Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Cây kiểng của người việt nam bộ dưới góc nhìn văn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.03 MB, 161 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------o0o---------

NGUYỄN MINH PHÚC

CÂY KIỂNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60.31.70

Người hướng dẫn khoa học

TIẾN SĨ HUỲNH QUỐC THẮNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2012


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Huỳnh
Quốc Thắng – người hướng dẫn khoa học, đã tận tâm, nhiệt tình trong q trình
giúp tơi thực hiện luận văn;
Xin cảm ơn quý Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức cho tơi suốt những năm học
qua và xin được tỏ lịng tri ân đối với các nghệ nhân đã cung cấp tư liệu, kinh
nghiệm thực tiễn quý báu trong thời gian tôi đi điền dã, sưu tầm tư liệu để thực hiện
đề tài;
Xin được cảm ơn lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp Sở Văn hóa, Thể thao và Du


lịch Tiền Giang đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học
tập, nghiên cứu để hồn thành luận văn này;
Cảm ơn gia đình, bạn hữu, các bạn đồng môn đã động viên, ủng hộ và hỗ trợ
trong suốt thời gian tôi học tập cũng như nghiên cứu đề tài để hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Trân trọng.

Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2012
Nguyễn Minh Phúc


3

MỘT SỐ QUY ƯỚC
STT

CHỮ VIẾT TẮT

CHŨ ĐẦY ĐỦ

1.

NXB

Nhà xuất bản

2.

TP. Hồ Chí Minh


3.

NCVH

4.

H.

Hình

5.

nnk

Nhiều người khác

6.

UBND

Ủy ban nhân dân

7.

TQ

Trung Quốc

8.


PL

Phụ lục

9.

q.

Quyển

10.

ĐBSCL

Thành phố Hồ Chí Minh
Nhu cầu văn hóa

Đồng bằng sơng Cửu Long

Cơng trình đã sử dụng 48 hình ảnh để minh họa (bao gồm: 13 ảnh từ nguồn
Internet, 4 ảnh của những người khác và 31 ảnh của chính tác giả thực hiện chụp
trong quá trình đi điền dã thực tế). Ngồi ra, có 3 bảng biểu và 3 sơ đồ được thực
hiện từ nhiều nguồn để làm sáng tỏ các vấn đề trong luận văn.


4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------------------------------7

1. Lý do chọn đề tài

7

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

8

3. Mục đích nghiên cứu

10

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

10

5. Đóng góp của luận văn

11

6. Phương pháp nghiên cứu

11

7. Bố cục của luận văn

12

CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
……………………………………...............133

1.1. Một số khái niệm
133
1.2. Nguồn gốc và lịch sử cây kiểng Việt Nam

16

1.3. Phân loại cây kiểng

21

1.3.1. Theo dáng

21

1.3.1.1. Dáng trực

21

1.3.1.2. Dáng xiêu

22

1.3.1.3. Dáng hoành

22

1.3.1.4. Dáng huyền

22


1.3.2. Kiểng thế

23

1.3.3. Kiểng cổ Nam Bộ

25

1.3.3.1 Trường phái lưỡng diện

25

1.3.3.2 Trường phái sơn thủy tứ diện

26

1.3.4. Kiểng bonsai

27

1.3.5. Kiểng gốc

28

1.3.6. Kiểng thú

28

1.4. Định vị cây kiểng của người Việt Nam Bộ


29

1.4.1. Cây kiểng Nam Bộ nhìn trong khơng gian văn hóa

29

1.4.2. Cây kiểng Nam Bộ nhìn trong thời gian văn hóa

33


5

1.4.3 Cây kiểng Nam Bộ nhìn từ chủ thể văn hóa

37

CHƯƠNG II. CÂY KIỂNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ NHÌN TỪ VĂN HÓA
NHẬN THỨC VÀ VĂN HÓA TỔ CHỨC……………………………………………..45
2.1. Văn hóa nhận thức về cây kiểng của người Việt Nam Bộ
2.1.1. Nhận thức về các tiêu chuẩn của cây kiểng

45
45

2.1.1.1. Yếu tố thẩm mỹ

45

2.1.1.2. Yếu tố giáo dục


49

2.1.1.3. Yếu tố triết lý

50

2.1.2. Nhận thức về các loại cây làm kiểng

51

2.1.2.1 Nhận thức về các cây kiểng tiêu biểu

51

2.1.2.2 Nhận thức về các bộ kiểng quý

53

2.1.3. Triết lý cây kiểng của người Việt Nam Bộ

55

2.1.3.1. Triết lý biểu đạt qua rễ, gốc, thân, cành, lá cây kiểng

55

2.1.3.2. Triết lý biểu đạt qua các thế cây kiểng

57


2.2. Văn hóa tổ chức liên quan thú chơi cây kiểng của người Việt Nam Bộ
2.2.1. Tổ chức trồng và uốn sửa cây kiểng

65
65

2.2.1.1 Kiểng lưỡng diện

69

2.2.1.2 Kiểng tứ diện

70

2.2.2. Nghệ thuật bố trí cây kiểng

71

2.2.2.1. Chơi theo bộ đôi

72

2.2.2.2. Chơi theo bộ ba

72

2.2.2.3. Chơi theo bộ năm

72


2.3. Sự tương đồng và khác biệt trong văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức với cây kiểng
ở Nam Bộ so với Trung Bộ, Bắc Bộ

74

CHƯƠNG III.
CÂY KIỂNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ NHÌN TỪ VĂN HĨA ỨNG XỬ…

77

3.1. Ứng xử với môi trường tự nhiên

77

3.1.1 Chơi kiểng – hịa hợp với mơi trường tự nhiên

79

3.1.2 Chơi kiểng – thích nghi với mơi trường tự nhiên

80

3.2. Ứng xử với môi trường xã hội

83

3.2.1. Kiểng trong đời sống cá nhân

84


3.2.2. Kiểng trong đời sống cộng đồng

90


6

3.2.3. Kiểng trong đời sống tâm linh
3.3. Cây kiểng Nam Bộ trong quá trình giao lưu và hội nhập
3.3.1. Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa trong cây kiểng
3.3.2. Tính hội nhập của cây kiểng Nam bộ trong giai đoạn hiện nay

