Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Học thuyết pháp trị của hàn phi tử và kế thừa những yếu tố hợp lý trong học thuyết ấy để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.75 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------

TRẦN THỊ LÊ HƯƠNG

Học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử và kế thừa
những yếu tố hợp lý trong học thuyết ấy để xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

1


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ra đời cách đây trên 2000 năm, lúc mà xã hội Trung Quốc lâm vào cuộc
khủng hoảng ngày càng trầm trọng: Nền chính trị Thiên tử của nhà Chu suy
vong, các chư hầu nổi lên tranh bá… học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử – đỉnh
cao của tư tưởng Pháp gia đã sớm phát huy vai trị lịch sử của mình trong việc
đưa ra đường lối trị nước. Học thuyết pháp trị, tập đại thành của Hàn Phi Tử
được hình thành trên cơ sở tiếp thu chọn lọc, thống nhất ba học phái: “Pháp” của
Thương Ưởng (? – 338TCN), “Thuật” của Thân Bất Hại (401 – 337 TCN) và
“Thế” của Thận Đáo (370 – 290 TCN). Với tư cách là đường lối chiến lược
chính trị lấy pháp luật làm cơng cụ chủ yếu, học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử
đã nhanh chóng trở thành ngọn cờ tư tưởng đưa sự nghiệp nước Tần đi đến thắng


lợi, thúc đẩy sự chuyển biến xã hội Trung Quốc từ phong kiến sơ khai sang quân
chủ chuyên chế, đánh dấu mốc quan trọng của lịch sử Trung Quốc. Mặc dù trải
qua một thời gian dài và đầy những biến động lịch sử, tuy nhiên học thuyết Pháp
trị của Hàn Phi vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa lịch sử của nó. Đó chính là những
kinh nghiệm lịch sử to lớn đối với quá trình thực hiện quản lý xã hội bằng pháp
luật của nhà nước.
Hơn 25 năm qua, cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng. Đất nước ta đã thốt qua giai đoạn khó khăn, bước vào
thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá với mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Để thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước,
chúng ta phải tiếp tục đổi mới toàn diện và triệt để các lĩnh vực đời sống xã hội,
trong đó đổi mới hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa có một vai trị hết sức quan

2


trọng, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.
Nhận thức rõ yêu cầu đó, vừa qua đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI lần nữa đã
khẳng định: “ Đẩy mạnh việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do
Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế và đời sống xã hội; giải
quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống
chính trị, với nhân dân, với thị trường. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành
của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật,
kỷ cương. Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính
đáng của mọi người dân”.
Trong q trình kiện tồn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu
quả hoạt động quản lý xã hội của nhà nước, việc kế thừa có chọn lọc những tư
tưởng và học thuyết quản lý xã hội trong lịch sử đóng vai trị đặc biệt quan trọng.

Bởi vì những tư tưởng và học thuyết quản lý xã hội, kể cả ở phương Đông và
phương Tây, đều là sản phẩm trí tuệ con người, đã được kiểm nghiệm qua thực
tiễn lịch sử. Chúng có giá trị nhất định trong việc giúp chúng ta tìm ra những giải
pháp hữu hiệu để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những đòi hỏi về lý luận và thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu
thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử là thực sự cấp thiết. Để góp phần vào việc làm
sáng tỏ hơn nữa tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Hàn Phi Tử và vận dụng
tư tưởng đó vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay, tôi
mạnh dạn chọn đề tài: “Học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử và kế thừa những
yếu tố hợp lý trong học thuyết ấy để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho khóa luận
của mình.

3


2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề nhà nước pháp quyền là một vấn đề chính trị - pháp lý rộng lớn.
Những tư tưởng của Hàn Phi Tử về nhà nước pháp quyền có một vai trị rất quan
trọng trong lịch sử cũng như hiện tại. Chính vì vậy, trong những năm qua đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu tư tưởng của Hàn Phi về nhà nước pháp quyền cũng
như những nghiên cứu về nhà nước pháp quyền hiện đại.
Chúng ta có thể kể ra một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả tiêu
biểu như: Hàn Phi Tử (Nxb văn học, 2005); Hàn Phi Tử - Tinh hoa trí tuệ qua
danh ngơn (Nxb văn hóa thơng tin, 2008); Hàn Phi Tử - Tập đại thành sự phát
triển tư tưởng pháp gia (Nxb Đồng Nai, 1995); Bách khoa toàn thư tinh tuý văn
học cổ điển Trung Quốc (1995); Hàn Phi Tử. Sự phát triển của tư tưởng Pháp
gia, Nxb. Đồng Nai; Hàn Phi, Phan Ngọc dịch (1990), Hàn Phi Tử, tập I, Nxb.
Văn học và Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh, Hà Nội; Hàn Phi, Phan

Ngọc dịch (1990), Hàn Phi Tử, tập II, Nxb. Văn học và Hội Văn học nghệ thuật
Hà Nam Ninh, Hà Nội; Những vấn đề lí luận cơ bản về Nhà nước và pháp luật
(Nxb chính trị quốc gia, 1995); GS. Đồn Trọng Truyến, Cải cách hành chính và
cơng cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006);
GS.VS.Nguyễn Duy Quý, PGS.TS.Nguyễn Tất Viễn , Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân – lý luận và thực tiễn (Nxb
chính trị quốc gia, 2010)… Và rất nhiều bài viết trên các tạp chí như: Nguyễn
Thị Kim Bình, Tư tưởng trị nước của Pháp gia và vai trị của nó trong lịch sử,
Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng – số 3(2008); Vũ Kim
Dung, Lý luận nhận thức trong triết học Hàn Phi Tử, Viện Triết học, viện KH –
XH Việt Nam số 2/2002. Nguyễn Tài Đông, Tư tưởng Pháp trị Hàn Phi
Tử, Tạp chí triết học, số 12, tháng 12/2006…

4


Nhìn chung, ở góc độ nào các tác giả cũng đã nói khá sâu và rõ ràng tư
tưởng Pháp trị của Hàn Phi cũng như những vấn đề về nhà nước pháp quyền.
Tuy nhiên chưa có một cơng trình nào đi sâu nghiên cứu những ảnh hưởng của
học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, tơi mạnh dạn lựa chọn đề tài
này. Từ việc nghiên cứu những tư tưởng của Hàn Phi về nhà nước pháp quyền,
cũng như phân tích cụ thể tình hình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta
hiện nay để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích: Đề tài nghiên cứu nhằm phác hoạ một cách chân thực trên
những nét cơ bản nhất trong học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử, chỉ ra các yếu
tố hợp lý trong học thuyết ấy và khẳng định sự cần thiết phải kế thừa những yếu
tố đó để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

- Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hoá những yếu tố hợp lý trong học thuyết pháp trị của Hàn Phi
Tử về việc xây dựng nhà nước và pháp luật theo đường lối Pháp trị trên cơ sở
các tài liệu đã có hiện nay.
+ Trên cơ sở tìm hiểu những điểm hợp lí trong học thuyết pháp trị của Hàn
Phi Tử, đề tài chỉ ra sự kế thừa, vận dụng những tư tưởng ấy của Đảng và Nhà
nước ta trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hiện nay.

