhà trường chú trọng đến. Giáo viên chủ yếu theo
lối cách dạy truyền thống bằng cách đọc - chép kiến thức cho học sinh, một số giáo
viên có kết hợp giữa việc quan sát lược đồ hay ứng dụng công nghệ thông tin vào
bài giảng nhưng chỉ chiếm số ít và rất hạn chế. Điều này làm cho học sinh ít có
hứng thú trong việc học lịch sử, không tạo ra được sự hấp dẫn và lôi cuốn các em
vào bài học.
Sử dụng tranh ảnh và phim tư liệu vào giảng dạy lịch sử ở trường THPT sẽ
làm thay đổi được cách dạy truyền thống, tạo nên một phương pháp dạy học mang
phong cách mới thu hút được sự chú ý và tập trung các em vào bài học. Chính vì

vậy việc sử dụng tranh ảnh và phim tư liệu trong dạy học lịch sử là một trong những
phương pháp cần thiết áp dụng vào giảng dạy hiện nay ở các trường THPT, việc tạo
ra một phương pháp dạy học mới sẽ giúp cải thiện tình hình học tập lịch sử của học
sinh, giúp các em đạt kết quả cao trong quá trình học tập của mình.

10


CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG TRANH ẢNH VÀ PHIM TƢ LIỆU LỊCH SỬ
PHỤC VỤ NỘI DUNG DẠY HỌC LỊCH SỬ CHƢƠNG V, SGK LỚP 12
(CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƢỜNG THPT
2.1. Nội dung cơ bản trong chƣơng V, sách giáo khoa lớp 12 (chƣơng trình
chuẩn), ở trƣờng THPT
2.1.1. Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước năm 1975
Kiến thức cơ bản

Mục

Mục I. Tình hình hai - Thuận lợi: Miền Nam hồn tồn giải phóng, thống
miền Bắc – Nam sau nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Khó khăn:

năm 1975.

+ Miền ắc: Chiến tranh tàn phá nặng nề.
+ Miền Nam: Chính quyền cũ ở địa phương còn tồn tại,
cơ sở kinh tế cịn nhiều khó khăn

Mục II. Khắc phục hậu - Miền


ắc: Hoàn thiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả

quả chiến tranh, khôi chiến tranh, khôi phục kinh tế.
phục và phát triển kinh - Miền Nam: Thực hiện tiếp quản vùng mới giải phóng,
tế - xã hội ở hai miền đất thành lập chính quyền cách mạng và đồn thể quần
nƣớc

chúng.

Mục III. Hồn thành - Phần đọc thêm học sinh tìm hiểu ở nhà
thống nhất đất nƣớc về
mặt nhà nƣớc (1975 –
1976)
2.1.2. Bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc
(1976 – 1986)
Kiến thức cơ bản

Mục

Mục I. Đất nƣớc bƣớc - Sau thắng lợi nước ta chuyển sang giai đoạn đất
đầu đi lên chủ nghĩa xã nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
hội (1976 – 1986)

- Độc lập và thống nhất là điều kiện tiên quyết để đất

1. Cách mạng Việt Nam nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
chuyển sang giai đoạn
11



mới.
2. Thực hiện kế hoạch * Nhiệm vụ: Vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa cải
Nhà nƣớc 5 năm 1976 – tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
1980

* Mục tiêu cơ bản:
- Xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật: Cơ cấu công nông nghiệp
- Cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân
lao động.
* Thành tựu:
- Các cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận
tải đã được khôi phục và bước đầu phát triển.
- Xoá bỏ những biểu hiện văn hoá phản động của chế
độ thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hoá mới
cách mạng.
- Hệ thống giáo dục từ mầm non, phổ thông đến đại
học đều phát triển.
* Hạn chế
- Kinh tế mất cân đối làm cho đời sống nhân dân khó
khăn.
- Trong xã hội nảy sinh nhiều tiêu cực.