95
103
103
105

3.4. Sự tương đồng và khác biệt trong văn hóa ứng xử với cây kiểng ở Nam Bộ so với Bắc
Bộ, Trung Bộ

112

KẾT LUẬN…………………………………………………………………………… 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………. 121
PHẦN PHỤ LỤC……………………………………………………………………… 128
Phụ lục 1. Về nguồn gốc cây kiểng

129


Phụ lục 2. Một số bài thơ, bài viết về cây kiểng Nam Bộ

142

Phụ lục 3. Hình ảnh liên quan cây kiểng Nam Bộ

146


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ thế kỷ XVII, lưu dân người Việt từ vùng Thanh - Nghệ, Ngũ Quảng đã
thực hiện cuộc hành trình tiến về phương Nam đến “khai mở” vùng đất Nam Bộ.
Trong buổi đầu “khai hoang mở cõi”, đặc thù của môi trường thiên nhiên vừa quen
vừa lạ cùng với môi trường lịch sử - xã hội khá đặc biệt là những chất xúc tác để
những lưu dân người Việt sáng tạo nên những giá trị văn hóa độc đáo. Lối tư duy,
nhận thức, cách tổ chức đời sống cá nhân, tập thể cũng như phương thức ứng xử với
môi trường tự nhiên - xã hội của cư dân Nam Bộ đã tạo nên một diện mạo văn hóa
riêng biệt mà nếu bỏ qua nó khi tìm hiểu về văn hóa Việt Nam thì thật là thiếu sót,
trong đó có cây kiểng của người Việt Nam Bộ; bởi với họ, cây kiểng có vị trí rất quan
trọng trong đời sống tinh thần, đặc biệt là tư duy sống hòa hợp với thiên nhiên của cư
dân gốc văn hóa nơng nghiệp vốn có truyền thống từ quê cha đất Tổ.
Cây kiểng là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời. Tùy theo quan niệm
thẩm mỹ của từng dân tộc, từng khu vực mà cây kiểng được tạo thành nhiều kiểu
thức khác nhau. Xuất phát điểm của cây kiểng là thú chơi tao nhã của con người vào
thời gian nhàn rỗi; song trong quá trình hình thành và phát triển, để khẳng định vai
trò thiết yếu của cây kiểng trong đời sống tinh thần của cộng đồng, nó đã vượt lên
nhu cầu tiêu khiển, giải trí của cá nhân trở thành một loại hình nghệ thuật dân gian,

phản ánh nhận thức thẩm mỹ và nhân sinh quan của con người.
Thông qua cách chọn giống cây để tạo tác và đặt tên cho những dáng thế khác
nhau, các nghệ nhân đã làm cho những gốc kiểng vô tri trở thành những sản phẩm
văn hóa mang tính biểu tượng, tính triết lý và tính giáo dục sâu sắc. Mỗi tác phẩm
kiểng cổ được trau chuốt kỹ lưỡng tới từng chi tiết và các nghệ nhân gửi gắm vào đó
cả tấm lịng với quan niệm, khát vọng sống cũng như những quy ước đạo đức. Cây
kiểng Nam Bộ thực sự trở thành những tác phẩm cổ kính, thâm trầm; khơng chỉ là
những tác phẩm nghệ thuật sống mà cịn là một dạng di sản văn hoá đậm đà bản sắc


8

dân tộc và xung quanh thú chơi kiểng ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa đặc sắc cần được
nghiên cứu, lý giải để có thể hiểu sâu hơn về đất và người Nam Bộ.
Do vậy, nghiên cứu cây kiểng của người Việt ở Nam Bộ là một việc làm cần
thiết nhằm góp thêm một góc nhìn để lý giải, nêu bật những giá trị văn hóa của cây
kiểng người Việt Nam Bộ. Đồng thời cũng là một đóng góp, một lời tri ân sâu sắc
gửi đến vùng đất Nam Bộ, nơi tơi đã được sinh ra và trưởng thành.
Chính vì lẽ đó, tơi chọn đề tài “Cây kiểng của người Việt Nam Bộ dưới góc
nhìn văn hóa học” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vào thế kỷ XVIII, trong Vũ trung tùy bút, Phạm Ðình Hổ đã có đề cập đến
thú chơi hoa cảnh của người Việt: “Thế mới biết người xưa thường cho tinh thần đi
chơi ngoài cảnh vật, trong cách chơi mà vẫn ngụ cái ý về thế giáo thiên luân. Vậy
nên mượn khóm hoa tảng đá để ký thác hồi bão cao cả” [Phạm Đình Hổ 2012: 46]
Tuy nhiên, đa số trước đây người ta chơi kiểng chủ yếu bằng sự sáng tạo của
cá nhân cộng với sự kế thừa kinh nghiệm của những nghệ nhân đi trước thông qua
truyền khẩu. Một số nghệ nhân ở Nam Bộ tuy có ý thức ghi chép song việc mơ tả kỹ
thuật chăm sóc, ươm trồng, uốn tỉa kiểng theo các dáng thế vẫn còn sơ sài và theo

thời gian hầu hết đều bị mai một, dị bản. Một số khác còn ghi lại những bài thơ
truyền khẩu theo thể lục bát nói lên ý nghĩa triết lý và giáo dục của cây kiểng.
Từ khi đất nước đổi mới đến nay, cây kiểng đã trở thành một loại hàng hóa
đặc biệt và là đối tượng để nhiều người sưu tầm, nghiên cứu và thưởng lãm. Nhằm
đáp ứng nhu cầu trên, có nhiều tác giả bao gồm các nhà nghiên cứu và các nghệ
nhân viết về nghệ thuật cây kiểng, có thể kể đến như: Trần Hợp với cơng trình được
xuất bản vào năm 1993 với tựa đề Bonsai - cây kiểng cổ, đề cập đến những đặc
điểm khái quát của cây kiểng, cách trồng và chăm sóc. Năm 1995, Huỳnh Văn Thới
đã nêu một số quan niệm về chơi kiểng trong tác phẩm Kiểng cổ chậu xưa do NXB
Trẻ xuất bản (tái bản có bổ sung năm 2010). Sang năm 1996, cũng Nhà xuất bản