5


4. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là những quan
điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin về nhà nước và pháp luật; quan điểm đổi
mới tư duy của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Phương pháp luận nghiên cứu: Toàn bộ đề tài được nghiên cứu dựa vào
phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin, các nguyên tắc nhận thức khoa học
của nó như ngun tắc khách quan, ngun tắc tồn diện, nguyên tắc phát triển,
nguyên tắc lịch sử cụ thể, v.v… và sử dụng các phương pháp cụ thể như: So
sánh, phân tích và tổng hợp, trừu tượng hố và khái quát hoá, kết hợp logic và
lịch sử, kết hợp cái đặc thù và cái phổ biến.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài này giúp chúng ta nhìn nhận đúng đắn, khoa học hơn những tư
tưởng của Hàn Phi về đường lối pháp trị. Nhận thấy rõ vai trò và tác dụng của
những tư tưởng ấy trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Quan trọng hơn
là giúp chúng ta tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng của Hàn Phi để
xây dựng nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
- Đề tài nghiên cứu đã giúp tác giả có được một nhận thức và một khối
lượng kiến thức tương đối có hệ thống và sâu sắc về học thuyết pháp trị của Hàn

Phi Tử nói riêng và về nhà nước pháp quyền nói chung hiện nay; giúp tác giả có
thêm kinh nghiệm trong học tập và nghiên cứu khoa học…
- Kết quả đề tài nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học
tập các môn học Triết học xã hội, lịch sử triết học phương Đơng cổ đại, các mơn
học : Chính trị, Giáo dục công dân... Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể
sử dụng để giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh và sinh viên trong nhà trường
và ngoài xã hội…

6


6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
trọng tâm của đề tài khoá luận gồm 2 chương với 4 tiết.

7


B. NỘI DUNG
Chương 1:
HỌC THUYẾT PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ
1.1. Thân thế và sự nghiệp của Hàn Phi Tử
1.1.1. Bối cảnh lịch sử Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến quốc
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, mỗi trường phái triết học ra đời,
phát triển đều gắn liền với những đặc điểm, điều kiện lịch sử xã hội đã nảy sinh
ra nó. Như C. Mác đã nói: “Các triết gia khơng mọc lên như nấm từ trái đất, họ
là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình, mà dịng sữa tinh túy nhất, q giá
và vơ hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học” [12, 156]. Và tư
tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Với tư cách là
một học thuyết triết học, học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử được hình thành

khơng phải do tính chất ngẫu nhiên, hay xuất phát từ ý muốn chủ quan của con
người, mà nó chính là sự phản ánh sâu sắc những điều kiện lịch sử xã hội Trung
Hoa thời Xuân thu – Chiến quốc. Vì vậy để xem xét, đánh giá học thuyết một
cách đúng đắn, khoa học thì ta khơng thể khơng nghiên cứu bối cảnh lịch sử xã
hội mà nó đã ra đời.
Lịch sử Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ đáng được nói đến là Xuân Thu
và Chiến Quốc. Thời Xuân Thu là thời kỳ suy tàn của nhà Chu, đây chính là thời
kỳ sinh sống của Lão Tử, Khổng Tử. Thời Chiến Quốc (403-233TCN) từ gần
cuối đời Chu Hy Liệt Vương tới khi nhà Tần diệt nhà Tề thống nhất Trung Hoa,
đó là thời kỳ sinh sống của Hàn Phi (280-233TCN).
Thời Xuân Thu, nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ thời kỳ đồ đồng
sang thời kỳ đồ sắt. Công cụ lao động bằng sắt đã được chế tạo và sử dụng rộng
rãi trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, làm cho diện tích đất nơng nghiệp được
mở rộng; kỹ thuật canh tác cũng được cải thiện làm tăng năng suất lao động

8


trong nông nghiệp. Do việc sử dụng công cụ bằng sắt trở nên phổ biến cùng với
việc mở rộng trao đổi sản phẩm lao động, sự phân công lao động trong lĩnh vực
sản xuất thủ công nghiệp cũng đạt tới trình độ chun mơn hóa cao, thúc đẩy các
ngành thủ công nghiệp phát triển như nghề luyện kim, nghề đúc đồng, nghề làm
đồ gốm… Trên cơ sở đó, cơng thương nghiệp cũng phát triển hơn trước. Tiền tệ
cũng đã xuất hiện. Trong xã hội đã hình thành tầng lớp mới, đó là những thương
nhân giàu có và ngày càng có uy lực.
Từ những thay đổi về kinh tế như trên, nó cũng kéo theo những biến động
lớn về chính trị lúc bấy giờ. Chế độ “Tông pháp” của nhà Chu trước kia có tác
dụng tích cực, làm cho đất nước ổn định, phát triển trong một thời gian dài.
Nhưng càng về sau nó càng bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Bên cạnh đó, sự cai
trị độc ác và bóc lột nhân dân tàn khốc của tầng lớp quý tộc nhà Chu đã làm cho

các cuộc nổi dậy của nhân dân ngày càng nhiều và gay gắt hơn. Thêm vào đó các
nước chư hầu thì tiến hành chiến tranh, tranh giành quyền bá chủ thiên hạ; thiên
tai thì khơng ngừng xảy ra làm cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực. Trong
xã hội thì tình trạng lễ nghĩa, cương thường bị đảo lộn, đạo đức suy đồi trầm
trọng.
Như vậy có thể nói, đặc điểm chủ yếu của thời Xuân Thu là sự suy vong
của nhà Chu, thể hiện ở sự khơng cịn phù hợp của chế độ “Tơng pháp”, nó tạo
nên sự phân hóa sâu sắc giữa các tầng lớp, các giai cấp trong xã hội. Thời kì báo
hiệu sự chuyển biến cái cũ đã dần suy vong và cái mới đang manh nha hình
thành.
Năm 403 TCN, với sự nổi lên phế bỏ vua Tấn dựng nên ba nước Hàn,
Triệu, Ngụy, lịch sử Trung Hoa từ đây bước sang trang sử mới, thời kỳ mà các
nhà sử học Trung quốc gọi đó là Chiến quốc. So với thời Xuân Thu thì thời
Chiến Quốc có nền kinh tế rất phát triển. Đồ sắt xuất hiện từ lâu nhưng thời kì
này đã có những bước phát triển mạnh mẽ hơn với các loại công cụ lao động
9


