Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của cao chiết ethanol từ tỏi (allium sativum l ) trên mô hình gan chuột nhắt trắng (mus musculus var albino) bị gây độc cấp tính và mạn tính bằng carbon tetrachloride

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 45 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH - MÔI TRƢỜNG

PHẠM THỊ DIỆU

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA CAO CHIẾT
ETHANOL TỪ TỎI (Allium Sativum L.) TRÊN MÔ HÌNH
GAN CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus Var. Albino) BỊ
GÂY ĐỘC CẤP TÍNH VÀ MẠN TÍNH BẰNG
CARBON TETRACHORIDE

Đà Nẵng – Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH - MÔI TRƢỜNG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA CAO CHIẾT
ETHANOL TỪ TỎI (Allium Sativum L.) TRÊN MƠ HÌNH
GAN CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus Var. Albino) BỊ
GÂY ĐỘC CẤP TÍNH VÀ MẠN TÍNH TÍNH BẰNG
CARBON TETRACHORIDE

Ngành: Sƣ phạm Sinh học

Ngƣời hƣớng dẫn:
ThS. NCS. Nguyễn Cơng Thùy Trâm

Niên khóa: 2013 – 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
ThS. NCS. Nguyễn Cơng Thùy Trâm.
Các kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Đà Nẵng, ngày 02 tháng 05 năm 2017.

Sinh viên

PHẠM THỊ DIỆU


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất đến ThS. NCS. Nguyễn Công Thùy Trâm – ngƣời đã trực
tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trong khoa Sinh – Mơi trƣờng
đã tận tình giảng dạy và tạo nhiều điều kiện để em hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những ngƣời đã
ln bên cạnh quan tâm và giúp đỡ em trong suốt thời gian vừa qua.
Đà Nẵng, ngày 02 tháng 05 năm 2017

Sinh viên

PHẠM THỊ DIỆU


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài .........................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................................2

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ GAN VÀ CÁC BỆNH LÝ VỀ GAN ....................................3
1.1.1. Cấu tạo và chức năng của gan ...........................................................................3
a. Cấu tạo của gan .......................................................................................................3
b. Chức năng của gan ..................................................................................................3
1.1.2. Bệnh lý về gan ...................................................................................................4
1.2. TỔNG QUAN VỀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH BẢO VỆ GAN IN
VIVO VÀ CÁC CHỈ SỐ SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ..................................6
1.2.1. Mơ hình nghiên cứu hoạt tính bảo vệ gan in vivo .............................................6
1.2.2. Các chỉ số sử dụng trong nghiên cứu ................................................................7
1.3. TỔNG QUAN VỀ TỎI (Allium sativum L.) ........................................................8
1.3.1. Đặc điểm thực vật học.......................................................................................8
1.3.2. Một số bài thuốc chữa bệnh trong dân gian ......................................................8
1.3.3. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học ........................................................9

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...................................................................................................12
2.1. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................................12
2.1.1. Nguyên liệu thực vật. ......................................................................................12
2.1.2. Đối tƣợng động vật. ........................................................................................12
2.1.3. Nguyên liệu hóa học........................................................................................12
2.1.4. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................12
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................12
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................13
2.3.1. Phƣơng pháp xác định mẫu thực vật ...............................................................13



2.3.2. Phƣơng pháp chiết dịch nghiên cứu ................................................................13
2.3.3. Phƣơng pháp thử độc tính cấp .........................................................................13
2.3.4. Phƣơng pháp xác định hoạt tính bảo vệ gan ...................................................13
a. Phƣơng pháp xác định hoạt tính bảo vệ gan cấp tính ............................................13
b. Phƣơng pháp xác định hoạt tính bảo vệ gan mạn tính ..........................................14
2.3.5. Phƣơng pháp xử lí số liệu................................................................................15

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................16
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT LIỀU LƢỢNG GÂY ĐỘC CẤP TÍNH CẤP CỦA
CAO CHIẾT TỎI TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG .................................................16
3.2. KẾT QUẢ ĐỊNH LƢỢNG GOT, GPT TRONG MÁU TĨNH MẠCH ĐUÔI
CHUỘT NHẮT TRẮNG ..........................................................................................17
3.3. KẾT QUẢ QUAN SÁT TRỰC QUAN GAN CHUỘT Ở CÁC LƠ THỰC
NGHIỆM CỦA CÁC NHĨM CHUỘT ....................................................................21
3.4. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG MDA TRONG ĐỒNG THỂ GAN
CHUỘT GÂY ĐỘC BẰNG CCL4 ...........................................................................23

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................27
1. Kết luận .................................................................................................................27
2. Kiến nghị ..............................................................................................................27

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................28


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


CCl3

Trichloromethyl

CCl4

Carbon tetrachloride

Cs

cộng sự

CYP450

Cytochrome P450

EtOH

Ethanol

GOT

Glutamat oxaloacetat transaminase

GPT

Glutamat pyruvat transaminase

LD50


Lethal dose 50%

MDA

Malonyl dialdehyde

NAPQI

N- acetyl parabenzoquinoneimin

OD

Optical Density

PAR

Paracetamol

TBA

Acid thiobarbituric

TCA

Acid tricloacetic

AND

Axit deoxyribonucleic


NADPH

Nicotinamid Adenine Dinucleotide Phosphate

ATP

Adenosine triphosphate


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

3.1.

Độc tính cấp của cao chiết tỏi trên chuột thí nghiệm

16

3.2.

Nồng độ GOT, GPT trong huyết thanh ở nhóm

17

chuột gây viêm gan cấp tính

3.3.

Nồng độ GOT, GPT trong huyết thanh ở nhóm

18

chuột gây viêm gan mạn tính
3.4.

Quan sát mơ bệnh học đại thể của gan chuột

21

3.5.

Hàm lƣợng MDA trong gan chuột nhắt trắng bị gây

23

viêm cấp tính
3.6.