9

này cho ra đời cơng trình của Hồi Đức mang nhan đề Kỹ thuật bon-sai và tác giả
Huỳnh Văn Thới với cơng trình Kỹ thuật trồng và ghép mai (2007) đề cập đến kỹ
thuật trồng và tạo dáng kiểng bonsai, ghép mai theo ý thích.
Khơng chỉ dừng lại ở kỹ thuật trồng ghép cây kiểng, các nghệ nhân còn quan
tâm đến lịch sử, triết lý và nghệ thuật chơi cây kiểng. Về phương diện này điển hình
có các tác giả với các cơng trình, bài viết như: Nguyễn Hồng Huy với Vườn cảnh
phương Đơng (1997) do NXB Văn hóa ấn hành, Như Mạo với Nghệ thuật cây hoa,
cây thế, cây cảnh (1998) của NXB Văn hóa - Thơng tin. Trần Quốc Vượng trong
cơng trình nghiên cứu Văn hóa Việt Nam tìm tịi và suy ngẫm (2000) đã có đề cập
đến thế ứng xử với hoa và cây cảnh của người Việt. Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc
Trảng với Cây kiểng phương Nam trong Nam bộ Xưa và Nay (2005) do NXB
TP.Hồ Chí Minh xuất bản, giới thiệu khái quát về nguồn gốc và một số đặc điểm
của cây kiểng Nam Bộ. Nhà nghiên cứu Mai Mỹ Dun, trong cơng trình nghiên
cứu văn hóa phi vật thể Nghệ thuật kiểng cổ Tiền Giang (2005) đã giới thiệu một
cách khái quát về hai trường phái nghệ thuật kiểng tiêu biểu của vùng Tiền Giang là
trường phái lưỡng diện và tứ diện. Năm 2006, Trương Ngọc Tường với bài viết

Nghệ thuật Kiểng cổ Ba Dừa in trong Địa chí Tiền Giang (Tập 1) đã giới thiệu khái
quát về một trường phái kiểng cổ nổi tiếng ở Cai Lậy (Tiền Giang) là trường phái
lưỡng diện. Năm 2007, Trần Hợp, Duy Nguyên, Mimh Châu trong sách 200 kiệt tác
bon sai thế giới do Nhà xuất bản Lao động – Xã hội ấn hành thì ngồi việc giới
thiệu các tác phẩm bonsai nổi tiếng thế giới đã khái lược về lịch sử, trường phái,
nghệ thuật thưởng thức cây cảnh.
Sau đó, Hồi Phương với bài viết Kiểng cổ - Một di sản văn hóa độc đáo của
Nam Bộ in trong Tạp chí Kiến thức Ngày nay số 628 (2009), nói về nguồn gốc và
thú chơi cây kiểng của người Việt ở Nam Bộ. Cũng vào năm 2009, Phạm Quang
Đức trong sách Kiểng cổ Nam Bộ do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành đã giới thiệu
về một trường phái kiểng cổ nổi tiếng ở Gị Cơng (Tiền Giang). Lê Quang Khang,
Phan Văn Minh trong tác phẩm Cây thế Việt Nam nghệ thuật- kỹ thuật và đạo chơi


10

(2009) do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn hành đề cập đến nhiều khía cạnh về
nghệ thuật, kỹ thuật và đạo chơi cây thế Việt Nam.
Toan Ánh trong cơng trình nghiên cứu Các thú tiêu khiển Việt Nam - Thú vui
tao nhã (2011) từ trang 61 đến 108 có đề cập đến thú chơi hoa và cây cảnh của
người Việt. Minh Châu, Trần Sinh, Đặng Xuân Cường trong ấn phẩm Bonsai Việt
Nam nghệ thuật tạo hình & 101 kiệt tác (2011) do Nhà xuất bản Lao động ấn hành
ngồi việc giới thiệu cách tạo hình, nghệ thuật thưởng thức các kiệt tác bonsai còn
đề cập đến các dáng thế căn bản, nghệ thuật biểu đạt cây kiểng cổ của Việt Nam…
Nhìn chung, các loại tài liệu trên đã cung cấp những kiến thức nhất định về
thú chơi cây kiểng của người Việt nhưng còn tản mạn, dưới nhiều góc nhìn khác
nhau, chưa có tính hệ thống và chưa nêu bật lên những giá trị văn hóa của cây kiểng
ở Nam Bộ, đặc biệt là dưới góc nhìn văn hóa học.

3. Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, tác giả cố gắng tập hợp tư liệu kết hợp với khảo sát
thực tế… nhằm hệ thống và làm sáng rõ những giá trị văn hóa của cây kiểng ở Nam
Bộ - một thú chơi tao nhã, lâu đời gắn liền với phong tục và nếp sống của người
Việt ở Nam Bộ; thơng qua đó góp phần nghiên cứu bản sắc văn hóa vùng miền nói
chung, bản sắc văn hóa Nam Bộ nói riêng để bảo tồn và phát huy, làm nguồn lực
nội sinh trong bối cảnh giao lưu và hội nhập hiện nay để phát triển bền vững.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Dựa trên cơ sở từ góc nhìn văn hóa học ứng dụng, đề tài xác định đối tượng
nghiên cứu là cây kiểng của người Việt ở Nam Bộ.
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn chủ yếu trong phạm vi không gian các
tỉnh Tây Nam Bộ - cái nôi của cây kiểng người Việt ở Nam Bộ (có liên hệ đối chiếu
với một số địa phương khác trong cả nước); thời gian chủ yếu từ thế kỷ XIX đến
nay.


11

5. Đóng góp của luận văn
Thơng qua kết quả nghiên cứu, đề tài có thể góp phần cung cấp tư liệu có hệ
thống về một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo của người Việt ở Nam
Bộ mà cho đến nay vẫn còn bỏ ngõ, chưa được nghiên cứu thấu đáo; làm sáng rõ
mối quan hệ ứng xử giữa thiên nhiên – con người và con người – thiên nhiên trong
văn hóa, một vấn đề có tính thời sự hiện nay trong bối cảnh con người đang đứng
trước những thách thức của biến đổi khí hậu, ơ nhiễm môi trường …
Thông qua việc giới thiệu những giá trị văn hóa của thú chơi kiểng, góp thêm
một góc nhìn mới về loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo ở Nam Bộ để có thể hiểu
về vùng đất và con người Nam Bộ một cách tường tận hơn. Đồng thời, nhằm bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hóa cây kiểng, tạo thành sản phẩm du lịch sinh tháinhân văn hấp dẫn, độc đáo để phát triển du lịch bền vững hiện nay.