như: lưỡi cày, lưỡi cuốc, rìu, dao…. Nó tạo điều kiện cho việc mở mang những
vùng đất mới, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Những ngành nghề như nghề thủ
công, nghề làm gốm, nghề trồng dâu ni tằm… có những bước phát triển mới,
đây chính là điều kiện cho thương mại phát triển. Những nơi như Hàm Dương ở
Tần, Lâm Tri ở Tề, Hàm Đan ở Triệu, Đại Lương ở Ngụy đều là những thị trấn
thương mại rất đông dân và thịnh vượng.
Đối lập với nền kinh tế phát triển như trên, nền chính trị thời Chiến quốc
vơ cùng loạn lạc và bất ổn: Chiến tranh xảy ra liên miên và ngày càng tàn khốc,
quan lại bóc lột vơ vét vô độ, sống cuộc sống xa hoa trên xương máu của người
dân, xã hội thì ngày càng loạn vì đầy cảnh trộm cướp, chém giết lẫn nhau…
Trước tình cảnh xã hội như vậy, tầng lớp quý tộc và tầng lớp trí thức có sự chia
rẽ về tư tưởng. Họ tiếc nối thời cũ, muốn trở lại thời Xuân Thu để tìm lại những

giá trị xã hội đã mất cũng như muốn khơi phục lại địa vị của mình. Nhưng tất cả
đều bất lực, dịng lịch sử chỉ chảy xi chứ không chảy ngược bao giờ.
Sự phong phú, đa dạng của các hệ thống triết học thời Xuân Thu, Chiến
Quốc khiến người ta phải gọi là thời kỳ Bách gia chư tử. Có rất nhiều tác phẩm
với các hệ thống lý luận riêng cho việc trị nước, an dân, bình thiên hạ. “Phái thì
chủ trương Nhân trị, phái thì phản đối và bảo thủ trở về với xã hội thượng cổ,
nhà cầm quyền không được can thiệp vào việc của dân; phái thì bảo phải dùng
pháp luật thật nghiêm, thưởng phạt thật nghiêm thì mới thịnh được” [6, 104].
Như vậy, mỗi trường phái khác nhau có những tư tưởng khác nhau nhưng đều có
mục đích chung là mong muốn thống nhất Trung Quốc, chấm dứt chiến tranh.
Tuy nhiên trong các học thuyết ấy thì học thuyết pháp trị của phái Pháp gia nói
chung và của Hàn Phi Tử nói riêng xuất hiện trên vũ đài chính trị và nhanh
chóng được đón nhận, nó sớm trở thành vũ khí lý luận sắc bén cho nhà Tần
thống nhất Trung Quốc. Mặc dù ra đời, tồn tại trong thời gian ngắn nhưng tư
tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử đã khắc đậm dấu ấn lịch sử. Nó góp phần tơ điểm
10


thêm những giá trị tư tưởng đặc sắc phương Đông trong kho tàng chung của
nhân loại và đang tiếp tục khẳng định những ý nghĩa tích cực của nó với thực
tiễn đương đại hiện nay.
1.1.2. Cuộc đời Hàn Phi Tử
1.1.2.1. Vài nét về thân thế
Hàn Phi Tử (280-233 TCN), là vị công tử vương thất nước Hàn. Ngay từ
nhỏ, Hàn Phi nổi tiếng là con người thông minh, học rộng, hiểu sâu.
Ơng và Lý Tư đều là học trị xuất sắc của Tuân Tử, tuy làm tới chức thừa
tướng nước Tần, song Lý Tư luôn coi Hàn Phi là người tài giỏi hơn mình. Hàn
Phi say mê nghiên cứu Đạo gia, Nho gia, tham khảo sâu sắc Mặc gia, cho nên
ơng có hệ thống tri thức khá sâu sắc và un bác, trong đó ơng tâm đắc nhất là
những tư tưởng Pháp gia và đi sâu nghiên cứu nó. Cả đời Hàn Phi theo đuổi mục

tiêu chính trị, đó là giúp các ông vua trị nước an dân, làm cho đất nước hết loạn
và ngày càng giàu mạnh. Ông sớm nhận thấy được nước Hàn là nước nhỏ bé,
yếu ớt, là nước mà đất đai cằn cỗi, dân sống nghèo khổ, lại bị kẹp giữa các nước
lớn như Tần ở phía tây, Sở ở phía nam, Tề ở phía đơng, Triệu, Ngụy ở phía bắc.
Nguy cơ bị các nước lớn xâm lược và ức hiếp là rất lớn. Cịn tình hình trong
nước thì các tệ nạn đã bám rễ, ăn sâu lâu ngày, các vua Hàn thì ăn chơi sa đọa,
nhu nhược, bị các quần thần thao túng và nắm hết quyền lực. Nhận thấy được
điểm yếu đó của đất nước, Hàn Phi Tử đã nhiều lần dâng sớ tâu vua, nêu lên
những phương cách để cứu nước. Song rất tiếc, việc đó bị các đại thần ngăn cản
và phản đối quyết liệt. Tức giận và bất lực trước việc vua không chịu sửa đổi
pháp luật, ông cảm thương ngậm ngùi cho sự trung kiên chính trực của mình
nhưng khơng được trọng dụng, vì vậy ơng giận mà viết nên sách Hàn Phi
Tử gồm hơn mười vạn chữ. Tác phẩm là kết quả tổng hợp nghiên cứu trên tất cả
các lĩnh vực triết học, luật học, khảo sát chính trị… của Hàn Phi Tử nhằm bày tỏ
những phương thức trị nước.
11


Khi tác phẩm của ơng tới tay Tần Thủy Hồng, sau khi đọc sách ngưỡng
mộ, thán phục người viết mà vua Tần phải thốt lên rằng: “Ta được làm bạn với
con người này thì chết cũng khơng uổng”. Và lúc đó Lý Tư, quan tể tướng của
nước Tần lúc bấy giờ là bạn học của Hàn Phi, biết Hàn Phi là người tài giỏi hơn
mình, sợ rằng nếu vua Tần thực sự muốn tin dùng Hàn Phi thì sẽ ảnh hưởng đến
tiền đồ của mình, cho nên tìm cách gièm pha, làm cho ông bị vào tù và ép thuốc
độc chết năm 233 TCN. Tới lúc Tần Thủy Hoàng nghĩ lại về ơng, muốn tha cho
ơng thì Hàn Phi đã yên nghỉ nơi chín suối. Mười hai năm sau khi Hàn Phi mất,
Tần Thủy Hoàng thống nhất được Trung Quốc.
Lý tưởng chính trị đế vương của Hàn Phi được vận dụng vào thực tế một
cách có hiệu quả, việc Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc là bằng chứng
lịch sử cho chúng ta thấy rõ hơn điều này. Nó đã góp phần đưa lịch sử Trung

Quốc bước sang trang sử mới. Mặc dù học thuyết của ơng vẫn cịn bộc lộ những
hạn chế nhất định nhưng những giá trị và ý nghĩa của nó thì lịch sử khơng thể
phủ nhận. Cứ nhìn vào nền thống trị vua chúa Trung Quốc trong hơn hai ngàn
năm qua cho ta thấy tư tưởng, học thuyết của Hàn Phi Tử mang ý nghĩa tồn tại
khơng phai mờ. Cứ mỗi khi đất nước có chiến tranh, thì các nhà làm chính trị
vận dụng học thuyết Hàn Phi Tử để mưu cầu độc lập, tự cường. Thời Tam quốc,
Khổng Minh tự tay chép lại những lời nói của Thân Bất Hại và Hàn Phi để
khuyên nhủ bậc những người đời sau tham khảo mà vận dụng. Vương An Thạch
đời Tống cùng với Tương Cư Chính đời Minh cũng đã tham khảo và cân nhắc
học thuyết của Hàn Phi để xây dựng đất nước phú cường.
Như vậy có thể thấy, từ đời Đường tới đời Minh, Thanh thì sự quan tâm
của hậu thế đối với học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử ngày càng tăng, và vì thế
tư tưởng của Hàn Phi lại tỏa sáng.