Hàm lƣợng MDA trong gan chuột nhắt trắng bị gây
viêm mạn tính

24


DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình vẽ


Tên hình vẽ

Trang

1.1.

Tỏi (Allium Sativum L.)

8

3.1.

3.2.

3.3.

3.4

3.5.

3.6.

Biểu đồ nồng độ enzyme GOT, GPT trong huyết
thanh của nhóm chuột gây viêm gan cấp tính
Biểu đồ nồng độ enzyme GOT, GPT trong huyết
thanh của nhóm chuột gây viêm gan mạn tính
Hình đại thể gan nhóm chuột bị gây viêm gan
cấp tính bằng CCl4
Hình đại thể gan nhóm chuột bị gây viêm gan

mạn tính bằng CCl4
Biểu đồ hàm lƣợng MDA (nmol/ml) ở nhóm
chuột bị gây viêm gan cấp tính
Biểu đồ hàm lƣợng MDA (nmol/ml) ở nhóm
chuột bị gây viêm gan mạn tính

19

19

22

22

24

25


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gan là cơ quan lớn giữ vai trò quan trọng trong cơ thể, một trong những chức
năng của gan là khử độc các chất nội sinh và ngoại sinh tạo ra. Trong trƣờng hợp
bệnh lý hay sự quá tải các chất độc trong gan, các tế bào gan sẽ bị hủy hoại làm suy
giảm chức năng gan gây nên các tổn thƣơng không hồi phục nhƣ viêm gan, xơ gan,
ung thƣ gan, làm gan mất chức năng giải độc [1].
Bệnh gan là một trong những bệnh thƣờng gặp trong cộng đồng. Khi gan bị
tổn thƣơng, chức năng lọc máu, loại bỏ chất độc của gan bị giảm. Máu chứa nhiều

chất độc hại sẽ theo các tĩnh mạch đƣa đến các cơ quan từ đó gây ra một loạt các
biến chứng nguy hiểm, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tăng mức độ tử vong
[1]. Do đó bệnh gan ảnh hƣởng nghiêm trọng đến cuộc sống của ngƣời bệnh và xã
hội. Do đó việc tìm kiếm các loại thuốc có tác động bảo vệ và chữa trị bệnh gan là
thách thức đối với các nhà khoa học.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc đƣợc sử dụng rộng rãi trên thị trƣờng để điều
trị các bệnh về gan nhƣ: interferon, ribavirin, sofosbuvir, adefovir ... [1]. Và hầu hết
các loại thuốc đều có nguồn gốc tổng hợp. Những loại thuốc có nguồn gốc tổng hợp
bên cạnh tác dụng điều trị gan còn mang lại tác dụng phụ khơng mong muốn, giá
thành cao, vì vậy hƣớng nghiên cứu mới của thế giới hiện nay là tìm kiếm và sử
dụng các loại thuốc bảo vệ gan có nguồn gốc từ thảo dƣợc. Tuy nhiên, để có thể sử
dụng các lồi thảo dƣợc vào trong điều trị bệnh cần có q trình nghiên cứu sàng
lọc thuốc thơng qua các các thử nghiệm in vitro và in vivo. Trong nghiên cứu in
vivo, các động vật thực nghiệm đƣợc gây bệnh lý bằng các chất độc nhƣ CCl 4, rƣợu,
aflatoxin, paracetamol,.. Trong đó, CCl4 đƣợc dùng phổ biến làm chất thử nghiệm
để gây tổn thƣơng gan trên mơ hình động vật. Khi hít hay uống phải, CCl4 sẽ theo
máu đến gan và chuyển hóa thành CCl3*(tricloromethyl), Cl*... thơng qua hệ thống
enzyme cytochrome P450. Các gốc tự do này sẽ tác động lấy proton của các acid
béo trên màng tế bào. Điều này làm q trình peroxyl hóa lipid tăng lên mạnh mẽ,
gây tổn thƣơng màng và viêm hoại tử gan [14].


2

Cây tỏi (Allium Sativum L.) thuộc họ Hành (Alliaceae ) là một dƣợc liệu quý
trong y học cổ truyền và hiện đại [25]. Một số cơng trình nghiên cứu về thành phần
hóa học và hoạt tính sinh học của tỏi đƣợc công bố và cho thấy tác dụng kháng
khuẩn [2], chống oxi hóa [15], kích thích miễn dịch [16], giảm nguy cơ xơ vữa động
mạch [17], trị đái tháo đƣờng [18], [19], ức chế tế bào ung thƣ [3], ngăn ngừa gan
nhiễm mỡ [20] của Tỏi (Allium Sativum L.). Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác dụng

bảo vệ gan của lồi cây này tại Việt Nam cịn ít.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành chọn đề tài “Nghiên cứu
tác dụng bảo vệ gan của cao chiết ethanol từ tỏi (Allium Sativum L.) trên mơ
hình gan chuột nhắt trắng (Mus musculus Var. Albino) bị gây độc cấp tính và
mạn tính bằng carbon tetrachloride”.
2. Mục tiêu đề tài
Chúng tơi đánh giá hoạt tính bảo vệ gan của cao chiết tỏi (Allium Sativum L.)
trên động vật thực nghiệm nhằm bổ sung thêm các dữ liệu khoa học về hoạt tính
sinh học của cao chiết tỏi.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các số liệu về tác dụng bảo vệ gan từ
cao chiết tỏi trắng đƣợc thu hái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là cơ sở cho
các nghiên cứu tiếp theo nhằm bổ sung nguyên liệu dƣợc liệu sử dụng trong hỗ trợ
và điều trị gan.