6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, tôi sử dụng phương pháp lịch đại để tìm hiểu nguồn
gốc của cây kiểng Nam Bộ qua từng giai đoạn lịch sử. Phương pháp liên ngành
trong văn hóa học như địa lý mơi trường , thực vật học, văn hóa dân gian, du lịch
học, dân tộc học, xã hội học … được sử dụng nhằm làm rõ những biểu hiện cụ thể
của cây kiểng Nam Bộ. Phương pháp so sánh được áp dụng để so sánh sở thích chơi
kiểng của người Việt ở các vùng miền khác để làm nổi bật bản sắc văn hóa chơi
kiểng của Nam Bộ. Phương pháp hệ thống - cấu trúc được vận dụng trong luận văn
để phân tích những đặc trưng văn hóa của thú chơi kiểng Nam Bộ.
Song song đó, các thao tác cơ bản trong nghiên cứu khoa học như: phân tích,
tổng hợp, đặc biệt là đi điền dã khảo sát thực tế được áp dụng triệt để nhằm giúp tác
giả tiếp cận nghiên cứu một số vườn kiểng nổi tiếng, các điểm mua bán hoa kiểng
trên địa bàn Nam Bộ. Thơng qua đó, tác giả có thể trực tiếp quan sát, ghi chép,
phỏng vấn các nghệ nhân về những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm
nắm bắt những thông tin chi tiết, cụ thể mang tính đăc trưng riêng biệt của cây
kiểng ở Nam Bộ.


12

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn gồm có
ba chương:
Chương 1. Những vấn đề chung. Chương này khái quát những vấn đề
chung về cây kiểng, làm cơ sở lý luận để giải quyết những vấn đề đặt ra ở các
chương sau.
Chương 2. Cây kiểng của người Việt Nam Bộ nhìn từ văn hóa nhận
thức và văn hóa tổ chức. Chương này đề cập đến văn hóa nhận thức và văn hóa tổ
chức trong cây kiểng của người Việt Nam Bộ. Tuy nhiên trong quá trình nghiên
cứu, chúng tôi cũng đưa ra những quan niệm của người Việt về cây kiểng ở Bắc Bộ

và Trung Bộ để so sánh nhằm làm sáng rõ sắc thái riêng của nghệ thuật chơi cây
kiểng của người Việt Nam Bộ.
Chương 3. Cây kiểng của người Việt Nam Bộ nhìn từ văn hóa ứng xử.
Nội dung của chương nhằm trình bày văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và xã
hội thể hiện qua thú chơi cây kiểng của người Việt Nam Bộ.


13

CHƯƠNG I.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Một số khái niệm
Cây kiểng có thể được coi là một từ ghép của “cây” và “kiểng” được hiểu
theo các nghĩa sau đây: Hoàng Phê định nghĩa rằng: “Cây (dt): thực vật có rễ, thân,
lá rõ rệt, hoặc vật có hình thù giống những thực vật có thân lá và “kiểng” (ph) là
phương ngữ Nam Bộ đồng nghĩa với “cảnh” [Hoàng Phê 1997: 128, 525]. Tương
tự, Nguyễn Như Ý quan niệm: “Cây (dt) thực vật có thân, lá nói chung và kiểng (dt)
là phương ngữ Nam Bộ đồng nghĩa với “cảnh” và ông minh chứng bằng thơ Lục
Vân Tiên như sau: Đương khi mưa gió buông tuồng/Người buồn lại gặp kiểng buồn
khá thương [Nguyễn Như Ý 1998: 289, 941]. Theo Từ điển phương ngữ Nam Bộ,
kiểng (dt) có hai nghĩa: 1/Cảnh (trồng kiểng): Ra về thấy kiểng thêm thương/Nhành
mai ủ dột vách tường nhện giăng; 2/Kẻng (đánh kẻng) [Nguyễn Văn Ái 1994: 301].
Trong ca dao Nam Bộ, kiểng cịn dùng với nghĩa là cảnh (hồn cảnh): Mây
muốn mưa, trời chưa có chuyển/Anh muốn gần nàng, một kiểng hai quê.
Những trường hợp còn lại, kiểng được dùng với nghĩa là cây cảnh (loại cây
được lựa chọn theo tiêu chí về kiểu dáng, rễ, gốc, cành, lá, khả năng tăng trưởng…
được trồng nhằm mục đích trang trí).
Theo Huỳnh Văn Thới thì “kiểng là cảnh, là cảnh tượng vật thể để quan sát
như phong cảnh. Người miền Bắc gọi cảnh, người miền Nam gọi là kiểng do kiêng
cử tên của Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh - người đã có cơng đưa di dân vào Nam để

lập nghiệp ngày trước và cây kiểng là tiếng gọi chung cho tất cả cây trồng, dùng để
giải trí, để làm đẹp, để thưởng thức ngắm nhìn” [Huỳnh Văn Thới 2010: 17].
Từ những khái niệm vừa nêu trên, chúng ta thấy có sự tương đồng trong định
nghĩa “cây” là thực vật và “kiểng” là phương ngữ đồng nghĩa với “cảnh”. Từ đó,


14

chúng ta có thể thống nhất rằng “cây kiểng” là “cây cảnh” theo cách gọi của người
Nam Bộ.
Theo Hoàng Phê “cây cảnh (dt) cây trồng để làm cảnh nói chung” [Hoàng
Phê 2003: 129]. Nguyễn Như Ý cho rằng: “cây cảnh (dt) là cây có dáng đẹp, tán
gọn, màu sắc của lá và hoa hoặc có hình dạng kì lạ, trồng để làm cảnh và cây thế
(dt) là cây cảnh có dáng điệu gợi lên một hình tượng thẩm mỹ hoặc triết lý nào đó,
cây thế đẹp có gốc to hơn thân, gốc và thân nhiều u bướu sần sùi, sẹo hốc, mốc mác,
nhiều rễ nổi, điệu thân mềm mại, duyên dáng mang đường nét hội họa, cành thưa
thoáng (khoảng 2 - 4 cành) so le nhưng cân bằng, tán không chèn nhau, lá nhỏ”
[Nguyễn Như Ý 1998: 290, 296].
Theo Từ điển Tiếng Việt (1991, 2005) và Việt Nam Tân từ điển (1951), thì
có thể hiểu khái qt cây cảnh (cây kiểng) là cây trồng để trang trí nhà cửa, để tạo
cảnh đẹp trong nhà, trong vườn. Tiếng Trung Hoa gọi cây kiểng là “bồn tài” có
nghĩa là cây trồng trong khay, trong chậu. Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia
thì “cây cảnh là một số loại thực vật được chăm sóc, gieo trồng và tạo dáng cơng
phu, thường dùng làm vật trang trí hay một chi tiết trong thuật phong thủy”1. Trần
Quốc Vượng định nghĩa “Cây cảnh là cây trồng để ngắm, để chơi” [Trần Quốc
Vượng 2000: 559].
Ngoài ra, khái niệm bonsai cũng được du nhập vào Việt Nam với ý nghĩa:
“Cây bonsai - cây thế nói chung có thể hiểu là cây sống được trồng ở trên chậu theo
các dáng thế dưới sự tác động của con người mang ý nghĩa biểu trưng nào đó thể
hiện ý nghĩa về vũ trụ, trời đất, con người và thiên nhiên”2. Cây thế là cây được tạo