12


1.1.2.2. Sự nghiệp Hàn Phi Tử
Tuy là người nói ngọng, khơng có tài hùng biện nhưng ơng lại rất giỏi viết
sách. Hàn Phi đã để lại cho hậu thế sách Hàn Phi Tử gồm 55 thiên với những tư
tưởng hết sức đặc sắc. Hầu như các thiên trong sách Hàn Phi Tử của Hàn Phi
đều là do ông viết như: Tồn Hàn, Nan ngơn, Bát gian, Nhị Bính, Cỗ phẫn, Nan
thế, Hịa thị, Gian hiếp thí thần, Vong trưng, Bị nội, Nam diện, Thuyết lâm
thượng và hạ, Ngũ đố, Dung nhân, Tâm độ, Định pháp, Dụ Lão, Giải Lão… Một
số thiên khác có thể do đời sau viết thêm, như các thiên: Sơ kiến Tần, Nhân
chủ, Sức lệnh… cùng một số đoạn trong vài thiên. Trong sách “Hàn Phi
Tử”, Hàn Phi đã thể hiện những tư tưởng cơ bản của ông về thế giới, về lịch sử
xã hội, về đạo đức mà đặc biệt và nổi bật nhất là về pháp luật. Sách Hàn Phi Tử
chính là sự tổng hợp các tư tưởng pháp gia thời tiên Tần, tiểu biểu có các đại
biểu sau: Tử Sản, Quản Trọng, Thương Ưởng, Thận Đáo, Thân Bất Hại. Đây

chính là bộ sách kinh điển bàn về chính trị xã hội sớm nhất trong lịch sử văn hóa
Trung Quốc. Sách Hàn Phi Tử vì vậy được gọi là “Tập đại thành tư tưởng pháp
trị của Pháp gia”, chứa đựng toàn bộ những tư tưởng pháp trị đặc sắc của Pháp
gia.
“Tập đại thành – Sự phát triển của tư tưởng Pháp gia”, gồm 55 thiên với
10 vạn từ. Tác phẩm là kết quả của một q trình lâu dài, say mê tìm tịi, nghiên
cứu nhằm tổng kết và phát triển các học thuyết thời trước có liên quan đến Pháp
- Thế - Thuật. Và trên cơ sở đó ơng xây dựng nên thành một bộ “Hình danh pháp
thuật” hồn chỉnh, lấy pháp trị làm trung tâm.
Ơng phản đối việc quay trở lại thời trước đó, lấy đạo đức để quản lí xã hội.
Điều mà Hàn Phi đề xướng đó là triết học bá vương, tức là dùng pháp luật để
quản lí đất nước. Ơng cũng phản đối việc “Dùng nhân duy thân”, đề xướng
“Dùng nhân duy hiền”… Những tư tưởng của ông phản ánh yêu cầu của các tầng

13


lớp giai cấp địa chủ mới đương thời, đồng thời đó là cơ sở lý luận, đặt nền móng
cho việc xây dựng một nhà nước phong kiến chuyên chế sau này.
Tập đại thành – Sự phát triển của tư tưởng Pháp gia có kết cấu chặt chẽ,
logic, văn phong nghiêm túc. Các bài viết của Hàn Phi Tử phân tích rất sắc bén,
chẳng hạn như khi phân tích về những điều mà nhà nước có thể diệt vong, ơng
cũng đã nêu tới 47 điều, phải thật sự có sự am hiểu sâu sắc Hàn Phi mới có thể
làm được điều này. Cịn hai chương có tiêu đề “Nan ngơn”, “Thuyết nan”, ơng
đã phân tích cặn kẽ tâm lý con người cũng như nói tránh những điều gây phật ý.
Hàn Phi Tử còn rất giỏi trong việc vận dụng rất nhiều câu chuyện ngụ
ngôn và kiến thức lịch sử phong phú để làm tư liệu luận chứng, thể hiện những
hiểu biết sâu sắc của ông về lịch sử, xã hội. Trong các bài viết của ơng có nhiều
mẫu chuyện ngụ ngơn có nội hàm phong phú, sinh động như : “Thủ Chu đãi
thố”, Sính thư yến thuyết”… vẫn được lưu truyền tới tận ngày nay.

1.2. Học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử
1.2.1. Nguồn gốc tư tưởng của học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử
Cũng như tất cả các học thuyết tư tưởng khác, học thuyết pháp trị của Hàn
Phi Tử hình thành và phát triển khơng phải do ý muốn chủ quan của các nhà tư
tưởng, mà nó nảy sinh từ chính hiện thực của đời sống xã hội và phải trải qua
quá trình phát triển lâu dài của những nấc thang tư tưởng từ thấp đến cao, là sự
kết tinh của những tiền đề lý luận và thực tiễn hết sức đặc sắc để trở thành một
học thuyết hoàn chỉnh.
Hàn Phi Tử đã kế thừa trực tiếp và có chọn lọc nhiều tư tưởng triết học
trước đó và đương thời để xây dựng nên học thuyết của mình, tiêu biểu đó là tư
tưởng “tơn qn”, “chính danh” của Khổng Tử; “thượng đồng”, “công lợi” của
Mặc gia và quan niệm về “đạo”, “đức”, “đạo vô vi” của Lão Tử; “tính ác” của
Tn Tử… Chính vì thế khi giới thiệu về Hàn Phi, nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã
viết: “Kết quả của ông là con người duy nhất của Trung Quốc thực hiện được
14


một sự tổng hợp của ba học thuyết Nho, Lão, Pháp, ở đó Nho là tài liệu xây
dựng, Pháp là cái bản thiết kế, nhưng Lão mới là kỹ thuật thi công của cái ngôi
nhà độc đáo”. [10, 25 – 25]. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu để thấy rõ hơn
những tiền đề tư tưởng hình thành nên học thuyết Pháp trị của Hàn Phi
Tử.
* Tư tưởng về “đạo” và “lý”; học thuyết tính ác của Tuân Tử - tiền đề lí
luận cho tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử
Kế thừa tư tưởng về “đạo” và “đức” của Lão Tử khi giải thích sự hình
thành, phát triển của vạn vật, Hàn Phi Tử đưa ra quan điểm cho rằng tất cả vạn
vật đều phải tuân theo “đạo” và “lý” của chúng. Ơng nói: “Đạo là cái khởi đầu
của muôn vật, là tiêu chuẩn phân biệt điều phải trái”. Như vậy theo ông, đạo cần
thiết cho vạn vật, vạn vật nhờ nó mà sống, mà bại, mà thành, do đó cần phải sử
dụng đạo một cách hợp lí và đúng đắn. “Đạo cũng giống như nước, kẻ chết đuối