3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ GAN VÀ CÁC BỆNH LÝ VỀ GAN
1.1.1. Cấu tạo và chức năng của gan
a. Cấu tạo của gan
Gan là một cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể. Gan ngƣời trƣởng thành
thƣờng nặng 1,4 – 1,6 kilogam, mềm, có màu đỏ sẫm [1]. Gan nằm ngay dƣới cơ
hoành và bên phải của dạ dày. Gan đƣợc cung cấp máu bởi 2 mạch chính ở thùy
phải: động mạch gan và tĩnh mạch cửa.
Gan đƣợc chia làm 4 thùy chính và 50.000 – 100.000 tiểu thùy. Gan đƣợc
cấu trúc chủ yếu từ tế bào gan. Tế bào gan khoảng 70 – 80% số lƣợng tế bào có
trong gan và thực hiện hầu hết các chức năng của gan nhƣ chuyển hóa glucid, lipid,
protein và dự trữ các chất dinh dƣỡng, giải độc trong máu trƣớc khi chất độc tham

gia vào vòng tuần hoàn khắp cơ thể và sản xuất mật. Bên cạnh tế bào gan cịn có
một số loại tế bào khác với các chức năng khác nhau nhƣ: tế bào Kupffer đóng vai
trị tham gia vào hoạt động miễn dịch của gan [21], tế bào hình sao HSC đóng vai
trị dự trữ mỡ, vitamin A, tế bào nội mơ xoang có chức năng tạo thành chất lót
vách của võng huyết quản, làm sạch những phân tử protein đƣợc vận chuyển đến
từ máu và tạo ra những hợp chất kích thích sự tăng sinh tế bào [1].
b. Chức năng của gan [4]
- Chức năng chuyển hóa vật chất: gan là cơ quan đầu tiên, tiếp nhận các chất
dinh dƣỡng và hóa tố khác nhau hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa theo tĩnh mạch cửa
vào (trừ một số lipid theo đƣờng bạch mạch), gan trở thành "nhà máy lọc máu"
chính và quan trọng nhất trong cơ thể. Các chất đƣợc gan chọn lọc hay biến đổi để
cung cấp cho các cơ quan khác, dự trữ hay thải trừ ra ngoài đƣờng mật tùy theo nhu
cầu cơ thể. Gan tham gia quá trình chuyển hóa một số chất nhƣ: glucid, lipid,
protein và các acid amin.
- Chức năng khử độc: gan đóng vai trị trong việc khử độc nội sinh và ngoại
sinh. Quá trình khử độc có hai cơ chế: cố định – thải trừ và biến đổi hóa học. Cơ chế
cố định – thải trừ: gan có khả năng giữ lại một số kim loại (muối đồng, chì ...), chất


4

màu và sau đó loại bỏ chúng qua mật. Quá trình khử độc bằng cơ chế biến đổi hóa
học: các chất độc khi đƣợc chuyển vào gan sẽ đƣợc gan biến đổi thành chất khơng
độc hoặc ít độc hơn thơng qua các phản ứng hóa học sau đó thải ra ngoài qua đƣờng
mật hoặc đƣờng thận. Ngoài những cách khử độc trên, ở gan cịn có cách khử độc
nhƣ: mở vòng, thủy phân, tạo thành sulfocyanur…
- Chức năng tạo mật: mật sau khi đƣợc tế bào gan tiết ra sẽ cơ đọng và dự trữ
trong túi mật. Trong q trình tiêu hóa, mật đƣợc tiết vào tá tràng và trà trộn với
thức ăn để giúp cơ thể nhũ hóa chất béo. Trung bình lƣợng mật bài tiết hàng ngày
khoảng 1 lít.

- Chức năng dự trữ: mỗi phút có khoảng 1000 ml máu từ tĩnh mạch cửa và
400 ml máu từ động mạch gan đi vào gan. Sau khi đi qua các cấu trúc căn bản của
gan, máu động mạch gan đổ vào các mao mạch kiểu xoang. Khi vào gan, các chất ở
trong máu sẽ đƣợc hấp thu ở gan nhƣ: glucid, sắt và một số vitamin nhƣ A, D,
B12... Các chất này đƣợc dự trữ ở trong gan và cung cấp cho cơ thể khi cần thiết.
1.1.2. Bệnh lý về gan
Bệnh gan là một khái niệm rộng bao gồm các vấn đề tiềm ẩn gây ra khiến
gan có thể suy giảm chức năng hoặc thậm chí khơng thể thực hiện đƣợc các chức
năng của nó. Thơng thƣờng khoảng ¾ mơ gan bị ảnh hƣởng trƣớc khi xảy ra q
trình giảm chức năng hoạt động. Dựa vào nguyên nhân, bệnh gan thƣờng đƣợc chia
thành các dạng bệnh nhƣ là: viêm gan, xơ gan và gan nhiễm mỡ [41]. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến các bệnh gan nhƣ virus, do thuốc và do nhiễm độc.
Gan bị nhiễm độc thuốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngƣng
phát triển và sử dụng thuốc. Các loại thuốc nhƣ paracetamol (PAR) đƣợc coi là an
toàn ở liều điều trị nhƣng khi dùng quá liều sẽ gây tổn thƣơng gan. Khi đƣa vào cơ
thể và đƣợc chuyển đến gan, khoảng 90% PAR đƣợc chuyển hóa thơng qua con
đƣờng liên hợp với acid glucuronic hoặc acid sulfuric để tạo thành dạng khơng có
hoạt tính rồi đƣợc đào thải ra ngoài qua thận. Khoảng 5 – 15% PAR đƣợc chuyển
hố thơng qua hệ thống enzym Cyt - P450 tạo ra N- acetyl parabenzoquinoneimin
(NAPQI) - một chất độc với gan. Chất này liên hợp với glutathion (GSH) sẵn có ở