hình bằng nghệ thuật trồng, tỉa được uốn, vặn từ một lồi cây vốn có ngồi thiên
nhiên mà người nghệ nhân đã trồng và chăm sóc từ trong chậu.
Cây cảnh nghệ thuật là một loại cây được làm đẹp từ cây sống trong không
gian đa chiều thơng qua việc sắp đặt, tạo hình, tạo dáng. Nghệ nhân mượn cây cảnh

1

/>
2

/>

15

làm phương tiện để biểu đạt mối quan hệ, ứng xử giữa con người với con người,
giữa con người với thiên nhiên và cũng thơng qua đó mà thể hiện những tâm tư, tình
cảm hay những ước vọng của mình với thiên nhiên, với quê hương, đất nước.

CÂY

THIÊN TẠO

NHÂN TẠO

GIÁ TRỊ VĂN HÓA

THẾ
GIỚI
QUAN


NCVH
TINH
THẦN

NHÂN
SINH
QUAN

CÂY KIỂNG
Sơ đồ định nghĩa cây kiểng
Từ những điều vừa trình bày trên, tác giả đưa ra định nghĩa: Cây kiểng3 (cây
cảnh) là tên gọi chung cây do con người sáng tạo dựa trên tự nhiên chứa các giá
trị văn hóa tinh thần, vật chất nhằm thỏa mãn các nhu cầu văn hóa tinh thần;
đồng thời biểu đạt mối quan hệ, ứng xử giữa con người với xã hội – tự nhiên,
nhằm hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ.

3

Bắt đầu từ đây về sau, cây cảnh sẽ được tác giả gọi là cây kiểng theo phương ngữ Nam Bộ.


16

1.2. Nguồn gốc và lịch sử cây kiểng Việt Nam
“Thời đại nào con người cũng cần cây để thỏa mãn mọi nhu cầu phức tạp của
mình. Con người và mn vật khơng thể sống nếu khơng có cây. Cây là mơi sinh
của con người. Từ thời đại nơng nghiệp, ngồi cây cỏ tự nhiên đã có cây trồng- tức
cây tự nhiên đã được con người “thuần hóa”, “văn hóa hóa”…
Cây và cây trồng để ăn (làm thức ăn).
Cây và cây trồng để mặc (làm nguyên liệu may quần áo).

Cây và cây trồng để ở (làm vật liệu kiến trúc, bàn ghế..).
Cây và cây trồng để đi lại (đóng thuyền, ghe đi sông đi biển…).
Và Cây và cây trồng để ngắm, để chơi, gọi là cây cảnh” [Trần Quốc Vượng
2000: 559].
Nghệ thuật chơi cây kiểng vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó truyền
bá ra nhiều nước. Người Hoa gọi lối chơi kiểng trong chậu là bồn cảnh, bồn thực
hay bồn tài, người Nhật gọi là bonsai.
Lịch sử bồn cảnh được khẳng định có nguồn gốc ở Trung Quốc (xem hình 1
và 2) nhưng chính tại Nhật Bản đã phát triển thăng hoa tới mức tuyệt đỉnh và chính
thuật ngữ bonsai của người Nhật được cả thế giới biết đến. [Trần Hợp, Duy
Nguyên, Minh Châu 2007: 10 - 12].
Cây cảnh nghệ thuật là một thú chơi tồn tại từ lâu đời ở nước ta. Được khởi
nguồn từ đất nước Trung Hoa, cùng với q trình đồng hóa văn hóa của các thái thú
cai trị, thú chơi này đã du nhập vào nước ta và được cha ông ta tiếp biến phù hợp
với điều kiện tự nhiên, xã hội dần nâng lên thành một thú chơi mang đậm bản sắc
văn hóa dân tộc. Có tài liệu ghi rằng: “Lý Đức Dụ tự là Văn Nhiêu (787-849) khi
kiến lập vườn cảnh ở Bình Tuyền thì có nhiều người từ phương xa gởi hiến các vật
lạ (dị vật) qua hai câu thơ: Lũng Hữu chư hầu cung ngữ điểu
Nhật Nam thái thú tống danh hoa.


17

H.1: Mảnh gốm vẽ bồn cảnh trồng cây vạn niên H.2: Bức tranh tường vẽ thị nữ bưng
thanh ở di chỉ Tân Thạch Khí huyện Dư Diêu,
bồn cảnh trong mộ thái tử Trương
Triết Giang có niên đại cách nay khoảng 7000 năm
Hoài ở Càn Lăng, Thiểm Tây
Ảnh: Nguồn “200 kiệt tác bon sai thế giới”
Ảnh: Nguồn sách “200 kiệt tác bonsai thế giới”


Tạm dịch: Vị chư hầu vùng Lũng Hữu (Cam Túc) dâng cho chim biết nói (có
lẽ là chim két). Thái thú Nhật Nam (trung Việt Nam) gởi tặng danh hoa” [Nguyễn
Hồng Huy 1997: 25-26]. Từ đó đốn định rằng cây kiểng xuất hiện ở nước ta có
thể từ thời Bắc thuộc muộn nhất là khoảng thời gian từ năm 787 - 849. Tuy nhiên
đây là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu thêm.
Việc xây dựng đất nước sau thời kỳ Bắc thuộc được các nhà nước phong
kiến đặc biệt quan tâm cải cách nền chính trị - xã hội, trong đó ưu tiên hàng đầu là
mở mang văn hố giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho bộ máy
công quyền. Mọi sản phẩm tinh thần nếu có thể đều được huy động nhằm mục đích
cổ súy tư tưởng đạo đức của xã hội đương thời. Cây kiểng trong bối cảnh đó có đà
phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu tinh thần và thú vui điền viên của các tầng lớp
trên trong xã hội. Các tác phẩm cây kiểng đương nhiên trở thành phương tiện
chuyên chở tư tưởng cho các Nho gia.
Theo tư liệu của Huỳnh Văn Đủ thì: “Ngày xưa có một vị vua, không rõ tên
họ đời nào, năm nào, rất là gian ác, làm khốn đốn dân lương thiện, cứ nghĩ mình là
thiên tử nên nói gì ai cũng phải nghe. Có nhiều quan đại thần yêu dân yêu nước,