uống nó nhiều quá mà chết, người khát uống nó sống ngay. Nó giống như thanh
kiếm, mũi giáo, người ngu làm việc phẫn nộ mà cái họa sinh ra. Bậc thánh nhân
dùng nó để trừng trị kẻ bạo ngược mà cái phúc được thực hiện” [10, 26]. Như
vậy, đạo là cái vĩnh viễn, khơng thay đổi, nó là quy luật chung của trời đất và có
lợi với tất cả vạn vật. Và đạo có sự thay đổi mềm dẻo theo thời, nó cùng tương
ứng với lí.
Lý là cái văn vẻ làm thành vạn vật, là cái phân biệt vuông với trịn, ngắn
với dài, thơ với tinh, cứng với mềm. Cho nên cái lý có xác định rồi mới có được
cái đạo. Nhờ có cái lý xác định hoặc cịn hoặc mất, hoặc chết hoặc sống, hoặc
suy hoặc thịnh. Và cũng nhờ nó mà vạn vật ln ln biến hóa khơng ngừng.
Như vậy có thể khẳng định, lý tạo nên sự sinh động, biến đổi của vạn vật, muôn
vật đều có sự sinh thành, tồn tại, phát triển và diệt vong, đó là quy luật vốn có
của sự vật.

15


Như vậy, theo Hàn Phi, “đạo” vừa là nguồn gốc của vạn vật, vừa là quy
luật phổ biến của chúng cho nên nó khơng thay đổi được. Cịn lí là quy luật riêng
cho nên nó ln biến hóa khơng ngừng. Cho nên theo ông, mọi hoạt động của sự
vật và con người đều phải tuân theo “đạo” và “lí”. Vận dụng thuyết này vào
phép trị nước, Hàn Phi cho rằng ngày nay khi hồn cảnh đất nước đã thay đổi
thì phương thức trị nước cũng cần phải thay đổi cho phù hợp. Đó là cơ sở để ơng
cho rằng, trị nước ở mỗi thời cần căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử của thời đó.
Lý thuyết về tính người vốn ác cũng là một căn cứ lí luận cho tư tưởng
Pháp trị của Hàn Phi Tử. Là học trò xuất sắc của Tuân Tử, Hàn Phi được học
hỏi, kế thừa những tư tưởng tiêu biểu ở người thầy của mình, và trong đó, đặc
biệt là tư tưởng “tính ác”. Nếu Tuân Tử cho rằng bản tính con người vốn ác, thì
Hàn Phi nhấn mạnh hơn điều này, ơng cho rằng tính người vốn “đại ác”. Đây là
một tiền đề lý luận cơ bản để Hàn Phi xây dựng phương pháp trị dân, trị nước.

Hàn Phi viết: “Mượn người làm thuê gieo mạ và cày ruộng cho mình thì ơng chủ
chịu mất tiền để họ ăn ngon, đưa ra tiền và vải để trả cơng. Đó khơng phải là u
người làm th mà vì nó: “làm như thế thì người cày sẽ cày sâu và bừa kỹ”,
người làm công dốc hết sức cho việc cày bừa, trổ hết tài sửa bờ đất và bờ ruộng,
không phải yêu ông chủ. Anh ta nói: “Có thế thì canh sẽ ngon, tiền và vải sẽ lấy
dễ hơn” [40].
Như vậy theo Hàn Phi, bản tính con người vốn đại ác và không thể sửa
được, do đó khơng thể dùng “nhân”, “lễ”, “nghĩa” để trị được. Hàn Phi cho rằng
lấy nhân nghĩa để trị dân là một ảo tưởng của Nho gia, không thể đem lại lợi ích
cho dân vì bản tính con người vốn đại ác. Cho nên, ơng lí giải phải dùng hình
phạt nghiêm khắc mới trị được dân. Ơng giải thích rằng, một người con hư hỏng
tới mức cha mẹ nói gì cũng khơng sợ, gia đình giáo dục như thế nào cũng khơng
lay chuyển được tính nết… nhưng khi pháp luật can thiệp thì tự ắt người này
thấy sợ mà phải thay đổi. Theo ơng cha mẹ u con nhưng điều đó không đủ để
16


dạy con, phải nhờ tới pháp luật với những hình phạt nghiêm khắc mới răn dạy
được nó. Do vậy, trị nước theo Hàn Phi cần lấy pháp luật làm trọng, và thưởng phạt là công cụ quan trọng nhất để thi hành pháp luật một cách triệt để.
* Quan điểm tiến hóa lịch sử - cơ sở lí luận cho tư tưởng “Biến pháp”
Quan điểm lịch sử tiến hóa, đây là tiền đề đặc sắc trong phương pháp trị
nước của Pháp gia. Trong quan niệm về tiến hóa xã hội, Thương Ưởng đã chia
xã hội ra thành tam thế: thượng thế, trung thế và hạ thế. Thời mà Thương Ưởng
gọi là “thượng thế” tức là thời nguyên thủy, lúc này xã hội gồm những bộ lạc
theo chế độ mẫu hệ. Ở thời này thì con người ta thương yêu những người thân
của mình và chuộng cái riêng tư. “Trung thế” là thời theo chủ nghĩa “Nhân trị”,
đây là thời kì Nho gia thịnh hành và phát triển. Thời “trung thế” này người ta coi
trọng những người hiền tài, cũng như đề cao đạo “Nhân”. Còn “hạ thế” tức là
thời pháp trị, thời mà Thương Ưởng đang sống. Thời này người ta yêu quí người
sang, tin tưởng những người sống đúng pháp luật và coi trọng quan lại. Đây

chính là cơ sở lí luận cho tư tưởng “biến pháp” của Pháp gia mà Hàn Phi Tử là
người phát triển quan điểm đó lên đỉnh cao và vận dụng triệt để vào thực tiễn xã
hội.
Theo Hàn Phi, lịch sử xã hội luôn trong q trình tiến hóa khơng ngừng.
Trong thiên Ngũ đố, Hàn Phi chia lịch sử thành 4 giai đoạn và theo ơng mỗi giai
đoạn có những đặc điểm như trình độ sản xuất, trình độ văn minh… khác nhau.
Theo ơng, thời cổ đại người ta chỉ săn bắt, hái lượm là chủ yếu, họ ăn luôn thức
ăn kiếm được mà không qua chế biến. Và người mang đến cho họ lửa để nấu
chín thức ăn, xây nhà ở để tránh thú, họ tơn thờ người đó và gọi là vua. Vào thời
Trung cổ thì người ta đã biết lao động, sản xuất ra của cải vật chất, làm thủy lợi
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Vua lúc này là người giúp họ đào sơng, có
các chính sách để thúc đẩy sản xuất. Đến thời cận Cổ, khi đất nước chiến tranh,
loạn lạc thì vua là người đứng ra lãnh đạo, chỉ đạo người dân đứng lên chống
17