5

gan để tạo ra liên hợp mercapate không độc và đào thải ra ngoài. Chỉ khi sử dụng
PAR liều cao, lƣợng NAPQI sinh ra nhiều, lƣợng GSH trong gan không đủ liên hợp
với chất độc, NAPQI tự do sẽ oxy hoá tổ chức, làm huỷ hoại tế bào gan [5].
Rƣợu là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm gan và tiến triển thành
xơ gan. Kết quả của các công trình nghiên cứu cho thấy rƣợu gây tổn thƣơng gan
bằng nhiều cơ chế khác nhau nhƣ sự thay đổi hệ thống oxy hóa tại gan do q trình

chuyển hóa rƣợu gây nên, tổn thƣơng gan do acetaldehyde hoặc do kháng thể tự
miễn, q trình giải phóng các chất trung gian của phản ứng viêm, kích thích các
tác nhân oxy hóa làm cho nhu mô gan bị thiếu oxy cũng nhƣ hoạt hóa các tế bào
Kupffer tại gan [42], [43].
Virus viêm gan (virus A, B, C, E, G và TT) cũng là một trong những
nguyên nhân gây nên những tổn thƣơng gan. Trong các loại virus gây bệnh về gan
virus viêm gan B và virus viêm gan C là 2 loại virus có khả năng tồn tại trong cơ
thể thời gian dài và gây nên các bệnh viêm gan mạn tính nhƣ là xơ gan, ung thƣ
gan. Hầu hết virus gây tổn thƣơng gan thơng qua q trình đáp ứng miễn dịch trực
tiếp của tế bào chủ đối với virus hoặc là gián tiếp thơng qua kháng ngun virus
đƣợc trình diện trên bề mặt tế bào gan bị nhiễm virus [44].
Chất độc là một tác nhân gây tổn thƣơng gan thông qua q trình chuyển
hóa của chúng trong gan. CCl 4 là chất sát trùng liều tối đa 2.5g/lần/ngày. Bản thân
CCl4 khơng có độc tính mà sản phẩm chuyển hóa của nó mới có độc tính. Khi hít hay
uống phải, CCl4 sẽ theo máu đến gan và chuyển hóa thành CCl3*(tricloromethyl),
Cl*... thông qua hệ thống enzyme cytochrome P450. Các gốc tự do này sẽ tác động
lấy proton của các acid béo trên màng tế bào. Điều này dẫn đến peroxy hóa lipid
tăng lên mạnh mẽ, gây tổn thƣơng màng và viêm hoại tử tế bào gan dẫn đến tổn
thƣơng gan [22], [23].
Tác dụng gây hoại tử gan của CCl4 đƣợc giải thích qua những dãy phản ứng
sau:


CCl4

CCl3* + Cl*

CCl3*

CCl2* + Cl*



6

CCl2*

CCl* + Cl*

Nhƣ vậy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh về gan do các yếu tố tác
động bên ngồi hay bên trong chính bản thân tế bào gan. Các yếu tố này dẫn đến
xáo trộn nội tố cân bằng nhƣ phá hủy AND, hoạt hóa glutathione của các chu trình
oxy hóa khử, giảm APT, NADPH hay là q trình peroxit hóa màng tế bào. Hiểu rõ
các ngun nhân và cơ chế gây bệnh là cần thiết để từ đó tìm ra hƣớng điều trị bệnh
cũng nhƣ các loại thuốc sử dụng trong điều trị và bảo vệ gan. Hiện nay tìm ra các
hợp chất tự nhiên có hoạt tính bảo vệ gan là một trong những hƣớng nghiên cứu
đang đƣợc các nhà khoa học quan tâm.
1.2. TỔNG QUAN VỀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH BẢO VỆ
GAN IN VIVO VÀ CÁC CHỈ SỐ SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mơ hình nghiên cứu hoạt tính bảo vệ gan in vivo
Các hợp chất có hoạt tính bảo vệ gan là những chất có khả năng ngăn ngừa
các tổn thƣơng gan do các tác nhân gây ra. Để đánh giá hoạt tính bảo vệ gan của các
hợp chất có thể tiến hành nghiên cứu phân tích tác động bảo vệ gan trên động vật thực
nghiệm hay trên các tế bào đã đƣợc cơ lập. Các mơ hình nghiên cứu hoạt tính bảo vệ gan
đƣợc sử dụng hiện nay gồm mơ hình nghiên cứu in vitro, ex vivo và in vivo.
Trong nghiên cứu hoạt tính bảo vệ gan mơ hình nghiên cứu in vivo đƣợc sử
dụng rộng rãi. Thông qua mô hình này có thể sàng lọc, xác định đƣợc cơ chế bảo vệ
gan chống lại các tác nhân gây hại của các dịch chiết phân lập từ các loài thực vật
[45]. Tác nhân gây độc gan trên động vật thực nghiệm thƣờng đƣợc sử dụng trong
nghiên cứu nhƣ carbon tetrachlorua (CCl4), acetaminophen, ethanol, Dgalactosamine, thioacetamit, Tert-butyl hydroperoxit (t-BuOOH). Các tác nhân này
có thể gây tổn thƣơng gan ở động vật giống nhƣ các dạng bệnh gan tự nhiên [46].

Động vật thực nghiệm đƣợc uống chiết xuất và các chất cần nghiên cứu hoạt tính
bảo vệ gan trƣớc hoặc cùng thời điểm với tác nhân gây bệnh. Nếu có hoạt tính bảo
vệ gan, các chiết xuất và các chất này có thể ngăn chặn hoặc giảm bớt các tổn
thƣơng trên gan. Hiệu quả gây độc và bảo vệ gan của các dịch chiết, các chất đƣợc
đánh giá bằng các thông số nhƣ hoạt tính của một số enzyme nội bào của huyết