18

đứng lên khuyên can, đều bị xử trảm hoặc bị bãi chức nên khơng cịn ai dám khun
can nữa. Các quan mới bàn bạc tìm cách lơi kéo vị vua đó hồi tâm hướng thiện. Kế
hoạch là dùng cây kiểng thế trồng trong vườn Thượng uyển để cho nhà vua xem.
Một hơm nhà vua dạo mát, thấy chung quanh có nhiều cây kiểng đẹp, mới lạ thật
vui mắt, nhà vua hỏi, các quan mới tìm những lời hay lẽ phải mà giải thích cho nhà
vua biết. Nhà vua bắt đầu say mê kiểng cổ, săm soi từng gốc cây, cùng với các
quan, qua các thế kiểng mà học được đạo đức luân thường, lòng yêu nước yêu dân,
dần dần nhà vua trở thành minh qn, có lịng từ thiện… Một năm, trong nước có
thiên tai, bị bão lụt, đói khổ, nhà vua đã mở kho thóc cứu đói và phát chuẩn cho dân

nghèo. Qua cơn hoạn nạn, dân chúng hết lịng kính u nhà vua đã có lịng từ thiện.
Từ đó nhà vua mới khuyến khích thần dân chơi kiểng cổ…” [Dẫn theo Huỳnh Văn
Thới 2010: 13].
Chơi vườn cảnh, cây cảnh, non bộ, khơng chỉ riêng vua quan giới q tộc mà
còn thấy ở nơi dân dã hay nơi các dân tộc ít người khác. Khoảng các thế kỷ XI, XII
và XIII. Sách Lĩnh Nam Dật Sử của Ma Văn Cao viết bằng chữ Mường thời Lý,
được danh tướng Trần Nhật Duật chuyển ngữ sang chữ Hán năm Đinh Dậu 1297,
rồi Bùi Đàn dịch sang Việt văn, có đoạn nói về cây cảnh non bộ như sau: “Trở lại
chuyện Quý Nhi tiến vào trong vườn, thấy một vườn hoa đắp dựa theo núi; dưới núi
có một tịa lầu nho nhỏ, xung quanh trồng tồn cây có hoa, bên tả là một hịn non bộ
thiên nhiên, lóng lánh như ngọc. Dưới hịn non bộ, có suối chảy vào thành ao, nước
trong suốt như gương. Cạnh hịn non bộ có một lối đi nhỏ quanh co hai bên trồng
trúc đào...” [Bùi Đàn 1968 (quyển II): 100-101].
Giống như các triều đại trước ở nước ta, các vua quan giới quí tộc thời Lê sơ
cũng rất thích xây dựng vườn cảnh, cây cảnh, non bộ riêng trong dinh cơ của mình,
ngay cả ơng vua có cuộc đời làm vua ngắn ngủi là vua Lê Uy Mục, cũng đã xây
dựng cung điện, vườn tược riêng để thưởng ngoạn. Trong tờ hịch tố giác tội ác của
Lê Uy Mục do Lương Đắc Bằng soạn, có đoạn vạch rõ: “Huống chi lại làm cung
thất to, làm vườn hoa rộng. Bắt dân trồng cây theo bánh xe đổ gò Hoa Cương thời
Tống (bên Trung Quốc); lấp biển làm điện, nối gót hơn mê cung A-phịng nhà Tần.


19

Việc thổ mộc làm lại thôi, thôi lại làm, mệt nhọc dân Hải Dương, Kinh Bắc” [Ngô
Sĩ Liên 1973, tập IV: 52].
Ở Đàng Ngồi, sách Tang Thương Ngẫu Lục có ghi một chuyện liên quan
đến thú chơi hòn non bộ trong Vương phủ chúa Trịnh như sau:
“Đúng hôm rằm (Trung thu), Chúa ngự ra chơi Bắc cung. Cung này có cái ao gọi là
Long Trì, rộng độ nửa dặm, trồng nhiều hoa: hoa sen, hoa súng, v.v... Bên bờ ao

đắp đất, chồng đá làm núi, chỗ cao chỗ thấp, dàn đặt mặt trước mặt sau, trơng
đường nào cũng có thế đẹp... Trên bờ ao có trồng mấy trăm gốc phù dung” [Phạm
Đình Hổ, Nguyễn Án 1962: 28-29]. Trong một tác phẩm khác, tác giả Phạm Đình
Hổ đã ghi lại thú chơi cây cảnh, non bộ của chúa Trịnh đến độ say mê: “Khi ấy
phàm bao nhiêu những loài trân-cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây
cảnh ở chốn dân gian đều sức thu lấy không thiếu một thứ gì... Trong phủ tùy chỗ
điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non-bộ trơng như bến bể đầu non” [Phạm Đình Hổ
2012: 28-29].
Ngồi những cơng trình của triều đình và các vua chúa, nhiều tầng lớp quan
lại và trí thức khác cũng tổ chức xây dựng cho mình những dinh thự, những am
quán. Truyện Lý tướng quân trong tác phẩm Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
(đầu thế kỷ XVI) là một thí dụ. Truyện kể, ơng tướng tham bạo Lý Hữu Chi “tậu
ruộng vườn, dựng nhiều nhà cửa, khai đào đồng nội để làm ao, dồn đuổi xóm giềng
cho rộng đất, đi kiếm những hoa kỳ đá lạ từ bên huyện khác đem về” [Nguyễn Dữ
(Trúc Khê Lê Văn Triện dịch) 1952].
Đọc Truyện Kiều, chúng ta thấy ít nhất ba lần Nguyễn Du đã đề cập đến
vườn cảnh, cây cảnh, non bộ; đây có thể tiêu biểu tính phổ quát, phản ánh tính phát
triển rộng lớn thú chơi cây cảnh, non bộ nơi các tầng lớp từ vua chúa, quan lại, giới
quí tộc, thượng lưu đến thứ dân tầm thường giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII và đầu
thế kỷ XIX. Cụ thể, lần thứ nhất, trong vườn nơi Kim Trọng trọ học phía sau nhà
Thúy Kiều:
“Lấy điều du học hỏi thuê,