giặc ngoại xâm, đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Và ngày nay, nếu như
ta khen cái đạo đức trước đó và đem ra áp dụng một cách khơng thay đổi thì sẽ
bị chê cười. Theo Hàn Phi, khi bàn tới việc làm ở đời nào thì cần căn cứ vào tình
hình của thời đó để có thể đưa ra được những biện pháp phù hợp. Ông chê:
“Những người ngày nay muốn dùng cách cai trị của các vị vua thời xưa để cai trị
dân chúng đời này thì cũng là loại ơm cây đợi thỏ” [ 10, 37]. Cho nên theo ơng,
mỗi thời đại có một phương pháp trị nước khác nhau, khi hoàn cảnh thay đổi thì
phương pháp cũng phải thay đổi cho phù hợp, khơng có một thứ pháp luật ln
ln đúng với mọi thời đại.
Không những vậy, trên cơ sở kế thừa những tinh túy của các trường phái
tư tưởng ở Trung Quốc cổ đại, ông đã kế thừa, tổng hợp các học phái Pháp trị
trước đó mà tiêu đó là ba trường phái Thuật, Thế, Pháp của Thân Bất Hại, Thận
Đáo và Thương Ưởng để góp phần xây dựng nên học thuyết hồn chỉnh của
mình.

* Thân Bất Hại (401- 337 TCN) là người đất Kinh, thuộc nước Trịnh, xuất
thân từ tầng lớp quý tộc mới, chuyên học về hình danh; trước làm một chức quan
nhỏ ở nước Trịnh, sau làm tướng quốc nước Hàn. Theo Hàn Phi Tử, thuật của
Thân Bất Hại là phương pháp, thủ đoạn, mưu lược, sách lược của người cầm
quyền chính thể (nhà vua), nó là cái bí hiểm không được lộ ra cho bề tôi biết vua
là người sáng suốt hay khơng sáng suốt, biết nhiều hay ít, yếu hay ghét mình,
ham muốn cái gì… nếu khơng bề tơi sẽ đề phịng, dễ lừa gạt bề trên, lấn quyền.
Chủ trương của ơng là ở cương vị nào thì phải làm đúng cương vị, chức trách,
bổn phận của mình, ngồi ra có biết thêm gì thì cũng khơng nên nói ra. Theo
Hàn Phi, làm đúng bổn phận thì được nhưng biết mà khơng nói ra là sai. Đây là
những tư tưởng mà sau này Hàn Phi kế thừa trực tiếp để xây dựng nên học
thuyết của mình.

18


* Thận Đáo (370-290 TCN) là người nước Triệu. Ông cho rằng, đề cao
pháp luật mà khơng có quyền thế thì pháp luật cũng vơ hiệu. Do đó, ơng đặc biệt
đề cao quyền thế, đây là cơ sở đặt ra pháp luật và đảm bảo cho pháp luật thi
hành. Theo Hàn Phi, việc đề cao thế của Thận Đáo đúng nhưng khơng đủ, vì ơng
chưa chỉ ra được quyền thế địa vị do đâu mà có, và rồi làm sao giữ được quyền
thế, vị trí ấy. Đó là cơ sở để Hàn Phi kế thừa, bổ sung trong việc xây dựng và
hồn thiện nên học thuyết của mình.
* Thương Ưởng (? - 338 TCN), là công tử nước Vệ, sống cùng thời với
Mạnh Tử, Thận Đáo, Thân Bất Hại. Ông cho rằng ba đời làm vua thì những chế
độ và lễ nghi được thi hành không hề giống nhau, năm đời làm bá thì pháp luật
đem thi hành cũng khơng giống nhau. Chính vì vậy ơng đã thực hiện hai cuộc
biến pháp lớn trong lịch sử Trung Hoa, lần một là vào năm 359 TCN, lần hai vào
năm 350 TCN. Nội dung chủ yếu là đề xuất cải cách pháp luật, hành chính, tài
chính như: khuyến khích khai hoang, phát triển cả nông nghiệp, thương nghiệp

và thủ công nghiệp, cải cách chế độ thuế má, thực hiện thưởng cho những người
có cơng và phạt những người có tội… Do vậy nước Tần nhanh chóng mạnh lên
và lần lượt thơn tính các nước láng giềng để thống nhất Trung Quốc.
Tư tưởng pháp trị của Thương Ưởng có ảnh hưởng lớn đối với Pháp gia
sau này nói chung và Hàn Phi Tử nói riêng. Đây là những hạt nhân cơ bản trong
học thuyết của ông được Hàn Phi Tử tiếp thu, vận dụng một cách có hệ thống để
xây dựng học thuyết của mình.
Như vậy có thể nói, Hàn Phi đã có sự kế thừa, tiếp thu cơ sở lý luận từ các
học thuyết tư tưởng Nho, Lão và phát triển chúng theo quỹ đạo của Pháp trị. Tuy
nhiên tiền đề tư tưởng trực tiếp đáng chú ý là ba học phái cơ bản đó là phái đề
cao “thế” của Thận Đáo, phái đề cao “thuật” của Thân Bất Hại và phái chủ
trương về “pháp” và “biến pháp” của Thương Ưởng. Trong đó mỗi học phái có
vị trí, vai trị quan trọng riêng của nó trong phép trị nước. Tuy nhiên sự tồn tại
19


tách rời giữa chúng làm bộc lộ những yếu điểm khơng thể tự mình khắc phục
được. Sự nghiệp thống nhất và phát triển Trung Quốc đòi hỏi phải phát triển
“pháp”, “thế”, “thuật” lên một trình độ mới về chất, đồng thời phải thống nhất
chúng trong một thể thống nhất hữu cơ như mục đích và phương tiện, nội dung
và hình thức. Người đảm nhận và hoàn thành xuất sắc sứ mệnh này là nhà triết
học và chính trị học Hàn Phi Tử.
1.2.2. Nội dung học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử và những yếu tố hợp lý
trong học thuyết ấy
Học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử xuất hiện trong lịch sử được ví như là
một vì sao chói lọi giữa bầu trời đầy tăm tối, hỗn loạn của xã hội Trung Quốc
đương thời. Những tư tưởng tiến bộ như là đề cao vai trò của pháp luật, pháp luật
phải phù hợp với đời sống xã hội, chính sách đề cao thưởng phạt, trọng dụng
nhân tài… thực sự là những điểm tiến bộ mang tính lịch sử. Nó trở thành niềm tự
hào và là nét đặc sắc trong nền tư tưởng triết học Trung Quốc nói riêng và

phương Đơng nói chung. Và để hiểu rõ hơn những đóng góp của học thuyết pháp
trị của Hàn Phi Tử, chúng ta đi sâu tìm hiểu những yếu tố tích cực trong học
thuyết ấy.
1.2.2.1. Tư tưởng đề cao pháp luật, xem nó là chuẩn mực cao nhất của việc
cai trị và quản lý quốc gia
Nếu Nho gia dùng từ “pháp” theo nghĩa phép tắc, thì Pháp gia nói tới
“pháp” là nói đến pháp luật.
Trong thiên Định pháp, Hàn Phi định nghĩa chữ “Pháp” như sau: “Pháp là
hiến lệnh công bố ở các công sở, thưởng hay phạt đều được dân tin chắc là thi
hành, thưởng người cẩn thận giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp, như vậy bề tôi sẻ
theo pháp”. Như vậy, theo Hàn Phi “pháp” là công cụ để quản lí xã hội và cần