7

tƣơng (alkaline phosphatase – ALP, glutaminase – GOT và glutamate pyruvate
transamise – GPT), q trình trao đổi chất và mơ bệnh học của gan [46], [47].
Mơ hình nghiên cứu in vivo là mơ hình có mức độ tƣơng quan cao nhất với
những quá trình xảy ra trong cơ thể ngƣời và tất cả các thơng số sinh hóa cũng nhƣ
mơ bệnh học đều có thể đo đƣợc. Mơ hình này có thể cho chúng ta xem xét đƣợc
những ảnh hƣởng có thể có của hệ miễn dịch và của hệ thần kinh trung ƣơng trong
sự phát triển của bệnh gan [48], [49]. Tuy nhiên, mơ hình nghiên cứu này cần một
số lƣợng lớn động vật, giữa các cá thể khác nhau hiệu quả tác động của các tác nhân
gây hại và chất bảo vệ gan là khơng giống nhau. Ngồi ra, giữa động vật thực
nghiệm và cơ thể ngƣời có sự khác biệt về sinh bệnh học phân tử [50].
1.2.2. Các chỉ số sử dụng trong nghiên cứu
Trong nghiên cứu về bệnh lý và hoạt tính bảo vệ gan của các hoạt chất,
nhiều chỉ số khác nhau đƣợc sử dụng để khảo sát, trong đó, 2 enzyme GOT và GPT
đƣợc sử dụng hầu hết trong các nghiên cứu.
GOT, GPT là 2 enzym trao đổi amin (transaminase), có nhiều ở các tổ chức
của cơ thể. Đây là 2 enzyme có hoạt độ trao đổi amin cao hơn so với các enzyme
khác và có ứng dụng nhiều trong lâm sàng. Enzyme GOT đƣợc tìm thấy trong nhiều
cơ quan khác nhau nhƣ gan, thận, cơ tim cịn GPT có chủ yếu ở tế bào nhu mô gan.
Khi những tế bào gan bị phá hủy thì enzyme GOT, GPT cùng với enzyme
khác trong tế bào đó sẽ đƣợc giải phóng vào máu, cho nên trong máu luôn tồn tại
một lƣợng enzyme gan nhất định. Khi các enzym này trong máu có giá trị cao hơn

bình thƣờng, có nghĩa lƣợng enzym đƣợc giải phóng vào máu nhiều hơn bình
thƣờng, điều này phản ánh tình trạng số lƣợng tế bào gan đang bị hủy hoại. Chỉ số
các enzym này đƣợc dùng để phát hiện, đánh giá tình trạng tổn thƣơng mơ gan. Nó
thƣờng với các xét nghiệm khác để kiểm tra chức năng gan hoặc giúp chẩn đốn
bệnh gan. Đơi khi GOT đƣợc so sánh trực tiếp GPT và đƣợc tính tốn theo tỷ lệ
GOT/GPT, tỷ lệ này có thể đƣợc sử dụng để phân biệt giữa các nguyên nhân khác
nhau gây ra tổn thƣơng gan.


8

1.3. TỔNG QUAN VỀ TỎI (Allium sativum L.)
Theo hệ thống phân loại thực vật:
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Liliopsida
Bộ: Asparagales
Họ: Alliaceae
Chi: Allium
Loài: A. sativum L.

Hình 1.1. Tỏi (Allium Sativum L.)
1.3.1. Đặc điểm thực vật học [8]
Tỏi (Allium sativum L.) thuộc họ hành (Alliaceae), là cây thân thảo nhỏ, cao
25–50 cm. Thân hình trụ, phía dƣới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá
cứng, thẳng, có mép hơi ráp, có rãnh dọc, rộng khoảng 1cm và dài 15cm. Ở mỗi
nách lá phía gốc, có một chồi nhỏ sau này phát triển thành tép tỏi; các tép tỏi nằm
chung trong một cái bao (do các bẹ lá trƣớc tạo ra) tạo ra một củ tỏi, tức là thân
hành (giò) của tỏi. Hoa ở ngọn thân xếp thành tán ... Bao hoa màu trắng, đỏ hoặc
lục nhạt bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài, mọc trên một cái

cán mảnh, lúc đầu cuộn lại, hình đầu trịn, hoa màu trắng hay hồng. Quả nang có ba
ngăn [9].
1.3.2. Một số bài thuốc chữa bệnh trong dân gian
Tỏi đƣợc biết đến là một dƣợc liệu quý trong y học cổ truyền và hiện đại
[25]. Đông y đã ghi nhận công dụng của tỏi nhƣ sau: “Tỏi có vị cay, tính ơn, hơi
độc nằm trong hai kinh can và vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa
bệnh lỵ ra máu, tiệu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, chữa chứng chƣớng bụng hoặc đại
tiểu tiện khó khăn” [10].


9

Dƣới đây là các bài thuốc chữa bệnh từ tỏi:
- Chữa sốt truyền nhiễm, cảm cúm: tỏi giã, vắt lấy nƣớc uống. Hoặc dùng tỏi
bọc bông để vào mũi nhằm mục đích chống lây bệnh
- Giảm sƣng tấy, chữa vết thƣơng do muỗi đốt: dùng tỏi đập dập sát lên vùng
da bị tổn thƣơng.
- Đầy bụng, khó tiêu: dùng nƣớc ép tỏi, bỏ bã và pha loãng với nƣớc ấm để
uống hàng ngày. Hoặc lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rƣợu trắng trong vòng
15 ngày. Dùng rƣợu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1 thìa cà phê, 2 – 3 lần/ngày.
- Chữa viêm họng: lá tỏi, lá mƣớp vắt lấy nƣớc uống
- Thấp khớp, đau nhức xƣơng: tỏi khơng bóc vỏ, chẻ đơi nhánh ngâm với
rƣợu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nƣớc. Ngâm kỹ trong vịng 45 – 60 ngày hoặc có
thể lâu hơn. Chắt lấy nƣớc. Dùng nƣớc này bôi lên chỗ đau rồi xoa bóp nhẹ nhàng.
Nên dùng thƣờng xuyên, nhất là vào buổi tối trƣớc khi đi ngủ.
1.3.3. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
Năm 2014, Mnayer, D. và cộng sự đã công bố thành phần hóa học của tỏi
gồm các hợp chất sau: Dimethyl disulfide, Diallyl sulfide, Allyl methyl disulfide,
Diallyl disulfide, Allyl methyl trisulfide, Diallyl trisulfide, Allyl methyl tetrasulfide,