20

Túi đàn, cặp sách, đề huề dọn sang.
Có cây, có đá, sẵn sàng,
Có hiên Lãm Thúy, nét vàng chưa phai” [Nguyễn Du 1982: 14].
Lần thứ hai, trong vườn nhà Thúy Kiều, để sang nhà Kim Trọng, Thúy Kiều

phải đi vòng theo hòn non bộ này:
Lần theo núi giả đi vòng,
Cuối tường dường có nẻo thơng mới rào.
Xắn tay mở khóa động đào,
Rẽ mây trong tỏ lối vào Thiên Thai. [Nguyễn Du 1982: 18].
Lần thứ ba, trong vườn nhà Hoạn Thư, khi nàng cho Thúy Kiều ra tu tại
Quan Âm các:
Sẵn Quan Âm các vườn ta,
Có cây trăm thước, có hoa bốn mùa.
Có cổ thụ, có sơn hồ,
Cho nàng ra đó, giữ chùa tụng kinh. [Nguyễn Du 1982: 67]
Đến đầu thế kỷ XIX, triều đại nhà Nguyễn củng cố nền thống trị bằng cách
tăng cường chế độ chuyên chế. Nền văn hóa nghệ thuật nổi bật hai khuynh hướng
khác nhau cả về hình thức lẫn nội dung.
 Khuynh hướng cung đình: Lối kiến trúc cung điện, lầu gác, vườn tược
của vua quan và giới quí tộc triều Nguyễn giống như cung điện, lầu gác, vườn tược
bên Trung Quốc hay thành quách ở Huế chỉ là bản sao của thành Vauban bên Pháp.
Mỗi lăng miếu của các vua Nguyễn đều là những vườn cảnh với cây, đá, mà bày trí
rập khn lối chơi của các vua quan nhà Mãn Thanh. Hòn non bộ ở Tử Cấm thành
rõ ràng là kiểu cách Sơn Thủy bồn cảnh của Trung Quốc, dàn trải đá, cây, chênh
vênh chen chúc như núi Kiếm Các, núi Nga Mi với những khoảng cách mà chim
bay khơng lọt. (Những hình tượng trang trí trên non bộ cũng đều đặt mua từ bên
Trung Quốc).


21

 Khuynh hướng dân gian: Trong khi khuynh hướng cung đình chỉ tập
trung tại kinh đơ Huế hay các tỉnh thành thì khuynh hướng dân gian vẫn tiếp tục bảo
lưu nơi thôn làng. Lối chơi cây cảnh trong dân gian dưới triều Nguyễn cũng bị hạn

chế. Thí dụ: Hồng đế được quyền chơi cây thông; tước Vương được phép chơi cây
trắc bá; bậc đại thần được phép chơi cây loan dương, cây bồ hịn; nho sĩ trí thức
được phép chơi cây keo, cây du, cây si; dân dã được phép chơi cây dương liễu, hoặc
các cây sim, me, tràm, chổi nhưng ngọn cây phải uốn chúc xuống, gọi là hồi đầu,
cây cảnh không được để ngọn chỉa thẳng lên trời, sợ phạm thượng.4

1.3. Phân loại cây kiểng
1.3.1. Theo dáng
Dáng là hình thức, điệu bộ của cây kiểng dựa theo đó để uốn sửa thành thế
kiểng. Bất kỳ cây kiểng của nước nào đều có bốn dáng cơ bản là trực, xiêu, hồnh,
huyền bởi vì ở bất cứ đâu, dù trong hồn cảnh điều kiện tự nhiên khác nhau, cây
cũng hình thành bốn dáng cơ bản như vậy.
1.3.1.1. Dáng trực
Dáng trực là cây có dáng đứng thẳng. Trong thiên nhiên, những cây này
được sống và phát triển trong điều kiện thuận lợi, không bị phong ba bão táp, lũ
quét, sét đánh. Cây đứng thẳng là nhìn tổng thể. Nét cơ bản là đối chiếu gốc và
ngọn hình thành một đường thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng (xem hình 3). Cịn
thân tuyệt đối không bao giờ được thẳng tuột (người Nam Bộ gọi là “nọc trâu”) bởi
vì ơng cha ta quan niệm thế cây là thế người nên con người dù được sống trong điều
kiện thuận lợi đến đâu cũng không phải cứ tự nhiên mà thẳng tiến nên người, nhất
định phải gặp trắc trở. Những người có ý chí, biết vận động tự thân, biết vượt qua
mọi khó khăn, cản trở để vươn lên theo lý tưởng cao đẹp mới thành đạt và mới là
con người đáng kính.

4

Dẫn theo Phan Quỳnh Non bộ trong lịch sử Việt Nam phần 1 đến phần 9.


22


Dáng trực của cây kiểng Việt Nam trơng gốc có thể thẳng đứng hoặc hơi
nghiêng một chút cho thêm phần sinh động. Thân phải khúc khuỷu uốn lượn, nhiều
khi xuất hiện nét đột biến ngoạn mục. Nhưng đường nét bao giờ cũng phải dứt
khốt, khơng ngập ngừng đứt qng.
1.3.1.2. Dáng xiêu
Dáng xiêu (nghiêng) là dáng của cây nghiêng về một bên khoảng 45 độ so
với đường thẳng đứng. Trong thiên nhiên, những cây gặp trắc trở bị gió bão quật đỗ
nghiêng nhưng cây vẫn sống và vươn lên. Cây có dáng này ngụ ý nêu gương những
người có sức sống và có tinh thần đầu tranh để tồn tại. Về thẩm mỹ, cây dáng xiêu
cịn có nét đẹp mềm mại, nhã nhặn, thơ mộng (xem hình 4).
1.4.1.3. Dáng hồnh
Dáng hồnh là cây có
dạng thân nằm, bị sát đất như bị
bão táp, đá đè (xem hình 5). Cây
có dáng này ngụ ý ca ngợi
những con người đầy ý chí, nghị
lực vượt lên trên hoàn cảnh bất
hạnh sống ngoan cường. Về
thẩm mỹ, dáng cây này khác
H.3: Cây kiểng có dáng trực
Ảnh: Nguồn Internet