20


được công khai, ban bố rõ ràng để tất cả mọi người dân đều được biết và chấp
hành đầy đủ.
Trong thiên Hữu độ, ơng ví pháp luật với dây mực, cái thủy chuẩn, cái
quy, cái cũ, tức là những đồ dùng đo lường làm tiêu chuẩn. Như vậy, tác dụng
của pháp luật được thể hiện trên nguyên tắc công bằng, xử lý những vi phạm trên
nguyên tắc khách quan nhằm đảm bảo duy trì trật tự xã hội ổn định.
Hàn Phi cho rằng: “Bậc thánh nhân hiểu rõ cái thực tế của việc phải và
trái, xét rõ thực chất của việc trị và loạn, cho nên trị nước thì nêu rõ pháp luật
đúng đắn, bày ra hình phạt nghiêm khắc để chữa cái loạn của dân chúng, trừ bỏ
cái họa trong thiên hạ. Khiến cho kẻ mạnh không lấn át kẻ yếu, kẻ đơng khơng
xúc phạm số ít, người già được thỏa lịng, người trẻ và cơ độc được trưởng
thành, biên giới không bị xâm lấn, vua và tôi thân yêu nhau, cha con giữ gìn cho
nhau [20, 22-23].
Những tư tưởng này đối lập hẳn với Nho gia, Khổng Tử từng nói: Bản
thân mà chính đáng, dù khơng cần mệnh lệnh thì cũng thi hành, cịn nếu bản thân

mà khơng chính đáng, dù có mệnh lệnh thì cũng khơng tn theo. Tư tưởng này
của Nho gia bị Hàn Phi phê phán mạnh mẽ. Và trên thực tế, Hàn Phi đã coi
“pháp” là chuẩn mực cao nhất của việc cai trị đất nước, chỉ có pháp luật mới có
thể điều chỉnh hành vi con người một cách triệt để nhất. Bất kể người nào, một
khi đã xâm phạm tới pháp luật cơng khai và cơng bằng thì phải xử phạt theo
pháp luật, chẳng hạn như câu chuyện về Thái tử nước Sở cũng phải nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều này.
“Sở Trang Vương có việc liền khấp cấp cho gọi thái tử. Pháp luật của
nước Sở quy định rằng xe không được chạy tới Trĩ môn. Khi thái tử vào cung lại
gặp ngay lúc trời mưa to, sân ngập đầy nước, thái tử liền bảo người đánh xe chạy
tới Trĩ môn. Quan đình lý canh giữ ở đó liền giữ lại và nói rằng: “Cho xe chạy
tới Trĩ mơn là bất hợp pháp” rồi vung roi quất ngựa, quan Đình lý giơ cây trường
21


thương đâm ngựa sau đó giết ln cả người đánh xe. Thái tử tức quá, liền khóc
rồi vào tâu với vua rằng: “Phụ vương nhất định phải giết chết tên Đình lý kia,
rửa cho con nỗi hờn này”. Sở Vương ung dung, thong thả nói: “Viên Đình lý này
đã chẳng nể mặt ông vua già như ta để thi hành pháp luật của nhà nước lại còn
tha cho thái tử; hắn cũng chẳng phải nịnh bợ ông vua tương lai như con mà phụ
thuộc vào con, đó thật là một người hiền tài! Đó thật là một bề tơi biết tôn trọng
pháp luật”. Và rồi vua hạ lệnh thăng chức cho viên quan Đình lý nọ rồi mở cửa
hậu cung bắt thái tử phải đi ra theo lối đó, cịn nhắc nhở thái tử rằng: Về sau chớ
coi thường pháp luật nhà nước mà tùy tiện vượt qua Trĩ môn nữa”. [5, 72].
Câu chuyện cho thấy việc nhấn mạnh trật tự của nhà nước, phải lấy pháp
luật bình đẳng khách quan làm chỗ dựa chung, mọi người ai cũng đều bình đẳng
trước pháp luật. Như vậy theo ơng, then chốt của việc xây dựng đất nước giàu
mạnh là phải dựa vào pháp luật. Từ chỗ cho rằng: “Người thi hành pháp luật mà
cương cường thì nước mạnh, người thi hành pháp luật mà nhu nhược thì nước
yếu” [24, 284]. Ơng hết sức coi trọng tác dụng của pháp luật và chủ trương xây

dựng một lý luận về pháp trị tương đối hồn chỉnh, trong đó lấy pháp làm hạt
nhân cơ bản, kết hợp chặt chẽ pháp, thế, thuật.
Có thể nói chủ trương dùng pháp luật để “trị quốc, bình thiên hạ” là một
trong những cống hiến lớn của Hàn Phi trong sự phát triển tư tưởng của Trung
Quốc cổ đại và sự nghiệp thống nhất đất nước Trung Quốc sau thời Xuân thu –
Chiến quốc. Học thuyết của Hàn Phi Tử đã cho thấy rõ công dụng của pháp luật
đối với việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội, là những chuẩn mực điều chỉnh
hành vi con người, là công cụ sắc bén và chủ yếu của nhà nước trong quá trình
đấu tranh chống lại các thế lực bảo thủ, củng cố chế độ phong kiến ở Trung
Quốc sau này.