Diallyl tetrasulfide... [26].
Năm 2001, H. Petesch và cộng sự đã nghiên cứu và công bố, trong tỏi có
chứa thành -glutamyl cysteines rất lớn. Chất này nhanh chóng bị thủy phân và oxi
hóa để tạo thành alliin và γ-glutanyl cysteines. Trong đó, γ-glutanyl cysteines sau đó
chuyển hóa thành S-allyl systeine, đây là chất có hoạt tính chống oxi hóa, bảo vệ
gan tránh khỏi những tác hại của các độc tố trong đó có CCl4 [27].
Năm 1989 Nakagawat, S. và cộng sự đã chứng minh đƣợc hoạt tính chống
oxi hóa của S-allyl systeine thơng qua hoạt động loại bỏ gốc tự do và kích hoạt hoạt
động của enzym glutatione – đây là enzym đóng vai trị là chất khử trong tế bào gan
[28]. Vào năm 2005, Rose và cộng sự đã chứng minh đƣợc rằng , S-allyl systeine
cịn có khả năng ức chế q trình peroxyl hóa lipid trên màng tế bào [29].


10

Năm 2005, MI Yousef và NI Abou El-Naga đã khảo sát ảnh hƣởng của hành
tây (Allium cepa Linn) và nƣớc tỏi (Allium sativum Linn) lên các thơng số sinh hóa,
hoạt động của enzyme và lipid peroxidation ở chuột nhắt do dị ứng với alloxan gây
ra. Kết quả là nƣớc tỏi và hành tây có tác dụng chống oxy hóa và hạ đƣờng huyết,
do đó có thể làm giảm tổn thƣơng gan và thận do bệnh đái tháo đƣờng do Alloxan
gây ra [30].
Sau đó 3 năm, Raghuveer Choudhary và cộng sự (2008) đã nghiên cứu và
cơng bố: tỏi có tác dụng làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch do các hợp chất có
chứa lứu huỳnh của tỏi có tác dụng phân giải cholesterol, triglyceride trong huyết
thanh làm giảm lipid máu [31].
Cùng năm 2008, Zeng, T. và cộng sự đã nghiên cứu khả năng ngăn ngừa
gan nhiễm mỡ cấp tính dƣới tác động của ethanol của cao chiết tỏi thông qua các
xét nghiệm về khả năng chống oxy hoá đƣợc xác định bằng các thử nghiệm về nồng
độ malondialdehyde (MDA), glutathione (GSH) và superoxide dismutase (SOD),
glutathione reductase (GR), glutathione peroxidase (GSH-Px), glutathione- Stransferase (GST). Kết quả cao chiết tỏi ở liều ở liều 50, 100 và 200mg/kg thể trọng

có tác dụng ngăn ngừa gan nhiễm mỡ [20].
Ademiluyi, A. O và cộng sự (năm 2013) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh
hƣởng của chế độ ăn uống tỏi (Allium sativum) lên độc tính gan của gentamycin và
stress oxy hóa ở chuột nhắt”. Phƣơng pháp thực hiện: những con chuột đực đƣợc
chia làm 4 nhóm, 6con/nhóm. Nhóm 1 và 2 đƣợc cho thức ăn cơ bản trong khi
nhóm 3 và 4 đƣợc cho khẩu phần có chứa 2% và 4% tỏi tƣơng ứng trong 27 ngày
trƣớc khi dùng gentamycin. Nhiễm độc gan đƣợc gây ra bởi gentamycin trong lồng
ngực (100mg/kg thể trọng) trong 3 ngày. Kết quả thu đƣợc là việc bổ sung bột tỏi
vào chế độ ăn có thể chống lại độc tính gan của gentamycin, cải thiện tình trạng
chống oxy hóa và điều chỉnh stress oxy hóa. Một chức năng do các thành phần
phenol có trong tỏi [15].


11

Năm 2016, Supian Dian Nurtjahy ani cùng cộng sự đã thực hiện nghiên cứu
và cơng bố tính kháng khuẩn của tỏi (Allium sativum) trên đối tƣợng là vi khuẩn
Gram dƣơng đƣợc phân lập từ tôm sú (Penaeus monodon) [32].
Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Thanh Hải, Bùi Thị Tho đƣợc đăng trên
tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11. Dịch chiết tỏi bằng 7 loại dung môi
khác nhau thu đƣợc dịch làm mẫu thử để khảo sát tác dụng diệt khuẩn in vitro đối
với E.coli gây bệnh và E.coli kháng ampicillin, kanamycin. Kết quả cho thấy cả 7
loại dịch chiết tỏi ấy có khả năng tiêu diệt các chủng E.coli trong thử nghiệm trên.
Trong đó có 3 loại dịch chiết cho kết quả diệt khuẩn đạt độ mẫn cảm cao ở dịch
chiết từ acetonitrile 70%, acid acetic 5%, acetone 70% [11].
Năm 2014, Vũ Bình Dƣơng và Nguyễn Văn Long nghiên cứu, đánh giá
thành cơng tác dụng chống oxy hóa của dịch chiết tỏi đen Lý Sơn trên mơ hình
động vật chiếu xạ một liều duy nhất. Sau khi uống dịch chiết tỏi đen Lý Sơn với
liều 200 mg/kg thể trọng trong 6 ngày liên tục đã làm giảm hàm lƣợng MDA và

tăng nồng độ GSH trong gan so với lô chiếu xạ nhƣng không điều trị. Các chỉ số
SOD máu, GPx máu, TAS máu ở nhóm uống dịch chiết tỏi đen Lý Sơn giảm so với
lô chứng sinh lý, tăng so với lô chiếu xạ nhƣng không điều trị. So sánh với dịch
chiết tỏi tƣơi, dịch chiết tỏi đen Lý Sơn có tác dụng chống oxy hóa tốt hơn [12].
Ở Việt Nam, hiện nay đã có một số cơng trình nghiên cứu về tác dụng dƣợc
lý của tỏi (Allium Sativum L.). Tuy nhiên chƣa có nhiều cơng trình nghiên cứu về
hoạt tính bảo vệ gan của lồi này.