3. Thực hiện kế hoạch * Nhiệm vụ
Nhà nƣớc 5 năm 1981 – - Tiếp tục đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội
1985

- Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch
Nhà nước 5 năm (1981 - 1985).
* Mục tiêu:

- Sắp xếp lại cơ cấu, ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
- Đáp ứng nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất của đời
sống nhân dân, giảm nhẹ mất cân đối về kinh tế.
* Thành tựu:
Sau 5 năm, nước ta có những chuyển biến và tiến bộ
đáng kể:
- Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đã chặn
được đà giảm sút và có bước phát triển:
12


- Về xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật, ta hồn thành
hàng trăm cơng trình tương đối lớn, hàng nghìn cơng
trình vừa và nhỏ.
- Các hoạt động khoa học - kĩ thuật được triển khai,
góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
* Khó khăn:
- Tình hình kinh tế - xã hội chưa ổn định.
- Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan, nhất là sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo và
quản lý, chậm khắc phục.
Mục II. Đấu tranh bảo vệ * Bảo vệ biên giới Tây Nam:
tổ quốc (1975 – 1979)

- Tập đoàn Khơ me đỏ do Pôn pốt cầm đầu xâm phạm
lãnh thổ nước ta.
+ Tháng 5/1975 chiếm Phú Quốc và đảo Thổ Chu.
+ 7/1/1979 quân đội Việt Nam cùng với lực lượng
cách mạng Campuchia tiến cơng, xóa bỏ chế độ diệt
chủng Pơn pốt,giải phóng Phnơm Pênh (7/1/1979)

- Ý nghĩa: đem lại hịa bình cho biên giới Tây Nam.
* Bảo vệ biên giới phía Bắc:
+ Hành động của Trung Quốc: Ủng hộ Pôn pốt chống
Việt Nam, khiêu khích dọc biên giới phía Bắc, dựng
nên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia.
- Trung Quốc tấn cơng biên giới phía Bắc ngày
17/2/1979 từ Móng Cái đến Phong Thổ (Lai Châu).
- Nhân dân Việt Nam ở 6 tỉnh phía Bắc chiến đấu bảo
vệ lãnh thổ, Trung Quốc rút quân từ 18/3/1979.
* Ý nghĩa:
- Giữ gìn hịa bình, bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ.
- Khơi phục tình đồn kết, hữu nghị hợp tác giữa Việt
Nam - Trung Quốc - Campuchia với tinh thần "khép
lại quá khứ, mở rộng tương lai".

13


2.1.3. Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000)
Nội dung cơ bản

Mục

Mục I. Đƣờng lối đổi mới - Trong nước: Thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 –
cuả Đảng

1985) đạt được một số thành tựu, nhưng nước ta

1. Hoàn cảnh lịch sử mới.


nghèo lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã
hội.
- Thế giới: CNXH Liên Xô và Đông Âu lâm vào tình
trạng khủng hoảng và sụp đổ → Đảng và nhà nước ta
phải tiến hành đổi mới.

2. Đƣờng lối đổi mới của - Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên
Đảng

tại đại hội VI (12 – 1986).
- Nội dung của Đại hội:
+ Về đổi mới kinh tế: Xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung,
xây dựng nền kinh tế quốc dân.
+ Về đổi mới chính trị: Xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.

Mục II. Qúa trình thực - Thời gian: Từ ngày 15 đến ngày 18 – 12 – 1986.
hiện đƣờng lối đổi mới - Nội dung: Tiếp tục đường lối cách mạng XHCN và
(1986 – 1990).

đường lối xây dựng kinh tế - xã hội do Đại hội IV – V

1. Thực hiện kế hoạch 5 của Đảng đề ra.
năm 1986 – 1990.

- Mục tiêu: Thực hiện ba nhiệm vụ là lương thực –

a. Đại hội VI (12 – 1986) thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
mở đầu công cuộc đổi
mới.

b. Kết quả bƣớc đầu của - Thành tựu:
công cuộc đổi mới.