thường, khá ngoạn mục, có thể
uốn thành hình thú như gốc hóa

long, hóa hổ, ngọn phải uốn vươn lên để giữ thăng bằng.
1.3.1.4. Dáng huyền
Dáng huyền là cây có thân bò qua mép chậu rồi thòng xuống qua khỏi đáy
chậu, phần ngọn mới quay đầu trở lên. Đưa dáng cây này vào chậu nâng niu, trân

trọng đặt lên đôn như khắc họa một lời tuyên ngôn: con người Việt Nam luôn can


23

trường, bất diệt và cũng rất lãng mạn. Cây dáng này có thể uốn thế thác đổ hay cịn
gọi là huyền chi lạc địa (xem hình 6).

H.4: Cây kiểng có dáng xiêu
Ảnh: Nguồn Internet

H.5: Cây kiểng có dáng hồnh
Ảnh: Nguồn Internet

1.3.2. Kiểng thế
Kiểng thế là cây kiểng đã uốn sửa thành thế theo ý muốn, có chủ tâm của
nghệ nhân nhằm biểu đạt một ý nghĩa về triết lý, tôn giáo, đạo đức, tư tưởng hoặc
để bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tình cảm một cách kín đáo (xem hình 7).
Từ bốn dáng cơ bản vừa nêu trên, dựa vào chủ đề tư tưởng, cha ông ta đã tái
hiện thiên nhiên, tạo hình cho cây kiểng với rất nhiều thế cây khác nhau theo những
niêm luật chặt chẽ, bắt buộc phải uốn sửa đúng thiệu5 đúng thế, đúng khuôn thước
qui cách đã đề ra. Kiểng thế rất đa dạng, phong phú với rất nhiều thế khác nhau,
trong đó có một số thế cơ bản sau:
 Thế trực quân tử: dáng cây có thế trực thẳng đứng, phong cách đĩnh
đạc, cành nhánh ngay thẳng gọn gàng, đường nét dứt khoát, bất khuất. Phân chi theo
lối chiết chi hay tứ diện đủ bốn mặt tả - hữu, trước – sau, tàn nhánh đầy đủ, cân đối,
biểu hiện cho người có kỷ cương, nề nếp, tài năng, chính nhân quân tử.

5


Theo Từ điển phương ngữ Nam Bộ, thiệu là bài học nghề võ (Nguyễn Văn Ái 1994: 533). Đọc
thiệu hay dân gian Nam Bộ cịn gọi là nói thiệu với ý nói là phải đúng bài bản (NMP).


24

 Thế trực liên chi: cây có dáng trực thẳng đứng, biến ra từ thế trực
quân tử nhưng nhiều cành nhánh quấn quýt lấy nhau, ôm sát thân cây, mới xịe ra
ngồi làm tàn theo kiểu tứ diện, cân đối hài hịa thành hình chóp dưới to, trên nhỏ,
biểu hiện người phong lưu, ấm no sung mãn, vui tươi hạnh phúc.
 Thế trực quân tử liên chi: thế này giống như hai thế trên nhưng lại có
hai ba cây tử6 ở quanh thân cây mẹ. Cây tử lại sống độc lập, sống khơng nhờ cây mẹ,
tượng trưng cho tình u thương người, nhất là trẻ thơ lúc nào cũng vui tươi.
 Thế trung bình ngay: cây độc thụ, thân thẳng đứng, có bộ rễ xịe ra
nổi lên trên mặt đất, gốc to lồi lõm, thân xù xì, phân cành nhánh theo lối chiết chi
hay tứ diện, biểu hiện tính ngay thẳng thật thà.
 Thế trung bình
cong: có thân uốn cong cong
như long thăng. Các cành
nhánh đều uốn đều tứ diện, so
le, dưới to trên nhỏ, ngọn uốn
hồi đầu trung như đi cá. Cây
thế trung bình cong uốn được
hai cây giống nhau thì hợp với
cây trung bình ngay làm thành
bộ kiểng tam tài, tượng trưng
cho Thiên - Địa - Nhân.
Ngoài ra cịn có các thế

H.6: Cây kiểng có dáng huyền

Ảnh: Nguồn Inertnet

sau: Thế tam đa, Thế ngũ phúc, Thế nhất trụ kình thiên, Thế thất hiền, Thế tùng
thập, Thế mai nữ, Thế xuy phong, Thế bạt phong hồi đầu, Thế mẫu tử, Thế phụ tử,
Thế phụ tử giao chi, Thế song thụ, Thế long mã hồi đầu, Thế long bàn hổ phục, Thế
quần thụ tam sơn, Thế ngũ nhạc, …

6

Cây con, nhỏ.


25

1.3.3. Kiểng cổ Nam Bộ
Tên gọi “kiểng cổ” nhằm phân biệt với “kiểng thế” ở miền Bắc, “kiểng
bonsai”7 và các loại cây cảnh du nhập từ nước ngoài, xuất hiện khá nhiều ở các cơ
sở kinh doanh hoa kiểng hiện nay. Trước thập niên 80 của thế kỷ trước, không ai
gọi kiểng cổ, mà chỉ gọi đơn giản là kiểng. Từ kiểng cổ chỉ mới xuất hiện trong
khoảng thời gian gần đây, khi cây kiểng Nam Bộ bắt đầu trở thành một loại hàng
hóa đặc biệt trên thị trường và dùng để chỉ các cây kiểng của Nam Bộ được tạo
dáng theo phương pháp truyền thống.

H.7: Nghệ nhân Lê Hữu Quyết đang tỉa cây sanh thế song trụ. Ảnh: Tất Sơn
1.3.3.1 Trường phái lưỡng diện
 Tam cương ngũ thường: Cây kiểng có thế này là cây có đoạn gốc hơi
nghiêng về một bên từ 450 đến 600 so với mặt đất rồi sau đó đứng thẳng, gồm có
thân cây phụ gồm năm tàn chỉ các đức tính của nam giới theo quan niệm của Nho

7


Một loại kiểng thu nhỏ, trồng trong khay hoặc chậu.


×