12

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nguyên liệu thực vật: củ tỏi (Allium Sativum L.) đƣợc thu mua tại
huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
2.1.2. Đối tƣợng động vật: chuột nhắt trắng (Mus musculus Var. Albino) có
khối lƣợng từ 20-25 gram, đƣợc cung cấp bởi Viện Pauster Nha Trang và đƣợc
nuôi trong cùng một điều kiện tại khu nuôi động vật của phịng thí nghiệm di
truyền, trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng. Chuột đƣợc cho ăn thức ăn
tiêu chuẩn và nƣớc uống tự do.
2.1.3. Nguyên liệu hóa học
- Carbon tetrachloride (CCL4) do hãng Xilong Trung Quốc cung cấp.
- TCA (tricloacetic acid) và TBA (thiobarbituric acid) đƣợc cung cấp bởi
Cơng ty CP Hóa Chất Hà Nội.
- Silymarin đƣợc cung cấp bởi Công ty cổ phần Dƣợc Hậu Giang.
- Các hóa chất thơng thƣờng khác.
2.1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đƣợc tiến hành trên củ tỏi thu mua tại Lý Sơn, Quảng
Ngãi. Hoạt tính bảo vệ gan của tỏi đƣợc đánh giá thông qua các phép thử hoạt tính in

vivo tại phịng thí nghiệm Di truyền – Giải phẫu – Sinh lý động vật thuộc khoa
Sinh- Môi trƣờng, trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát nồng độ gây độc gan cấp của CCl4 trên chuột nhắt trắng.
Đánh giá hoạt tính bảo vệ gan của cao chiết ethanol từ củ tỏi Lý Sơn trên
mơ hình gan chuột nhắt trắng bị gây độc cấp tính và mạn tính bằng CCl4 thơng qua
các chỉ số nhƣ: nồng độ enzyme GOT, GPT trong máu, hàm lƣợng MDA trong tế
bào gan và phân tích hình ảnh đại thể gan.


13

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp xác định mẫu thực vật
Mẫu đƣợc xác định bằng phƣơng pháp so sánh hình thái giải phẫu dựa theo
sách phân loại học thực vật của Hoàng Thị Sản (chủ biên) và Hoàng Thị Bé [8].
2.3.2. Phƣơng pháp chiết dịch nghiên cứu
Củ tỏi trắng sau khi thu hái tại Lý Sơn đƣợc phơi khô, bóc bỏ vỏ lụa thu ánh
tỏi, nghiền mịn làm nguyên liệu cho quá trình thu chiết cao. Ngâm với dung môi
ethanol với tỉ lệ 1:1. Loại bỏ dung môi bằng cô quay chân không thu cao chiết tỏi.
2.3.3. Phƣơng pháp thử độc tính cấp
Xác định độc tính cấp theo phƣơng pháp Bộ Y tế Việt Nam ban hành. 30
chuột chia thành 5 lơ (6 con chuột/lơ) gồm 1 nhóm đối chứng sinh lí, 4 nhóm thí
nghiệmvà bị bỏ đói hồn toàn 16 h trƣớc khi cho uống mẫu. Mẫu chiết đƣợc cho
uống với liều cao nhất có thể và giảm dần, cụ thể là 1; 0,5; 0,25 và 0,125 g/kg/P.
Sau khi cho uống cao chiết với một liều duy nhất từ 1-2 giờ, chuột đƣợc ni dƣỡng
bình thƣờng trở lại (cho ăn, uống tự do) và theo dõi liên tục trong 72 giờ để xác
định số chuột chết trong từng lơ và tính giá trị LD50.
Giá trị LD50 đƣợc xác định bằng phƣơng pháp của Karber [4],[12] nhƣ sau:
LD50 = LD - Σab/n.

Trong đó: LD50 là Liều chết 50% động vật thí nghiệm; LD là liều gây chết
100% động vật thí nghiệm; n là số động vật trong một nhóm; a là sự khác biệt về
liều giữa hai liều liên tiếp; b là tỷ lệ tử vong trung bình của hai nhóm liên tiếp. Đồng
thời, chuột chết sẽ đƣợc mổ để quan sát đại thể.
2.3.4. Phƣơng pháp xác định hoạt tính bảo vệ gan
a. Phƣơng pháp xác định hoạt tính bảo vệ gan cấp tính
Xác định hoạt tính bảo vệ gan đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp của
Ferreira với một số thay đổi phù hợp với điều kiện phịng thí nghiệm. 30 con
chuột đƣợc chia thành 5 lô (6 chuột/lô), cụ thể nhƣ sau:
 Lô 1 (Chứng sinh lý): uống nƣớc cất, không tiêm CCl4
 Lô 2 (Chứng bệnh lý): uống nƣớc cất và tiêm CCl4


14

 Lô 3 (Chứng tham khảo): uống thuốc Silymarin (liều 0,05g/kgP/ngày) và
tiêm CCl4
 Lô 4 (Lô thực nghiệm): uống cao chiết tỏi ở liều 0,1g/kgP/ngày và tiêm
CCl4
 Lô 5 (Lô thực nghiệm): uống cao chiết tỏi ở liều 0,2g/kgP/ngày và tiêm
CCl4
Những con chuột thí nghiệm đƣợc uống nƣớc cất hoặc Silymarin hoặc cao
chiết tại thời điểm cố định (buổi sáng) hàng ngày, uống trong 9 ngày. Vào ngày thứ
7 của quá trình thử nghiệm, những con chuột ở tất cả các nhóm (trừ nhóm đối chứng
sinh lý) đƣợc tiêm CCl4 liều 0,4 ml/kg thể trọng (kgP) ở dạng tiêm bắp. CCl4
đƣợc pha loãng trong dầu olive nguyên chất ở nồng độ 10%.
Sau 24h kể từ khi cho uống thuốc liều cuối cùng lấy máu xét nồng độ các
chỉ số GOT, GPT trong huyết thanh và MDA trong tế bào gan đồng thời ghi nhận
và phân tích hình thái gan
b. Phƣơng pháp xác định hoạt tính bảo vệ gan mạn tính