22


1.2.2.2. Pháp luật phải biến đổi phù hợp với thời thế - Thời biến, pháp biến
Vào thời Chiến quốc, xã hội trở nên rối ren, vua quan ăn chơi sa đọa, đời
sống người dân ngày càng cơ cực. Chế độ phong kiến đã dần tan rã nhưng vẫn
giữ những lễ tiết của chế độ “Tơng pháp” đã có, kết quả làm cho xã hội càng rối
loạn hơn. Giai cấp thống trị lúc bấy giờ đã nhận thấy được điều này, nên đã tiến
hành các biện pháp cải cách nhằm ngăn chặn nguy cơ đảo lộn xã hội. Đó là
phong trào “Biến pháp” ở một loạt các nước như: Ngụy, Triệu, Hàn, Tề, Tấn…
suốt thời Chiến quốc. Và người khởi xướng đó là Thương Ưởng. Tư tưởng thời
thế thay đổi, pháp luật thay đổi của Hàn Phi ra đời trên cơ sở đó là sự kế thừa
trực tiếp tư tưởng “Biến pháp” của Thương Ưởng, cộng với thời cuộc đang thay
đổi lúc bấy giờ.
Hàn Phi cho rằng, mỗi thời đại khác nhau thì có những sự việc, những
diễn biến khác nhau, do đó chính sách theo đó mà thay đổi. Con người thời cổ
cạnh tranh nhau trong tu dưỡng đạo đức, con người Trung cổ so tài cao thấp với
nhau về mưu lược, con người thời nay (thời Chiến quốc) so tài hơn thua với nhau
về thực lực quốc gia… Như vậy, bất cứ chế độ nào, một khi đã tồn tại lâu đời thì

các nhân tố như nhân, địa, thời, sự thường thay đổi, ngay cả chế độ cũng có
nhiều điểm khơng hồn tồn phù hợp. Vì vậy phải thẩm định lại từ đầu để có
những thay đổi cho phù hợp. Đây là tư tưởng biểu hiện rõ nét tính chất duy vật
và tư tưởng biện chứng tự phát của Hàn Phi Tử về lịch sử xã hội.
Thời Chiến quốc là thời kỳ có sự thay đổi dữ dội, cho nên chủ trương trên
của Hàn Phi được khẳng định và có sức thuyết phục như vậy. Nó là một trong
những điểm tích cực, tiến bộ trong học thuyết của ơng.
Thực tiễn lịch sử Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc bằng nhiều
biện pháp trong đó có những cải cách trên các mặt kinh tế, xã hội, và đặc biệt là
pháp luật. Nó đã góp phần nhanh chóng đưa nước Tần lên nắm địa vị thống trị
Trung Quốc lúc bấy giờ đã chứng minh rõ hơn điều này. Đó là điểm kế thừa tư
23


tưởng “Biến pháp” trong học thuyết của Hàn Phi. Điều này khẳng định mạnh mẽ
hơn nữa ý nghĩa cũng như giá trị lịch sử to lớn của học thuyết pháp trị của Hàn
Phi Tử trong lịch sử cũng như hiện nay.
1.2.2.3. Thực thi pháp luật trên cơ sở đề cao thưởng phạt và pháp luật phải
được thi hành triệt để
Hàn Phi cho rằng, bản tính con người là mưu lợi cho riêng mình. Chỉ trừ
một số ít là siêu nhân, cịn lại thì hầu hết thì đều có những tật xấu như: Ham lợi,
tranh nhau làm giàu, làm biếng… nên khơng mong gì họ làm điều thiện được,
chỉ mong sao họ biết sợ mà khơng làm điều ác thơi. Chính vì vậy mà chỉ có thể
dùng chính sách cưỡng chế thơi, chứ khơng thể cảm hóa được. Hàn Phi cho rằng
cách thưởng phạt là mầm trị hay loạn của quốc gia nên gần như thiên nào ông
cũng nhắc tới, và cơ bản nó gồm bốn ngun tắc chính.
* Thứ nhất, theo Hàn Phi, thưởng thì phải đúng người, phạt thì phải đúng
tội.
Theo ơng, những người có cơng thì phải được thưởng theo luật định, trái
lại người khơng có tội thì dù đó là kẻ mình ghét cũng khơng được trừng

phạt. Nếu pháp luật khiến cho kẻ phạm điều mình cấm lại được lợi, kẻ làm lợi
cho mình lại bị cấm; hoặc khen kẻ có tội, chê kẻ đáng thương thì sự thưởng phạt
chỉ làm cho nước thêm loạn. Như vậy, theo Hàn Phi thì việc thưởng phạt cần
phải được xem xét, cân nhắc kỹ để thưởng đúng người có cơng, phạt đúng người
có tội, và có như vậy thì xã hội mới ổn định được.
* Thứ hai, theo Hàn Phi, thưởng thì phải trọng hậu, phạt thì phải nặng.
Trong thiên Lục phản, Hàn Phi viết: “Các học giả đều bảo: “Phải giảm nhẹ
hình phạt đi”. Theo ơng, như vậy làm cho xã hội loạn thêm, khơng có kỷ cương,
phép nước và không ai sợ pháp luật cả. Hàn Phi cho rằng, thưởng phạt mà xác
định là để khuyến thiện cấm ác. Thưởng hậu thì mau được cái mình mong muốn,
phạt nặng thì mau cấm cái mình ghét. Như vậy, có thưởng phạt đúng người đúng
24


tội thì mọi người mới tin tưởng vào pháp luật, lo sợ làm điều cấm bị phạt nên sẽ
cố gắng làm điều thiện. Ngoài việc thi hành pháp luật ra, Hàn Phi Tử cho rằng
ban thưởng hậu hĩ chỉ mới đủ để khuyến khích làm điều thiện, hình phạt nặng
mới đủ ngăn cấm là điều ác.
* Thứ ba, theo Hàn Phi, sự thưởng phạt phải theo đúng phép nước, chí
cơng vô tư.
Trong thiên Hữu độ, Hàn Phi viết: “Pháp luật nghiêm là để ngăn cấm tội
lỗi, trừ bỏ riêng tư; hình phạt gắt là để lệnh được thi hành khắp và trừng trị kẻ
dưới”.
Nói tới thưởng phạt, nhất là phạt, Hàn Phi thường kèm theo với pháp luật.
Thưởng phạt vốn là hai vấn đề lớn của việc thi hành pháp trị, cần phải thực hiện
cùng một lúc thì mới có thể mang lại hiệu quả được, mọi người ai ai cũng tôn
trọng pháp luật, đất nước được ổn định cường thịnh.
Như câu chuyện mà chúng ta đã xét ở phần trên, đó là việc Thái tử khơng
chấp hành pháp luật bị viên Đình lý phạt. Khi kể lể với vua, vua khơng hề an ủi
mà cịn quở trách, cịn viên Đình lý thì được khen và thăng chức cho. Đây là câu

chuyện cũng thể hiện sự thưởng phạt phải đúng phép nước, khơng phân biệt sang
hèn hay người thân u.
Tóm lại theo Hàn Phi thưởng phạt khơng được vì tình tư, khơng được có
tư ý, khơng được để lộ buồn vui của mình ra nữa. Theo ơng, cứ theo đúng pháp
luật mà thưởng phạt, thì kẻ bị trừng phạt khơng hề ốn bề trên, kẻ được thưởng
cũng khơng mang ơn bề trên vì khơng coi sự thưởng phạt là một ân huệ, chỉ là sự
công bằng mà thôi.
* Thứ tư, theo Hàn Phi vua phải nắm hết quyền thưởng phạt.
Quyền thưởng phạt là một loại lợi khí, đích thân vua phải nắm giữ lấy,
không được ủy quyền cho ai cả; giao cho người thì quyền của vua bị phân tán, và
sẽ bị bề tôi che lấp, không chế ngự họ được.
25


×