+ Về lương thực – thực phẩm: Có sự vươn lên, đời
sống nhân dân được ổn định.
+ Hàng hóa trên thị trường: Đa dạng và lưu thông
được thuận lợi
+ Kinh tế đối ngoại: Phát triển mạnh.
14


+ Kiềm chế được tính lạm phát
+ Hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
+ Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh hơn từ trung
ương đến địa phương được sắp xếp lại → Cuộc đổi
mới cơ bản là phù hợp.
- Hạn chế:
+ Kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao…
+ Chế độ tiền lương bất hợp lí, đời sống của cơng
nhân và nơng dân bị giảm sút…
+ Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống
cấp…
2. Thực hiện kế hoạch 5 - Phần đọc thêm học sinh tìm hiểu ở nhà
năm 1991 – 1995
2.1.4. Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Kiến thức cơ bản

Mục

Mục I. Các thời kỳ - Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) đã

phát triển của lịch sử làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam.
dân tộc

- Chuyển biến phong trào yêu nước chống Pháp từ tư sản

1. Thời kì 1919 – 1930.

sang vơ sản.
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 3 – 2 – 1930

2. Thời kì 1930 – 1945.

- Phong trào cách mạng quần chúng bùng nổ trong
những năm 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- Phong trào đấu tranh cơng khai địi tự do, dân sinh, dân
chủ được dấy lên trong năm 1936 - 1939.
- Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đã tác
động đến toàn thế giới → Tạo điều kiện thuận lợi cho
cách mạng nước ta và nhiều lên tiến lên giải phóng dân
tộc.
- Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh
đạo cách mạng, ra sức chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành
chính quyền.
15


- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi.
3. Thời kì 1945 – 1954

- Nước ta gặp mn vàn khó khăn sau khi giành được

độc lập.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) tiến
hành trong điều kiện đã độc lập và có chính quyền
kháng chiến chống Pháp xâm lược.
- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954, Pháp
rút khỏi nước ta

4. Thời kì 1954 – 1975

- Nhiệm vụ cách mạng từng miền và nhiệm vụ
chung của cả nước là “Kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước”.
- Miền Nam đấu tranh chính trị phát triển lên “Đồng
khởi” rồi chiến tranh giải phóng.
- Đánh bại chiến lược thống trị và xâm lược thực dân
mới của Mỹ: Đánh bại chiến lược “Chiến tranh đơn
phương”; “Chiến tranh đặc biệt”; “Chiến tranh cục bộ”;
“Việt Nam hóa chiến tranh”
- Hiệp định Paris kí kết tạo điều kiện thắng lợi cho ta
tiến tới thắng lợi lịch sử 1975.
- Miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chống chiến
tranh phá hoại của Mỹ, làm nghĩa vụ hậu phương cho
miền Nam .

5. Thời kì 1975 – 2000

- Trong 10 năm đầu (1976-1986) đi lên chủ nghĩa xã
hội, bên cạnh thành tựu và ưu điểm, cách mạng nước
ta gặp khơng ít khó khăn, yếu kém, sai lầm, khuyết
điểm đòi hỏi phải đổi mới .

- Từ Đại Hội VI (12-1986) của Đảng, nước ta bước vào
thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội
chủ nghĩa tiến lên.
- Đến 2000, đã thực hiện được ba kế hoạch Nhà nước 5
năm → Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi
của công cuộc đổi mới là phù hợp.

Mục II. Nguyên nhân

* Nguyên nhân thắng lợi:

thắng lợi, bài học kinh

- Nhân dân giàu lòng yêu nước, lao động cần cù sáng
16


tạo, chiến đấu kiên cường, dũng cảm vì độc lập tự do.

nghiệm

- Đảng ta đứng đầu là ác Hồ, lãnh đạo cách mạng với
đường lối đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ, Đảng lãnh
đạo là nhân tố quyết định nhất.
* ài học kinh nghiệm:
- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội.
- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do dân và vì
dân, nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử.
- Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết .

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức
mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế.
- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng
đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam
2.2 Tranh ảnh và phim tƣ liệu lịch sử đƣợc sử dụng trong chƣơng V, sách giáo
khoa lớp 12 (chƣơng trình chuẩn), ở trƣờng THPT
2.2.1. Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước năm 1975
Mục

Tranh ảnh và phim tƣ liệu lịch sử đƣợc sử dụng

Mục I. Tình hình hai - Giáo viên sử dụng hình ảnh: Nhân dân Sài Gịn dự mít
miền Bắc – Nam sau tinh mừng miền Nam hồn tồn giải phóng.
năm 1975.