Xác đinh hoạt tính bảo vệ gan theo phƣơng pháp của Domitrovic, R. và cộng
sự (2009) [33] . 30 con chuột đƣợc chia thành 5 lô (6 chuột/lô), cụ thể nhƣ sau:
 Lô 1 (Chứng sinh lý): uống nƣớc cất
 Lô 2 (Chứng bệnh lý): tiêm CCl4 và uống nƣớc cất
 Lô 3 (Chứng tham khảo): tiêm CCl4 và uống thuốc silymarin liều
50mg/kgP.
 Lô 4 (Lô thực nghiệm): tiêm CCl4 và uống cao chiết tỏi liều 0,1g/kgP
 Lô 5 (Lô thực nghiệm): tiêm CCl4 và uống cao chiết tỏi liều 0,2g/kgP
Chuột đƣợc tiêm CCl4 vào màng bụng với liều 0,4ml/kgP, hai lần trong tuần
và kéo dài trong 6 tuần. Sau đó chuột đƣợc điều trị bằng thuốc mỗi ngày trong hai
tuần. Sau 24h kể từ khi cho uống thuốc liều cuối cùng lấy máu xét nồng độ các chỉ
số GOT, GPT trong huyết thanh và MDA trong tế bào gan đồng thời ghi nhận và
phân tích hình thái gan.


15

Phương pháp định lượng GOT, GPT
Sau 24h kể từ khi cho uống thuốc liều cuối cùng, thu nhận máu tại đi
chuột và ly tâm 12000 vịng trong 10 phút, thu huyết thanh và xác định các chỉ số
GOT, GPT trên hệ thống sinh hóa bán tự động BTS-350 của BioSystems-Tây Ban
Nha.
Phương pháp kiểm tra đại thể gan
Sau khi thu thập máu, tồn bộ chuột thí nghiệm bị giết, mổ nhanh lấy gan,
quan sát đại thể và chụp ảnh.
Phương pháp xác định hàm lượng MDA dịch đồng thể gan [33]
Nguyên lý của phƣơng pháp: MDA là một sản phẩm đƣợc tạo ra trong q
trình peroxy hóa lipid màng tế bào. MDA phản ứng với acid thiobarbituric để tạo
phức trimethine có màu hồng và đỉnh hấp thụ cực đại ở bƣớc sóng 530 –
532nm.

Tách gan chuột và nghiền đồng thể trong dung dịch đệm phosphat (pH=7.4)
theo tỷ lệ 1:10 ở nhiệt độ 0-4oC. Lấy 1ml dịch đồng thể thêm vào 0,1ml mẫu thử ở
các nồng độ và 0,8ml đệm phosphat thêm 0,1ml hệ Penton (FeSO4 0,1 mM: H2O2
15mM theo tỷ lệ 1:1). Ủ hổn hợp ở 37oC trong 15 phút. Dừng phản ứng bằng 1ml
acide tricloacetic 10%. Li tâm 12000 vòng trong 5 phút. Lấy dịch trong cho phản
ứng với 1ml acid thiobarbituric 0,8% (theo tỷ lệ 2:1). Ủ ở nhiệt độ 100oC 15 phút.
Làm lạnh và tiến hành đo ở bƣớc sóng λ=532 nm.
Hàm lƣợng MDA đƣợc tính theo cơng thức: MDA= 28,4 x OD.
Hoạt tính chống oxy hóa dựa vào cơng thức
HTCO% = [(ODC– ODT)/ODC]x100
Trong đó: OD: mật độ quang
ODC: mật độ quang của đối chứng
ODT: mật độ quang của lơ thực nghiệm
2.3.5. Phƣơng pháp xử lí số liệu
Các số liệu thực nghiệm đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê sinh học,
sử dụng cơng cụ phân tích số liệu (Data analysis) của Microsoft Excel.


16

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT LIỀU LƢỢNG GÂY ĐỘC CẤP TÍNH CẤP CỦA
CAO CHIẾT TỎI TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Trƣớc khi tiến hành nghiên cứu khảo sát tác động bảo vệ gan, cần phải khảo sát
độc tính cấp của hoạt chất sử dụng trong nghiên cứu, với mục đích tìm ra khoảng
nồng độ an tồn không gây độc cho đối tƣợng nghiên cứu. Để khảo sát độc tính cấp
của cao chiết tỏi, chuột đƣợc uống cao chiết tỏi liều 1; 0,5; 0,25; 0,125g/kgP (mức
liều 1g/kgP là nồng độ cao nhất chuột có thể uống/lần thí nghiệm). Kết quả thí
nghiệm kiểm tra độc tính cấp của mẫu cao chiết ethanol tỏi đƣợc trình bày ở bảng
3.1.

Bảng 3.1. Độc tính cấp của cao chiết tỏi trên chuột thí nghiệm


Cao chiết tỏi

Số chuột chết/số chuột

Biểu hiện chức năng trong vòng

(g/kgP/lần)

sống (sau 72 giờ)

24 giờ
Chuột khoẻ mạnh, di chuyển và ăn

1

0,125

0/6

uống bình thƣờng, phản xạ với ánh
sáng và âm thanh tốt.
Chuột khoẻ mạnh, di chuyển và ăn

2

0,25


0/6

uống bình thƣờng, phản xạ với ánh
sáng và âm thanh tốt.
Chuột khoẻ mạnh, di chuyển và ăn

3

0,5

0/6

uống bình thƣờng, phản xạ với ánh
sáng và âm thanh tốt.
Chuột khoẻ mạnh, di chuyển và ăn

4

1

0/6

uống bình thƣờng, phản xạ với ánh
sáng và âm thanh tốt.
Chuột khoẻ mạnh, di chuyển và ăn

5

Chứng sinh lý


0/6

uống bình thƣờng, phản xạ với ánh
sáng và âm thanh tốt.


×