17


+ Việc sử dụng hình ảnh trên giúp học sinh tái hiện lại hình
ảnh ngày lịch sử miền Nam thống nhất đất nước. Dựa vào
hình ảnh giáo viên giải thích thêm đây là một sự kiện chấm
dứt Chiến tranh Việt Nam khi tổng thống Việt Nam Cộng
hòa ương Văn Minh cùng nội các bị bắt tại chỗ và phải
tuyên bố đầu hàng vơ điều kiện các lực lượng Chính phủ
Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào
sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975.
+ Ngày này là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân
năm 1975 và là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt
Nam.

Mục II. Khắc phục - Sử dụng hình ảnh về những thành tựu đã đạt được trong
hậu quả chiến tranh, quá trình khôi phục và phát triển kinh tế hai miền Bắc –
khôi phục và phát Nam:
triển kinh tế - xã hội
ở hai miền đất nƣớc

→ Hình ảnh nói lên sự chuẩn bị khai giảng năm học 1975 –
1976, đây là khai giảng đầu tiên sau ngày giải phóng. Giáo
viên kết hợp nội dung trong sách giáo khoa và ý nghĩa của
hình ảnh để nói lên miền Bắc đã từng bước khơi phục và
đạt được những thành tựu trong công cuộc khôi phục về
văn hóa – giáo dục.

→ Đây là hình ảnh tuyến đường sắt thống nhất từ Hà Nội đi
18


Thành Phố Hồ Chí Minh sau 30 năm bị gián đoạn đã hoạt
động trở lại. Giáo viên sử dụng những hình ảnh trên để
giảng dạy vào bài học làm cho học sinh thu hút và hiểu hơn
về nội dung bài học.
- Giáo viên sử dụng một đoạn phim tư liệu lịch sử trong
giai đoạn này để làm rõ hơn về nội dung của bài học:
Nguồn: />Tên phim: Lịch sử Việt Nam 1975 - 2000
Nội dung đoạn phim nói về tình hình hai miền Nam – Bắc
sau khi thống nhất đát nước. Thơng qua hình ảnh bệnh viện
Bạch Mai bị tàn phá, Cầu Long Biên bị gãy ở miền Bắc,
làng mạc ruộng đất bị tàn phá nặng nề ở miền Nam cùng
với những hình ảnh nhân dân đi tham gia các hoạt động bỏ
phiếu sẽ làm cho học sinh khắc sâu hơn về nội dung bài

học.

2.2.2. Bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc
(1976 – 1986)
Mục

Tranh ảnh và phim tƣ liệu lịch sử đƣợc sử dụng

2. Thực hiện kế - Giáo viên sử dụng những hình ảnh về thành tựu nhà nước
hoạch Nhà nƣớc 5 đã đạt được khi thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1976 –
năm 1976 – 1980

1980:

Đây là hình ảnh nhà máy thủy điện sơng Đà ở Hịa Bình,

19


thơng qua hình ảnh giáo viên đi tập trung làm rõ cho học
sinh về sự phát triển công nghiệp trong ngành thủy điện.

Hình ảnh xí nghiệp Điện cơ Lidico sản xuất quạt B400 – sản
phẩm đầu tiên được Nhà nước cấp dấu chất lượng cấp 1,
tháng 10/1982 (Nguồn: Tư liệu Trung tâm Thơng tin Triển
lãm). Giáo viên sử dụng hình ảnh trên làm rõ sự phát triển
của nền kinh tế qua đó giúp học sinh thấy được nhà nước
thực hiện kế hoạch 5 năm 1976 – 1980 là phù hợp với sự
khôi phục và phát triển đất nước trong giai đoạn này.
3. Thực hiện kế - Giáo viên sử dụng những hình ảnh thành tựu nhà nước đã

hoạch Nhà nƣớc 5 đạt được trong giai đoạn này:
năm 1981 – 1985

Đây là hình ảnh Sài gịn – 95 Nguyễn Khắc Nhu – 11-1981
20


×